Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Điều kiện làm việc của lao động nữ theo pháp luật lao động việt nam từ thực tiễn các doanh nghiệp ở thành phố hà nội (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 176 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ TỐ QUYÊN

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NỮ
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LẠI THỊ TỐ QUYÊN

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NỮ
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC DOANH NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9 38 01 07

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN HỮU CHÍ
2. TS. HỒ NGỌC HIỂN

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận án là trung thực. Những công trình nghiên cứu của các tác giả khác nếu
được sử dụng trong luận án đều có chú thích nguồn sử dụng./.
TÁC GIẢ

Lại Thị Tố Quyên

i


LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Học viện
Khoa học xã hội, các thầy cô giáo, gia đình, những người bạn và đồng nghiệp
đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong quá trình viết và hoàn thiện
luận án.
Đặc biệt, nghiên cứu sinh xin được kính gửi lời cảm ơn đến các thầy,
các cô đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý cho nghiên cứu sinh trong quá trình
thực hiện luận án này./.

ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................................................................... 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................... 10
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
những vấn đề được nghiên cứu trong đề tài luận án .............................. 28
1.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ............................................................. 31
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................ 32
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM
VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NỮ VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN
LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NỮ ........................................................... 33
2.1. Một số vấn đề lý luận về điều kiện làm việc của lao động nữ ........ 33
2.2. Một số vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện làm việc của lao
động nữ ................................................................................................ 44
Tiểu kết chương 2................................................................................. 61
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NỮ QUA THỰC
TIỄN THỰC HIỆN CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................. 63
3.1. Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về điều kiện làm việc
đối với lao động nữ............................................................................... 63
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về điều kiện làm việc
của lao động nữ ở các doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội ................... 80
Tiểu kết chương 3............................................................................... 117

iii



Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN
LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG NỮ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............. 118
4.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về điều kiện
làm việc của lao động nữ .................................................................... 118
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động về
điều kiện làm việc của lao động nữ..................................................... 139
Tiểu kết chương 4............................................................................... 147
KẾT LUẬN ............................................................................................... 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ................................................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 152

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết đầy đủ

Ký hiệu viết

Ký hiệu

tắt

Viết đầy đủ

viết tắt

Bảo hiểm thất nghiệp


UDHR

Tuyên ngôn quốc tế về quyền

xuyên Thái Bình

con người

Dương

BHXH

CPTPP

Hiệp định đối tác

BHTN

Bảo hiểm xã hội

FTA

Hiệp định Thương
mại tự do

BHYT

Bảo hiểm y tế


DN FDI

Doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài

BLDS

Bộ luật dân sự

DNNN

Doanh nghiệp nhà
nước

BLLĐ

Bộ luật lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

CĐCS

Công đoàn cơ sở

DNNNN

Doanh nghiệp ngoài
nhà nước


CEDAW

Công ước loại bỏ
mọi hình thức phân
biệt đối với phụ nữ

CLB

Câu lạc bộ

ATLĐ

An toàn lao động

CNLĐ

Công nhân lao động

VSLĐ

Vệ sinh lao động

CNVCLĐ

Công nhân viên chức lao

AT

An toàn


động

AT,VSLĐ An toàn, vệ sinh lao
động

DN

Doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

DS

Dân số

EVFTA

Hiệp

định

thương

mại tự do EU - Việt
Nam

v





Hợp đồng

WTO

Tổ chức thương mại
thế giới

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

PL

Pháp luật

HLHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

PLLĐ

Pháp luật lao động

ILO

Tổ chức lao động thế giới


EU

Khối liên minh Châu

TNXHCDN

Trách nhiệm xã hội của

Âu

doanh nghi
KCN

Khu công nghiệp

LLLĐ

Lực lượng lao động

KCX

Khu chế xuất

LĐTT

Lao động tập thể

KHHGĐ


Kế hoạch hóa gia đình

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

LĐLĐ

Liên đoàn lao động

NLĐ

Người lao động

LĐN

Lao động nữ

NSDLĐ

Người sử dụng lao
động

LĐTB&XH Lao động -Thương binh và

NCS

Xã hội
TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

vi

Nghiên cứu sinh


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu 3.1. Cơ cấu lao động trong các loại hình doanh nghiệp ................................... 82

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần với mục đích thỏa mãn
nhu cầu của con người trong đời sống. Thể chất và sức khỏe của con người được cải
thiện và tốt hơn khi được lao động một cách khoa học; tức là, khi tham gia vào quá
trình lao động, cơ thể con người thích ứng được với môi trường xung quanh, trong
điều kiện làm việc (ĐKLV) phù hợp. Điều kiện làm việc tốt sẽ giúp người lao động
(NLĐ) tham gia vào quá trình lao động được an toàn, sức khỏe được đảm bảo, đóng
góp vào việc củng cố mối quan hệ xã hội của người lao động; và khi NLĐ được lao
động một cách an tâm, tinh thần thoải mái cũng sẽ tạo ra năng suất, chất lượng lao
động tốt và hiệu quả, điều này đóng vai trò quan trọng vào sự tồn tại và phát triển của
đất nước, xã hội nói chung, của gia đình, doanh nghiệp nói riêng.
Trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xuất phát từ nhận thức khách quan,
nhận thấy rằng, dù ở thời đại hay hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng
luôn giữ vai trò quyết định, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã
hội. Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chăm lo cho việc phát triển
nguồn nhân lực bởi Đảng đã xác định được vai trò then chốt của nguồn nhân lực, vừa

