Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Khảo Sát Sự Biến Động Một Số Yếu Tố Chất Lượng Nước Trong Ao Nuôi Cá Sặc Rằn Tại Ấp Mỹ Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƢỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG



LÊ MINH TẤN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

KHẢO SÁT SỰ BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ CHẤT
LƢỢNG NƢỚC TRONG AO NUÔI CÁ SẶC RẰN TẠI
ẤP MỸ PHỤNG XÃ MỸ KHÁNH HUYỆN PHONG
ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn:
NGUYỄN VĂN CÔNG

Cần Thơ, 5/2010

PHÊ DUYỆT LUẬN VĂN
1


Luận văn kèm theo đây, với tựa đề là “Khảo sát biến động một số yếu tố chất
lƣợng nƣớc trong ao nuôi cá Sặc rằn ở ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong
Điền, Tp Cần Thơ”, do Lê Minh Tấn thực hiện và báo cáo đã đƣợc hội đồng
chấm luận văn thông qua.
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Văn Công



Cán bộ phản biện

ThS. Lê Anh Kha

Cán bộ phản biện

ThS. Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc

LỜI CẢM TẠ

2


Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Công và anh Trần Sỹ Nam
đã trực tiếp và tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt khoá học. Đặc biệt, quý
thầy cô trong bộ môn Khoa Học Môi trƣờng - Trƣờng Đại Học Cần Thơ đã
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Sáu và Lê Văn Năm
ở ấp Mỹ Phụng – xã Mỹ Khánh – huyện Phong Điền - Thành Phố Cần Thơ đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các bạn lớp Môi trƣờng khoá 32 đã giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình đã động viên tôi trong suốt
quá trình học và góp phần vào sự thành công của đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Lê Minh Tấn


3


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ
Hình 2.2 Cá Sặc rằn
Hình 3.1: Sơ đồ thu mẫu
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ theo thời gian
Hình 4.2: Biến động pH theo thời gian
Hình 4.3: Biến động DO theo thời gian
Hình 4.4: Biến động NH4+ theo thời gian
Hình 4.5: Biến động NH3 theo thời gian
Hình 4.6: Biến động hàm lƣợng NO2- theo thời gian
Hình 4.7: Biến động hàm lƣợng NO3- theo thời gian
Hình 4.8: Biến động hàm lƣợng H2S theo thời gian
Hình 4.9: Biến động hàm lƣợng PO43- theo thời gian
Hình 4.10: Biến động độ trong theo ngày thu mẫu
Hình 4.1: Biến động nhiệt độ theo ngày thu mẫu
Hình 4.12: Biến động pH theo ngày thu mẫu
Hình 4.13: Biến động DO theo ngày thu mẫu
Hình 4.14: Biến động hàm lƣợng NH4+ theo ngày thu mẫu
Hình 4.15: Biến động hàm lƣợng NH3 theo ngày thu mẫu
Hình 4.16: Biến động hàm lƣợng NO2- theo ngày thu mẫu
Hình 4.17: Biến động hàm lƣợng NO3- theo ngày thu mẫu
Hình 4.18: Biến động hàm lƣợng H2S theo ngày thu mẫu
Hình 4.19 Biến động hàm lƣợng PO43- theo ngày thu mẫu

4



DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Hàm lƣợng NH3 cho phép trong thủy vực
Bảng 2.2: Tỉ lệ phần trăm của H2S\Tổng sulfide theo pH và nhiệt độ
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phân tích và phƣơng pháp thu, bảo quản mẫu nƣớc
Bảng 4.1: Đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu khảo sát cho mục đích nuôi cá.

5


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

n Thơ
sản lƣợng năm 2008 đạt 181.743 tấn (Tổng cục thống kê, 2009).
qui mô gia
đình

nuôi thâm canh

Mỹ Phụng là một trong những ấp nghèo của xã Mỹ


ợc tổ chức JIRCAS phối hợp với Khoa Môi
trƣờng và tài nguyên thiên nhiên – Đại học Cần Thơ thực hiện mô hình phát triển
sạch. Mục tiêu dự án nhằ

ảm phát thải khí gây
hiệu ứ

ô






thôn qua nuôi tảo là
hủy có thể

4,

NH3 , H2

Cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan
nuôi
trong

lƣợng nƣớc trong ao nuôi cá Sặc rằn ở ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong
Điền, Tp Cần Thơ” đã đƣợc
động một số yếu tố chất lƣợng nƣớc trong ao nuôi cá Sặc rằn”

6


thôn
sẽ
Theo dõi biến động nhiệt độ, độ trong, pH, DO, NH 3, NH4+, NO2-, H2S,
PO43- và NO3- trong ao nuôi cá Sặc rằn theo chu kỳ thay nƣớc.
Theo dõi biến động nhiệt độ, pH, DO, NH3, NH4+, NO2-, H2S, PO43- và

NO3-trong ao nuôi cá Sặc rằn theo chu kỳ ngày đêm.

7


Chƣơng 2
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lƣợc về điều kiện kinh tế - xã hội ấp Mỹ Phụng
Ấp Mỹ Phụng thuộc xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền thành phố Cần
Thơ, đựoc tách ra từ ấp Mỹ Long vào đầu năm 2008. Ranh giới Mỹ Phụng (Hình
2.1) bao gồm:
- Phía Đông giáp Rạch Sắn
- Phía Tây giáp Rạch Cùng
- Phía Nam giáp kinh Sáu Sáng
- Phía Bắc giáp Rạch Ngã Cái

N

Hình 2.1: Bản đồ ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ
Ấp Mỹ Phụng có tổng diện tích đất tự nhiên là 160 ha. Trong đó, đất vƣờn
chiếm 71%, đất ruộng chiếm 21% và đất sử dụng cho mục đích khác chiếm 8%
tổng diện tích đất. Toàn ấp có 272 hộ với 1.137 nhân khẩu. Trong đó, hộ vừa có
vƣờn và ruộng chiếm 19%, hộ chỉ có vƣờn chiếm 74% và hộ không có đất sản
xuất chiếm 7% tổng số hộ.
Ấp Mỹ Phụng chia thành 7 tổ nhân dân tự quản. Theo tiêu chí mới có 32
hộ giàu chiếm 12%, 205 hộ khá chiếm 75%, 13 hộ nghèo chiếm 5%, 22 hộ cận
8



