Tải bản đầy đủ (.docx) (172 trang)

Tài liệu ôn thi HSG sinh học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 172 trang )

PHẦN I: LÝ THUYẾT
Câu 1: Có mấy loại rễ, chức năng các miền của rễ?
- Có 2 loại rễ: Rễ chùm và rễ cọc.
Cấu tạo, chức năng các miền rễ
Cấu tạo

Chức năng

Miền trưởng thành có các mạch dẫn

Dẫn truyền, sinh ra các rễ con.

Miền hút có các lông hút

Hấp thụ nước và muối khoáng

Miền sinh trưởng

Phân chia làm cho rễ dài ra

Miền chóp rễ

Che chở cho đầu rễ, bảo vệ miền sinh
trưởng.

Câu 2. Phân biệt rễ cọc và rễ chùm?
Rễ cọc

Rễ chùm

- Phát triển trực tiếp từ rễ mầm.



- Rễ mầm không phát triển, sớm chết đi, các
rễ con phát triển.
- Rễ chính có kích thước lớn hơn rất - Các rễ có kích thước ngang bằng nhau.
nhiều so với các rễ con.
- Chủ yếu có ở cây 2 lá mầm.
- Chủ yếu có ở cây 1 lá mầm.
Câu 3. Chức năng các cơ quan sinh dưỡng của thực vật?
Cơ quan
Rễ
Thân


Chức năng
Giúp cây bám vào đất.
Hút nước, muối khoáng để nuôi cây.
Vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên thân, lá và vận chuyển chất
hữu cơ từ lá xuống thân, rễ.
Tổng hợp chất hữu cơ, giúp điều hòa thân nhiệt.

Câu 4: Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Mối quan hệ của thụ phấn và thụ
tinh?
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ( tinh trùng) của hạt phấn kết hợp
với tế bào sinh dục cái ( trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.

1

1



- Mối quan hệ thụ phấn và thụ tinh: Thụ phấn là điều kiện, là giai đoạn khởi đầu
của quá trình thụ tinh. Nếu không có thụ phấn sẽ không có quá trình thụ tinh.
Câu 5: Tại sao phải thu hoạch rễ củ các cây trước khi chúng ra hoa?
- Rễ củ dự trữ chất dinh dưỡng.
- Khi cây ra hoa ( sinh sản) cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu có rễ củ thì chất
dinh dưỡng trong củ sẽ được cây sử dụng. Vì thế làm chất lượng, hàm lượng dinh
dưỡng trong củ giảm.
Do đó phải thu hoạch rễ củ trước khi cây ra hoa.
Câu 6: So sánh cấu tạo trong thân non và miền hút của rễ?
a. Giống nhau:
Đều gồm vỏ và trụ giữa, biểu bì là các tế bào xếp sát nhau.
Thịt vỏ gồm nhiều lớp tế bào lớn.
Mạch rây là các tế bào sống vách mỏng.
Mạch gỗ là các tế bào gỗ dày, không có chất tế bào.
Ruột là các tế bào vách mỏng.
b. Khác nhau:
- Miền hút của rễ: Các bó mạch gỗ và mạch rây xếp xen kẽ nhau.
Thịt vỏ không có tế bào chứa diệp lục.
- Thân non: Các bó mạch rây xếp thành vòng bên ngoài, các bó mạch gỗ xếp
thành vòng bên trong ( không xen kẽ).
Thịt vỏ có tế bào chứa diệp lục.
Câu 7: Vì sao khoanh bỏ phần vỏ cây, sau một thời gian phần vỏ trên vết
cắt phình to còn phần vỏ dưới vết cắt không phình to?
Khi chiết cây, khoanh đoạn vỏ sẽ cắt đứt luôn mạch rây ở cây. Mạch rây có
nhiệm vụ dẫn truyền chất hữu cơ do lá chế tạo được trong quang hợp đi xuống gặp
đoạn mạch rây bị đứt chất dinh dưỡng bị chặn lại khiến phẩn vỏ chỗ đó phình to. Còn
đoạn vỏ phía dưới không có hiện tượng trên.
Câu 8: Cây xương rồng có đặc điểm gì thích nghi với đời sống khô hạn?
Đặc điểm xương rồng thích nghi đời sống khô hạn:

+ Thâm mọng nước ( dự trữ nước).
+ Rễ ăn sâu ( tìm kiếm nguồn nước).
+ Lá tiêu giảm, biến thành gai ( giảm sự thoát hơi nước).
+ Vỏ thân chứa diệp lục ( giúp cây quang hợp).
2

2


Câu 9: Vì sao nhiều loại lá, mặt trên sẫm hơn mặt dưới. Tại sao khi đánh
cây ra trồng chỗ khác ta thường chọn ngày râm mát hoặc cắt bớt lá?
- Mặt trên lá có nhiều tế bào mô giậu hơn mặt dưới của lá, các tế bào mô giậu
xếp sít nhau. Mặt dưới nhiều tế bào mô xốp xếp không sít nhau. Vì thế mặt trên của lá
có màu sẫm hơn.
- Khi đánh cây ra trồng chỗ khác phải chọn ngày dâm mát hoặc ngắt bớt lá để
giảm sự thoát hơi nước qua lá cây. Khi đánh cây ra chỗ khác trồng rễ cây bị đứt nhiều,
khả năng hút nước của cây kém.
Câu 10: Vì sao buổi tối không nên để nhiều chậu hoa, cây xanh trong
phòng ngủ? Tại sao khi nuôi cá cảnh người ta hay cho vào bề vài cành rong đuôi
chó?
- Buổi tối cây diễn ra quá trình hô hấp lấy ôxi của môi trường, thải ra khí
cacbonic. Vì thế nếu để chậu hoa, cây xanh nhiều trong phòng ngủ buổi tối sẽ khiến
con người khó thở do thiếu oxi có thể bị ngạt thở.
- Thả cành rong đuôi chó vào bể cá cảnh giúp tạo bóng mát, rong đuôi chó
quang hợp tạo oxi làm tăng lượng oxi trong nước giúp quá trình hô hấp của cá diễn ra
thuận lợi.
Câu 11: Vì sao quang hợp và hô hấp trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ
chặt chẽ với nhau?
* Quang hợp và hô hấp là hai quá trình trái ngược nhau:
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, diễn ra

vào ban ngày. Hấp thụ khí cacbonic, tạo ra khí oxi.
Hô hấp là quá trình phân hủy chất hữu cơ và giải phóng năng lượng, diễn ra chủ
yếu vào ban đêm. Hấp thụ oxi, tạo ra khí cacbonic
* Mối quan hệ:
Quang hợp cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình hô hấp, hấp
thụ khí cácbonic. Hô hấp sử dụng năng lượng, chất dinh dưỡng của quá trình quang
hợp tạo tra, thải ra khí cácbonic. Nhờ quang hợp và hô hấp mà vật chất và năng lượng
được tuần hoàn. Nếu thiếu quá trình này thì không diễn ra quá trình kia. Quang hợp
và hô hấp là điều kiện tồn tại của cây xanh.
Câu 12: Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió, nhờ sâu bọ?
- Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ gió:
+ Hoa nhẹ, khô xác, kích thước nhỏ, các thành phần hoa tiêu giảm.
+ Hoa thường mọc ở đầu ngọn, đầu cành.
+ Số lượng hạt phấn nhiều.
3

3


- Đặc điểm hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
+ Hoa có màu sắc sặc sỡ, có mùa hương thơm, có đĩa mật.
+ Hoa thường là hoa cụm, hoặc có kích thước lớn.
+ Hạt phấn có chất dính.
Câu 13: Phân biệt cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm?
Cây 1 lá mầm
- Đa phần là cây thân cỏ.
- Chủ yếu là cây rễ chùm.
- Gân lá song song hoặc hình cung.
- Phôi có 1 lá mầm.


