Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự thay đổi địa chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - Ý nghĩa và kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.87 KB, 8 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 108-115

SỰ THAY ĐỔI ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ THANH HÓA
(1945-2012) - Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM

Nguyễn Thị Thu Hà
Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá
E-mail:

Tóm tắt. Thành phố Thanh Hoá là trung tâm huyết mạch về kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội của tỉnh Thanh. Nhiệm vụ chính trị và văn hóa của Thành phố Thanh
Hoá rất to lớn. Vì vậy, việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá
là đặc biệt quan trọng. Từ 1945 đến 2012, thành phố Thanh Hóa đã có ba lần điều
chỉnh địa giới hành chính lớn: 1963, 1995 và 2012. Những lần điều chỉnh địa giới
hành chính đó đã để lại nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành
phố Thanh Hóa. Những kinh nghiệm về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố
Thanh Hoá trong quá khứ rất cần được nghiên cứu, tổng kết và vận dụng sáng tạo
vào công cuộc xây dựng, quản lí, bảo vệ, phát triển bền vững Thành phố Thanh
Hoá hiện nay và mai sau.
Từ khóa: Địa giới hành chính, thành phố Thanh Hóa, lần điều chỉnh.

1. Mở đầu
Địa giới hành chính là ranh giới phân biệt đất đai và số dân của địa phương này với
địa phương khác do cấp quản lí có thẩm quyền quy định. Địa giới hành chính là cơ sở
pháp lí để phân vạch ranh giới trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương đối với
dân cư, đất đai và mọi hoạt động khác thuộc phạm vi cấp quản lí. Một đơn vị hành chính
trực thuộc một cấp chính quyền nào đó chỉ có thể tồn tại và hoạt động được dựa trên cơ sở
một địa giới hành chính nhất định rõ ràng, ổn định và hợp lí. Do tầm quan trọng của nó,
việc hoạch định, điều chỉnh địa giới hành chính xưa nay đều là việc hệ trọng, do cấp quản


lí Nhà nước Trung ương quyết định.
Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay, đã có nhiều lần phân định, điều chỉnh địa giới
hành chính các địa phương để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh
quốc phòng, trong đó có thành phố Thanh Hoá. Đại thể, trong những năm 1945 - 2012
Thành phố Thanh Hoá đã có ba lần điều chỉnh lớn về địa giới hành chính vào các năm:
1963, 1995 và 2012.
108


Sự thay đổi địa chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - ý nghĩa và kinh nghiệm

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Lần điều chỉnh thứ nhất (vào năm 1963)
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, cùng với
cả nước, thành phố Thanh Hóa phải thực hiện tiêu thổ kháng chiến song vẫn được xem là
một đơn vị cấp hành chính trực thuộc cấp tỉnh. Theo Sắc lệnh số 11 ngày 24/1/1946 của
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí, quy định cho đến khi có sắc lệnh mới các thành phố: Nam Định,
Vinh – Bến Thủy, Huế, Đà Nẵng, điều được tạm coi là Thị xã. Thành phố Thanh Hóa –
Thành phố cấp 3 thời thuộc Pháp mặc nhiên cũng trở thành Thị xã. Thời kỳ này thành phố
Thanh Hóa được chia làm 10 khu phố. Căn cứ vào Quyết định trên hội đồng nhân dân Thị
xã đã điều chỉnh từ 10 khu phố từ thời Pháp thuộc thị xã Thanh Hóa chỉ còn 4 khu phố.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Thị xã Thanh Hóa thực hiện tiêu thổ kháng chiến,
tình hình chung của Thị xã có nhiều thay đổi mà trước hết là tổ chức đơn vị hành chính.
Cấp hành chính Thị xã tỉnh giải thể, việc quản lí đuan trọng,
không chỉ với riêng thành phố mà còn tác động đến các lĩnh vực của tỉnh , đất nước, đặc
biệt là việc quy hoạch đô thị, các nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau gần 20 năm khôi phục và phát triển, trải qua 5 năm tiến hành công cuộc đổi
mới, ngày 5/5/1991 hội đồng bộ trưởng ra Quyết định số 132/HĐBT về phân loại đô thị,
Thị xã Thanh Hoá được xếp vào đô thị loại 4. Đây là kết quả to lớn khích lệ tinh thần

