Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bài giảng Quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp: Chương 2 - Trần Thị Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 28 trang )

CHƯƠNG 2

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ

1

Nội dung
Một số vấn đề chung về quản lý tài chính
Giới thiệu Mục lục ngân sách
Quản lý tài chính các cơ quan Nhà nước
Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp
công lập
Phương pháp lập dự toán
2

Một số vấn đề chung về NSNN

 Khái niệm và đặc điểm
 Nguyên tắc quản lý tài chính
 Quy chế chi tiêu nội bộ
 Phí, lệ phí
 Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công

3

1


Khái niệm


Cơ quan
hành chính

Đơn vị sự
nghiệp

4

Đặc điểm
Hoạt động phi lợi nhuận

Nguồn kinh phí được cấp có thẩm quyền giao toàn bộ hoặc 1
phần theo dự toán được phân bổ hàng năm.
Quá trình sử dụng kinh phí phải chịu sử kiểm soát chi của cơ
quan Kho bạc
Các đơn vị HCSN trong cùng một ngành được quản lý theo hệ
thống dọc
Nguyên tắc cấp phát của ngân sách theo nguyên tắc không bồi
hoàn trực tiếp
5

Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Phải đảm bảo kinh phí thường xuyên theo chế
độ tiêu chuẩn, định mức hoặc quy chế chi tiêu
nội bộ của đơn vị
2. Quản lý tài chính trước hết là trách nhiệm của
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, sử dụng đúng
mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức thực
hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế

quản lý và sử dụng tài sản công.
3. Tôn trọng dự toán năm được duyệt.
6

2


Nguyên tắc quản lý tài chính
4. Thủ trưởng đơn vị được quyết định các mức
chi quản lý, chi nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu
thực tế và khả năng tài chính của đơn vị theo
quy định và chịu sự giám sát của cơ quan tài
chính và kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước
nơi giao dịch.
5. Phải thực hiện công khai dự toán ngân sách
được cấp có thẩm quyền giao; quyết toán ngân
sách được cấp có thẩm quyền duyệt; kết quả
kiểm toán ngân sách do cơ quan kiểm toán
công bố theo quy định của pháp luật./.
7

Quy chế chi tiêu nội bộ
Tạo chủ động trong quản lý và chi tiêu tài chính

Tạo chủ động trong hoàn thành nhiệm vụ được giao

Là căn cứ để quản lý và thanh toán chi tiêu

Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả


Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tạo công bằng, tăng thu, tiết kiệm chi
8

Quy chế chi tiêu nội bộ
Thủ trưởng đơn vị ban hành

Quy chế chi tiêu về
• Chi quản lý
• Chi nghiệp vụ thường xuyên
Mức chi chưa được cơ quan thẩm quyền
ban hành
• Xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội
dung công việc trong phạm vi nguồn tài
chính đơn vị
9

3


Quy chế chi tiêu nội bộ
Thủ trưởng
đơn vị ban
hành

Quy chế chi
tiêu về

• Chi quản lý

• Chi nghiệp vụ thường xuyên

Mức chi
chưa được
cơ quan
thẩm quyền
ban hành

• Xây dựng mức chi cho từng
nhiệm vụ, nội dung công việc
trong phạm vi nguồn tài chính
đơn vị
10

Phí, lệ phí

PHÍ

Khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả
nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang
tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giao cung cấp dịch vụ công được quy
định trong Danh mục phí.
11

Phí, lệ phí
LỆ
PHÍ

Khoản tiền được ấn định mà tổ
chức, cá nhân phải nộp khi được cơ
quan nhà nước cung cấp dịch vụ
công, phục vụ công việc quản lý nhà
nước được quy định trong Danh
mục lệ phí.
12

4


Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
 Người nộp phí, lệ phí thực hiện kê khai,
nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc
theo từng lần phát sinh theo quy định.
 Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai,
nộp phí, lệ phí thu được vào NSNN theo
quy định