Cây 2 lá mầm
- Thân rất đa dạng.
- Chủ yếu là cây rễ cọc.
- Gân lá dạng hình mạng.
- Phôi có 2 lá mầm.

Câu 14: So sánh đặc điểm cấu tạo của tảo và rêu? Vì sao rêu chỉ sống được
nơi ẩm ướt?
* Giống nhau:
Chưa có rễ thật.
Chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử.
* Khác nhau:
- Tảo: Sống dưới nước, chưa có thân, lá thật. Là thực vật bậc thấp.
- Rêu: Sống trên cạn, đã có thân, lá chính thức. Là thực vật bậc cao.
* Rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì: Rêu chưa có rễ thật, thân chưa có mạch
dẫn nên rất mềm yếu.
Câu 15: So sánh rêu và dương xỉ? Than đá được hình thành như thế nào?
* Giống nhau:
Là thực vật bậc cao đã có thân, lá chính thức.
* Khác nhau:
Rêu
- Sống nơi ẩm ướt.
- Chưa có rễ thật.
- Thân chưa có mạch dẫn.

Quyết ( Dương xỉ)
- Sống hoàn toàn trên cạn.
- Có rễ thật.
- Thân đã có mạch dẫn.


* Sự hình thành than đá:
Vào Đại Trung sinh, sự biến đổi của địa chất và khí hậu trên Trái Đất những
rừng quyết khổng lồ bị vùi lấp dưới các lớp đất đá. Do tác dụng của vi khuẩn, sức
4

4


nóng đã làm cho quyết cháy trong điều kiện thiếu oxi qua hàng trăm triệu năm hình
thành những mỏ than đá như ngày nay.
Câu 16: Tại sao nói: Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất? Đặc điểm lá cây
giúp thực hiện chức năng quang hợp?
* Cây xanh tạo bóng mát, cây quang hợp lấy khí cacbonic và tạo ra khí ôxi cho
khí quyển; ngăn bụi, giảm tiếng ồn giúp bầu khí quyển của Trái đất trở lên trong lành.
Chính vì vậy có thể nói rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.
* Đặc điểm lá cây giúp thực hiện tốt chức năng quang hợp:
Lá có hình bản rộng giúp thu nhận nhiều ánh sáng.
Phiến lá biểu bì được cấu tạo bởi 1 lớp tế bào mỏng, trong suốt cho ánh sáng đi
qua dễ dàng.
Mô giậu ở phiếu lá chứa nhiều diệp lục, mô xốp có các khoang trống chứa khí.
Trên biểu bì có các tế bào lỗ khí giúp thoát hơi nước, điều hòa thân nhiệt.
Gân lá dẫn truyền các chất dinh dưỡng từ rễ lên lá và dẫn truyền các chất hữu
cơ do lá tổng hợp đến các cơ quan.
Các lá trên thân, cành xếp so le nhau giúp thu nhận ánh sáng tốt hơn.
Câu 17: Kể tên các ngành động vật không xương sống và các lớp động vật
có xương sống?
- Các ngành động vật không xương sống:
+ Ngành Nguyên sinh động vật.
+ Ngày ruột khoang.
+ Ngành giun dẹp.

+ Ngành giun tròn.
+ Ngành giun đốt.
+ Ngành Chân khớp.
+ Ngành Thân mềm.
- Các lớp động vật có xương sống:
+ Lớp Cá.
+ Lớp Lưỡng cư.
+ Lớp Bò sát.
+ Lớp Chim
+ Lớp Thú
5

5


Câu 18: Đặc điểm cấu tạo cá thích nghi với đời sống ở nước?
- Cơ thể cá hình thoi, da có tuyến nhầy giúp giảm sức cản của nước.
- Vảy cá xếp lợp ngói, không thấm nước.
- Cơ quan di chuyển là vây gồm các vây chẵn và vây lẻ.
- Đầu và thân gắn liền thành một khối.
- Hô hấp bằng mang, cơ quan đường bên giúp cá xác định độ sâu của nước.
- Mặt lưng màu sẫm, mặt bụng màu sáng giúp lẩn tránh kẻ thù và săn mồi.
- Tiểu não phát triển giúp cá phối hợp các động tác phức tạp của cơ thể.
Câu 19: Đặc điểm cấu tạo chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
- Cơ thể hình thoi, toàn thân được bao phủ lớp lông.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Cổ dài, linh hoạt giúp chim phát huy tốt các giác quan trên đầu.
- Cơ ngực và cơ đùi rất phát triển.
- Bộ xương nhẹ, xốp.
- Hệ tiêu hóa không có răng, không có ruột thẳng.

- Hô hấp kép với sự tham gia của phổi và hệ thống các túi khí.
- Không có bóng đái, buồng trứng bên phải tiêu giảm.
- Tiểu não phát triển.
Câu 20: Thai sinh có ưu điểm gì so với noãn sinh và đẻ trứng?
Thai sinh là một hình thức sinh sản hữu tính đặc trưng ở động vật lớp thú. Giao
tử đực và giao tử cái kết hợp tạo hợp tử, hợp tử nằm trong cơ thể mẹ ở tử cung ( dạ
con). Cơ thể non phát triển giai đoạn đầu ở đó có màng ối bảo vệ. Thai nhi được liên
hệ với cơ thể mẹ qua dây rốn và nhau thai. Giúp tránh được các tác hại bất lợi của môi
trường. Sau khi chào đời, con non được nuôi dưỡng tiếp bằng nguồn sữa của mẹ làm
tăng khả năng tồn tài và phát triển của cá thể.
Câu 21: Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên, sản xuất nông nghiệp và đời
sống con người?
* Vai trò vi khuẩn trong tự nhiên:
Phân hủy các chất hữu cơ ( xác động thực vật) thành chất khoáng.
Tạo than đá, dầu lửa.
Gây ô nhiễm môi trường.
* Vai trò vi khuẩn trong sản xuất nông nghiệp:
6

