Tải bản đầy đủ (.docx) (223 trang)

Nghiên cứu trứng cá, cá con làm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ở vùng biển vịnh bắc bộ, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.77 MB, 223 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM QUỐC HUY

NGHIÊN CỨU TRỨNG CÁ, CÁ CON LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN GIỐNG

VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ, VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHẠM QUỐC HUY

NGHIÊN CỨU TRỨNG CÁ, CÁ CON LÀM CƠ SỞ
KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN GIỐNG Ở
VÙNG BIỂN VỊNH BẮC BỘ, VIỆT NAM
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 62420103

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn
2. GS.TS. Đỗ Công Thung


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Phạm Quốc Huy, là nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Động vật học, mã số: 62.42.01.03
khóa 2014-2017 xin cam đoan: Đề tài Luận án Tiến sĩ Sinh học này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá do chính tôi
thực hiện trên cơ sở nguồn số liệu đã được các cá nhân và Cơ quan có thẩm quyền
cho phép sử dụng. Các tài liệu tham khảo với mục đích so sánh, phân tích và thảo
luận đều được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Toàn bộ nội dung và kết quả nghiên
cứu trong Luận án đều đảm bảo tính trung thực, tin cậy, không trùng lặp và đã
được chính tác giả công bố trên các tạp chí chuyên ngành.
Nghiên cứu sinh:

Phạm Quốc Huy


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn và
PGS.TS. Đỗ Công Thung là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện để tôi hoàn thành tốt Luận án này.
Tôi xin cảm ơn Bộ môn Động vật có xương và Bảo tồn; Ban lãnh đạo Khoa
Sinh học; Phòng Sau đại học; Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc Gia Hà Nội; Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản; Phòng Nghiên
cứu Nguồn lợi Hải sản và Trung tâm Dự báo Ngư trường Khai thác Hải sản đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Hùng, ThS. Nguyễn Viết
Nghĩa, TS. Nguyễn Khắc Bát, TS. Đào Mạnh Sơn, ThS. Phạm Huy Sơn, TS. Vũ Việt

Hà, ThS. Nguyễn Hoàng Minh, TS. Lê Đức Giang là chủ nhiệm các Đề tài, Dự án
mà Nghiên cứu sinh sử dụng số liệu cho Luận án, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi được tham gia trực tiếp các chuyến điều tra trên biển và phân tích
mẫu trứng cá, cá con trong phòng thí nghiệm.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Văn Hướng, ThS. Bùi Thanh
Hùng, ThS. Nguyễn Đức Linh, ThS. Trần Văn Cường và các đồng nghiệp đã giúp
tôi hoàn thiện Luận án này.
Lời cảm ơn vô hạn tôi xin gửi tới các Thầy Cô, Gia đình và Bạn bè đã hướng
dẫn, giảng dạy và động viên tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!
Hải Phòng, ngày
2018

tháng năm

Nghiên cứu sinh

Phạm Quốc Huy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ...............................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.................................................................................
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................
LUẬN GIẢI TÍNH NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN...................................
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................

1.1.Trên thế giới ..........................................................

1.1.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ......................
1.1.2. Nghiên cứu xác định khu vực tập trung của trứng cá, cá con ................
1.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn giống và các yếu tố môi trường ....

1.2.Ở Việt Nam ...........................................................
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường ở vùng biển vịnh Bắc Bộ .......................
1.2.2. Nghiên cứu về giai đoạn phát triển sớm của cá ở vịnh Bắc Bộ ..............
1.2.3. Hiện trạng nguồn lợi và hoạt động khai thác hải sản ở vịnh Bắc Bộ .....

1.3.Những tồn tại và hạn chế ......................................
CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................

2.1.Tài liệu nghiên cứu ...............................................

2.2.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .........................

2.3.Phương pháp nghiên cứu ......................................
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................

3.1.Cấu trúc thành phần loài trứng cá, cá con .............
3.1.1. Theo không gian ....................................................................................
3.1.2. Theo thời gian .......................................................................................
3.1.3. Nhóm loài ưu thế theo không gian và thời gian .....................................

