Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Theo Dõi Năng Suất Và Thành Phần Hóa Học Của Đậu Flemingia Macrophylla Qua Các Lứa Tái Sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.43 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ THỊ ÚT HẰNG

THEO DÕI NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA ĐẬU Flemingia macrophylla QUA CÁC LỨA
TÁI SINH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 05/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

THEO DÕI NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA ĐẬU Flemingia macrophylla QUA CÁC LỨA
TÁI SINH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân

Sinh viên thực hiện:


Võ Thị Út Hằng
MSSV: 3060589
Lớp: CNTY K32

Cần Thơ, 05/2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

VÕ THỊ ÚT HẰNG

THEO DÕI NĂNG SUẤT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA ĐẬU Flemingia macrophylla QUA CÁC LỨA TÁI
SINH TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, Ngày
tháng
năm 2010
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, Ngày tháng năm 2010
DUYỆT BỘ MÔN

TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân

Cần Thơ, Ngày

Tháng


Năm 2010

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 05/2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Theo dõi năng suất và thành phần hóa học của cây đậu
Flemingia macrophylla qua các lứa tái sinh” chưa có đề tài thực hiện trước đó và
đây là kết quả thí nghiệm trung thực của bản thân.

Cần Thơ, ngày tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn

Võ Thị Út Hằng


LỜI CẢM TẠ
Xin kính dâng cha mẹ và gia đình – những người thân yêu đã luôn động viên tôi về
tinh thần và vật chất trên con đường học vấn.
Xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình dìu dắt, chỉ dạy, hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức chuyên môn để tôi có thể thực hiện đề tài này thành công tốt đẹp.
Quý thầy cô bộ môn Chăn nuôi và bộ môn Thú y - khoa Nông nghiệp & Sinh học
ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm trong suốt 4 năm tôi học tập tại trường.
Xin chân thành biết ơn các anh chị, nhất là anh Dương Vũ đã tận tình chỉ dẫn và
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài.
Cùng các bạn CNTY K32 đã cùng nhau chia sẽ, giúp đỡ, động viên trong suốt quá

trình học. Đặc biệt xin cảm ơn bạn Nguyễn Thành Hùng đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Võ Thị Út Hằng


TÓM LƯỢC
Nhằm làm phong phú thêm những nguồn thức ăn mới lạ cho gia súc, đồng thời phát
huy lợi thế đất đai để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ theo hướng sản xuất hàng
hoá ở nông hộ hay hợp tác xã ở khu vực ĐBSCL, chúng tôi đã tiến hành theo dõi
năng suất và thành phần hóa học của cây đậu Flemingia macrophylla qua các lứa
tái sinh thông qua sự ảnh hưởng từ hai mức độ phân bón: 50 kgN – 500 kgP – 200
kgK, 75 kgN – 750 kgP – 300 kg/ha/năm. Theo dõi khả năng thích nghi, năng suất
và chất lượng của cây, qua đó chọn ra một mức độ phân bón hợp lý để năng suất
thu được là tối ưu và ý nghĩa hơn là có thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nhằm
đưa ngành chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh hơn.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố với hai mức phân hóa học,
sáu lần lặp lại và khảo sát năng suất và thành phần hóa học qua năm lứa tái sinh.
Toàn bộ đậu Flemingia trong thí nghiệm được phân bố trong mười hai lô. Mỗi lô
thí nghiệm có diện tích 20 m2, cụ thể:
Hai ngiệm thức bao gồm:
Nghiệm thức 1: 50 kg Urea/ha/năm, 500 kg Lân/ha/năm, 200 kg Kali/ha/năm
Nghiệm thức 2: 75 kg Urea/ha/năm, 750 kg Lân/ha/năm, 300 kg Kali/ha/năm
Năm lứa tái sinh gồm từ lứa năm đến lứa chín.
Thu thập các số liệu sinh trưởng vào các thời điểm 15, 30, 45, 60 ngày sau khi cắt,
các số liệu về năng suất thì được lấy vào thời điểm 60 ngày sau khi cắt. Khả năng
chống chịu với hạn hán và sâu bệnh của Flemingia macrophylla tỏ ra có hiệu quả
khá tốt trong quá trình thí nghiệm.
Để giúp tối ưu hoá năng suất đậu Flemingia thì việc áp dụng mức độ phân bón hoá
học hai với tỉ lệ (75 kgN - 750 kgP - 300 kgK)/ha/năm sẽ cho kết quả tốt nhất.



MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC……..i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ iv
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 2
2.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY HỌ ĐẬU ................................................................................ 2
2.1.1 Đại cương và lợi ích của cây họ Đậu.......................................................................... 2
2.1.2 Đặc điểm thực vật ..................................................................................................... 2
2.1.3 Đặc điểm sinh thái của cây họ Đậu ............................................................................ 2
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng của cây......................................................................................... 3
2.1.5 Chất độc và chất kháng dưỡng trong cây họ Đậu........................................................ 4
2.2 NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA Flemingia macrophyllat.. .................................................. 4
2.2.1 Nguồn gốc phân bố.................................................................................................... 4
2.2.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái ...................................................................................... 4
2.2.3 Đặc điểm thực vật...................................................................................................... 5
2.2.4 Kỹ thuật canh tác ....................................................................................................... 5
2.2.5 Tính năng sản xuất..................................................................................................... 6
2.2.6 Hạn chế… 7
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................. 9
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ................................................................................... 9
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm.............................................................................. 9
3.1.2 Cơ sở vật chất thí nghiệm ......................................................................................... 9
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ................................................................................. 9
3.2.1 Bố trí thí nghiệm........................................................................................................ 9
3.2.2 Chuẩn bị đất và cách trồng........................................................................................ 9

3.2.3 Cách bón phân ........................................................................................................... 9
3.2.4 Chăm sóc….. ........................................................................................................... 10
3.2.5 Thời gian thu hoạch ................................................................................................. 10
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ THU THẬP SỐ LIỆU............................................. 10
3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU............................................................................ 10
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................ 11
4.1 NHẬN XÉT CHUNG................................................................................................. 11
4.1.1 Khả năng chịu ngập, hạn, chua, phèn ....................................................................... 11

i


4.1.2 Khả năng chống chịu sâu bệnh................................................................................. 11
4.1.3 Khả năng cạnh tranh cỏ dại...................................................................................... 11
4.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG...................................................................................... 12
4.2.1 Chiều cao thân chính của cây................................................................................... 12
4.2.2 Số nhánh bậc một ................................................................................................... 14
4.2.3 Độ cao thảm của cây................................................................................................ 16
4.3 TÍNH NĂNG SẢN XUẤT ......................................................................................... 18
4.4 THÀNH PHẦN HÓA HỌC ....................................................................................... 21
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 25
5.1 Kết luận………. ......................................................................................................... 25
5.2 Đề nghị………. .......................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 26
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................. 28

ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần hóa học của Flemingia macrophylla ................................................ 7
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao Flemingia (cm)............................. 12
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của các lứa cắt lên chiều cao cây (cm) ............................................. 13
Bảng 4.3 Ảnh hưởng mức phân hóa học đến số nhánh bậc một của cây (nhánh) ............... 14
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của lứa cắt lên số nhánh bậc một của cây (nhánh)............................ 15
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân hóa học đến độ cao thảm của Flemingia lúc thu hoạch
(cm)………
16
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của lứa cắt lên độ cao thảm của cây lúc thu hoạch (cm)................... 17
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của phân hóa học đến năng suất chất xanh của đậu Flemingia
(tấn/ha)................ ............................................................................................................ 18
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của lứa cắt lên năng suất chất xanh của cây (tấn/ha)..... ................... 20
Bảng 4.9 Thành phần hóa học của Flemingia qua hai mức phân hóa học ở lứa 5..... ......... 21
Bảng 4.10 Thành phần hóa học của Flemingia qua hai mức phân hóa học ở lứa 6............. 21
Bảng 4.11 Thành phần hóa học của Flemingia qua hai mức phân hóa học ở lứa 7............. 22
Bảng 4.12 Thành phần hóa học của Flemingia qua hai mức phân hóa học ở lứa 8............. 22
Bảng 4.13 Thành phần hóa học của Flemingia qua hai mức phân hóa học ở lứa 9............. 23
Bảng 4.14 Ảnh hưởng của lứa cắt lên thành phần hóa học của đậu Flemingia................... 23

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 Đậu Flemingia macrophylla................................................................................. 4
Hình 2.2 Hoa và trái của đậu Flemingia macrophylla ....................................................... 5
Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của lứa cắt đến chiều cao cây (cm) .............................................. 13
Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của lứa cắt lên số nhánh bậc một của Flemingia .......................... 15
Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của mức phân hóa học đến độ cao thảm của cây .......................... 17
Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của lứa cắt đến độ cao thảm của cây ............................................ 18
Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng phân hóa học đến năng suất chất xanh của cây ............................ 19
Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của lứa cắt lên năng suất chất xanh của Flemingia....................... 20

iii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NDF

Neutral detergent fiber (Xơ trung tính)

ADF

Acide detergent fiber (Xơ acid)

DM

Vật chất khô (VCK)

CP

Protein thô

Ash

Khoáng tổng số

CF

Xơ thô

SE


Sai số chuẩn

ĐHCT

Đại học Cần Thơ

HTX

Hợp tác xã

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

iv


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi đại gia súc là truyền thống lâu đời của người dân nước ta. Hàng năm
cung cấp khoảng 6 – 8 % sản lượng thịt trong tổng sản lượng thịt tiêu dùng và 20 %
sản lượng sữa, tốc độ tăng hàng năm khoảng 5 – 6 % (Nguyễn Anh Tuấn, 2006).
Theo Cục Chăn nuôi (2008), hiện nay tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước trên 11,5
triệu con. Trâu, bò còn cung cấp sức kéo và một nguồn phân bón lớn cho sản xuất
nông nghiệp. Thịt trâu, bò, dê,… có thể xem như là nguồn thịt sạch vì gần như
không sử dụng thức ăn công nghiệp hàm chứa hóa chất, kháng sinh và các hoạt chất
kích thích.
Ông Giao (2009) cho biết thêm, tuy ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh trong
hơn 10 năm qua nhưng vẫn không tăng theo kịp tốc độ tiêu dùng sữa trong nước, do
vậy mà sữa tươi trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng 25 – 27 % nhu cầu. Trong
chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông

thôn đặt ra mục tiêu tăng đàn bò sữa từ 104.000 con hiện nay lên 200.000 con vào
năm 2010, tương ứng với sản lượng sữa từ 200.000 tấn tăng lên 377.000 tấn. Dự
kiến đến năm 2015, cả nước có 350.000 con bò sữa cho ra sản lượng hơn 700.000
tấn sữa tươi, đáp ứng 4 % nhu cầu sữa cả nước.
Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của cả nước trong năm 2008 mới đạt trên 45.000 ha,
chỉ đáp ứng được 7,6 % nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ (Cục Chăn nuôi,
2008). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra mục tiêu đưa diện tích
trồng cỏ lên 290.000 ha vào năm 2010 và 500.000 ha vào năm 2020. Bộ cũng yêu
cầu các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển đồng cỏ, đồng thời có cơ chế hỗ
trợ, khuyến khích nông dân phát triển trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Bộ cây họ Đậu
được xem như là nguồn thức ăn xanh giàu protein, việc đánh giá sức sản xuất của
cây được xem như là điều kiện tiên quyết giúp phát triển bền vững nguồn thức ăn
xanh cho gia súc nhai lại, cũng chính những lý do trên chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“ Theo dõi năng suất và thành phần hóa học của cây đậu Flemingia
macrophylla qua các lứa tái sinh”.
Mục tiêu đề tài của chúng tôi là: Xác định năng suất, thành phần hóa học của đậu
Flemingia qua các lứa tái sinh. Tìm ra mức phân bón thích hợp nhất cho sự phát
triển của cỏ trong giai đoạn tái sinh. Từ đó góp phần phát triển đồng cỏ thâm canh
và đem lại lợi nhuận cao cho bà con chăn nuôi gia súc nhai lại tại ĐBSCL.