6


Một số vi khuẩn cộng sinh rễ cây họ Đậu giúp cây cố định đạm từ nitơ trong
khí quyển.
Một số vi khuẩn ký sinh gây bệnh hại cây trồng.
* Vai trò vi khuẩn trong đời sống con người:
- Vi khuẩn giúp thực hiện các quá trình lên men: làm dấm, sữa chua, muối dưa.
Giúp tổng hợp các hợp chất hữu cơ, làm sạch môi trường.
Gây bệnh nguy hiểm cho con người, làm hỏng thức ăn.
Câu 22: Thế nào là động vật quý hiếm? Biện pháp bảo vệ động vật quý

hiếm? Kể tên 1 số động vật quý hiếm ở nước ta?
* Khái niệm:
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mỹ
nghệ, nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu … và là những động
vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây có số lượng giảm sút.
* Biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm:
Bảo vệ môi trường sống, rừng tự nhiên.
Cấm săn bắt, buôn bán trái phép.
Đẩy mạnh chăn nuôi, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, dự trữ sinh quyển.
Tăng cường tuyên truyền giáo dục, đưa vào luật bảo vệ động vật quý hiếm.
* Kể tên 1 số động vật quý hiếm:
Gà lôi trắng, Sao la, Tê giác 1 sừng, Hươu xạ, Sếu đầu đỏ, Hổ, Khướu đầu đen.
Câu 23: Ưu điểm hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học?
* Ưu điểm.
Tiêu diệt sinh vật có hại, giá thành thấp, không gây ô nhiễm môi trường
* Hạn chế.
Nhiều loài thiên địch được di nhập không quen khí hậu địa phương nên phát
triển kém.
Thiên địch không thể tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự
phát triển của chúng.
Sự tiêu diệt loài này có thể làm loài khác phát triển.
Một số thiên địch vừa có lợi vừa có hại.

7

7


Câu 24: Cho biết các cơ quan và chức năng các hệ cơ quan ở cơ thể người?
Các cơ quan


Chức năng

Hệ vận
động

Bộ xương và hệ cơ

Giúp cơ thể di chuyển, tạo hình
dáng, nâng đỡ nội quan

Hệ tuần
hoàn

Tim, mạch máu và mạch bạch Lưu thông máu, giúp cơ thể trao
huyết.
đổi chất.

Hệ hô hấp

Phổi và đường ống dẫn khí

Hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
Hệ thần
kinh

Não và tủy sống

Trao đổi khí
Biến đổi thức ăn thành chất dinh

dưỡng
Điều khiển, điều hòa và phối hợp
hoạt động các hệ cơ quan.

trứng, tinh hoàn, các Duy trì giống nòi
Hệ sinh dục Buồng
tuyên sinh dục và ống sinh dục
Hệ bài tiết

Thận, ống dẫn niệu, bàng quang

Lọc, thải các chất cặn bã, chất độc

Câu 25: Cấu tạo tế bào? Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc, đơn vị
chức năng của cơ thể?
* Cấu tạo tế bào:
Tế bào gồm 3 phần: Màng, tế bào chất và nhân.
- Màng tế bào: Bao bọc bên ngoài, gồm 3 lớp tế bào mỏng xếp sít nhau, ngoài
và trong là lớp prôtêin, giữa là lớp phôtpholipit quy đầu kị nước vào nhau.
- Chất tế bào: Lỏng, nhớt phi cấu trúc; bên trong chức các bào quan: Ti thể, thể
Gôngi, lưới nội chất ….
- Nhân: Gồm màng nhân, chất nhân và nhân con, chứa các NST.
* Mọi cơ thể sinh vật đa bào đều được cấu tạo từ các tế bào, sự lớn lên và phân
chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của cơ thể.
Các hoạt động sống của cơ thể: Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng
di truyền đều diễn ra ở tế bào.
Vì thế: tế bào là đơn vị cấu trúc, chức năng của cơ thể.
Câu 26: Các thành phần nơron của cung phản xạ? Chức năng của mỗi
thành phần đó?
* Các thành phần nơ ron của cung phản xạ:

Nơ ron hướng tấm, nơron ly tâm và nơron trung gian.

8

8


- Nơ ron hướng tâm: Dẫn truyền các xuy động thần kinh từ cơ quan thụ cảm về
trung ương thần kinh.
- Nơ ron ly tâm: Dẫn truyền xung động thần kinh từ trung ương thần kinh đến
cơ quan phản ứng.
- Nơ ron trung gian: liên lạc giữa nơ ron hướng tâm và nơ ron ly tâm.
Câu 27: So sánh bộ xương người và bộ xương thú? Những nguyên nhân
của sự giống và khác nhau đó?
* Giống nhau:
Có các phần xương ở vị trí tương tự nhau: Xương đầu, xương thân, xương chi

Có các loại xương (Dài, dẹt, vừng) và các loại khớp (bất động, động, bán
động).
Xương nâng đỡ nội quan, giúp di chuyển và tạo dáng.
* Khác:
Xương người
Xương đầu

Sọ lớn hơn mặt.

Xương thú
Mặt lớn hơn sọ

Xương lồng ngực phát triển rộng Xương lồng ngực hẹp hai bên,

hai bên.
rộng theo hướng lưng bụng.
Xương thân
Cột sống cong dạng chữ “ S” với Cột sống dạng cánh cung.
4 điểm lồi.
Xương chậu rộng, lớn.
Chi sau lớn hơn chi trước nhiều
Xương chi

Xương chậu nhỏ, hẹp.
Chi sau và chi trước kích thước
gần bằng nhau.
cái không đối diện được với
Ngón cái có khả năng đối diện Ngón
các
ngón
khác.
với các ngón khác.
bàn chân dạng phẳng,
Xương bàn chân dạng vòm, có Xương
không

lồi gót.
lồi gót.

Xương đuôi Tiêu giảm

Phát triển

* Nguyên nhân: Do con người cũng là động vật lớp thú. Con người nhờ sự phát

triển não bộ có tư duy và ngôn ngữ, ăn chín, có khả năng lao động đã tách khỏi xã hội
loài vật xây dựng xã hội loài người với những đặc trưng riêng.
Câu 28: Phân tích đặc điểm cấu tạo bộ xương người thích nghi với lao
động và dáng đứng thẳng?
* Đặc điểm thích nghi với lao động:
9

9


Khớp xương linh hoạt, ngón tay cái có khả năng đối diện với tất cả các ngón
khác trên bàn để cầm nắm công cụ lao động.
* Đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng:
Xương mặt nhỏ hơn xương sọ, lồng ngực rộng hai bên, cột sống cong chữ “S”
với 4 điểm lồi; xương chậu lớn, chi sau lớn đặc biện xương đùi. Xương bàn chân dạng
vòm cong, lồi gót lớn. Giúp cơ thể đứng thẳng vững chắc.
Câu 29: Máu gồm những thành phần nào? Chức năng các thành phần của
máu?
* Thành phần của máu:
Máu gồm huyết tương chiếm 55% thể tích và tế bào máu ( hồng cầu, bạch cầu
và tiểu cầu) chiếm 45%.
* Chức năng:
- Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch;
vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và thải chất thải.
- Hồng cầu vận chuyển: O2 và CO2
- Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể.
- Tiểu cầu: Tham gia vào quá trình làm đông máu.
Câu 30: Miễn dịch là gì? Vẽ sơ đồ các loại miễn dịch?
* Khái niệm: Miễn dịch là khả năng của cơ thể không bị mắc một số bệnh nào
đó.