13

Quản lý và sử dụng phí
 Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện phải nộp vào NSNN.
 Trường hợp cơ quan nhà nước được khoán chi
phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu
trừ, phần còn lại nộp NSNN.
 Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự
nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần
hoặc toàn bộ số tiền phí thu được để trang trải

chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí,
phần còn lại nộp NSNN.
14

Quản lý và sử dụng phí
Số tiền phí được khấu trừ, được để lại cho tổ chức
thu phí quy định được trích theo tỷ lệ phần trăm
(%) trên tổng số tiền phí thu được.
Tỷ lệ phần trăm (%) được xác định :
Dự toán cả năm về chi phí cần thiết
cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu
phí theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức
x
Tỷ lệ =
quy định
(%)
Dự toán cả năm về phí thu được

100

15

5


Quản lý và sử dụng phí

Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí
được chi dùng cho các nội dung sau đây
Chi

thanh
toán
cho cá
nhân

Chi mua sắm,
Chi mua
sửa chữa
Chi phí
sắm vật tư,
thường xuyên, nguyên liệu
phục vụ
cho việc sửa chữa lớn tài liên quan
thực hiện sản, máy móc,
đến việc
công việc, thiết bị phục vụ
thực hiện
dịch vụ và cho thực hiện
công việc,
công việc, dịch
dịch vụ và
thu phí
thu phí;
vụ và thu phí;

Các
khoản chi
khác

16


Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công
• Dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà
Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm
mục tiêu hiệu quả và công bằng.
• Dịch vụ công là tất cả những hoạt động nhằm
thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ,
bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách,
pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y
tế, giáo dục, giao thông công cộng.

17

Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công

Dịch vụ công

Dịch vụ hành
chính công

Dịch vụ sự
nghiệp công

Dịch vụ công
ích

18

6



Giá dịch vụ sự nghiệp công
Đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm,
dịch vụ sự nghiệp công; Nhà nước quy định
giá hoặc khung giá đối với các loại dịch vụ
cơ bản, có vai trò thiết yếu đối với xã hội;
từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí
hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, phù hợp
với thị trường và khả năng của NSNN; thực
hiện lộ trình việc xóa bỏ bao cấp qua giá,
phí dịch vụ nhằm tăng tính cạnh tranh và
bảo đảm lợi ích của các đơn vị cung ứng
dịch vụ sự nghiệp công.
19

Giá dịch vụ sự nghiệp công
Từng bước chuyển dần sang giá
dịch vụ đủ bù đắp chi phí nhằm
giảm dần trợ cấp ngân sách đối với
nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập
có khả năng xã hội hóa cao.

20

Giá dịch vụ sự nghiệp công
Để thực hiện việc tính giá đủ chi phí,
hiện nay theo lộ trình giá dịch vụ sự
nghiệp công bao gồm: Dịch vụ sự
nghiệp công không sử dụng kinh phí
NSNN và dịch vụ sự nghiệp công sử

dụng kinh phí NSNN

21

7


Phí dịch vụ sự nghiệp công
 Phí sử dụng có thể bằng một phần hoặc toàn
bộ giá thành của dịch vụ công. Mức độ chênh
lệch giữa phí sử dụng và giá thành dịch vụ phụ
thuộc vào các yếu tố: mức độ tài trợ của nhà
nước, mức độ tài trợ của cộng đồng và nguồn
khác.
 Dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục thu phí
thực hiện theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.
Đơn vị sự nghiệp công được thu phí theo mức
thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định.
22

Mục lục ngân sách nhà nước
 Khái niệm và vai trò của Mục lục NSNN
 Phương pháp xây dựng MLNSNN (Tham
khảo QĐ 33/2008/QĐ-BTC ngày 2/6/2008
của BTC “Hệ thống mục lục NSNN”)

23

Khái niệm Mục lục NSNN


Mục
lục
NSNN

Bảng phân loại các nội dung thu chi
thuộc giao dịch thường niên của NSNN
theo những phương pháp và tiêu thức
nhất định nhằm phục vụ cho việc lập,
chấp hành và quyết toán cũng như việc
kiểm soát và phân tích các hoạt động
của NSNN một cách hiệu quả và tiện lợi.