5


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY HỌ ĐẬU
2.1.1 Đại cương và lợi ích của cây họ Đậu
Họ Đậu là một họ thực vật rất quan trọng gồm 3 họ phụ: họ phụ Muồng gồm
khoảng 2800 loài, mà quan trọng là các cây gỗ ở rừng nhiệt đới và các tảng cỏ nhiệt
đới. Bên cạnh đó là họ phụ Trinh nữ, họ này thì gồm khoảng 2800 loài, cây nhỏ, cây
bụi, trong đó đáng chú ý là loài cây keo (Acacia). Sau cùng là họ phụ Đậu khoảng

12000 loài, chủ yếu là các loại cây thân cỏ và dây leo, phổ biến rộng rãi trên thế
giới, cung cấp các loại thực phẩm giàu đạm cho con người và động vật nuôi
(Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005).
Theo Dương Hữu Thời (1982), các cây họ Đậu ngoài việc cung cấp thực phẩm quan
trọng cho người, cung cấp thân lá tươi và khô, bột lá và bột hạt - là một nguồn thức
ăn giàu đạm cho gia súc, gia cầm,… thì cây họ Đậu còn có một vài công dụng
phong phú khác như: phủ đất, chống bốc hơi đất trồng, giữ ẩm, chống xói mòn, cải
tạo và bồi dưỡng đất, trồng rừng lấy gỗ dùng trong công nghiệp bột giấy, cho bóng
mát, điều tiết ánh sáng cho các cây trồng khác, dùng làm cảnh vì màu sắc sặc sỡ của
bông hay tán lá đẹp,…
2.1.2 Đặc tính thực vật
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), cây họ Đậu có một số đặc tính tổng quát như:
lá mọc xen kẽ thường kép với ba lá phụ, hoặc kép hình lông chim, có lá bẹ, phát hoa
có thể là hoa dâu hoặc hoa chùm. Hoa ít khi đều, như hoa họ phụ Đậu cánh lớn nhất
ở giữa gọi là cờ, 2 cánh bên nhỏ hơn gọi là hông, và 2 cánh ở trong dính nhau làm
thành một cái lườn bao quanh vòi nhụy và chỉ mang bao phấn. Trấu là một quả đậu
nở ra bằng 2 lằn dọc với nhiều ngăn mang một hạt, hoặc không nở ra với một hạt
duy nhất (Stylo). Rễ cái đuôi chuột với nhiều rễ con. Ở gần rễ và chung quanh rễ
con có mang những nốt sần do sự cộng sinh của Rhizobium có khả năng cố định
đạm, nhờ vậy hạt và thân lá cây họ Đậu thường giàu Protein hơn các loại cây khác,
nhất là so với họ Hòa thảo.
2.1.3 Đặc điểm sinh thái của cây họ Đậu
Nói đến cây có nhu cầu cao về Canxi chính là cây họ Đậu. Canxi đáp ứng yêu cầu
cải tạo đất chua để kéo pH lên cho phù hợp với sự họat động của Rhizobium cộng
sinh (pH gần trung bình), nếu pH giảm thì đất không giữ được Kali và nếu tỉ lệ Ca:P
cao (1,3 - 2) thì Lân tiêu hóa dễ dàng, từ đó đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và
phát triển của lá và trái, điều này thể hiện bằng thành phần Canxi trong tro lá cao
(hơn 40 %), còn trong trái thì ít hơn (Dương Hữu Thời, 1982). Điều này làm cho
các nhà chăn nuôi chú ý lấy lá đậu làm bột chăn nuôi vì chúng giàu Canxi, ngoài
6



tiêu chuẩn chủ yếu là hàm lượng Protein cao với số lượng axit amin thiết yếu.
Lượng Kali trong tro lá đậu thường cao nhất so với các khoáng khác vì nó đóng
nhiều vai trò quan trọng như: tạo điều kiện cho quang hợp tiến hành mạnh, làm đậu
cứng cây nhờ tăng bó mạch và sợi gỗ trong thân, tăng cường sự trao đổi chất nhờ sự
kích thích của men, giúp cho đạm hòa tan tạo thành axit amin và tổng hợp ra nhiều
Protein. Photpho là một chất khoáng quan trọng nó góp phần vào sự sinh trưởng của
hệ thống rễ, đưa năng suất lá và hạt lên cao. Đối với cây họ Đậu, lấy lá làm thức ăn
tươi, bột lá, hạt làm bột chăn nuôi, có tỷ lệ Protein tiêu hóa và chất khoáng cao, từ
đó làm cho ý nghĩa của đạm sinh học, đạm khoáng trong đất, Photpho và Kali càng
có giá trị đặc biệt.
Cây đậu thường là cây ưa sáng và đã được thuần hóa, thích nghi với khí hậu, đất đai
khác với nguồn gốc xuất xứ của nó. Sự thay đổi vùng khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ,
mưa,…) từ Bắc tới xích đạo, chu kì sống của cây trồng giảm, nhưng năng suất lại
tăng nếu điều kiện sinh thái và biện pháp thuận lợi (mùa khô không kéo dài, ngày
nóng, đêm lạnh,…), nhưng nói chung là năng suất giảm vì nhiệt độ ban ngày không
chênh lệch nhiều với ban đêm, nên hô hấp tiêu phí nhiều năng lượng thì dự trữ
dưỡng chất càng ít, năng suất càng thấp (Dương Hữu Thời, 1982).
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng của cây
Các cây họ Đậu được chú trọng nhiều vì chất và lượng Protein chứa hầu hết trong
toàn bộ cây. Lượng Protein ở họ Đậu có vào khoảng 20 – 40 % của trọng lượng
khô, thậm chí một số giống có từ 40 – 60 % tùy thuộc cách chọn lọc và biện pháp
kỹ thuật canh tác chuyên biệt. Cây đậu giàu vitamin, caroten, đường bột, chất
khoáng, đặc biệt là Canxi, Photpho và các khoáng vi lượng. Một số cây họ Đậu giàu
Protein có thể dùng hạt để chế biến sữa đậu hay sữa bột. Quan trọng nhất là đậu
nành, đậu phộng sau khi tách dầu ra bánh dầu còn lại chứa rất nhiều Protein (bánh
dầu đậu nành có 45,2 % Protein thô hay 40,7 % Protein dễ tiêu, bánh dầu đậu phộng
có 44,5 % Protein thô hay 40,0 % Protein dễ tiêu) (Dương Hữu Thời, 1982). Ngoài
ra trong chăn nuôi, người ta cũng lợi dụng các phần khác của cây đậu và phế phẩm

của nó như: lá tươi, lá khô (bột lá bình linh, bột cỏ alfalfa,…), thân lá khô (đậu
nành, đậu phộng, kuzdu,…), trái non, trái già khô, vỏ trái (đậu phộng,…), vỏ hột
(đậu nành, đậu xanh, đậu ve,…) cũng chứa nhiều Protein, chất khoáng, caroten,
vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm. Đỗ đậu thức
ăn gia súc ở nước ta thường giàu Protein thô, vitamin, khoáng, Ca, Mg, Mn, Cu, Fe,
nhưng ít P và K hơn cỏ Hòa thảo. Tuy vậy, hàm lượng Protein thô ở đậu trung bình
đạt 167 g/kg chất khô (hàm lượng chất khô từ 200 - 260 g/kg thức ăn).

