Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.05 KB, 11 trang )

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH.
Trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì việc
phân loại lao động không giống nhau, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý lao động
trong điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Nhìn chung các doanh nghiệp có thể phân loại lao động như sau:
1. Phân loại lao động theo thời gian lao động
Gồm 2 loại:
- Lao động thường xuyên trong danh sách: là lực lượng lao động do DN
trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm:
+ Công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản
+ Công nhân viên thuộc các hoạt động khác.
- Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ: là lao động làm việc tại các
doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn
thể, học sinh, sinh viên thực tập...
2. Phân loại theo thời gian với quá trình sản xuất gồm: lao động trực
tiếp sản xuất và lao động gián tiếp sản xuất.
- Lao động trực tiếp sản xuất: Là người trực tiếp tiến hành các hoạt động
SXKD tạo ra sản phẩm tuy trực tiếp thực hiện các công việc, nhiệm vụ nhất
định.Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau:
- Lao động gián tiếp gồm: Những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý KD
trong doanh nghiệp.
- Lao động gián tiếp được phân loại sau:
+ Theo nội dung công việc nghề nghiệp chuyên môn loại lao động này
được phân chia thành:
. Nhân viên kỹ thuật
. Nhân viên quản lý kinh tế.
. Nhân viên quản lý hành chính.
+ Theo năng lực và trình độ chuyên môn, lao động gián tiếp được chia
thành:
. Chuyên viên chính
. Chuyên viên


. Cán sự
. Nhân viên
- Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình SXKD.
+ Lao động thực hiện chức năng sản xuất chế biến bao gồm những lao
động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp cho quá trình sản xuất chế biến tạo sản
phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: Công nhân trực tiếp sản xuất, nhân
viên phân xưởng.
+ Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia
hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao dịch, dịch vụ như: các nhân viên
quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.
- Các phân loại này giúp cho việc tập hợp xử lý kịp thời, chính xác, phân
định được chi phí thời kỳ.
3. Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động.
- Đối với doanh nghiệp
- Đối với người lao động.
- Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản
phẩm, dịch vụ do DN sản xuất.
- Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động đúng, thanh
toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan đến. Từ đó kích thích người lao
động quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, nâng cao năng suất lao động góp
phần tiết kiệm chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo
điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
4. Các khái niệm, ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo
lương.
a. Các khái niệm
- Khái niệm tiền lương: là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm XH mà
người lao động sử dụng trả cho người lao động và kết quả của người lao động.
b. Khái niệm nội dung và các khoản trích theo lương.
* Trích BHXH
+ Quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho người lao động có tham gia

đóng BHXH trong trường hợp họ mất khả năng lao động.
+ Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập tỷ lệ quy định tiền lương
phải trả cho CBCNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành hàng tháng DN phải tiến
hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả
cho CNV trong tháng. Trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất, 5% trừ vào thu
nhập của người lao động.
- Việc sử dụng, chi quỹ BHXH dù ở cấp quản lý nào vẫn phải thực hiện
theo chế độ quy định.
Quỹ BHXH = x % tỷ lệ quy định.
* Quỹ BHYT.
- Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động tham gia đóng
góp quỹ BHYT trong các hoạt động chăm sóc và khám chữa bệnh.
- Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên
tổng số tiền lương phải trả cho CNV. Theo chế độ hiện hành, DN phải trích quỹ
BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả cho CBCNV trong
đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập người lao
động.
Quỹ BHYT = x %tỷ lệ quy định
* Kinh phí công đoàn.
- Theo chế độ hiện hành, hàng tháng DN trích 2% trên tổng số tiền lương
thực tế phải trả cho CNV trong tháng và tính vào chi phí kinh doanh. Trong đó
1% số đã trích lập cơ quan công đoàn cấp trên, phần còn lại chi tại công đoàn
cơ sở.
c. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Theo quy định hàng năm người lao động nghỉ phép theo chế độ vẫn
được hưởng lương. Trích trước tiền lương nghỉ phép là để tránh sự biến động
lớn của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do việc nghỉ phép của công
nhân giữa các tháng không đều đặn.
= x
- Trong đó:

Tỷ lệ trích trước = .
- Quản lý việc trích lập và sử dụng các quỹ BHYT, BHXH, CPCĐ có ý
nghĩa quan trọng đối với việc tính chi phí sản xuất kinh doanh và việc đảm bảo
quyền lợi của CNV trong DN.
5. Kế toán tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT.
* Phân loại tiền lương
- Việc phân chia tiền lương chính, lương phụ có ý nghĩa quan trọng đối
với công tác kế toán phân ngạch tiền lương trong giá thành sản phẩm. Tiền
lương chính của công nhân sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm và
được hạch toán trực tiếp vào chi phí từng loại sản phẩm, tiền lương phụ được
hạch toán và phân bổ gián tiếp vào chi phí các loại sản phẩm có liên quan theo
tiêu thức phân bổ.
Quản lý quỹ tiền lương của DN phải trong quan hệ với kế toán như sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm sử dụng hợp lý quỹ tiền lương tháng,
thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
* Quỹ tiền lương
- Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ số tiền lương trả cho công nhân viên
của DN, do DN quản lý, sử dụng và chi trả lương.
a. Quỹ tiền lương của DN gồm:
+ Tiền lương trả cho người lao động trả cho người lao động trả cho thời
gian thực tế (tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm).
+ Các khoản chịu phụ cấp thường xuyên (các khoản phụ cấp có tính chất
tiền lương) như: phụ cấp học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm
thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp
công tác lưu động, phụ cấp công tác cho những người làm công tác có tài năng.
+ Tiền lương trả cho CNV trong thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên
nhân khách quan, thời gian hội họp nghỉ phép.
+ Thời gian trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng phạm vi chế độ quy
định.
b. Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán

* Quỹ tiền lương được chia làm 2 loại.
+ Tiền lương chính và tiền lương phụ
+ Tiền lương chính là khoản tiền trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ chính.
+ Tiền lương phụ là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời
gian họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ của họ như thời gian nghỉ
phép, hội họp, học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy chữa cháy, nghỉ
ngừng sản xuất vì nguyên nhân khách quan... được hưởng lương theo chế độ.
Phần I
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ KINH DOANH THAN HÀ
NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG
MẠI VÀ KINH DOANH THAN HÀ NỘI.
1. Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động, vị trí của đơn vị
với ngành.
- Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12/1986) đất
nước ta đã thật sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, tham gia trực tiếp vào hoạt động và lưu thông hàng hoá trên thị trường.
- Nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sáng lập viên
của Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại và Kinh doanh Than Hà Nội đã
thành lập ra công ty ngày 30/10/1990, giấy phép thành lập 2135 GP/TLDN do
UBND thành phố Hà Nội cấp. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 197971 do Sở
kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 10/01/1993. Giấy chứng nhận thay đổi

×