là động lực, mục tiêu của sự phát triển, vừa là trung tâm của quá trình sản xuất, và là
tài sản quý giá nhất của một quốc gia. Đồng thời, để phát triển sản xuất, tăng năng
suất lao động thì nhiệm vụ trọng yếu tập trung vào việc tạo ra, chăm lo, cải thiện, bảo
đảm điều kiện làm việc cho con người trong quá trình lao động.
Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2017, tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên trong cả nước vào khoảng 54,82 triệu người; trong đó, lao động nữ (LĐN) là hơn
26,37 triệu người, chiếm khoảng 48,1% tổng số lao động trong độ tuổi lao động trên
cả nước. Số LĐN từ 15 tuổi trở lên có việc làm cũng năm đó là 25,89 triệu người trên
tổng số 53,7 triệu người, tức là chiếm khoảng 48,2% tổng số NLĐ có việc làm [105].
Theo Báo cáo tổng quan về LĐN tại Việt Nam do Mnet công bố cho thấy, lực lượng
LĐN chiếm hơn 70% tổng số lực lượng lao động của các ngành xuất khẩu chính (như
dệt may, da giày, điện tử) và có tỷ lệ là 64% trong các khu công nghiệp. Trong khu
vực phi chính thức, có khoảng 7,8 triệu LĐN đang làm việc trong điều kiện làm việc
không đảm bảo, trong đó có khoảng 59,6% LĐN phải làm những công việc dễ bị tổn
thương, so với 31,8% lao động nam là một con số cao hơn đáng kể. So sánh công

1


việc với cùng trình độ và vị trí, thì bình quân thu nhập của LĐN Việt Nam lại luôn
thấp hơn khoảng 10,7% so với nam giới [35]. Thu nhập thấp cũng là một trong các
nguyên nhân chính khiến cho LĐN phải lựa chọn làm những công việc có điều kiện
làm việc kém hơn, không đảm bảo với thời gian làm việc kéo dài. Cơ hội chọn lựa
không cao, họ buộc phải chấp nhận những công việc như vậy cũng bởi một lý do
chính yếu là họ cần có thu nhập để đảm bảo cuộc sống.
LĐN có những đặc thù về sinh lý, thể trạng, sức khỏe và tâm lý. Chính do những
đặc thù đó, trong lao động, LĐN dễ bị phân biệt đối xử, khó khăn trong việc tìm kiếm
việc làm bởi tâm lý e ngại không muốn tuyển dụng của người sử dụng lao động
(NSDLĐ) vì chi phí cho một LĐN luôn cao hơn so với lao động nam. Trong quá trình
thực hiện quan hệ lao động tại doanh nghiệp (DN), những công việc LĐN đảm nhiệm

thường đòi hỏi về cường độ, thời gian, thêm ca, thêm giờ nhiều, chưa kể nếu họ làm
việc trong điều kiện không đảm bảo về vệ sinh an toàn lao động, thu nhập không
tương xứng cũng sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn đến đời sống vật chất, văn hóa tinh
thần của họ. Điều kiện làm việc không đảm bảo cũng là một trong những nguyên
nhân gây nên tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ và bất bình đẳng giới. Trong
những trường hợp đó, LĐN luôn phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, ảnh hưởng
về sức khỏe, hơn nữa còn gặp những tác động tiêu cực đến đời sống của họ.
Nhờ nhận thức được về vai trò của nguồn nhân lực, đặc điểm đặc thù của lao
động nữ và tầm quan trọng của điều kiện làm việc trong lao động, pháp luật lao động
Việt Nam cũng giống như pháp luật quốc tế và nhiều nước trên thế giới đều đề ra
những quy định riêng cho LĐN, bao gồm những quy định về điều kiện làm việc của
LĐN. Nhìn nhận, đề cao và coi trọng vai trò của LĐN đối với sự phát triển bền vững,
cũng như các nhiệm vụ trọng yếu phải thực hiện để phát triển sản xuất và tăng năng
suất lao động chính là một trong các ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, Việt
Nam ban hành luật pháp, các chính sách ưu tiên cho phụ nữ, bao gồm những quy định
riêng trong lao động cho LĐN gồm cả điều kiện làm việc của LĐN, với mục đích tạo
ra, chăm lo, cải thiện, đảm bảo ĐKLV phù hợp với thể chất, tinh thần của lao động
nữ và tăng hiệu quả công tác thúc đẩy bình đẳng giới. Việt Nam luôn tôn trọng Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và đã tham gia Công ước quan trọng: Công ước
năm 1979 về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW); và
với tư cách là một thành viên của Tổ chức lao động quốc tế, còn tham gia ký kết
2


Công ước số 111 - Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm
1958 và Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
cho một công việc có giá trị ngang nhau năm 1951, v.v.; thêm vào đó, Việt Nam cũng
luôn cố gắng trong việc chuyển hóa các quy định, văn kiện quốc tế vào pháp luật lao
động Việt Nam và một số Bộ luật khác.
Nhìn chung, Việt Nam có truyền thống tôn trọng, bảo vệ nữ giới; luôn cố gắng