nghèo chiếm 8% trong tổng số hộ dân của ấp (Báo cáo của UBMTTQVN xã Mỹ
Khánh ban công tác mặt trận ấp Mỹ Phụng, 2008 ). Các hoạt động sinh kế chủ
yếu của các nông hộ ở ấp Mỹ Phụng gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch
vụ buôn bán nhỏ.
Đặc điểm ao nuôi thuỷ sản ở Mỹ Phụng:
 Hình dạng ao: có thể thiết kế ao với nhiều hình dạng khác nhau, vì hình
dạng ao không phải là yếu tố quyết định đến đời sống của cá. Tuy nhiên, ao nuôi
thƣờng có hình chữ nhật là thích hợp cho quá trình thi công, quản lý và đánh bắt.
Ao hình chữ nhật thƣờng chọn chiều dài lớn 4 - 6 lần chiều ngang.
 Diện tích và độ sâu: tuỳ vào mục đích sủ dụng, chi phí xây dựng và đối
tƣợng nuôi mà ao có độ sâu và diện tích thích hợp. Ao có diện tích nhỏ nhất là 10
m2 và lớn nhất 2800 m2. Thôn thƣờng ao nuôi cá ở Mỹ Phụng có diện tích từ 100
– 500 m2 và độ sâu dao động 1- 3 m (Trần Hồng Điệp, 2009).
 Bờ ao: có nhiệm vụ là giữ nƣớc, giữ cá và dễ dàng lƣu thôn để quản lý.
Do đó bờ ao phải vững chắc, không sụp lỡ. Tuỳ vào cá nuôi và nhiệm vụ của bờ
ao mà có bề rộng, độ dốc và cao thích hợp. Ao nuôi cá ở Mỹ Phụng có bờ ao dao
động từ 0,5 – 10 m (Phan Trung Hiếu, 2009) nên hạn chế sụp lỡ trong mùa mƣa,
lũ và đi lại thuận tiện.
Mặc dù Mỹ Phụng là vùng ven thành phố Cần Thơ nhƣng rất gần với
nhiều trung tâm khoa học kỹ thuật quan trọng nhƣ Trƣờng Đại Học Cần Thơ, Đại
Học Tây Đô, các Sở và Trung Tâm Chuyển Giao Khoa Học Kỹ Thuật cấp Thành
Phố…nhƣng công tác khuyến nông chƣa đƣợc triển khai đến ngƣời dân nhiều.
Đây là vấn đề mà các cấp chính quyền địa phƣơng cần phải quan tâm nhằm giúp
nông hộ tiếp cận và ứng dụng đƣợc các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động
sản xuất (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2009).
2.2

ột số yếu tố lý - hóa

nuôi thủy sản


2.2.1 Độ trong
Độ trong của nƣớc là khả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nƣớc (Trƣơng
Quốc Phú, 2008). Độ trong của nƣớc là một trong những yếu tố quan trọng có
liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của thực vật phù du. Khi độ trong thấp,
lƣợng ánh sáng xâm nhập vào thủy vực ít, cƣờng độ quang hợp của thực vật phù
du giảm. Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), khi độ trong thấp cá khó hô hấp cƣờng
độ bắt mồi giảm nhƣng độ trong quá cao, nƣớc nghèo dinh dƣỡng, sinh vật phù
du phát triển kém, hạn chế thành phần thức ăn tự nhiên của cá, năng suất cá nuôi
giảm. Do đó độ trong là chỉ tiêu để đánh giá sơ bộ mức độ dinh dƣỡng của thuỷ
vực, đặc biệt là thủy vực nuôi những loài cá ăn thức ăn tự nhiên là chủ yếu.

9


Độ trong thích hợp cho cá nuôi là từ 20 - 30cm (Trƣơng Quốc Phú, 2008)
2.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ trong các thủy vực đƣợc sinh ra chủ yếu từ nguồn năng lƣợng
ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, còn sinh ra trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ
và vô cơ trong nƣớc và nền đáy của thủy vực nhƣng năng lƣợng này không đáng
kể so với năng lƣợng mặt trời (Trƣơng Quốc Phú, 2008)
Nhiệt độ trong thủy vực thay đổi theo vị trí địa lý, theo mùa, theo thời tiết
và chu kỳ ngày đêm. Cƣờng độ chiếu sáng càng lớn thì nhiệt độ trong nƣớc càng
cao. Nhiệt độ trong thủy vực thấp nhất vào buổi sáng lúc 2 – 5 giờ, cao nhất vào
buổi chiều 14 – 16 giờ. Sự gia tăng nhiệt độ trong nƣớc sẽ đẩy mạnh tiến trình
phân hủy các chất hữu cơ và các chất ô nhiễm khác (Lê Văn Khoa, 1995).
Cá chịu đựng kém với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Thôn thƣờng sự
thay đổi nhiệt độ đột ngột khoảng 30C – 40C sẽ gây sốc và chết sinh vật (Trƣơng
Quốc Phú, 2008). Nhiệt độ trong môi trƣờng nƣớc có thể làm tăng, giảm hay
không ảnh hƣởng đến độc tính của độc chất, tùy thuộc vào loại độc tố, loài sinh

vật, tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng trƣờng hợp, giải thích cho ảnh hƣởng của
nhiệt độ lên độc tính của chất độc là do nhiệt độ làm tăng quá trình ion hoá, giải
phóng độc tố dƣới dạng không liên kết, dễ xâm nhập qua màng tế bào (Lê Huy
Bá, 2000). Qua đó nhiệt độ nƣớc là một trong những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn
đến đời sống của cá.
Nhiệt độ thích hợp cho cá Sặc rằn phát triển từ 24 - 300C, mặt khác cá còn
có thể chịu đựng đƣợc nhiệt độ 11 - 390C (Dƣơng Nhựt Long, 2003). Nếu nhiệt
độ môi trƣờng giảm xuống dƣới 100C hoặc tăng hơn 400C thì cá sẽ chết.
2.2.3 pH
Nồng độ ion H+ trong dung dịch biểu thị bằng chỉ số pH, pH đƣợc định
nghĩa bằng biểu thức pH = -lg [H+] (Nguyễn Khắc Cƣờng, 2002). Sự biến động
pH theo ngày – đêm là kết quả của sự thay đổi giữa quang hợp và hô hấp của
thực vật phù du và các loài thực vật khác trong thủy vực. pH giảm là do quá trình
phân hủy hữu cơ, hô hấp của thủy sinh vật. Hai quá trình này giải phóng ra nhiều
CO2, CO2 phản ứng với nƣớc tạo ra H+. Ngƣợc lại, quá trình quang hợp đƣợc
thực vật hấp thu CO2 làm pH tăng dần, khi CO2 tự do hòa tan trong nƣớc bị hấp
thu hoàn toàn thì pH tăng lên 8,34 (Trƣơng Quốc Phú, 2008). Quá trình này có
thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + Q
CO2 + H2O = H2CO3

