Tải bản đầy đủ (.pdf) (395 trang)

Nghiên cứu các giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 395 trang )

bộ khoa học và công nghệ

bộ quốc phòng

Tổng cục Chính trị

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
Đề tài độc lập cấp nhà nớc

nghiên cứu các giải pháp giáo dục
chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến
quyết thắng cho quân và dân ta trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
thời kỳ mới
Chủ nhiệm đề tài: Trung tớng, ThS Phùng Khắc Đăng

6389
05/5/2007
Hà nội 2007


Chủ nhiệm đề tài:
Trung tớng, ThS Phùng Khắc Đăng

Tổng cục Chính trị

Ban chủ nhiệm đề tài:
Trung tớng, TS Nguyễn Tiến Long

- Quân khu 3


Thiếu tớng, TS Nguyễn Tiến Quốc

- Học viện Chính trị QS

Đại tá, Th.S Đỗ Văn Tơng

- Phòng KHCN&MT TCCT

Đại tá, TS Nguyễn Đình Gấm

- Học viện Chính trị QS

Đại tá, TS Trần Đình Tuấn

- Học viện Chính trị QS
Th ký đề tài:

Đại tá, TS Đinh Văn Học

- Phòng KHCN&MT TCCT

Cơ quan phối hợp nghiên cứu:
- Học viện Chính trị quân sự - Bộ Quốc phòng
- Các Quân khu 1, 2, 3, 5, 7, 9 - Bộ Quốc phòng
- Các Quân đoàn 1, 3, 4 - Bộ Quốc phòng
- Viện KHXH&NVQS - Bộ Quốc phòng
- Ban Tổng kết lịch sử CTĐ,CTCT - Tổng cục Chính trị
- Trờng ĐH KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh
- Trờng ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
- Trờng THPT Kim Liên - Hà Nội

- Lãnh đạo Thành uỷ, UBND các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng


Mục lục
Trang
mở đầu

6

Chơng 1: giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng
ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta
- một số vấn đề lý luận và thực tiễn

13

1.1. Quan niệm về giáo dục chủ nghĩa yêu nớc Việt Nam và xây
dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta.

13

1.2. Một số vấn đề có tính đặc thù trong sự vận động, phát triển
của chủ nghĩa yêu nớc Việt Nam và ý chí quyết chiến quyết thắng
của quân và dân ta

70

1.3. Mục tiêu giáo dục chủ nghĩa yêu nớc và xây dựng ý chí quyết
chiến quyết thắng cho quân và dân ta


94

Chơng 2: thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nớc
xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng
cho quân và dân ta hiện nay và kinh nghiệm
giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí
quyết chiến quyết thắng của Việt Nam
và một số quốc gia trên thế giới

103

2.1. Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết
chiến quyết thắng cho quân và dân ta hiện nay
2.1.1. Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết
chiến quyết thắng cho nhân dân
2.1.2. Thực trạng giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết
chiến quyết thắng cho cán bộ, chiến sĩ lực lợng vũ trang hiện nay
2.1.3. Nguyên nhân mạnh yếu và một số kinh nghiệm rút ra từ thực
tiễn giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết
thắng cho quân và dân ta trong những năm vừa qua

103

2.2. Kinh nghiệm giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí
quyết chiến quyết thắng của Việt Nam và một số quốc gia trên thế
giới

103
131
152


165

4


chơng 3: dự báo tình hình, yêu cầu
và Những giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nớc,
xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng
cho quân và dân ta trong thời kỳ mới

201

3.1. D bỏo tỡnh hỡnh v nhng yờu cu t ra i vi giỏo dc ch
ngha yờu nc, xõy dng ý chớ quyt chin quyt thng cho quõn
và dân ta trong thi k mi

201

3.1.1. Dự báo tình hình thế giới, khu vực, trong nớc tác động đến quá
trình giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết
thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới

201

3.1.2. Những yêu cầu cơ bản trong giáo dục chủ nghĩa yêu nớc và xây
dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta

207


3.2. Những giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí
quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới

217

3.2.1. Nâng cao hiệu quả của hệ thống giáo dục, tuyên truyền chủ
nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và
dân ta.

217

3.2.2. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong nâng cao chất lợng
hiệu quả giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến
quyết thắng cho quân và dân ta

236

3.2.3. Tổ chức, phát triển các phong trào quần chúng sâu rộng là
phơng thức quan trọng nâng cao chất lợng giáo dục chủ nghĩa yêu
nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta

251

3.2.4. Quản lý và phát huy tác dụng to lớn của các loại hình văn hoá
văn nghệ, thể thao trong giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí
quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta

273

3.2.5. Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức và phơng pháp

giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng
cho quân và dân ta hiện nay

292

kết luận

305

kiến nghị

309

danh mục tài liệu tham khảo

312
5


mở đầu

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Tinh thần yêu nớc là giá trị văn hóa tinh thần thiêng liêng cao đẹp của
dân tộc Việt Nam, là một nhân tố tạo nên sức mạnh chiến thắng trong suốt chiều
dài lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc ta.
Tinh thần yêu nớc đợc hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, phát triển ở
trình độ cao, kết tinh thành chủ nghĩa yêu nớc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nớc là
sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí và tình cảm, là tinh thần yêu nớc đã đạt tới trình
độ tự giác và độ bền vững cao. Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí
quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta là trách nhiệm của các thế hệ ngời