cải thiện, đảm bảo các điều kiện làm việc thích đáng nhất cho LĐN, và tích cực thúc
đẩy quan hệ quốc tế về vấn đề này. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có tư tưởng tiến bộ và
tâm huyết về việc đưa đến quyền bình đẳng thật sự đối với phụ nữ, Đảng và Chính
phủ cần bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi
công việc, kể cả công việc lãnh đạo và chính bản thân phụ nữ cũng cần phải cố gắng
vươn lên, là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực chất cho phụ nữ.
Điều này cũng chính là mục đích của Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới, đó là giải
phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Chủ trương đúng đắn
của Đảng đã được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước với việc ban hành Bộ
Luật lao động 1994, và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2005, 2007; sửa đổi
năm 2012 và gần đây nhất là năm 2019, sẽ có hiệu lực vào năm 2021. Hệ thống chính
sách và pháp luật về ĐKLV của lao động nữ ngày càng được hoàn thiện hơn, tạo cơ sở
pháp lý vững chắc cho việc chăm lo, cải thiện, đảm bảo điều kiện làm việc phù hợp cho
lao động nữ. Nhờ đó, trong thời gian qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tích đáng kể
trong công tác thực thi các quy định về ĐKLV của LĐN.
Tuy có nhiều nỗ lực nhưng việc thực hiện các chính sách pháp luật về ĐKLV của
lao động nữ vẫn chưa được hiệu quả, vẫn còn nhiều hạn chế với nhiều nguyên nhân
khác nhau. Có nguyên nhân chủ quan (tư tưởng, khả năng nhận thức, ý thức pháp
luật, …) và cũng có nguyên nhân khách quan (hạn chế về nguồn lực, điều kiện kinh tế
xã hội...). Nhiều doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đầu tư phát triển sản xuất, thu lợi
nhuận, chưa có sự đầu tư xứng đáng để chăm lo, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt
trong việc cải thiện, đảm bảo ĐKLV cho NLĐ nói chung và lao động nữ nói riêng;
tuy vậy, cũng phải kể đến bản thân NLĐ còn thiếu ý thức tự giác chấp hành các quy
định, nội quy làm việc. Hay là một vài quy định về sự phối hợp giữa những chủ thể
quản lý, tổ chức đại diện cho NLĐ chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ cũng như còn gây
lúng túng, vướng mắc trong việc thực thi cho các chủ thể trong quan hệ lao động. Mặt

3



khác, lực lượng thanh tra mỏng khiến sự sát sao, kiểm tra, giám sát của cơ quan chức
năng chưa thực sự hiệu quả. Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về ĐKLV của
LĐN ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng có nhiều đặc trưng,
khác biệt so với các tỉnh, thành phố khác đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu. Từ những
vấn đề vừa nêu, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Điều kiện làm việc của lao động nữ
theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn các doanh nghiệp ở thành phố Hà
Nội” để làm đề tài Luận án tiến sĩ Luật học của mình. Đề tài nhằm luận giải các nội
dung, thực trạng quy định và công tác thực hiện các quy định của PLLĐ về ĐKLV của
lao động nữ trong doanh nghiệp như: quy định về môi trường làm việc trong đó có các
vấn đề về vệ sinh, an toàn lao động, an toàn sức khỏe, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, tiền
lương, quy định những công việc hoặc ĐKLV không được sử dụng lao động nữ, v.v.
Mục đích nhắm đến là đưa ra được các quan điểm và giải pháp hoàn thiện PLLĐ Việt
Nam về ĐKLV của lao động nữ; phần nào có thể giúp các nhà làm luật, nhà hoạch định
chính sách đề ra các quy định về ĐKLV cho lao động nữ được phù hợp, thích đáng và
hoàn thiện hơn. Bởi khi được làm việc trong ĐKLV như vậy, họ sẽ luôn sẵn sàng làm
việc với tư thái tốt nhất, năng suất tăng cao, mang lại kết quả sản xuất kinh doanh lớn
hơn cho các doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nước nhà nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án có mục tiêu tổng quát là xây dựng, làm sáng tỏ luận cứ khoa học về
ĐKLV của lao động nữ; nêu lên thực trạng các quy định, việc thực hiện các quy định
và đánh giá thực trạng thực hiện các quy định của pháp luật lao động về điều kiện
làm việc của lao động nữ tại các doanh nghiệp ở Hà Nội; nhằm đóng góp luận cứ
khoa học vào hệ thống lý luận, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện pháp luật lao
động về điều kiện làm việc của LĐN ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, rút ra
những điểm hợp lý để kế thừa và phát triển, làm rõ các vấn đề cần triển khai nghiên
cứu, làm rõ cơ sở lý thuyết nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu phục vụ cho hướng

nghiên cứu của đề tài nhằm đạt được mục đích đã đề ra.

4


Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề lý luận để làm rõ các quan điểm khoa học về
điều kiện làm việc nói chung, ĐKLV của LĐN; nghiên cứu về những nội dung cơ
bản của việc điều chỉnh bằng pháp luật về điều kiện làm việc của LĐN (trong pháp
luật của một số tổ chức quốc tế và một số quốc gia trên thế giới). Đây là một trong
những cơ sở lý luận cơ bản và quan trọng để tham khảo trong quá trình nghiên cứu,
hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động về ĐKLV của LĐN ở nước ta.
Thứ ba, đề tài đi vào khảo sát về thực trạng pháp luật lao động về điều kiện làm
việc của lao động nữ qua thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về điều kiện làm việc
của lao động nữ tại các doanh nghiệp ở địa bàn thành phố Hà Nội; từ đó, đưa ra những
đánh giá về thực trạng và việc thực hiện pháp luật lao động về điều kiện làm việc của lao
động nữ ở các doanh nghiệp ở Hà Nội và ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, đúc rút kết quả những nghiên cứu trên, đề tài sẽ đưa ra quan điểm hoàn
thiện pháp luật lao động Việt Nam về điều kiện làm việc của lao động nữ; cùng đó là
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về điều kiện làm việc
của lao động nữ và một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao
động Việt Nam về điều kiện làm việc của lao động nữ ở doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu: đề tài đi vào nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn, nội dung của pháp luật quốc tế và của một số quốc gia liên quan đến điều kiện
làm việc của lao động nữ (theo nghĩa hẹp), thực trạng quy định pháp luật lao động ở Việt
Nam và thực tiễn thực hiện tại doanh nghiệp ở Hà Nội về điều kiện làm việc của LĐN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, luận án
chỉ tập trung nghiên cứu các khía cạnh lý luận, pháp luật, thực trạng, thực tiễn của
pháp luật lao động Việt Nam và xoay quanh vấn đề chính là về ĐKLV của LĐN tiếp

cận từ góc độ hẹp của khái niệm ĐKLV của LĐN, đặt trong mối quan hệ làm công ăn
lương ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung hiện nay, không đề cập đến các chế độ
đối với người lao động nói chung (bao gồm công chức, viên chức, hợp tác xã, người lao
động làm việc cho người sử dụng lao động ở nước ngoài, …). Luận án có nghiên cứu
một số các chuẩn mực quốc tế và pháp luật một số quốc gia khác để có độ sâu, rộng
nhằm tham khảo kinh nghiệm cho công tác hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về
điều kiện làm việc của LĐN.