7


2.1.5 Chất độc và chất kháng dưỡng trong cây họ Đậu
Theo Dương Hữu Thời (1982), họ Đậu có nhược điểm là vừa giàu chất dinh dưỡng
nhưng lại chứa nhiều chất độc hơn các họ khác. Cũng có thể đây là một hình thức tự
vệ của chúng để chống lại côn trùng phá hoại. Các chất độc thuộc loại Flavonit,
Glucosit, Xyanua, axit amin dị thường (Mimosin). Ngoài ra, cũng có một số chất
tuy không độc nhưng chúng chống tiêu hóa, chống sự hấp thụ chất dinh dưỡng, tức
là chống sinh trưởng, như chất kháng men tiêu hóa Trypsin ở trong hạt đậu nành.
Một số chất kháng dưỡng có trong cây đậu: Mimosin (lá bình linh), Canavalin và
Concanavalin A và B (đậu rựa, đậu kiếm), Glucosit xyanua (đậu ngự),…. Mặc dù
trong cây họ Đậu có nhiều chất độc như vậy, nhưng cũng đáng mừng là nhiều chất
độc đó bị trung hòa hay bị hủy hoại bằng các cách: xay đậu với nước, nấu chín đậu,
cho tác dụng với axit, bazơ, Bicarbonat Na, …
2.2 NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA Flemingia macrophylla
2.2.1 Nguồn gốc phân bố

Hình 2.1 Đậu Flemingia macrophylla

Cây đậu Flemingia còn có tên khác là cây đậu Công, đậu Sơn Tây, trong y học gọi
là Hàm Xì và tên khoa học là Flemingia macrophylla hay Flemingia congesta. Cây

Flemingia là cây tự nhiên có nguồn gốc ở châu Á, thường xuất hiện ở các bụi cây
ven rừng, dọc bờ sông và nhiều nơi khác. Đồng thời nó cũng tìm thấy ở vùng bán sa
mạc Sahara của Châu Phi (Asare et al, 1984).
2.2.2 Đặc điểm sinh học, sinh thái
Flemingia macrophylla là một thành viên của gia đình họ Đậu, là một loại cây bụi
thân gỗ có thể mọc cao đến 3 - 3,5 m, là loại cây lâu năm, có khả năng tái sinh chồi
rất tốt. Keoghan (1987), nhận thấy rằng F. macrophylla có thể sinh trưởng tốt ở
vùng có độ cao đến 2000 m so với mực nước biển và cây cần lượng mưa tối thiểu
1.100 mm, cây có thể chống chọi với thời tiết khô hạn trong thời gian dài, nhưng
không phát triển tốt ở nơi ngập úng lâu dài. Tại Indonesia, Costa Rica nó đã phát

8


triển tốt trên acid (pH 4 - 6), đất hiếm muộn với các mức nhôm hòa tan cao (80 %
độ bão hòa) (Budelman. 1989, Bazill. 1987, Đinh Văn Bình và ctv. 1998), đặc biệt
là cả trên loại đất sét và đất có đá ong, chịu được bóng râm như dưới tán cây rừng,
dưới cây công nghiệp, cây ăn quả,...
2.2.3 Đặc điểm thực vật

Hình 2.2 Hoa và trái của Đậu Flemingia macrophylla
(o)

Flemingia thuộc cây họ Đậu, cao khoảng 3 m. Lá kép có 3 lá chét mỏng như giấy,
mặt trên phiến lá nhẵn, tương đối khó cắt và mỗi lá chét dài hơn 10 cm. Phát hoa
dày đặc, có màu lục nhạt và có những vạch sọc đỏ, dài 7 - 8 mm (Phạm Hoàng Hộ,
1999). Quả dài 11 - 15 mm, có ít lông, vỏ có màu nâu nhạt khi chín, trong quả
thường chứa 2 hạt màu đen bóng. Hạt nhỏ, nhẹ, một kg hạt có khoảng 40.000 90.000 hạt (Budelman, 1989).
2.2.4 Kỹ thuật canh tác
Đất cần được cày bừa kỹ như làm đất trồng ngô hoặc lúa cạn. Để giúp cho cây sinh

trưởng tốt nên bón lót phân chuồng với mức 6 - 10 tấn/ha, phân Lân 200 kg/ha và
phân Kali 100 kg/ha.
Các hạt giống Flemingia nhỏ được bọc lớp vỏ cứng, có sức đề kháng rất tốt với các
yếu tố ngoại cảnh nên khó nảy mầm, với 45.000 - 97.000 hạt/kg. Trong điều kiện
khô hạn, hạt có thể tồn tại trong đất từ 2 - 3 tháng, khi gặp ẩm nó mới nảy mầm.
Theo Budelman (1989), để xúc tiến sự nảy mầm, giúp cây phát triển kịp thời vụ, hạt
nên được xử lý trước khi gieo theo một trong những phương pháp sau:

9


Xử lý bằng acid Sunfuric: ngâm hạt với acid Sunfuric đậm đặc trong vòng 15 phút
với tỷ lệ 1/25 (cho 1 kg hạt vào chậu hay bình sành sứ, đổ vào đó 40 ml acid
Sunfuric đậm đặc), sau đó lấy que trộn đều. Sau 15 phút vớt hạt ra và rửa lại với
nước cho sạch acid, đem gieo xuống đất ẩm hoặc ủ cho đến khi hạt nẩy mầm rồi
mới gieo (cách ủ sẽ trình bày ở phần xử lý bằng nước nóng). Theo ghi nhận của
Chandrasekera (1980) thì tỷ lệ nảy mầm của hạt Flemingia sẽ tốt hơn khi ngâm hạt
trong acid Sunfuric đậm đặc khoảng 15 phút so với phương pháp xử lý hạt bằng
nước nóng (chú ý: đeo găng tay, đeo kính khi xử lý bằng acid).
Xử lý bằng nước nóng: ngâm hạt trong nước nóng 80 - 850C khoảng 15 phút (đổ
nước nóng từ phích vào hạt), tiếp đó vớt hạt ra rửa lại với nước lạnh, sau cùng đem
hạt ủ trong túi vải. Trong thời gian ủ, hàng ngày cần rửa lại hạt bằng nước lạnh 1 - 2
lần. Sau 5 - 7 ngày khi hạt nảy mầm khoảng 30 % thì đem gieo trực tiếp vào hố đã
được bón phân hữu cơ và làm nhỏ đất. Mật độ hạt gieo đối với trồng xen canh cải
tạo đất là 5 - 6 kg/ha (4 - 5 hạt/hố), trồng làm hàng cây chống xói mòn thì mỗi hố
gieo 6 - 8 hạt (Nguyễn Thiện, 2003). Cây con mọc chậm và rất nhạy cảm với sự
cạnh tranh, vì vậy ta nên kiểm soát và làm sạch cỏ dại để duy trì sự sống cho
Flemingia trong 3 - 6 tháng đầu (Budelman. 1989, Roshetko et al. 1993).
Trồng cây con: Cây con từ luống ươm được đánh đi trồng với khoảng cách giữa các
hố là 15 - 20 cm, mỗi hố trồng hai cây. Sau khi gieo trồng xong nếu đất khô quá, có