Việt Nam đã đợc lu truyền trong lịch sử từ xa tới nay, thời nào cũng phải giữ
gìn và thực hiện.
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xớng và lãnh đạo, đất nớc đã thu đợc những thành tựu quan trọng nhng
cũng đang đứng trớc những thời cơ và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, giáo
dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân
ta cũng đã góp phần to lớn cho sự hình thành phẩm chất nhân cách con ngời
Việt Nam nói chung, anh "Bộ đội Cụ Hồ" nói riêng, tạo nên sức mạnh chính trị
tinh thần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, những năm gần đây, trong một bộ phận xã hội có ý kiến coi nhẹ tầm
quan trọng của giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết
thắng cho quân và dân ta. Khuynh hớng này thờng biểu hiện bằng sự đồng
nhất tinh thần yêu nớc với phát triển kinh tế, cho rằng chỉ cần kinh tế phát triển,
dân giàu, nớc mạnh là có tinh thần yêu nớc, là ý chí quyết chiến quyết thắng tự
nó sẽ đợc nâng lên, nhất là trong điều kiện hội nhập, mở cửa, thực hiện cơ chế
thị trờng có định hớng xã hội chủ nghĩa. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tạo ra
của cải vật chất lớn, các hoạt động xã hội đều có sự tài trợ hùng hậu của các nhà
6


doanh nghiệp thì xu hớng kinh tế phát triển, lòng yêu nớc phát triển theo có vẻ
nh thắng thế. Lại có quan điểm cho rằng, ngày nay chủ nghĩa yêu nớc không
phải là giá trị quan trọng hàng đầu hoặc không cần thiết phải giáo dục chủ nghĩa
yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng.
Đồng thời với những quan điểm sai lệch đó, công tác giáo dục chủ nghĩa
yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng có biểu hiện tách rời thực tế,
thiếu tính mục đích, nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu. Chủ nghĩa yêu
nớc, ý chí quyết chiến quyết thắng với tính cách là một trong những chuẩn mực
giá trị đạo đức quan trọng nhất của con ngời Việt Nam đã trở thành điểm
nóng mà chúng ta không thể không quan tâm. Trong tình hình đó, nghiên cứu

kế thừa, tìm ra những giải pháp mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội
nhằm giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho
quân và dân ta là việc làm có tính cấp thiết.
Tình hình thế giới hiện nay đang có những diễn biến phức tạp khó lờng.
Đồng thời với xu thế hợp tác phát triển cạnh tranh kinh tế trên quy mô toàn cầu,
thế giới đã xuất hiện chiến tranh kiểu mới. Bên cạnh các cuộc chiến tranh không
khói súng là các cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Kinh ghiệm
rút ra từ một số cuộc chiến tranh trong những năm gần đây cho thấy, những quốc
gia bị thất bại đều có nguyên nhân chủ yếu là do quân đội bạc nhợc, thiếu ý chí
quyết chiến quyết thắng, chính quyền nhà nớc không phát huy đợc tinh thần
yêu nớc của nhân dân.
Các cuộc xung đột trong khu vực và trên thế giới có thể sẽ còn tiếp tục
diễn ra những tình huống khó lờng. Một số quốc gia có thể sẽ bị lợi dụng, kiếm
cớ lôi cuốn, xô đẩy vào cuộc chiến. Khả năng này đối với Việt Nam không phải
ngoại lệ.
Cuộc chiến tranh nếu xảy ra trong tơng lai sẽ là cuộc chiến tranh công
nghệ cao. Trong cuộc chiến tranh đó để đánh thắng kẻ thù có tiềm lực kinh tế
quân sự vợt trội, chúng ta phải chuẩn bị toàn diện cho đất nớc và lực lợng vũ
7


trang. Đặc biệt là phải tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần, một u thế tuyệt
đối của quân và dân ta, một nhân tố quyết định thắng lợi của chiến tranh. Sức
mạnh chính trị - tinh thần đó đợc biểu hiện ở tinh thần chiến đấu, ở ý chí quyết
chiến quyết thắng và là kết quả trực tiếp của quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu
nớc cho quân và dân ta.
Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu các giải pháp
giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân
và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới" là vấn đề
cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận giải một số cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục chủ nghĩa yêu nớc,
xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta, trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp chủ yếu, khả thi giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí
quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới.
Các mục tiêu cụ thể:
- Luận giải một số cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục chủ nghĩa yêu nớc,
xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng và mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nớc
Việt Nam với ý chí quyết chiến, quyết thắng trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc
của dân tộc ta.
- Luận giải về vị trí, vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý
chí quyết chiến, quyết thắng đối với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng của đất
nớc và sức mạnh chiến đấu của lực lợng vũ trang nhân dân.
- Làm rõ nhân tố tác động, những yêu cầu mới và nội dung mới giáo dục
chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta
trong thời kỳ mới.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi giáo dục chủ nghĩa yêu nớc
xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới.
8


Nhiệm vụ của đề tài:
- Luận giải mối quan hệ giữa chủ nghĩa yêu nớc Việt Nam với ý chí quyết
chiến quyết thắng trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc ta.
- Luận giải về vị trí vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý
chí quyết chiến quyết thắng đối với việc nâng cao tiềm lực quốc phòng của đất
nớc và sức mạnh chiến đấu của các lực lợng vũ trang.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu giáo dục chủ nghĩa yêu nớc xây dựng
ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta trong thời kỳ mới.
3. Phạm vi nghiên cứu :

Giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho
quân và dân ta là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn trên diện
rộng và đang đợc nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên cứu. Đề tài này là sự
kế thừa những nghiên cứu về chủ nghĩa yêu nớc và ý chí quyết chiến quyết
thắng, coi đó là cơ sở nền tảng để nghiên cứu tìm ra những giải pháp giáo dục
chủ nghĩa yêu nớc làm cơ sở định hớng cho việc xây dựng ý chí quyết chiến
quyết thắng nhằm ngăn chặn và đánh trả thắng lợi mọi cuộc chiến tranh công
nghệ cao, nếu nh cuộc chiến tranh đó diễn ra trên đất nớc ta.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
ở Liên Xô (cũ) và các nớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào trớc những
năm 80 đã có nhiều công trình khoa học, sách chuyên khảo về giáo dục chủ
nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân đội. Hiện nay,
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Lào cũng rất coi trọng vấn đề này. ở những nớc
t bản, đặc biệt nh Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, ấn Độ..., vấn đề giáo dục chủ
nghĩa yêu nớc đợc nghiên cứu có hệ thống, xây dựng thành chơng trình giáo
dục quốc phòng ở các nhà trờng. Tuy nhiên, những công trình tài liệu đó chỉ có
thể dùng tham khảo trên một số vấn đề lý luận chung, bởi lẽ chủ nghĩa yêu nớc
và giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho
9


