Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý tài chính tại viện chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ BÍCH HẰNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC,
CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HUỲNH THỊ BÍCH HẰNG

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC,
CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN



PGS.TS Phạm Thị Hồng Điệp

Hà Nội – 2020

PGS.TS. Lê Danh Tốn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi
trường” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Người cam đoan

Huỳnh Thị Bích Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội, các giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị đã tạo điều kiện
cho tôi có môi trường học tập, nghiên cứu và cung cấp những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, từ việc xây
dựng đề cương, tìm kiếm tài liệu cho đến lúc hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin cám ơn Lãnh đạo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường cùng các đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp những kiến
nghị đề xuất quý báu trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ,

động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận
được nhiều sự đóng góp của Quý thầy cô và bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày….. tháng … năm 2020
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Bích Hằng


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường.
Tác giả: Huỳnh Thị Bích Hằng.
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế.
Bảo vệ năm: 2020.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện công tác
quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá và phân tích sáng tỏ thêm lý thuyết về công tác quản lý tài
chính đối với hoạt động của các ĐVSN công lập .
- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Viện
Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, từ đó rút ra các ưu, nhược
điểm và nguyên nhân của thực trạng nói trên.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Viện
Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
Những đóng góp mới của đề tài:

Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính tại Viện
Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, luận văn đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính và sử dụng nguồn tài chính một cách
hiệu quả. Các giải pháp được đề nghị theo hướng chuẩn hóa công tác lập kế
hoạch và quản lý tài chính, tạo được sự ổn định và tăng trưởng đối với nguồn
thu từ NSNN, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc huy động
các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, khai thác các nguồn thu dịch vụ, sử
dụng tiết kiệm các khoản chi và tăng cường kiểm tra giám sát công khai tài
chính. Các điều kiện để thực thi các giải pháp trên là hoàn thiện tổ chức bộ máy,
phát triển nguồn nhân lực và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho Viện.


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 3
4. Kết cấu luận văn ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP ................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề quản lý tài chính
các đơn vị sự nghiệp công lập ................................................................... 5
1.1.2. Khoảng trống và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .................... 8
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập........ 9
1.2.1. Một số khái niệm ............................................................................ 9
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công

lập ......................................................................................................... 22
1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công
lập ......................................................................................................... 26
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập và bài học
cho Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường ........................ 27
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường ................................................. 27
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Viện Chiến lược và Chính sách tài
chính trực thuộc Bộ Tài chính................................................................. 30
1.3.3. Bài học cho Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường 33
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 35
2.1. Các phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu ............................ 35


2.2. Các phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 36
2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp .......................................... 36
2.2.2 Phương pháp thống kê, so sánh ...................................................... 37
2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa ................................ 37
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN CHIẾN
LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .......................... 39
3.1. Khái quát về Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường ... 39
3.2. Tình hình quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường ................................................................................................ 45
3.2.1. Thực trạng công tác lập dự toán thu, chi......................................... 45
3.2.2. Thực trạng chấp hành dự toán thu, chi ........................................... 48
3.2.3. Thực trạng quyết toán thu, chi tài chính ......................................... 65
3.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát tài chính ............................. 70
3.3. Đánh giá chung về kết quả quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường ................................................................... 71
3.3.1. Đánh giá kết quả quản lý tài chính qua các tiêu chí......................... 71

3.3.2. Đánh giá chung về thành quả đạt được........................................... 76
3.3.3. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................... 78
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI VIỆN CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG .................................................................................................... 83
4.1. Bối cảnh mới và định hướng phát triển của Viện Chiến lược, Chính sách
tài nguyên và môi trường đến năm 2025 ..................................................... 83
4.1.1. Bối cảnh mới ................................................................................ 83
4.1.2. Định hướng phát triển của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường đến năm 2025 ....................................................................... 85
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính đối với Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường ................................................................... 86
4.2.1. Giải pháp đối với công tác lập dự toán thu chi................................ 87
4.2.2. Giải pháp đối với chấp hành dự toán thu chi................................... 87


4.2.3. Giải pháp đối với công tác quyết toán thu chi ................................. 91
4.2.4. Giải pháp đối với công tác kiểm tra, giám sát và công khai tài chính 92
4.3. Các điều kiện để thực thi giải pháp ...................................................... 93
4.3.1 Điều kiện về tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế quản lý, điều hành ..... 93
4.3.2. Điều kiện về nguồn nhân lực ......................................................... 94
4.3.3. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật............................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 98