5


Trong nghiên cứu đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về ĐKLV của LĐN,
Luận án chủ yếu tập trung đánh giá thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp ở thành
phố Hà Nội, đồng thời có chú trọng đánh giá một vài doanh nghiệp điển hình. Về mặt
thời gian, đề tài nghiên cứu về pháp luật lao động về điều kiện làm việc của LĐN
theo Bộ Luật lao động Việt Nam hiện hành và dựa trên số liệu khảo sát thực tế trong
khoảng 10 năm trở lại đây.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học, khách
quan, biện chứng và tính chính trị - xã hội của kết quả nghiên cứu, Luận án được
nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp luật và nhà nước; phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử; quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam thể hiện cách nhìn
nhận các vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc của LĐN.
Để giúp cho quá trình nghiên cứu đề tài được đầy đủ, toàn diện, khách quan, được
nhìn nhận từ nhiều chiều, nhiều phương diện khác nhau; và cho ra đời sản phẩm có giá
trị khoa học và giá trị thực tiễn cao, NCS sử dụng cách tiếp cận đa ngành và liên ngành:
từ tiếp cận tâm lý học đến tiếp cận xã hội học pháp luật, luật học so sánh, tiếp cận khu
vực học, v.v.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện Luận án, NCS sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
truyền thống nói chung và trong lĩnh vực luật học nói riêng, như:
Phương pháp thu thập tư liệu: được áp dụng nhằm thu thập các tài liệu sơ cấp, thứ
cấp phục vụ cho công việc nghiên cứu. Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản quy phạm
pháp luật và Văn kiện của Đảng có liên quan đến đề tài; các vụ việc, các số liệu thống kê
chính thức của cơ quan có thẩm quyền cũng như số liệu mà tác giả thu thập, tổng hợp
được. Tài liệu thứ cấp bao gồm các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài, tạp chí, kết
luận đã được các tác giả, nhà khoa học, học giả khác thực hiện và công bố. Các tài liệu
thu thập được có một hay nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc của LĐN.
Phương pháp phân tích: Được áp dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và thứ cấp thu
thập được. Phương pháp này được dùng chủ yếu ở Chương 1 và Chương 3.

6


Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm, các số liệu,
kết quả có được từ hoạt động nghiên cứu, phân tích tài liệu, tham khảo ý kiến của chuyên
gia. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, đề xuất của chính tác giả luận
án. Phương pháp tổng hợp sẽ được NCS nghiên cứu và viết tại Chương 3, Chương 4.
Phương pháp luật học so sánh được sử dụng để nghiên cứu, học tập, so sánh kinh
nghiệm làm luật của nước ngoài, qua đó rút ra bài học để lựa chọn kế thừa những
biện pháp, hạt nhân hợp lý phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, khuyến nghị áp dụng đối
với Việt Nam. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu khi NCS viết Chương 1 và
Chương 4.
Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong các Chương
của Luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung nghiên cứu theo một trình tự, bố cục
hợp lý chặt chẽ, logic và gắn kết được những vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành: đề tài sẽ khai thác, tiếp cận thông
tin ở nhiều khía cạnh và phương diện của khoa học xã hội như: xã hội học, kinh tế

học, giới, luật học so sánh, v.v., để sử dụng trong quá trình nghiên cứu viết luận án
được đầy đủ và toàn diện.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Với tư cách là một công trình nghiên cứu từ góc độ luật học về điều kiện làm việc
của lao động nữ theo pháp luật lao động (PLLĐ) Việt Nam, luận án có những đóng
góp mới cho khoa học pháp lý ở một số điểm sau:
- Đề tài được tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Đề tài đã
khái quát và hình thành được một số vấn đề lý luận cơ bản và lý luận pháp luật về
điều kiện làm việc nói chung và ĐKLV riêng của LĐN; luận giải nhu cầu điều chỉnh
bằng pháp luật về ĐKLV của LĐN. Dưới góc độ pháp luật, đề tài làm sáng tỏ những
nội dung cơ bản quy định về điều kiện làm việc của lao động nữ trong pháp luật của
một số tổ chức quốc tế và một vài quốc gia trên thế giới; góp phần làm phong phú
thêm về mặt học thuật của khoa học luật lao động về điều kiện làm việc của LĐN.
- Đề tài cung cấp thông tin thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về điều kiện
làm việc của LĐN và thực tiễn thực hiện những quy định đó ở các doanh nghiệp tại
Hà Nội. Đồng thời, đưa ra nhận xét, đúc rút các kết quả và nguyên nhân của chúng

7


sau khi đánh giá về thực trạng và việc thực hiện pháp luật lao động Việt Nam về điều
kiện làm việc của LĐN ở DN tại Hà Nội hiện nay.
- Từ góc độ luật học, đề tài nghiên cứu, đưa ra các quan điểm và đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường hiệu quả việc thực hiện pháp luật lao động Việt
Nam hiện nay về điều kiện làm việc của LĐN ở doanh nghiệp cả nước nói chung và
trên địa bàn Hà Nội nói riêng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa thiết thực cả về phương diện lý luận
và phương diện pháp luật. Luận án đã nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, làm rõ một
cách toàn diện, trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận chung, lý luận pháp luật