quân đội và nhân dân bao giờ cũng gắn với những đặc điểm truyền thống cụ thể
của một dân tộc nhất định.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và các nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nớc,
quân đội luôn quan tâm đến giáo dục chủ nghĩa yêu nớc và xây dựng ý chí
quyết chiến quyết thắng cho nhân dân và quân đội. Tiêu biểu là những bài nói và
viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về yêu nớc, thi đua yêu nớc, khích lệ tinh thần
ý chí chiến đấu cho quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ.
Các nhà khoa học trong và ngoài quân đội cũng đã có nhiều công trình

khoa học, sách và bài báo bàn về vấn đề chủ nghĩa yêu nớc, giáo dục chủ nghĩa
yêu nớc và xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân đội và nhân dân.
Các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò to lớn của tinh thần yêu nớc
trong lịch sử dựng nớc và giữ nớc của dân tộc ta.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nớc cho nhân dân và quân đội trong thời gian qua
đã góp phần to lớn cho sự hình thành phẩm chất nhân cách con ngời Việt Nam
nói chung, anh "Bộ đội Cụ Hồ" nói riêng, tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần to
lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn đang
đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải có những nghiên cứu thấu đáo để nâng cao chất
lợng giáo dục chủ nghĩa yêu nớc và xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng
cho quân và dân ta trong thời kỳ mới.
Tuy nhiên, cho đến nay, giáo dục chủ nghĩa yêu nớc và xây dựng ý chí
quyết chiến quyết thắng là hai vấn đề đợc nghiên cứu một cách độc lập, cha có
một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, gắn kết giáo dục
chủ nghĩa yêu nớc với xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu các giải pháp giáo dục
chủ nghĩa yêu nớc, xây dựng ý chí quyết chiến, quyết thắng cho quân và dân ta
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới" nhằm
tiếp tục giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra.
10


5. Phơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHXH&NV, vì vậy, đề tài dựa trên
phơng pháp luận Mác - Lênin, phơng pháp nghiên cứu của các môn
KHXH&NV.
Các phơng pháp nghiên cứu này sẽ cung cấp một cách nhìn toàn diện,
nhiều chiều, sâu sắc và khách quan về vấn đề giáo dục chủ nghĩa yêu nớc, xây
dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân đội và nhân dân trong các giai đoạn
lịch sử của đất nớc.

Các phơng pháp cụ thể đợc sử dụng gồm:
Sử dụng phơng pháp kết hợp lôgíc - lịch sử để nắm chắc và hiểu một cách
đầy đủ sự phát triển của tinh thần yêu nớc thành chủ nghĩa yêu nớc Việt Nam;
những cách thức của cha ông ta trong lịch sử đã giáo dục lòng yêu nớc, xây
dựng ý chí quyết chiến quyết thắng trong các cuộc đấu tranh dựng nớc và giữ nớc.
Phơng pháp phân tích tổng hợp nhằm tìm ra những cách thức tiên tiến,
khả thi trong giáo dục chủ nghĩa yêu nớc và xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng.
Phơng pháp điều tra khảo sát: Đề tài sẽ tiến hành điều tra khảo sát bằng
phiếu thăm dò ý kiến theo phơng pháp mẫu, số lợng khoảng 6.000 phiếu.
Thông qua điều tra khảo sát để đánh giá kết quả của giáo dục chủ nghĩa yêu
nớc, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng; thái độ của các tầng lớp nhân dân
và cán bộ chiến sĩ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tơng lai và những yêu
cầu đối với phẩm chất, tinh thần chiến đấu của ngời chiến sĩ trong chiến tranh
hiện đại.
Phơng pháp tổng kết thực tiễn sẽ giúp rút ra những kinh nghiệm thành
công và cha thành công trong giáo dục cán bộ chiến sĩ.
Phơng pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng
phơng pháp chuyên gia, huy động các chuyên gia có trình độ cao và các nhà chỉ
huy, lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực giáo dục, xây dựng ý chí
11


quyết chiến quyết thắng để đề xuất các giải pháp khả thi, thực hiện nội dung yêu
cầu của đề tài.
Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học và tọa đàm để thảo luận các vấn đề
còn nhiều ý kiến khác nhau để đi tới kết luận chung thống nhất.
6. Nội dung của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, đề tài đợc kết cấu 3 chơng (12 tiết)


12


CHƯƠNG 1
GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC, XÂY DỰNG
Ý CHÍ QUYẾT CHIẾN QUYẾT THẮNG CHO QUÂN VÀ DÂN TA MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Quan niệm về giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và xây
dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta.
1.1.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
* Chủ nghĩa yêu nước.
Chủ nghĩa yêu nước và giáo dục chủ nghĩa yêu nước luôn là vấn đề có
tầm quan trọng đặc biệt trong việc tạo ra và phát huy sức mạnh nội sinh trong
mọi giai đoạn phát triển của các quốc gia, dân tộc. Để có cơ sở phương pháp
luận cho việc xác định nội dung của quá trình giáo dục, nâng cao giác ngộ chủ
nghĩa yêu nước cho quân đội và nhân dân rất cần thiết phải có một khái niệm
đúng, khoa học về chủ nghĩa yêu nước.
Với tính cách là chủ nghĩa – chủ nghĩa yêu nước đã có rất nhiều quan
niệm khác nhau được đề cập trong các công trình khoa học. Từ điển Bách
khoa toàn thư Việt Nam quan niệm chủ nghĩa yêu nước là “…nguyên tắc đạo
đức về chính trị mà nội dung là tình yêu, lòng trung thành, ý thức phục vụ Tổ
quốc. Xã hội nguyên thuỷ đã có những mầm mống của chủ nghĩa yêu nước, dựa
trên tinh thần máu mủ giữa các thành viên của thị tộc hay bộ tộc”.
“Từ khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, tình cảm tự nhiên gắn bó với quê
hương, tiếng mẹ đẻ, các truyền thống… kết hợp với nhận thức về nghĩa vụ của
người dân đối với cả cộng đồng xã hội đã được thiết lập. Cùng với sự hình thành
dân tộc và nhà nước dân tộc, chủ nghĩa yêu nước từ chỗ chủ yếu là một số yếu tố
trong tâm lý xã hội, đã trở thành hệ tư tưởng. Nó trở thành lực lượng tinh thần vô
cùng mạnh mẽ, động viên mọi người đứng lên bảo vệ Tổ quốc chống lại mọi
cuộc xâm lược. Chủ nghĩa yêu nước chân chính thể hiện ở lòng trung thành với