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CLCS

Chiến lược và Chính sách


KHCN

Khoa học và Công nghệ

NSNN

Ngân sách Nhà nước

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

TNMT

Tài nguyên và môi trường

TXTCN

Thường xuyên theo chức năng

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Tình hình thực hiện dự toán thu của Viện Chiến lược, Chính sách
TNMT giai đoạn 2017-2019.......................................................................... 50
Bảng 3. 2: Số liệu thu NSNN của Viện Chiến lược, Chính sách TNMT giai đoạn
2017-2019 .................................................................................................... 52
Bảng 3. 3: Số liệu thu từ nguồn viện trợ của Viện Chiến lược, Chính sách TN &

MT giai đoạn 2017-2019 ............................................................................... 54
Bảng 3. 4: Số liệu thu dịch vụ của Viện Chiến lược, Chính sách TNMT giai
đoạn 2017-2019 ............................................................................................ 56
Bảng 3. 5: Tình hình thực hiện dự toán chi NSNN của Viện Chiến lược, Chính
sách TN & MT giai đoạn 2017-2019 ............................................................. 58
Bảng 3. 6: Tình hình chi dịch vụ của Viện Chiến lược, Chính sách TNMT giai
đoạn 2017-2019 ............................................................................................ 61
Bảng 3. 7: Kết quả và sử dụng kết quả hoạt động tài chính của Viện Chiến lược,
Chính sách TN & MT giai đoạn 2017-2019 ................................................... 64
Bảng 3. 8: Tổng hợp tình hình quyết toán nguồn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp
môi trường và sự nghiệp khoa học của Viện Chiến lược, Chính sách TN & MT
giai đoạn 2017-2019 ..................................................................................... 67
Bảng 3. 9: Đánh giá công tác lập dự toán tại Viện CLCS TNMT .................... 72
Bảng 3. 10: Đánh giá công tác chấp hành dự toán tại Viện CLCS TNMT........ 73
Bảng 3. 11: Đánh giá công tác quyết toán tại Viện CLCS TNMT ................... 74
Bảng 3. 12: Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra tại Viện CLCS TNMT ........ 75

ii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xác định rõ tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, từ rất lâu, Đảng và
Nhà nước ta luôn quan tâm đến xây dựng tiềm lực phát triển khoa học, kỹ thuật
và công nghệ. Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khoa học và công nghệ không chỉ
là thước đo đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước mà còn là công cụ
làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Mặc dù nhận thức được khoa học và công nghệ là động lực nền tảng của sự
phát triển kinh tế nhưng trên thực tế cho đến nay, đóng góp của nguồn lực này

vào tăng trưởng kinh tế nước ta còn ở mức độ thấp. Khoa học và công nghệ
chưa thể hiện được vai trò là đòn bẩy nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực
khác để nâng cao chất lượng tăng trưởng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng
kinh tế từ chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu.
Một trong những nguyên nhân khiến cho hệ thống các tổ chức KHCN ở
nước ta phát triển trì trệ, chậm đổi mới, không hội nhập và bắt kịp với sự phát
triển của KHCN trên thế giới là cơ chế quản lý của các đơn vị sự nghiệp công
chậm thay đổi. Các tổ chức KHCN công lập vẫn đang vận hành trong một cơ
chế xin cho, gò bó, mang nặng tính bao cấp. Điều này dẫn đến sự trông chờ, ỷ
lại vào NSNN, thiếu sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các tổ chức
KHCN.
Trong 10 năm trở lại đây Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản,
nghị quyết về đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, gần
đây nhất là Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung
ương lần thứ 6 (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị SNCL, trong đó nêu rõ
“hoàn thiện cơ chế tài chính trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường
phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Qua đó có
thể thấy được ý chí của Đảng và Nhà nước về việc giao quyền tự chủ về tài
1


chính, tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy, về nhân sự, về quản lý
và sử dụng tài sản nhà nước cho ĐVSN công lập, tránh sự ỷ lại quá nhiều vào
“bầu sữa“ ngân sách. Thực tế đã cho thấy, việc quản lý có hiệu quả nguồn tài
chính của ĐVSN công lập là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó không những ảnh
hưởng đến quy mô, chất lượng của đơn vị mà còn tác động rất mạnh mẽ đến thu
nhập của người lao động trong đơn vị, từ đó phát huy tính chủ động sáng tạo,
hăng hái hoàn thành nhiệm vụ được giao của người lao động.
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là tổ chức trực

thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, được thành lập từ năm 2006. Trong những
năm gần đây, Viện gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý tài chính: hạn chế
về nguồn lực tài chính, quá trình thực hiện dự toán NSNN còn nhiều bất cập,
quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của Nhà nước còn nhiều khó khăn, lúng
túng …
Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ra đời nhằm khuyến khích và tạo
cơ chế cho các ĐVSN công lập nâng cao tự chủ hoạt động gắn với tự chủ về
quản lý tài chính, song bên cạnh đó nghị định này còn bộc lộ một số hạn chế, bất
cập ảnh hưởng tới mục tiêu cần hướng đến của cơ chế tự chủ, đặc biệt là đối với
đơn vị sự nghiệp có thu để tiến tới tự chủ toàn bộ thì cần phải tổng kết đánh giá
thực tiễn triển khai để có giải pháp phù hợp. Năm 2018, Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt
phương án tự chủ là đơn vị đảm bảo một phần chi thường xuyên theo quyết định
số 2721/QĐ-BTNMT ngày 31/8/2018. Do đó, việc đổi mới cơ chế tài chính của
Viện Chiến lược, Chính sách TNMT để đáp ứng những yêu cầu đặt ra khi áp
dụng nghị định 16/2015/NĐ-CP trở nên bức thiết. Xuất phát từ những yêu cầu
về lý luận và thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Viện Chiến
lược, Chính sách tài nguyên và môi trường” làm chủ đề nghiên cứu của luận
văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
Để đánh giá chính xác về công tác quản lý tài chính tại Viện Chiến lược,
Chính sách tài nguyên và môi trường, đề tài cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu
sau:
2


+ Công tác quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và
môi trường hiện nay có những tồn tại và hạn chế gì?
+ Lãnh đạo Viện cần làm gì để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục đích
Đưa ra các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện công
tác quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường,
là đơn vị dự toán cấp III trực tiếp sử dụng NSNN.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá và phân tích sáng tỏ thêm lý thuyết về công tác quảnôi trường
theo thuyết minh dự án đã được Bộ TNMT phê duyệt tại quyết định số 03/QĐBTNMT ngày 02/01/2020. Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy sự phát
triển của Viện, hướng đến mô hình Viện nghiên cứu hiện đại, sánh ngang với các
Viện nghiên cứu ở các nước phát triển.

96


KẾT LUẬN
Quản lý tài chính là hoạt động vô cùng quan trọng đối với bất kỳ cơ quan tổ
chức nào, đặc biệt là trong bối cảnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các ĐVSN công lập của Chính phủ. Quản lý tài chính được coi là hiệu quả nếu nó
được vận hành trong một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực đến kinh
tế xã hội theo các mục tiêu đã được hoạch định. Mục tiêu của quản lý tài chính là
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đồng thời bảo toàn, tiết kiệm, hiệu
quả trong sử dụng nguồn lực tài chính của đơn vị.
Quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách TNMT đã chịu tác động
của nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Trong giai đoạn 2017-2019 Viện đã chủ
động làm tốt công tác lập dự toán hằng năm và kế hoạch 3 năm, chấp hành tốt dự
toán được giao, đa đạng hóa và không ngừng nâng cao các nguồn thu, thực hiện
tốt công tác quyết toán và thanh kiểm tra của cấp trên. Tuy nhiên, việc quản lý tài
chính của Viện còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc lập dự toán thu còn chưa sát
với thực tế, thu NSNN và thu dịch vụ đôi lúc còn chậm trễ, công tác quyết toán
còn sai sót và việc kiểm tra giám sát chưa được thường xuyên liên tục trong đơn
vị. Viện cần chuẩn hóa công tác lập kế hoạch và quản lý tài chính thành quy trình,

thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ và sớm ban hành quy
trình quản lý tài chính và quy chế trả lương, nâng cao vai trò giám sát của đoàn
thể, ban thanh tra nhân dân trong việc tự kiểm tra tài chính, công khai minh bạch
tài chính.
Quản lý tài chính đối với ĐVSN công lập là một vấn đề rộng và phức tạp,
nhất là trong bối cánh nhà nước khuyến khích các ĐVSN công lập chuyển sang tự
chủ hoàn toàn về tài chính như hiện nay. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ,
với những giới hạn về dung lượng, thời gian và khả năng nghiên cứu của tác giả,
còn có một số khía cạnh và yếu tố liên quan cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn
ở những công trình sau./.