về điều kiện làm việc nói chung, ĐKLV riêng của LĐN; và nội dung pháp luật quy
định về điều kiện làm việc của LĐN. Bên cạnh đó, với hệ thống các phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu, luận án góp phần làm sáng tỏ khả năng áp dụng lý luận
trong nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc nói chung, ĐKLV của
LĐN nói riêng và nội dung pháp luật quy định về điều kiện làm việc của LĐN trong
nước và thế giới, phục vụ một số loại đối tượng và trong điều kiện cụ thể.
Đây là cơ sở lý luận giúp cho việc phân tích, so sánh nội dung quy định của pháp
luật về điều kiện làm việc của lao động nữ ở một số tổ chức quốc tế, một số nước trên
thế giới với nội dung quy định về điều kiện làm việc của lao động nữ theo pháp luật
lao động Việt Nam, cũng là cơ sở để nhận xét, đánh giá thực tiễn thực hiện các quy
định của pháp luật lao động về điều kiện làm việc của LĐN trong các doanh nghiệp ở
thành phố Hà Nội. Từ đó, đưa ra, đề xuất những quan điểm, kiến nghị để hoàn thiện
pháp luật lao động Việt Nam về điều kiện của LĐN cũng như đảm bảo việc thực hiện
quy định đó ở các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác đào tạo, giảng dạy
và nghiên cứu. Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm
tài liệu tham khảo cho việc xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến điều kiện
làm việc của LĐN trong thời gian tới và đảm bảo cho việc thực hiện được tốt hơn.
7. Cơ cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên cứu

8


Chương 2: Một số vấn đề lý luận về điều kiện làm việc của lao động nữ và pháp
luật về điều kiện làm việc của lao động nữ
Chương 3: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về điều kiện làm việc của lao
động nữ qua thực tiễn thực hiện của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 4: Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về điều kiện làm việc của lao động nữ tại thành phố Hà Nội

9


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thực tế cho thấy rằng, đã có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khoa học,
sách, báo, tạp chí của các nhà khoa học, các học giả thuộc các ngành như luật học, xã
hội học, giới học, v.v. đề cập đến một hay một vài khía cạnh, vấn đề về lao động nữ
cũng như về các điều kiện làm việc cho lực lượng lao động này từ nhiều cách nhìn,
góc độ nghiên cứu khác nhau. Đó là một kho tài liệu có giá trị đối với những người
muốn nghiên cứu, tìm hiểu về các vấn đề nêu trên. Trên cơ sở nghiên cứu các công
trình, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, dưới đây nghiên cứu sinh
tổng hợp, khái quát, phân tích và đánh giá những tài liệu đó theo các nhóm vấn đề có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án.
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Liên quan đến đề tài luận án, có thể kể đến các công trình nghiên cứu về các vấn
đề lý luận cơ bản cũng như pháp luật về điều kiện làm việc của người lao động nói
chung, lao động nữ nói riêng:
Trong báo cáo “Working Conditions Law Report 2012 - A global review” của Tổ
chức lao động thế giới cũng đã nghiên cứu, báo cáo, thống kê ba thành tố được coi là
điều kiện làm việc bao gồm: thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; sự bảo vệ người mẹ và
lương tối thiểu [184]. Trước đó, Tổ chức ILO cũng đưa ra khái niệm về ĐKLV gồm
nhiều thành phần, chủ đề, từ thời gian làm việc đến các điều kiện thể chất và nhu cầu
tinh thần tồn tại ở nơi làm việc, áp dụng chung cho mọi NLĐ, không có sự phân biệt
về giới. Một số tổ chức khác như Tập đoàn cung cấp dịch vụ toàn cầu Intertek, Công

ty Tài chính quốc tế (thuộc Ngân hàng Thế giới) hay Hiệp hội Công bằng lao động
cũng đưa ra một tập hợp các tiêu chuẩn lao động tạo thành khái niệm ĐKLV mang
đặc trưng riêng nhưng các thành tố bên trong thì khá là tương đồng. Đây là cơ sở để
NCS tổng hợp và đưa ra được các khái niệm, thành tố trong Điều kiện làm việc nói
chung cũng như dành riêng cho lao động nữ ở chương lý luận sau này.
Luận án tiến sĩ về Quyền lao động như nhân quyền: sự an toàn của người lao
động ở nơi làm việc ở Australia - dựa trên cơ chế cung ứng của quốc gia (Labour

10


rights as human rights: workers’ safety at work in Australia - based supply chains)
của Paul Harpur (2009) với bố cục 10 chương, tập trung nghiên cứu chính vào hai
vấn đề: Quyền lao động của con người là nhân quyền, tác giả nhấn mạnh rằng đó là
yếu tố tất yếu mà con người đương nhiên được hưởng; và khi lao động, dựa trên
quyền lao động cơ bản thì NLĐ cần phải có môi trường làm việc đảm bảo an toàn. Ở
Phillippines, bên cạnh bảo đảm quyền của lao động nữ, quyền được đảm bảo về các
ĐKLV cũng được quy định trong Hiến pháp, đó là các điều kiện: nhà trẻ, bảo hiểm xã
hội, chống quấy rối tình dục, thời giờ làm việc, v.v; đây là nước có những quy định
có nhiều điểm giống với pháp luật lao động Việt Nam và cũng có nhiều quy định cần
được học hỏi, giúp ích cho NCS có được những cách nhìn và phân tích ở các chương
lý luận, thực tiễn sau này. Nhật Bản quy định các ĐKLV cần được nêu rõ tại: Sắc
lệnh Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, Luật Lao động, ngoài ra cũng nhắc đến trong
Luật đảm bảo thực hiện đúng đắn hoạt động cung ứng lao động và cải thiện ĐKLV
cho lao động cung ứng như: thời gian công việc cung ứng, thời gian bắt đầu và kết
thúc, thời gian nghỉ giải lao, vấn đề liên quan an toàn, sức khỏe, v.v. [38; tr.13].
Tác giả người Mỹ Duley, G.B. của trường Đại học quốc gia Wayne với đề tài
Quản lý về sức khỏe và an toàn lao động (The occupational safety and health
administration). Đây là đề tài nghiên cứu sâu về các quy định quản lý về sức khỏe và
an toàn, vệ sinh lao động tại Úc. So với pháp luật về an toàn lao động ở Việt Nam thì