13


Tổ quốc, vì lợi ích của dân tộc, của nhân dân, bảo vệ sự tinh tồn của dân tộc và
đấu tranh cho sự phồn vinh của đất nước”(1).
Tiếp thu có chọn lọc tính hợp lý trong cấu trúc và nội dung đề cập của
quan niệm trên; trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất
phát từ thực tiễn Việt Nam, bước đầu có thể nêu lên một định nghĩa tổng quát:
Chủ nghĩa yêu nước là hệ thống những quan điểm, tư tưởng, tình cảm đối với đất
nước, được biểu hiện cụ thể ở tình yêu quê hương, xứ sở, tiếng nói, chữ viết, nền
văn hoá, yêu thương đồng bào…, sự cống hiến sức lực, tài năng và trí tuệ, tinh
thần xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là một giá trị văn hoá
truyền thống tốt đẹp và bền vững; là cội nguồn và động lực tinh thần to lớn phát
huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Quan niệm trên đây về chủ nghĩa yêu nước đã chỉ rõ:
Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước là hệ thống quan điểm, tư tưởng, thái độ,
tình cảm của con người và cộng đồng người đối với đất nước, Tổ quốc mình
được hình thành, phát triển trong quá trình lịch sử lâu dài của từng quốc gia, dân
tộc. Mỗi quốc gia, dân tộc có quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu
nước khác nhau. Vì vậy, quan điểm, tư tưởng, tình cảm đối với đất nước, quê
hương cũng có sự khác nhau. Những con người có ý thức, có tình yêu đối với tộc
người, bộ tộc, mảnh đất đã sinh ra và lớn lên, nhưng chưa hẳn đã có chủ nghĩa
yêu nước, mà chỉ là tình cảm yêu nước. Sự hình thành chủ nghĩa yêu nước gắn
liền và phản ánh quá trình đấu tranh sinh tồn trước thiên nhiên và giặc giã của
mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy, nội dung, sắc thái và bản chất của chủ nghĩa yêu
nước như thế nào là sự phản ánh tính chất, đặc điểm lịch sử đấu tranh sinh tồn
của quốc gia, dân tộc như thế ấy. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với mỗi dân tộc,
là nguồn sức mạnh của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là tình cảm, tình yêu chân
chính đối với đất nước, trước hết là đối với quê hương, gia đình, làng xóm, phố
phường nơi họ sinh ra và lớn lên. Đó còn là tình yêu thiên nhiên, những giá trị

văn hoá tinh thần do nhân dân sáng tạo ra; là tình cảm bao la, rộng lớn, cao quý
(1)

Từ điển bách khoa thư Việt Nam, trung tâm từ điển Bách khoa Việt Nam, H, 1995, tr 518

14


của con người với con người và đó còn là ý thức tự tôn, tự hào về các giá trị văn
hoá dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước chân chính đòi hỏi mỗi con người phải biết
nâng niu, quý trọng, bảo tồn và phát triển những giá trị văn hoá của dân tộc
mình…
Chủ nghĩa yêu nước hàm chứa tình cảm, thái độ chính trị của mỗi con
người; cộng đồng người với thể chế xã hội; thể chế chính trị mà mình đang sống.
Chủ nghĩa yêu nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp nhất định, không thể
có thứ chủ nghĩa yêu nước chung chung, phi giai cấp. Vì vậy, giai cấp công nhân
có chủ nghĩa yêu nước của giai cấp công nhân. Đó là chủ nghĩa yêu nước triệt
để, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, đoàn kết tất cả giai cấp công nhân,
nông dân, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Thứ hai, chủ nghĩa yêu nước không chỉ biểu hiện ở hệ thống những quan
điểm, tư tưởng, tình cảm mà còn được biểu hiện ở ý chí, trách nhiệm, nghĩa vụ
và hành động chÊp nhËn hy sinh cña mỗi người, cộng đồng người đối với Tổ
quốc.
Chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mỗi người và cộng đồng người phải đem hết
sức lực, trí tuệ phấn đấu không biết mệt mỏi cho sự phồn vinh của đất nước, cho
hạnh phúc của nhân dân và sự bền vững của giang sơn, gấm vóc; sẵn sàng chiến
đấu không tiếc máu xương, tính mạng vì Tổ quốc. Đó là sự kết tinh và là sự thể
hiện tập trung nhất của nhận thức tư tưởng, ý chí, tình cảm và thái độ yêu nước
của mỗi con người. Điều đó chỉ có được khi mỗi người có sự giác ngộ sâu sắc

chủ nghĩa yêu nước. Vì vậy, trốn tránh trách nhiệm công dân, trách nhiệm trước
Tổ quốc, không dám vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành nghĩa vụ
công dân; thái độ thờ ơ trước vận mệnh đất nước hoặc nói nhiều, thuyết giáo
nhiều về chủ nghĩa yêu nước nhưng trong hành động lại tìm cách “ngồi mát ăn
bát vàng” là những biểu hiện tiêu cực trái với bản chất của chủ nghĩa yêu nước.
Hành động dám chấp nhận hy sinh vượt qua khó khăn gian khổ vì đất nước, vì
Tổ quốc phải là tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ yêu nước trong mỗi con người,
15