3.2.Sự phát tán và phân bố mật độ của trứng cá, cá co
1



3.2.1. Sự phát tán của trứng cá, cá con............................................................ 73
3.2.2. Phân bố mật độ của trứng cá, cá con..................................................... 79
3.3. Mối liên quan giữa trứng cá, cá con và một số yếu tố môi trường................87
3.3.1. Nhiệt độ và độ muối tầng mặt nước biển................................................ 87
3.3.2. Động - thực vật phù du.........................................................................100
3.4. Mùa vụ sinh sản của một số nhóm cá ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.................102
3.4.1. Cấu trúc giới tính.................................................................................102
3.4.2. Độ chín muồi tuyến sinh dục................................................................107
3.4.3. Chiều dài Lm50....................................................................................109
3.4.4. Hệ số thành thục (GSI).........................................................................111
3.4.5. Mùa vụ sinh sản....................................................................................112
3.5. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn giống cá ở vùng biển vịnh Bắc Bộ 116

3.5.1. Cơ sở khoa học và pháp lý về việc bảo vệ nguồn lợi hải sản................116
3.5.2. Khu vực bảo vệ nguồn giống cá............................................................119
3.5.3. Thời gian bảo vệ...................................................................................125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................127
1. Kết luận.........................................................................................................127
2. Kiến nghị.......................................................................................................128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................................................129
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................130
PHỤ LỤC.................................................................................................................1

2


AIC
ALMRV
BMA

CC
ĐVPD
GEF
GIS
GSI
Juv.

MOFI
MOVIMAR
NASA
SD
SEAFDEC
TC

TM
TVPD
UNEP

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu ở vùng biển vịnh Bắc Bộ........38
Bảng 2. 2. Danh sách các đối tượng nghiên cứu sinh học ở vùng biển vịnh Bắc Bộ
41
Bảng 3. 1. Cấu trúc thành phần loài của trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ 51

Bảng 3. 2. Giá trị trung bình của các yếu tố môi trường của nhóm tập hợp theo mùa
89
Bảng 3. 3. Giá trị Lm50 của 8 loài cá nghiên cứu ở biển Việt Nam và khu vực....111

Bảng 3. 4. Tần suất xuất hiện (%) cá bố mẹ của các đối tượng nghiên cứu theo thời
gian ở vịnh Bắc Bộ................................................................................................114
Bảng 3. 5. Mô tả khu vực bảo vệ nguồn giống cá ở vịnh Bắc Bộ..........................122

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1. Phạm vi và mật độ trạm nghiên cứu ở vịnh Bắc Bộ, năm 2003-2016.....40
Hình 2. 2. Hình ảnh thiết bị thu mẫu và máy đo lượng nước qua lưới.....................42
Hình 3. 1. Số lượng họ, giống, loài trứng cá, cá con ở vịnh Bắc Bộ theo tầng nước54
Hình 3. 2. Số lượng họ, giống, loài trứng cá, cá con ở vịnh Bắc Bộ theo dải độ sâu
56
Hình 3. 3. Tỷ lệ % trứng cá thu được vào các thời đểm khác nhau trong ngày........58
Hình 3. 4. Tỷ lệ % cá con thu được vào các thời đểm khác nhau trong ngày..........58
Hình 3. 5. Số lượng họ, giống, loài của trứng cá, cá con ở vịnh Bắc Bộ theo mùa
trong năm................................................................................................................. 59
Hình 3. 6. Số lượng họ, giống, loài trứng cá, cá con ở vịnh Bắc Bộ theo năm........60
Hình 3. 7. Các chỉ số ưu thế cho từng loài/nhóm loài trong mùa Xuân của các nhóm
tập hợp theo phương pháp phân tích Eculidean (trong ngoặc là chỉ số ưu thế Yi) .. 62

Hình 3. 8. Biểu đồ khoảng cách trung bình và sơ đồ các nhóm tập hợp của trứng cá,
cá con trong mùa Xuân ở vịnh Bắc Bộ.................................................................... 63
Hình 3. 9. Các chỉ số ưu thế cho từng loài/nhóm loài trong mùa Hạ của các nhóm
tập hợp theo phương pháp phân tích Eculidean (trong ngoặc là chỉ số ưu thế Yi) .. 65

Hình 3. 10. Biểu đồ khoảng cách trung bình và sơ đồ các nhóm tập hợp của trứng
cá, cá con trong mùa Hạ ở vịnh Bắc Bộ................................................................... 66
Hình 3. 11. Các chỉ số ưu thế cho từng loài/nhóm loài trong mùa Thu của các nhóm
tập hợp theo phương pháp phân tích Eculidean (trong ngoặc là chỉ số ưu thế Yi) .. 67


