Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đặc Điểm Quần Xã Phiêu Sinh Động Vật Trong Ao Nuôi Cá Sặc Rằn Sử Dụng Phân Heo Trực Tiếp Ở Mỹ Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN

QUÁCH NGỌC HOÀNG PHƢỚC

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trƣờng

ĐẶC ĐIỂM QUẦN XÃ PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT TRONG AO NUÔI
CÁ SẶC RẰN SỬ DỤNG PHÂN HEO TRỰC TIẾP Ở MỸ PHỤNG,
PHONG ĐIỀN, TP. CẦN THƠ

Cán bộ hƣớng dẫn: Dƣơng Trí Dũng

Cần Thơ, 2010

1


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Đặc điểm quần xã động vật phiêu sinh
trong ao nuôi cá sặc rằn sử dụng phân heo trực tiếp ở Mỹ Phụng, Phong Điền,
Tp. Cần Thơ ”, do Quách Ngọc Hoàng Phước thực hiện và báo cáo đã được hội
đồng chấm luận văn thông qua.

ThS. Dương Trí Dũng

ThS. Trần Chấn Bắc
Kính

Ths. Cô Thị


2


CẢM TẠ
Xin cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu của mình.
Cảm ơn thầy Dương Trí Dũng đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành
tốt đề tài tốt nghiệp.
Cảm ơn thầy Trần Chấn Bắc và cô Cô Thị Kính đã có những góp ý quý
báu giúp em xây dựng đề tài của mình tốt hơn.
Cuối cùng em xin cảm ơn tất cả quí thầy cô trong khoa và các bạn đã giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn.

3


TÓM LƢỢC
Các loài sinh vật sống trong ao nuôi cá như phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động
vật, động vật đáy… là những sinh vật chỉ thị cho môi trường nước giúp cho ta có
thể đánh giá được chất lượng của thủy vực, trong đó, phiêu sinh động vật có vai
trò rất lớn trong hệ sinh thái này. Vì thế, đề tài “đặc điểm quần xã động vật phiêu
sinh trong ao nuôi cá sặc rằn sử dụng phân heo trực tiếp ở Mỹ Phụng, Phong
Điền, Tp. Cần Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng ao nuôi bằng cách
theo dõi sự biến động về thành phần loài và số lượng cá thể của phiêu sinh động
vật trong ao nuôi. Quá trình được đánh giá qua các chu kì thu mẫu ( có 3 chu kì).
Qua quá trình theo dõi, kết quả cho thấy với mô hình canh tác này thì ao nuôi bị
ô nhiễm hữu cơ vì thế cần có một hình thức canh tác khác phù hợp hơn.


4


MỤC LỤC
Trang
Chương I: Mở đầu ............................................................................................... 8
I.
Giới thiệu ............................................................................................. 8
II.
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 8
Chương II: Lược khảo tài liệu ............................................................................ 10
I.
Đặc điểm nước ĐBSCL ..................................................................... 10
II.
Sơ lược về ấp Mỹ Phụng ................................................................... 10
III.
Đặc điểm sinh học cá sặc rằn ............................................................ 11
IV.
Đặc điểm của phiêu sinh động vật (Zooplankton) ............................ 12
Chương III: Phương pháp nghiên cứu................................................................ 21
I.
Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 21
II.
Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 21
III.
Địa điểm nghiên cứu.......................................................................... 21
IV.
Phương tiện nghiên cứu ..................................................................... 22
V.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 22

Chương IV: Kết quả và thảo luận ...................................................................... 24
I.
Biến động thành phần loài ................................................................. 24
II.
Biến động số lượng động vật nổi....................................................... 35
III.
Đánh giá ao nuôi................................................................................ 41
Chương V: Kết luận và kiến nghị ...................................................................... 43
I.
Kết luận.............................................................................................. 43
II.
Kiến nghị ........................................................................................... 43

5


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Sự phân bố các nhóm sinh vật nổi trong vùng khảo sát. ........................... 24
Bảng 2: Số loài của các nhóm sinh vật nổi trong ao nuôi cá ở chu kì thu mẫu lần

thứ nhất. ............................................................................................................................ 25
Bảng 3: Số loài của các nhóm sinh vật nổi phát hiện được trên sông đối chứng ở
chu kì thu mẫu lần thứ nhất .......................................................................................... 28
Bảng 4: Số loài của các nhóm sinh vật nổi phát hiện được trong ao ở chu kỳ thu
mẫu lần thứ hai ................................................................................................................ 29
Bảng 5: Số loài của các nhóm sinh vật nổi phát hiện được trên sông đối chứng ở
chu kì thu mẫu lần thứ hai ............................................................................................. 31
Bảng 6: Thành phần các nhóm sinh vật nổi phát hiện được trong ao ở chu kì thu
mẫu theo mỗi tuần suốt thời gian khảo sát ................................................................ 32

Bảng 7: Thành phần các nhóm sinh vật nổi phát hiện được trên sông đối chứng ở
chu kì thu mẫu theo tuần ............................................................................................... 34