trách nhiệm công dân trước Tổ quốc. Đó cũng là mục tiêu thực tiễn cần đạt tới
của toàn bộ quá trình giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước là một hiện tượng xã hội – lịch sử gắn với
một dân tộc trong những thời kỳ nhất định. Bất cứ dân tộc nào từ lúc sơ khai đến
độ trưởng thành đều mang trong mình một chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu
nước của mỗi dân tộc bao giờ cũng phản ánh những giá trị chung về đặc điểm
tâm lý xã hội, quyền lợi, nghĩa vụ của mỗi công dân trong cộng đồng quốc gia,
dân tộc đó. Chủ nghĩa yêu nước là chất keo liên kết các thành viên trong xã hội
với nhau; là cơ sở để điều tiết các mối quan hệ xã hội của cộng đồng theo xu
hướng đồng thuận trong những điều kiện cụ thể, nhất là trước những biến cố lịch
sử đe doạ sự tồn vong của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với một dân tộc
cụ thể nhưng không đồng nhất chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa dân tộc. Chủ
nghĩa yêu nước chân chính hội tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc, tạo
nên sức mạnh vô địch của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của các dân tộc trên thế giới. Chủ
nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòi, cực đoan, sô vanh nước lớn đều đi ngược lại lợi ích
của dân tộc, kìm hãm sự phát triển của dân tộc và mở rộng giao lưu quốc tế.
Điều đó vừa có hại cho dân tộc mình, vừa có hại cho cuộc đấu tranh của các dân
tộc vì hoà bình, độc lập và chủ nghĩa xã hội. Trong thời đại ngày nay, sự phát
triển là sự thống nhất trong đa dạng mà đặc trưng văn hoá thể hiện rõ nhất. Do

đó, xu hướng phát triển chủ nghĩa yêu nước của các dân tộc là giữ gìn phát huy
giá trị bản sắc của dân tộc mình, đồng thời tiếp thu những giá trị nhân loại, phổ
biến trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế.
* Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là một quan niệm được
dùng để phân biệt và so sánh với một giai đoạn phát triển mới của nó là
“Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh – Chủ nghĩa yêu
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

16


- Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền
thống.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là nội dung cốt lõi của tư
tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam, là lý luận và
đường lối chính trị, quân sự của Nhà nước phong kiến dân tộc Việt Nam. Khi
nghiên cứu quá trình hình thành tư tưởng yêu nước Việt Nam, Giáo sư Trần Văn
Giàu đã viết: “Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam hẳn không phải là
một truyền thuyết thâm viễn, cũng không phải là một tín ngưỡng huyền diệu; nó
là một hệ thống tư tưởng, nhận thức và ứng xử đơn giản nhưng vừa đủ để cho
dân tộc Việt Nam tồn tại và tồn tại trong danh dự”(1).
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống được thể hiện ở những nội
dung cơ bản sau đây:
+ Tình yêu quê hương, đất nước và con người. Đây là yếu tố đầu tiên và
là sự biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa yêu nước của con người Việt Nam. Trong ý
niệm về Tổ quốc, con người Việt Nam bao giờ cũng có ý niệm về quê hương cụ
thể - nơi chôn nhau, cắt rốn; nơi họ đã lớn lên gắn liền với những hình ảnh cụ thể
không thể phai mờ: cây đa, giếng nước, sân đình; bố mẹ, anh em, bè bạn, bà con
lối xóm… Tổ quốc chung rộng lớn luôn gắn với một tên sông, tên núi, tên làng.

Trong thực tế đã hình thành mối quan hệ Nhà – Làng - Nước trong sự hình thành
và phát triển của dân tộc Việt Nam, trong tổ chức nhà nước, trong tư tưởng, tình
cảm của con người Việt Nam. Điều đó làm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
truyền thống có độ sâu sắc, mạnh mẽ và độc đáo.
Con người Việt Nam yêu nước rất cụ thể, không trừu tượng. Họ yêu
những cảnh quan thiên nhiên, con người, mảnh đất nơi họ sinh ra, rồi mới đến
những điều rộng lớn, bao la hơn như giang sơn gấm vóc của quốc gia dân tộc.
Yêu nước gắn liền với thương nòi, vì giống nòi mà con người Việt Nam luôn nêu
cao chủ nghĩa anh hùng trong sản xuất, trong chiến đấu, luôn yêu thương đùm

1

Trần Văn Giàu, sự hình thành về cơ bản của hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam, Tạp chí Lịch sử quân sự

17


bọc lẫn nhau “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… của
con Lạc, cháu Hồng.
+ Sự gắn bó, cố kết cộng đồng, hướng về dân và lấy dân làm gốc. Để tồn
tại và phát triển, cộng đồng các dân tộc Việt Nam phải có sự đoàn kết, cố kết
nhau tạo thành sức mạnh cộng đồng vững mạnh, sức mạnh của các tầng lớp nhân
dân để chinh phục thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, địch hoạ. Trong lịch sử dân
tộc Việt Nam trải qua các triều đại khác nhau, nhưng có cùng một mục đích là
tạo cho mỗi người dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc; mỗi làng quê và toàn
bộ mọi vùng của Tổ quốc Việt Nam luôn tồn tại và phát triển trong môi trường
hoà bình, đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Vì vậy, ở Việt Nam, trong các
triều đại phong kiến, ngoài ba mối quan hệ: Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng Vợ, còn có mối quan hệ thứ tư - mối quan hệ gốc rễ của sự tồn vong dân
tộc là mối quan hệ Nước – Dân; “Nước lấy dân làm gốc”.
+ Ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.

