Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đặc Điểm Động Vật Phiêu Sinh Trong Ao Nuôi Cá Tai Tượng Thâm Canh Ở Mỹ Phụng - Phong Điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 88 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

-oOo-

NGÔ MỸ HỒNG
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT PHIÊU SINH TRONG
AO NUÔI CÁ TAI TƢỢNG THÂM CANH
Ở MỸ PHỤNG - PHONG ĐIỀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. DƢƠNG TRÍ DŨNG

Cần Thơ – 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

-oOo-

NGÔ MỸ HỒNG
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG VẬT PHIÊU SINH TRONG
AO NUÔI CÁ TAI TƢỢNG THÂM CANH
Ở MỸ PHỤNG - PHONG ĐIỀN


THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cán bộ hƣớng dẫn
ThS. DƢƠNG TRÍ DŨNG

Cần Thơ – 2010


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đặc điểm quần xã động vật phiêu sinh trong
ao nuôi cá Tai tƣợng thâm canh ở Mỹ Phụng, Phong Điền, thành phố Cần Thơ”, do
Ngô Mỹ Hồng thực hiện và báo cáo đã đƣợc hội đồng chấm luận văn thông qua.

Cán bộ hƣớng dẫn

ThS. Dƣơng Trí Dũng

Cán bộ phản biện

PGS.TS Trƣơng Thị Nga

Cán bộ phản biện

KS. Trần Sỹ Nam

1


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lòng biết ơn đến ba mẹ đã nuôi con khôn lớn, luôn ủng hộ và động viên
con trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn bộ môn Khoa học Môi trƣờng, khoa Môi trƣờng và Tài

nguyên Thiên nhiên, trƣờng Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cám ơn:
- Thầy Dƣơng Trí Dũng cùng quý thầy cô trong bộ môn đã tận tình hƣớng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
- Gia đình chú Trần Văn Hón đã tạo điều kiện thuận lợi cho con làm việc tại gia
đình.
Xin trân trọng ghi nhớ những ân tình của các anh chị và tập thể lớp Khoa học Môi
trƣờng K32 đã luôn giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài.
Sinh viên thực hiện
Ngô Mỹ Hồng

2


TÓM LƢỢC

Đề tài “Đặc điểm quần xã động vật phiêu sinh trong ao nuôi cá Tai tƣợng thâm canh
ở Mỹ Phụng, Phong Điền, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện tại ấp Mỹ Phụng,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Nội dung khảo sát là xác định thành phần
các loài phiêu sinh động vật và khảo sát sự biến động về số lƣợng các nhóm phiêu
sinh động vật trong quá trình nuôi. Kết quả đã xác định đƣợc 47 loài phiêu sinh
động vật gồm bốn nhóm phiêu sinh động vật Protozoa, Rotatoria, Cladocera và
Copepoda. Mật độ phiêu sinh động vật dao động từ 98.563 – 8.560.200 ct/m3.
Trong đó, chiếm số loài và số lƣợng nhiều nhất là nhóm Rotatoria trong tất cả các
đợt khảo sát, kế đến là Cladocera, Copepoda và Protozoa. Số lƣợng động vật nổi
trong ao thấp vào đầu chu kỳ thay nƣớc và cao vào những ngày cuối chu kỳ thay
nƣớc. Sự ƣu thế của Filinia longiseta thể hiện sự ô nhiễm hữu cơ của ao nuôi cá
thƣờng là vào ngày thứ 14 trong một chu kỳ thay nƣớc. Để hạn chế gây ô nhiễm
nguồn nƣớc, cần phải thay nƣớc ½ tháng/lần với 20 – 30% lƣợng nƣớc trong ao,

đồng thời sử dụng thức ăn công nghiệp với số lƣợng vừa đủ để hạn chế thức ăn thừa
lắng đọng dƣới đáy ao.

3


MỤC LỤC
TRANG PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG .......................................................... 1
LỜI CẢM TẠ....................................................................................................... 2
TÓM LƢỢC ......................................................................................................... 3
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................... 5
DANH SÁCH BẢNG .......................................................................................... 6
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................ 7
Chƣơng 2: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ...................................................................... 9
2.1 Tổng quan huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ...................................... 9
2.2 Cá tai tƣợng ................................................................................................. 10
2.3 Mô hình nuôi cá thâm canh ........................................................................ 12
2.4 Tổng quan phiêu sinh động vật ................................................................... 13
2.5 Vai trò của phiêu sinh động vật .................................................................. 18
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 21
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 21
3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu .............................................................................. 21
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 21
Chƣơng 4: KẾT QUẢ ............................................................................................ 25
4.1 Trong thời gian nuôi .................................................................................... 25
4.1.1 Thành phần loài và biến động thành phần loài ................................. 25
4.1.2 Biến động số lƣợng động vật nổi ...................................................... 29
4.2 Trong một chu kỳ thay nƣớc ....................................................................... 34
4.2.1 Thành phần loài và biến động thành phần loài ................................. 34
4.2.2 Biến động số lƣợng động vật nổi ...................................................... 39