6


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ ao nuôi cá tiến hành nghiên cứu ................................................. 21
Hình 2: Sự biến động số loài của các nhóm zooplankton trong ao ở chu kì thu mẫu

lần thứ nhất. ..................................................................................................................... 26
Hình 3: Sự biến động số loài của các nhóm zooplankton trên sông ở chu kì thu
mẫu lần thứ nhất .............................................................................................................. 28
Hình 4: Sự biến động số loài của các nhóm zooplankton trong ao ở chu kì thu
mẫu lần thứ hai ................................................................................................................ 30
Hình 5: Sự biến động số loài của các nhóm zooplankton trên sông ở chu kì thu
mẫu lần thứ hai ................................................................................................................ 31
Hình 6: sự biến động số lượng zooplankton qua các tuần khảo sát ...................... 32
Hình 7: Sự biến động số loài của các nhóm zooplankton trên sông ở chu kì thu
mẫu theo tuần .................................................................................................................. 34
Hình 8: Sự biến động số lượng các nhóm zooplankton trong ao nghiên cứu ở chu
kì thu mẫu thứ nhất ......................................................................................................... 36
Hình 9: Sự biến động số lượng các nhóm zooplankton trên sông đối chứng ở chu
kì thu mẫu thứ nhất ......................................................................................................... 37
Hình 10: Sự biến động số lượng các nhóm zooplankton trong ao nghiên cứu ở
chu kì thu mẫu thứ hai ................................................................................................... 38
Hình 11: Sự biến động số lượng các nhóm zooplankton trên sông đối chứng ở
chu kì thu mẫu thứ hai ................................................................................................... 39
Hình 12: Sự biến động số lượng các nhóm zooplankton trong ao nghiên cứu ở

chu kì thu mẫu theo tuần ............................................................................................... 40
Hình 13: Sự biến động số lượng các nhóm zooplankton trên sông đối chứng ở
chu



thu

mẫu

theo

tuần.........................................................................................................41

7


CHƢƠNG I
MỞ ĐẦU
I. GIỚI THIỆU
Ấp Mỹ Phụng là một vùng nông thôn thuộc thành phố Cần Thơ với diện
tích vườn cây ăn trái 113 ha chiếm 71% diện tích đất trong vùng Dân số trong ấp
là 1.137 người trong 272 hộ, trong đó có 32 hộ giàu chiếm 12%, 205 hộ khá
chiếm 75%, 35 hộ nghèo chiếm 13% trong tổng số hộ dân của ấp. Cơ cấu nông
nghiệp ở đây chủ yếu là trồng cây ăn quả và trồng lúa nước. Bên cạnh đó người
dân nơi đây cũng chăn nuôi heo và tận dụng hệ thống mương vườn để nuôi cá
nhằm tăng thêm thu nhập và tận dụng thời gian nhàn rỗi (UBMTTQVN xã Mỹ
Khánh, ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng, 2008). Việc chăn nuôi heo ngày
càng phát triển nếu để lượng phân heo thải ra một cách bừa bãi sẽ dẫn đến hậu
quả là ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên bị suy thoái. Việc tái sử dụng các

chất thải hữu cơ trong nuôi cá đáp ứng cả hai mục đích là làm sạch môi trường và
giảm chi phí sản xuất từ đó giúp cho việc sản xuất được hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
việc sử dụng tuỳ tiện các loại phân này trong ao hồ nuôi cá có thể gây bệnh cho
cá và ô nhiễm môi trường.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng 36.000 km2 chiếm trên 4%
diện tích lưu vực và là điểm thoát nước cuối cùng của lưu vực sông Mekong.
Đồng bằng có hai mặt giáp biển Đông và vịnh Thái Lan dài hơn 600 km, mỗi
năm vùng đất bằng phẳng này nhận hơn 450 tỷ m3 tổng lượng nước từ sông
Mekong. Do vậy, ĐBSCL được xem là vùng đất ngập nước rộng lớn nhất Việt
Nam. Yếu tố tự nhiên này, ngoài sự tăng trưởng rất mạnh về canh tác lúa và rau
trái, vùng ĐBSCL rất thuận lợi cho việc phát triển thủy sản (Lê Anh Tuấn, 2007)
trong đó có đối tượng vật nuôi là cá sặc rằn.
Các loài sinh vật sống trong ao nuôi cá như phiêu sinh thực vật, phiêu sinh
động vật, động vật đáy… là những sinh vật trong môi trường nước giúp cho ta có
thể đánh giá được chất lượng của thủy vực, trong đó, phiêu sinh động vật có vai
trò rất lớn trong hệ sinh thái này. Chúng là thành phần của lưới thức ăn, thành
phần trong năng suất sinh học của thủy vực, lọc sạch nước của thủy vực và là

8


những sinh vật chỉ thị. Vì thế, đề tài “đặc điểm quần xã động vật phiêu sinh trong
ao nuôi cá sặc rằn sử dụng phân heo trực tiếp ở Mỹ Phụng, Phong Điền, thành
phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá tác động của phân heo đến sự phát
triển của động vật thủy sinh trong ao nuôi cá..
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Tìm hiểu sự phát triển của của quần xã phiêu sinh động vật trong ao nuôi cá sặc
rằn bằng phân heo trực tiếp.
2.


Mục tiêu cụ thể

Theo dõi sự biến động thành phần loài trong ao nuôi trong thời gian nuôi.
Theo dõi sự biến động số lượng cá thể của từng loài phiêu sinh động vật trong ao
nuôi trong thời gian nuôi.

9


CHƢƠNG II
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
I.

ĐẶC ĐIỂM NƢỚC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Theo Viện Qui Hoạch Thủy Lợi Miền Nam, 2009
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa. Cả hai nguồn này

đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê
Kông chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn
phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài
đã tạo nên Đồng bằng ngày nay.
ĐBSCL có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi
cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê
Kông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng
năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm ở vùng trung
tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước
sông lớn gây ngập lụt.
Chế độ thuỷ văn của ĐBSCL có 3 đặc điểm nổi bật:
- Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.

- Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.
- Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn.
ĐBSCL có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản lượng khai thác được
đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt
Mỹ Phụng là một vùng đất thuộc ĐBSCL, vì thế cũng chịu ảnh hưởng của các
đặc điểm nước ở ĐBSCL.
II.