Nền văn hoá của dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình đấu tranh, lao
động chinh phục thiên nhiên, chiến thắng thiên tai, xây dựng cuộc sống; của các
cuộc chiến đấu chống xâm lược, chống sự đồng hoá của các thế lực bên ngoài. Ý
niệm về lịch sử, văn hoá chung giữ vai trò quan trọng trong nhận thức và tình
cảm yêu nước (huyền thoại, truyền thuyết, truyện lịch sử…). Quan niệm của
người Việt Nam về bảo vệ văn hoá dân tộc là bảo vệ bản lĩnh, bản sắc dân tộc
gắn liền với bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia. Chủ nghĩa yêu nước đòi hỏi mỗi
người dân, cả cộng đồng phải có trách nhiệm bảo vệ những bản sắc văn hoá của
dân tộc mình với bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia; bảo vệ bản sắc văn hoá dân
tộc nhưng phải biết tiếp thu có chọn lọc, hợp lý tinh hoa văn hoá thế giới; bảo vệ
nhưng không đóng cửa, bảo vệ phải gắn với sự phát triển. Ở mỗi bước phát triển
của dân tộc có bước phát triển văn hoá lên mức cao hơn. Đó là quy luật của sự
phát triển văn hoá được in đậm trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

18


+ Ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; ý thức sâu sắc về độc lập
dân tộc và lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã đưa đến cho mỗi con
người Việt Nam nhận thức sâu sắc rằng, không thể sống hạnh phúc, lao động
cống hiến sức lực, trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước khi chủ quyền quốc gia,
sự toàn vẹn lãnh thổ bị các thế lực ngoại bang xâm chiếm; bị mất độc lập dân
tộc. Vì vậy, trong mỗi người dân Việt Nam luôn hoà quyện tình yêu quê hương,
xứ sở với yêu non sông đất nước, giang sơn gấm vóc của Tổ quốc và quyết tâm
bảo vệ sơn hà xã tắc. Đây là bước trưởng thành của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam truyền thống. Thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông đã khẳng định: “Một thước
núi, một tấc sông của ta không thể vứt bỏ… ai dám đem một thước núi, một tấc
sông của Vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di”. Vì vậy, mỗi người
dân Việt Nam luôn coi độc lập dân tộc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đó là

biểu hiện cao nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, thể hiện cao độ tinh thần
tự tôn dân tộc. Điều đó lý giải vì sao, mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng thì mọi tầng
lớp nhân dân luôn biết đặt lợi ích chung của đất nước lên trên hết, trước hết và
sẵn sàng gác bỏ lợi ích riêng, chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh vì độc lập dân tộc.
Chân lý “Không có gì quí hơn độc lập, tự do” được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái
quát đã phản ánh tinh thần đó.
Ý thức sâu sắc về toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, về độc lập dân tộc và tự tôn
dân tộc được hình thành rất sớm. Các thế hệ nối tiếp nhau đều có ý thức bảo vệ
và phát triển, xây dựng nên bản sắc, cốt cách riêng rất Việt Nam. Dân tộc Việt
Nam luôn mở cửa hoà nhập với thế giới, nhưng không đánh mất mình, không bị
hoà tan. Trong cái chung, bản sắc Việt Nam luôn nổi rõ, dễ nhận biết, phân biệt.
+ Ý thức xây dựng đất nước.
Việt Nam là một đất nước có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên,
nhưng nền kinh tế kém phát triển. Vì vậy, trong mỗi con người Việt Nam đều
ước vọng xây dựng một Việt Nam phồn vinh sánh vai cùng các cường quốc năm
châu, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó là biểu hiện rất cụ thể của
19


lòng yêu nước. Chính trong quá trình chung lưng, đấu cật cùng nhau lao động,
xây dựng quê hương, chống chọi thiên tai, giặc giã mà tình yêu thương con
người, yêu quê hương, đất nước nảy nở, không ngừng được củng cố và phát
triển. Nhân dân ta luôn trân trọng những đóng góp cho quê hương, đất nước và
động viên mọi người mang hết sức lực, trí tuệ và tài năng làm được nhiều việc vì
sự phồn vinh của đất nước. Đó là một giá trị văn hoá cao đẹp, biểu hiện cụ thể
của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
- Quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt
chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dưới sự tác động mạnh mẽ của những
điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.

+ Điều kiện khách quan:
Trước hết, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước Việt Nam đã
cố kết gắn bó con người với thiên nhiên, với mảnh đất đã được sinh ra và lớn lên.
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, trong vùng nhiệt đới gió mùa; một
vùng đất có nhiều tài nguyên thiên nhiên quí hiếm. Điều kiện địa lý, tự nhiên đó
đã tạo cho Việt Nam những tiềm năng lớn của sự phát triển, nhưng cũng tạo ra
không ít những khó khăn, thách thức đối với nhân dân ta, dân tộc ta. Vì vậy,
trong quá trình xây dựng đất nước, con người Việt Nam vừa tìm mọi cách để
thích nghi, vừa tìm mọi cách để khai thác những điều kiện tự nhiên để tồn tại và
phát triển. Chính trong công cuộc mưu sinh đó, các cộng đồng người Việt Nam ở
tất cả các vùng, miền của đất nước đã có cuộc sống ổn định, với một nền sản
xuất vật chất, những giá trị tinh thần mang bản sắc riêng và đạt đến đỉnh cao của
nền văn minh lúa nước. Qua thực tiễn đấu tranh chống thiên nhiên hà khắc, con
người Việt Nam dần dần liên kết lại với nhau, cùng nhau đắp đập, ngăn sông, cải
tạo ruộng đồng, chống hạn hán, lũ lụt. Kinh tế phát triển, sự giao lưu giữa các
vùng từng bước được mở mang… tạo nên sự gắn kết giữa các dân cư, cộng
đồng với nhau; là cơ sở hình thành tình yêu quê hương, đất nước, sự gắn bó,
đùm bọc thương yêu lẫn nhau.
20