10


H2CO3 = H+ + HCO-3
2HCO-3 → CO2 + CO3- + H2O
Ban ngày có ánh sáng, thực vật quang hợp làm pH trong thủy vực tăng,
pH đạt giá trị cao nhất vào 14 – 16 giờ. Ban đêm pH giảm đến mức thấp nhất là
do quá trình hô hấp làm tăng hàm lƣợng CO2 và pH thấp nhất vào lúc 6:00 sáng.
Sự thay đổi pH trong nƣớc có thể làm thay đổi thành phần các chất trong

nƣớc do quá trình hòa tan hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn các phản
ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nƣớc (Đặng Kim Chi, 1999).
pH là một trong những yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của thuỷ
sinh vật. Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), tác động chủ yếu của pH khi quá cao
hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào, làm rối loạn quá
trình trao đổi muối - nƣớc giữa cơ thể thuỷ sinh vật với môi trƣờng ngoài và pH
có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dƣỡng, sinh
trƣởng và sinh sản của cá. Do vậy, pH là một trong những nhân tố quyết định
giới hạn phân bố của các loài thuỷ sinh vật.
Theo Đinh Minh Tuấn, 2005 (trích dẫn Swingle 1969) thì ảnh hƣởng của
pH trong môi trƣờng nƣớc đến cá nuôi nhƣ sau:
 pH = 4: điểm chết acid
 pH = 5: cá không sinh sản
 pH = 5 – 6,5: cá phát triển chậm
 pH = 6,5 - 9 : thích hợp cho việc nuôi các loài thủy sản (tôm , cá...)
 pH = 9 - 11: cá chậm phát triển
 pH = 11: điểm chết base.
Cá sống trong môi trƣờng pH thấp sẽ chậm phát dục, nếu pH quá thấp cá
sẽ không đẻ hay đẻ rất ít. pH còn ảnh hƣởng gián tiếp qua thức ăn làm giảm năng
suất nuôi (Trƣơng Quốc Phú, 2008).
Khoảng pH thích hợp cho đa số các loài cá nuôi là 6,5 - 9 và tốt nhất là 7.
Khoảng pH thích hợp cho ao nuôi cá nƣớc ngọt là 6,5 - 8,5 (TCVN 6774 – 2000).
Theo Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2000), cho biết: cá Sặc rằn có thể chịu đƣợc
pH = 4,5.
2.2.4 Oxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan trong nƣớc chủ yếu là do khuếch tán từ không khí vào, đặc
biệt là các thủy vực nƣớc chảy. Ngoài ra oxy hòa tan trong nƣớc còn do sự quang

11



hợp của thực vật trong nƣớc, quá trình này thƣờng diễn ra mạnh trong các thủy
vực nƣớc tĩnh (Trƣơng Quốc Phú, 2008).
Oxy trong môi trƣờng nƣớc đƣợc tiêu thụ trong quá trình hô hấp của thuỷ
sinh vật, quá trình oxy hoá các chất hữu cơ và vô cơ trong thuỷ vực. Oxy rất cần
thiết cho quá trình hô hấp của thuỷ sinh vật, oxy giảm thì các hoạt động sống
trong nƣớc cũng giảm, lƣợng thức ăn mà chúng sử dụng cũng giảm, nếu lƣợng
oxy trong các thuỷ vực giảm xuống còn 0,5 ppm thì có nhiều thuỷ sinh vật chết
(Dƣơng Nhựt Long, 2003). Oxy có ảnh hƣởng rất lớn đến sự sinh trƣởng của cá.
Hàm lƣợng oxy hoà tan phụ thuộc vào lƣợng chất thải nạp, mật độ cá, lƣợng bùn
lắng ở đáy ao, nhiệt độ,…
Sự hoà tan oxy vào nƣớc chỉ đến một giới hạn nhất định gọi là độ bão hoà.
Mức độ bão hoà DO vào khoảng 14 – 15 mg/l trong nƣớc sạch ở 0oC. Nhiệt độ
càng tăng, DO trong nƣớc càng giảm và bằng 0 mg/l ở 100oC. Thôn thƣờng nƣớc
ít khi bão hoà mà chỉ khoảng 75 – 80% so với mức bão hoà (Lê Văn Khoa,
1995).
Nồng độ oxy hoà tan thích hợp cho các ao nuôi cá từ 4 ppm – 8 ppm, nếu
nhỏ hơn 4 ppm là nồng độ không thích hợp, cá không chết nhƣng sẽ kém bắt
mồi, lớn chậm, nếu nhỏ hơn 2 ppm sẽ làm cho cá nổi đầu (thƣờng xảy ra vào lúc
sáng sớm khi quá trình quang hợp của thuỷ sinh vật chƣa xảy ra) (Lê Nhƣ Xuân,
1994).
Việc theo dõi hàm lƣợng oxy trong ao nuôi cá là điều cần thiết để góp
phần nâng cao năng suất của cá nuôi. Nếu biết đƣợc nồng độ oxy thích hợp cho
cá thì sẽ có các cách khắc phục những điều kiện bất lợi trong môi trƣờng ao nuôi.
Theo Trƣơng Quốc Phú (2008) thì:
 Nồng độ oxy từ 0,0 – 0,3 ppm: cá chỉ sống trong thời gian ngắn
 Nồng độ oxy từ 0,3 – 1,0 ppm: cá sẽ chết nếu thời gian kéo dài
 Nồng độ oxy từ 1,0 – 5,0 ppm: cá sống nhƣng phát triển chậm
 Nồng độ oxy > 5,0 ppm: nồng độ lý tƣởng để nuôi cá.
2.2.5 Amonium (NH4+)

Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), cho rằng: trong môi trƣờng nƣớc, nitrơ có
thể tồn tại dƣới dạng N2, hay dƣới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ hòa tan hay
không hòa tan. Các hợp chất vô cơ hòa tan quan trọng của nitrơ là NH 3, NH4+,
NO2-, NO2-. Các hợp chất vô cơ hòa tan này có đƣợc do quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ, nitrơ lắng đọng dƣới dạng hợp chất Albumine, dƣới tác động

12


của vi sinh vật, đạm albumine sẽ biến thành đạm ammonia (NH3) và khi
ammonia hòa tan vào trong nƣớc hình thành ion ammonia (NH 4+).
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OHHàm lƣợng NH4+ phụ thuộc vào pH và nhiệt độ, khi pH và nhiệt độ giảm
thì hàm lƣợng NH4+ tăng và ngƣợc lại.Hàm lƣợng NH4+ cũng biến động theo chu
kỳ ngày đêm. Hàm lƣợng NH4+ đạt giá trị cực đại vào lúc 14 – 16 giờ và thấp
nhất lúc 6 giờ sáng.
NH4+ thƣờng không bền dƣới tác dụng nhiệt hoặc trong môi trƣờng bazơ
dễ bị biến thành NH3 gây độc cho thuỷ sinh vật và mùi hôi cho nƣớc. Khả năng
chịu đựng hàm lƣợng ammonia của thuỷ sinh vật tuỳ theo từng loài, điều kiện
sinh lý và các yếu tố môi trƣờng. Theo Trƣơng Quốc Phú, 2008 (trích dẫn
Dowing và Marking, 1975), NH3 là khí độc, còn NH4+ không độc. Theo Dƣơng
Nhựt Long (2004), hàm lƣợng NH4+ thích hợp cho nuôi cá thâm canh trong ao
đất là nhỏ hơn 5,14 mg/L.
Theo FAO thì:
 NH4+ < 0,2 mg/l thích hợp cho cá Samonid
 NH4+ < 0,8 mg/l thích hợp cho cá Cyprinid
Khi chỉ có mặt NH4+ mà không có nitrite chứng tỏ nguồn nƣớc mới vừa bị
ô nhiễm (Nguyễn Thị Diệp Chi, 2009).
2.2.6 Ammonia (NH3)
NH3 trong thuỷ vực đƣợc sinh ra từ quá trình phân huỷ các protein, xác bã
động thực vật phù du, sản phẩm bài tiết của động vật hay từ phân bón hữu cơ và