* Sơ đồ các loại miễn dịch:
MIỄN DỊCH

MD tự nhiên

MD bẩm sinh

MD tập nhiễm

MD nhân tạo

MD chủ động

MD bị động

Câu 31: Đông máu là gì? Nguyên nhân và ý nghĩa của sự đông máu?
* Khái niệm:
Đông máu là hiện tượng máu loãng ở trong mạch khi ra ngoài mạch bị biến
thành cục máu đông.
10

10


* Nguyên nhân:
Do khi mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu bị vỡ giải phóng enzim kết hợp với
ion Ca2+ trong huyết tương biến fibrinogen hòa tan thành các sợi fibrin không hòa tan
kết thành mạng lưới bao bọc các tế bào máu tạo thành cục máu đông.
* Ý nghĩa:
Giúp cầm máu, có ý nghĩa quan trọng trong phẫu thuật, bảo vệ người bị thương.

Câu 32: Vẽ sơ đồ nguyên tác truyền máu ở người? Vì sao nhóm máu O có
thể truyền cho tất cả các nhóm máu?
* Sơ đồ nguyên tắc truyền máu ( Hệ nhóm máu A,B,O)
A
O

AB
B

* Nhóm máu O: trên huyết tương có cả kháng thể A và B, trên hồng cầu không
có kháng nguyên nào. Vì thế nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu
khác mà không gây ngưng kết hồng cầu.
Câu 33: Cấu tạo, chức năng các loại mạch máu? Vì sao tim hoạt động suốt
đời mà không mệt mỏi?
* Cấu tạo, chức năng các loại mạch máu:
Cấu tạo

Chức năng

Động
mạch

Thành mạch gồm 3 lớp cơ: Dọc, Vận chuyển máu từ tim đến khắp
vòng và cơ chéo.
các cơ quan trong cơ thể.

Tĩnh
mạch

Thành mạch gồm 3 lớp cơ nhưng Vận chuyển máu giàu cacbonic từ

mỏng hơn động mạch. Ở tĩnh mạch các cơ quan về tim
chủ có van tổ chim.

Mao
mạch

Thành mạch rất mỏng chỉ gồm 1 lớp Thực hiện quá trình trao đổi chất,
tế bào.
trao đổi khí.

* Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì: Tim hoạt động có tính chu kỳ
( 0.8s/chu kỳ). Trong một chu kỳ tim chia làm 3 pha thì pha giãn chung ( nghỉ ngơi)
chiếm 1/2 thời gian chu kỳ. Tim hoạt động theo nguyên tắc không hoặc tất cả. Vì thế
tim có thời gian nghỉ ngơi hợp lý để phụ hồi tránh mệt mỏi.
Câu 34: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do sự chênh lệnh áp suất và nồng độ
khí.
* Trao đổi khí ở phổi:
11

11


Ở phổi nồng độ O2 cao hơn trong máu; nồng độ CO 2 trong máu cao hơn nồng
độ CO2 trong phế nang ( phổi). Theo nguyên tắc khuếch tán tại phổi máu sẽ nhường
CO2 và nhận khí O2 ở phổi.
* Trao đổi khí ở tế bào:
Tại tế bào thường xuyên diễn ra quá trình oxi hóa chất hữu cơ nên cần nhiều O 2
và tạo ra nhiều khí CO2. Do đó nồng độ O2 tại tế bào thấp hơn O2 trong máu và nồng
độ CO2 cao hơn trong máu. Do đó tại các tế bào máu nhường O2 và nhận CO2.

O2
PHỔI

O2
TIM

CO2

TẾ BÀO
CO2

Câu 35: Sự tiêu hóa thức ăn ở ống tiêu hóa diễn ra như thế nào?
* Ở khoang miệng:
Răng cắt, xé, nghiền nhỏ thức ăn, lưỡi đảo chộn thức ăn ( tiêu hóa lý học).
Tuyết nước bọt tiết chứa men Amilaza biến đổi một phần gluxit thành đường
( Tiêu hóa hóa học).
* Ở dạ dày:
Thành dạ dày co bóp tiếp tục nghiền nát thức ăn.
Niệm mạc dạ dày tiết dịch vị có enzim Pepsin biến đổi một phần thành phần
prôtêin của thức ăn thành các axitamin.
* Ở ruột non:
Gan tiết mật đổ vào tá tràng nhũ tương hóa lipít.
Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa các enzim ( amilaza biến đổi gluxit, Tripsin
biến đổi prôtêin, Lipaza biến đổi lipit đã được nhũ tương) biến đổi hoàn toàn thức ăn
thành chất đơn giản (đường đơn, axitamin, glyxeryl và axit béo) cơ thể dễ hấp thụ.
Câu 36: Vì sao thành phần prôtêin trong thức ăn bị tiêu hóa ở dạ dày mà
dạ dày không bị tiêu hóa?
Dạ dày tiết dịch vị có chứa enzim pepsin biến đổi prôtêin thành các axitamin.
Thành trong dạ dày có lớp niêm mạc tiết dịch nhầy bảo vệ, enzim pepsin không
tác động đến prôtêin ( cấu tạo thành dạ dày). Vì thế dạ dày không bị tiêu hóa.

Câu 37: Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? Nêu
mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?
* Ở cấp độ cơ thể:

12

12


Môi trường ngoài cung cấp thức ăn, nước, muối khoáng và ôxi qua hệ tiêu hóa,
hệ hô hấp, đồng thời tiếp nhận chất bã, sản phẩm phân hủy và khí CO2 từ cơ thể thải
ra ngoài.
* Ở cấp độ tế bào:
Các chất dinh dưỡng và ôxi tiếp nhận tử máu và nước mô được tế bào sử dụng
cho các hoạt động sống; đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường
trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
* Mối quan hệ:
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo chất dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu cho
quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào. Các chất thải của quá trình trao đổi chất ở tế
bào được quá trình trao đổi chất ở cơ thể thải ra môi trường ngoài. Trao đổi chất ở cấp
độ cơ thể là đầu vào và đầu ra của trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
Câu 38. Tại sao nói: Đồng hóa và dị hóa là hai mặt của một quá trình mâu
thuẫn nhưng thống nhất với nhau?
* Tính mâu thuẫn:
Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
Dị hóa là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
* Tính thống nhất:
Mạc dù đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình mâu thuẫn về năng lượng và nguyên
liệu nhưng chúng vẫn có sự gắn bó khăng khít với nhau, là điều kiện của nhau. Nếu
thiếu quá trình này thì quá trình kia không diễn ra. Đồng hóa tổng hợp chất cho dị hóa