điều kiện nên tưới nước đầy đủ để đảm bảo cho ẩm độ trong đất luôn cao giúp cho
khả năng bén rễ của hạt giống được thuận lợi hơn. Giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ,
yếu, cỏ dại dễ lấn át làm cây không lên được, cho nên phải thường xuyên nhổ cỏ dại
xung quanh gốc cây kịp thời. Khi cây cao 15 - 20 cm nên vun thêm đất tơi xốp vào
gốc cây. Khi thân cao 0,8 - 1 m thì cắt ngọn lá làm thức ăn cho gia súc, cắt chừa lại
gốc cây cách mặt đất từ 30 - 35 cm để cây tạo tán. Khi tán cành mọc cao 50 cm (sau
lần cắt trước 12 - 14 tuần), nếu có nhu cầu thì lại cắt tiếp nhưng điểm cắt cao hơn
điểm cắt trước 3 - 5 cm. Flemingia sản xuất hoa và hạt giống trong vòng 6 - 7
tháng, sản lượng hạt giống được giới hạn trong năm đầu tiên, nhưng tăng theo tuổi
tác và kích thước của cây. Vì vậy, nếu muốn lấy hạt để nhân giống thì chỉ cắt lứa
đầu, rồi để cây ra hoa kết quả. Quả thường chín vào tháng 10 - 12. Khi chùm quả
chín, vỏ chuyển thành màu vàng nâu nhạt thì hái về phơi kỹ, rồi đập vỏ cho hạt tung
ra khỏi vỏ quả. Hạt giống cần làm sạch và phơi cho thật khô, bảo quản trong túi
nylon hoặc thùng có nắp đậy kỹ.
2.2.5 Tính năng sản xuất
Năm 1985, Asare ghi nhận rằng Flemingia macrophylla vẫn giữ được màu xanh của

lá trong suốt năm ở Ghana và giữ lại hầu hết lá của nó trong mùa khô. Cây tái sinh

10


nhanh, cho năng suất chất xanh cao từ 45 - 60 tấn/ha/năm cho 4 - 5 lần cắt (Nguyễn
Thiện, 2003).
Kết quả nghiên cứu ở ba lứa đầu của Lê Thị Êm (2008), thu được 10,8 – 13,4
tấn/ha/năm. Sản lượng chất khô đạt 9,0 tấn/ha, mức độ Protein thô khác nhau trong
lá từ 14,5 - 18,3 %, tùy thuộc vào tần số cắt và chiều cao cây (Asare,1985). Năm
1989, Budelman báo cáo về sản lượng của lá, thu được 12,4 tấn/ha với 4 lần cắt
trong năm ở mật độ trồng là 10.000 cây/ha, kết quả này cũng phù hợp với công bố
của NFTA (1989), với cùng mật độ trồng và 4 lần cắt/năm cũng thu được cùng sản

lượng 12,4 tấn lá/ha.
Mặc dù F. macrophylla không sản xuất ra một sinh khối gỗ lớn, nhưng Yamoah et
al (1986b.) thu được 6,8 tấn cành khô/ha tại Nigeria, 16 - 28 tấn thân cây
khô/ha/năm (Nguyễn Thiện, 2003), từ đó chỉ ra một số tiềm năng cho sản xuất củi
đun. Do việc chậm phân hủy của lá nên F. macrophylla có một số tiềm năng trấn
áp cỏ dại, bảo tồn độ ẩm, giảm nhiệt độ đất và các hệ thống tự bón phân xanh.
Budelman (1989) cho thấy 40 % các lớp Flemingia vẫn còn sau 7 tuần so với chỉ có
20 % số lá Keo dậu. Các lớp lá F. macrophylla hình thành một lớp rắn có hiệu quả
ngăn ngừa sự nảy mầm của hạt cỏ dại cho 100 ngày. Yamoah et al (1986a) cho thấy
sự phân hủy sau 120 ngày của Flemingia là 58 %. Nó cũng được sử dụng như một
bóng râm khá tốt cho cà phê, ca cao,… Ngọn lá đậu Flemingia có thể sử dụng làm
thức ăn thay thế cám hỗn hợp trong khẩu phần cho dê với mức 15 % (Ngô Tiến
Dũng và ctv, 2002).
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của Flemingia macrophylla

Chỉ tiêu
VCK
Protein
Xơ thô
Khoáng tổng số
NDF
ADF

Ngọn lá Flemingia (%)(1)

Flemingia (%)(2)

24,4
15,2
4,6

63,0
51,0

28,5
16,0
37,9
5,8
64,7
53,4

(Nguồn: (1) Ngô Tiến Dũng, Đinh Văn Bình, Nguyễn Thị Mùi, Inger Ledin. 2002
(2)
Nguyễn Thị Mùi, Inger Ledin và Đinh Văn Bình, 1998-1999)

Theo thí nghiệm của Lê Thị Êm (2008), thành phần hóa học của cây như sau: 27,34
% DM, 20,95 % CP, 26,85 % CF, 6,24 % Ash.
2.2.6 Hạn chế
Năm 1990, Thomas và Schultze-Kraft nhận xét: hạn chế chính của đậu Flemingia là
giá trị dinh dưỡng thấp về tiêu hóa vì hàm lượng Tannin trong cỏ cao. Theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mùi, Inger Ledin và Đinh Văn Bình (1998 - 1999), hàm
lượng Tannin của ngọn lá Flemingia (2,01 %) cao hơn so với một số loại thức ăn
11


xanh khác nhưng tương đương với kết quả của Ash (1990) về Tannin của Gliricidia
(2,05 %) và Abbiza (2,25 %) là 2 loại thức ăn bổ sung Protein rất có giá trị cho chăn
nuôi đại gia súc. Nhìn chung hàm lượng Tannin chiếm 2 % trong tổng lượng vật
chất khô ăn vào hàng ngày của gia súc không ảnh hưởng đến hàm lượng NH3 trong
dạ cỏ, không ảnh hưởng đến cân đối Nitrogen và khả năng tiêu hoá Nitrogen của
khẩu phần (Hamid, 1992; Narjisse, 1992).