Hình 3. 12. Biểu đồ khoảng cách trung bình và sơ đồ các nhóm tập hợp của trứng
cá, cá con trong mùa Thu ở vịnh Bắc Bộ................................................................. 68
Hình 3. 13. Chỉ số ưu thế cho từng loài/nhóm loài trong mùa Đông của các nhóm
tập hợp theo phương pháp phân tích Eculidean (trong ngoặc là chỉ số ưu thế Yi) .. 70

Hình 3. 14. Biểu đồ khoảng cách trung bình và sơ đồ các nhóm tập hợp của trứng
cá, cá con trong mùa Đông ở vịnh Bắc Bộ.............................................................. 71
Hình 3. 15. Xu hướng phát tán của trứng cá, cá con vào mùa Xuân ở vịnh Bắc Bộ 74

Hình 3. 16. Xu hướng phát tán của trứng cá, cá con vào mùa Hạ ở vịnh Bắc Bộ....75

5


Hình 3. 17. Xu hướng phát tán của trứng cá, cá con vào mùa Thu ở vịnh Bắc Bộ .. 76
Hình 3. 18. Xu hướng phát tán của trứng cá, cá con vào mùa Đông ở vịnh Bắc Bộ 77

Hình 3. 19. Phân bố mật độ trứng cá trong mùa Xuân (A) và mùa Hạ (B) ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ..................................................................................................... 80
Hình 3. 20. Phân bố mật độ trứng cá trong mùa Thu (A) và mùa Đông (B) ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ..................................................................................................... 81
Hình 3. 21. Phân bố mật độ cá con trong mùa Xuân (A) và mùa Hạ (B) ở vùng biển
vịnh Bắc Bộ............................................................................................................. 82
Hình 3. 22. Phân bố mật độ cá con trong mùa Thu (A) và mùa Đông (B) ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ..................................................................................................... 83
Hình 3. 23. Mối liên quan giữa giá trị mật độ trứng cá với dải nhiệt độ (A), độ muối
(B) ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Xuân............................................................................ 90
Hình 3. 24. Mối liên quan giữa giá trị các dải nhiệt độ (A), độ muối (B) và mật độ
cá con ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Xuân....................................................................... 91

Hình 3. 25. Mối liên quan giữa giá trị các dải nhiệt độ (A), độ muối (B) và mật độ
trứng cá ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Hạ........................................................................ 92
Hình 3. 26. Mối liên quan giữa giá trị các dải nhiệt độ (A), độ muối (B) và mật độ
cá con ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Hạ........................................................................... 93
Hình 3. 27. Mối liên quan giữa giá trị các dải nhiệt độ (A), độ muối (B) và mật độ
trứng cá ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Thu...................................................................... 95
Hình 3. 28. Mối liên quan giữa giá trị các dải nhiệt độ (A), độ muối (B) và mật độ
cá con ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Thu......................................................................... 96
Hình 3. 29. Mối liên quan giữa giá trị các dải nhiệt độ (A), độ muối (B) và mật độ
trứng cá ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Đông.................................................................... 97
Hình 3. 30. Mối liên quan giữa giá trị các dải nhiệt độ (A), độ muối (B) và mật độ
cá con ở vịnh Bắc Bộ vào mùa Đông....................................................................... 98
Hình 3. 31. Cấu trúc giới tính của một số loài thuộc nhóm cá nổi ở vịnh Bắc Bộ . 103
Hình 3. 32. Cấu trúc giới tính của một số loài thuộc nhóm cá rạn ở vịnh Bắc Bộ . 105

Hình 3. 33. Cấu trúc giới tính của một số loài thuộc nhóm cá đáy ở vịnh Bắc Bộ 106

6


Hình 3. 34. Độ chín muồi tuyến sinh dục của một số loài ở vùng biển vịnh Bắc Bộ
theo nhóm sinh thái...............................................................................................108
Hình 3. 35. Giá trị chiều dài Lm50 của một số loài ở vùng biển vịnh Bắc Bộ theo
nhóm sinh thái.......................................................................................................109
Hình 3. 36. Hệ số GSI của một số loài bắt gặp ở vùng vịnh Bắc Bộ theo thời gian
112
Hình 3. 37. Hệ số GSI theo nhóm sinh thái ở vùng biển vịnh Bắc Bộ...................115
Hình 3. 38. Mật độ trứng cá, cá con/1000m3 nước biển theo thời gian ở vịnh Bắc Bộ
115
Hình 3. 39. Sơ đồ khu vực tập trung của nguồn giống cá ở vịnh Bắc Bộ..............121