phân giải. Dị hóa cung cấp năng lượng ATP cho quá trình đồng hóa.
Câu 39: Giải thích các câu:
a. Nhai kỹ no lâu.
b. Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói.
c. Nắng tháng 3 chó gà thè lưỡi.
d. Rét run cầm cập.
e. Vì sao trong thời kỳ Pháp thuộc, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây
Nguyên phải đốt cỏ tranh để lấy tro ăn.
f. Tại sao cần bổ sung thức ăn giàu sắt cho các bà mẹ khi mang thai.
g. Tại sao người say rượu chân nam đá chân chiêu.
h. Vì sao người mắc bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc nhìn rất kém vào lúc
hoàng hôn?
i. Đứt tay bằng dao sắc máu chảy nhiều hơn đứt tay bằng dao cùn.
13

13


Câu 40: Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của
thận? Phân biệt huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức?
- Máu được lọc ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ( không có tế bào máu và
prôtêin) ở nang cầu thận.
- Quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất không
cần thiết và chất có hại ở ống thận tạo ra nước tiểu chính thức ( không còn chất dinh
dưỡng, các ion khoáng).
Máu

Nước tiểu đầu

Có huyết tương, các tế bào Không có Prôtêin, các tế

máu, các chất dinh dưỡng ( bào máu.
Prôtêin, gluxit, lipit) …
Vẫn còn các chất dinh
dưỡng, các ion khoáng.

Nước tiểu chính thức
Không còn chất dinh
dưỡng, các tế bào máu.
Không còn chất dinh
dưỡng, các iôn khoáng.
Chỉ còn nước, urê, uric ..

Câu 41: Cấu tạo, chức năng của nơron?
* Cấu tạo:
Nơron gồm: Thân có 1 nhân, các sợi nhánh và 1 sợi trục. Trên sợi trục được bao
bọc bởi các bao miêlin, tận cùng sợi trục phân nhánh.
* Chức năng:
Cảm ứng: khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng
hình thức phát ra xung động thần kinh.
Dẫn truyền: khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định từ nơi
phát sinh hoặc tiếp nhận về thân nơron và truyền dọc theo sợi trục.
Câu 42: Phân biệt điểm mù và điểm vàng? Tại sao ảnh của vật hiện trên
điểm vàng ta lại nhìn rõ nhất?
- Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế
bào thụ cảm thị giác nên ảnh của vật rơi vào điểm mù ta không nhìn thấy gì.
- Điểm vàng nằm trên trục mắt, tập trung nhiều tế bào nón, mỗi tế bào nón liên
hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác. Càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón giảm, số
lượng tế bào que tăng. Nhiều tế bào que mới liên hệ với 1 tế bào thần kinh thị giác.
Vì thế ảnh của vật hiện trên điểm vàng sẽ có nhiều tế bào thần kinh thị giác
cảm nhận được nên ta nhìn thấy vật rõ nhất.

Câu 43: Phản xạ là gì? Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không
điều kiện?
* Khái niệm:

14

14


Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường bên
trong hay bên ngoài cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thần kinh giúp cơ thể thích nghi
với môi trường.
* Phân biện PXCĐK với PXKĐK.
Phản xạ không điều kiện

Phản xạ có điều kiện

Hình thành do bẩm sinh, di truyền

Hình thành thông qua quá trình học tập,
rèn luyện.
Kém bền vững, dễ mất đi nếu không
Rất bền vững, tồn tại suốt đời cá thể.
được củng cố thường xuyên.
Di truyền được cho thế hệ sau. Không di truyền được cho thế hệ sau.
Một kích thích có thể gây nhiều phản xạ
Một kích thích gây 1 phản xạ đặc trưng.
hoặc một phản xạ có thể hình thành từ
nhiều kích thích.
Trung ương của phản xạ là tủy sống

Trung ương của phản xạ là đại não.
Câu 44: Quá trình thành lập phản xạ có điều kiện? Điều kiện thành lập
phản xạ có điều kiện?
* Ví dụ về quá trình thành lập PXCĐK:
Ví dự thành lập phản xạ có điều kiện: Tiết nước bọt ở chó bằng ánh đèn điện.
- Bước 1: Cho chó ăn, chó tiết nước bọt.
- Bước 2: Bật đèn + Cho chó ăn, chó tiết nước bọt.
- Bước 3: Lặp đi lặp lại bước 2 nhiều lần.
- Bước 4: Chỉ bật đèn, không cho ăn ta thấy chó cũng tiết nước bọt
Như vậy đã thành lập được phản xạ có điều kiện.
* Điều kiện thành lập PXCĐK:
- Não bộ lành lặn, không bị tổn thương.
- Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời với kích thích
không điều kiện.
- Không để các kích thích ngoại lai tác động.
- Khoảng cách giữa kích thích không điều kiện và kích thích có điều kiện phải
gần nhau
- Phải thường xuyên củng cố bằng kích thích không điều kiện.
Câu 45: Phân biệt tuyết nội tiết với tuyến ngoại tiết? Tại sao tuyến tụy vừa
là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

15

15


- Tuyến nội tiết là tuyến tiết sản phẩm là các hoocmôn không có ống dẫn, sản
phẩm ngấm trực tiếp vào máu. Kích thước nhỏ.
- Tuyến ngoại tiết là tuyến sản phẩm tiết có ống đổ ra ngoài, không ngấm trực
tiếp vào máu. Kích thước lớn hơn tuyến nội tiết.

- Tuyến tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết: Tuyến tụy tiết enzim
tiêu hóa ( Amilaza, Tripsin, Lipaza) có ống dẫn đổ vào tá tràng ( Tuyến ngoại tiết).
Đồng thời tuyến tụy tiết hoocmon Insulin và Glucagon ngấm trực tiếp vào máu điều
hòa đường huyết ( tuyến nội tiết).
Câu 46: AIDS là gì? Nguyên nhân? Vì sao AIDS là đại dịch của thể kỷ?
* Khái niệm AIDS:
AIDS là những chữ cái viết tắt của cụm từ tiếng anh có nghĩa Tiếng Việt là:
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
* Nguyên nhân.
Do virut HIV gây nên.
* AIDS nguy hiểm vì:
Tốc độ lây lan nhanh.
Tỷ lệ tử vong cao.
Hiện nay chưa có văcxin phòng cũng như thuốc điều trị đặc hiệu.
Câu 47: Di truyền là gì? Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các
thế hệ lai của Men đen?
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế
hệ con cháu.
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng
tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu
của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di
truyền các tính trạng.
Câu 48: Khái niệm phép lai phân tích? Phương pháp tiến hành?
- Khái niệm:
Là phép lai dùng để xác định kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội có
thuần chủng hay không.
- Phương pháp tiến hành:
Cho cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen với cơ thể mang tính
trạng lặn. Căn cứ vào kết quả biểu hiện kiểu hình ở con lai để kết luận: Nếu con lai

