Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

chí khí anh hùng trích Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.42 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG
Họ tên GV hướng dẫn : Trương Thị Trúc Phương Tổ chuyên môn : Ngữ văn
Họ tên sinh viên

: Hoàng Văn Phú

Môn dạy

: Ngữ văn.

SV của trường đại học : Đại học Quy Nhơn.

Năm học

: 2019-2020

Ngày soạn

: 04/05/2020

Ngày lên lớp

: 09/05/2020

Tiết dạy

: 81

Lớp dạy


: 10A6

KẾ HOẠCH BÀI HỌC
CHỦ ĐỀ: NGUYỄN DU VÀ CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
Tiết: 81

CHÍ KHÍ ANH HÙNG
( Trích “Truyện Kiều” )
-Nguyễn Du-

Giới thiệu chung về chủ đề: Trên một cái nhìn khái quát, ta thấy bao trùm lên toàn
bộ sáng tác của Nguyễn Du là một tinh thần nhân đạo thống thiết. Chủ nghĩa nhân
đạo ấy như sợi dây xuyên suốt trong ngòi bút nhân văn của ông, làm nên tầm vóc bậc
thi hào vĩ đại của dân tộc. Qua các tác phẩm của ông ta luôn thấy được một nỗi niềm
thương cảm cho con người “ đòn gánh tre chín dạn hai vai” (Văn chiêu hồn). Đặc
biệt là ông thương cho những người phụ nữ với kiếp đời “tài hoa bạc mệnh”. Từ
những niềm thương cảm sâu sắc với nhân loại Nguyễn Du cũng thể hiện nỗi thương
cho chính mình. Mặc khác ông cũng ca ngợi, đề cao những phẩm chất tốt đẹp, đáng
quý của con người.
Số tiết dự kiến của chủ đề: 3 tiết (Tiết 79,80,81)
1. Trao duyên: 2 tiết (Tiết 79,80)
2. Chí khí anh hùng: 1 tiết (Tiết 81)
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực
- Kiến thức:
+ Ước mơ công lí của Nguyễn Du được gửi gắm qua hình tượng Từ Hải, một con
người có phẩm chất và chí khí phi thường.
+ Sáng tạo đặc sắc trong việc xây dựng hình tượng anh hùng Từ Hải.
- Kĩ năng
+ Củng cố kĩ năng đọc-hiểu một đoạn thơ trữ tình.

+ Biết cảm thụ và phân tích những câu thơ hay.


- Thái độ
+ Hiểu và trân trọng những con người có chí lớn như Từ Hải.
+ Biết phấn đấu vì lí tưởng, ước mơ của mình.
- Năng lực
+ Năng lực đọc hiểu văn bản trữ tình trung đại Việt Nam.
+ Đọc đúng, hiểu đúng nội dung của văn bản.
+ Có khả năng hình dung, liên tưởng, tưởng tượng về chủ thể trữ tình cũng như diễn
biến tâm trạng để từ đó khái quát những vấn đề thuộc về tâm lí của con người.
+ Vận dụng khả năng ngôn ngữ (nói,viết) để nói lên những suy nghĩ, quan điểm cá
nhân.
+ Năng lực tư duy logic, năng lực sáng tạo và cảm thụ văn chương.
+ Năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dung cao kiến thức khoa học Ngữ
văn
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Tự chủ và tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sách giáo khoa qua hệ thống
câu hỏi thực hiện nhiệm vụ bài học mà giáo viên giao trước khi tiến hành học bài mới.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác với thành viên khác và với giáo viên qua các hoạt động
nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề khi đứng trước một tình huống cần xử lí hợp lí.
- Năng lực trình bày một vấn đề sau khi đã có kết quả thảo luận nhóm hoặc do cá nhân
phát hiện.
- Năng lực thảo luận và tranh luận khi làm việc nhóm hoặc khi đối thoại với giáo viên.
- Năng lực tư duy logic, năng lực sáng tạo và cảm thụ văn chương.
- Năng lực nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dung cao kiến thức khoa học Ngữ
văn.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Soạn giáo án, phiếu học tập; tranh ảnh; máy chiếu…