SƠ LƢỢC VỀ ẤP MỸ PHỤNG - XÃ MỸ KHÁNH - HUYỆN

PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
Theo UBMTTQVN xã Mỹ Khánh, ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng, 2008.
-

Bắc giáp xã Giai Xuân, huyện Phong Điền.

-

Tây giáp xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền

-

Nam giáp ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền

-

Đông giáp ấp Mỹ Long, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền

10



Địa bàn Mỹ Phụng có trục lộ chính từ cầu rạch Sắn đến cầu rạch Cùng với
thị trấn Nhơn Ái chiều dài 2200 km
Tổng diện tích đất 160 ha, trong đó:
-

Đất vườn 113 ha chiếm 71% tổng diện tích đất

-

Đất ruộng 33 ha chiếm 21% tổng diện tích đất

-

Đất sử dụng cho mục đích khác: 14 ha chiếm 8% tổng diện tích đất.

Dân số: 1.137 người gồm 272 hộ, trong đó:
-

Hộ vừa có ruộng vừa có vườn: 53 hộ chiếm 19% tổng số hộ.

-

Hộ chỉ có vườn: 201 hộ chiếm 74% tổng số hộ.

-

Hộ không có đất sản xuất: 18 hộ chiếm 7% tổng số hộ.

Toàn ấp chia thành 07 tổ dân sự tự quản, có 32 hộ giàu chiếm 12%, 205 hộ khá

chiếm 75%, 13 hộ nghèo chiếm 5%, 22 hộ nghèo chiếm 8% trong tổng số hộ dân
của ấp
III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ SẶC RẰN
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993). Định loại cá
nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long .
1. Hình thái phân loại:
Hệ thống phân loại cá sặc rằn được xếp như sau:
Ngành: Vertebrata.
Ngành phụ: Craniata.
Tổng lớp: Grathostamata.
Lớp: Osteichthyes.
Lớp phụ: Actinopterggic.
Tổng bộ: Percomspha.
Bộ: Perciformer.
Bộ phụ: Anabantoidei.
Họ: Anabantidae.
Giống: Trichogaster.
Loài: Trichogaster pectoralis Regan.

11


Tên địa phương: cá sặc rằn, cá sặc bổi.
Đặc điểm hình thái:
Vi lưng D: VI – VIII, 10 – 11.
Vi hậu môn A: XI – XIII, 35 – 40.
Vi ngực P: 3 (6 – 7).
Vi bụng V: 3 – 4.
Vảy đường bên: 49 – 55.
Đầu nhỏ dẹp bên, mõm ngắn, nhọn, miệng trên nhỏ. Răng nhỏ, mịn mọc

hai bên hàm, lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn trên trục giữa thân và phần
chóp mõm hơn một điểm cuối xương nắp mang.
Thân ngắn, dẹp bên, vây lược nhỏ phủ khắp thân và đầu, có nhiều vảy
nhỏ phủ lên gốc vi hậu môn, vi lưng và vi đuôi.
Cá có màu xanh đen ở mặt lưng, nhạt dần xuống hai bên hông và bụng.
Trên cơ thể có hai chấm tròn đen, một ở giữa thân, một ở giữa đuôi. Ở một số
con còn có thể có nhiều vạch đen mờ nằm xéo ngang thân, trên vi hậu môn, vi
lưng, vi đuôi có nhiều chấm nhỏ li ti màu cam. Vào mùa sinh sản con đực có màu
đen, vi đuôi đỏ cam, con cái có màu nâu nhạt không sặc sở.
2. Đặc điểm sinh thái học:
a) Phân bố:
Cá sặc rằn sống ở nước ngọt nhưng có thể thích nghi được ở môi trường
nước lợ. Cá sặc rằn phân bố chủ yếu tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được
di giống sang các nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh. Cá sặc rằn phân bố rộng
rãi trong nhiều thuỷ vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ và ở cả các lung bào,
rừng tràm …
Tại Việt Nam, trong vùng châu thổ sông Mêkông, cá phân bố chủ yếu ở
các vùng trũng ngập nước quanh năm, sinh sản tự nhiên trong ruộng, kinh mương
nơi chúng cư trú, đặc biệt là nợ có nhiều cây cỏ thuỷ sinh với nhiều chất hữu cơ.
Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang là những tỉnh có cá sặc rằn phân bố tập trung và
sản lượng cao hiện nay ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

12


b) Dinh dƣỡng:
Cũng như nhiều loài cá khác, ở thời kỳ đầu sau khi nở, cá dinh dưỡng
bằng noãn hoàng. Sau khi noãn hoàng tiêu biến, cá chuyển sang ăn thức ăn bên
ngoài.
Thức ăn ở thời kỳ đầu gồm nhiều loại, như phiêu sinh động vật (Ciliata,