tác giả đề cập đến quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các của cơ
quan quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở Úc không giống như ở Việt
Nam, tuy nhiên tác giả nghiên cứu về quyền, trách nhiệm, các biện pháp, cách thức
quản lý một cách cụ thể, chi tiết và rất hiệu quả của các cơ quan ở đất nước này [38;
tr.14]. Hay Luận án Doctoral thesis in safety at work (tạm dịch: Luận án tiến sĩ về an
toàn lao động), dung lượng 140 trang, có nội dung cơ bản là nghiên cứu sâu về an toàn
lao động nhưng nhìn trên khía cạnh kỹ thuật, ví dụ về yếu tố tác động lên môi trường lao
động có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến NLĐ thì tác giả sẽ đưa ra những khuyến
cáo về những vấn đề có tính mấu chốt cho nhà quản lý và sự chú ý của NLĐ trong sản
xuất mà không phân tích kỹ về mặt pháp luật.[38; tr.12]. Luận án tiến sĩ của Paul Harpur
về Quyền lao động như nhân quyền: sự an toàn của người lao động ở nơi làm việc ở
Australia - dựa trên cơ chế cung ứng của quốc gia (Labour rights as human rights:

11


worker’s safety at work in Australia - based supply chains) nghiên cứu hai vấn đề lớn: về
quyền lao động của con người và khi lao động, môi trường làm việc của người lao động
phải đảm bảo an toàn. Qua đây, NCS thấy rằng các khía cạnh có ý nghĩa và liên quan
đến chủ đề mà NCS đang nghiên cứu đó là: yếu tố lao động gắn liền với quyền của con
người; và quyền con người cũng gắn với vấn đề an toàn, đảm bảo an toàn cho con người
trong lao động, yếu tố an toàn lao động phải được gắn vào vị trí, vai trò quan trọng như
quyền lao động, ở đâu có lao động thì ở nơi đó cũng phải có và đảm bảo về an toàn lao
động. Vì vậy, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về ĐKLV ở các yếu tố kỹ thuật để cho
các quy định của nó trở thành điều kiện cho sự an toàn của môi trường lao động và có
các quy định đó điều chỉnh các quan hệ an toàn lao động khiến cho môi trường lao động
đảm bảo an toàn cho NLĐ.
Báo cáo cho Dự án “Phụ nữ - Hòa nhập kinh tế - xã hội của phụ nữ trong các
khu công nghiệp và các vùng ven đô Việt Nam” của tổ chức IRC Consulting cho biết
về thực trạng các ĐKLV của lao động nữ về đào tạo nghề, trình độ, trang thiết bị, cơ

sở vật chất, sự quan tâm đến sức khỏe của lao động nữ, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi,
giải trí, v.v. Báo cáo cũng chỉ ra các hạn chế trong tiếp cận đến hầu hết các khía cạnh
của đời sống phụ nữ nhập cư tại khu công nghiệp: thu nhập, việc làm, điều kiện sinh
hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục, văn hoá, thông tin giải trí, tham gia các hoạt động cộng
đồng; công tác quản lý, thống kê về nhóm này chưa thành hệ thống. Kết quả khảo sát
cho thấy, chính quyền địa phương dù đã có những chính sách hỗ trợ, hoạt động cụ thể
nhằm gia tăng các tiếp cận đến các dịch vụ cơ bản trong cuộc sống cho công nhân nói
chung làm việc và cư trú trên địa bàn, nhưng chưa có những chính sách riêng cho
nhóm phụ nữ di cư [198]. Luận án tiến sĩ với đề tài Đánh giá các biện pháp an toàn,
sự cải thiện và mối liên quan đến tai nạn lao động (Evaluation of safety measures,
their improvement and connections to occupational accidents) của Seppala, A. (1992)
cũng đưa ra khía cạnh chính là các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, sự cải thiện
điều kiện lao động được đánh giá như nào (gồm tiêu chí đánh giá, các kết luận về
ĐKLV khi nào có và liệu có đảm bảo cho sự an toàn hay không?) và mối quan hệ
giữa sự đánh giá các điều kiện đảm bảo an toàn lao động với tai nạn lao động. Bài
học được rút ra ở đây là việc nâng cao trình độ, trách nhiệm của cơ quan có thẩm
quyền khi khảo sát, giám sát việc thực thi các quy định về an toàn lao động [174].

12


Các bài viết nghiên cứu khác có thể kể đến như: Bài viết Một số vấn đề liên
quan đến quyền của người lao động Trung Quốc của Lý Tề Thăng (LI QISHENG Phó chủ tịch liên đoàn lao động Trung Quốc) nhận xét: Năm 1992, Trung Quốc ban
hành Luật bảo đảm quyền của LĐN của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đã quy
định một cách cụ thể về các quyền chính trị, văn hóa, giáo dục, lao động sở hữu, an
toàn cá nhân, v.v.; hay Các quy định về ĐKLV an toàn, hệ thống và chức năng của
Nei Guningham và Richard Johns Tone (1999); tác giả Carol Boyd Routhechge
(2003) với bài Nguồn lực con người và an toàn sức khỏe; bài viết Cải thiện điều kiện
làm việc, nghiên cứu về tự quy định về an toàn lao động của Joseph V.Reef (1988);
Terry Thomason năm 2005 với bài tiểu luận Chấn thương và bệnh tật nơi làm việc,