2. Học sinh: Soạn bài, chuẩn bị bài thảo luận, sưu tầm tranh ảnh…
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/khởi động
Nội dung, phương pháp tổ chức
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
hoạt động học tập của học sinh
kết quả hoạt động
- Bước 1: GV đưa ra vấn đề bàn luận - HS bày tỏ được quan niệm,
“Hãy sống và ước vọng để thấy đời cách nhìn nhận của mình về vấn
mênh mông”. Lí tưởng, khát vọng liệu đề. Định hướng cách tiếp cận
có phải là điều cần cho mỗi chúng ta? đúng đắn cho học sinh để làm
Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về điều cơ sở dẫn dắt vào bài.
đó.
- Bước 2: GV cho học sinh bày tỏ
quan điểm của mình. ( có thể chỉ
định).
- Bước 3: GV giới thiệu bài
Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn
Du , nếu nàng Kiều là nhân vật tiêu
biểu cho biết bao oan khổ lưu li của
kiếp người thì Từ Hải lại là tiêu biểu
cho khát vọng tha thiết được giải
phóng, tháo cũi sổ lòng của tác giả.
Lúc sinh thời, nhà phê bình Hoài
Thanh đã nhận xét nhân vật Từ Hải
là một anh hùng hoàn toàn, ông đã
tước bỏ đi mọi chi tiết có thể khiến ta
nghĩ chàng là người như mọi người

khác để làm cho Từ Hải từ cõi thực
bước qua cõi mộng và như thế hình
ảnh Từ Hải càng rực rỡ hơn. Từ Hải
của Nguyễn Du là người của đất
trời,của bốn phương. Vậy anh hùng
Từ Hải được Nguyễn Du khắc hoạ
ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua
đoạn trích “Chí khí anh hùng”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu
Nội dung, phương pháp tổ chức
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
hoạt động
hoạt động học tập của học sinh
kết quả hoạt động
- Giúp hs tự Nội dung 1: Tìm hiểu chung
I. Tìm hiểu chung
học, chắt lọc - Phương pháp: đọc , đàm thoại, phát 1. Vị trí đoạn trích, đại ý
kiến thức từ vấn.
- Từ câu 2213 đến 2230
Mục tiêu
hoạt động
- Giúp HS
hiểu sơ lược
về vấn đề liên
quan đến đoạn
trích “Chí khí
anh hùng”
- Hình thành
năng lực: tự

học, giải quyết
vấn đề, sáng
tạo, hợp tác.


SGK và tài
liệu
tham
khảo tại nhà
để hình thành
kiến thức mới.
- Đàm thoại,
trả lời câu hỏi,
tóm tắt nội
dung.

+ Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn trong
SGK.
+ Vị trí của đoạn trích? Đại ý của đoạn
trích?

- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
học sinh đọc đoạn trích với một giọng
đọc trân trọng với chí khí của anh
hùng Từ Hải. Chú ý nhấn giọng ở
những từ diễn tả không gian rộng lớn,
vũ trụ và hành động dứt khoát của Từ.
Chú ý giọng đọc cho từng nhân vật.
- Đoạn trích có thể chia làm mấy
phần? Nội dung chính của mỗi đoạn là

gì?
Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản
- Bước 1: GV phân 4 nhóm, tổ chức
cho hs thảo luận nhóm, trình bày
các nội dung theo hình thức thuyết
trình, có sử dụng bảng phụ tóm tắt
nội dung trình bày
- Bước 2: GV gợi ý bằng hệ thống
câu hỏi trong các phiếu học tập
1,2,3,4 (Phụ lục 1,2,3,4)
-Bước 3: Các nhóm thảo luận, treo
sản phẩm, cử đại diện trình bày.Các
nhóm nhận xét, phản biện.
(Hướng dẫn: HS nhận xét trên 2
phương diện
+Nội dung
+ Cách thức trình bày)

- Đại ý : Đang có cuộc sống
hạnh phúc với Thúy Kiều thế
nhưng Từ Hải không bằng lòng
với cuộc sống êm đềm, chàng
muốn có sự nghiệp lớn nên đã
từ biệt Thúy Kiều để ra đi thực
hiện chí lớn của mình.
2. Bố cục
Chia làm 2 phần:
- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng
lên đường của người anh hùng
Từ Hải

- Phần 2 ( Còn lại): Lý tưởng
cao đẹp của anh hùng Từ Hải..