24

8


Vai trò của Mục lục NSNN

Trong quá
trình chấp
hành ngân
sách

Trong công
tác kế toán
và quyết
toán NSNN


Mục
lục
NSNN
25

Phương pháp xây dựng Mục lục NSNN

Trong quá
trình chấp
hành ngân
sách

Trong công
tác kế toán
và quyết
toán NSNN

Mục
lục
NSNN
26

Phương pháp xây dựng Mục lục NSNN

Các cấp của
mục lục NSNN

Phân loại theo
chương và cấp
quản lý

(Chương)

Phân loại theo
ngành kinh tế
(Loại, Khoản)

Phân loại theo
nội dung kinh
tế (Mục, Tiểu
mục)

27

9


Phương pháp xây dựng Mục lục NSNN
Các cấp của
mục lục
NSNN
Chương 411 –
Sở ngoại vụ do
cấp tỉnh quản lý

Loại 490 –
Ngành giáo
dục đào tạo

Khoản 502 –
Đào tạo đại

học

Mục 2500 – Phí
thuộc lĩnh vực
giáo dục đào tạo

Tiểu mục
2501 – Học
phí

Tiểu mục
2503 – Phí dự
thi, dự tuyển

28

Quản lý tài chính các cơ quan Nhà nước
 Nguồn tài chính giao tự chủ
 Nội dung chi kinh phí tự chủ
 Sử dụng kinh phí tự chủ
 Nội dung nguồn kinh phí giao chưa tự chủ
 Kinh phí tiết kiệm
 Thực hiện chi thu nhập tăng thêm

29

Nguồn tài chính giao tự chủ

Nguồn tài chính
giao tự chủ


Kinh phí ngân
sách nhà nước
cấp

Phần thu phí, lệ
phí được để lại

Các khoản thu
khác theo quy
định của pháp luật
30

10


Kinh phí ngân sách nhà nước cấp
Kinh phí ngân sách
nhà nước cấp

Kinh phí thường
xuyên

Kinh phí không
thường xuyên

Kinh phí giao tự
chủ

Kinh phí giao chưa

tự chủ
31

Phần thu phí, lệ phí được để lại
Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được cấp có
thẩm quyền giao thu phí, lệ phí thì việc xác định
mức phí, lệ phí được trích để lại bảo đảm hoạt
động căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm
quyền quy định (trừ số phí, lệ phí được để lại để
mua sắm tài sản cố định và các quy định khác
(nếu có)

32

Nguồn tài chính giao tự chủ


sở
xác
định

Chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm
quyền giao
Định mức phân bổ dự toán chi ngân
sách nhà nước tính trên biên chế
Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ
đặc thù theo chế độ quy định
Tình hình thực hiện dự toán năm
trước
33


11


Nguồn tài chính giao tự chủ
Ví dụ:
Tổng số biên chế được giao tại cơ quan
Hành chính X ở TP.HCM là 17 người, định
mức tổng hợp khoán một chỉ tiêu biên chế là
117 triệu đồng.
Xác định tổng kinh phí giao tự chủ?

34

Cách xác định kinh phí tự chủ
Khoán quỹ tiền lương
• theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao
trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công
chức
Khoán chi hoạt động thường xuyên
• theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao
trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công
chức và định mức phân bổ ngân sách nhà nước
hiện hành
Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên
• trừ mua sắm, sửa chữa theo đề án
35

Cách xác định kinh phí tự chủ
Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên

• xác định được khối lượng công việc và theo tiêu
chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có
thẩm quyền
Ngân sách đảm bảo quỹ tiền lương
• theo số biên chế và người lao động được cấp có
thẩm quyền giao cho đơn vị, và khoán kinh phí
hoạt động trên cơ sở số biên chế được cấp có
thẩm quyền giao nhân với định mức phân bổ dự
toán chi ngân sách
36

12


Nội dung chi kinh phí giao thực hiện
chế độ tự chủ
Các khoản chi thanh toán cho cá nhân:
Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn
phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc
Chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi các đoàn đi công tác
nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn
Các khoản chi đặc thù của ngành, chi may sắm trang phục
Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sửa chữa
thường xuyên tài sản cố định
Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác
Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định
37