Rotifera, Copepoda, Cladocera), phiêu sinh thực vật (Bacillariophyceae,
Cyanophyceae, Chlorophyceae) và thuỷ thực vật tan ra.
Ở thời kỳ trưởng thành, cấu tạo bộ máy tiêu hoá của cá phù hợp với
loài ăn tạp. Những loại thức ăn thường xuyên bắt gặp và chiếm khối lượng lớn
trong ruột cá bao gồm: mùn bã hữu cơ, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật,
mầm non thực vật cũng như các loại thực vật thuỷ sinh mềm trong nước.
Cá cũng sử dụng tốt các loại thức ăn do người cung cấp như: bột ngũ cốc
các loại, động vật và khi thiếu thức ăn chúng ăn cả trứng của chính nó.
c) Sinh trƣởng:
Cá sặc rằn sau khi đẻ trứng ở điều kiện nhiệt độ 28 – 300C, trứng thụ tinh
và nở thành cá con sau 24 – 26h.
Cá sau khi nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong thời gian 2 – 3 ngày, lúc
này cá nổi lên mặt nước. Sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá con di chuyển đến lớp
nước dưới bắt đầu kiếm thức ăn.
Giai đoạn cá 7 ngày tuổi dài 6mm sẽ xuất hiện vi lưng như một màng
mỏng.
Giai đoạn 15 ngày tuổi dài 10 – 14,3mm, trên thân có nhiều sắc tố đen
chạy từ sau mắt đến cuối đuôi nhưng chưa rõ và chấm dứt bằng một đám sắt tố
đen tròn. Ống tiêu hoá giống cá trưởng thành bao gồm miệng, thực quản, dạ dày,
ruột, hệ thống hô hấp bằng mang hoàn chỉnh.
Cá 35 ngày tuổi dài 23 – 27mm, lưng có màu đen, thân phủ vảy, vi đuôi,
vi lưng và vi hậu môn hoàn chỉnh.
Theo Lê Như Xuân (1997) chiều dài tối đa của cá khoảng 25cm, trong
điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 – 350C trọng lượng cá đạt khoảng 140g/con. Ở
Việt Nam, khi nuôi cá cở 0,2g/con với mật độ nuôi 20 – 25 con/m2, cho ăn phân
heo tươi 3kg/100m2/ngày cá sẽ đạt năng suất 6,7 – 7,2 tấn/ha.

13



d) Sinh sản:
Cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa tư tháng 4 đến tháng 10. Tuy nhiên,
trong điều kiện nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm những vẫn tập trung
vào những tháng mùa mưa.
Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi. Cá đực có vây lưng dài và
nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại cá cái có vi lưng tròn và ngắn, thường
không vượt quá cuống vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng
góc với vị trí đầu thì có dạng hình chữ U. Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa,ao
nuôi, nơi có nhiều cây cỏ thuỷ sinh
IV. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT (ZOOPLANKTON):
Theo Dương Trí Dũng , 2001 Zooplankton là tập hợp những động vật
sống trong môi trường nước, ở tầng nước trong trạng thái trôi nổi, cơ quan vận
động của chúng rất yếu hoặc không có, chúng vận động một cách thụ động và
không có khả năng bơi ngược dòng nước. Theo phương thức sống và sự phân
trong tầng nước mà người ta chia thành các dạng sau.
Pleuston: là những sinh vật nổi, sống ở màng nước (phân giới hạn giữa nước và
không khí)
Neuston: là những sinh vật nổi có kích thước hiển vi, sống ở màng nước ( phần
giới hạn giửa nước và không khí). Trong nhóm này nó được chia làm hai loại là
(i) Epineuston là sinh vật dạng neuston nhưng phần cơ thể tiếp xúc với không khí
nhiều hơn tiếp xúc với nước; (ii) Hyponeuston là sinh vật dạng neuston nhưng
phần cơ thể tiếp xúc với nước nhiều hơn là tiếp xúc với không khí.
Planton: là những sinh vật nổi, sống trong tầng nước, không khả năng bơi lội
ngược dòng nước, di động thụ động là chủ yếu.
Trong nhóm sinh vật nổi này người ta còn dựa vào kích thước để phân chia
thành các dạng sau:
-

Sinh vật nổi cưc lớn (Megaloplankton): có kích thước > 1m, điển hình
là các loài sứa biển


-

Sinh vật nổi lớn (Macroplankton): kích thước trong khoảng 1 đến
100cm, điển hình là các loài sứa nhỏ

14


Sinh vật nổi lớn vừa (Mesoplankton): có kích thước trong khoảng 1mm

-

đến 10mm, điển hình là các loài giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu
ngành (Cladocera).
Sinh vật nổi nhỏ (Microplankton): có kích thước từ 0.005 – 1.0mm,

-

điển hình là giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu ngành (Cladocera),
nhuyển thể (Mollusca) và trùng bánh xe (Rotatoria)
Sinh vật nổi cực nhỏ (Nanoplankton): có kích thước khoảng vài mươi

-

micro mét, điển hình là các loài thuộc động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn
(Bacteria)
Dựa vào tập tính sống người ta cũng chia động vật nổi thành hai nhóm sau:
Sinh vật nổi hoàn toàn (Holoplankton): là những sinh vật trong vòng


-

đời của nó hoàn toàn sống nổi trong nước chỉ trừ giai đoạn trừng nghĩ (cyst) là ở
tầng đáy như ở trùng bánh xe, giáp xác râu ngành, chân chèo và một số dạng của
nguyên sinh động vật.
Sinh vật nổi không hoàn toàn (Mesoplankton): là những sinh vật chỉ

-

sống nổi trong một giai đoạn nào đó của vòng đời như là giai đoạn ấu trùng, phần
lớn cuộc đời còn lại sống đáy hay sống bám như thủy tức và nhuyển thể…
Dựa vào sự phân bố theo chiều sâu ( chủ yếu là sinh vật biển), sinh vật nổi cũng
được chia thành hai nhóm chủ yếu
Sinh vật nổi tầng mặt (Epiplankton): gồm những sinh vật ở độ sâu từ 0

-

– 200m, đây là vùng có sự xâm nhập của ánh sáng, có thức vật và có quá trình tự
dưỡng
Sinh vật nổi ở tầng sâu (Nyctoplankton): gồm những sinh vật sống ở độ

-

sâu hơn 200m, nơi này không có ánh sáng xuyên thấu nên không có thực vật
phân bố.
1.