cố gắng của nhân dân toàn Thị xã. Đến năm 1993, Bộ trưởng xây dựng ra Quyết định số
214/BXD-ĐT công nhận Thị xã Thanh Hoá là đô thị loại 3. Từ đó tạo nhiều tiềm năng để
ngày 1/5/1994 Thủ tướng chính phủ Võ Văn Kiệt kí Nghị định số 37/CP thành lập Thành
phố Thanh Hoá thuộc tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở Thị xã Thanh Hoá. Theo tinh thần đó,
Thành phố Thanh Hoá không ngừng được mở rộng, xây dựng để xứng với quyết định mà
Thủ tướng chính phủ đã ký. Những bước đi của Thành phố luôn thu hút sự quan tâm đầu
tư của tỉnh cũng như của Thành phố.
- Thứ ba, mở rộng Thành phố Thanh Hoá, đặc biệt là lần mở rộng năm 2012 đã làm
giảm sức ép về kinh tế - xã hội (dân số, việc làm...), cung cấp một phần lương thực, thực
phẩm cho nhu cầu ngày càng lớn của thành phố.
Việc mở rộng Thành phố Thanh Hoá, xây dựng thêm các khu đô thị mới, mở rộng
các khu nông nghiệp nhằm cung cấp lương thực thực phẩm cho nội thành đã làm giảm
sức ép cho nội thành, tạo ra một không gian đô thị hiện đại, thông thoáng cho Thành phố
Thanh Hoá mới. Với địa thế, kết cấu kinh tế - xã hội mới, Thành phố Thanh Hoá có thêm
các điều kiện để phát triển toàn diện cả công và nông nghiệp và dịch vụ, bảo đảm sự ổn
định và phát triển bền vững. Điều đó làm cho Thành phố Thanh Hoá giảm bớt sự bị lệ
thuộc với các địa phương khác, nâng cao được vị thế, vai trò của mình. Khi có được vị thế
kinh tế to lớn, Thành phố Thanh Hoá càng có thêm các điều kiện để hoàn thành tốt hơn
nhiệm vụ chính trị, văn hóa, quốc phòng an ninh của mình đối với tỉnh Thanh và đất nước.
112


Sự thay đổi địa chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - ý nghĩa và kinh nghiệm

- Thứ tư, thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước và quyền
làm chủ của nhân dân trong vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá
nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, Thành phố Thanh Hoá nói riêng. Trong mỗi lần
điều chỉnh địa giời hành chính của các địa phương trong cả nước và Thanh Hoá, Trung

ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thận trọng, sâu
sát. Các chủ trương, quyết nghị điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh Hoá đều
thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí tối cao, tập trung thống nhất, trực tiếp của Trung
ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ. Đồng thời cũng dựa trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng tình
tình và yêu cầu thực tế, xem xét toàn diện những đề xuất, kiến nghị của Đảng bộ, HĐND,
UBND Thành phố Thanh Hoá cũng như tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân
Thành phố Thanh Hoá và các địa phương trực tiếp liên quan.
Nhìn chung, ý thức được tầm quan trọng của việc tổ chức điều chỉnh địa giới của
các địa phương nói chung, Thành phố Thanh Hoá nói riêng, trong bốn lần điều chỉnh lớn,
Đảng, Nhà nước ta đã tăng cường được vai trò lãnh đạo, quản lí của mình, đồng thời vẫn
phát huy tốt trách nhiệm của các địa phương và quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, về
cơ bản, qua các lần điều chỉnh, Thành phố Thanh Hoá càng có thêm các điều kiện thuận
lợi để hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quy hoạch và phát
triển đô thị, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc
tế, xây dựng Thành phố Thanh Hoá ngày càng văn minh, giàu mạnh, hiện đại.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công là chính, mỗi lần điều chỉnh địa giới hành chính thành
phố Thành phố Thanh Hoá đều có những hạn chế, thiếu sót quan trọng, nhất là gây nên
những xáo động ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng
của thành phố Thanh Hoá.
- Một là, trong thời gian (1945-2012) đã diễn ra 3 lần điều chỉnh lớn địa giới hành
chính thành phố. Điều này thể hiện sự điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thành
phố Thanh Hoá diễn ra khá liên tục, thiếu tầm nhìn chiến lược trong việc quy hoạch thành
phố.
Do thiếu tầm nhìn chiến lược mà cứ mỗi lần điều chỉnh địa giới các cơ quan chức
năng đều đưa ra những lí do hợp lí. Nhưng sau đó không lâu, khi còn chưa làm được gì
nhiều trên hiện trạng địa giới mới, thì đã thấy sự điều chỉnh là bất cập, là chưa hợp lí
nên lại tiến hành điều chỉnh lại. Điều này gây ít nhiều tác động xáo trộn về tổ chức hành
chính, tác động tiêu cực tới mọi hoạt động của kinh tế, văn hoá, xã hội của không chỉ riêng
Thành phố Thanh Hoá mà cả những vùng lân cận, nhất là những vùng thường xuyên bị