12


Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thời gian: thí nghiệm được tiến hành từ tháng 06/2008 đến tháng 03/2009.
Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại khu I trường ĐHCT và tại trại chăn nuôi
HTX quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
Đất thí nghiệm: là đất vườn, được làm sạch cỏ, cuốc xới, phân lô.
3.1.2 Cơ sở vật chất thí nghiệm
Hạt giống: thu được tại địa phương thuộc thành phố Cần Thơ.
Dụng cụ làm ngoài đồng: dao, cuốc, cân đồng hồ, thùng tưới nước, thước dây,…
Dụng cụ phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm: cân, dao, thớt, máy nghiền, tủ sấy, cân
phân tích, tủ nung, bộ công phá và chưng cất đạm, bộ lọc ADF, xơ,…
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nghiệm thức là hai mức phân
hóa học, sáu lần lặp lại và khảo sát năng suất và thành phần hóa học qua năm lứa tái
sinh. Toàn bộ đậu Flemingia trong thí nghiệm được phân bố trong mười hai lô. Mỗi
lô thí nghiệm có diện tích 20 m2.
Hai ngiệm thức bao gồm:
Nghiệm thức 1: 50 kg Urea/ha/năm, 500 kg Lân/ha/năm, 200 kg Kali/ha/năm
Nghiệm thức 2: 75 kg Urea/ha/năm, 750 kg Lân/ha/năm, 300 kg Kali/ha/năm
Năm lứa tái sinh gồm từ lứa năm đến lứa chín.
3.2.2 Chuẩn bị đất và cách trồng
Đất được làm sạch cỏ dại, xới lên và đánh thành rãnh (khoảng cách giữa các rãnh là
50 cm, sâu khoảng 10 cm), dùng phân hữu cơ bón lót.
Gieo hạt trực tiếp vào rãnh khoảng 5 - 6 hạt/hố.

3.2.3 Cách bón phân
Phân hữu cơ dùng bón lót một lần trước khi trồng, phân hóa học bón mỗi tháng một
lần.

13


3.2.4 Chăm sóc
Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên cho cỏ. Cỏ trồng được 15 ngày thì kiểm
tra tỷ lệ sống của cỏ. Những chỗ không có mầm mọc phải trồng lại, làm cỏ dại, tưới
nước, bón phân,… những chỗ có chăn nuôi gia súc phải làm hàng rào cao để tránh
gia súc ăn hoặc giặm chết cỏ. Thường xuyên kiểm tra để ngăn chặn sâu hại cỏ.
3.2.5 Thời gian thu hoạch
Sau khi thu hoạch lứa trước thì cứ 60 ngày ta thu hoạch lứa tiếp theo.
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI VÀ THU THẬP SỐ LIỆU
Chỉ tiêu về đặc tính sinh trưởng: khả năng chịu ngập, hạn, chua, phèn, khả năng
chống chịu sâu bệnh (theo dõi trong suốt thời gian thí nghiệm); chiều cao thân
chính; số nhánh bậc một trên thân chính; độ cao thảm,... Với các chỉ tiêu này sẽ theo
dõi các cây ngẫu nhiên trong lô, không chọn những cây hàng đầu và hàng bìa.
Chỉ tiêu về năng suất: năng suất chất xanh ăn được, thành phần hóa học (%) gồm:
Vật chất khô (DM), Khoáng (Ash), Protein thô (CP), Xơ thô (CF), Acid Detergent
Fiber (ADF), Neutral Detergent Fiber (NDF).
Chỉ tiêu

Cách lấy chỉ tiêu

Số nhánh (nhánh)

Đếm số nhánh trên một cây ở 15, 30, 45, 60 ngày sau
khi thu hoạch lứa trước.


Chiều cao cây (cm)

Đo từ mặt đất đến tận ngọn non, đo vào các ngày 15,
30, 45, 60 ngày sau khi thu hoạch lứa trước.

Độ cao thảm (cm)

Đo từ mặt đất đến tận ngọn, đo 5 điểm ngẫu nhiên
trong lô. Đo trước khi thu hoạch cỏ.

Năng suất chất

Lấy trọng lượng trung bình từ 5 m2 cỏ tươi trong mỗi lô
để tính năng suất chất xanh, quy đổi ra tấn/ha/lứa. Cắt ở
trong hàng không cắt ở các cây hàng đầu và hàng bìa.
Thu hoạch lúc 8 - 9 giờ sáng nắng ráo.

xanh (tấn/ha/lứa)

Giá trị dinh dưỡng

Lấy mẫu sấy đem nghiền sau đó đem phân tích xác
định hàm lượng VCK, Khoáng, Protein thô, ADF,
NDF.

3.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Tất cả các số liệu sau khi thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học
thông qua chương trình Minitab Version 13.2 bằng kỹ thuật phân tích phương sai
General Linear Model.


14


Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 NHẬN XÉT CHUNG
4.1.1 Khả năng chịu ngập, hạn, chua, phèn
Năm 1987, Keoghan nhận thấy rằng F. macrophylla có thể sinh trưởng tốt ở vùng
có độ cao đến 2000 m so với mực nước biển và cây cần lượng mưa tối thiểu 1.100
mm, cây có thể chống chọi với thời tiết khô hạn trong thời gian dài, nhưng không
phát triển tốt ở nơi ngập úng lâu dài. Tại Indonesia, Costa Rica nó đã phát triển tốt
trên đất acid (pH 4 - 6), đất hiếm muộn với mức nhôm hòa tan cao (80 % độ bão
hòa) (Budelman. 1989, Bazill. 1987, Đinh Văn Bình và ctv. 1998). Từ những khảo
sát thực tế của chúng tôi cho thấy vào những thời điểm mưa nhiều và liên tục, đất bị
ngập nước nên một số cây đậu Flemingia bị héo úa, phát triển kém và phục hồi
chậm so với những thời điểm khác. Tuy nhiên, khi cây phát triển từ ngày thứ 30 trở
đi thì dù lượng mưa nhiều và kéo dài hay những ngày nắng hạn thì Flemingia vẫn
không bị ảnh hưởng nhiều và phát triển tốt. Lô đất thí nghiệm không thấy có những
biểu hiện do ảnh hưởng của độ chua và nhiễm phèn.
4.1.2 Khả năng chống chịu sâu bệnh
Họ Đậu có nhược điểm là vừa giàu chất dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều chất độc
hơn các họ khác, cũng có thể đây là một hình thức tự vệ của chúng để chống lại côn
trùng phá hoại (Dương Hữu Thời, 1982). Tuy nhiên do thí nghiệm được bố trí vào
giữa mùa mưa, sâu bệnh phát triển mạnh nên có một số loại sâu xanh ăn lá gây hại
một số cây ở giai đoạn chồi non đang phát triển, nhưng điều đó không làm ảnh
hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Mặc dù thí nghiệm được bố trí vào mùa mưa nhưng khả năng chống chịu sâu bệnh
của Flemingia tốt nên không nhận thấy biểu hiện của nấm gây hại bộ rễ, rầy bám
vào ngọn, lá hay một số sâu đục thân làm ảnh hưởng đến cây.
4.1.3 Khả năng cạnh tranh cỏ dại