16

16


chỉ xuất hiện 1 loại kiểu hình (đồng tính) thì cơn thể mang tính trội thuần chủng (có
Kiểu gen đồng hợp); nếu con lai xuất hiện hai loại kiểu hình với tỷ lệ 1:1 thì cơ thể
mang tính trội không thuần chủng (kiểu gen dị hợp).
Câu 49: Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao biến dị tổ hợp được coi là nguyên liệu
quan trọng trong tiến hóa và chọn giống?
*Biến dị tổ hợp:
Là loại biến dị xảy ra do sự sắp xếp lại các gen quy định các tính trạng trong
quá trình sinh sản dẫn đến ở con lai xuất hiện các kiểu hình mới so với bố mẹ chúng.
* Biến dị tổ hợp được coi là nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn
giống vì:
+ Trong tiến hóa: Tính đa dạng ở sinh vật giúp cho loài có thể phân bố và thích
nghi được với nhiều môi trường sống khác nhau làm tăng khả năng tồn tại của loài
trước sự thay đổi của môi trường. Tính đa dạng của sinh vật còn là nguyên liệu của
quá trình chọn lọc tự nhiên.
+ Trong chọn giống: Tính đa dạng về kiểu gen và kiểu hình ở sinh vật còn cung
cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà họ
mong muốn. Trong công tác chọn giống người ta ứng dụng các phương pháp lai để
tạo ra nguồn biến dị tổ hợp rồi từ đó chọn ra các giống vật nuôi và cây trồng có năng
suất cao, phẩm chất tốt.
Câu 50: Phát biểu nội dung quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập
của Men đen?
- Quy luật phân ly (Định luật phân tính):
Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương
phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân ly tính trạng
theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.

- Quy luật phân ly độc lập (Định luật phân ly độc lập):
Khi lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản di
truyền độc lập tì F2 có tỷ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỷ lệ phân tính của các tính
trạng hợp thành nó.
Câu 51: So sánh định luật phân ly với định luật phân ly độc lập về 2 cặp
tính trạng?
a. Những điểm giống nhau.
Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau:
+ Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp tính trạng nghiên cứu.
+ Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn.
17

17


+ Số lượng cá thể nghiên cứu phải đủ lớn.
Ở F2 đều có sự phân ly tính trạng (xuất hiện nhiều kiểu hình).
Cơ chế của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân ly của các cặp gen
trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh.
b. Những điểm khác nhau.
Định luật phân tính
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính
trạng.
- F1 dị hợp 1 cặp gen tạo ra 2 loại giao
tử.
- F2 có 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 3 trội: 1
lặn.
- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.
- F2 có 4 tổ hợp giao tử với 3 loại kiểu
gen.


Định luật phân ly độc lập
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp
tính trạng.
- F1 dị hợp về 2 cặp gen tạo ra 4 loại
giao tử.
- F2 có 4 loại kiểu hình với tỷ lệ 9: 3:
3: 1.
- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.
- F2 có 16 tổ hợp giao tử với 9 kiểu
gen.

Câu 52: Trình bày đặc điểm hình dạng kích thước và cấu tạo NST? Chức
năng NST?
1. Đặc điểm hình dạng, kích thước NST.
NST là cấu trúc di truyền nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm
bằng thuốc nhuốm mang tính kiềm.
NST thường biến đổi hình thái trong quá trình phân bào và người ta có thể quan
sát nó rõ ràng nhất vào kỳ giữa, khi mà các NST đóng xoắn cực đại và có hình dạng
đặc trưng. Lúc này, các NST trong tế bào có thể có nhiều hình dạng khác nhau như
hình que, hình hạt, chữ V …
Khi đóng xoắn cực đại có chiều dài từ 0,5 đến 50 micromet, đường kính từ 0,2
đến 2 micromet.
2. Đặc điểm về cấu tạo NST.
Vào kỳ giữa, NST tồn tại trong tế bào ở dạng kép, lúc này nó gồm có 2
crômantit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động. Tại tâm động là eo sơ cấp nằm ở
khoảng giữa 2 NST, phân chia NST thành 2 cánh. Trên 1 cánh của NST còn có eo thứ
cấp.
Tâm động có vai trò là dính NST vào thoi vô sắc trong quá trình phân bào. Nhờ
đó mà khi các sợi tơ của thoi co rút, giúp NST di chuyển về các cực của tế bào.

Trong mỗi crômantit có chứa một phân tử ADN 146 cặp nuclêôtit và một loại
prôtêin hình cầu dạng histôn.
3. Chức năng NST.
18

18


Chứa đựng và truyền đạt các thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ
cơ thể.
Câu 53: Thế nào là NST kép và cặp NST tương đồng? Phân biệt NST kép
và cặp NST tương đồng?
- NST kép: Là NST được tạo ra từ sự nhân đôi NST, gồm có 2 crômantit giống
hệt nhau và dính nhau ở tâm động, mang tính chất một nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ
mẹ.
- Cặp NST tương đồng: Là cặp gôm 2 NST độc lập với nhau, giống nhau về
hình dang, kích thước, mang tính chất hai nguồn gốc: Có 1 chiếc có nguồn gốc từ bố
và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
- Phân biệt NST kép và cặp NST tương đồng.
NST kép

Cặp NST tương đồng

- Chỉ là 1 chiếc NST gồm 2 crômantít
giống nhau, dính nhau ở tâm động.
- Mang tính chất 1 nguồn gốc: hoặc có
nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ
mẹ.
- Hai crômatit hoạt động như một thể
thống nhất


- Gốm 2 NST độc lập giống nhau về hình
dạng và kích thước.
- Mang tính chất 2 nguồn: 1 chiếc có
nguồn gốc từ bố, chiếc kia có nguồn gốc
từ mẹ.
- Hai NST tương đồng hoạt động độc lập
với nhau.