phòng ngừa và bồi thường, v.v. [38; tr.20]. Các bài viết trên nghiên cứu về các vấn đề
như an toàn, vệ sinh trong lao động, bồi thường thiệt hại, trách nhiệm của NSDLĐ, qua
đó có những điều cần học hỏi và tiếp thu đối với pháp luật về ĐKLV ở Việt Nam, cũng
như để NCS hoàn thiện được Luận án.
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu nước ngoài có thể thấy, tùy theo điều kiện
thực tế ở từng địa phương, khu vực mà định nghĩa khái niệm ĐKLV của NLĐ sao
cho phù hợp, có nơi định nghĩa theo nghĩa rộng là bao gồm toàn bộ các điều kiện về
tinh thần, thể chất và cả các tiêu chuẩn lao động có ảnh hưởng đến NLĐ ở nơi làm
việc trong quá trình lao động; có nơi thì chỉ cần đảm bảo ĐKLV ở mức tối thiểu, tức
là cách nhìn theo nghĩa hẹp. Có nơi thì đưa ra định nghĩa theo cả nghĩa rộng và nghĩa
hẹp, nhằm giúp các quốc gia thành viên vừa đủ điều kiện tham gia vào tổ chức và
cũng tùy theo điều kiện từng quốc gia mà đề ra quy định được phù hợp nhất, ví như
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966) về an ninh việc làm
cho NLĐ; NLĐ đòi hỏi quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và
thuận lơi, được hưởng như nhau, cho thấy rằng không có bất kỳ sự phân biệt về giới
nào xảy ra ở đây.
Nhóm các công trình đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
điều kiện làm việc cho lao động nữ
Nhật Bản quy định một số điều để cải thiện ĐKLV cho NLĐ như: các biện pháp
đảm bảo hoạt động đúng đắn của Luật nhân văn cho việc điều chỉnh phù hợp nhu cầu lao
động và nguồn cung cấp, kết hợp với Đạo luật Bảo đảm Việc làm (Luật số 141 năm
1947), cũng như các biện pháp để bảo đảm cải thiện ĐKLV cho NLĐ được cử đến, và
13


do đó góp phần vào sự ổn định của việc làm và ngoài ra, để thúc đẩy phúc lợi của NLĐ
được cử đến. Đề tài Quản lý về sức khỏe và an toàn lao động đưa ra được các đề xuất tuy
chưa mới nhưng lại có những đề xuất mang tính cụ thể trong nhiều vấn đề về cơ chế
quản lý về an toàn, vệ sinh lao động ở Úc, đảm bảo cho hiệu quả quản lý về an toàn lao
động, vệ sinh lao động. Luận án tiến sĩ với đề tài Đánh giá các biện pháp an toàn, sự cải

thiện và mối liên quan đến tai nạn lao động (Evaluation of safety measures, their
improvement and connections to occupational accidents) của Seppala, A. chỉ ra các vấn
đề về điều kiện nào dễ gây ra tai nạn lao động, ĐKLV như nào sẽ đảm bảo cho việc hạn
chế thấp nhất xảy ra tai nạn lao động? Và rằng cần phải quy trách nhiệm nặng cho người
đánh giá điều kiện an toàn lao động là đảm bảo mà lại để tai nạn lao động xảy ra. Từ đó
cần nâng cao hơn nữa trình độ và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền khi thực
hiện việc khảo sát, giám sát, thực thi các quy định về an toàn lao động.
Qua nghiên cứu thấy rằng, hầu hết các nước đều có các quy định về pháp luật
riêng đảm bảo quyền, lợi ích cho LĐN ở các mặt, và có ích cho NCS khi nghiên cứu
viết công trình là có quy định về các ĐKLV cho NLĐ nói chung, LĐN nói riêng mà
Việt nam cần tiếp thu ở các mặt: quy định thêm nhiều thẩm quyền cho các cơ quan
quản lý để có cơ chế đảm bảo thực hiện, việc đề cao các quy định về phòng ngừa và có
cơ quan tư vấn công về các ĐKLV và việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về ĐKLV.
Bên cạnh đó, tác giả cũng sẽ tham khảo, đối chiếu, so sánh nguồn văn bản quan trọng đó
là: quy định của một số quốc gia trên thế giới dành cho lao động nữ về vấn đề quyền, bảo
vệ quyền, v.v., hay các công ước quốc tế để có thể đưa ra những kiến nghị trong việc
hoàn thiện các quy định của PLLĐ ở nước ta về ĐKLV cho LĐN.
Ngoài ra, có thể kể tên một số công trình nghiên cứu nổi bật khác trong khoảng 5
năm gần đây về LĐN trên phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam: ILO, “Báo cáo Tiền
lương Toàn cầu 2014/2015: Bất bình đẳng về tiền lương và thu nhập”, Geneva, 2015;
ILO, “Báo cáo Xu hướng Việc làm và Xã hội thế giới 2015”, Geneva, 2015; ILO,
“Phụ nữ trong Kinh doanh và Quản lý: Trên đà phát triển”, Geneva, 2015; ILO,
“Báo cáo lương toàn cầu 2012-2013”, Geneva, 2013; ILO, “Bình đẳng giới trong
thực tiễn tuyển dụng và thăng tiến tại Việt Nam”, Geneva, 2015; Trung tâm Vùng
Châu Á - Thái Bình Dương, “Sáng kiến quản lý về giới và chính sách kinh tế ở Châu
Á - Thái Bình Dương: Việc làm và thị trường lao động”, Chương trình phát triển Liên
Hợp Quốc, Thái Lan, 2012; ILO, “Gender Equality and Decent Work”, 2012, ISBN:

14



978-92-2-325534-3. Các công trình nghiên cứu kể trên nghiên cứu về LĐN ở Việt
Nam với các nội dung và thời điểm khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu trên có
một số nhận định tương đối thống nhất sau về LĐN ở Việt Nam: Thứ nhất, lực lượng
LĐN ở Việt Nam sở hữu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động luôn ở mức cao. Thứ hai,
đánh giá về hệ thống chính sách và pháp luật của Việt Nam, các nghiên cứu đều
thống nhất quan điểm: Pháp luật và các chính sách của Việt nam đã đưa ra một khuôn
khổ pháp lý khá đầy đủ để bảo vệ LĐN, đảm bảo không bị phân biệt đối xử dựa trên
giới tính, chống quấy rối tình dục, trên thực tế, vẫn còn nhiều điều phải làm. Điều này
liên quan đến việc xây dựng và triển khai chính sách như thế nào có ý nghĩa quan
trọng, quyết định hiệu quả thực hiện. Thứ ba, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
trong bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên vẫn còn có “những
bức tường vô hình” dẫn đến sự tập trung về giới theo nghề nghiệp và chức năng công
việc. Thứ tư, trong nhiều trường hợp, khả năng tiếp cận của phụ nữ với một số công
việc nhất định bị hạn chế do vai trò sinh sản và/hoặc trách nhiệm chính đối với việc
chăm sóc trẻ em và những người phụ thuộc trong gia đình họ. Điều đó đặt ra yêu cầu
cấp thiết cần tạo ra một môi trường thúc đẩy cân bằng giữa công việc - cuộc sống
nhằm tạo điều kiện để LĐN vừa an tâm làm việc, lại vừa chăm lo tốt cho gia đình.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở nước Việt Nam ta, các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật lao động,
điều kiện làm việc của NLĐ cũng như LĐN được thể hiện qua rất nhiều dạng khác nhau:
luận văn, luận án, sách tham khảo, các bài báo, v.v. từ nhiều khía cạnh khác nhau:
Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề chung về điều kiện làm
việc của người lao động và của lao động nữ
Bộ luật lao động năm 2012 với việc bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ của tác giả
Phùng Thị Cẩm Châu, tạp chí Luật học số 7/2014 đã nêu được khái niệm về LĐN:
“Là một trong những nhóm NLĐ đặc thù bởi đặc điểm riêng về tâm, sinh lí, thiên
chức làm mẹ và vai trò “xây tổ ấm”” [23; tr. 3-7]. Báo cáo Tổng quan chính sách và
các nghiên cứu về thu nhập và điều kiện sống của lao động nữ di cư trong doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bùi Sỹ Tuấn, Vũ Thị Hải Hà, Nguyễn Khắc Tuấn

thực hiện theo Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (MUTRAP EU
- Vietnam) đã mang đến các kiến thức về lao động nữ di cư, vẫn thuộc đối tượng nghiên

15


cứu là lao động nữ được ký hợp đồng và làm việc tại doanh nghiệp. Các kiến thức thu được
gồm: Đặc điểm của lao động nữ di cư, và đặc điểm này xuất phát từ nhiều nhu cầu, quan trọng
nhất là để cải thiện kinh tế [206]. Báo cáo cho Dự án “Phụ nữ - Hòa nhập kinh tế - xã hội của
phụ nữ trong các khu công nghiệp và các vùng ven đô Việt Nam” của tổ chức IRC Consulting
cũng chỉ ra các đặc điểm về trình độ, tuổi tác, đặc thù của nữ lao động di cư [198].
Bên cạnh đó, các công trình: Luận văn thạc sĩ luật học Bảo vệ quyền của lao
động nữ trong pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành tại thành phố Đà Nẵng của
Hà Ngọc Trai năm 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Thị Phương Thúy năm
2009 về An toàn, vệ sinh lao động đối với lao động nữ trong pháp luật lao động Việt
Nam; Bảo vệ quyền làm mẹ trong pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội, Tạp chí luật
học số 6 tr.48-59; Phùng Thị Cẩm Châu với Bộ luật lao động năm 2012 với việc bảo
vệ quyền lợi cho lao động nữ hay bài nghiên cứu Phòng chống vi phạm pháp luật đối
với lao động nữ đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2012 của TS. Hoàng Thị Minh, Luận
văn thạc sĩ Luật học Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam
của tác giả Bùi Quang Hiệp, v.v. cho thấy: các đặc điểm nhận biết riêng về LĐN nhìn
chung đó là việc LĐN vừa phải thực hiện các hoạt động lao động chuyên môn, vừa
phải thực hiện “thiên chức” làm mẹ, làm vợ, vì chăm lo cho gia đình và thực hiện
thiên chức làm mẹ, mà phụ nữ có ít thời gian dành cho công việc hơn nam giới, họ ít
cơ hội được học tập, tiếp xúc với thông tin, công nghệ hơn, vì vậy nên tay nghề và cơ
hội tham gia ĐKLV tốt hơn của LĐN nhìn chung luôn thấp hơn nam giới; hầu hết
NLĐ nữ thường có sức khỏe yếu hơn so với nam giới, họ không có sức chịu đựng tốt
trong điều kiện lao động nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại bằng đàn ông. Từ đó, giúp
người đọc hiểu hơn về các đặc điểm tâm sinh lý mà LĐN có, tại sao mà họ được vào
nhóm người yếu thế trong xã hội và được những đặc quyền riêng mà lao động nam

không có; bởi vậy, với chủ thể là LĐN trong quan hệ lao động từ cái nhìn dưới góc
độ kinh tế, xã hội, pháp lý thì đặt ra vấn đề cần thiết có quy định riêng cho LĐN, bao
gồm cả các quy định về ĐKLV của LĐN để phù hợp với những đặc thù của họ.
Bài viết Tác động của chính sách xã hội tới đời sống nữ công nhân lao động
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện nay đăng trên tạp chí Xã hội học Số
4(120) năm 2012 của tác giả Hoàng Thị Nga, có thể tổng quát được những nội dung
pháp luật về ĐKLV cần thiết đối với LĐN trong doanh nghiệp cơ bản có: an toàn, vệ

16


×