Hình 3. 40. Tần suất chiều dài khai thác so với chiều dài Lm50 theo thời gian của
một số loài chủ yếu ở biển vịnh Bắc Bộ (màu đỏ: kích thước cơ thể cá xanh: kích thước cơ thể cá >Lm50).......................................................................126

7


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sơ đồ tuyến phân vùng khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam......1
Phụ lục 2. Thành phần loài trứng cá, cá con theo đối tượng và thời gian (mùa trong
năm) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam.................................................................1
Phụ lục 3. Thành phần loài trứng cá, cá con theo không gian (tầng nước và dải độ
sâu) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam................................................................. 15
Phụ lục 4. Phân bố số lượng trung bình nhiều năm của thực vật phù du (bên phải) và
động vật phù du (bên trái) vào mùa Xuân ở vùng biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam.......29
Phụ lục 5. Phân bố số lượng trung bình nhiều năm của thực vật phù du (bên phải) và
động vật phù du (bên trái) vào mùa Hạ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam...........29
Phụ lục 6. Phân bố số lượng trung bình nhiều năm của thực vật phù du (bên phải) và
động vật phù du (bên trái) vào mùa Thu ở vùng biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam.........30
Phụ lục 7. Phân bố số lượng trung bình nhiều năm của thực vật phù du (bên phải) và
động vật phù du (bên trái) vào mùa Đông ở vùng biển vịnh Bắc Bộ Việt Nam.......30
Phụ lục 8. Chiều dài Lm50 của cá Nục sồ ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam......31
Phụ lục 9. Chiều dài Lm50 của cá Bạc má ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam....31
Phụ lục 10. Chiều dài Lm50 của cá Cơm mõm nhọn ở vùng vịnh Bắc Bộ, Việt Nam
32
Phụ lục 11. Chiều dài Lm50 của cá Bánh đường ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt
Nam......................................................................................................................... 32
Phụ lục 12. Chiều dài Lm50 của cá Lượng Nhật ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt
Nam......................................................................................................................... 33
Phụ lục 13. Chiều dài Lm50 của cá Lượng meso ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt

Nam......................................................................................................................... 33
Phụ lục 14. Chiều dài Lm50 của cá Mối thường ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam
34
Phụ lục 15. Chiều dài Lm50 của cá Mối vạch ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam34
Phụ lục 16. Phân bố mật độ trứng cá (hình bên trái) và cá con (hình bên phải) mùa
gió Đông Bắc, giai đoạn 2003-2006........................................................................ 35

8


Phụ lục 17. Phân bố mật độ trứng cá (hình bên trái) và cá con (hình bên phải) mùa
gió Đông Bắc, giai đoạn 2003-2006........................................................................ 35
Phụ lục 18. Bãi đẻ (bên trái) và bãi giống (bên phải) của cá vào tháng 3................36
Phụ lục 19. Bãi đẻ (bên trái) và bãi giống (bên phải) của cá vào tháng 4................36
Phụ lục 20. Bãi đẻ (bên trái) và bãi giống (bên phải) của cá vào tháng 5................37
Phụ lục 21. Bãi đẻ (bên trái) và bãi giống (bên phải) của cá vào tháng 6................37
Phụ lục 22. Bãi đẻ (bên trái) và bãi giống (bên phải) của cá vào tháng 7................38
Phụ lục 23. Bãi đẻ (bên trái) và bãi giống (bên phải) của cá vào tháng 8................38
Phụ lục 24. Các giai đoạn phát triển của trứng cá và cá con.................................... 39
Phụ lục 25. Một số hình ảnh trứng cá bắt gặp ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam 40
Phụ lục 26. Một số hình ảnh cá con bắt gặp ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam .. 41

Phụ lục 27. Hình ảnh các loài cá thu mẫu sinh học ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.........44

