Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Các biện pháp thi giáo viên giỏi tỉnh môn hóa học, sinh học theo thông tư 22

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 48 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY:
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM ĐỂ DẠY HỌC TÍCH CƯC BỘ MÔN HÓA
HỌC
Ở TRƯỜNG THCS

Giáo viên dự thi: Nguyễn Sỹ Lâm
Đơn vị công tác: Trường THCS Quỳnh Hồng

QUỲNH LƯU - 2020
1.Lí do chọn biện pháp:
Thực trạng:
+ Đa số học sinh chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm dẫn đến tình trạng
lười làm thí nghiệm trong các giờ học và giờ thực hành.


+ Dụng cụ thí nghiệm thường là thủy tinh nên dễ vỡ, hóa chất chưa nhiều và
thuộc loại vật liệu tiêu hao nên tốn kém.
+ Chưa có giáo viên chuyên trách để tạo điều kiện giúp học sinh làm thí
nghiệm một cách thành thạo.
+ Cần sự chuẩn bị của giáo viên nên tốn thời gian.
+ Theo xu thế mới, hiện nay TN - TH đã được đưa vào trong các đề thi từ
HSG các cấp đến các kì thi quốc gia.
Nguyên nhân:
+ Bộ môn Hóa học, học sinh mới được tiếp cận ở lớp 8 và lớp 9, nhiều em
chưa thật sự yêu thích môn học nên kĩ năng thực hành chưa cao.
+ Lượng hóa chất thiếu về chủng loại và chất lượng không cao nên ảnh hưởng
đến kết quả thí nghiệm – thực hành.


Yêu cầu gải quyết:
+ Đứng trước thực trạng và nguyên nhân đó bản thân tôi đã trăn trở làm thế
nào để giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn kĩ năng thực hành, nhằm phát
triển năng lực nghiên cứu khoa học cho học sinh. Vì vậy, tôi đưa ra các biện
pháp nhằm nghiên cứu và tìm ra vai trò, tác dụng của thí nghiệm hoá học từ
đó góp phần thúc đẩy sự ham muốn, tự tìm hiểu, nghiên cứu, lĩnh hội kiến
thức của học sinh.
2. Mục tiêu của biện pháp:
Mục tiêu chung:
- Giúp học có kĩ năng thực hành thí nghiệm củng cố niềm tin khoa học và
kích thích sự sáng tạo và tính tích cực học hỏi để thỏa mãn nhu cầu nhận thức.
- Gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Tạo tình huống có vấn
đề cho học sinh.
- Giúp học sinh có thể linh hoạt trong việc tìm hiểu kiến thức thực tế, lí thuyết
để giải quyết các tình huống trong quá trình học tập.
Mục tiêu cụ thể:
- Học sinh làm được các thí nghiệm, quan sát hiện tượng xảy ra, viết đúng, đủ
các phương trình hóa học xảy ra trong từng phản ứng.
- Đưa kiến thức đã học vận dụng vào thực tế để tạo ra các sản phẩm phục vụ
nhu cầu học tập, sáng tạo từ đó xây dựng niềm tin vào khoa học
3. Nội dung, cách thức tiến trình thực hiện biện pháp:
+ Trong từng tiết dạy, giáo viên phải bám sát chương trình, bám sát chuẩn
kiến thức kĩ năng để chuẩn bị nội dung bài dạy và đồ dùng dạy học cần thiết.
+ Sau mỗi tiết dạy học sinh biết được dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành thí
nghiệm, nêu hiện tượng quan sát được đồng thời giải thích và viết đúng, đủ
các PTHH xảy ra.
+ Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo nhiều cách khác nhau giúp cho học
sinh thu thập và xử lí thông tin nhằm hình thành khái niệm, tính chất chung và
tính chất của các chất vô cơ, hữu cơ cụ thể.
Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực môn hóa học ở trường THCS

gồm các phương pháp sau đây:
2

2

2


a) Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên.
Khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn cần chú ý các nội dung sau:
- Bảo đảm an toàn thí nghiệm: bảo đảm an toàn an toàn sức khoẻ, tính mạng
của học sinh, là trách nhiệm của giáo viên. Vì vậy, người biểu diễn phải nắm
chắc kỹ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm.
Ví dụ:
+ Trước khi đốt cháy hiđrô, Axêtilen đều phải thử độ tinh khiết của chúng.
+ Khi làm việc với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm. Không dùng
quá liều lượng hoá chất dễ cháy, dễ nổ.
+ Khi làm việc với chất độc hại dễ bay hơi phải làm trong tủ kín hoặc ở nơi
thoáng (xuôi chiều gió) để tránh gây ra tai nạn khi gió tạt về phía học sinh.
- Đảm bảo kết quả và tính khoa học của thí nghiệm: Kết quả tốt đẹp của thí
nghiệm có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy - học và củng cố niềm tin
của học sinh vào khoa học. Muốn đảm bảo kết quả thí nghiệm, trước hết giáo
viên phải nắm vững kỹ thuật tiến hành thí nghiệm, phải thử thí nghiệm nhiều
lần trước khi đến lớp. Các dụng cụ thí nghiệm phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ,
đồng bộ.
VD: Trong bài “Sự biến đổi chất” tôi đã mạnh dạn đổi TN đốt hỗn hợp bột sắt
với lưu huỳnh bằng đốt hỗn hợp bột đồng và lưu huỳnh đảm bảo tính khoa
học hơn.
- Đảm bảo tính trực quan: Để đảm bảo tính trực quan, khi chuẩn bị thí nghiệm
giáo viên cần lựa chọn các dụng cụ và hoá chất thích hợp. Dụng cụ thí nghiệm

cần đủ lớn để học sinh ngồi dưới lớp có thể quan sát thấy được, đồng thời
phải có màu sắc hài hoà. Bàn biểu diễn phải có độ cao cần thiết, dụng cụ thí
nghiệm phải được bố trí sao cho học sinh có thể nhìn rõ.
Đối với thí nghiệm có thể thay đổi màu sắc, có chất kết tủa hoặc có chất khí
sinh ra thì phải có giấy màu đặt ở sau đồ dùng thí nghiệm. Để đạt được kết
quả tương đối khả quan ta cần chú ý một số nội dung sau đây:
- Chọn thí nghiệm phục vụ nội dung trọng tâm bài học và phù hợp với thời
gian trên lớp.
VD: Trong bài tính chất hóa học của axit, mục 2 – axit tác dụng với kim loại,
tôi sẽ làm 2 TN song song:
+ Zn + HCl → ZnCl2 + H2
+ Cu + HCl → không phản ứng.
Từ đó, ta rút ra kết luận: “ Dung dịch axit tác dụng với một số kim loại tạo
thành muối và giải phóng khí hiđro”.
- Hướng dẫn học sinh chú ý vào quan sát những hiện tượng có tính bản chất
của thí nghiệm có liên quan đến nội dung bài học.
b) Thí nghiệm nghiên cứu của học sinh:
b1) TN để nghiên cứu bài mới:
Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm nghiên cứu bài mới có thể thực
hiện bằng hai cách: toàn lớp cùng làm một thí nghiệm hoặc từng nhóm làm
các thí nghiệm khác nhau. Khi tiến hành thí nghiệm theo nhóm, GV cần tổ
3

3

3


chức để học sinh trong các nhóm lần lượt dược làm thí nghiệm. Nếu thí
nghiệm phức tạp thì nên có sự phân công tham gia của nhóm khác hoặc có sự

giúp đỡ của giáo viên
VD: Trong bài “Tính chất hóa học của muối” tôi đã chia nhóm và giao nhiệm
vụ như sau thời gian 10 phút các nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành bảng:à
Nhóm 1:
Cách làm thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH
TN1
Ngâm một đoạn giây đồng
trong dung dịch AgNO3
TN2
Cho một mẫu nhỏ Na vào
dung dịch CuSO4
Giáo viên sử dụng kết quả của nhóm 1để kết luận tính chất “muối tác dụng
với kim loại”. Đồng thời sử dụng TN 2 để phát triển nâng cao: khi cho kim
loại kiềm tác dụng dung dịch muối không tạo ra muối mới và kim loại mới mà
tạo ra muối mới, bazơ mới và giải phóng khí hđrô.
Sau đó ra bài tập nâng cao cho đối tượng học sinh khá giỏi: Giải thích hiện
tượng và viết PTHH xảy ra khi cho một mẫu nhỏ Na vào dung dịch AlCl3.
Nhóm 2:
Cách làm thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH
TN1
Nhỏ vài giọt dung dịch
AgNO3 vào ống nghiệm có
sẵn 1ml dung dịch NaCl
TN2
Nhỏ vài giọt dung dịch
NaNO3 vào ống nghiệm có

sẵn 1ml dung dịch BaCl2
Nhóm 3:
Cách làm thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH
TN1
Nhỏ vài giọt dung dịch
H2SO4 vào ống nghiệm có
sẵn 1ml dung dịch BaCl2
TN2
Nhỏ vài giọt dung dịch HCl
vào ống nghiệm có sẵn 1ml
dung dịch Na2CO3
Nhóm 4:
Cách làm thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH
TN1
Nhỏ vài giọt dung dịch
CuSO4 vào ống nghiệm có
sẵn 1ml dung dịch NaOH
TN2
Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH
vào ống nghiệm có sẵn 1ml
dung dịch NH4Cl
4

4

4



Thí nghiệm của nhóm 2, 3 và thí nghiệm 1 của nhóm 4, giáo viên dùng để
khẳng định điều kiện của phản ứng trao đổi ở mục II.
Ở TN 2 của nhóm 4, giáo viên cho học sinh biết thêm NH4Cl là một loại phân
bón hóa học (phân đam) và yêu cầu học sinh tìm hiểu: Tại sao trong nông
nghiệp, người ta không trộn đạm với vôi để bón ruộng?
Trước khi vào làm thí nghiệm, giáo viên cho học sinh nghiên cứu kĩ các bước
tiến hành thí nghiệm, cách lắp dụng cụ và ghi vào biên bản nhóm.
Trong quá trình làm thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát kĩ hiện tượng, nêu
được nhận xét của bản thân hoặc của nhóm về vấn đề thí nghiệm cần nghiên
cứu.
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm khử CuO bằng H2 ở nhiệt độ cao, thì học sinh phải
biết quan sát màu sắc của CuO chuyển từ màu đen thành màu đỏ nâu của Cu
và hơi nước đọng lại ở ống nghiệm trong cốc nước lạnh.
b2) Thí nghiệm thực hành:
Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện giờ thực hành sao
cho phù hợp với đặc điểm, nội dung và thời gian cho phép. Giờ thực hành
được thực hiện theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Chia nhóm học sinh (mỗi nhóm tối đa 6 em) và phải cử nhóm
trưởng, thư kí (cần luân phiên thay đổi để làm tăng tính tích cực cho học sinh
cả nhóm).
- Bước 2: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, thời gian thực hiện cho mỗi thí
nghiệm.
Các nhóm tự thảo luận các bước thực hiện thao tác thí nghiệm, sau khi thống
nhất thì tiến hành làm thí nghiệm đã được giao. Thư kí có nhiệm vụ ghi lại
các dấu hiệu, hiện tượng xảy ra trong từng thí nghiệm của nhóm mình, sau đó
báo cho giáo viên.
Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm chưa tìm ra kết quả (hoặc chưa làm
đúng thao tác thí nghiệm).

Sau mỗi thí nghiệm các nhóm phải báo cáo hiện tượng xảy ra trong thí
nghiệm, giải thích và viết đúng, đủ các PTHH xảy ra.
Giờ thực hành được thực hiện theo quy trình sau:
+ Đầu giờ giáo viên kiểm tra sự đồ dùng, hóa chất.
+ Giáo viên hướng dẫn thảo luận để thống nhất các bước tiến hành của từng
thí nghiệm có trong bài và lưu ý các biện pháp an toàn trong quá trình làm thí
nghiệm.
+ Học sinh tiến hành làm các thí nghiệm theo yêu cầu, giáo viên theo dõi, uốn
nắn sai sót của học sinh (tránh không làm thay học sinh).
+ Cuối giờ, học sinh phải hoàn thành bản tường trình gồm các nội dung (theo
mẫu):
TT
Tên thí nghiệm
Cách làm
Hiện tượng Giải thích
PTHH
1
2
5

5

5


+ Cuối tiết học giáo viên rút kinh nghiệm giờ thực hành; cho học sinh rửa dọn
đồ dung thí nghiệm, phòng học. Lưu ý: nếu hóa chất còn dư không đổ lại vào
bình chứa; hóa chất độc có tính axit thì phải trung hòa bằng dung dịch nước
vôi trong và ngược lại hóa chất có tính kiềm phải trung hòa bằng các dung
dịch có tính axit trước khi đổ ra môi trường.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

6

6

6


Để phát huy tính tích cực của học sinh cần có thêm các bài tập sau mỗi buổi
thực hành. Với mục đích buộc học sinh phải nghiên cứu kĩ lí thuyết và vận
dụng các kiến thức đã học để làm bài tập. Từ đó, học sinh rèn được tính tích
cực trong suy nghĩ và niềm tin vào khoa học, đồng thời có kĩ năng vận dụng
kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Ví dụ 1: Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch sau:
H2SO4 (l), NaOH, NaCl, Na2SO4 đựng trong các lọ bị mất nhãn.
Ví dụ 2: Hình dưới đây mô tả sơ đồ điều chế và thu khí axetilen trong phòng
thí nghiệm.
Hãy cho biết các ghi chú từ (1) – (5) trên hình vẽ ghi những hóa chất gì?
Phương pháp thu khí axetilen như hình vẽ là phương pháp gì? Vì sao lại thu
như vậy?

Ví dụ 3: Mô tả thí nghiệm tính hấp phụ của than gỗ và cho biết thế nào là tính
hấp phụ?
7

7

7



- Cần dùng những dụng cụ và hóa chất nào để điều chế và thu khí clo trong
phòng thí nghiệm. Viết pthh minh họa
Ngoài ra, khi sử dụng thí nghiệm hóa học để dạy học tích cực trong môn hóa
học không nên bó hẹp trong các giờ học, giáo viên nên sử dụng các thí
nghiệm vui trong các buổi ngoại khóa.
Ví dụ: Làm thế nào để luộc chín một quả trứng gà bằng vôi sống.
Hoặc làm thế nào để quả trứng “chui” vào miệng bình. Hoặc làm thế
nào để bóc vỏ quả trứng mà không cần đập vỡ vỏ.
Với các thí nghiệm đó giáo viên yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng.
Để tăng tính tích cực và rèn kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng làm việc theo
nhóm tôi đã đưa trải nghiệm sáng tạo và dạy học theo phương pháp STEM
trong một số tiết dạy cụ thể. Các sản phẩm tốt, có chất lượng được khuyến
khích, tuyên dương trong các buổi chào cờ đầu tuần hoặc trưng bày trong
phòng truyền thống của trường và tham gia dự thi sáng tạo khoa học kỹ thuật
các cấp.
4. Hiệu quả của biện pháp trong việc nâng cao chất lượng công tác giảng
dạy ở cơ sở:
a) Mức độ phù hợp với đối tượng và thực tiễn nhà trường:
Với các biện pháp đã nêu và được áp dụng tại trường THCS Quỳnh Hồng, tôi
nhận thấy rất phù hợp với tất cả đối tượng học sinh và có thể lồng ghép một
số kiến thức nâng cao giúp bồi dưỡng học sinh giỏi.
b) Mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH và KTĐG:
Để thực hiện được đồng bộ các giải pháp đã nêu, giáo viên phải vận dụng rất
nhiều phương pháp dạy học như: hoạt động nhóm; phương pháp mảnh ghép;
phương pháp khăn trải bàn…Đồng thời trong kiểm tra đánh giá, giáo viên có
thể vừa đánh giá kiến thức học sinh vừa đánh giá kĩ năng thực hành và khả
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
c) Kết quả cụ thể: Đa số học sinh ham học hơn, chất lượng giờ học cao hơn.
Qua khảo sát bằng các bài thực hành của học kì I của năm 2019 – 2020 với

các bài thực hành của năm trước, tôi nhận thấy kết quả:
Năm
Phạm vi áp dụng
Kết quả
2018
Áp dụng trong giờ học và thực
30% học sinh thành thạo các
2019
hành.
bước làm thí nghiệm
Đạt 03 học sinh giỏi huyện.
2019
Áp dụng thường xuyên và mở
50 - 60% học sinh thành thạo các
2020
rộng
bước làm thí nghiệm.
Có 01 sản phẩm STEM đạt giải
nhất cấp huyện và được cử dự thi
khởi nghiệp HS – SV 2020.
Đạt 04 học sinh giỏi huyện.

8

8

8


9


9

9


Khả năng phát triển: Với các biện pháp đã nêu và kết quả đạt được trong
năm học vừa qua tôi nhận thấy có thể áp dụng cho các trường trong toàn
huyện nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng thực hành – thí nghiệm. Đồng
thời giúp học phát triển các phẩm chất, kĩ năng phục vụ cho công tác phân
luồng sau THCS.
Giúp giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục mới
nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên báo cáo

Nguyễn Sỹ Lâm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

10

10

10


BIỆN PHÁP
“Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh THCS

thông qua bài học thực hành hóa học”
(Phục vụ kỳ thi GVDG Tỉnh cấp THCS)

Họ tên: Nguyễn Thị Hương
Đơn vị công tác:Trường TH&THCS Ngọc Sơn
Chức vụ: Giáo viên
Môn dự thi: Hóa Học

11

11

11


NGHỆ AN – 10/ 2020
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Quỳnh Lưu, ngày 25 tháng 9 năm 2020

BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Tên biện pháp: “Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh THCS

thông qua bài học thực hành hóa học”.
1. Lý do chọn biện pháp
Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm (Th.N) gắn liền mật
thiết giữa lý thuyết với thực hành. Do đó cần chú trọng nội dung thực hành
trong dạy học hóa học (DHHH) tạo điều kiện phát tiển năng lực thực hành
hóa học cho học sinh (HS).
Tuy nhiên tại đơn vị tôi công tác, năng lực (NL) thực hành hóa học
(THHH) của học sinh (HS) còn ở mức thấp.
Để tạo hứng thú học tập bộ môn từ đó hình thành và phát triển NL cho
HS tôi đã chọn biện pháp: "Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học
sinh bậc THCS thông qua bài thực hành hóa học” để nâng cao chất lượng
giảng dạy của bản thân.
2. Mục tiêu và yêu cầu của biện pháp
2.1. Mục tiêu của biện pháp
Sử dụng thí nghiệm thực hành (TNTH) để phát triển NL TH TNHH cho
HS bậc THCS
12

12

12


2.2. Yêu cầu của biện pháp
- Nắm được cơ sở lý luận của dạy học phát triển năng lực (DHPT NL)
- Điều tra thực trạng sử dụng TNg trong dạy học và NL TH TNHH của
HS tại trường THCS Quỳnh Lâm nhằm đề xuất một số biện pháp hình thành
và phát triển NL TH TNHH cho HS thông qua bài học THHH bậc THCS.
- Thiết kế giáo án bài dạy và bộ công cụ đánh giá NL TH TNHH.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp và có

điều chỉnh phù hợp.
3. Nội dung, cách thức thực hiện
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bài thực hành hóa học bậc THCS
3.2. Phạm vi của biện pháp
- Về nội dung: Sử dụng hiệu quả các PPDH tích cực, đặc biệt là sử
dụng TN THHH trong các bài thực hành hóa học để hình thành và phát triển
NL TH TNHH cho HS THCS.
- Về thời gian: Biện pháp (Bp) thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng
3/2020.
- Địa điểm: Bp thực hiện ở trường THCS Quỳnh Lâm..
3.3. Các bước thực hiện biện pháp
Quy trình dạy một bài thực hành hóa học:
Bước 1: Chuẩn bị TN:
-Yêu cầu HS nghiên cứu trước bài thực hành, chuẩn bị sẳn bản báo cáo
tường tình các mục dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành.
- GV có thể cho 1 số HS cùng làm thử TN để dự đoán trước mức độ
thành công của TN
VD: Bài thực hành: “Tính chất hóa học của oxit, axit” – Lớp 9
Qua việc làm thử TN trước biết CaO ở phòng thí nghiệm không cho kết quả
chính các, cần thay thế bằng CaO ở ngoài thị trường.
Bước 2: Phổ biến nội qui an toàn phòng TN:
VD: Trong bài thực hành số 1: Tính chất hóa học của oxit, axit. – Lớp 9:
Lưu ý: Khi làm việc với axit phải cẩn thận khỏi bị axit vương vào tay, khi bị
dính axit, cần rửa nhanh với nước sạch.
Bước 3: Giới thiệu qui trình TN:
13

13


13


Việc yêu cầu HS chuẩn bị bản báo cáo thực hành trước ở nhà vừa tiết
kiệm thời gian tên lớp, vừa hình thành cho các em NL tự học, tự chủ.
Bước 4: Tiến hành TN:
VD: Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazo và muối – Hóa 9.
Tùy vào đối tượng HS, nếu gặp lớp HS có trình độ trung bình, khả năng
làm TN ở mức độ vừa phải. Tôi chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm 1,3,5 làm TNg
1 đến 4. Nhóm 2,4,6 làm TNg 2 đến 6.
Bước 5: Mô tả kết quả TN:
Bước 6: Giải thích các hiện tượng quan sát được:
GV có thể dùng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề giúp HS tự giải thích các hiện
tượng.
VD: Trong bài thực hành số 1: Tính chất hóa học của oxit, axit. – Lớp 9:
Tôi nêu 3 câu hỏi gợi ý tương ứng với 3 TNg:
?1. Từ sự đổi màu của quỳ tím hoặc dd phenolphtalein rút ra tính chất
hóa học của dd sản phẩm, từ đó rút ra tính chất hóa học của CaO?
?2. Từ sự đổi màu của quỳ tím rút ra tính chất hóa học của dd sản
phẩm, từ đó rút ra tính chất hóa học của P2O5?
?3. Để nhận biết dung dịch axit ta dùng thuốc thử nào? Làm sao để
phân biệt được gốc =SO4 trong H2SO4?
Bước 7: Đánh giá NL TH.TNHH của HS thông qua bài thực hành.
Tôi thường sử dụng công nghệ thông tin (CNTT), đưa các sản phẩm
HĐ của các nhóm lên màn hình để các nhóm nhận xét, sau đó rút ra kết luân.
Cho điểm 1 số nhóm.
Ngoài ra cần có thêm các thông tin khác về mức độ HĐ của cá nhân, tôi
đã dùng phiếu đánh giá như sau:
Các tiêu chí đánh giá cá nhân
Họ tên HS


Tiêu chí

Mức 3

Mức 2

1.Mức độ
tham gia
hđ nhóm

Có tham
Nhiệt tình, sôi gia thực
nổi, tích cực
hiện
nhiệm vụ

2.Đóng
Có nhiều ý
góp ý kiến kiến, ý tưởng
14

14

Có ý kiến

Mức 1

Mức 0


Ngồi quan
Không
sát các
chú ý
bạn thực
quan sát
hiện
Lắng nghe

Không
lắng nghe
14


Lắng nghe ý
kiến cua các
3.Tiếp thu
thành viên,
trao đổi ý
phan hồi và
kiến
tiếp thu ý
kiến hiệu quả

Có lắng
nghe,
phản hồi

Không
lắng nghe,

Lắng nghe
không trao
đổi

Hướng dẫn HS đánh giá
Họ tên HS

Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

Tiêu chí 3

Mức…

Mức ….

Mức…

Các hoạt động trên lớp:
Bài dạy thực hành tiến hành theo 5 hoạt động (HĐ) dạy học:
+ HĐ 1: HĐ khởi động: Tổ chức cho HS ôn tập các kiến thức có liên
quan hoặc GV đặt ra 1 tình huống có vấn đề liên quan đến nội dung bài thực
hành
Ví dụ 1: Bài thực hành “Điều chế - thu khí oxi, thử tính chất oxi” Hóa 8:
Để có 3 lọ khí oxi để làm thí nghiệm thử tính chất của oxi. Bằng hóa
chất nào để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:
a) KMnO4

b) H2O


c) Không khí

d) KClO3

HĐ 2: HĐ hình thành kiến thức:
- Nêu những NL cần được hình thành trong tiết học.
VD: Bài thực hành số 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học.
Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học

- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

- GV yêu cầu các nhóm kiểm ta dụng cụ, hóa chất, bài báo cáo ở nhà.

15

15

15


- GV giao nhiệm vụ và tổ chức cho các nhóm tiến hành TN , quan sát,
mô tả hiện tượng, ghi chép, giải thích hiện tượng. Quan tâm đến việc uốn nắn
cách sử dụng dụng cụ, cách lấy hóa chất, cách quan sát hiện tượng.

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và nhấn mạnh các kết luận,
nhận xét được rút ra từ các TN. Nhấn mạnh hoạt động thí nghiệm của các
nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm HS hoàn thành báo cáo TN.
+ HĐ 3: HĐ luyện tập:
Tùy vào số lượng TN trong mỗi bài mà GV có thể đưa thêm 1 vài TN
khác để HS luyện tập, hình thành NL thực hành, khắc sâu kiến thức:
VD: Bài thực hành số 1 – Hóa 8: Tách chất:
Tôi yêu cầu HS nêu cách tách dầu hỏa ra khỏi hỗn hợp dầu hỏa và nước.
Sau khi HS nêu cách tách, cho HS tiến hành TN, liên hệ thực tế đến các vụ
tràn dầu trên biển.
+ HĐ 4: HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng:
VD1: Bài thực hành: Tính chất của oxit, axit sgk hóa 9:
GV: Yêu cầu HS dùng hóa chất nào để nhận biết được dd nước xà phòng với
dd giấm ăn và muối ăn? Lưu ý: dd nước xà phòng có tính bazo, dd giấm ăn có
tính axit, dd muối ăn có môi trường trung tính.
Sau khi HS làm TN xong liên hệ đến thực tiễn việc lạm dụng xà phòng
chất tẩy rửa gây bệnh ngoài da hoặc người bị viêm loét dạ dày cần hạn chế
dùng các sản phẩm có vị chua như chanh, khế, giấm ăn…
+ HĐ 5: HĐ cũng cố, dặn dò:
GV tiến hành cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua bảng các tiêu chí đánh giá
có sẵn.
Các tiêu chí đánh giá cá nhân:
HỌ TÊN HS

TIÊU CHÍ

MỨC 3


MỨC 2

MỨC 1

1.Mức độ
tham gia hđ
nhóm

Có tham gia
Nhiệt tình, sôi
thực hiện
nổi, tích cực
nhiệm vụ

Ngồi quan sát
các bạn thực
hiện

2.Đóng góp ý
kiến

Có nhiều ý
kiến, ý tưởng

Lắng nghe

16

16


Có ý kiến

16


Lắng nghe ý
kiến cua các
3.Tiếp thu trao thành viên,
đổi ý kiến
phan hồi và
tiếp thu ý
kiến hiệu quả

Có lắng nghe,
phản hồi

Lắng nghe

Hướng dẫn HS đánh giá:
HỌ TÊN HS

Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

Tiêu chí 3

Mức…

Mức ….


Mức…

4. Kết quả
4.1. Đánh giá cách thức tiến trình thực hiện biện pháp
Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy có một số khó khăn:
- Thời gian chuẩn bị cho bài dạy nhiều, giáo viên phải chọn lọc kiến thức
phù với đối tượng học sinh.
- HS còn lúng túng khi tiến hành HĐ do ít được rèn luyện.
- HS phải tham gia học nhiều môn nên thời gian dành cho việc chuẩn bị
bài ở nhà còn ít.
- Thường giờ học ồn ào.
- Điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, không có giáo viên phòng thực hành
nên việc chuẩn bị cho giờ học khó khăn.
4.2. Kết quả đạt được
Tôi đã sử dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực (DHPTNL) ở
các dạng bài học, đặc biệt là bài học thực hành một thời gian. Tôi so sánh với
phương pháp truyền thốngnhận thấy kết quả đạt được như sau:
Phương pháp truyền Phương pháp PT NL THHH
thống
Mục tiêu hướng tới

Ghi nhớ kiến thức Từ kiến thức đã học giúp các em
đã học
phát triển các NL và vận dụng vào
thực tiễn cuộc sống.

Năng lực đạt được

Thực hành


Thực hành

17

17

17


Quan sát, nhận xét
Hợp tác nhóm

Hợp tác nhóm
Tự học, tự chủ
Sáng tạo, giải quyết vấn đề

Nội dung đánh giá.

Chủ yếu đánh giá GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn
thông qua kết quả là nhau thông qua sản phẩm đồng
phẩm của cả nhóm
thời đánh giá cả quá trình hoạt
động của mỗi cá nhân thông qua
bảng các TCĐG

- Kết quả chất lượng của HS đại trà:
Khảo sát chất lượng đầu năm học 2020 – 2021 của 3 lớp 9 tại trường như sau:
Giỏi


Khá

TB

Yếu

Kém

Trước khi áp dụng biện pháp

5%

10%

65%

15%

5%

Sau khi áp dụng biện pháp

10%

25%

60%

5%


0

Khảo sát mức độ hứng thú, yêu thích môn học tại 2 lớp 9 (60 HS) kết quả như
sau:
Rất thích Thích

Bình
thường

Không
thích

Trước khi áp dụng biện pháp

3 (5%)

6 (10%)

10 (16.7%)

41(68.3%)

Sau khi áp dụng biện pháp

6 (10%)

10 (16.7%)

20 (33.4%)


24(29.9%)

Như vậy, khi áp dụng biện pháp dạy học phát triển NL TH.TNHH trong
bài học thực hành, tôi nhận thấy HS có hứng thú học tập, giờ học sinh động
hơn, các em chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Học sinh có cơ hội thể
hiện năng lực của bản thân, được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Tôi có điều kiện phát hiện các năng khiếu của mỗi cá nhân HS, từ đó có định
hướng nghề nghiệp cho các em đúng theo năng khiếu, sở trường của HS.
4.3. Kế hoạch áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
trong thời gian tới
- Trong thời gian tới tôi tiếp tục áp dụng phương pháp phát triển NL
TH.TNHH trong suốt quá trình dạy học của mình và áp dụng cho tất cả các
lớp của cả 2 khối 8,9 với các dạng bài cụ thể như sau:
18
18
18


Bài thực hành thí nghiệm, Hình thành kiến thức mới, Trải nghiệm sáng
tạo.
- Có sự kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học hiện hành
vào từng loại bài cụ thể, đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng TNgHH vào bài
dạy.
- Quan tâm đến các đối tượng khác nhau để có sự điều chỉnh phù hợp.
- Cập nhật CNTT vào bài dạy.
5. Thực nghiệm sư phạm
Tôi đã tiến hành soạn giáo án, dạy thử nhằm đánh giá quá trình thực hiện biện
pháp, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
Tiết 10: Bài 6: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT,
AXIT

I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Biết được:
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hay axit .
- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunphat.
2.Kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí
nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết các PTHH các thí nghiệm.
- Viết bảng tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ
- Giáo dục tính cẩn thận, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học

- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc
sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

19


19

19


II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
- Hình thức tổ chức dạy học:cá nhân, nhóm, cả lớp
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Hoá chất : CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd H 2SO4, dd Na2SO4, dd NaCl, dd
BaCl2, quỳ tím .
- Dung cụ : Ống nghiệm (1 ống ), ống nhỏ giọt (5 ống ), giá thí nghiệm, chổi
rửa, cốc thuỷ tinh, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút
nhám, muỗng lấy hoá chất, đũa thuỷ tinh, muỗng đốt hoá chất .
b.Học sinh
Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành, mỗi nhóm kẻ trước bảng tường
trình thí nghiệm hoàn thành các mục dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành. .
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Phương tiện dạy học: Máy chiếu
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

?: Trong thực tế có những lúc ta cần nhận biết Nghe và suy nghĩ
môi trường của 1 dung dịch đó là axit, bazo hay HS trả lời
là muối. Chẳng hạn trên bàn có 3 lọ đựng 3
dung dịch không dán nhãn đã được đánh số thứ

tự dồm dd HCl, H2SO4, Na2SO4. Bằng cách nào
có thể nhận biết được các dd hóa chất trên?
Dự kiến sản phẩm của HS:
Có thể HS biết dùng quỳ tím để nhận biết.
Phương án đánh giá: chưa
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
Hoạt động 2.1. Hướng dẫn thực hành (3 phút)
a. Mục tiêu:
HS biết được: cách sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành
công các thí nghiệm trên.
20

20

20


b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
c. Sản phẩm dự kiến: Học sinh biết sử dụng dụng cụ và hóa chất, tiến hành
thí nghiệm an toàn
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề , thực hành hóa học
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước thực - HS: Theo dõi các thao tác
hành bằng cách làm mẫu các thao tác thí nghiệm thí nghiệm của GV và ghi
trong SGK. Yêu cầu HS ghi nhớ các thao tác thí nhớ các thao tác đó.
nghiệm chuẩn bị thực hành.
- GV: Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá - HS: Lắng nghe và ghi
trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả thí nhớ những điểm lưu ý của
nghiệm và tránh gây nguy hiểm.
GV.
- GV chia nhóm và cho các nhóm bầu thư ký, - HS Thực hiện chia nhóm

nhóm trưởng.
theo hướng dẫn của GV.
Bầu nhóm trưởng, thư kí.
Nhóm trưởng phân công
- GV chuẩn bị sẵn dụng cụ, hóa chất trên bàn HS, công việc cho các thành
yêu cầu các nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất viên trong nhóm.
theo danh mục hóa chất dụng cụ trong mỗi thí - HS kiểm tra dụng cụ, hóa
nghiệm.
chất
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm (có mẫu - Nhận phiếu học tập
phiếu kèm theo)
Hoạt động 2.2 Thực hành (19 phút)
a) Mục tiêu:
HS biết được: thực hành thí nghiệm phản ứng của canxioxit với nước, thí
nghiệm phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước, biết nhận biết các dung
dịch.
b) Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm, thí nghiệm thực hành, trực quan
c) Sản phẩm dự kiến: học sinh biết quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và
viết các PTHH các thí nghiệm.
d) Năng lực hướng tới: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, tự học,
năng lực thực hành hóa học.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ:
21

21


21


-Từ hóa chất, dụng cụ có sẵn, hãy làm 3 thí
nghiệm 1, 2, 3 để rút ra tính chất hóa học của Tiến hành thí nghiệm:
CaO và P2O5, đồng thời nhận biết được 3 lọ dd ở
Quan sát thí nghiệm
phần khởi động.
- Hoàn thành phiếu học tập và bản tường tình báo Hoàn thành báo cáo kết quả
thí nghiệm
cáo thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước
Thí nghiệm 2: Phản ứng của diphotpho penta oxit
với nước
Thí nghiệm 3: Nhận biết các dd HCl, H2SO4,
Na2SO4.
GV đưa câu hỏi
?1 Từ sự đổi màu của quỳ tím hoặc dd
phenolphtalein rút ra tính chất hóa học của dd sản
phẩm, từ đó rút ra tính chất hóa học của CaO?
?1 Từ sự đổi màu của quỳ tím rút ra tính chất hóa
học của dd sản phẩm, từ đó rút ra tính chất hóa
học của P2O5?
?3 Để nhận biết dung dịch axit ta dùng thuốc thử
nào? Làm sao để phân biệt được gốc =SO4 trong
H2SO4?
Hoạt động 2.3: Báo cáo, thảo luận (8 phút)
Chuyển giao nhiệm vụ: Báo cáo kết quả thí
nghiệm.
Đại diện các nhóm báo cáo

- GV chiếu phiếu học tập và hướng dẫn HS hoàn kết quả thí nghiệm của
thành báo cáo thí nghiệm.
nhóm
- Chụp kết quả phiếu học tập của các nhóm lên Các nhóm khác nhận xét,
màn chiếu, cho HS nhận xét và gv chốt kiến thức, đánh giá.
cho điểm.
Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ: Trong phòng thí nghiệm - Hoạt động cặp đôi, nghe hướng dẫn
có 3 lọ hóa chất mất nhãn đựng CaO, CaCO 3 và và nhận biết.
22

22

22


Na2CO3. Hãy nhận biết.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nghe hướng
dẫn và tiến hành nhận biết.
GV: Câu hỏi gợi ý:
?1. Chất nào tan trong nước, chất nào phản ứng
với nước tạo ra dd làm quỳ tím chuyển màu xanh
?2. Chất nào không tan trong nước.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm thí nghiệm.

- Lên bảng làm thí nghiệm


Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (3 phút)
Năng lực hướng tới: - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ: Chiếu phiếu học tập. Thảo luận nhóm đưa ra câu trả
? Hãy nhận biết dd nước xà phòng, dd giấm lời
ăn, dd muối ăn?
GV: Gợi ý:
DD nước xà phòng có tính bazo, giấm ăn có
tính axit, dd muối ăn trung tính.
GV: Lưu ý trong quá trình sử dụng xà phòng,
giấm ăn.

Hoạt động 5: Củng cố, nhận xét chủ đề, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Chuyển giao nhiệm vụ:
Yêu cầu các nhóm tiến hành đánh giá các
thành viên.
- GV: Chiếu lên bảng các tiêu chí đánh giá

- Đọc các tiêu chí đánh giá

- GV: Phát phiếu đánh giá và hướng dẫn các - Nhận phiếu và tiến hành đánh

nhóm tiến hành đánh giá.
giá.
23

23

23


- GV: Nhận xét

- Hoàn thành bài thu hoạch,
chuẩn bị bài tiếp theo.

- Giao nhiệm vụ về nhà

Một số hình ảnh hoạt động của học sinh
TN 1: CaO tác dụng với H2O

GIÁO VIÊN DỰ THI

Nguyễn Thị
Hương

TN 2: P2O5 tác dụng với H2O

24

24


24


Nhận biết các dd HCl, H2SO4 và Na2SO4

Sản phẩm của các nhóm

25

25

25


×