Thực tế cho thấy ở giai đoạn đầu sau khi thu hoạch thì khả năng cạnh tranh với cỏ
dại của đậu Flemingia tương đối thấp, do tác động của chúng ta làm cho sức sống
của cây giảm đi một phần, đồng thời do lượng lá trên cây mất đi từ đó tạo điều kiện
cho cỏ dại phát triển. Nhưng thời gian sau cây phát triển dần, độ che phủ của cây
tăng lên nên đã hạn chế tối đa sự phát triển của cỏ dại. Điều này phù hợp với ghi
nhận của Budelman (1989) và Roshetko et al (1993): Giai đoạn đầu cây con mọc
chậm và rất nhạy cảm với sự cạnh tranh của cỏ dại. Do việc chậm phân hủy của lá
nên F. macrophylla có một số tiềm năng trấn áp cỏ dại, bảo tồn độ ẩm, giảm nhiệt
độ đất và các hệ thống của sự tự bón phân xanh. Budelman (1989) cho thấy 40 %
các lớp Flemingia vẫn còn sau 7 tuần so với Keo dậu chỉ có 20 %. Các lớp lá F.
15


macrophylla hình thành một lớp rắn có hiệu quả ngăn ngừa sự nảy mầm của hạt cỏ
dại trong 100 ngày. Yamoah et al. (1986a) cho thấy sự phân hủy của Flemingia sau
120 ngày là 58 %.
4.2 ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG
4.2.1 Chiều cao thân chính của cây
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân hóa học đến chiều cao Flemingia (cm)

LỨA

5

6

7

8


9

NGÀY SAU
KHI CẮT
15
30
45
60
15
30
45
60
15
30
45
60
15
30
45
60
15
30
45
60

NGHIỆM THỨC
HÓA HỌC 1
HÓA HỌC 2
48,18
66,66

61,14
79,22
70,46
102,64
89,18
138,16
51,74
64,81
56,16
78,81
69,72
105,46
73,59
125,83
54,31
62,37
84,42
101,18
100,44
115,57
110,96
131,68
60,44
67,51
67,00
79,94
70,74
124,98
113,94
132,36

72,33
75,70
85,41
86,16
95,98
109,76
125,56
146,98

SE

P

1,21
1,32
1,52
2,55
0,91
1,05
2,30
1,89
1,12
2,70
1,77
2,15
1,04
1,38
2,86
1,89
1,74

1,61
2,26
1,68

0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,20
0,75
0,01
0,01

Với hai mức độ phân hóa học khác nhau thì chiều cao đậu Flemingia khi thu hoạch
hầu như đều cho kết quả khác biệt qua các giai đọan (P < 0,05). Chiều cao cây ở
nghiệm thức 2 qua các lứa 5, 6, 7, 8, 9 vào các thời điểm 15, 30, 45 và 60 ngày sau
khi cắt luôn cao hơn so với chiều cao cây ở nghiệm thức 1 tại cùng thời điểm. Điều
này chứng tỏ rằng khả năng tái sinh và phát triển của đậu Flemingia chịu ảnh hưởng

của phân hóa học. Cụ thể ở lứa 5 với mức phân hóa học 2 thì chiều cao cây thu
được qua các thời điểm 15, 30, 45, 60 ngày lần lượt là 66,66 cm, 79,22 cm, 102,64
cm, 138,16 cm khác biệt hoàn toàn so với chiều cao cây thu được ứng với mức phân
hóa học 1 (48,18 cm, 61,14 cm, 70,46 cm, 89,18 cm). Từ số liệu bảng 4.1 ta thấy
tốc độ tăng trưởng của đậu phát triển mạnh nhất vào giai đoạn 15 ngày sau khi cắt,

16


với tốc độ tăng trưởng trung bình tại hai nghiệm thức phân hóa học 1 và phân hóa
học 2 đạt 3.83 và 4.49 cm/ngày. Ba giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng chậm hơn so
với giai đoạn 15 ngày và tương đối đều đặn (2,36 cm/ngày, 1,81 và 1,71 cm/ngày;
2,84 cm/ngày, 2,48 và 2,25 cm/ngày), nhưng kết quả này cao hơn thí nghiệm vào
năm 2000 của Le Khac Huy và ctv (0,96 cm/ngày), có lẽ do sự khác biệt trong độ
màu mỡ của đất, thí nghiệm của Le Khac Huy được tiến hành tại Xuân Lộc (miền
Trung Việt Nam), còn thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành tại đồng bằng sông
Cửu Long. Qua kết quả trên chúng ta cũng thấy rằng chiều cao của Flemingia lúc
thu hoạch tăng dần từ lứa 6 đến lứa 9, cao nhất là ở lứa 9 với chiều cao đạt 125,56
cm và 146,98 cm kế đến là lứa 8 cỏ có độ cao là 113,94 cm và 132,36 cm, tiếp sau
đó là lứa 7 và 5 (110,96 cm và 131,68 cm; 89,18 cm và 138,16 cm) và thấp nhất là
lứa 6 chỉ đạt 73,59 cm và 125,83 cm tương ứng với hai nghiệm thức hóa học 1 và
hóa học 2. Với kết quả này thì thí nghiệm của chúng tôi cao hơn chiều cao cây thu
được lúc 90 ngày tuổi sau khi trồng (104,60 cm) của Võ Anh Thi (2007). So với Lê
Thị Êm (2008), chiều cao Flemingia thu hoạch ở lứa 1, 2, 3 ứng với hai mức phân
hóa học là 118,95 cm và 128,95 cm; 97,88 cm và 117,27 cm; 112,52 cm và 112,41
cm, thấp hơn thí nghiệm của chúng tôi có thể là do thí nghiệm của chúng tôi theo
dõi ở lứa 5, 6, 7, 8, 9 còn của Lê Thị Êm thì trồng ở lứa 1, 2, 3.
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của các lứa cắt lên chiều cao cây (cm)

NGÀY SAU

KHI CẮT
15
30

5
57,42a
70,18ab

6
58,27a
67,49a

LỨA
7
58,34a
92,80c

45

86,55a

87,59a

108,00b

b

c

60


113,67

a

99,71

121,32

8
63,98b
73,46b

9
74,01c
85,78d

SE

P

0,87
1,21

0,01
0,01

97,86c

102,87bc


1,55

0,01

d

1,45

0,01

123,15

c

136,27

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có cùng mẫu tự (a, b, c) theo sau thì không khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 5%.