vô cơ. NH3 là sản phẩm hoạt động của các vi sinh vật, và đƣợc dùng làm dấu
hiệu về sự ô nhiễm hoá học (Nguyễn Khắc Cƣờng, 2002). Trong nƣớc, ammonia
tồn tại hai dạng ammonia tự do (NH3) và ion (NH4+) trong trạng thái cân bằng
phụ thuộc vào pH và nhiệt độ. Khi nhiệt độ và pH của nƣớc gia tăng thì hàm
lƣợng NH3 trong nƣớc sẽ gia tăng và ngƣợc lại (Lữ Văn Phƣớc Lƣợng, 2005).
Hàm lƣợng NH3 phụ thuộc vào pH và nhiệt độ nên nó cũng biến động theo
chu kỳ ngày đêm. Vào ban ngày cƣờng độ ánh sáng mặt trời tăng làm nhiệt độ
tăng dần, cƣờng độ quang hợp của thực vật trong nƣớc cũng tăng theo. Đồng thời
sự khuếch tán oxy vào trong nƣớc cũng tăng dẫn đến pH tăng nên hàm lƣợng
NH3 tăng và đạt cực đại vào lúc 14 – 16 giờ và giảm thấp nhất vào sáng sớm 6
giờ.
Ảnh hƣởng của NH3 đối với cá là khi hàm lƣợng NH3 trong nƣớc cao, cá
khó bài tiết NH3 từ máu ra môi trƣờng ngoài, dẫn đến rối loạn các phản ứng xúc
13


tác của enzyme và độ bền vững của màng tế bào (Trƣơng Quốc Phú, 2008) . NH 3
cao cũng làm tăng tiêu hao oxy của mô, làm tổn thƣơng mang và làm giảm khả
năng vận chuyển oxy của máu (Boyd, 1990).
Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), thì hàm lƣợng NH3 dƣới mức gây chết
cũng có ảnh hƣởng xấu đến thuỷ sinh vật nhƣ làm tăng tính mẩn cảm của động
vật đối với những điều kiện không thuận lợi của môi trƣờng nhƣ sự dao động của
nhiệt độ, thiếu oxy, làm ức chế sự sinh trƣởng bình thƣờng, làm giảm khả năng
sinh sản, giảm khả năng chống bệnh. Theo Lƣơng Đức Thẩm (2002), ở nồng độ
0,2 – 0,5 mg/L đã gây độc cấp tính. Nồng độ NH3 đƣợc coi là an toàn cho ao nuôi
khi nó phải luôn ở mức thấp hơn 0,13 mg/L (Trƣơng Quốc Phú, 2008). Do đó,
việc theo dõi hàm lƣợng NH3 trong ao nuôi là rất cần thiết để tăng năng suất
thủy sản nuôi.
Theo tiêu chuẩn 6774 – 2000 về chất lƣợng nƣớc ngọt bảo vệ đời sống
thủy sinh quy định hàm lƣợng NH3 theo giá trị pH và nhiệt độ đƣợc quy định ở

bảng 2.1.
Bảng 2.1 Hàm lƣợng NH3 cho phép trong thủy vực
Thôn số chất lƣợng
NH3

Đơn vị

Mức thôn số

Ghi chú

mg/L

< 2,2
< 1,33
< 1,49
< 0,93

pH = 6,5; toC = 15
pH = 8,0; toC = 15
pH = 6,5; toC = 20
pH = 8,0; toC = 20
(Nguồn: TCVN 6774 – 2000)

2.2.7 Nitrit (NO2-)
Trong thuỷ vực Nitrit đƣợc tạo thành từ quá trình oxy hóa ammonia và
ammonium nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp Nitrosomonas
(Trƣơng Quốc Phú, 2008). Hàm lƣợng NO2 ở tầng mặt ao luôn thấp hơn ở tầng
đáy và tầng mặt có nhiều oxy và nhiệt độ cao hơn tàng đáy. Nếu trong nƣớc hàm
lƣợng oxy hoà tan tăng thì hàm lƣợng NO2 giảm và ngƣợc lại. Hàm lƣợng NO2

giảm xuống mức thấp nhất vào lúc 14 – 16 giờ và tăng khi hàm lƣợng oxy hòa
tan, nhiệt độ trong nƣớc giảm và đạt đến giá trị cao nhất vào lúc 6 giờ (Trƣơng
Quốc Phú, 2008).
NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + 2H+ + H2O + 76kcal
Trong điều kiện không có oxy, nhiều loài vi sinh vật có thể sử dụng nitrate
hoặc một dạng oxy hóa khác của nitrogen (thay vì oxy) nhƣ một chất nhận điện
tử trong quá trình hô hấp. Quá trình dị dƣỡng này đƣợc gọi là khử nitrate hay hô
hấp nitrate, khi đó nitrate bị khử thành nitrite, hyponitric, hydroxylamine,

14


ammonia hay khí N2. Quá trình này còn đƣợc gọi là quá trình phản nitrate hóa,
các hợp chất trung gian trong quá trình chuyển hóa thƣờng là những dạng độc
nên không có lợi cho thủy sinh vật (Trƣơng Quốc Phú, 2008).
Nitrit là chất trung gian trong chu trình nitrơ, có thể có mặt trong nƣớc do
sự phân huỷ sinh học các chất protein. Sự có mặt của Nitrit trong nƣớc đƣợc xem
là dấu hiệu của ô nhiễm chất hữu cơ (Nguyễn Khắc Cƣờng, 2002). Trong thủy
vực, sau khi thâm nhập vào cơ thể cá, nitrite liên kết với hemoglobin và làm giảm
khả năng chuyên chở oxy của máu để nuôi cơ thể (Trƣơng Quốc Phú, 2008).
2.2.8 Nitrate (NO3-)
Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), ammonia giải phóng vào nƣớc ao bởi quá
trình phân hủy có thể đƣợc thực vật sử dụng hoặc nó bị nitrate hóa thành nitrate
nhờ vi khuẩn hóa tự dƣỡng. Sự oxy hóa ammonium thành nitrite nhóm vi khuẩn
Nitrosomonas là bƣớc đầu tiên của quá trình nitrate hóa:
NH4+ + 3/2O2 = NO2- + 2H+ + H2O + 76 kcal
Bƣớc thứ hai là nitrite bị oxy hóa thành nitrate:
NO2 + 1/2 O2 = NO3- + 24 kcal
Quá trình nitrate hóa chỉ xảy ra khi có mặt của oxy (kể cả nồng độ rất
thấp), nghĩa là trong môi trƣờng thoáng khí. Trong môi trƣờng yếm khí với sự có