4.3 Đánh giá mô hình nuôi cá ............................................................................ 42
Chƣơng 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

4


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ .......................... 10
Hình 2.2 Cá tai tƣợng ( Osphronemus gouramy) ....................................................................... 10
Hình 2.3 Một số dạng của Protozoa ............................................................................. 15
Hình 2.4 Một số dạng của Rotatoria ............................................................................. 16
Hình 2.5 Hình dạng của Cladocera ............................................................................... 17
Hình 2.6 Hình dạng của Copepoda ............................................................................... 18
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống ao nuôi nơi lấy mẫu................................................................ 22
Hình 3.2 Sơ đồ thu mẫu ................................................................................................ 23
Hình 4.1 Số loài tại các điểm thu mẫu .......................................................................... 25
Hình 4.2 Biến động số loài qua các đợt thu mẫu .......................................................... 26
Hình 4.3 Tỉ lệ (%) của các nhóm động vật nổi qua các điểm thu mẫu ......................... 27
Hình 4.4 Biến động các nhóm động vật nổi trong ao 1 qua các đợt thu mẫu ............... 28
Hình 4.5 Biến động các nhóm động vật nổi trong ao 2 qua các đợt thu mẫu ................ 29
Hình 4.6 Tỉ lệ % mật độ các nhóm động vật nổi tại các điểm thu mẫu ........................ 31
Hình 4.7 Mật độ (ct/m3) các nhóm động vật nổi qua các đợt thu mẫu trong ao 1 ........ 32
Hình 4.8 Mật độ (ct/m3) các nhóm động vật nổi qua các đợt thu mẫu trong ao 2 ........ 33
Hình 4.9 Số loài tại các điểm thu .................................................................................. 34
Hình 4.10 Biến động số loài tại các điểm qua các đợt thu mẫu .................................... 35
Hình 4.11 Biến động các nhóm động vật nổi trong ao 1 qua các đợt thu mẫu ............. 36
Hình 4.12 Biến động các nhóm động vật nổi trong ao 2 qua các đợt thu mẫu ............. 37
Hình 4.13 Tỉ lệ % của các nhóm động vật nổi tại các điểm thu mẫu ........................... 38

Hình 4.14 Tỉ lệ (%) mật độ các nhóm động vật nổi tại các điểm thu mẫu ................... 40
Hình 4.15 Mật độ (ct/m3) các nhóm động vật nổi qua các đợt thu mẫu ở ao 1 ........... 41
Hình 4.16 Mật độ (ct/m3)các nhóm động vật nổi qua các đợt thu mẫu ở ao 2 ............ 42

5


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1 Mật độ (ct/m3) động vật nổi tại các điểm trong 12 đợt thu mẫu............... 30
Bảng 4.2 Mật độ (ct/m3) động vật nổi theo chu kỳ thay nƣớc tại các điểm trong
14 đợt thu mẫu......................................................................................... 39

6


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đƣợc xem là một vùng đất ngập nƣớc rộng
lớn nhất Việt Nam (Lê Anh Tuấn, 2007). Ngoài sự phát triển mạnh về nghề trồng
lúa và cây ăn trái thì nơi đây còn phát triển mạnh nghề nuôi trồng thủy sản nhờ sự
đa dạng về môi trƣờng với các hệ sinh thái nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn và sự
đa dạng sinh học với nhiều loài thủy sản có giá trị. Với những điều kiện tự nhiên
thuận lợi đó, ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đã nhanh chóng phát triển, đóng
góp lớn vào nền kinh tế quốc gia (Lê Anh Tuấn, 2007), với sản lƣợng cá nuôi năm
2008 là 1.419.010 tấn (Tổng cục thống kê, 2009), chiếm 52,52% tổng sản lƣợng
thủy sản nuôi trồng của vùng.
Thành phố Cần Thơ là vùng nƣớc ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi
trồng các đối tƣợng thủy sản nƣớc ngọt. Ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong
Điền là một vùng nông nghiệp trong thành phố Cần Thơ với các hoạt động chính là

trồng trọt và chăn nuôi trong đó nuôi thủy sản, nhất là nghề nuôi cá Trê lai đã là
nguồn thu nhập chính rất cao cho một số hộ trong địa phƣơng (Trần Hồng Điệp,
2009). Tuy nhiên, hoạt động này đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ rất cao, bình quân
330.000 đồng/m2, nhƣng lại gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nƣớc và gặp nhiều rủi
ro về kinh tế. Nhằm giảm bớt rủi ro này, ngƣời dân đã chuyển sang gây nuôi đối
tƣợng khác trong đó có cá Tai tƣợng, chúng có khả năng thích nghi với điều kiện
môi trƣờng ở đây và đầu ra đang ổn định. Để tăng năng suất cá nuôi, ngƣời dân đã
tiến hành nuôi cá thâm canh với nguồn thức ăn tự chế là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu
nguồn thức ăn này đƣa vào ao nuôi không hợp lý sẽ làm cho môi trƣờng nƣớc bị ô
nhiễm, ảnh hƣởng đến sự phát triển của cá và không mang lại hiệu quả kinh tế.
Bên cạnh sử dụng các chỉ tiêu hóa học để đánh giá chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thì
việc nghiên cứu các yếu tố sinh học cũng cần đƣợc quan tâm. Do đó, việc phát hiện
các loài động vật thủy sinh trong ao nuôi cá Tai tƣợng thâm canh có một ý nghĩa
nhất định trong quá trình đánh giá môi trƣờng nƣớc. Động vật thủy sinh không