Vai trò của động vật phiêu sinh trong thủy vực

-


Thành phần mạng lưới thức ăn, thức ăn tự nhiên trong thủy vực

-

Thành phần trong năng suất sinh học của thủy vực
Quá trình chuyển hóa thì sinh vật trước trong chuổi thức ăn sẽ là nguồn cung cấp
năng lượng cho sinh vật bậc kế tiếp, quá trình đó được tóm tắt theo sơ đồ:

15


Tảo

Động vật nổi

Động vật nổi lớn

Cá ăn động vật

nổi
Cá dữ

Động vật đáy

-

Lọc sạch nước của thủy vực

-


Là sinh vật chỉ thị:

Cá ăn đáy

Cá dữ

Sự tồn tại và phát triển của một nhóm sinh vật nào đó trong môi trường
nào đó là kết quả của quá trình thích nghi. Sự phát triển mạnh của một nhóm sinh
vật nào đó sẽ biểu hiện được tính chất môi trường ở đó thích hợp cho sự phát
triển của quần xã này. Thí dụ môi trường giàu chất hữu cơ sẽ là môi trường thuận
lợi cho nhóm sinh vật ăn lọc như Protozoa, Rotatoria hay Cladocera, tùy theo
mức độ ô nhiểm sẽ có từng nhóm nào phát triển
Mặt khác sự không thích ứng hay sự mất đi của một nhóm sinh vật nào đó
trong khu hệ cũng là một dấu hiệu cho thấy khuynh hướng diễn biến của môi
trường thí dụ trong một thủy vực có hàm lượng độc tố của nông dược cao sẽ ức
chế quá trình phát triển có thể tiêu diệt các nhóm sinh vật như Rotatoria,
Cladocera. Khi môi trường được phục hồi lại, hàm lượng nông dược giảm đi thì
nhóm sinh vật Rotatotria phát triển nhanh chóng và trở lại tình trạng ban đầu,
nếu môi trường hoàn toàn vô độc thì nhóm Cladocera xuất hiện lại.
Tóm lại sự xuất hiện hay biến mất của một nhóm sinh vật nào đó thể hiện
được đặc tính môi trường thì đó gọi là sinh vật chỉ thị. Thủy sinh vật với đặc tính
sinh trưởng nhanh, sức sinh sản cao, vòng đời rất ngắn thích hợp cho việc nghiên
cứu làm sinh vật chỉ thị đặc tính của môi trường nước
2.

Ngành động vật nguyên sinh (Protozoa)
Xuất hiện sớm nhất trong giới động vật và ở nhiều vùng sinh sống khác

nhau. Nhóm sống tự do được tìm thấy trong nước, nhóm kí sinh thì được phát

hiện hầu hết ở các sinh vật đa bào.
Protozoa rất đa dạng như phổ biến nhất là dạng hình cầu, oval, cầu kéo dài
và hơi dẹp. có đủ các kiểu đối xứng như đối xứng tỏa tròn, đối xứng 2 bên, không
đối xứng…miệng nằm ở mặt bụng. Kích thước cơ thể trong khoảng 0.005 –
5.00µm đa số có chiều dài từ khoảng 30 – 300 µm.

16


Có nhiều hình thức dinh dưỡng: thực bào Protozoa có thể lấy phần thức ăn
nhỏ như tảo, vi khuẩn kể cả Protozoa nhỏ khác , động vật đa bào cở nhỏ, vụn hữu
cơ; quang hợp, hấp thu muối dinh dưỡng hòa tan; kí sinh; dinh dưỡng hổn hợp.
Nước nhiễm bẩn rất giàu về thành phần loài như Euglypha, Amoeba,
Vorticella, Difflugia… chúng được gọi là Protoxoa nước thải.
Quần thể trùng roi phát triển mạnh vùng giàu oxy. Euglypha ở vùng giàu
hữu cơ, Testacea ở vùng đầm lầy có rong riêu
Có hạt màu thường ở gần bề mặt hay các thủy vực nhỏ.
3.

Lớp trùng bánh xe (Rotatoria)
Được gọi là trùng bánh xe vì nhiều loài có vòng tơ quanh đầu giống như

bánh xe quay đồng bộ. là sinh vật hiển vi với chiều dài khoảng 0.04 – 2.5 mm
thường trong khoảng 0.1 – 0.5mm. những sinh vât trong lớp trùng bánh xe được
chia làm hai bộ là bộ noãn sào chẳn và bộ noãn sào lẽ
Bộ noãn sào chẵn cá thể cái có hai buồn trứng, một hàm nghiền và không
có phần ống ngầm hay phần vỏ. bộ này được chia thành hai bộ phụ là Bdelloidea
và Seisonidea.
Bộ noãn sào lẽ chiếm khoảng 90% trong tổng số loài trùng bánh xe được
biết. Chúng có một buồng trứng, hàm nghiền không có phiến nghiền. chúng có

vỏ hay không có vỏ. Cá thể đực được tìm thấy trong vài loài, chúng có kích thướt
nhỏ và ở dạng thoái hóa. Bộ này được chia làm ba bộ phụ là ploima,
Flosculariacea và Collothecacea.
Thức ăn và phương thức bắt mồi:
Trong nhóm trùng bánh xe ăn thực vật sống bám và sống tự do là những
sinh vật ăn lọc, thụ động như Filinia, Keratella, Euchlanis, Brachionus… vòng
tiêm mao quanh đầu là bộ phận hướng thức ăn trong nước như Periphyton, sinh
vật nổi cở nhỏ khác và các mãnh vụn hưu cơ với cở thích hợp.
Bọn bắt mồi chủ động như Asplanchna, Synchaeta, Trichocerca… sẽ phát
hiện ra con mồi nhờ râu cảm giác hay sự phát hiện hoạt chất sinh hóa nào đó.
Thức ăn của chúng là những sinh vật đa bào cở nhỏ, trùng bánh xe nhỏ khác và
phiêu sinh hay chất lơ lững