mặt của hydrat carbon sẽ xảy ra quá trình ngƣợc lại với quá trình nitrate hóa đó là
quá trình phản nitrate hóa. Quá trình này khử nitrate qua nitrite NO, N2O,
NH2OH, NH3 và N2 (Trƣơng Quốc Phú, 2008).
NO3- trong thuỷ vực là sản phẩm của quá trình nitrate hoá hay đƣợc cung
cấp từ nƣớc mƣa khi có sấm chớp và tia lửa điện (Lê Nhƣ Xuân, 1994). NO3- là
một trong những dạng đạm đƣợc thực vật hấp thụ dễ dàng nhất, không độc hại
đối với thuỷ sinh vật. Khi hàm lƣợng NO3- trong nƣớc thấp (nhỏ hơn 1 ppm) thì
tảo lam phát triển mạnh, khi hàm lƣợng NO3- trong nƣớc cao (lớn hơn 2 ppm) thì
tảo lục và tảo khuê phát triển mạnh. Nồng độ thích hợp trong ao nuôi cá là từ 2 -3
ppm. Trong nƣớc thiên nhiên thƣờng có hàm lƣợng nitrate thấp. Do đó việc bón
nitrate cho ao nuôi cá là cần thiết (Lê Nhƣ Xuân, 1994).
Nếu hàm lƣợng nitrate cao sẽ gây nên tác động dây chuyền đặc biệt trong
các hệ sinh thái nƣớc. Trƣớc tiên, chúng tăng cƣờng sự phát triển, sinh trƣởng
của thực vật và tăng sức sản xuất sơ cấp. Sau khi chết, chúng làm tăng lƣợng
chấy hữu cơ và quần thể vi sinh vật phong phú phát triển trên các chất hữu cơ
này và trong qua trình hô hấp, hầu nhƣ tất cả Oxy hoà tan đƣợc sử dụng. Sự thiếu
Oxy này gây nên quá trình lên men, thối rửa, làm cá chết và ô nhiễm nƣớc trầm
trọng. Theo Đặng Kim Chi (1999), nếu nƣớc chứa chủ yếu hợp chất Nitơ ở dạng
15


NO3- chứng tỏ quá trình oxy hoá đã kết thúc. Tuy vậy các NO3- chỉ bền ở điện
kiện hiếu khí. Nitrat chỉ bền ở đều kiện hiếu khí, trong điều kiện yếm khí chúng
nhanh chóng bị khử thành nitơ tự do tách ra khỏi nƣớc.
Khi hàm lƣợng nitrat trong nƣớc khá cao có thể gây độc hại với ngƣời, vì
khi vào cơ thể trong đều kiện thích hợp ở hệ tiêu hóa chúng sẽ chuyển hóa thành
nitrit kết hợp với hồng cầu, làm giảm khả năng không vận chuyển oxy của máu,
gây bệnh xanh xao thiếu máu (Phan Trung Hiếu, 2009 trích dẫn từ Đặng Kim
Chi, 2001). Khi nồng độ nitrat trong nƣớc cao là môi trƣờng dinh dƣỡng tốt cho
rong, tảo phát triển, ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sinh hoạt và thủy sản (Phan

Trung Hiếu, 2009 trích dẫn từ Nguyễn Văn Nô, 2004).
Hàm lƣợng thích hợp cho các ao nuôi cá là 0,1 – 10 mg/L. Hàm lƣợng
nitrate cao không gây độc cho cá nhƣng có thể làm thực vật phù du nở hoa gây
những biến đổi chất lƣợng nƣớc không có lợi cho tôm cá nuôi (Trƣơng Quốc
Phú, 2008).
2.2.9 Hydro Sulfur (H2S)
Khí H2S tồn tại trong nƣớc ở các thuỷ vực chủ yếu là do quá trình phân
huỷ các hợp chất hữu cơ có chứa lƣu huỳnh và quá trình phản ứng sulfate hoá với
sự tham gia của các vi khuẩn yếm khí (Trƣơng Quốc Phú, 2008). Dƣới điều kiện
yếm khí SO42- bị khử thành S2-, ở pH ≥ 8 hầu hết dạng lƣu huỳnh bị khử và tồn
tại dƣới dạng HS- S-, lƣợng H2S rất nhỏ và vấn đề mùi không xảy ra, khi pH<8 sẽ
tạo thành H2S và có khoảng 80% tồn tại dạng H2S khi pH=7.
Tỉ lệ H2S\Tổng sulfide phụ thuộc vào nhiệt độ và pH (Bảng 2.2). Khi pH
và nhiệt độ tăng thì tỉ lệ này giảm (Trƣơng Quốc Phú, 2008).
Bảng 2.2 Tỉ lệ phần trăm của H2S\Tổng sulfide theo pH và nhiệt độ
Nhiệt độ nƣớc (0C)
pH
26
28
30
32
6.5
75,7
74,6
73,4
72,1
7.0
49,7
48,2
46,6

45,0
7.5
23,8
22,7
21,6
20,6
8.0
9,0
8,5
8,0
7,5
8.5
3,0
2,9
2,7
2,5

Hàm lƣợng H2S (mg/L) = Tổng sulfide x tỉ lệ % của H2S.
(Nguồn Trương Quốc Phú, 2008)
Theo Trƣơng Quốc Phú, 2008 (trích dẫn Bonn và Follis (1957), ở nhiệt độ
từ 25 C - 300C, pH bằng 6,8 thì nồng độ H2S làm chết 50% cá sau 3 giờ thí
nghiệm (LC50 3 giờ) là 0,8 ppm. Còn ở pH bằng 7 thì LC50 3 giờ của khí H2S đối
0

16


với cá Nheo Mỹ giai đoạn bột (giai đoạn mới nở) là 1 ppm đối với cá tiền trƣởng
thành là 1,3 ppm đối với cá trƣởng thành là 1.4ppm. Ở nồng độ H2S <0,8 ppm sẽ
không gây độc trực tiếp đối với cá mà chỉ tiêu hao nhiều oxy của môi trƣờng. Để