7


những là nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực mà còn có khả năng lọc sạch nƣớc.
Dựa vào tập tính sống của chúng, có thể xem đây là nhóm sinh vật chỉ thị hữu hiệu
trong xác định sự ô nhiễm hữu cơ trong môi trƣờng nƣớc. Vì vậy, đề tài “Đặc điểm
quần xã động vật phiêu sinh trong ao nuôi cá Tai tƣợng thâm canh ở Mỹ Phụng,
Phong Điền, thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện nhằm đánh giá môi trƣờng nƣớc
trong ao nuôi và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp. Nội dung của đề tài là:
- Xác định thành phần các loài phiêu sinh động vật.
- Khảo sát sự biến động về số lƣợng của các nhóm phiêu sinh động vật trong
quá trình nuôi thâm canh cá Tai tƣợng.

8



CHƢƠNG 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

-

- 2

.

Giai Xuân, Tân Thới, Trƣờng Long, Mỹ Khánh và Nhơn Nghĩa.
-

www.cantho.gov.vn).

Trong đó ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh có:
- Tổng diện tích đất 160 ha.
+ Đất vƣờn: 113 ha chiếm 71% tổng diện tích đất.
+ Đất ruộng: 33 ha chiếm 21% tổng diện tích đất.
+ Đất sử dụng cho mục đích khác: 14 ha chiếm 8% tổng diện tích đất.
- Dân số: 1.137 ngƣời gồm 272 hộ.
+ Hộ vừa có ruộng vừa có vƣờn: 53 hộ chiếm 19% tổng số hộ.
+ Hộ chỉ có vƣờn: 201 hộ chiếm 74% tổng số hộ.
+ Hộ không có đất sản xuất: 18 hộ, chiếm 7% tổng số hộ.
(Nguyễn Ngọc Cúc Phƣơng, 2004; trích dẫn nguồn UBMTTQVN xã Mỹ Khánh
ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng).

9



Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơm
(nguồn: www.cantho.gov.vn)
2.2 Cá Tai tƣợng
2.2.1 Phân bố
Cá Tai tƣợng (Osphronemus gouramy) là loài cá đặc trƣng cho vùng nhiệt đới.
Chúng phân bố chủ yếu ở Indonesia, Thái lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam.
Hiện nay, chúng là đối tƣợng nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam.

Hình 2.2 Cá Tai tƣợng (Osphronemus gouramy)
10


Cá Tai tƣợng là loài cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt
của môi trƣờng. Chúng sống đƣợc trong môi trƣờng nƣớc ao dơ bẩn, thiếu oxygen
nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất. Hơn nữa, cá còn có thể sống
trong nƣớc có độ pH = 4, nƣớc nhiễm mặn có nồng độ muối 6 – 8‰. Chúng có thể
sống trong điều kiện nhiệt độ nƣớc dao động từ 16 – 420C. Tuy nhiên, cá sinh
trƣởng tốt ở nhiệt độ nƣớc 22 – 300C, ở nhiệt độ thấp hơn cá thƣờng hay bị bệnh. So
với cá Sặc rằn và cá Rô phi thì khả năng chịu lạnh của cá Tai tƣợng kém hơn nhƣng
sức chịu nóng lại cao hơn.
2.2.2 Dinh dƣỡng
Cá Tai tƣợng thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Cá bột dinh dƣỡng bằng noãn
hoàng với thời gian khá dài từ 5 – 7 ngày. Thức ăn đầu tiên của cá bột là động vật
phù du cỡ nhỏ và vừa nhƣ: Moina, Daphnia, Cyslops,... do kích thƣớc cá bột tƣơng
đối lớn. Sau 2 tuần tuổi, cá đã ăn đƣợc trùng chỉ, cung quăng, sâu bọ, bèo cám,…
Đến 1 tháng tuổi cá Tai tƣợng bắt đầu chuyển sang ăn tạp nhƣng thiên về động vật
84,7% và càng về sau chúng chuyển sang ăn thực vật là chính chiếm 87,5%. Khi
trƣởng thành cá Tai tƣợng ăn đƣợc hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh và cả
những phụ phẩm khác.