Thứ hai, sự hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam gắn
liền với quá trình phát triển, biến đổi các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử
Việt Nam.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội; cơ sở kinh tế quyết định kiến trúc thượng tầng. Sự phát triển của xã hội loài
người gắn liền với sự biến đổi và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
Việt Nam không giống với nhiều nước trên thế giới, không trải qua tuần tự đầy
đủ các hình thái kinh tế - xã hội một cách tự nhiên. Việt Nam phát triển từ chế độ
công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến (chế độ phong kiến phương Đông

rất khác với các chế độ phong kiến phương Tây). Chế độ phong kiến Việt Nam
không tồn tại chế độ lãnh địa với quan hệ lãnh chúa – nông nô; không trải qua
thời kỳ phân quyền, cát cứ lâu dài … đã chi phối rất lớn đến sự cố kết cộng đồng
và quá trình phát triển của dân tộc.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, xã hội Việt Nam chuyển sang chế
độ xã hội thuộc địa nửa phong kiến với 2 mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dân
tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là
nông dân với địa chủ phong kiến, trong đó mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược. Tình hình trên tác động
sâu sắc đến việc hình thành sự đoàn kết, sự cố kết dân tộc trong đấu tranh giành
độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân. Các giai cấp, lực lượng trong xã hội tạm gác
quyền lợi và mâu thuẫn nội bộ, tất cả vì lợi ích chung của cả cộng đồng và dân
tộc.
Từ khi có Đảng lãnh đạo, dân tộc Việt Nam có bước nhảy vọt về chính
trị, giành được độc lập dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và từng bước
đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là quá trình biến đổi căn bản của sự đoàn kết dân tộc.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới có sự phát triển về
chất – yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa yêu nước xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Đó là cội nguồn và động lực to lớn phát huy sức mạnh của
toàn thể dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
21


Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền
với lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc.
Việt Nam nằm ở khu vực chiến lược quan trọng trong khu vực và trên
thế giới, lại giàu tài nguyên thiên nhiên quí hiếm luôn là mục tiêu nhòm ngó, lăm
le xâm lược thôn tính của các đế quốc ngoại bang. Kể từ cuộc kháng chiến chống
Tần (thế kỷ thứ II trước công nguyên) đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, dân tộc Việt Nam ta đã có 12 thế kỷ phải chiến đấu chống lại

nhiều kẻ thù thường có tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội hơn ta nhiều lần. Tất
cả các cuộc kháng chiến do nhân dân ta tiến hành chống các thế lực ngoại bang
đều là những cuộc chiến đấu không cân sức, diễn ra hết sức gay go, ác liệt cả về
qui mô và tính chất chiến tranh. Do vậy, mọi người Việt Nam, cả dân tộc Việt
Nam, không có con đường nào khác là phải đồng lòng, nhất tề đứng dậy, cố kết
với nhau, tạo thành sức mạnh to lớn chiến đấu và chiến thắng quân thù. Đúng
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”(1).
Rõ ràng, những điều kiện khách quan nêu trên đã tác động sâu sắc,
trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam; hình thành truyền thống đoàn kết, cố kết dân tộc trong suốt 4000 năm
dựng nước và giữ nước; hình thành nên những phẩm chất đặc biệt của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam.
Thứ tư, quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia, thống nhất nền văn hoá dân tộc và
hình thành dân tộc độc lập.
(1)

Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H, 1995, tr 171

22


Dân tộc Việt Nam hình thành rất sớm, do yêu cầu chinh phục thiên nhiên
và chống ngoại xâm. Sự hình thành làng xã nông thôn là yếu tố đóng vai trò
quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Quá trình hình thành,
phát triển của nhà nước gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia. Việc hình

thành quốc gia dân tộc thống nhất đã tạo điều kiện cho một nền văn hoá thống
nhất trong sự đa dạng, phong phú của truyền thống mỗi dân tộc trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam nằm ở giữa hai trung tâm văn hoá lớn
nhất châu Á là văn hoá Ấn Độ và văn hoá Trung Hoa. Hai nền văn hoá đó đã
xâm nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ vào đời sống văn hoá Việt Nam. Tuy vậy, nền
văn hoá Việt Nam không bị đồng hoá bởi văn hoá ngoại lai. Trái lại, văn hoá
Việt Nam vẫn thể hiện rõ nét bản sắc riêng của mình trong nền văn hoá chung
của nhân loại. Đó là sự vững vàng về bản lĩnh, cốt cách văn hoá Việt Nam, con
người Việt Nam; đồng thời rất nhạy bén thích nghi biết hội nhập và lựa chọn tinh
hoa văn hoá thế giới thành những giá trị văn hoá mang bản sắc Việt Nam. Tinh
thần tự tôn dân tộc, ý thức yêu nước, thương nòi là một bộ phận cơ bản tạo thành
văn hoá Việt Nam; là sự kết tinh những giá trị tiêu biểu của truyền thống Việt
Nam, đồng thời là cơ sở phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
+ Nhân tố chủ quan: Ngoài những điều kiện khách quan tác động đến
quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn chịu sự tác
động trực tiếp, có ý nghĩa quyết định của những nhân tố chủ quan - những nhân
tố chi phối mạnh mẽ đến nội dung, hình thức của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy là bất kỳ nhà nước nào, từ nhà nước sơ
khai đến nhà nước hiện đại đều luôn quan tâm chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, kế
thừa và phát triển truyền thống yêu nước của các thế hệ cha ông trong quá trình
dựng nước và giữ nước. Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các giai cấp phong
kiến thống trị luôn chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững sự
thống nhất đất nước; tập trung vào các mối quan hệ như: Vua - Nước (trung quân
– ái quốc), Làng - Nước (giữ làng - giữ nước), Nước – Nhà (nước mất – nhà tan),
Nước – Dân (yêu nước – thương dân)… trong đó mối quan hệ Vua - Nước là
23