oxy hóa hoàn toàn 1mg khí H2S thành SO42- phải tiêu tốn 1,3 ml oxy của môi
trƣờng (Lê Nhƣ Xuân, 1994). H2S rất độc đối với cá. Theo Boyd (1990) nồng độ
H2S từ 0,01 - 0,05 mg/l có thể gây chết thuỷ sinh vật. Tính độc của H2S cũng
biến động theo chu kỳ ngày đêm, giá trị pH thấp nhất là lúc tính độc của H2S cao
nhất và ngƣợc lại. Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), khi pH = 5,0 thì tỉ lệ
H2S/Tổng sulfide là 99,1% và khi pH có tính kiềm cao (>9) thì tỉ lệ này dƣới 1.
Mặt khác, trong ao nuôi cá thì sự tích luỹ của H2S ở đáy ao gây ra hiện tƣợng
thiếu oxy và có thể dẫn đến chết cá.
Theo Dƣơng Nhựt Long (2004), hàm lƣợng H2S thích hơp cho nuôi cá
thâm canh trong ao đất là nhỏ hơn 1 mg/L.
2.2.10 Phosphate (PO43- )
Giống nhƣ đạm, lân là một trong những yếu tố cần thiết cho đời sống của
thuỷ sinh vật, sức sản xuất của thuỷ sinh vật. Năng suất của cá nuôi phụ thuộc
vào hàm lƣợng lân rất lớn vì nó có mặt trong nhiều chất, đóng vai trò quan trọng
của chất nguyên sinh, muối lân cần thiết cho sự phát triển của động vật trong quá
trình tạo thành các sản phẩm sinh dục. Quá trình tổng hợp Protid chỉ tiến hành
khi có mặt của H3PO4, sự thiếu hụt phosphor trong nƣớc sẽ hạn chế sự phát triển
của vi sinh vật phân huỷ các hợp chất hữu cơ.
H3PO4 = H+ + H2PO4H2PO4- = H+ + HPO42HPO42- = H+ + PO43Trong nuôi trồng thủy sản, các nhà nghiên cứu và ngƣời nuôi cá thƣờng
không quan tâm nhiều đến các dạng ion của orthophosphate mà chỉ quan tâm đến
tổng hàm lƣợng orthophosphate (bao gồm các ion phân ly từ acid phosphoric)
(Trƣơng Quốc Phú, 2008).
Lân đƣợc thực vật hấp thu cùng với đạm, tham gia vào thành phần đạm
thực vật, đạm này đƣợc động vật sử dụng. Đối với động vật lân có tác dụng thúc
đẩy quá trình sinh trƣởng, tăng cƣờng quá trình phân giải các protein động vật có
trong thành phần thức ăn và phát triển các cơ quan sinh dục. Do đó, việc gia tăng
nồng độ nguyên tố này trong ao nuôi cá thƣờng đƣa đến gia tăng năng suất cá
nuôi.
Trong các thuỷ vực, hàm lƣợng các muối hoà tan của lân trong nƣớc
thƣờng rất thấp, ít khi nào hàm lƣợng P-PO43- vƣợt quá 1ppm ngay cả trong các

17


thuỷ vực giàu dinh dƣỡng. Theo Trƣơng Quốc Phú (2008), thì hàm lƣợng P-PO43thích hợp cho các ao nuôi cá là từ 5 - 200 μg/l, nếu hàm lƣợng P-PO43- nhỏ hơn
5μg/l thì thực vật không phát triển nhƣng nếu hàm lƣợng P-PO43- vƣợt quá
200μg/l thì thực vật phù du sẽ nở hoa.
Theo Dƣơng Nhựt Long (2004), hàm lƣợng PO43- thích hợp cho nuôi cá
thâm canh trong ao đất là từ 0,31 – 3,1 mg/L.
2.3 Sơ lƣợc về cá Sặc rằn
2.3.1 Đặc điểm hình thái và phân bố của cá Sặc rằn
a. Đặc điểm hình thái
Cá Sặc rằn có tên khoa học là Trichogaster pectoralis Regan.
Đầu nhỏ dẹp bên, mõm ngắn, nhọn, miệng trên nhỏ. Răng nhỏ mịn mọc hai bên hàm, lỗ mũi trƣớc mở ra bằng một
ống ngắn trên trục giữa thân và phần chóp mõm hơn một điểm cuối xƣơng nắp mang.
Thân ngắn dẹp bên, vây lƣợc nhỏ phủ khắp thân và đầu, có nhiều vẩy nhỏ phủ lên gốc vi hậu môn, vi lƣng và vi
đuôi.
Cá có màu xanh đen ở mặt lƣng, nhạt dần xuống hai bên hông và bụng. Trên cơ thể có hai chấm đen tròn, một ở
giữa thân, một ở giữa đuôi. Ở một số con còn có thể có nhiều vạch đen mờ nằm xéo ngang thân, trên vi hậu môn, vi lƣng, vi
đuôi có nhiều chấm nhỏ li ti màu cam. Vào mùa sinh sản con đực có màu đen, vi đuôi đỏ cam, con cái màu nâu nhạt không sặc
sở.

Hình 2.1: Cá Sặc rằn

b. Phân bố

Cá Sặc rằn là loài cá nƣớc ngọt nhƣng có thể thích nghi tốt trong môi trƣờng nƣớc lợ và thƣờng phân bố chủ yếu ở
các thủy vực bị ô nhiễm hữu cơ, các ao đìa đồng ruộng ngập nƣớc, rừng tràm,…Ở Thái Lan chúng phân bố rất rộng trong các
thủy vực ao, hồ, ruộng, lúa, sông, suối…Ở ĐBSCL, cá phân bố ở hầu hết các thủy vực nƣớc ngọt, các vùng trũng ngập nƣớc
quanh năm đặc biệt ở những nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, nơi có nhiều chất hữu cơ. Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang là những
tỉnh có cá phân bố tập trung và sản lƣợng cao hiện nay ở ĐBSCL (Trƣơng Thủ Khoa và Trần Thu Hƣơng, 1993).


2.3.2 Sự thích nghi với điều kiện môi trƣờng
Cá có khả năng chịu đựng đƣợc với điều kiện môi trƣờng nƣớc bẩn, hàm lƣợng hữu cơ cao cũng nhƣ môi trƣờng có
độ pH thấp (pH = 4 – 4,5).

Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24 - 30 0C, có thể chịu đựng đƣợc nhiệt độ 11
- 390C.

18


Cá có cơ quan hô hấp phụ, cơ quan này mằn ở mặt lƣng của cung mang
thứ nhất và hình thành khi cá đƣợc 23 ngày tuổi. Với đặc điểm này ngƣời ta có
thể nuôi với mật độ cao và vận chuyển cá dễ dàng (Lê Nhƣ Xuân, 1994).
2.3.3 Đặc điểm sinh trƣởng của cá Sặc rằn
Trứng ở điều kiện nhiệt độ 28 - 300C sẽ nở thành cá con sau 24 - 26 giờ.
sau khi nở, cá con dinh dƣỡng bằng noãn hoàn trong thời gian 2 - 3 ngày, lúc này cá nổi lên mặt nƣớc. Sau khi tiêu
hết noãn hoàn cá con di chuyển đến lớp nƣớc dƣới bắt đầu kiếm thức ăn.