2.2.3 Sinh trƣởng
Cá Tai tƣợng là loài cá có kích thƣớc lớn, cỡ lớn nhất đƣợc biết là 50 kg, dài 1,8 m
nhƣng chúng là loài sinh trƣởng chậm. Trong ao nuôi đƣợc cung cấp thức ăn đầy đủ
với mật độ nuôi thƣa cá có thể tăng trọng 800 – 1.200 g/năm. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy cá thƣờng có tốc độ lớn nhanh ở năm thứ 2. Cá 3 năm tuổi đạt 2,5 kg/con.
2.2.4 Sinh sản
Trong điều kiện nuôi tốt, cá Tai tƣợng phát dục sau 1,5 – 2 năm tuổi. Trọng lƣợng
cá nhỏ nhất để tham gia sinh sản là 300 – 400 g. Cá sinh sản tốt khi đạt trọng lƣợng
từ 1 – 1,5 kg (khoảng 3 – 5 năm tuổi). Cá cái cỡ 1,5 – 2 kg/con, mỗi lần sinh sản
khoảng 3.000 – 5.000 trứng.

11


Mùa vụ sinh sản của cá Tai tƣợng ngoài tự nhiên tập trung vào tháng 3 – 4 và tháng
8 – 10 dƣơng lịch. Trong ao nuôi, cá Tai tƣợng sinh sản bắt đầu từ tháng 2 – 7
nhƣng tập trung từ tháng 3 – 5, kể từ tháng 8 trở đi số cá tham gia sinh sản giảm đi
mặc dù chế độ nuôi vỗ không thay đổi. Mùa vụ sinh sản của cá Tai tƣợng phụ thuộc
vào thời gian nuôi vỗ và chế độ nuôi vỗ.

2.3 Mô hình nuôi cá thâm canh
Cá nuôi đƣợc chăm sóc hoàn toàn bởi thức ăn chế biến, nguồn thức ăn tự nhiên
trong ao nuôi không đáng kể. Mật độ cá thả nuôi thƣờng rất cao, dao động từ
10 - 60 con/m2 hay 30 - 400 con/m3.
Phƣơng tiện sử dụng nuôi thƣờng nhỏ, ao đất dao động từ 300 - 2000 m2. Hình thức
nuôi quãng canh hoặc bán thâm canh, diện tích ao nuôi thƣờng lớn hơn 1.000 m2.
- Đặc điểm thuận lợi: Ao nuôi có kích thƣớc nhỏ, dễ quản lí và cho năng suất
nuôi rất cao.
- Những đặc điểm hạn chế
+ Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc do vật chất thải và thức ăn thừa trong ao nuôi.

+ Dịch bệnh xảy ra thƣờng xuyên khi ngƣời nuôi không chủ động kiểm soát
đƣợc chất lƣợng nƣớc.
+ Mức độ đầu tƣ tài chính và cơ sở vật chất vào hệ thống nuôi rất cao nhƣ:
vốn, công nhân, cá giống, thức ăn và quản lý.
- Các phƣơng thức nuôi thâm canh
+ Phƣơng thức nuôi thâm canh trong hệ thống ao đất.
+ Phƣơng thức nuôi thâm canh trong bè.
+ Phƣơng thức nuôi thâm canh với hệ thống đăng chắn (đăng quầng).
+ Phƣơng thức nuôi thâm canh trong bể ciment hoặc bể composit.
Điểm cần lƣu ý trong quá trình nuôi, khi mật độ cá thả nuôi quá cao, hàm lƣợng DO
giảm thấp. Trong những trƣờng hợp DO của ao nuôi giảm thấp, cần phải tăng cƣờng
giám sát và có biện pháp điều chỉnh hàm lƣợng này thông qua các biện pháp ứng
dụng phổ biến hiện nay nhƣ: thay nƣớc, sục khí bổ sung (Dƣơng Nhật Long, 2004).

12


2.4 Tổng quan phiêu sinh động vật
2.4.1 Sơ lƣợc về lịch sử nghiên cứu
Ở Việt Nam, các nhóm động vật nổi nƣớc ngọt đã đƣợc nghiên cứu từ khá lâu.
Tuy nhiên, các nhóm động vật nổi nƣớc ngọt Việt Nam thời kì trƣớc Cách mạng
(1975) còn ít đƣợc nghiên cứu ngay cả về thành phần loài.
Trong thời kì trƣớc Cách mạng, thành phần loài giáp xác nhỏ trong động vật nổi ở
Bắc Việt Nam hầu nhƣ chƣa biết, ngoài hai nghiên cứu của Richard (1894) ở Lào
Cai, đảo Cát Bào (vùng đảo Cát Bà) và của Brehm (1952) ở vùng Hải Dƣơng. Đối
với vùng phía Nam Việt Nam, trong thời kì này, các công trình nghiên cứu của
Daday (1907) và Stingelin (1905) cũng chỉ mới công bố đƣợc 4 loài Copepoda và
11 loài Cladocera.
Từ 1960 trở lại đây, giáp xác chân chèo Copepoda đƣợc nghiên cứu một cách đầy
đủ hơn về phân loại học. Các công trình tiêu biểu của một số tác giả nhƣ: Đặng