9


MỞ ĐẦU
Biển có vai trò quan trọng không những trong lĩnh vực kinh tế như vận tải,
công nghiệp và du lịch, mà còn là nơi thoát nước ra từ lục địa, chống ngập úng cho

nông nghiệp [116, 168]. Đồng thời, các hệ sinh thái biển còn cung cấp, bảo vệ,
không chỉ đối với các loài cư trú mà còn cho cả những loài di cư và nhập cư [88,
144, 197, 198], chúng cung cấp sản lượng thủy sản cao và quan trọng [122]. Vùng
biển ven bờ, vịnh, đầm phá ven biển thể hiện các mức độ nhạy cảm với môi trường,
sự đa dạng về thành phần loài và các cấu trúc dinh dưỡng phong phú [172].
Môi trường sống ở vùng biển ven bờ phù hợp với sự sinh trưởng và phát
triển trong giai đoạn sớm của cá [158]. Giai đoạn trứng cá, rất dễ bị tổn thương bởi
các yếu tố ngoại cảnh. Giai đoạn cá con, chúng đã có khả năng tự dịch chuyển, di cư
vào cửa sông để tận dụng nguồn thức ăn phong phú và ẩn náu tránh kẻ thù, với mục
đích tối đa hóa sự sống còn [103, 129, 189]. Bên cạnh đó, nghiên cứu về sinh vật
phù du ở vùng biển ven bờ sẽ tạo điều kiện cho phát triển về chức năng của “bãi đẻ
và bãi giống” [165]. Bãi đẻ của cá có sự khác nhau về thành phần loài và sự phân
bố. Sự tập trung của trứng cá và cá con cũng thay đổi liên tục theo không gian và
thời gian, theo mùa sinh sản của loài và theo các biến động về môi trường [204]
[107, 112, 117]. Tuy nhiên, khuynh hướng chung là trứng cá, cá con thường đạt mật
độ cao vào mùa Xuân và mùa Hạ [87, 113, 185, 203, 206].
Hiện nay, có nhiều mô hình quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi đã được áp
dụng trên thế giới như: quản lý nghề cá dựa vào hạn ngạch khai thác; bảo vệ nguồn
lợi bằng hình thức cấm hoặc hạn chế khai thác có thời hạn; xây dựng các khu bảo
tồn biển; khu bảo vệ nguồn giống thủy sản. Việc áp dụng các mô hình quản lý nghề
cá, các tiếp cận bảo vệ nguồn lợi vào thực tế ở từng khu vực cụ thể cần có hướng đi
phù hợp. Tiêu biểu như những nghiên cứu đưa ra hạn ngạch khai thác đối với cá
Tuyết ở Châu Âu [84], cá Ngừ ở Nhật Bản [135]; khu vực cấm (hạn chế) khai thác
theo thời gian ở Trung Quốc; Indonesia [5]; và hầu hết các nước có biển đã thiết lập
các khu bảo tồn biển. Tính đến năm 2003 trên thế giới có 4.526 khu bảo tồn biển và
con số này vẫn không ngừng tăng lên [199]. Đối với các nước nhiệt đới và cận nhiệt

10



đới, cách tiếp cận phù hợp là xây dựng các khu bảo tồn biển, các khu bảo vệ nguồn
giống thuỷ sản theo không gian và thời gian.
Cơ sở khoa học cho việc xác định các khu vực bảo vệ nguồn giống hải sản là
dựa trên các kết quả nghiên cứu về trứng cá, cá con. Đây là nguồn số liệu đầu vào
hết sức quan trọng để xác định bãi đẻ và bãi giống, giúp các nhà quản lý, hoạch định
chính sách đưa ra các chiến lược kịp thời, phù hợp để bảo vệ nguồn lợi theo hướng
bền vững.
Việt Nam có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km², đường bờ biển
dài khoảng 3.260 km với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm dọc chiều dài bờ biển từ
Bắc tới Nam. Đến nay, ở vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 11.000 loài
sinh vật (6.000 loài động vật đáy; 2.435 loài cá với trên 100 loài có giá trị kinh tế;
653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du;
94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 12
loài thú biển; 5 loài rùa biển và 43 loài chim nước) cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh
thái biển điển hình. Khu vực địa lý biển chủ yếu được chia làm 5 vùng: Vùng biển
vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam
Bộ và vùng biển giữa Biển Đông. Trong đó vịnh Bắc Bộ là một trong những vùng
biển giàu tiềm năng về khai thác hải sản ở Việt Nam [37].
Với vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển về an ninh quốc phòng, hàng hải và
kinh tế biển, vịnh Bắc Bộ là vùng biển nông, có nền đáy tương đối bằng phẳng và
chịu ảnh hưởng của các hệ thống sông lớn nên giàu chất dinh dưỡng, tập trung
nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao [15], trữ lượng ước tính khoảng 757 ngàn
tấn, trong đó cá nổi nhỏ chiếm 82,7%, cá đáy và hải sản tầng đáy chiếm 17,3% [35].
Những năm gần đây, trước áp lực khai thác của các loại nghề, nguồn lợi hải sản ở
vịnh Bắc Bộ đang có xu hướng suy giảm, sự vắng mặt hầu như hoàn toàn của một
số đối tượng có giá trị kinh tế cao cần được xem xét và đánh giá [25].
Tuy nhiên, các nghiên cứu về giai đoạn sớm của cá, mùa vụ sinh sản, khoanh
vùng bãi đẻ, bãi giống của một số loài có giá trị kinh tế ở vùng biển vịnh Bắc Bộ nói
riêng và biển Việt Nam nói chung chưa được điều tra, đánh giá một cách đồng


