Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Lịch sử năm 2018 - 2019 trường
THPT Ngô Quyền - Hải Phòng
I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)
Câu 1: Âm mưu của Mĩ ở Việt Nam ngay sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí
kết
A. Tiêu diệt chủ nghĩa xã hộ ở Việt Nam.
B. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự.
C. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự.
D. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự.
Câu 2: Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi 1965) chứng tỏ điều gì?
A. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam Việt Nam đủ sức đương đầu đánh
bại quân đội Mĩ.
B. Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại chiến lược
“chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
C. Quân Mĩ và đồng minh của Mĩ mất khả năng chiến đấu.
D. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam Việt Nam đã trưởng thành nhanh
chóng.
Câu 3: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà
đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Chiến thắng hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
B. Chiến thắng Ấp Bắc.
C. Phong trào Đồng khởi.
D. Chiến thắng Vạn Tường.
Câu 4: Tổng thống nào của Mỹ đề ra chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?
A. Kennơđi
B. Giôn xơn
C. Aixenhao
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
D. Rudơven
Câu 5: Phạm vi tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968)
là
A. Cả nước.
B. Miền Nam.
C. Hai miền Nam- Bắc Việt Nam.
D. Đông Dương.
Câu 6: Cuộc hành quân lớn nhất trong mùa khô 1966-1967 mà quân Mĩ đã
thực hiện là
A. Xê-đa-phôn.
B. Gian-xơ Xiti.
C. A-tô-bô-rơ.
D. Ánh sáng sao.
Câu 7: Ý nghĩa to lớn nhất của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là:
A. Đưa đến sự ra đời của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
(20-12-1960).
B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, buộc Mĩ phải thực
hiện cuộc đảo chính lật đổ chính quyền ngô Đình Diệm.
C. Mở rộng vùng giải phóng.
D. Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực
lượng sang thế tiến công, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Mỹ- Diệm.
Câu 8: Bình định miền Nam trong vòng 2 năm là mục tiêu của kế hoạch:
A. Giôn xơn- Mác Namara.
B. Xtalây - Taylo.
C. Nava.
D. Đơ lat Đơ Tat xi nhi.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 9: Ngay sau khi thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam (20-12-1960) có vai trò gì?
A. Đoàn kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình
Diệm, lập chính quyền cách mạng.
B. Lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình
Diệm.
C. Phát động phong trào khởi nghĩa vũ trang.
D. Đoàn kết toàn dân đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm, lập chính
quyền cách mạng.
Câu 10: Thắng lợi nào của ta chứng tỏ sự đúng đắn của Đảng về việc chuyển
hướng sử dụng bạo lực cách mạng?
A. Đồng Khởi
B. Ấp Bắc.
C. Bình Giã.
D. Vạn Tường
Câu 11: Cuộc « Đồng Khởi » nổ ra đầu tiên ở đâu?
A. Các xã Định Thủy, Phước hiệp, Bình Khánh huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre.
B. Vĩnh Thanh (Bình Định).
C. Bác Ái (Ninh Thuận)
D. Trà Bồng (Quảng Ngãi)
Câu 12: Trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào của quân dân miền Nam có
tính chất mở màn cho việc đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
(1960-1965) của Mĩ?
A. Bình Giã (Bà Rịa).
B. Ba Gia (Quảng Ngãi)
C. Đồng Xoài (Biên Hòa).
D. Ấp Bắc (Mỹ Tho).
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Câu 13: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam những ngày đầu
sau hiệp định Giơnevơ là:
A. bạo lực cách mạng.
B. đấu tranh chính trị.
C. khởi nghĩa giành quyền làm chủ.
D. đấu tranh vũ trang
Câu 14: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là:
A. tiến hành chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, đàn áp những người yêu nước.
B. dồn dân, lập ấp chiến lược nhằm tách nhân dân ra khỏi cách mạng.
C. dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
D. dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 15: Lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là:
A. Quân đội Sài Gòn.
B. Quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh Mĩ.
C. Quân viễn chinh Mĩ.
D. Quân đồng minh Mĩ
Câu 16: Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam đánh dấu sự phá sản
hoàn toàn chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ?
A. Mùa khô 1965-1966.
B. Cuộc tiến công xuân Mậu Thân 1968.
C. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
D. Mùa khô 1966-1967.
Câu 17: Hình thức đấu tranh chống "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ được Bộ
chính trị đề ra là
A. đấu tranh chính trị.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
B. phá ấp chiến lược.
C. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang.