Ngọc Thanh (1965 – 1977); Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên
(1980),…
Giáp xác râu ngành của Việt Nam đƣợc nghiên cứu đầu tiên bởi Richard (1984) đƣa
ra danh sách 7 loài Cadocera, sau đó là Daday (1907) và Stingelin (1905) công bố
11 loài ở phía Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái và
Phạm Văn Miên (1980) đã xác định và định loại 45 loài giáp xác râu ngành ở Bắc
Việt Nam.
Dẫn liệu đầu tiên về trùng bánh xe (Rotatoria) ở Việt Nam là của Richard (1894)
với 5 loài, Weber (1907) đã công bố 5 loài. Ở Bắc Việt Nam, Đặng Ngọc Thanh,
Thái Trần Bái và Phạm Văn Miên (1980) đã mô tả 54 loài trùng bánh xe. Năm
1992, Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải đã thống kê danh sách 107 loài trùng
bánh xe trong thủy vực nội địa Việt Nam.
So với các nhóm động vật nổi khác, dẫn liệu về động vật nguyên sinh ở các thủy
vực nƣớc ngọt Việt Nam cho tới nay còn rất ít. Tổng hợp kết quả, các tác giả đã
công bố 157 loài thuộc 36 họ.

13


2.4.2 Khái niệm
Động vật nổi (zooplankton) là tập hợp những động vật sống trong môi trƣờng nƣớc,
ở tầng nƣớc trong trạng thái trôi nổi, cơ quan vận động của chúng rất yếu hoặc
không có. Chúng vận động thụ động và có khả năng bơi ngƣợc dòng nƣớc.
Theo phƣơng thức sống và sự phân chia theo tầng nƣớc, động vật nổi có thể chia
thành các dạng sau:
- Pleuston: là những sinh vật nổi, sống ở màng nƣớc (phần giới hạn giữa nƣớc và
không khí).
- Neuston: là những sinh vật nổi có kích thƣớc hiển vi, sống ở màng nƣớc (phần
giới hạn giữa nƣớc và không khí. Trong nhóm này, nó đƣợc chia thành 2 loại:
+ Epineuston: có phần cơ thể tiếp xúc với không khí nhiều hơn tiếp xúc với

nƣớc.
+ Hyponeuston: có phần cơ thể tiếp xúc với nƣớc nhiều hơn tiếp xúc với
không khí.
- Plankton: là những sinh vật nổi sống trong tầng nƣớc, không có khả năng bơi
ngƣợc dòng nƣớc, di động thụ động là chủ yếu.
Dựa vào tập tính sống, có thể chia động vật nổi thành 2 nhóm sau:
- Sinh vật nổi hoàn toàn (Holoplankton): là những sinh vật trong vòng đời của
nó hoàn toàn sống nổi trong nƣớc chỉ trừ giai đoạn trứng nghỉ (cyst) là ở tầng đáy
nhƣ ở trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, chân chèo và một số dạng của nguyên sinh
động vật.
- Sinh vật nổi không hoàn toàn (Mesoplankton): là những sinh vật chỉ sống nổi
trong một giai đoạn nào của vòng đời nhƣ là khi ở giai đoạn ấu trùng, phần lớn cuộc
đời còn lại sống đáy hay sống bám nhƣ thuỷ tức, nhuyễn thể,…
Dựa vào sự phân bố theo độ sâu (chủ yếu là sinh vật biển), sinh vật nổi cũng đƣợc
chia thành 2 nhóm chủ yếu:
- Sinh vật nổi tầng mặt (Epiplankton): gồm những sinh vật ở độ sâu từ 0 – 200m.
Đây là vùng có sự xâm nhập của ánh sáng, có thực vật và có quá trình tự dƣỡng.
- Sinh vật nổi ở tầng sâu (Nyctoplankton): gồm những sinh vật sống ở độ sâu
hơn 200 m. Nơi này không có ánh sáng xuyên thấu nên không có thực vật phân bố.

14


2.4.3 Một số nhóm phiêu sinh động vật chính trong thủy vực
a. Protozoa (nguyên sinh động vật)
Protozoa là những động vật đơn bào, chúng xuất hiện sớm nhất trong giới động vật
có thể sống tự do hay ký sinh. Tuy cơ thể có cấu tạo một tế bào nhƣng sự phân hóa
trong tế bào khá phức tạp. Ngoài thành phần cơ bản là nhân, tế bào chất của chúng
còn có cơ quan đảm nhận chức năng sinh lý nhƣ tiêm mao dùng để di chuyển, bắt
mồi, không bào co bóp để đảm nhận nhiệm vụ hô hấp, bài tiết, không bào tiêu hóa

dùng tiêu hóa thức ăn. Do đó, tuy chỉ có cấu tạo một tế bào nhƣng chúng có chức
năng nhƣ một cơ thể sống.

Hình 2.3 Một số dạng của Protozoa (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)
Chúng phân bố rộng khắp môi trƣờng nƣớc mặn và ngọt, sống đơn độc hoặc thành
tập đoàn, hình thái rất đa dạng nhƣ hình cầu, que, đế giày,… Kích thƣớc cơ thể
khoảng 0,005 – 5 µm, đa số có chiều dài trong khoảng 30 – 300 µm. Có thể di
chuyển bằng tơ roi, chân giả hay nhờ sự co giãn của cơ thể.