11


bộ. Hệ thống thu mẫu sinh học tại các bến cá thực hiện không liên tục, nguồn số liệu
rời rạc và thiếu, do đó việc tư vấn cho công tác quản lý nghề cá chưa sát với hiện
tại, một số loài hải sản có giá trị kinh tế đã và đang bị suy giảm cả về chất lượng và
số lượng. Sự vắng mặt của một số loài đặc hữu ở vùng biển vịnh Bắc bộ cần được
nghiên cứu và bảo vệ.
Như vậy, có thể thấy rằng việc nghiên cứu giai đoạn sớm của cá là vấn đề
cấp thiết, góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản theo hướng bền vững. Từ nguồn số liệu
nghiên cứu về trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ giai đoạn 2003 - 2016,
nghiên cứu sinh đề xuất thực hiện Đề tài “Nghiên cứu trứng cá, cá con làm cơ sở
khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống ở vịnh Bắc Bộ, Việt Nam”. Kết quả nghiên
cứu sẽ là cơ sở khoa học và cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác bảo vệ
nguồn lợi, trước áp lực của các loại hình khai thác hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ,
Việt Nam.
Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu:
+ Xác định cấu trúc thành phần loài trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc
Bộ, Việt Nam;
+ Xác định mùa vụ sinh sản và khu vực tập trung của trứng cá, cá con ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam;
+


Cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn giống cá

vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu:
+

+

Trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam;

Đặc điểm sinh sản của một số loài cá có giá trị kinh tế, đại diện cho các

nhóm sinh thái (cá nổi, cá rạn và cá đáy) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam.
Ý
-

nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần quan trọng cho việc quy

hoạch và phát triển nghề cá bền vững. Dựa trên hiện trạng và khu vực tập trung của
trứng cá, cá con; mùa vụ sinh sản; mối liên quan của một số yếu tố môi trường tới

12


chúng, làm cơ sở khoa học đề xuất phương thức bảo vệ hợp lý, có hiệu quả đối với
nguồn giống cá ở vùng biển nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ bổ sung nguồn số liệu có hệ thống và
đồng bộ về trứng cá, cá con ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, đóng góp những tiêu bản mẫu
chuẩn, có giá trị cao về mặt khoa học và đào tạo. Bước đầu Luận án sẽ tiếp cận với
các phương pháp nghiên cứu trứng cá, cá con tiên tiến trên thế giới.
-

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, Vụ Bảo tồn


và Phát triển nguồn lợi thủy sản, các Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
trực thuộc các tỉnh ven biển vịnh Bắc bộ, các Cơ quan quản lý chuyên ngành về bảo
vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương, sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của Luận án
và áp dụng vào thực tế công tác quản lý. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng sẽ gắn
kết được việc áp dụng thông tin khoa học vào công tác quản lý và góp phần nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý của ngành.