Cm
140

LỨA 5

LỨA 6

LỨA 7

LỨA 8


LỨA 9

120
100
80
60
40
20
0
15

30

45

Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của lứa cắt đến chiều cao cây (cm)

17

60

Ngày


Qua bảng 4.2 cho thấy ảnh hưởng của lứa cắt lên chiều cao cây có sự sai khác thống
kê với cùng mức ý nghĩa ở tất cả các giai đoạn (P = 0,01). Chiều cao Flemingia tăng
dần đều qua các lứa 6, 7, 8, 9 ở thời điểm 15 và 60 ngày. Cụ thể ở ngày thứ 15 và 60
chiều cao cây thu được lần lượt là 58,27 cm và 99,71 cm; 58,34 cm và 121,32 cm;
63,98 cm và 123,15 cm; 74,01 cm và 136,27 cm tương ứng với các lứa 5, 6, 7, 8, 9.

Nhưng ở thời điểm 30 và 45 ngày chiều cao cây có sự biến động không đều, điều
này càng thể hiện rõ hơn trên biểu đồ 4.1. Ở thời điểm 30 và 45 ngày chiều cao cây
lứa 7 và 9 thu được 92,80 và 108 cm; 85,78 và 102,87 cm cao hơn ba lứa còn lại
trong cùng hai giai đoạn này (70,18 và 86,55 cm; 67,49 và 87,59 cm; 73,46 và 97,86
cm), trong đó chiều cao ở lứa 5 và 6 là thấp nhất. Kết quả của chúng tôi có sự chênh
lệch là do cây trồng ở lứa 5 và 6 rơi vào giai đoạn đầu tháng mưa, cây bị sâu xanh
ăn lá tấn công vào chồi non làm chồi không phát triển dẫn đến chiều cao thân chính
cây giảm sút.
4.2.2 Số nhánh bậc một
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mức phân hóa học đến số nhánh bậc một của cây (nhánh)

LỨA

5

6

7

8

9

NGÀY SAU
KHI CẮT
15
30
45
60
15

30
45
60
15
30
45
60
15
30
45
60
15
30
45
60

NGHIỆM THỨC
HÓA HỌC 1
HÓA HỌC 2
5,78
6,18
3,57
4,68
5,57
7,16
3,68
6,44
4,72
5,90
3,75

4,10
3,11
3,81
2,85
5,26
4,18
4,78
4,20
4,52
5,57
4,21
5,17
5,49
5,20
5,53
4,40
5,31
4,25
7,66
5,78
5,87
5,64
5,89
5,35
5,16
3,89
5,94
5,49
7,48


SE

P

0,41
0,27
0,38
0,41
0,21
0,15
0,17
0,38
0,29
0,33
0,19
0,27
0,35
0,23
0,59
0,45
0,30
0,36
0,38
0,35

0,50
0,02
0,02
0,01
0,01

0,20
0,02
0,01
0,17
0,50
0,01
0,42
0,51
0,02
0,01
0,90
0,58
0,73
0,01
0,01

Tương tự chiều cao cây, số nhánh bậc một ở hai mức độ phân hóa học khác nhau thì
nghiệm thức hai luôn cho kết quả cao hơn. Số nhánh phân bố tại các thời điểm khác
18


nhau trong cùng một lứa luôn có sự biến động tăng cùng với mức độ phân hóa học,
sự khác biệt này thể hiện rõ hơn qua bảng 4.3. Cụ thể, ở thời điểm 15 ngày của lứa
năm số nhánh thu được từ nghiệm thức hai là 6,18 nhánh cao hơn số nhánh ở
nghiệm thức một 5,78 nhánh, tuy nhiên sự sai khác này không mang ý nghĩa thống
kê (P = 0,50). Trong khi đó tại các thời điểm 30, 45, 60 ngày của lứa năm thì số
nhánh từ hai nghiệm thức thu được (3,57 nhánh; 4,68 nhánh, 5,57 nhánh; 7,16
nhánh và 3,68 nhánh; 6,44 nhánh) sai khác hoàn toàn có ý nghĩa thống kê (với các
mức ý nghĩa P = 0,02 và P = 0,01). Tuy sự khác biệt về số nhánh giữa hai nghiệm
thức không mang ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 30 ngày ở các lứa cắt 6, 7, 9

(3,75; 4,20; 5,35 nhánh) so với (4,10; 4,52; 5,16 nhánh), nhưng gần đến thời điểm
thu hoạch thì có sự khác biệt rõ rệt. Điều này thể hiện rõ ở ngày thứ 45 của lứa năm
đến lứa chín (5,57 và 7,16 nhánh; 3,11 và 3,81 nhánh; 5,57 và 4,21 nhánh; 4,25 và
7,66 nhánh; 3,89 và 5,94 nhánh) tương ứng với hai mức phân hóa học.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của lứa cắt lên số nhánh bậc một của cây (nhánh)

NGÀY SAU
KHI CẮT

5
5,98a

6
5,31ab

LỨA
7
4,48b

30
45

ab

4,13
6,37a

a

3,91

3,46b

ba

4,36
4,89c

bc

4,86
5,96ad

c

60

5,06ab

4,05a

5,33b

5,82bc

15

SE

P


0,22

0,01

5,26
4,91cd

0,19
0,27

0,01
0,01

6,48c

0,27

0,01

8
5,36ab

9
5,76a

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng có cùng mẫu tự (a, b, c) theo sau thì không khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 5 %.

7


Nhánh

LỨA 5

LỨA 6

LỨA 7

LỨA 8

LỨA 9

6
5
4
3
2
1
0
15

30

45

60

Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của lứa cắt lên số nhánh bậc một của Flemingia

19


Ngày


×