15


Có nhiều hình thức dinh dƣỡng của protozoa, chủ yếu ở các dạng: thực bào, hấp thu
muối dinh dƣỡng hòa tan và dinh dƣỡng hỗn hợp. Protozoa có thể lấy thức ăn nhƣ
tảo, vi khuẩn, kể cả protozoa nhỏ khác, động vật đa bào nhỏ, mảnh vụn hữu cơ,…
Hầu hết protozoa là sinh vật hiếu khí, chúng có khả năng hấp thụ oxy hòa tan trong
môi trƣờng qua màng tế bào,… Chúng phát triển tốt ở vùng oxy là 10% bão hòa.
Một vài loài khác sống ký sinh ở nhiều vùng nƣớc thải, vùng có hữu cơ, nơi nuớc
tĩnh hay đáy hồ trong lúc thiếu oxy nhƣng khả năng này chỉ tạm thời. Năng lƣợng
hoạt động của chúng lấy từ sự phân giải của quá trình lên men nhƣ nấm, sản phẩm
thải cuối cùng chủ yếu là CO2, nƣớc và các hợp chất có chứa nitơ.
b. Rotatoria (lớp trùng bánh xe)
Rotatoria đƣợc chia làm 2 nhóm dựa vào nguồn dinh dƣỡng: nhóm ăn thực vật sống
bám và sống tự do là những sinh vật ăn lọc, thụ động; nhóm bắt mồi chủ động.
Thức ăn của chúng là sinh vật đa bào nhỏ, các phiêu sinh hay chất lơ lững. Nhóm
sống tự do ăn xác chết của copepoda, cladocera và cả giun ít tơ. Các loài này có thể
sống trong môi trƣờng kỵ khí hay hiếu khí.

Hình 2.4 Một số dạng của Rotatoria (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)
Sự phát triển và phân bố: Rotatoria phát triển nhanh trong vài giờ sau khi sinh và

sau đó chậm dần. Con trƣởng thành lớn gấp 3 – 10 lần cá thể mới nở. Thời gian
sống của chúng biến động theo loài nhƣng chỉ trong vài ngày. Sự phân bố rotatoria
liên quan đến môi trƣờng sống, nhiệt độ, sinh vật chung quanh, dòng chảy,… và đặc
biệt là pH có liên quan mật thiết đến thành phần loài của trùng bánh xe. Thông

16


thƣờng nƣớc có pH > 7 có ít loài nhƣng số lƣợng của chúng cao. Khi môi trƣờng
chuyển sang acid thì nhiều loài xuất hiện nhƣng số lƣợng không cao. Đôi khi cũng
có loài phân bố ở cả hai môi trƣờng.
c. Cladocera (giáp xác râu ngành)
Đây là nhóm sinh vật phân bố rộng trong tất cả các loại hình thủy vực, dễ dàng quan
sát và phân loại nên là đối tƣợng thích hợp để nghiên cứu của các nhà thủy sinh học.
Cladocera phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, ôn đới và các thủy vực nƣớc ngọt, nƣớc
lợ. Đặc biệt trong thủy vực nƣớc ngọt, cladocera chiếm thành phần chủ yếu trong
quần xã động vật nổi.

Hình 2.5 Hình dạng của Cladocera (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)
Thức ăn chính của chúng là tảo, nguyên sinh động vật, chất hữu cơ đang phân hủy.
Phần thức ăn có kích cỡ thích hợp sẽ đƣợc đƣa vào ống tiêu hóa mà không cần có
sự lựa chọn nào. Thức ăn có kích thƣớc lớn hơn sẽ bị đẩy ra ngoài.
Cơ thể có phần râu phát triển mạnh. Đó là râu A2, râu này vận động làm con vật di
chuyển. Ngoài ra, cladocera còn có một đôi mắt rất lớn, một số loài có sắc điểm.
Cladocera là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá kinh tế.

d. Copepoda (chân mái chèo)
Phân bố rộng từ biển khơi đến nội địa, cả khe nƣớc ở núi cao và mạch nƣớc ngầm,
là thức ăn của cá non và là thành phần thức ăn cơ bản của cá nổi. Kích thƣớc cơ thể
và hình dạng khá lớn, dài khoảng 1 – 4 mm, có loài dài đến 5,5 mm. Sinh sản hữu

tính.

17


Dinh dƣỡng: thƣờng ăn tảo, các chất lơ lửng và các sinh vật nhỏ khác nhƣ: rotatoria,
protozoa. Hiện tƣợng ăn lẫn nhau cũng phổ biến ở giai đoạn chƣa thành thục.