Câu 54: Nêu các hoạt động cơ bản của NST trong nguyên phân và giảm
phân?
a. Trong nguyên phân.
+ Hoạt động tự nhân đôi: Vào kỳ trung gian, các NST đơn đang ở dạng sợi
mảnh tự nhân đôi và dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
+ Hoạt động đóng xoắn: Vào kỳ đầu các NST bắt đầu đóng xoắn và đóng xoắn
cực đại vào kỳ giữa.
+ Hoạt động tập hợp thành hàng : Vào kỳ giữa, các NST kép tập trung thành
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.
+ Hoạt động phân ly: Vào kỳ sau, các NST kép tách nhau ở tâm động và phân
ly đồng đều về hai cực tế bào.
+ Hoạt động tháo xoắn: Vào kỳ cuối, các NST đơn tháo xoắn trở về dạng sợi
mảnh.
b. Trong giảm phân.
* Giảm phân I.
+ NST đơn nhân đôi vào kỳ trung gian.
19

19



+ NST kép co ngắn vào kỳ đầu và co ngắn cực đại vào kỳ giữa, kỳ sau và kỳ
cuối NST vẫn đóng xoắn.
+ Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn NST đơn trong từng cặp NST
kép tương ứng.
+ Các NST kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
+ Các NST kép trong từng cặp NST tương đồng phân ly về 2 cực tế bào.
* Giảm phân II.
+ Kỳ trung gian và kỳ đầu: Các NST kép đơn bội.
+ Kỳ giữa : Các NST kép tập trung 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
+ Kỳ sau: Hai cromatit trong mỗi NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST
đơn phân ly về 2 cực tế bào.
+ NST đơn tháo xoắn ở kỳ cuối.
Câu 55: So sánh 2 quá trình nguyên phân và giảm phân?
a. Giống nhau.
Đều là quá trình sinh sản của tế bào.
Có các kỳ phân chia giống nhau (kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ
cuối).
Các thành phần của tế bào như: Trung thể, thoi vô sắc, màng nhân, nhân con,
màng tế bào, chất tế bào có những biến đổi trong từng kỳ tương ứng giống nhau.
NST có các hoạt động như: nhân đôi, đóng xoắn, duỗi xoắn, tập trung thành
hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân ly.
b. Khác nhau.
Nguyên phân
Loại
tế
bào

Xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể Chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục
( hợp tử, tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm thời kỳ chín ( tinh bào bậc I và
sinh dục).

noãn bào bậc I).

Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi
Hoạt chéo NST.
động
NST Có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng
xích đạo của thoi vô sắc và phân ly.
Kết
quả

Giảm phân

Có hiện tượng tiếp hợp và trao
đổi chéo NST ở kỳ đầu I.
Có 2 lần NST tập trung trên mặt
phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 1 lần phân Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần
bào tạo ra 2 tế bào con đều có bộ NST phân bào tạo ra 4 tế bào con có bộ
lưỡng bội 2n NST
NST đơn bội n
Câu 56: Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật?

20

20


a. Quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật.
Ở động vật, sự phát sinh giao tử đực (tinh trùng) xảy ra trong tuyến sinh dục

đực là tinh hoàn. :
+ Đầu tiên các tế bào mầm sinh dục (2n) nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra
nhiều tế bào con, được gọi là tinh nguyên bào. Các tinh nguyên bào phát triển thành
tinh bào bậc I.
+ Các tinh bào bậc I sau đó giảm phân. Mỗi tinh bào bậc I có 2 lần phân bào,
lần thứ nhất tạo ra 2 tế bào con là 2 tinh bào bậc 2 và lần thứ hai tạo ra 4 tinh trùng
đều chứa n NST.
b. Quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật.
Giao tử cái còn gọi là trứng được tạo ra trong tuyến sinh dục cái gọi là buồng
trứng.
+ Đầu tiên các tế bào mầm 2n nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo các tế bào
con gọi là noãn nguyên bào. Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I.
+ Mỗi noãn bào bậc I giảm phân qua 2 lần phân bào. Lần thứ nhất tạo ra 1 tế
bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 và 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể
cực thứ nhất. Ở lần phân bào thứ 2;2 tế bào con tiếp tục phân chia tạo thành 4 tế bào
đơn bội (n); trong đó có 1 tế bào có kích thước lớn trở thành trứng có khả năng thụ
tinh và 3 tế bào có kích thước nhỏ gọi là 3 thể cực thứ 2 không có khả năng thụ tinh
và bị thoái hóa.
Câu 57: So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao từ cái ở động vật?
* Giống nhau.
Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.
Đều lần lượt trải qua hai quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm
phân của các tế bào sinh giao tử (tinh bào bậc I hay noãn bào bậc I).
Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.
* Khác nhau.
Phát sinh giao tử đực

Phát sinh giao tử cái

Xảy ra trong các tuyến sinh dục đực

(tinh hoàn).
Số lượng giao tử được tạo ra nhiều hơn;
mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân tạo ra
4 giao tử đực.
Trong cùng loài giao tử đực có kích
thước nhỏ hơn giao tử cái.

Xảy ra trong các tuyến sinh dục cái
(buồng trứng).
Số lượng giao tử được tạo ra ít hơn; mỗi
noãn bào bậc I qua giảm phân chỉ cho 1
giao tử cái.
Giao tử cái có kích thước lớn do phải tích
lũy nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi ở
giai đoạn đầu, nếu xảy ra sự thụ tinh.

21

21


Câu 58: Giao tử là gì? So sánh giao tử đực và giao tử cái ở động vật?
a. Khái niệm giao tử:
Giao tử là tế bào sinh dục mang bộ NST đơn bội ( n) được hình thành từ quá
trình giảm phân của các tế bào sinh giao tử ( tinh bào bậc I hoặc noãn bào bậc I), có
khả năng thụ tinh thành hợp tử. Có 2 loại giao tử là giao tử đực thường được gọi là
tinh trùng và giao tử cái gọi là trứng.
b. So sánh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
* Giống nhau.
Đều được tạo ra từ quá trình giảm phân của các tế bào sinh giao tử.

Đều chứa bộ NSt đơn bộ ( n).
Đều có khả năng thụ tinh tạo hợp tử
* Khác nhau.
Giao tử đực
Được tạo ra từ tinh hoàn
Có kích thước nhỏ
Có đuôi và di chuyển được
Số lượng tạo ra nhiều
Thời gian sống ngắn

Giao tử cái
Được tạo ra từ buồn trứng
Có kích thước lớn hơn tinh trùng
Không có đuôi và không di chuyển
Số lượng tạo ra ít.
Thời gian sống lâu hơn giao tử đực

Câu 59: NST là gì? So sánh NST thường với NST giới tính?
a. Khái niệm NST: NST là thể vật chất mang gen nằm trong nhân tế bào, dễ bắt
màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm có tính kiềm.
b. So sánh NST thường và NST giới tính.
* Giống nhau.
Nằm trong nhân tế bào. Có hình dạng đặc trưng với từng loài.
Mang gen quy định tính trạng của cơ thể.
Tồn tại thành cặp, có hình dạng đặc trưng cho loài.
Đều cấu tạo từ Prôtêin và ADN.
Đều có các quá trình: nhân đôi, phân ly, tổ hợp.
Đều có thể bị đột biến cấu trúc hoặc số lượng.
* Khác nhau.
NST thường