17


Bọn bò trường không có vong tiêm mao hay vòng này kém phát triển như
Cupelopagis, Acyclus và Atrchus có một cái miệng hình phiểu lớn, khi con mồi
đi vào trong phiểu này thì chúng nhanh chống kép kín miệng lại bắt lấy con mồi
và tiêu hóa.
Ngoài ra còn có một số loài sống tự do, có tập tính lấy thưc ăn mạnh như
Acylus inquietus sống trong tập đoàn của Siantherina và chúng ăn những con nhỏ
vận động châm. Dicranophorus isothes sống trong quần thể Cladocera chúng ăn
xác chết của Cladocera, Coperpoda và cả giun ít tơ.
Hệ hô hấp
Hầu hết trùng bánh xe sống phù du và ở vùng triều thì có nhu cầu oxy cao,
nhưng một điều chắc chắn có nhiều giống loài có khả năng tồn tại trong điều kiện
thiếu oxy (0.1 – 1.0 ppm) trong thời gian ngắn
Trùng bánh xe sống vùng hồ hay đầm lầy như: Asplanchna, Filina,
Polyarthra, Keratella thường xuất hiện ở vùng hồ sâu thiếu oxy trong khoảng

thời gian giữa hè hay giữa đông. Những loài sống ở độ sâu vài centimaet trong
khe cát hay đáy bùn sâu là những loài bị thiếu oxy. Có thể là hoạt động của vòng
tiêm mao quanh đầu tao dòng nước cung cấp oxy cho chúng trong mọi hoàn cảnh
Thông thường nước có pH>7 thì có ít loài nhưng số lượng cao, các loài
thích nghi với điều kiện này là Asplanchna, Asplanchnopus, Mytilina,
Brachionus, Filinia, Lacinularia, Sinantherina, Eosphora và Notholaca nhưng
khi môi trương chuyển sang acid thì nhiều loài xuất hiện nhưng số lượng không
cao như Cephalodella, Lepadella, Lecane, Monostylla, Trichocera và
Dicranophorus, phần còn lại là những loài phân bố rộng ở hai môi trường.
4.

Bộ giáp xác râu ngành (Cladocera)
Đây là nhóm sinh vật phân bố rộng trong tất cả các loại hình thủy vực, lại

dễ dàng quan sát và phân loại nên chúng là đối tượng nghiên cứu rất thích hợp
cho các nhà thủy sinh học và sinh thái học thủy vực.
Chúng phân bố rộng khắp ở các vùng trên trái đất và thường thấy ở các
thủy vực tạm thời và có nhiều chất hữu cơ.
Hầu hết các sinh vật thuộc bộ Cladocera có chiều dài từ 0.2 – 0.3 mm. Cơ
thể không phân đốt rỏ rang nhưng hầu hết đều có phần vỏ giáp bao lấy đầu và

18


ngực. Phần ngực được bao bằng một tấng vỏ gấp lại ở lưng trông giống như hai
mảnh vỏ. Nhìn mặt sau của vỏ rất đa dạng có thể có hình oval, hình tròn hay kéo
dài hay hình góc cạnh. Trên mặt vỏ có hình hay chạm trổ mạng lưới hay hình kẻ
sọc hoặc những dạng khác
Thức ăn chính của chúng là tảo nguyên sinh động vật, cũng có thể là phần
thức ăn khác nhưng biết rỏ rang nhất là chất hữu cơ đạng phân hủy (detritus) các

loại. Nhưng thực tế cho thấy phần thức ăn có kích cở hợp sẽ được đưa vào ống
tiêu hóa mà không cần sự lựa chọn nào. Thức ăn có kích thước lớn khi đưa vào
miệng nó được đẩy ra ngoài bằng các sợi tơ ở gốcc chân ngực số 1, sau đó bị
đuôi bụng đá ra ngoài. Một vài loài như Polyphemus và Leptodora là vật dữ, có
chân biến đổi để lấy thức ăn, thức ăn của chúng là entomostracan và trùng bánh
xe.
Cladocera là sinh vật có nguonf gốc nước ngọt, chỉ có một số loài sống ở
vùng nước mặn và lợ như Evadne và Podon (polyphemidae). Ngoài những thủy
vực chảy mạnh như suối và thủy vực ô nhiểm nặng thì chúng có thể chiếm ưu thế
ở nhiều thủy vực khác. Nhóm ưa thực vật bao gồm Daphnia pulex, Sida
crystalline, hầu hết Chydoridae và Macrothricidae. Nhóm ưa chất hữu cơ bao
gồm Daphnia rosea, Bosmina, Diaphanosoma, Chydorus sphaericus và
Ceriodaphnia
Hầu hết Cladocera là sinh vật chịu được pH khoảng 6.5 – 8.5.
5.

Lớp phụ chân mái chèo (Copepoda)
Chiều dài biến đọng trong khoảng 0.3mm – 3.2 mm nhưng đa phần có

chiều dài nhỏ hơn 2.0 mm. Cơ thể có màu nâu hay hơi xám, những loài sống ở
vùng triều có màu sáng hơn, có thể có màu tím hay đỏ.
Copepoda chịu được điều kiện thiếu oxy tốt hơn Cladocera đó là do khả
năng trao đổi chất tốt trong điều kiện thiếu oxy ở nền đáy thủy vực.
Trong những thập niên gần đây, nuôi trồng thủy sản đã trở thành một phần
quan trọng trong nền kinh tế của thế giới. Thử thách lớn nhất là phải đương đầu
cùng với các hộ nuôi cá để kiểm soát nhiều yếu tố vô sinh và hữu sinh phức tạp
mà nó ảnh hưởng đến sự thành công trong quá trình ương nuôi cá.