Hình 2.6 Hình dạng của Copepoda (Nguồn: Dƣơng Trí Dũng, 2009)
Phát triển và phân bố: phát triển qua nhiều giai đoạn, trứng nở qua nhiều giai đoạn
ấu trùng, sau đó đến giai đoạn trƣởng thành. Copepoda chỉ sống đƣợc trong 3 môi
trƣờng: nổi, ven bờ và đáy (Nguyễn Ngọc Cúc Phƣơng, 2009 trích dẫn Đặng Ngọc
Thanh, 2002).
Trong chu kỳ sống của Copepoda thƣờng có dạng hình thái là: trứng, 6 giai đoạn ấu
trùng nauplius, 5 giai đoạn copepodid và trƣởng thành.Trứng của copepoda nở
thành ấu trùng nhỏ, hoạt động gọi là nauplius. Chúng có 3 đôi bộ phụ để sau đó biến
thành râu A1, A2 và hàm dƣới. Khi lột xác sang giai đoạn 2, chúng chỉ có hàm trên.
Có 4 giai đoạn ấu trùng và 5 giai đoạn tiền trƣởng thành khi biến thành con trƣởng
thành có khả năng sinh sản. Sau mỗi lần lột xác, con vật lớn hơn và dài hơn đồng
thời có thêm bộ phụ.
2.5 Vai trò của phiêu sinh động vật
2.5.1 Thành phần của mạng thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực
Mối quan hệ chủ yếu của các sinh vật trong thủy vực là quan hệ thức ăn, thông qua
chu trình vật chất.

18


2.5.2 Thành phần trong năng suất sinh học của thuỷ vực
Theo quá trình chuyển hóa thì sinh vật trƣớc trong chuỗi thức ăn sẽ là nguồn cung

cấp năng lƣợng cho sinh vật bậc kế tiếp.
Tảo

động vật nổi

động vật

Cá ăn động

nổi lớn

vật nổi

Cá dữ

Theo sơ đồ, sinh vật đứng trƣớc là nguồn thức ăn cho sinh vật phía sau. Nếu mất đi
một mắc xích thì chu trình không hoàn chỉnh và gây tình trạng mất cân bằng sinh
thái.
2.5.3 Lọc sạch nƣớc của thuỷ vực
Do đặc tính dinh dƣỡng của từng nhóm sinh vật trong quần xã mà tính chất này
đƣợc xem là ƣu việt nhất của thủy sinh vật. Quá trình lọc sạch đƣợc thể hiện ở các
dạng sau:
Làm giảm nguồn hữu cơ gây ô nhiễm môi trƣờng: đặc tính ăn lọc của các nhóm
sinh vật không xƣơng thủy sinh nhƣ protozoa, rotatoria và cladocera. Ngoài ra,
mollusca cũng sẽ làm giảm đi nguồn vật chất hữu cơ. Sự phân giải vật chất hữu cơ
trong môi trƣờng nƣớc thành vật chất vô cơ của vi sinh vật cũng góp phần quan
trọng trong việc làm sạch môi trƣờng.
Tích lũy chất độc, kim loại nặng: khả năng sinh vật có thể tích lũy một lƣợng giới
hạn chất độc trong thời gian ngắn, nhƣng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển
do sự hấp thu lâu dài nên cơ thể có khả năng tích tụ một chất độc đáng kể cao gấp

hàng chục hay hàng trăm lần. Quá trình này đã chuyển hóa chất độc từ môi trƣờng
sang cơ thể sinh vật khiến nguồn nƣớc đƣợc sạch hơn.
2.5.4 Sinh vật chỉ thị
Sự tồn tại và phát triển của một nhóm sinh vật trong một môi trƣờng nào đó là kết
quả của quá trình thích nghi. Sự phát triển của một nhóm sinh vật nào đó sẽ biểu
hiện đƣợc tính chất môi trƣờng ở đó thích hợp cho sự phát triển của quần xã này.
Thí dụ môi trƣờng giàu chất hữu cơ sẽ là môi trƣờng thuận lợi cho nhóm sinh vật ăn

19


lọc nhƣ protozoa, rotatoria hay cladocera. Tùy theo mức độ ô nhiễm sẽ có các nhóm
sinh vật thích nghi phát triển.
Mặt khác sự không thích ứng hay mất đi một nhóm sinh vật nào đó trong khu hệ
cũng là một dấu hiệu cho thấy khuynh hƣớng diễn biến của môi trƣờng. Thí dụ
trong một thủy vực có hàm lƣợng độc tố nông dƣợc cao sẽ ức chế quá trình phát
triển và có thể tiêu diệt các nhóm sinh vật nhƣ rotatoria, cladocera. Khi môi trƣờng
đƣợc phục hồi lại, hàm lƣợng nông dƣợc giảm đi thì nhóm sinh vật rotatoria phát
triển nhanh chóng và trở lại tình trạng ban đầu. Nếu môi trƣờng hoàn toàn vô độc
thì nhóm cladocera xuất hiện trở lại (Dƣơng Trí Dũng, 2009).

20


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Từ 29/12/2009 đến 30/4/2010.
- Tại khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên, trƣờng Đại học Cần Thơ.