điều chỉnh. Cũng do công tác hoạch định chưa tốt dẫn đến hiệu quả thi hành bị giảm sút,
có nơi còn xảy ra tình trạng tranh chấp.
- Hai là, những yêu cầu cơ bản trong chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính
chưa được làm rõ, sơ sài về luận cứ khoa học, giải pháp và lộ trình, năng lực tổ chức, quản
lí dân cư chưa được làm rõ. Sau khi Thành phố Thanh Hoá mở rộng, diện tích tăng hai lần
rưỡi, dân số tăng gấp nhiều lần, phạm vi quản lí rộng hơn, địa bàn nông thôn, vùng sâu,
113


Nguyễn Thị Thu Hà

vùng xa nhiều hơn, khối lượng, quy mô công việc quản lí, điều hành rộng hơn và phức tạp
hơn. Các đề án chưa làm rõ được các vấn đề như: giải pháp nhằm cơ cấu lại dân cư trên
địa bàn Thành phố Thanh Hoá sau khi được hợp nhất; tác động kinh tế - xã hội của việc
mở rộng địa giới hành chính thành phố Thành phố Thanh Hoá ra sao; phương án tổ chức
lại các đơn vị hành chính cấp huyện như thế nào . . .
- Ba là, nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình điều chỉnh địa giới hành chính chậm
được phát hiện và kịp thời giải quyết đúng đắn.
Thông thường, trước, trong và sau mỗi lần điều chỉnh địa giới Thành phố Thanh
Hoá nhiều vấn đề đã nẩy sinh, có lúc chưa lượng hết được từ trước, như vấn đề đào tạo
cán bộ ở những vùng mới nhập vào, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, vấn đề sắp
xếp lại bộ máy chính quyền...
2.4.3. Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thành phố Thanh
Hoá thời kỳ 1945 - 2012, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Thứ nhất, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của thành phố Thanh Hoá với tỉnh
Thanh, khu vực và cả nước, về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa... để đưa ra quyết
định điều chỉnh địa giới hành chính.
- Thứ hai, khi đề ra chủ trương và thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính phải bảo
đảm được sự phát triển lâu dài và bền vững, tính cân đối giữa nội và ngoại thành, giữa

thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ, giữa hiện đại và truyền
thống, giữa kinh tế kĩ thuật và tâm linh, giữa con người và cảnh quan văn hóa, môi trường
sinh thái...
Trước khi tiến hành điều chỉnh, Trung ương và Thành phố cần tìm hiểu kỹ lưỡng
tình hình thực tế, cũng như khả năng thực hiện, và những hệ quả của nó để tìm ra biện
pháp khắc phục tránh tình trạng bị động chạy theo tình hình. Đưa ra chủ trương điều chỉnh
phải phù hợp với yêu cầu thực tế, nhằm phục vụ phát triển kinh tế, bên cạnh đó cần tính
đến những tác động cả tích cực và tiêu cực nhiều mặt lên xã hội (văn hoá, môi trường,
không gian đô thị...) để có chiến lược phù hợp với từng thời kì, giai đoạn và nhiệm vụ của
đất nước. Phải có kế hoạch điều chỉnh được nghiên cứu kĩ lưỡng, và luôn đảm bảo cho sự
phát triển lâu dài bền vững.
- Thứ ba, phải phát huy cao độ vai trò là chủ và làm chủ của nhân dân trong quá
trình đề ra chủ trương và trong quá trình thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính bằng
việc thực hiện nghiêm túc và sáng tạo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng và sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước.
Việc điều chỉnh địa giới không chỉ liên quan đến điều chỉnh về diện tích, mà còn
liên quan đến cả dân số. Vì vậy, nhân dân hoàn toàn có quyền tham gia vào việc điều
chỉnh địa giới, cần phải thông qua ý kiến của nhân dân, đồng thời cần phải luôn nhắc nhở
trách nhiệm của nhân dân, tôn trọng ý kiến của nhân dân trong mỗi lần thay đổi địa giới.
Có như vậy thì công tác điều chỉnh địa giới mới có điều kiện thuận lợi để hoàn thành.

114


Sự thay đổi địa chính thành phố Thanh Hóa (1945-2012) - ý nghĩa và kinh nghiệm

3. Kết luận
Qua mỗi lần điều chỉnh địa giới hành chính, Thành phố Thanh Hoá đều có những
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, quá trình điều chỉnh địa giới
Thành phố Thanh Hoá cũng có thể coi là quá trình phát triển thành phố nói riêng và tỉnh

Thanh nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, sự điều chỉnh địa giới hành
chính của Thành phố Thanh Hoá cũng có những hạn chế gây trở ngại cho sự phát triển
của Thanh Hoá. Những kinh nghiệm về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Thanh
Hoá trong quá khứ rất cần được nghiên cứu, tổng kết và vận dụng sáng tạo vào công cuộc
xây dựng, quản lí, bảo vệ, phát triển bền vững Thành phố Thanh Hoá hiện nay và mai sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, 1993. Địa lí tỉnh Thanh Hoá. Nxb
Thanh Hoá.
[2] Tài liệu địa chí Thanh Hoá. Tập tài liệu "Hạc Thành xưa và nay". Chi hội khoa hoc
lịch sử Thành phố Thanh Hoá. số 1, 2, 2003.
[3] Nguyễn Quang Ân, 2003. Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới hành chính
1945-2002. Nxb Thông tấn, Hà Nội.
[4] Chỉ thị số 26/TTg, của Thủ tướng chính phủ về việc phân địa giới hành chính Thành
phố Thị xã - Thị trấn.
[5] Nghị định số 85/1995/NĐ - CP ngày 6/12/1995 về việc điều chỉnh địa giới Thành phố
Thanh Hoá.
[6] Quyết định số 10/1998/QĐ - TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
định hướng quy hoạch tổng thể đô thị Việt Nam đến năm 2020.
[7] Nghị quyết số 72/2001/NQ - CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô
thị và cấp quản lí đô thị.
[8] Quyết định số 72/2004/QĐ - TTg ngày 29 tháng 4 năm 2004, Thành phố Thanh Hoá
được Thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại 2.
[9] Nghị quyết số 84 ngày 16/1/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng Thành phố Thanh Hoá đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035.
ABSTRACT
Changes in the administrative boundaries of the city
of Thanh Hoa (1945-2012): the meaning and the experience
The city of Thanh Hoa is the center of economic, political, cultural and social life in
Thanh Hoa Province. Therefore, adjusting the administrative boundaries of the city was
particularly important. From 1929 to 2012, the city of Thanh Hoa had major administrative boundary adjustments in 1963, 1995 and 2012. These adjustments did affect the

social and economic development of the city. Studying the adjustments that were made
to the administrative boundaries of the city of Thanh Hoa in the past should be studied,
summarized and creatively applied in the construction, management, protection and sustainable development of the city of Thanh Hoa today and in the future.

115



×