NST giới tính

Có nhiều cặp, luôn ở trạng thái đồng Có một cặp, đôi khi là 1 chiếc, chỉ có
22

22


hợp.
giới đồng giao tử ở trạng thái đồng hợp.
Giống nhau ở cả hai giới.
Khác nhau ở giống đực và giống cái.
Mang gen quy định các tính trạng Mang gen quy định giới tính hoặc tính
thường.
trạng liên quan đến giới tính.
Câu 60: Cơ chế xác định giới tính ở người? Giải thích tại sao tỷ lệ nam:nữ
trong cấu trúc dân cư xấp xỉ 1:1?
* Giải thích cơ chế sinh con trai, con gái ở người.
- Sơ đồ minh họa:
P:

Mẹ

X

44A + XX
Gp

Bố

44A + XY

22A +X

22A + X ,

44A + XX :

44A + XY

Con gái

Con trai

:

22A + Y

- Giải thích.
Cơ chế xác định giới tính do sự phân ly của các cặp NST giới tính trong quá
trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của NST giới tính trong quá trình thụ tinh.
+ Trong giải phân phát sinh giao tử.
Mẹ mang cặp NST giới tính XX tạo 1 loại trứng duy nhất mang NST giới tính
X (đồng giao tử).
Bố mang cặp NST giới tính XY tạo ra hai loại tinh trùng với tỷ lệ ngang nhau:
một loại mang NST giới tính X và một loại mang NST giới tính Y (dị giao tử).
+ Trong thụ tinh.
Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo hợp tử XX (44A + XX) phát triển thành
con gái.
Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo hợp tử XY (44A + XY) phát triển thành

con trai.
* Tỷ lệ nam: nữ luôn xấp xỉ 1: 1.
Do trong giảm phân tạo giao tử, giới nữ luôn tạo một loại trứng mang X, con
giới nam tạo 2 loại tinh trùng với tỷ lệ ngang nhau là X và Y. Trong thụ tinh có sự tổ
hợp tự do các tinh trùng và trứng nên trong cấu trúc dân số với quy mô lớn, tỷ lệ nam:
nữ luôn xấp xỉ 1: 1.
Câu 61: Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của loài sinh sản vô tính và
sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ?
* Ở loài sinh sản vô tính:
23

23


Sinh sản vô tính là quá trình sinh sản dựa vào sự nguyên phân của tế bào, trong
nguyên phân sự kết hợp giữa sự nhân đôi NST (ở kỳ trung gian) và sự phân ly NST (ở
kỳ sau) là cơ chế để bộ NST đặc trưng của loài được ổn định qua các thế hệ tế bào và
các thế hệ cơ thể.
* Ở loài sinh sản hữu tính.
- Trong giảm phân: NST xảy ra sự nhân đôi 1 lần ( ở kỳ trung gian I) và phân ly
2 lần ( ở kỳ sau I và kỳ sau II) dẫn đến tạo ra bộ NST đơn bộ ( n) trong các giao tử.
- Trong quá trình thụ tinh: Khi 2 giao tử đực và cái kết hợp dẫn đến xảy ra sự
tổ hợp của 2 bộ NST đơn bội của 2 giao tử, tạo trở lại bộ NST lưỡng bội ( 2n) trong
hợp tử..
Sự kết hợp giữa quá trình nhân đôi, phân ly NST trong giảm phân với sự tái tổ
hợp NST trong thụ tinh giúp bộ NST loài duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể.
Nguyên phân giúp sự ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào.
Câu 62: Di truyền liên kết là gì? Nguyên nhân của di truyền liên kết? Hiện
tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân ly độc lập của Men đen
như thế nào?

* Di truyền liên kết:
Là hiện tượng di truyền mà các cặp tính trạng phụ thuộc vào nhau chứ không
phân ly độc lập; sự di truyền của các cặp tính trạng này kéo theo sự di truyền của các
cặp tính trạng khác.
* Nguyên nhân của hiện tượng di truyền liên kết.
Do các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương
đồng, nói cách khác, ở mỗi NST mang nhiều gen khác nhau và các gen trên 1 NST
cùng phân ly, cùng tổ hợp với nhau trong giảm phân tạo giao tử và trong thu tinh tạo
hợp tử.
* Di truyền lên kết bổ sung cho định luật phân li độc lập.
Sinh vật có rất nhiều gen quy định các tính trạng trong khi số lượng NST có
hạn. Vì thế việc 1 NST mang nhiều gen là phổ biến do đó hiện tượng di truyền liên
kết trong thực tế là chủ yếu.
Câu 63: Đặc điểm cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử
ADN? Chức năng phân tử ADN?
a. Cấu trúc hóa học phân tử ADN.
ADN là axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học: C, H, O, N, P.
ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn, có thể dài đến hàng trăm
micrômet và khối lượng hàng chục triệu đơn vị các bon.
24

24


ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêotit. Có 4 loại
nuclêôtit đó là: Ađênin (A), Timim (T), Guanin( G) và Xitôzin(X).
Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành mạch. Phân tử ADN
gồm 2 mạch liên kết lại.
b. Cấu trúc không gian.
Theo mô hình J.Oatsơn và F. Crick công bố năm 1953 thì ADN là một chuỗi

xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều đặn quanh trục từ trái sang phải
( xoắn phải) tạo vòng xoắn mang tính chu kỳ. Mỗi vòng xoắn có 10 cặp nuclêôtit,
chiều dài vòng xoắn 34A và đường kính 20A.
Giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô
theo nguyên tắc bổ sung: A mạch này liên kết với T mạch kia bằng 2 liên kết hyđrô ;
G mạch này liên kết với X mạch kia bằng 3 liên kết hyđrô và ngược lại.
c. Chức năng.
ADN chứa đựng và truyền đạt thông tin cấu trúc di truyền qua các thế hệ tế bào
và thế hệ cơ thể.
Câu 64: Trình bày quá trình tự nhân đôi ADN? Vì sao 2 ADN con được tạo
ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống mẹ?
* Quá trình tự nhân đôi ADN.
Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kỳ trung
gian của quá trình phân bào vào lúc các NST đang ở dạng sợi mảnh.
Cơ chế:
+ Đầu tiên, các enzim tác dụng làm phân tử ADN tháo xoắn và dần tách hai
mạch đơn ra.
+ Khi hai mạch đơn tách ra, mỗi mạch đơn trở thành một mạch gốc lần lượt
liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào để hình thành mạch đơn mới.
Mạch mới và mạch gốc xoắn lại tạo thành ADN con. Một mạch hình thành liên tục,
mạch kia hình thành gián đoạn. Các enzim nối các đoạn ADN và chỉnh sửa.
+ Nguyên tắc tự sao ADN: Nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bán bảo toàn và
nguyên tắc bổ sung.
+ Quá trình kết thúc sẽ tạo 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ lúc
đầu. Hai ADN con này sau đó được phân chia cho 2 tế bào con khi phân bào.
* ADN con giống ADN mẹ vì:
Qua quá trình nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung, ADN con được tạo ra giống
ADN mẹ vì nguyên tắc bổ sung quy định sự liên kết giữa các nuclêôtít môi trường nội
bào với các nuclêôtit trên mạch gốc ( mạch khuôn) như sau:
25


25


×