Giai đoạn cá 7 ngày tuổi dài 6 mm sẽ xuất hiện vi lƣng nhƣ một màng
mỏng.
Giai đoạn 15 ngày tuổi dài 10 - 14,3 mm trên thân có nhiều sắc tố đen
chạy từ sau mắt đến cuốn đuôi nhƣng chƣa rõ và chấm dứt bằng một đám sắc tố
đen tròn. Ống tiêu hóa giống cá trƣởng thành bao gồm miệng, thực quản, dạ dày,
ruột, hệ thống hô hấp bằng mang hoàn chỉnh.
Cá 35 ngày tuổi dài 23 – 27 mm, lƣng màu đen, thân phủ vẩy, vi đuôi, vi
lƣng hậu môn hoàn chỉnh.
Theo Lê Nhƣ Xuân (1994), chiều dài tối đa của cá khoảng 25 cm, trong
điều kiện nhiệt độ thích hợp 25 - 350C trọng lƣợng cá đạt khoảng 140 g/con. Ở
Việt Nam khi nuôi cá cỡ 0,2 g/con với mật độ nuôi 20 - 25 con/m2 cho ăn phân

heo tƣơi 3kg/100m2/ ngày cá sẽ đạt năng suất 6,7 - 7,2 tấn/ ha.
2.3.4 Đặc điểm dinh dƣỡng và tính ăn của cá Sặc rằn
Sau giai đoạn dinh dƣỡng bằng noãn hoàn trong thời gian 2 - 3 ngày tuổi
cá chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài.
Thức ăn ở thời kì đầu gồm nhiều loại nhƣ phiêu sinh động vật, phiêu sinh
thực vật và các chất hữu cơ lơ lững.
Ở tuổi trƣởng thành cấu tạo bộ máy tiêu hóa của cá thể hiện là loài ăn tạp.
Những loại thức ăn tự nhiên chiếm khối lƣợng lớn trong ruột cá gồm: mùn bã
hữu cơ, phiêu sinh động vật, phiêu sinh thực vật cũng nhƣ các loại thực vật thủy
sinh mềm trong nƣớc.
Ngoài ra cá còn sử dụng tốt các phụ phẩm nông nghiệp nhƣ bột ngũ cốc, các loại động vật kích thƣớc nhỏ, khi thiếu
thức ăn chúng ăn cả trứng của nó (Lê Nhƣ Xuân, 1993).
2.3.5 Đặc điểm sinh sản của cá Sặc rằn

Cá Sặc rằn thƣờng đẻ vào mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10. Tuy nhiên
trong điều kiện nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm nhƣng tập trung vẫn là
những tháng mùa mƣa. Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi: Cá đực có
vây lƣng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngƣợc lại cá cái có vây lƣng

19


tròn và ngắn, thƣờng không vƣợt quá cuống vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng
căng tròn nhìn thẳng vuông góc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U.
Cá Sặc rằn có sức sinh sản cao, 1 kg cá cái thƣờng để 100.000 – 200.000
trứng có khi lên tới 300.000 trứng. Bãi để của cá Sặc rằn ngoài tự nhiên là những
nơi nƣớc cạn ven bờ có nhiều cây cỏ thủy sinh, cá có thể để ở nơi có mực nƣớc
cạn 7 - 10 cm. Khi sinh sản trứng thụ tinh và nổi trên mặt nƣớc, cá đực,cá cái
gom trứng vào miệng rồi nhả lại mặt nƣớc dƣới dạng bọt. Những tổ bọt này có
đƣờng kính khoảng 5 cm, bên trong có chứa đầy trứng. Sau khi đẻ cá đực, cá cái

thay nhau bảo vệ tổ.

20


Chƣơng 3
VẬT TƢ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: Đề tài đƣợc thực hiện từ 01/2010 – 04/2010.
Địa điểm:
 Tại ao nuôi cá Sặc rằn của hai hộ dân Nguyễn Văn Sáu và Lê Văn Năm
ở tổ 47, ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
 Mẫu sau khi thu đƣợc phân tích tại phòng thí nghiệm Khoa Môi
Trƣờng & TNTN, khu II, ĐHCT.
3.2 Vật tƣ và thiết bị nghiên cứu
 Các dụng cụ thu và bảo quản mẫu.
 Máy HANNA, Ý, model HI 8314 để đo giá trị pH
 Máy HANNA, Rumani, model HI 9146 đo DO nƣớc
 Máy U-2800, Hitachi - Nhật, dùng để so màu các chỉ tiêu NH4+, NO2-,
NO3- và PO43-.
 Nhiệt kế rƣợu dùng đo nhiệt độ nƣớc
 Một số dụng cụ khác: ống nghiệm, ống đong, cốc thủy tinh, bình định
mức, bình tam giác …
3.3 Hoá chất sử dụng trong nghiên cứu


Sodium salicylate (Trung Quốc), Trisodium citrate (Trung Quốc),
Sodium nitroprusside (Merck – Đức), Sodium hidroxide (Trung Quốc), Sodium
dichloroisocyanurate (Merck) dùng để phân tích (TAN).



Ammonium molybdate (Trung Quốc), Potassium antinomyltartrate
(Trung Quốc), acid Phosphoric (Trung Quốc), và acid Asrobic (Trung Quốc) để
phân tích PO43-.


Sodium salicylate (Trung Quốc), Sodium hidroxide (Trung Quốc),
Potassium sodium tartrate tetrahydrate (Trung Quốc), acid Phosphoric (Trung
Quốc) dùng để xác định hàm lƣợng NO-3.


Acid Phosphoric (Trung Quốc), Sulfanilamin (Merck), N-(1-naphthyl)thyleneediamine đihyrochloride (Merck) dùng để xác định đạm NO2-.


CdCl2 (Trung Quốc), HCl (Trung Quốc), KI (Trung Quốc), I2 (Merck),
Na2S2O3 (Việt Nam) dùng để cố định và xác định hàm lƣợng H2S trong nƣớc.
21


3.4 Chọn hộ nghiên cứu
Mẫu nƣớc đƣợc thu tại 4 ao nuôi cá Sặc rằn kết hợp với nuôi heo của hai
hộ dân Nguyễn Văn Sáu và Lê Văn Năm ở tổ 47, ấp Mỹ Phụng, xã Mỹ Khánh,
huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
Ao 1, 2 và 3 có diện tích lần lƣợt là 40, 80 và 52 m2. Cả 3 ao này nhận
nƣớc thải gián tiếp từ 5 con heo nuôi (120kg/con và 4 con có khối lƣợng là
80kg/con) thông qua túi ủ biogas (chiều dài 10 m), mặt khác ao 1 còn nhận thêm
nƣớc thải từ vệ sinh chuồng nuôi, ao 2 nhận nƣớc thải sinh hoạt của gia đình (2
ngƣời) ở kế nhà chủ hộ và ao 3 chỉ nhận nƣớc thải từ biogas. Tuy nhiên 3 ao nuôi
này lƣu thông với nhau (ao 1 thông với ao 2 bằng ống nhựa PVC có đƣờng kính
15 cm và ao 2 thông với ao 3 bằng mƣơng nhỏ, chiều rộng 1,2 m). Mật độ thả

cho cả 3 ao là 30 con/m2 và thả nuôi đƣợc 4 tháng tuổi. Thức ăn hiện tại là bột
cám và thức ăn viên, tần suất cho ăn 2 lần/ngày, khối lƣợng thức ăn trung bình 1
kg/lần. Mực nƣớc trong 3 ao là 1,2 m.
Ao 4 có diện tích 200 m2 nhận chất thải trực tiếp từ 2 con heo nuôi
(30kg/con). Mật độ cá trong ao là 50 con/m2 và đƣợc 2 tháng tuổi. Thức ăn cung
cấp thêm cho cá là cám và bột cá viên 3 lần/ngày. Khối lƣợng thức ăn trung bình
từ 1,2 kg/3lần.
Cả 4 ao nuôi cá Sặc rằn đƣợc lấy nƣớc trực tiếp hoặc gián tiếp từ sông
Ngã cái và ao nuôi đƣợc thay nƣớc định kỳ 2 lần/tháng, chủ yếu thay nƣớc dựa
vào triều cƣờng (nƣớc ròng xả ra, nƣớc lớn cho vào) và thay 2/3 mực nƣớc trong
ao.
Mẫu nƣớc đƣợc thu tại 3 vị trí khác nhau trong ao (Hình 3.1).