19



Một ví dụ phức tạp liên quan đến quản lý hệ thống thủy sản là việc kiểm
soát quần thể giáp xác chân chèo (copepoda) bằng cách quản lý môi trường ao
nuôi. Copepoda giữ vai trò chủ yếu trong hệ sinh thái ao như là: (1) thức ăn cho
cá nhỏ, (2) động vật ăn thịt cỡ nhỏ của cá và các sinh vật khác, (3) ký sinh trùng
của cá, (4) ký chủ trung gian của ký sinh trùng cá và (5) ký chủ và sinh vật lây
bệnh cho con người. Động vật phiêu sinh, đặc biệt là luân trùng, giác xác râu
ngành và các giống loài thuộc bộ cyclopoida của copepoda là nguồn thức ăn quan
trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt, đặc biệt ấu trùng của copepoda
có giá trị làm thức ăn cho cá giai đọan giống. Copepoda có thể được nuôi hoặc là
thu thập từ các thủy vực tự nhiên được sử dụng như nguồn thức ăn tự nhiên cho
ấu trùng cá. Copepoda giai đoạn ấu trùng và trưởng thành của bộ Cyclopoida là
nguồn thức ăn cho nhiều loài cá giai đọan mới nở. Trong nuôi trồng thủy sản, các
Copepoda khác là ký sinh trùng của cá. Các ký sinh trùng copepoda trưởng thành
thường gặp nhất ở các loài cá nước ngọt là Lernaea cyprinacea, Ergasilus
sieboldi, Salmincola californiensis, S. edwardsii, Achtheres percarum,
Tracheliastes maculates, và Caligus lacustris. Thêm vào đó, ấu niên của Lernaea
và ấu trùng của Achtheres và Salmincola tấn công vào tia mang cá và gây tổn
thương biểu mô và có thể được xem là nguyên nhân gián tiếp làm chết cá.
Copepoda còn là ký chủ trung gian cho các ký sinh trùng cá quan trọng, chẳng
hạn như giun tròn và sán dây. Sự gây hại của các ký sinh trùng này có thể làm
tăng tỉ lệ chết cá hoặc làm giảm giá trị thương phẩm của cá. Ngoài ra, Copepoda
còn là ký chủ trung gian cho ký sinh trùng mà nó lây nhiễm cho con người và có
thể xem như những sinh vật gây bệnh nghiêm trọng cho con người giống như
bệnh dịch tả (Piasecki1 et al., 2004)

20


CHƢƠNG III

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Xác định thành phần các loài phiêu sinh động vật và sự biến động của nó

trong ao nuôi cá sặc rằn bằng phân heo


Xác định số lượng từng loài phiêu sinh động vật và sự biến động của nó

trong ao nuôi cá sặc rằn bằng phân heo
II. THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
Từ 01/01/2010 đến 30/4/2010
III. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Ao nuôi cá sặc rằn bằng phân heo trực tiếp của hộ dân Nguyễn Văn Sáu,
tổ 47, ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Vƣờn cây
Mƣơng vƣờn
Chuồng heo

Mươ
ng
vườn
Vƣờn cây

Chòi
canh


Ao cá
Thí
nghiệm

Đƣờng đi
Sông
Hình 1: Sơ đồ ao nuôi cá tiến hành nghiên cứu.
Diện tích ao nuôi: 12x17= 204 m2
Mật độ cá trong ao nuôi: 50 con/m2
Ngày thả cá: 02/11/2009
21


Chuồng nuôi có hai heo thịt, trọng lượng khoảng 45 kg.
Ao nuôi cá sử dụng phân heo trực tiếp từ chuồng heo thải xuống làm thức
ăn cho cá, có bổ sung thêm thức ăn viên và bột cá.
Nước trong ao được khi thấy ao quá, thông thường là khoảng 2 tuần.
nguồn nước để lấy vào ao là nguồn nước từ sông bên ngoài. Từ khi bắt đầu nuôi
đến ngày khảo sát (18/12/2009) đã thay nước 2 lần.
IV. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng tiện thu mẫu:
Lưới phiêu sinh thực vật đường kính mắt lưới 59 µm
Chai nhựa 110 ml
Formol thương mại
Xô nhựa 10 lít
Bút lông
Sổ tay
2.Phƣơng tiện phân tích
Lame và lamella
Ống nhỏ giọt

Kính hiển vi
Kính nhìn nổi
Tài liệu định danh phiêu sinh động vật
Buồng đếm Bogorov
V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian thu mẫu:
Khoảng 06 giờ đến 08 giờ sáng
2. Chu kì thu mẫu
Trong quá trình nghiên cứu đã tiến hành hai chu kỳ thu mẫu là 1 ngày 1 lần trong
một chu kỳ thay nước và 7 ngày một lần trong suốt quá trình nuôi cá.
a. Trong suốt thời gian khảo sát.
Định kỳ thu mẫu một tuần một lần trong khoảng thời gian từ ngày
1/1/2010 đến 23/03/2010.
b. Trong một chu kỳ thay nƣớc.