II. Đọc - hiểu văn bản:
1- Nội dung

Giúp hs phát
triển năng lực
tự học, hoạt
động nhóm,
thuyết trình và
khả năng phản
+ Nhóm 1: Khát vọng lên đường của a. Khát vọng lên đường của
biện.
người anh hùng Từ Hải.
người anh hùng Từ Hải.
- Từ ngữ:
* Từ “trượng phu” trong văn bản + “Trượng phu”: đàn ông, người
nhằm chỉ ai?
chồng, Từ Hải -> có chí lớn.
* Từ “thoắt” thể hiện điều gì? “Lòng + “Thoắt”: sự thay đổi đột ngột,


bốn phương” nghĩa là gì?

* Không gian nào xuất hiện trong 4
câu thơ? Tính chất của không gian ấy
ra sao? Đặt nhân vật Từ Hải vào
không gian ấy, tác giả muốn nói điều
gì?


* Hình ảnh “thanh gươm”, “yên
ngựa”, “ đường thẳng rong” gợi điều
gì về nhân vật Từ Hải?
Hình thành kĩ
năng
giao
tiếp,
tranh
luận, nhận xét,
đánh giá.

dứt khoát, mau lẹ, không luyến
tiếc.
+ “Lòng bốn phương”: chí
nguyện lập công danh, sự
nghiệp.
- Không gian:
+ “Bốn phương”
+ “Trời bể mênh mang”
-> Lớn lao, kì vĩ, không gian vũ
trụ.
-> Hình ảnh ước lệ, lí tưởng
(đặc trưng thi pháp của VHTĐ)
=> Từ Hải là con người xuất
chúng, phi thường, mang tầm
vóc vũ trụ.
- Hình ảnh:
+ “Thanh gươm”
+ “Yên ngựa”

+ “Lên đường thẳng rong”
-> Tư thế lên đường của một
tráng sĩ, anh hùng.
Tiểu kết: Qua 4 câu thơ đầu ta
thấy được chí nguyện lập công
danh, xây dựng sự nghiệp của
anh hùng Từ Hải.

GV giáo dục học sinh: Khi đã xác định
được ước mơ, hoài bão thì hãy lập tức
thực hiện nó bằng tất cả nỗ lực, cố
gắng của bản thân để không phải hối
hận về sau
+ Nhóm 2: Tìm hiểu 4 câu thơ tiếp
theo
* Phân tích các nhân tố giao tiếp được
thể hiện trong màn đối thoại giữa
Thúy Kiều và Từ Hải? ( Gợi ý: Nhân
vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội
dung giao tiếp, mục đính giao tiếp,
phương tiện và cách thức giao tiếp)

b. Lí tưởng cao đẹp của anh
hùng Từ Hải.
b.1 Bốn câu thơ đầu
- Các nhân tố giao tiếp
+ Nhân vật giao tiếp: Thúy Kiều
( tri kỉ của Từ Hải) và Từ Hải
( ân nhân của Thúy Kiều)
+Hoàn cảnh giao tiếp: Cuộc đối

thoại diễn ra trong giây phút từ


biệt giữa hai nhân vật.
+Nội dung giao tiếp: trao đổi về
việc có nên để Thúy Kiều cùng
đi với Từ Hải không?
+ Mục đích giao tiếp: Thúy
Kiều bày tỏ mong muốn được
theo Từ Hải. Từ Hải khuyên
Kiều vượt lên trên thói thường.
+ Phương tiện, cách thức: ngôn
ngữ, đối thoại trực tiếp.
-> Tác giả để cho nhân vật đối
thoại với nhau để tự bộc lộ suy
nghĩ, tâm tư của chính mình.
- Lời của Từ Hải:
+ Trách người tri kỉ chưa thoát
khỏi “nữ nhi thường tình”
* Phân tích ý nghĩa câu nói của Từ ( quan niệm tam tòng).
Hải
+ Lời khuyên: Kiều hãy vượt
“ Từ rằng: Tâm phúc tương tri
lên tình cảm thông thường để
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường
làm vợ của người anh hùng.
tình”
b.2 Tám câu thơ tiếp
*Lời an ủi của Từ Hải
- Từ ngữ:

+ “Tâm phúc tương tri”
+ Nhóm 3: Tìm hiểu 8 câu thơ tiếp.
+ “nữ nhi thường tình”
+ “nghi gia”
* Những từ ngữ “tâm phúc tương tri”, -> Sự trân trọng, yêu mến của
“nữ nhi”, “nghi gia” mà Từ Hải dành Từ Hải dành cho Thúy Kiều.
cho Thúy Kiều thể hiện được thái độ - Hình ảnh:
gì của Từ dành cho Kiều?
+ “Tiếng chiêng dậy đất”
+ “bóng tinh rợp đường”
+ “rõ mặt phi thường”
* Sự xuất hiện của các hình ảnh “tiếng -> Gợi lên không khí thắng trận.
chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp * Nỗi cô đơn của người anh
đường”, “rõ mặt phi thường” gợi lên hùng
được điều gì?
- Hình ảnh, câu hỏi:
+ “Bốn bể không nhà”


* Thông qua hình ảnh “bốn bể không
nhà”, câu hỏi “biết là đi đâu?” ta thấy
được tâm trạng gì của Từ Hải?

* Thời gian “một năm sau” mà Từ Hải
nói với Thúy Kiều thể hiện Từ Hải là
người như thế nào?

+ “Biết là đi đâu?”
-> Nỗi cô đơn của người anh
hùng trên con đường thực hiện

lí tưởng.
- Thời gian : một năm sau
-> Tự tin vào tài năng, bản lĩnh
của chính mình.
=> Niềm tin mãnh liệt vào lí
tưởng, thành công.

b.3 Hai câu thơ cuối
- Hình ảnh:
+ Nhóm 4: Tìm hiểu 2 câu thơ cuối
+ “Quyết lời”
+ “dứt áo ra đi”
* Hai câu thơ cuối nói lên điều gì?
-> Thái độ, cử chỉ, hành động
* Hình ảnh “quyết lời dứt áo ra đi” thể dứt khoát, không do dự, không
hiện điều gì?
để tình cảm thường tình cản
bước thực hiện lí tưởng.
- Hình ảnh: Chim bằng
-> Ẩn dụ
-> Người anh hùng có lí tưởng
* Hình ảnh chim bằng nói lên điều gì? cao đẹp, hùng tráng phi thường,
Thông qua hình ảnh đó hãy cho biết mang tầm vóc vũ trụ.
biện pháp tu từ nào được sử dụng?
=> Sự quyết tâm ra đi thực hiện
lí tưởng của anh hùng Từ Hải.

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá,
chốt kiến thức
+ Khát vọng lên đường thực hiện hoài

bão, ước mơ của Từ Hải chính là khát
vọng muôn đời của đấng anh hùng,
đấng làm trai.
+ Từ Hải là một con người phi thường
sẵn sàng gạt đi hạnh phúc cá nhân để
thực hiện chí lớn.
+ Từ Hải là một con người vừa của


gia đình, vừa của bốn phương.
+ Nhân vật Từ Hải là sự kết tinh giữa
hiện thực và lí tưởng.
+ Cảm hứng vũ trụ và khuynh hướng
lí tưởng hóa trong xây dựng nhân vật
Từ.
Nội dung 3: Tổng kết nghệ thuật và
nêu ý nghĩa văn bản.
- Gv hướng dẫn hs tổng kết theo
hình thức sơ đồ tư duy.

Mục tiêu
hoạt động
HS vận dụng
kiến
thức
luyện tập.

Mục tiêu
hoạt động
Phát huy khả

năng tự tìm
tòi, tư duy,
sáng tạo .