D. đấu tranh vũ trang.
Câu 18: Trong cuộc đấu tranh chống phá“ ấp chiến lược” của nhân dân miền
Nam với quyết tâm
A. Tất cả vì miền Nam ruột thịt.
B. Mỗi người làm việc bằng hai.
C. Một tấc không đi, một li không dời.
D. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.
Câu 19: Trong thời kì 1954 - 1965, phong trào nào đánh dấu bước chuyển cách
mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang tiến công?
A. Phá ấp chiến lược.
B. Tìm Mĩ mà đánh lùng Ngụy mà diệt
C. Đồng Khởi
D. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.
Câu 20: Nét nổi bật về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là:
A. Miền Bắc hòa bình và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
C. Quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc.
D. Hai miền không tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử.
Câu 21: Sau hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, nhiệm vụ chung được đặt ra
cho cách mạng Việt Nam là gì?
A. Hoàn thành cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân
tộc dân chủ ở miền Nam.
B. Khôi phục hâu quả chiến tranh và giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
C. Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Câu 22: Nhiệm vụ cơ bản cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng
miền Nam Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 là gì?
A. Khôi phục kinh tế và đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. Tiếp tục làm cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Hàn gắn vết thương chiến tranh, đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để thống nhất nước nhà.
Câu 23: Để thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng những
chiến thuật nào là chủ yếu?
A. Ném bom phá hoại miền Bắc.
B. “đánh nhanh thắng nhanh”.
C. « càn quét » và « bình định »
D. « trực thăng vận » và « thiết xa vận »
Câu 24: Ý phản ánh không đúng âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược
“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam là
A. Nhanh chóng tạo ra ưu thế mới về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ
lực của ta.
B. Dồn dân lập “ấp chiến lược” và coi đây là “xương sống” của chiến lược.
C. Cố giành thế chủ động trên chiến trường, mở các cuộc hành quân tìm diệt
vào căn cứ quân giải phóng.
D. giành thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế
phòng ngự.
Câu 25: Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc hoàn toàn được giải phóng?
A. 1-1-1955, trung ương Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ Tịch ra mắt nhân dân thủ
đô.
B. 16-5-1955, toán lính pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà - Hải Phòng
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
C. 10-10-1954, quân ta tiếp quản thủ đô Hà Nội.
D. 21-7-1954, Thực dân Pháp kí hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 26: Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng là mục tiêu của kế hoạch:
A. cải cách điền địa.
B. Xtalây- Taylo
C. Đơ lat Đơ Tat xi nhi.
D. Giôn xơn- Mác Namara.
Câu 27: Đầu năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm mở chiến dịch nào?
A. Thà bắt nhầm hơn bỏ sót.
B. Đả thực, bài phong, diệt cộng.
C. Tiêu diệt cộng sản không thương tiếc.
D. Tố cộng, diệt cộng trên toàn miền Nam.
Câu 28: Chỗ dựa trong “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là
A. Cố vấn Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền.
B. Ấp chiến lược và quân đội Sài Gòn
C. Ấp chiến lược và cố vấn Mĩ.
D. Ngụy quân, ngụy quyền.
Câu 29: Chiến thắng quân sự nào của ta có tính chất là phá sản cơ bản “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Bình Giã (12-1964).
B. Ấp Bắc (1963).
C. An Lão (1965).
D. Đồng Xoài (1965)
Câu 30: Kết quả lớn nhất của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
A. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960).
B. Cách mạng làm chủ 600 xã ở Nam Bộ,904 thôn ở Trung Bộ, 3200 thôn ở
Tây Nguyên.
C. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
D. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
Câu 31: Để thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1960-1965), Mĩ đã sử
dụng lực lượng nào là chủ yếu?
A. Quân viễn chinh Mĩ.
B. Quân đồng minh của Mĩ.
C. Quân đội Sài Gòn.
D. Quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
Câu 32: Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đế quốc Mĩ đã có hành động
gì ở miền Nam Việt Nam?
A. Đưa người Mĩ vào miền Nam Việt Nam.
B. Ồ ạt đưa vũ khí vào miền Nam Việt Nam.
C. Hất cẳng Pháp.
D. Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm.
II. Phần tự luận (2 điểm)
Em hãy trình bày ý nghĩa của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm
1968?
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Lịch sử
Câu
Đáp án
1
C
2
A
3
D
4
A
5
C
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
6
B
7
D
8
A
9
A
10
A
11
A
12
D
13
B
14
D
15
C
16
B
17
C
18
C
19
C
20
B
21
C
22
D
23
D
24
B
25
B
26
B
27
D
28
B
29
A
30
A
31
C
32
D
Xem thêm các bài tiếp theo tại: />
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí