TRƯỜNG TH&THCS
…….
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 20202021
MÔN: LỊCH SỬ 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 601
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc, xã hội phân chia
thành giai cấp...Đó là hệ quả xã hội của việc sử dụng:
A. Công cụ bằng đá mới
B. Công cụ bằng kim loại
C. Công cụ bằng đồng đỏ
D. Công cụ bằng đồng thau
Câu 2: Khi xuất hiện tư hữu, xã hội có sự thay đổi:
A. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến hình thành giai cấp
B. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa
C. Những người giàu có, phung phí tài sản
D. Người quá giàu, người quá nghèo
Câu 3: Từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn, có được sự chuyển biến
này là do:
A. Phát hiện ra lửa, dùng lửa sưởi ấm và nướng chín thức ăn
B. Phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ lao động
C. Nhờ quá trình lao động
D. Nhờ quá trình thay đổi điều kiện sống
Câu 4: Người tinh khôn sống theo:
A. Từng bầy gồm khoảng vài chục người
B. Từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng gần gũi với nhau
C. Từng gia đình riêng rẽ, làm riêng, ăn riêng
D. Khoảng vài chục người có họ hàng với nhau, làm chung, ăn chung
Câu 5: Trong quá trình sinh sống Người tinh khôn đã biết:
A. Trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai mỏ, trao đổi hàng hóa
C. Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, lập các phường hội
D. Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, mở chợ búa
Câu 6: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở phương Đông là:
A. Hình thành trên các châu thổ các con sông lớn
B. Hình thành trên các bán đảo
C. Lấy nông nghiệp làm cơ sở chủ yếu
D. Câu B, C đúng
Câu 7: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước:
A. Do vua đứng đầu, có quyền cao nhất
B. Vua có danh nhưng không có thực quyền
C. Quyền lực phân tán cho các quan lại, quý tộc
D. Quyền lực tập trung trong tay quý tộc
Câu 8: Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông:
A. Nền kinh tế thủ công nghiệp
B. Nền kinh tế công nghiệp
C. Nền kinh tế thương nghiệp
D. Nền kinh tế nông nghiệp
Câu 9: “Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm ...(A)...
và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng ...(B)...Còn người Lưỡng Hà
lại giỏi về ...(C)...Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do
...(D)... sáng tạo nên”
A. đến 10, 3,16, số học, người Ấn Độ
B. đến 10, 3,16, hình học, người Ấn Độ
C. đến 10, 3,16, số học, người Trung Quốc
D. đến 10, 3,16, số học, người Lưỡng Hà
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Một hiện vật cổ bị chôn vùi vào năm 1000 TCN. Đến năm 1995 hiện vật đã
được đào lên. Hỏi hiện vật đó nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian
của hiện vật đó?
Câu 2 (2 điểm)
Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh, sản phẩm
làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?
Câu 3 (2 điểm)
Trình bày những thành tựu văn hóa của người Hi Lạp và Rôma cổ đại.
HẾT
TRƯỜNG TH&THCS
……
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 20202021
MÔN: LỊCH SỬ 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 602
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Người tinh khôn sống theo:
A. Từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng gần gũi với nhau
B. Từng bầy gồm khoảng vài chục người
C. Từng gia đình riêng rẽ, làm riêng, ăn riêng
D. Khoảng vài chục người có họ hàng với nhau, làm chung, ăn chung
Câu 2: Từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn, có được sự chuyển biến
này là do:
A. Nhờ quá trình lao động
B. Phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ lao động
C. Phát hiện ra lửa, dùng lửa sưởi ấm và nướng chín thức ăn
D. Nhờ quá trình thay đổi điều kiện sống
Câu 3: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc, xã hội phân chia
thành giai cấp...Đó là hệ quả xã hội của việc sử dụng:
A. Công cụ bằng kim loại
B. Công cụ bằng đá mới
C. Công cụ bằng đồng đỏ
D. Công cụ bằng đồng thau
Câu 4: Trong quá trình sinh sống Người tinh khôn đã biết:
A. Trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai mỏ, trao đổi hàng hóa
C. Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, lập các phường hội
D. Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, mở chợ búa
Câu 5: Khi xuất hiện tư hữu, xã hội có sự thay đổi:
A. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa
B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến hình thành giai cấp
C. Những người giàu có, phung phí tài sản
D. Người quá giàu, người quá nghèo
Câu 6: Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông:
A. Nền kinh tế nông nghiệp
B. Nền kinh tế công nghiệp
C. Nền kinh tế thương nghiệp
nghiệp
D. Nền kinh tế thủ công
Câu 7: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở phương Đông là:
A. Hình thành trên các bán đảo
B. Hình thành trên các châu thổ các con sông lớn
C. Lấy nông nghiệp làm cơ sở chủ yếu
D. Câu B, C đúng
Câu 8: “Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm ...(A)...
và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng ...(B)...Còn người Lưỡng Hà
lại giỏi về ...(C)...Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do
...(D)... sáng tạo nên”
A. đến 10, 3,16, số học, người Ấn Độ
B. đến 10, 3,16, hình học, người Ấn Độ
C. đến 10, 3,16, số học, người Trung Quốc
D. đến 10, 3,16, số học, người Lưỡng Hà
Câu 9: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước:
A. Do vua đứng đầu, có quyền cao nhất
B. Vua có danh nhưng không có thực quyền
C. Quyền lực phân tán cho các quan lại, quý tộc
D. Quyền lực tập trung trong tay quý tộc
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm)
Một hiện vật cổ bị chôn vùi vào năm 1000 TCN. Đến năm 1995 hiện vật đã
được đào lên. Hỏi hiện vật đó nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian
của hiện vật đó?
Câu 2 (2 điểm)
Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh, sản phẩm
làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?
Câu 3 (2 điểm)
Trình bày những thành tựu văn hóa của người Hi Lạp và Rôma cổ đại.
HẾT