Sử dụng kinh phí tự chủ

Kinh phí giao được phân bổ vào nhóm chi thực hiện chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực
hiện, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quy định
Giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động
thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ
đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực
hiện nhiệm vụ
Việc quản lý và sử dụng kinh phí khoán bảo đảm đúng quy
trình kiểm soát chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của
pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khoán không cần
hóa đơn.
38

Nguồn tài chính giao nhưng không thực
hiện chế độ tự chủ
Nguồn kinh phí không thường xuyên

Khi sử dụng đơn vị tuân thủ theo đúng tiêu
chuẩn, định mức, không được xây dựng mức
chi trong quy chế chi tiêu nội bộ
Kết thúc niên độ kế toán, sử dụng không hết
phải nộp trả lại ngân sách hoặc cấp trên.

39

13



Nguồn tài chính giao nhưng không thực
hiện chế độ tự chủ
 Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định không thường xuyên theo
đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
 Chi đóng niên liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các
tổ chức quốc tế;
 Chi thực hiện các nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có
thẩm quyền giao;
 Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
 Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
 Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
 Kinh phí nghiên cứu khoa học;
 Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
 Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.
40

Kinh phí tiết kiệm từ nguồn tài chính
giao tự chủ
Xác định số
tiết kiệm chi
thường xuyên

Chi trả thu
nhập tăng
thêm cho
cán bộ,
công chức

Kinh phí

tiết kiệm

Sử dụng
kinh phí tiết
kiệm

41

Xác định số tiết kiệm chi thường xuyên

Chênh lệch giữa
số chi thực tế thấp
hơn số dự toán
được giao về kinh
phí thực hiện chế
độ tự chủ

Số dư kinh phí
được chuyển
sang năm sau để
tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ đặc thù

42

14


Xác định số tiết kiệm chi thường xuyên
Tiết kiệm từ

nguồn NS
cấp thường
xuyên

Tổng KPTX
giao dự toán
hàng năm (kể
cả phần bổ
sung)

KPTX năm
trước chưa
sử dụng
mang sang

Số thực chi
KPTX đủ điều
kiện quyết
toán trong
năm KH

Tiết kiệm chi
quản lý hành
chính để làm
nguồn cải cách
tiền lương

Số KPTX
chưa sử dụng
mang sang

năm sau

>0
43

Xác định số tiết kiệm chi thường xuyên

Tiết kiệm
Tổng thu
Số thu để
Tổng số
chi từ
phí, lệ
lại làm
chi từ
nguồn
=
phí
- nguồn cải - phí, lệ phí >
phí, lệ phí
(phần
cách tiền
theo quy
được để
lương (nếu
định
lại)
có)
Tiết kiệm
chi từ

=
nguồn
khác

Tổng
thu
khác

-

Tổng
chi
khác

Số để lại làm
- nguồn cải cách >
tiền lương
(nếu có)

0

0

44

Sử dụng kinh phí tiết kiệm
Bổ sung thu nhập tăng thêm tối đa không
quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch,
bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
Chi khen thưởng


Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể
Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu
nhập
45

15


Bài tập thực hành
Tại Sở tư pháp Tỉnh X, có tình hình sau đây:
• Qũy lương cấp bậc, chức vụ cả năm toàn đơn vị: 1.500
trđ
• Kết quả tài chính cả năm từ nguồn ngân sách là 200 trđ
và từ nguồn khác là : 300 trđ
• Quy chế chi tiêu nội bộ quy định phân phối kết quả tài
chính cuối năm như sau:
 Nguồn cải cách tiền lương: 40% tính trên nguồn khác
 Số còn lại dùng chi tiền lương tăng thêm là 80%; chi
khen thưởng cho CB-VC đạt thành tích lao động là
10% và chi phúc lợi cho CB-VC là 10%
Hãy tính và cho biết phân phối kết quả tài chính như
vậy đúng quy định không ? Vì sao ?
46

Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp
Đối với đơn vị Sự nghiệp công tự đảm bảo
toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên

Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên
47

Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp
Đối với đơn vị Sự nghiệp công tự đảm bảo
toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên
48

16


Nguồn tài chính của đơn vị
Nguồn thu
dịch vụ SN
công

• theo giá tính đủ chi phí.