22


Để xem xét sự biến động của thủy sinh vật dưới sự cung cấp phân heo trực
tiếp, liên tục, nhiên cứu được tiến hành với chu kỳ thu mẫu mỗi ngày một lần với
hai chu kỳ thu mẫu là:
- Chu kì thứ nhất từ 11.01.2010 đến 24.01.2010
- Chu kì thứ hai từ 10.03.2010 đến 23.03.2010
3. Phƣơng pháp thu mẫu:
Định tính; được thu bằng cách dùng lưới phiêu sinh động vật vớt xung
quanh ao hay đường chéo ao. Sinh vật thu thập được sẽ được chuyển sang lọ
nhựa và cố định mẫu với formol 2-4%
Định lượng: cũng với phương thức và dụng cụ như phần định tính, phần
định lượng cũng được tiến hành tương tự nhưng cần phải xác định lượng nước đi
qua lưới. Mẫu vật thu được cũng chuyển sang lọ và cố định mẫu với formol 2-4%

Ghi nhãn đầy đủ định tính, định lượng, thời gian thu, đặc điểm môi trường
xung quanh khi thu mẫu...
4.Phƣơng pháp phân tích:
Mẫu sau khi cố định bằng formol được phân tích ở phòng thí nghiệm.
Định tính: lấy mẫu định tính ra quan sát dưới kính hiển vi hay kính lúp
với độ phóng đại thích hợp nhằm xác định các đặc điểm hình thái cấu tạo và các
đặc điểm phân loại, trên cơ sở đó định danh theo tài liệu phân loại thích hợp.
Định lƣợng: phiêu sinh động vật được điếm bằng buồng điếm Bogorov
rồi xác đinh số lượng theo công thức:
X
D=

*1000
V

Trong đó:
D: mật độ hay số lượng động vật nổi (cá thể/m3)
X: số cá thể điếm được trong mẫu nước
V: thể nước đã thu (lít)
5. Phƣơng pháp xử lý kết quả
Sau khi phân tích xong, kết quả được thể hiện thành bảng, trên cơ sở đó
đánh giá tính đa dạng và sinh lượng.

23


CHƢƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I.


BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI

1. Thành phần loài động vật nổi
Qua kết quả phân tích cho thấy, có 67 loài zooplankton được phát hiện
trong ao và kinh cấp nước (phụ lục 1,2,3), trong đó Rotatoria có thành phần loài
phong phú nhất, với 35 loài chiếm 52,24%, kế đến là Protozoa có 15 loài chiếm
22,39%, Cladocera có 10 loài chiếm 14,93% và Copepoda chiếm thành phần ít
nhất với 7 loài chiếm 10,45%. Kết quả được biểu thị trong bảng 1.
Bảng 1: Số loài sinh vật nổi trong vùng khảo sát.
Nhóm sinh vật

Số loài

Tỉ lệ (%)

Cladocera

10

14.93

Copepoda

7

10.45

Protozoa

15


22.39

Rotatoria

35

52.24

Khác

0

0

Tổng

67

100

Có sự khác biệt về sự có mặt của các loài zooplankton giữa hai thủy vực là
trong ao nuôi cá và trên kênh cấp nước . Kết quả phân tích cho thấy, có 39 loài
được phát hiện trong ao trong khi đó trên sông có đến 62 loài được phát hiện. Sự
khác biệt này là do sông là loại hình thủy vực nước chảy nên lượng nước được
lưu thông vì thế các loài zooplankton có thể du nhập vào từ nhiều nguồn khác
nhau, mặt khác trong ao nuôi cá trong quá trình canh tác, các tác động của con
người đến ao nuôi cá cũng ảnh hưởng đến số loài zooplankton trong thủy vực.
Ngoài ra, hầu hết các loài zooplankton ở các thủy vực nghiên cứu là các
loài phân bố rộng, nhóm Trùng bánh xe Rotatoria là nhóm thường có mặt trong

thủy vực giàu dinh dưỡng (Đặng Ngọc Thanh và cộng tác viên, 2002), Cladocera
cũng là nhóm sinh vật chỉ thị cho môi trường giàu hữu cơ (Dương Trí Dũng,

24


2003) cũng xuất hiện với số loài tương đối nhiều trong vùng khảo sát, nên có thể
nói các thủy vực nghiên cứu có hàm lượng hữu cơ trong nước cao.
2.

Trong một chu kỳ thay nƣớc
Chu kì thu mẫu thứ nhất (từ 11.01.2010 đến 24.01.2010)

a.

Trong ao
Kết quả phân tích định tính động vật nổi trong ao nuôi cá được trình bày ở

phụ lục 1 .Kết quả cho thấy đã phát hiện được 35 loài động vật nổi, trong đó lớp
Rotatoria có số loài phong phú nhất với 15 loài chiếm 42,86% trong tổng số loài
động vật nổi của ao. Kế đến là Protozoa với 13 loài chiếm 37,14%, Copepoda có
4 loài chiếm 11,43% và Cladocera có 3 loài chiếm 8,57%. Kết quả được biểu thị
qua bảng sau:
Bảng 2: Số loài của các nhóm sinh vật nổi trong ao nuôi cá ở chu kỳ thu
mẫu lần thứ nhất.
Nhóm sinh vật

Số loài

Tỉ lệ (%)


Cladocera

3

8.57

Copepoda

4

11.43

Protozoa

13

37.14

Rotatoria

15

42.86

Khác

0

0


Tổng

35

100

Từ phụ lục 1 cho thấy Rotatoria và Copepoda luôn xuất hiện trong thủy
vực, chúng là một trong những mắc xích quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên
của cá (Dương Trí Dũng, 2003).
Số loài zooplankton trong ao nuôi ở chu kỳ thu mẫu thứ nhất biến động từ
14 đến 24 loài, trong đó ở ngày thu mẫu đầu tiên có số loài được phát hiện nhiều
nhất là 24 loài, ở ngày thu mẫu thứ 5 và ngày thu mẫu thứ 14 của chu kỳ chỉ còn
có 14 loài. Số loài phát hiện được ở lần thu mẫu đầu tiên của chu kỳ nhiều nhất là
do nước mới được lấy từ sông thay vào ao, vì thế có nhiều loài từ sông theo nước
đi vào. Số loài phát hiện được ở lần thu mẫu thứ 5 ít là do lần thu mẫu này rơi
vào ngày mưa nên các loài sinh vật có xu hướng ít nổi lên bề mặt thoáng của ao.

25


×