Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Các biện pháp thi giáo viên giỏi tỉnh môn công nghệ, tin học, tiếng anh theo thông tư 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.3 MB, 42 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS QUỲNH THANH

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
GIẢNG DẠY

“Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài: Kiểm tra an

toàn mạng điện trong nhà – Môn Công nghệ lớp 9 theo định hướng
phát triển năng lực học sinh Môn Công nghệ lớp 9”

Họ và tên: Lê Văn Hợp
Đơn vị công tác: Trường THCS Quỳnh Thanh
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên

QUỲNH LƯU – NĂM 2020


PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

TRƯỜNG THCS QUỲNH THANH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Thanh, ngày 14 tháng 10 năm 2020
BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Tên biện pháp: “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học bài: Kiểm tra an


toàn mạng điện trong nhà - Môn Công nghệ lớp 9 theo định hướng phát triển năng
lực học sinh”.
Mã số dự thi:
1. Lý do chọn biện pháp:
a, Thực trạng:
Trường tôi đóng trên địa bàn là một xã công giáo toàn tòng, điều kiện kinh tế còn
gặp nhiều khó khăn. Phần lớn, nhà ở của các hộ gia đình đã được xây dựng từ lâu.
Mạng điện lắp đặt nổi còn nhiều, dây dẫn điện ngoài trời qua nhiều năm sử dụng đã
bị rạn nứt, bị chùng võng; dây điện trong nhà thì chằng chịt không có ống luồn dây;
rất nhiều gia đình có mái tôn dây dẫn điện đi theo các ống típ bằng thép không sử
dụng ống luồn dây để cách điện, một số thiết bị điện trong nhà đã cũ kĩ, không an
toàn về điện tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện. Hàng năm, ở địa phương vẫn
xảy ra một số vụ tai nạn điện gây thiệt hại về người và tài sản.
Khi dạy bài: Kiểm tra an toàn điện – Môn Công nghệ 9 tôi nhận thấy rằng:
Tính tự học, năng lực giao tiếp hợp tác nhóm của học sinh còn nhiều hạn chế. Các em
chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến, còn rụt rè trong giao tiếp; ý thức trách nhiệm của học
sinh đối với gia đình và cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn điện chưa cao.
Để góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn điện ở địa phương, nâng cao ý thức trách

nhiệm của học sinh về vấn đề an toàn điện; phát huy được tính tích cực, chủ động và
phát triển được năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh, tôi đề xuất biện pháp “Sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong
dạy học bài: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà - môn Công nghệ lớp 9 theo định
hướng phát triển năng lực học sinh”.
b, Nguyên nhân:
- Bản thân các em và gia đình chưa quan tâm đến vấn đề an toàn mạng điện của gia
đình mình, chưa thường xuyên kiểm tra mạng điện trong nhà định kì để phát hiện
những yếu tố không an toàn về điện.



3
- Hình ảnh về các yếu tố gây mất an toàn về điện trong sách giáo khoa và thiết bị nhà
trường không có;
- Phương pháp dạy học của giáo viên còn nặng về tiếp cận nội dung, chưa vận dụng
linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động học tập
cho học sinh;
- Trong thực tế, các em chưa mạnh dạn khắc phục, sửa chữa một số tình huống đơn
giản hoặc đề xuất một số giải pháp để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của gia
đình.
c, Yêu cầu cần giải quyết:
Để khắc phục những tồn tại ở trên, yêu cầu đặt ra là bài học phải có nhiều hình ảnh,
vật mẫu để học sinh quan sát. Sau khi đã có nhiều đồ dùng trực quan, giáo viên phải
sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nào để tổ chức các hoạt động cho học
sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển được năng lực và phẩm chất cho
học sinh.
2. Mục tiêu:
Biện pháp góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh về vấn đề an toàn
điện ở gia đình và địa phương; thông qua các hoạt động phát huy được năng lực tự
học, năng lực giao tiếp và hợp tác; vận dụng được kiến thức, kĩ năng để giải quyết
các tình huống từ thực tiễn.
3. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp:
- Chuẩn bị cho hoạt động:
+ Mẫu vật:
Dây dẫn điện bị hở cách điện do chuột cắn, bị nứt, bị quá tải.
Các thiết bị điện: Cầu dao, công tắc; ổ cắm, phích cắm; cầu chì còn tốt và một số
thiết bị điện không an toàn điện.
+ Hình ảnh: những tình huống không an toàn và an toàn điện từ thực tế liên quan tới
bài học để thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh;
+ Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập 3 màu (Xanh, vàng, trắng).
+ Địa điểm: Phòng thực hành Công nghệ.

+ Máy chiếu.
Hoạt động 1: Kiểm tra dây dẫn điện (15 phút)
- Mục đích:
+ Phát hiện được các dây dẫn điện không đảm bảo an toàn điện.

3


4
+ Đề xuất được một số giải pháp an toàn điện cho từng tình huống cụ thể.
+ Thực hiện được một số thao tác như: nối lại dây, bọc cách điện, thay dây mới.
- Nội dung: Kiểm tra dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
- Dự kiến sản phẩm: kết quả thảo luận của các nhóm trình bày trên khổ giấy A0.
- Cách thức thực hiện:
(Phương pháp hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn)
+ Bước 1: chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Chia lớp thành 6 nhóm (6 - 8 người / nhóm)
• Quan sát mẫu vật dây điện bị hở cách điện do: bị chuột cắn, chập cháy, có phần
vỏ bọc cách điện bị rạn nứt.
• Quan sát hình ảnh dây dẫn ngoài trời bị chùng, bị võng

+ Bước 2: Làm việc cá nhân
• Học sinh ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa:

4


5

• Tập trung vào câu hỏi:

Theo em những tình huống đó có an toàn về điện không? Tại sao?
Nếu không an toàn về điện thì em phải xử lí như thế nào?
• Viết ý kiến của mình vào ô. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.
Bước 3: Tổng hợp kết quả của nhóm
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất
các câu trả lời.
- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
- Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên giúp HS gắn các mẫu giấy “khăn trải
bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả; nhóm
khác nghe, nhận xét.
- Giáo viên quan sát, nhận xét, cho học sinh quan sát thêm một số hình ảnh.

5


6

Đây là thực trạng sử dụng điện ở hồ nuôi tôm của rất nhiều hộ gia đình ở địa phương.
Cọc điện làm bằng gỗ, không chắc chắn rất dễ gãy dây điện sẽ rơi xuống hồ nước.
Dây điện ở ngoài trời nên sử dụng dây cáp điện để bảo đảm an toàn.

Hoạt động 2: Kiểm tra các thiết bị điện (15 phút)
- Mục đích:
+ Phát hiện được các thiết bị điện không đảm bảo an toàn điện.
+ Đề xuất được một số giải pháp an toàn điện cho từng tình huống cụ thể.
+ Thực hiện được một số thao tác như: thay phích cắm điện, ổ điện bị lỏng...
- Nội dung: Kiểm tra các thiết bị điện của mạng điện trong nhà.
- Dự kiến sản phẩm: phiếu học tập (màu xanh, vàng, trắng) của các nhóm trình bày
trên khổ giấy A4.
- Cách thức thực hiện:

(Phương pháp hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật “ Mảnh ghép”)

6


7

Bước 1: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ nhóm Chuyên gia (Vòng 1)
Các nhóm quan sát các vật mẫu và hình ảnh phát hiện tình huống không an toàn; đưa
ra giải pháp an toàn điện.

- Chia lớp thành 6 nhóm (6 – 8 HS/nhóm).
7


8
Giao nhiệm vụ:
Nhóm 1, 4: Chủ đề 1: Cầu dao (Phiếu học tập màu xanh)
Nhóm 2, 6: Chủ đề 2: Ổ cắm, phích cắm điện (Phiếu học tập màu vàng)
Nhóm 3, 5 : Chủ đề 3: Cầu chì (Phiếu học tập màu trắng)
Bước 2: Làm việc theo nhóm chuyên gia
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và
ghi lại những ý kiến của mình.
Bước 3: Làm việc nhóm mảnh ghép (Vòng 2)
- Mỗi nhóm Mảnh ghép có 01 thành viên của nhóm Chuyên gia.
- Các câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia
sẻ đầy đủ với nhau
- Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì
nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết.
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ, trình bày và chia sẻ kết quả.

- Nhóm Mảnh ghép làm việc nhóm, thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả làm việc
GV: đánh giá, nhận xét.
4. Hiệu quả:
a, Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường:
Hình ảnh, mẫu vật và các tình huống trong biện pháp rất gần gũi hàng ngày với các
em , nhiệm vụ mà giáo viên giao phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9 và thực tiễn ở
địa phương.
b, Mức độ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá
Biện pháp sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.
c, Kết quả cụ thể:
Tiêu chí
Đồ dùng học tập
Ý thức về an
toàn điện

Trước khi áp dụng biện pháp

Sau khi áp dụng biện pháp

Hình ảnh, vật mẫu không có

Có đủ hình ảnh, vật mẫu để
học sinh quan sát.

Chưa quan tâm đến vấn đề an
toàn điện ở gia đình, địa phương.
Số vụ tai nạn điện ở địa phương
đang còn nhiều.


Tuyên truyền, nâng cao ý
thức trách nhiệm của bản
thân đối với gia đình, cộng
đồng về vấn đề an toàn điện.

8


9
Góp phần giảm thiểu số vụ
tai nạn điện ở địa phương.
Phương pháp
dạy học

Tham gia hoạt
động

Truyền thụ về mặt kiến thức.

Dạy học thông qua các hoạt
động học tập để phát triển
phẩm chất, năng lực học
sinh.

Học sinh ít hoạt động, nhàm Học sinh tích cực làm việc
chán.
cá nhân, thảo luận nhóm.
Giờ học sôi nổi.


- Học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thụ động, chưa vận dụng
được kiến thức, kĩ năng để giải
Kết quả học tập quyết các tình huống từ thực tiễn.

- Học sinh tiếp thu kiến thức
một cách tích cực, chủ động.
Vận dụng được kiến thức, kĩ
năng để giải quyết các tình
- Chưa phát triển được phẩm chất, huống từ thực tiễn
- Phát triển được phẩm chất,
năng lực của học sinh.
năng lực của học sinh.

d, Khả năng phát triển/mở rộng/vận dụng của biện pháp
Để sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt yêu cầu
giáo viên không chỉ sử dụng ở bài học này mà còn phải áp dụng rất nhiều trong quá
trình dạy học của mình. Sau mỗi bài học giáo viên sẽ dần dần đúc rút được kinh
nghiệm để sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đạt hiệu quả tốt hơn.
Biện pháp này được áp dụng cho đối tượng là học sinh lớp 9 ở trường tôi từ năm
học trước, tôi thấy rất hiệu quả và năm học này, tôi tiếp tục áp dụng cho học sinh lớp
8. Trên đây là biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học ở trường tôi công tác. Hi
vọng rằng nó sẽ giúp bạn bè đồng nghiệp có nguồn tham khảo, bổ sung vào quá trình
dạy học của mình. Trong quá trình áp dụng các biện pháp đó, không thể tránh hết
những sai sót, tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp góp ý, chia sẽ để biện pháp của tôi
ngày càng hoàn thiện hơn.
GIÁO VIÊN DỰ THI

Lê Văn Hợp


9


10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

10


11

Họ tên: Nguyễn Thạc Chúc
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Tân
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên – Tổ Phó tổ tự nhiên
Môn dự thi: Công Nghệ CN
Tên biện pháp: Ứng dụng mô hình mạch điện trong thực tế
vào dạy học thực hành công nghệ 9

QUỲNH LƯU – NĂM 2020

11


1
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quỳnh Lưu, ngày 16 tháng 10 năm 2020.
BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
(Phục vụ kỳ thi GVDG cấp tỉnh năm 2020)
Họ tên: Nguyễn Thạc Chúc
Đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Quỳnh Tân
Chức vụ hiện giữ: Giáo viên – Tổ phó tổ tự nhiên
Môn dự thi: Công Nghệ

SBD:

1. Sơ lược về nhiệm vụ và thành tích cá nhân.
- Nhiệm vụ giảng dạy được phân công trong năm học 2020-2021: Giảng dạy môn
Công nghệ 9 và môn Tin học 9.
- Thành tích đã được trong thời gian qua:
+ Đạt Giáo viên dạy giỏi cấp huyện cấp THCS chu kỳ 2019 - 2021.
+ Thành tích hướng dẫn học sinh có sản phẩm dự thi kỳ thi sáng tạo KHKT cấp
Tỉnh: học sinh giải Nhì (năm 2017, 2018); giải ba (năm 2019).
+ Hướng dẫn học sinh có sản phẩm dự thi kỳ thi sáng tạo KHKT cấp quốc gia
năm 2018.
+ Về bồi dưỡng học sinh giỏi: 01 học sinh đạt giải Nhì và 02 học sinh đạt giải 3
trong kì thi HSG huyện môn Tin học năm học: 2019 – 2020.
- Tên biện pháp: “Ứng dụng mô hình mạch điện trong thực tế vào dạy học thực

hành Công nghệ 9”
2. Lý do chọn biện pháp
a, Thực trạng:
Môn Công nghệ ở giáo dục phổ thông nói chung có nhiều đặc thù so với các
môn học khác, là môn học gắn liền với thực hành, thực tiễn, với công nghệ sản
xuất. Theo đó, các phương pháp và kĩ thuật áp dụng trong dạy học môn Công nghệ
là kết hợp lí thuyết và thực hành, thực hành một mặt củng cố lí thuyết cho học sinh
mặt khác hình thành những kĩ năng cần thiết và tập cho học sinh vận dụng kiến
thức đã học ứng dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Qua việc ứng dụng vào
cuộc sống, môn học gây thêm sự hứng thú say mê cho người học .
1


2
Học sinh lớp 9 có đặc điểm là học sinh cuối cấp THCS, là tiền đề chuẩn bị
bước vào bậc THPT, bậc học có tính chất định hướng nghề nghiệp cho người học;
vì vậy giáo dục Môn Công nghệ 9 góp phần phân luồng để một bộ phận sẽ đi vào
lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục dạy nghề hoặc số còn lại sẽ đi vào cuộc sống
lao động.
Vì vậy, để tăng hiệu quả dạy học trong Môn Công nghệ 9, đặc biệt những mạch
kiến thức có liên quan đến mạng điện trong gia đình; những vấn đề mang tính thực
hành cao vừa rất cần trong cuộc sống của học sinh hàng ngày, cần áp dụng phương
pháp dạy học phù hợp, nhằm tích cực hóa hoạt động của người học vừa mang kiến
thức đã học đi vào cuộc sống nhằm hình thành kĩ năng và phẩm chất cho người học
theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trên thực tế phần liên hệ thực tế của học sinh còn rất lúng túng, học sinh khó có
thể tự lắp đặt được các mạch điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình,
chưa nói đến việc khắc phục các sự cố đơn giản xảy ra trong quá trình sử dụng,
mặc dầu xong chương trình học sinh cũng đã được cung cấp các kiến thức về mạng
điện trong gia đình.

Các sản phẩm của học sinh sau khi tiến hành thực hành trước khi sử dụng biện
pháp (Những sản phẩm này khác xa với thực tế mạng điện gia đình mà các em
đang sử dụng).

2


3

b, Nguyên nhân:
- Thiết bị được trang bị cho dạy thực hành một số đã không phù hợp hoặc khác
với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của học sinh.
- Về quy trình lắp mạng điện trong gia đình: Những kiến thức nền tảng từ
nguồn sách giáo khoa đã đề cập đến mạng điện lắp đặt kiểu nổi trong khi đó 95%
các gia đình hiện nay sử dụng mạng điện lắp đặt kiểu ngầm, có ống luồn dây và
các thiết bị lắp trên đó rất hiện đại, đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị sử
dụng: Attomat chống giật, ổ cắm có nắp che, không sử dụng cầu chì, công tắc dạng
hạt…
- Quá trình thực hành trên bảng điện rất khó để tích hợp các sự cố của mạng
điện để các em xử lý.
Các thiết bị hiện đang được sử dụng đối với mạng điện gia đình (Khác xa so với
những gì mà các em được tiếp cận.

c, Yêu cầu cần giải quyết:
Học sinh thực hành vận dụng nguyên lí về lắp đặt mạch điện để lắp được các
mạch điện trong nhà phù hợp thực tiễn. Bên cạnh đó, học sinh có thể khắc phục
được một số sự cố thông thường trong quá trình hoạt động của mạch điện gia đình.
3. Mục tiêu.
Thực hiện được việc lắp đặt các mạch điện đơn giản trong gia đình và có thể tự
khắc phục được những sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của mạng điện đó.

Biệp pháp hướng tới khắc phục một số vấn đề như sau: Giúp học sinh
- Lựa chọn được các thiết bị điện phù hợp với nhu cầu lắp đặt.
- Hiểu được qui trình khi tiến hành lắp đặt một mạch điện
- Lắp đặt được các mạch điện đơn giản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.
- Xử lý được một số tình huống hư hỏng thường gặp trong quá trình sử dụng
mạng điện.
- Tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm.
3


4
4. Nội dung, cách thức thực hiện.
- Nội dung:
Đưa các mạch điện có trong mạng điện gia đình phù hợp với các nội dung
thực hành có ở sách giáo khoa vào để học sinh được tiếp cận:
Bài 6: Mạch điện 2 cầu chì, một ổ cắm, một công tắc điều khiển 1 đèn
Bài 7: Mạch điện 1 cầu chì một công tắc điều khiển 1 đèn huỳnh quang
Bài 8: Mạch điện 2 cầu chì, 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn
Bài 9: Mạch điện 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn
Các mạch điện đưa vào dưới dạng các mô hình, các mô hình này được thiết
kế giống với thực tế nhất.
- Cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
Mô hình thực chất là các mạch điện được thiết kế lắp đặt sẵn ở trên các mảng
tường của phòng thực hành, các mạch điện này được thiết kế giống với mạch điện
trên thực tế mà các gia đình đang sử dụng (Sử dụng hệ thống ống luồn dây đi trên
tường kết hợp với các thiết bị điện (attomat, công tắc, ổ cắm…)). Với diện tích
tường ở các phòng thực hành có thể lắp cho 6 hoặc 8 nhóm học sinh cùng tham gia
thực hành một lúc.

4



5

Với mô hình này học sinh có thể thực hành được tất cả 5 bài thực hành trong
chương trình công nghệ 9. Để thực hành các bài khác nhau giáo viên chỉ cần thay
đổi thiết bị điện, vật liệu (công tắc, ổ cắm, dây dẫn, bóng đèn, đui đèn…). Giáo
viên có thể lồng ghép các hư hỏng thường gặp để yêu cầu học sinh xử lý (trong
trường hợp học sinh hoàn thành bài thực hành sớm). Một số hư hỏng thường gặp:
Dây nguồn bị đứt ngầm; lỏng đây nối vào đui đèn, công tắc, ổ cắm… Mô hình này
áp dụng cho dạy học 05 bài thực hành (06-07-08-09-10 chương trình CN9). Tiến
trình tổ chức 1 buổi thực hành (phần thực hành) gồm các bước chính sạu:
- Giáo viên chia nhóm, cử nhóm trưởng. Nêu yêu cầu, nội qui thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra đồ dùng, dụng cụ, vật liệu thiết bị
mà học sinh chuẩn bị theo yêu cầu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành theo từng bước.
- Trong quá trình học sinh thưc hành, giáo viên quan sát, ghi chép lại những
lỗi mà học sinh mắc phải; đồng thời nhắc nhở học sinh những vấn đề cần thiết.
- Giáo viên kiểm tra trong từng bước xem học sinh dùng dụng cụ gì, có
thích hợp không? và có đảm bảo yêu cầu kĩ thuật không; hướng dẫn thêm để học
sinh làm tốt hơn.
Qui trình thực hành trên mô hình:
Bước 1: Nhận dụng cụ, vật liệu, thiết bị từ giáo viên, nhận vị trí thực hành.
Bước 2: Luồn dây điện vào ống luồn dây tới các vị trí cần thiết.
Bước 3: Nối dây vào các thiết bị điện (theo sơ đồ lắp đặt)
5


6
Bước 4: Các nhóm học sinh tự đánh giá kết quả làm được (đánh giá chéo

nhau), giáo viên kiểm tra lại rồi cho học sinh vận hành mạch điện.
Bước 5: Giáo viên nhận xét kết quả thực hành của các nhóm.
Tất cả các thiết bị, phương án lắp đặt dây dẫn được thiết kế sao cho giống
với thực tế nhất. Từ kiến thức lý thuyết mà sách giáo khoa cung cấp giáo viên
hướng dẫn học sinh tiến hành thao tác trên mô hình. Khi tiến hành thực hành học
sinh được tiếp cận với những thiết bị, các kiểu lắp đặt mà trong thực tế đang sử
dụng vì vậy sau này các em có thể tự thiết kế hoặc sửa chữa mạch điện cho gia
đình của mình.

Áp dụng biện pháp

Không áp dụng biện pháp

5. Hiệu quả.
a. Mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường.
Đối với học sinh: Lứa tuổi học sinh lớp 9, là những học sinh có nhu cầu được
khám phá, trải nghiệm những điều thực tế. Thông qua các tiết vận dụng thực hành
mô hình mạch điện gia đình vào bài thực hành trên phòng thí nghiệm mà học sinh
nhận thức được ý nghĩa thiết thực của môn Công nghệ với cuộc sống bản thân các
em hơn. Từ đó, các em dần yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi, nghiên
cứu. Như vậy vận dụng mô hình thực tế trong dạy học thực hành đối với các bài
trong chương trình Công nghệ 9 là hoàn toàn phù hợp và có ý nghĩa cả về mặt lý
thuyết và thực tiễn đối với học sinh.
Đối với nhà trường: Trường có hệ thống các phòng thực hành đủ rộng; đội ngũ
giáo viên đủ trình độ và kinh nghiệm trong dạy học thực hành thí nghiệm. Mặc
khác, nhà trường tạo điều kiện tối đa cho giáo viên được phát huy tính sáng tạo
trong quá trình dạy học, và tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, được
khám phá và được thực hiện những vấn đề gần gũi với cuộc sống của các em; nên
việc bố trí các mô hình trong phòng thí nghiệm nhà trường là khả thi, và có hiệu
quả cao


6


7
b. Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh
giá.
Định hướng về đổi mới Phương pháp dạy học trong dạy học Chương trình môn
Công nghệ là tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận.
Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy
học và hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập, tạo cơ hội để học sinh rèn
luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức thông qua các chủ đề, nội dung thực tế vào thực
hành, vận dụng kiến thức vào tình huống thực tế cuộc sống. Phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh; tạo điều kiện để học sinh tự chủ động tìm hiểu,
mở rộng tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết của học
sinh THCS. Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các
chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương. Như vậy, vận dụng mô hình mạch điện thực
tế vào dạy học thực hành Công nghệ 9 là hoàn toàn phù hợp với định hướng đổi
mới phương pháp dạy học bộ môn Công nghệ trong tiếp cận dạy học theo định
hướng phát triển năng lực người học.
Các năng lực được hình thành khi tiến hành áp dụng biệp pháp: Năng lực công
nghệ: Là năng lực đặc thù của bộ môn khi tiến hành học tập, thực hành học sinh
được trải nghiệm từ kiến thức lý thuyết đến thực tiễn đời sống, do đó các vấn đề
nảy sinh trong quá trình vận hành, sự cố đối với mạch điện học sinh đều có thể giải
quyết được; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trước mỗi bài thực hành học
sinh đều phải giải quyết công việc theo từng mức khác nhau, từ bài đơn giản đến
những bài phức tạp như bài 9: mạch điện đèn cầu thang; Năng lực giao tiếp và hợp
tác: Học sinh được làm quen với cách thức làm việc và hợp tác theo nhóm, mỗi
thành viên nhận các nhiệm vụ khác nhau và đều hướng đến một mục tiêu là hoàn
thành đúng tiến độ bài tập.

Với các loại hình bài thực hành trên mô hình như thế này học sinh được tiếp
cận với cách đánh giá đồng đẳng. Sau mỗi tiết thực hành giáo viên yêu cầu các
nhóm nhận xét về mức độ hoàn thành công việc, sự đảm bảo an toàn và vệ sinh
trong lao động, như vậy qua đây học sinh có thể tự học tập lẫn nhau thông qua
cách đánh giá.
c. Kết quả cụ thể.
- Kết quả.
Tiến hành khảo sát thông qua các tiêu chí sau: Mức độ yêu thích của học sinh
khi tham gia vào thực hành; Thiết kế mạch điện cho khu vực bàn giáo viên; Xử lý
sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của mạch điện; Hoạt động nhóm.
Kết quả: Đối với qui trình thực hiện như trước đây học sinh thực hiện một cách
thụ động, gò ép theo sự hướng dẫn của giáo viên nên khi áp dụng vào thực tế học
sinh còn lúng túng, sản phẩm làm ra chưa phù hợp với thực tế. Khi tiến hành xử lý
sự cố thì còn rất chậm, không xử lý được. Mức độ yêu thích đối với môn học được
khảo sát thông qua bảng kiểm cho thấy tỉ lệ học sinh có thái độ yêu thích môn học
của phương pháp mới cao hơn nhiều so với phương pháp cũ. Kết quả hoạt động
7


8
của các nhóm cho thấy các nhóm được thực hành trên mô hình tham gia tích cực,
chủ động hơn so với các nhóm còn lại.
- Hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác giảng
dạy ở cơ sở:
Giúp học sinh tiếp cận được với các thiết bị hiện đại, giống như trong thực tế
để sau này các em khỏi bỡ ngỡ khi gặp trong đời sống.
Kích thích tính sáng tạo của học sinh sau này các em có thể tự phục vụ nhu
cầu của mình trong cuộc sống về thiết kế mạch điện hoặc sử dụng để phục vụ cho
nhu cầu nghề nghiệp sau này.
Tạo tiền đề tốt để các em có thể tham gia chương trình học nghề, thực hiện

tốt công tác phân luồng sau khi tốt nghiệp.
Tăng cường kĩ năng làm việc theo nhóm vì để thực hiện được bài tập mà
giáo viên giao đòi hỏi học sinh phải biết kết hợp, phân chia công việc cho từng
thành viên trong nhóm của mình.
d. Khả năng phát triển, mở rộng, vận dụng của biện pháp.
Trên các mạch điện hiện tại mới dừng lại ở việc lắp đặt đúng yêu cầu đối với
các bài thực hành. Đối với mô hình này có thể vận dụng ở mức cao hơn đó là giáo
viên có thể tạo ra các sự cố (thường xảy ra đối với mạng điện gia đình) để cho học
sinh có thể đề xuất và đưa ra các phương áp khắc phục.
Trong năm học trước mới áp dụng thử nghiệm ở ba lớp năm nay sẽ áp dụng
cho cả khối để học sinh có thể thực hành và tiếp xúc với các mạch điện cơ bản
trong thực tế mặt khác giáo viên có thể tạo ra các hư hỏng, các lỗi thường gặp trên
mô hình để học sinh tự tìm kiếm phương án khắc phục, qua đó hình thành kĩ năng
nghề nghiệp sau này.
Có thể kết hợp với một số phần mềm thiết kế mạch điện như: CADe MiSU,
Crocodile Physics …. để học sinh thiết kế trên máy tính xong rồi mới tiến hành
thực hành trên mô hình.
6. Minh chứng.

TT

Lớp áp
dụng

Thiết kế mạch
điện cho khu vực
bàn giáo viên (4
phòng học)
Phù hợp


Lớp không Chưa phù hợp
áp dụng

Xử lý tình
huống khi
bóng đèn
không sáng
trong lớp học

Mức độ yêu
thích của học
sinh khi tham gia
vào thực hành

Hoạt động
nhóm

Tìm kiếm, xử
lý nhanh

25/30 em

Tham gia tích
cực

Chưa xử lý
được

15/30 em


Tham gia theo
sự gò ép của
8


9
giáo viên

GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Thạc Chúc

9


10
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP................................................................................................................................11
CƠ SỞ THỰC TIỄN
CƠ SỞ LÝ LUẬN

11
11

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA BIỆN PHÁP.......................................................................................................12
VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
12
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG
12
Mục tiêu..................................................................................................................................................12

Kiến thức......................................................................................................................................................... 12
Kỹ năng........................................................................................................................................................... 12
Năng lực.......................................................................................................................................................... 12

Đối tượng tác động................................................................................................................................12
Thời gian, thời điểm thực hiện...............................................................................................................12
Thời gian......................................................................................................................................................... 12
Thời điểm........................................................................................................................................................ 12

CÁCH THỨC THỰC HIỆN................................................................................................................................12
GIỚI THIỆU, LÀM RÕ CÁCH THỨC CỦA VÒNG LẶP FOR
12
Thông qua một vài ví dụ để học sinh thấy được sự cần thiết của vòng lặp...........................................12
Ví dụ 1............................................................................................................................................................. 12
Ví dụ 2............................................................................................................................................................. 13

Khai thác vòng lặp For vào giải bài toán..............................................................................................14
GIỚI THIỆU, LÀM RÕ CÁCH THỨC CỦA VÒNG LẶP WHILE
14
NHẤN MẠNH SỰ KẾT THÚC VÒNG LẶP Ở VÒNG FOR VÀ VÒNG WHILE
18
HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP............................................................................................................................18
KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
KẾ HOẠCH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

18
19

10



11

BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
TÊN BIỆN PHÁP

“GIÚP HỌC SINH HIỂU VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÂU
LỆNH LẶP FOR, WHILE TRONG CHƯƠNG TRÌNH PASCAL”

Lý do chọn biện pháp
Cơ sở thực tiễn

Kể từ năm học 2019-2020, Phòng GD&ĐT huyện Quỳnh Lưu đã
đưa môn Tin học trở thành môn thi chọn học sinh giỏi (HSG)
huyện, đây có thể nói là một cơ hội cho các trường để nâng cao
chất lượng mũi nhọn môn Tin, có thêm sân chơi bổ ích cho học
sinh, cũng là cơ hội để giáo viên giảng dạy môn Tin được tham gia
bồi dưỡng học sinh giỏi, qua đó nâng cao năng lực chuyên môn.
Tuy nhiên việc đưa môn Tin học vào thi HSG cũng là một thách
thức không nhỏ đối với những trường có cơ sở vật chất còn thiếu
thốn, lại thuộc xã đặc thù ven biển khó khăn như trường THCS
Quỳnh Long.
Mặc dù nhà trường đã từng bước đầu tư CSVC phục vụ dạy học,
tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học môn Tin, do đó
có một số năm ở các khối cuối cấp nhà trường không đưa môn Tin
vào giảng dạy. Bước vào năm học 2020-2021, nhà trường đã
quyết định dạy học tự chọn môn Tin học và giao nhiệm vụ cho tôi
bồi dưỡng đội tuyển HSG môn Tin lớp 9.
Một vấn đề bất cập là năm học 2019-2020 lớp 8 không học Tin

nên các em lớp 9 năm nay không được học Quyển 3 (ngôn ngữ
lập trình Pascal), bên cạnh đó các môn học khác đã hình thành đội
tuyển từ HK2 của năm trước nên đã có sự lựa chọn học sinh (cả về
kiến thức, năng lực, sở thích), đội tuyển môn Tin năm nay mới
hình thành nên không có nhiều sự lựa chọn đầu vào.
Cơ sở lý luận

Việc bồi dưỡng HSG môn Tin năm nay phải tiến hành song song
giữa việc dạy học kiến thức lập trình cho học sinh nhằm đạt chuẩn
kiến thức kỹ năng với việc trang bị cho các em năng lực lập trình
nâng cao. Mặt khác trong ngôn ngữ lập trình Pascal thì hầu hết
các bài toán đều sử dụng câu lệnh có cấu trúc lặp, từ bài toán cơ
bản đến việc duyệt mảng, vào ra dữ liệu đối với tệp … đều dùng
đến các vòng lặp For và While.
Để học sinh vừa tiếp cận kiến thức mới, vừa có thể lập trình giải
các bài toán ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao thì trước hết phải
hiểu rõ, hiểu chắc sự hoạt động của câu lệnh lặp. Do đó tôi lựa
11


12
chọn biện pháp “giúp học sinh hiểu và sử dụng câu lệnh lặp
For, While trong chương trình pascal”.

Mục đích yêu cầu của biện pháp
Vấn đề cần giải quyết
-

Giúp học sinh hiểu rõ cách thức hoạt động của vòng lặp For, While trong chương trình
Pascal


-

Từ đó sử dụng vòng lặp một cách có hiệu quả khi viết chương trình.

Mục tiêu, đối tượng tác động
Mục tiêu

Kiến thức
-

Học sinh hiểu rõ cách thức hoạt động của vòng lặp For, While trong chương trình
Pascal

Kỹ năng
-

Biết sử dụng vòng lặp For, While viết chương trình giải quyết các bài toán.

-

Vận dụng vòng lặp để giải các bài toán thực tiễn.

Năng lực
-

NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

-


NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông

Đối tượng tác động
-

Bồi dưỡng học sinh giỏi.

-

Nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Tin học của nhà trường.

Thời gian, thời điểm thực hiện

Thời gian
-

Bắt đầu từ tháng 9/2020

Thời điểm
-

Các buổi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi

Cách thức thực hiện
Giới thiệu, làm rõ cách thức của vòng lặp For
Thông qua một vài ví dụ để học sinh thấy được sự cần thiết của
vòng lặp
-

Nhận thức rõ: Ví dụ đưa vào phải có tính thực tiễn, kích thích nhu cầu tìm tòi, huy

động kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề của học sinh. Tránh đưa vào những ví
dụ mở đầu gây nhàm chán, chẳng hạn như viết câu lệnh in ra màn hình 10 lần dòng
chữ “Chao cac ban !”.

-

Do đó sau khi học sinh đã biết khai báo hằng, biến và biết các lệnh cơ bản như read,
readln, write, writeln, câu lệnh điều kiện if … then, tôi đưa ra bài toán sau:

Ví dụ 1
12


13
Viết chương trình in ra màn hình một trăm số nguyên dương đầu
tiên, mỗi số cách nhau bởi một ký tự trắng.
Với kiến thức đã học, học sinh có thể làm được bằng cách dùng
lệnh Write để viết như sau: write(‘1 2 3 … 100’), hoặc write(1,’
‘,2,’ ‘, …,100); cũng có em gõ lệnh write(‘1’), sau đó sao chép,
dán rồi sửa số.
Vấn đề đặt ra là: Để thực hiện yêu cầu nêu trên thì học sinh phải
gõ bàn phím rất nhiều lần để được các số từ 1 đến 100, điều này
gây mất thời gian, nhàm chán, cảm giác là chương trình không
khoa học. Từ đó học sinh nêu câu hỏi:
-

Vậy có cách nào để giải quyết vấn đề này?

Từ đó tôi giới thiệu vòng lặp For để giải quyết nhanh chóng bài
toán nêu trên:

-

Thay vì phải viết câu lệnh rất dài write(‘1 2 3 4 5 6 … 100’) ta chỉ cần sử dụng một câu
lệnh: For i:=1 to 100 do write(i,’ ’);

Tôi tiến hành viết câu lệnh và chạy thử chương trình để học sinh
thấy kết quả.
Sau đó tôi tiếp tục khai thác: ta có thể thay số 100 ở câu lệnh trên
bằng n (n nhập từ bàn phím): For i:=1 to n do write(i,’ ’);
Sau khi chạy thử chương trình tôi giải thích cách thức hoạt động
của vòng lặp For trong câu lệnh trên thông qua bảng sau (với n =
10):
Lần lặp
Giá trị của biến Kết quả lệnh Write(i,’
thứ
điều khiển i
‘)
(i chạy từ 1 đến (viết ra i và một dấu
100)
cách)
1
1
1
2
2
2
3
3
3




10
10
10
Yêu cầu học sinh chạy chương trình với các giá trị n nhập vào
khác nhau và quan sát kết quả.
Để học sinh hiểu rõ hơn, tôi đưa ra bài toán sau:
Ví dụ 2
Viết chương trình in ra màn hình các số chẵn lớn hơn m và nhỏ
hơn n (m, n nhập từ bàn phím).
Câu lệnh trong chương trình:
Begin
Write(‘Nhap m = ‘); readln(m);
Write(‘Nhap n = ‘); readln(n);
Writeln(‘Cac so chan trong khoang ‘,m,’ ‘, n,’ la: ‘);
13


14
For i:= m+1 to n-1 do if i mod 2 = 0 then write(i, #32);
Readln
End.
Tôi phát vấn học sinh:
-

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu lệnh For i:= m+1 to n-1 do if i mod 2 = 0 then
write(i, #32) trên đây với m = 5, n = 12?

Học sinh giải thích:

-

Biến i chạy từ m + 1 đến n – 1 tức là từ 6 đến 11.

-

Nếu i chia hết cho 2 thì viết ra i và một ký tự trắng.

Tôi tiếp tục chạy thử chương trình để học sinh thấy được kết quả,
sau đó yêu cầu học sinh lên điền vào bảng sau (giả sử với m = 5,
n = 12)
Giá trị biến
i
Lần
i mod 2 = 0
Write(i,#32)
(i chạy từ
lặp
(T/true,
(viết ra i và
m+1 đến nthứ
F/false)
một dấu cách)
1 tức là từ 6
đến 11)
1
6
T
6
2

7
F
3
8
T
8
4
9
F
5
10
T
10
6
11
F
Tiếp tục chạy chương trình với mỗi lần thay đổi các giá trị nhập
vào m, n.
Sau khi trình bày các ví dụ trên tôi chốt lại cú pháp của lệnh For
(dạng tiến):
FOR i:= <giá trị đầu> TO <giá trị cuối> DO <lệnh>;
FOR i:= <giá trị đầu> TO <giá trị cuối> DO BEGIN lệnh 2; …> END;
Trong đó <giá trị đầu> bé hơn <giá trị cuối> và có cùng kiểu
dữ liệu.
Khai thác vòng lặp For vào giải bài toán

Để củng cố và giúp học sinh hiểu chắc hơn vòng lặp For, tôi hướng
dẫn học sinh viết câu lệnh để giải một số bài toán, chẳng hạn:
1) Tìm các số chia hết cho 3 không vượt quá 100.

2) Tìm các ước của số n (n nhập từ bàn phím).
3) In ra n phần tử đầu tiên của dãy số Fibonace (n nhập từ bàn phím).

Giới thiệu, làm rõ cách thức của vòng lặp While

14


×