Mức thu

• theo giá dịch vụ không sử dụng kinh phí

của NSNN, Nhà nước không bao cấp, giá
dịch vụ sự nghiệp công thu theo cơ chế thị
trường.

Nguồn thu
phí

• theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại
chi theo quy định. Phần được để lại dùng
để chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa
chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ
công tác thu phí
49

Nguồn tài chính của đơn vị
Nguồn thu
khác

• Theo quy định của pháp luật (nếu
có)

Nguồn
ngân sách
nhà nước
cấp

• Theo các nhiệm vụ không
thường xuyên (nếu có)

Nguồn vốn

vay, viện
trợ, tài trợ

• Theo quy định của pháp luật.

50

Sử dụng nguồn tài chính giao tự chủ
Kinh phí
giao tự
chủ
Chi
thường
xuyên

Chi tiền
lương

Chi hoạt động
chuyên môn,
chi quản lý

Chi đầu tư
phát triển

Trích khấu hao
TSCĐ theo
quy định
51


17


Chi thường xuyên

Sử dụng nguồn tài chính giao tự chủ

Chi tiền lương
Nội dung chi đã có định
mức chi
Chi hoạt động chuyên
môn, chi quản lý
Nội dung chi chưa có
định mức chi
Trích khấu hao tài sản
cố định theo quy định

52

Phân phối kết quả tài chính trong năm
Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp
Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập
Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc
lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công thực hiện trong năm của đơn vị
Trích lập Quỹ khác
Còn lại bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp
53


Sử dụng các Quỹ

Quỹ phát
triển hoạt
động sự
nghiệp

Quỹ bổ
sung thu
nhập

Quỹ khen
thưởng

Quỹ phúc
lợi

54

18


Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị, phương tiện làm việc;
Phát triển năng lực hoạt động sự nghiệp
Chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ;
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người
lao động trong đơn vị;

Góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước (đối với đơn vị được giao vốn theo
quy định) để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được giao
Các khoản chi khác (nếu có).
55

Quỹ bổ sung thu nhập
 Để chi bổ sung thu nhập cho người lao động
trong năm
 Dự phòng chi bổ sung thu nhập cho người lao
động năm sau trong trường hợp nguồn thu
nhập bị giảm.
 Việc chi bổ sung thu nhập cho người lao động
trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc
gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả
công tác.
56

Quỹ khen thưởng
Để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá
nhân trong và ngoài đơn vị (ngoài chế độ
khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua
khen thưởng)

Theo hiệu quả công việc và thành tích đóng
góp vào hoạt động của đơn vị.

Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định
theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

57

19


Quỹ phúc lợi
 Để xây dựng, sửa chữa các công trình
phúc lợi;
 Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của
người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó
khăn đột xuất cho người lao động, kể cả
trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức;
 Chi thêm cho người lao động thực hiện tinh
giản biên chế.

58

Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp
Đối với đơn vị Sự nghiệp công tự đảm bảo
toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên
59

Nguồn tài chính của đơn vị


GIỐNG
Tương tự các nguồn thu như
đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo
toàn bộ

60

20


Sử dụng nguồn tài chính tự chủ

Giống như đơn vị sự
nghiệp tự đảm bảo toàn bộ

Duy nhất: Chi đầu tư do
NSNN cấp phát không chi
từ quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp
61

Phân phối kết quả tài chính trong năm
Giống như đơn vị sự nghiệp
tự đảm bảo toàn bộ

Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập
tối đa không quá 3 lần quỹ
tiền lương ngạch, bậc, chức
vụ và các khoản phụ cấp lương
do Nhà nước quy định.