97


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Ban Chấp hành trung ương Đảng, 2017. Nghị quyết TW VI khóa XII về tiếp tục

đổi mới và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập. Hà Nội.
2.Bộ Tài chính, 2017. Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn
chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Hà Nội.
3.Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ, 2015. Thông tư liên tịch số
27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 về quy định khoán chi thực hiện
nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN. Hà Nội
4.Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2003. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lê Nin. NXB
Chính trị Quốc gia.
5.Bộ Tài chính, 2017. Thông tư 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 quy định việc
thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN công lập. Hà Nội
6.Dương Đăng Chinh và Phạm Văn Khoan, 2009. Giáo trình quản lý tài chính
công. Nhà xuất bản Tài chính

7.Bùi Tiến Dũng, 2014. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp khoa học công nghệ: Những vấn đề đặt ra khi. Tạp chí Tài chính, trang
12-15.
8.Chính Phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
9.Chính Phủ, 2016. Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 về quy định
cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập. Hà Nội.
10. Hứa Thị Thúy Hường, 2017. Quản lý tài chính của Viện sốt rét - Ký sinh
trùng - Côn trùng Trung ương. Luận văn thạc sỹ. Trường đại học Thương mại.
11. Nguyễn Thị Kim Loan, 2019. Quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế,
Đại học quốc gia Hà Nội
12. Nguyễn Viết Lợi, 2017. Đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp
công. Tạp chí Tài chính. Kỳ 1 tháng 12, trang 6-9.
98


13. Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2017. Cơ chế quản lý tài chính tại các tổ chức
KH&CN công lập từ thực tiễn Viện Năng suất Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Học
viện khoa học xã hội.
14. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2015. Luật ngân sách nhà nước
số 83/2015/QH13 ngày 20/11/2015. Hà Nội.
15. Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 2019. Luật viên chức số
26/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019. Hà Nội.
16. Trường đại học Kinh tế, 1996. Giáo trình Kinh tế chính trị học. NXB Giáo
dục.
17. Tạ Đức Thịnh, 2014. Quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học và công
nghệ. Tạp chí Tài chính, trang 18-21.
18. Nguyễn Thu Thúy, 2019. Cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự

nghiệp công lập ở Việt Nam. Hội thảo khoa học: Quản lý tài chính của các đơn vị
sự nghiệp công lập. Viện Chiến lược Chính sách tài chính, tháng 10 năm 2019.
19. Đào Thị Trà, 2017. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại một số viện
nghiên cứu trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Luận văn thạc sỹ.
Học viện khoa học xã hội.
20. Lê Xuân Trường, 2014. Cơ chế quản lý tài chính đối với khoa học và công
nghệ, từ thông lệ quốc tế đến thực tiễn Việt Nam. Tạp chí Tài chính, trang 28-31.
21. Cao Thành Văn, 2018. Cơ chế quản lý tài chính của trường đại học Y dược
Cần Thơ. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
22. Viện Chiến lược, Chính sách TNMT, 2017. Báo cáo quyết toán và báo cáo
tài chính. Hà Nội.
23. Viện Chiến lược, Chính sách TNMT, 2018. Báo cáo quyết toán và báo cáo
tài chính. Hà Nội.
24. Viện Chiến lược, Chính sách TNMT, 2019. Báo cáo quyết toán và báo cáo
tài chính. Hà Nội.
25. Viện Chiến lược, Chính sách TNMT, 2017. Biên bản xét duyệt quyết toán.
Hà Nội.

99


26. Viện Chiến lược, Chính sách TNMT, 2018. Biên bản xét duyệt quyết toán.
Hà Nội.
27. Viện Chiến lược, Chính sách TNMT, 2019. Biên bản xét duyệt quyết toán.
Hà Nội.
28. Viện Chiến lược, Chính sách TNMT, 2019. Quyết định số 12/QĐ-VCLCS
ngày 18/01/2019 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của Viện Chiến lược,
Chính sách tài nguyên và môi trường. Hà Nội.
29. Viện Chính sách TNMT, 2020. Quyết định số 20/QĐ-VCLCS ngày
16/01/2020 về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2020. Hà Nội.

30. Viện Chiến lược Chính sách tài chính, 2018. Báo cáo tình hình thực hiện cơ
chế tự chủ của tổ chức KHCN công lập. Hà Nội.
31. Viện Chiến lược Chính sách tài chính, 2019. Báo cáo tình hình thực hiện cơ
chế tự chủ của tổ chức KHCN công lập. Hà Nội.
32. Viện khoa học đo đạc và bản đồ Việt Nam, 2019. Báo cáo tình hình thực hiện
cơ chế tự chủ và triển khai nghị quyết 19/NQ-TW. Hà Nội.