3.2 Phƣơng tiện nghiên cứu
3.2.1 Dụng cụ thu mẫu
- Lƣới phiêu sinh động vật có mắc lƣới 59 µm
- Xô nhựa 5 lít
- Chai nhựa 110 ml
- Formalin (4%)
- Bút lông
3.2.2 Dụng cụ phân tích mẫu
- Lame và Lamelle
- Ống nhỏ giọt, ống hút
- Kính hiển vi
- Kính nhìn nổi
- Tài liệu định danh phiêu sinh động vật
- Buồng đếm Bogorov
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1 Địa điểm thu mẫu
- Tại số 35, tổ 43, ấp Mỹ Phụng, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
- Chủ hộ: Trần Văn Hón
- Qui trình nuôi cá:
Cá đƣợc nuôi trong hai ao thông với nhau. Mỗi ao có diện tích 278 m2, độ sâu là
1,8m. Trong đó, một ao có chuồng gà ở trên (50 con với trọng lƣợng khoảng
1 kg/con), phân gà đƣợc thải trực tiếp xuống ao và một ao không có chuồng gà.

21


Cá trong ao đƣợc nuôi khoảng 6 tháng tuổi (ngày nuôi 15/6/2009) và mật độ hiện tại
là khoảng 27 con/m2 với trọng lƣợng khoảng 200 g/con. Thức ăn của cá là đầu cá
Tra đƣợc nấu chín. Cá đƣợc cho ăn 2 ngày/lần và 160 kg thức ăn/lần; cá thƣờng
đƣợc cho ăn vào lúc 15 giờ và đƣợc ăn bổ sung rau muống cắt nhỏ.

Ao nuôi đƣợc thay nƣớc khoảng 1 tháng/lần (khi nƣớc có màu xanh đen) vào lúc
triều cƣờng. Khi thay nƣớc, nƣớc trong ao đƣợc lƣu thông với nƣớc sông khoảng
2 – 3 ngày, thay khoảng 2/3 lƣợng nƣớc trong ao.
ao cá trê
mƣơng vƣờn

sông

chuồng gà

ao 1

ao 2

Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống ao nuôi
3.3.2 Thời gian thu mẫu
* Thu mẫu với tần suất 7 ngày/ lần, thu từ 07/1/2010 đến 25/3/2010
Đợt 1 : ngày 07/1/2010

Đợt 7 : ngày 18/2/2010

Đợt 2 : ngày 14/1/2010

Đợt 8 : ngày 25/2/2010

Đợt 3 : ngày 21/1/2010

Đợt 9 : ngày 04/3/2010

Đợt 4 : ngày 28/1/2010


Đợt 10 : ngày 11/3/2010

Đợt 5 : ngày 04/2/2010

Đợt 11 : ngày 18/3/2010

Đợt 6 : ngày 11/2/2010

Đợt 12 : ngày 25/3/2010

- Số mẫu định tính: 3 điểm (sông, ao 1, ao 2) x 12 = 36
- Số mẫu định lƣợng: 3 điểm (sông, ao 1, ao 2) x 12 = 36

22


* Thu mẫu theo chu kỳ thay nƣớc: tháng 1/2010 với tần suất thu mẫu 2 ngày/lần
Đợt 1: ngày 15/1/2010

Đợt 8: ngày 29/1/2010

Đợt 2: ngày 17/1/2010

Đợt 9: ngày 31/1/2010

Đợt 3: ngày 19/1/2010

Đợt 10: ngày 02/2/2010


Đợt 4: ngày 21/1/2010

Đợt 11: ngày 04/2/2010

Đợt 5: ngày 23/1/2010

Đợt 12: ngày 06/2/2010

Đợt 6: ngày 25/1/2010

Đợt 13: ngày 08/2/2010

Đợt 7: ngày 27/1/2010

Đợt 14: ngày 10/2/2010

- Số mẫu định tính: 3 điểm (sông, ao 1, ao 2) x 14 lần thu = 42
- Số mẫu định lƣợng: 3 điểm (sông, ao 1, ao 2) x 14 lần thu = 42
3.3.3 Phƣơng pháp thu mẫu
ao cá trê

sông

mƣơng vƣờn








ao 1




chuồng gà




ao 2






Hình 3.2 Sơ đồ thu mẫu
Mỗi ao thu 2 mẫu bao gồm định tính và định lƣợng.
- Thu mẫu định định tính: dùng lƣới phiêu sinh vớt theo đƣờng chéo hình số 8
tại vị trí thu mẫu. Sinh vật thu đƣợc sẽ chuyển sang lọ trữ mẫu, cố định mẫu bằng
formol (4%).
- Thu mẫu định lƣợng: thu 100 lít nƣớc tại vị trí thu mẫu cho vào lƣới phiêu
sinh, cô đặc lại cho vào chai nhựa 110 ml, cố định mẫu bằng formol (4%).
Cả 2 mẫu định tính và định lƣợng đều phải đƣợc ghi nhãn: định tính hay định
lƣợng, thời gian thu mẫu, địa điểm thu mẫu.

17



×