62

Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp
Đối với đơn vị Sự nghiệp công tự đảm bảo
toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên
63

21


Nguồn tài chính của đơn vị

• Tương tự như nguồn
tài chính trong đơn vị
sự nghiệp công tự
đảm bảo kinh phí
thường xuyên

• Thêm phần ngân sách
nhà nước hỗ trợ do
phần chi phí chưa kết
cấu trong giá, phí dịch
vụ sự nghiệp công


GIỐNG

KHÁC

64

Sử dụng nguồn tài chính của đơn vị
• Chi tiền lương: Trả tiền lương theo
lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản
phụ cấp do Nhà nước quy định; trường
Chi thường
xuyên

Chi không
thường
xuyên

hợp còn thiếu, NSNN cấp bổ sung;
• Chi hoạt động chuyên môn, chi quản
lý: Được quyết định mức chi hoạt động
chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa
không vượt quá mức chi do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định.
• Theo quy định của Luật NSNN và pháp
luật hiện hành
65

Phân phối kết quả tài chính trong năm
Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp


- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc,
chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiền lương,
tiền công thực hiện trong năm
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹ theo
quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương
thì Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ khen
thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có).
66

22


Quản lý tài chính các đơn vị Sự nghiệp
Đối với đơn vị Sự nghiệp công tự đảm bảo
toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
một phần chi thường xuyên
Đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà
nước bảo đảm chi thường xuyên
67

Nguồn tài chính của đơn vị
NSNN cấp chi thường xuyên trên cơ sở số
lượng người làm việc và định mức phân bổ

dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Nguồn thu khác (nếu có);
NSNN cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ
không thường xuyên
Nguồn viện trợ, tài trợ
68

Nội dung chi của đơn vị

#

Tương tự đơn vị sự nghiệp công
tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên

69

23


Sử dụng kinh phí tiết kiệm
Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp;
Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần
quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp
lương do Nhà nước quy định;
Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá
01 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn
vị;
Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;

Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ
hơn một lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện
trong năm, đơn vị được quyết định mức trích vào các quỹ
cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
70

Ví dụ 2
Tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách đảm
bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên có tình hình sau đây:
• Qũy lương cấp bậc, chức vụ cả năm toàn đơn vị là:
1.080 triệu đồng
• Kết quả tài chính cả năm là : 1.000 triệu đồng
• Quy chế chi tiêu nội bộ quy định phân phối kết quả tài
chính cuối năm như sau:
 Nguồn cải cách tiền lương: 40%
 Số còn lại sau khi trừ nguồn cải cách tiền lương : Chi
tiền lương tăng thêm là 80%; chi khen thưởng cho CBVC đạt thành tích lao động là 10% và chi phúc lợi cho
CB-VC là 10%
Hãy tính và cho biết phân phối kết quả tài chính như
vậy đúng quy định không ? Vì sao ?
71

Tự chủ trong giao dịch tài chính
Mở tài khoản giao dịch
Thu, chi hoạt
động dịch vụ
sự nghiệp
công không
sử dụng
ngân sách

nhà nước
Khoản kinh phí
thuộc ngân
sách nhà
nước và theo
luật phí,lệ phí

• mở TK TGNH tại Ngân hàng thương mại
hoặc KBNN
• Lãi tiền gửi là nguồn thu của đơn vị và được
bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp hoặc bổ sung vào quỹ khác theo quy
định của pháp luật, không được bổ sung
vào Quỹ bổ sung thu nhập

• mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước

72

24


Tự chủ trong giao dịch tài chính
Vay vốn, huy động vốn
Đơn vị sự
nghiệp công
có hoạt động
dịch vụ

• Đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng

hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động
dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ.

ĐVSNCL tự
bảo đảm chi
thường
xuyên và chi
đầu tư

• Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất
• Phải có phương án tài chính khả thi, tự
chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay
theo quy định; chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hiệu quả của việc vay vốn,
huy động vốn
73

Phương pháp lập dự toán
Lập dự toán
thu
Lập dự toán
chi
Trình tự lập
dự toán
74

Lập dự toán thu

Lập

tự
toán
thu

Thu từ NSNN cấp
Thu từ hoạt động sự nghiệp
Thu từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ
Thu khác

75

25


×