2. Nghệ thuật:
Khuynh hướng lí tưởng hóa
người anh hùng bằng bút pháp
ước lệ và cảm hứng vũ trụ,
trong đó hai phương diện bút
pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ
gắn bó chặt chẽ.
3. Ý nghĩa văn bản:
Lí tưởng anh hùng của Từ Hải
và ước mơ công lí của Nguyễn
Du.
Hoạt động 3: Luyện tập
Nội dung, phương pháp tổ chức
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
hoạt động học tập của học sinh
kết quả hoạt động
Tổ chức hs làm việc nhóm nhỏ theo III. Luyện tập
bàn, thực hiện yêu cầu:
Viết một đoạn văn ngắn
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ
chữ) nêu suy nghĩ của em về khát của em về khát vọng lên đường
vọng lên đường của Từ Hải.
của Từ Hải.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng
Nội dung, phương pháp tổ chức
Dự kiến sản phẩm, đánh giá

hoạt động học tập của học sinh
kết quả hoạt động
- GV đưa ra yêu cầu hs tìm hiểu mở
- Hs thực hiện ở nhà theo
rộng:
bài làm cá nhân, nộp vào
Hãy phân tích hình tượng nhân vật Từ
tiết học tiếp theo.
Hải trong đoạn trích “Chí khí anh
hùng” để thấy được tư tưởng nhân đạo
của đại thi hào Nguyễn Du.
- HS làm việc cá nhân ( thực hiện ở
nhà)

IV/ CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
1. Mức độ nhận biết
Thể loại truyện thơ nôm là gì? Nội dung chính của đoạn trích “Chí khí anh hùng”?


2. Mức độ thông hiểu
Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du đã gửi gắm ước mơ, khát vọng gì?
3. Mức độ vận dụng
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về khát vọng lên
đường của Từ Hải.
4. Mức độ vận dụng cao
Hãy phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” để
thấy được tư tưởng nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du.

V/ PHỤ LỤC

1. Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
Nhóm 1: Tìm hiểu bốn câu thơ đầu
Câu 1: Từ “trượng phu” trong văn bản nhằm chỉ ai?
Câu 2: Từ “thoắt” thể hiện điều gì? “Lòng bốn phương” nghĩa là gì?
Câu 3: Không gian nào xuất hiện trong 4 câu thơ? Tính chất của không gian ấy ra sao?
Đặt nhân vật Từ Hải vào không gian ấy, tác giả muốn nói điều gì?
Câu 4: Hình ảnh “thanh gươm”, “yên ngựa”, “ lên đường thẳng rong” gợi điều gì về
nhân vật Từ Hải?

2. Phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2
Nhóm 2: Tìm hiểu 4 câu thơ tiếp theo
Câu 1: Phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong màn đối thoại giữa Thúy
Kiều và Từ Hải? ( Gợi ý: Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp,
mục đính giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp)
Câu 2: Phân tích ý nghĩa câu nói của Từ Hải
“ Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

3. Phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3


Nhóm 3: Tìm hiểu 8 câu thơ tiếp.
Câu 1: Những từ ngữ “tâm phúc tương tri”, “nữ nhi thường tình”, “nghi gia” mà Từ
Hải dành cho Thúy Kiều thể hiện được thái độ gì của Từ dành cho Kiều?
Câu 2: Sự xuất hiện của các hình ảnh “tiếng chiêng dậy đất”, “bóng tinh rợp đường”,
“rõ mặt phi thường” gợi lên được điều gì?
Câu 3: Thông qua hình ảnh “bốn bể không nhà”, câu hỏi “biết là đi đâu?” ta thấy được

tâm trạng gì của Từ Hải?
Câu 4: Thời gian “một năm sau” mà Từ Hải nói với Thúy Kiều thể hiện Từ Hải là
người như thế nào?

4. Phiếu học tập số 4
Phiếu học tập số 4
Nhóm 4: Tìm hiểu 2 câu thơ cuối
Câu 1: Hai câu thơ cuối nói lên điều gì?
Câu 2: Hình ảnh “quyết lời dứt áo ra đi” thể hiện điều gì?
Câu 3: Hình ảnh chim bằng nói lên điều gì? Thông qua hình ảnh đó hãy cho biết biện
pháp tu từ nào được sử dụng?

VI/ RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..
VII/NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..

Bình Định, ngày tháng năm 2020
DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN

Bình Định, ngày tháng năm 2020

SINH VIÊN THỰC TẬP


TRƯƠNG THỊ TRÚC PHƯƠNG

HOÀNG VĂN PHÚ



×