Chuồng

Ao 4

22


Ao 02
Ao 03

Ao 01

Chuồng

Hình 3.1: Sơ đồ thu mẫu
điểm thu mẫu
3.5 Chu kỳ thu mẫu

Thu mẫu theo chu kỳ thay nƣớc: mẫu nƣớc đƣợc thu trƣớc khi thay nƣớc
ao 02 ngày và sau đó cách 03 ngày thu mẫu một lần cho đến đợt thay nƣớc tiếp
theo. Thời gian thu mẫu trong ngày vào thời điểm từ 6 - 7 giờ.
Thu mẫu theo chu kỳ ngày đêm: mẫu đƣợc thu 4 giờ/lần và thu trong 24
giờ. Các thời điểm thu cụ thể là 06 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 18 giờ, 22 giờ và 02 giờ
ngày hôm sau.
Số mẫu thu:


Thu mẫu theo chế độ thay nƣớc: 3 điểm/ao * 4 ao * 6 lần = 72 mẫu.



Thu mẫu theo chu kỳ ngày đêm: 3 điểm/ao * 4 ao * 6 lần = 72 mẫu.

3.6 Phƣơng pháp thu mẫu và bảo quản
3.6.1 Phƣơng pháp thu mẫu
Chai đƣợc rửa sạch trƣớc khi mang đi thu mẫu. Trƣớc khi thu mẫu tráng
chai lọ bằng nƣớc tại hiện trƣờng. Mẫu đƣợc thu cách mặt nƣớc khoảng 2030cm. Sau khi thu mẫu xong đậy kín miệng chai lại và ghi chú điển thu mẫu lên
chai.
Đối với các chỉ tiêu nhƣ: NO2-, NO3-, PO4-, NH4+ tiến hành thu mẫu bằng
chai nhựa 1 lít đã sạch và tráng mẫu bằng nƣớc tại hiện trƣờng trƣớc khi bắt đầu
thu mẫu. Mỗi ao đƣợc thu 3 mẫu, ở 3 vị trí khác nhau trong ao (Hình 3.1).
Riêng chỉ tiêu H2S đƣợc thu bằng chai nút mài 125 ml đã đƣợc tráng mẫu
bằng nƣớc tại hiện trƣờng trƣớc khi thu mẫu và sau đó cố định mẫu bằng 1ml
CdCl2 2%.
23


3.6.2 Bảo quản mẫu

Mẫu đƣợc trữ lạnh ở 4oC trong thùng trữ mẫu trƣớc khi đem về trữ lạnh ở
phòng thí nghiệm.
Bảng 3.1: Phƣơng pháp thu và bảo quản mẫu nƣớc
Chỉ tiêu phân Loại bình
Kỹ thuật bảo quản
tích
chứa
Độ trong
Nhiệt độ
DO
P hoặc G
pH
P hoặc G
Axit hóa tới pH<3, làm lạnh
NH4+
P hoặc G
2oC-5oC
Axit hóa tới pH<2 hoặc làm
NO3P hoặc BG
lạnh 2oC-5oC

Thời gian bảo
quản tối đa
Đo tại hiện trƣờng
Đo tại hiện trƣờng
2 đến 3 ngày
Đo tại hiện trƣờng
2 đến 3 ngày
2 đến 3 ngày


H 2S

G hoặc BG 1ml CdCl2, 2oC-5oC

NO2-

P hoặc G

Làm lạnh 2oC-5oC

2 đến 3 ngày

PO4-

P hoặc G

Làm lạnh 2oC-5oC

2 đến 3 ngày

Tối đa 4 ngày

Nguồn: Theo TCVN 5993 - 1995
Chú thích: P là Chất dẻo (PE, PTFE, PVC, PET); G: Thuỷ tinh và BG: Thuỷ tinh
bosilicat

3.7 Thời gian phân tích
Thời điểm phân tích: sau khi thu, mẫu đƣợc trữ lạnh (bằng nƣớc đá) sau
đó chuyển về phòng thí nghiệm. Ở phòng thí nghiệm mẫu đƣợc trữ trong tủ mát ở
4oC.

Các chỉ tiêu NH4+, NO2-, NO3-, PO43- đƣợc phân tích trong vòng 2 đến 4
ngày sau khi thu mẫu.
Chỉ tiêu H2S đƣợc phân tích trong vòng 3 đến 4 ngày sau khi thu mẫu.
Riêng các chỉ tiêu pH, nhiệt độ, DO, Độ trong tiến hành đo tại hiện
trƣờng.
3.8 Phƣơng pháp phân tích
Các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, DO đƣợc đo ngay tại hiện trƣờng bằng máy
HANNA, Rumania.
Độ trong đƣợc đo tại hiện trƣờng bằng đĩa secchi.

24


Các chỉ tiêu NH4+, NO2-, NO3-, H2S đƣợc phân tích tại phòng thí nghiệm
bộ môn Khoa học môi trƣờng, khoa Môi trƣờng & TNTN, trƣờng đại học Cần
Thơ theo phƣơng pháp:
 NH4+: Phƣơng pháp so màu Indophenol blue (Sử dụng máy so màu
U2800-Hitachi (Nhật) và đo ở bƣớc sóng 660 nm).
 NO2-: Phƣơng pháp so màu Diazonium (Sử dụng máy so màu U2800Hitachi (Nhật) và đo ở bƣớc sóng 543 nm).
 NO3-: Phƣơng pháp so màu Salicylate (Sử dụng máy so màu U2800Hitachi (Nhật) và đo ở bƣớc sóng 410 nm).
 H2S: Phƣơng pháp chuẩn độ Iodine.
 PO4-: Theo phƣơng pháp acid ascorbic (Sử dụng máy so màu U2800Hitachi (Nhật) và đo ở bƣớc sóng 880 nm).
 NH3: dựa vào mối tƣơng quan giữa NH3 và NH4+.
3.9 Tính toán kết quả và xử lý số liệu
3.9.1 Tính toán kết quả
a. Công thức tính hàm lƣợng NH3 trong nƣớc từ NH4+
Hàm lƣợng NH3 trong nƣớc phụ thuộc vào pH và nhiệt độ. Theo Ip et al
(2001) NH3 đƣợc tính theo công thức sau:
NH 4


NH 3

H

Kd

NH 3 H
NH 4

pK

log K d

2729,9
Tkelvin

pK amm

0,09018

NH 4

Tot amm
1 anti log pH pK amm

b. Công thức tính H2S
H 2 S mg / L

V0 Vtb N
17 1000

125

25


×