quan trọng nhất. Các giai cấp phong kiến thống trị luôn hiểu rằng, quyền lợi và
địa vị thống trị của họ luôn gắn liền với độc lập dân tộc và sự thống nhất đất

nước. Nếu đất nước không được độc lập thì điền trang, thái ấp, quyền uy, bổng
lộc của giai cấp thống trị cũng không còn. Đương nhiên, giáo dục ý thức độc lập
dân tộc không chỉ vì đặc quyền, đặc lợi của giai cấp thống trị, mà trong đó có
quyền lợi của nhân dân. Do vậy, khi có giặc ngoại xâm thì phong trào yêu nước
của quần chúng, chủ yếu là nông dân diễn ra liên tiếp dưới sự lãnh đạo của các
triều đại phong kiến. Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam đã chứng minh điều đó. Quá trình đấu tranh của nhân dân đã khơi dậy,
hun đúc và khích lệ tinh thần yêu nước của dân tộc.
Hơn nữa, trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam, ở mọi thời kỳ
lịch sử luôn có những tấm gương sáng về tinh thần yêu nước trong các tầng lớp
nhân dân đứng lên chống thiên tai, địch hoạ, nhất là những tấm gương anh hùng
trong đánh giặc, giữ nước gắn liền với những chiến công hiển hách. Những hình
ảnh Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Sơn Tinh trong huyền thoại; những tấm
gương Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung… mãi mãi là những hình
tượng sáng ngời, biểu trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt
Nam; được các thế hệ người Việt Nam lưu truyền, kế tiếp và nâng lên tầm cao
mới, nhất là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước dưới sự lãnh đạo của
Đảng thì chủ nghĩa yêu nước có bước phát triển mới về chất so với chủ nghĩa
yêu nước thời phong kiến.
Một nét đặc sắc trong ý thức của con người Việt Nam là tình yêu quê
hương, đất nước, yêu thương giống nòi luôn gắn quyện với nhau. Từ xa xưa, tình
yêu đó đã được chuyển thành ý thức biết nâng niu, quí trọng những giá trị văn
hoá – tinh thần của dân tộc, của nhân dân, trở thành hành động thiết thực trong
xây dựng đất nước. Đặc biệt, khi đất nước bị xâm lăng thì tình yêu đó được
chuyển thành thái độ căm thù, ý chí quyết tâm chiến đấu của mỗi người dân và
của cả cộng đồng dân tộc đối với kẻ bán nước và cướp nước. Thái độ căm thù,
khinh ghét kẻ thù, tình yêu quê hương, đất nước bao la đã trở thành giá trị đạo
24



đức truyền thống của dân tộc ta trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Đó là nhân tố
chính trị - tinh thần tạo nên sức mạnh của dân tộc ta. Sự giáo dục truyền thống
của các thế hệ người Việt Nam là một yếu tố quan trọng hình thành, phát triển
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Từ sự phân tích những điều kiện khách quan và nhân tố của chủ quan
chúng ta nhận thấy rằng, lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình
dựng nước đi đôi với giữ nước. Sự đoàn kết, cố kết dân tộc, thống nhất đất nước
là xu hướng cơ bản, chủ yếu của dân tộc ta. Trong mọi thời kỳ lịch sử của dân
tộc đều tồn tại, phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - một sức mạnh tinh
thần, vật chất to lớn và mạnh mẽ bảo đảm cho dân tộc ta không ngừng trưởng
thành và chiến thắng.
* Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam hiện đại hay chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn
đến nhiều, bao gồm nhiều nội dung phong phú, gắn liền với lịch sử đấu tranh
cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với
việc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta cũng đồng
thời nâng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới. Đó là “… sự kết hợp
nhuần nhuyễn trong nội dung của nó truyền thống tinh hoa hàng ngàn năm của
dân tộc ta và với tinh thần cách mạng của thời đại mới, với chủ nghĩa Mác Lênin, hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân hiện đại”(1).
Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi cách mạng
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Hơn 70 năm qua, chủ nghĩa
yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đóng vai trò động lực tinh thần to lớn
trong việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp
đấu tranh giành, giữ độc lập dân tộc; trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo
1

Trần Xuân Trường, Chủ nghĩa yêu nước thời đại Hồ Chí Minh, Nxb QĐND, H, 1999, tr 48

25



vệ Tổ quốc hiện nay. Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên
cơ sở lập trường của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp thu, kế thừa và
phát triển những giá trị tinh hoa truyền thống yêu nước do lịch sử để lại: Tình
yêu quê hương, đất nước, yêu thương giống nòi, đùm bọc che chở lẫn nhau, ý
thức phục vụ Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng xả thân hy sinh vì dân, vì nước… Tuy
nhiên, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa có bản chất giai cấp hoàn toàn khác
và có những biểu hiện cụ thể khác với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền
thống. Cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
sự hoà quyện chặt chẽ các yếu tố dân tộc, giai cấp quốc gia, quốc tế; dân tộc, giai
cấp, nhân loại không đối lập nhau.
Từ những phân tích trên và xuất phát từ nội dung, tính chất, hình thức
biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống, có thể thấy rằng: Chủ
nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống những quan điểm, tư
tưởng, tình cảm và hành vi ứng xử phản ánh những giá trị văn hoá, đạo đức và
tinh thần lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc Việt
Nam; là sự tiếp thu, kế thừa, giữ gìn và phát triển những tinh hoa và giá trị cao
đẹp của dân tộc Việt Nam trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, được
nâng lên tầm cao mới, gắn liền với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở nước ta; đồng
thời phản ánh sâu sắc dấu ấn của thời đại mới hiện nay.
Chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là động lực tinh thần, vật
chất mạnh mẽ động viên và phát huy mọi tiềm năng, sức lực của các tầng lớp
nhân dân Việt Nam vươn lên khẳng định vị thế của dân tộc trước những thách
thức của thời cuộc trong thực hiện sứ mệnh của cha ông trao lại: Rửa nỗi nhục


26


×