100


PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI
(Về thực trạng quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên
và môi trường)
Để đánh giá đúng thực trạng quản lý tài chính tại Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. Rất mong Anh/Chị vui lòng cho ý
kiến đánh giá của mình về các nội dung dưới đây.
Tác giả luận văn xin đảm bảo những thông tin cá nhân trong Phiếu khảo sát
này hoàn toàn được bảo mật và không sử dụng cho mục đích khác. Ý kiến đánh
giá của Anh/Chị chỉ được công bố trong kết quả tổng hợp, không công bố danh
tính cá nhân.
A. THÔNG TIN CÁ NHÂN (Không bắt buộc)
1. Họ và tên:………………………………Nam……………Nữ………………
2. Chức vụ:…………… Trình độ chuyên môn ……………………………….
3. Đơn vị công tác:…………………………………………………………..
4. Địa chỉ cơ quan nơi công tác ……………………………………………
5. Điện thoại ……………Fax…………………. Email ………………………
B. NỘI DUNG KHẢO SÁT
Anh/Chị vui lòng tick mức điểm phù hợp với:

Tiêu chí

Mức điểm

Không tốt

0

Chưa đạt yêu cầu

1

Chấp nhận được

2

Tốt

3

Rất tốt

4

Xin trân trọng cảm ơn!
Câu 1. Đánh giá của Anh/Chị về công tác lập dự toán tại Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường?


Nội dung/Tiêu chí


TT

Thang đánh giá
0

1

1

2

3

4

Công tác lập dự toán đúng quy
trình, nhiệm vụ được giao

2

Dự toán được lập đúng biểu
mẫu, thời gian nộp dự toán đúng
quy định

3

Lập dự toán thu sát tình hình
thực tế hiện tại


4

Lập dự toán chi đúng tiêu chuẩn
định mức nhà nước, quy chế chi
tiêu nội bộ

Câu 2. Đánh giá của Anh/Chị về công tác chấp hành dự toán tại Viện Chiến lược,
Chính sách tài nguyên và môi trường?
Nội dung/Tiêu chí

TT

Thang đánh giá
0

Chấp hành thu
1

Công tác quản lý thu được tiến
hành nghiêm túc, minh bạch

2

Công tác thu được tiến hành thu
đúng người, đúng đối tượng

3

Công tác thu được kiểm tra định
kỳ


4

Dự toán thu đạt kế hoạch đề ra
Chấp hành chi

5

Đơn vị chi đúng dự toán được
duyệt, đúng định mức, đúng quy

1

2

3

4


chế chi tiêu nội bộ
6

Đơn vị công khai dự toán chi
ngân sách

Câu 3. Đánh giá của Anh/Chị về công tác quyết toán tại Viện Chiến lược, Chính
sách tài nguyên và môi trường?
Nội dung/Tiêu chí


TT

Thang đánh giá
0

1

1

2

3

4

Báo cáo quyết toán nộp đúng
thời gian quy định

2

Báo cáo quyết toán đúng biểu
mẫu

3

Báo cáo quyết toán đúng nội
dung được duyệt, đúng mục lục
ngân sách

4


Số liệu quyết toán được đối
chiếu đầy đủ

5

Tỷ lệ quyết toán đạt yêu cầu đề
ra

6

Đơn vị công khai dự toán chi
ngân sách

Câu 4. Đánh giá của Anh/Chị về công tác thanh, kiểm tra tại Viện Chiến lược,
Chính sách tài nguyên và môi trường?
TT

Nội dung/Tiêu chí

Thang đánh giá
0

Thanh tra kiểm tra, đánh giá
1

Đơn vị thường xuyên tổ chức các
hoạt động thanh tra, giám sát,

1


2

3

4


kiểm tra nội bộ
Tổ chức công tác kế toán
2

Sổ sách rõ ràng, minh bạch,
chứng từ lưu trữ gọn gàng, đầy
đủ

3

Đội ngũ cán bộ tài chính có
chuyên môn nghiệp vụ tốt, xử lý
công việc nhanh và chuyên
nghiệp

Câu 5. Kiến nghị của Anh/Chị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường
……………………………………………………………………………………
…...………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…..…………………………………………………………………………………
……..………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……….………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị!



×