13


LUẬN GIẢI TÍNH NGHIÊN CỨU MỚI CỦA LUẬN ÁN
Dựa trên số liệu điều tra, nghiên cứu từ năm 2003 đến 2016 của các đề tài,
dự án do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện và có nội dung thu mẫu trứng cá, cá
con. Luận án đã có đầy đủ những dữ liệu cập nhật về hiện trạng trứng cá, cá con ở
vùng biển vịnh Bắc Bộ, cũng như các tài liệu làm cơ sở khoa học phục vụ cho công
tác quy hoạch và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, nên việc xác định khu vực cấm
và hạn chế khai thác theo không gian và thời gian có tính thực tiễn cao. Việc đồng
bộ và chuẩn hóa về dữ liệu, phương pháp điều tra, đánh giá và cách sử dụng các mô
hình phù hợp đã giúp Luận án đạt được một số tính mới như sau:
1/ Nguồn số liệu về giai đoạn sớm của cá được thống kê và tổng kết trong
thời gian dài (13 năm) và bao phủ được toàn vùng biển vịnh Bắc Bộ cả về không
gian và thời gian. Lần đầu tiên, danh sách thành phần loài trứng cá, cá con bắt gặp ở
vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam được tập hợp và chỉnh lý một cách có hệ thống và
thống nhất, với 212 loài thuộc 136 giống, 90 họ, trong đó, trứng cá xác định được
taxa của 20 họ, 24 giống và 35 loài/nhóm loài; cá con bắt gặp 206 loài/nhóm loài
thuộc 133 giống và 90 họ.
2/ Đã xác định được nhóm loài ưu thế của trứng cá, cá con theo mùa trong
năm, điều đó có ý nghĩa quan trọng cho việc xác định đối tượng có giá trị kinh tế
cao, làm cơ sở khoa học cho công tác khoanh vùng bảo vệ nguồn giống cá ở vùng
biển vịnh Bắc Bộ theo không gian và thời gian.

3/ Đã xác định được mùa vụ sinh sản của một số đối tượng chính theo nhóm
sinh thái, từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm; khu vực cấm và hạn chế khai thác được
phân chia thành vùng lõi và vùng đệm với các điều kiện môi trường sống điển hình
đặc trưng cho từng vùng ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, Việt Nam. Điều này giúp cho kết
quả nghiên cứu của Luận án mang ý nghĩa thực tiễn và khả năng thực thi cao.

14


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn giống
Nghiên cứu giai đoạn phát triển sớm của cá có vị trí quan trọng trong ngư
loại học, từ những tài liệu về thành phần và số lượng của chúng có thể tìm hiểu
được thành phần khu hệ, xác định bãi đẻ, mùa vụ sinh sản và biến động số lượng
đàn bổ sung. Mặt khác nó còn là nhân tố quan trọng cho việc phát hiện nguồn
giống, quy hoạch và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Khá nhiều lĩnh vực liên quan đến giai đoạn phát triển sớm của cá đang được
quan tâm nghiên cứu như đa dạng loài, đánh giá nguồn lợi, phân loại học, đa dạng
nguồn gen; đặc điểm sinh thái học như vòng đời, các đặc điểm sinh sản, dinh
dưỡng, sự di cư, sự phát triển của cá thể; cấu trúc quần thể, chuỗi thức ăn, mối quan
hệ giữa chúng với các quần xã khác; môi trường sống và sự ảnh hưởng của các yếu
tối môi trường tới sự phát triển của chúng; nghiên cứu chuyên sâu về những loài đặc
sản và sinh sản nhân tạo nhằm hỗ trợ cho việc khôi phục số lượng các loài thủy sản
có giá trị về khoa học và kinh tế.
Ngay từ đầu thế kỷ XX các nước có biển ở châu Âu và Liên Xô (cũ) đã có
nhiều công trình nghiên cứu về trứng cá, cá con. Tiêu biểu là các công trình của
Belyanina (1974) [79], Rass (1972) [167], Gorbunova (1965, 1972, 1974, 1977)
[108, 109, 110, 111], Kovalevskaja (1964, 1965, 1972) [132, 133, 134], Parin (1964,
1972, 1974) [160, 161, 162], Mukhacheva (1964, 1972, 1974) [149, 150, 151]…



vùng nước Ấn Độ Dương có nghiên cứu của Jones và cộng sự (1978)

[128]; Gorbunova 1965) [108]. Ở Nhật Bản có nghiên cứu của Mito (1960,1961)
[146, 147]; Nakai (1962) [154]; Nishikawa và cộng sự (2007) [157]. Ở Philippin có
nghiên cứu của Wade (1949, 1950) [193, 194]; Duray (1990) [100]. Ở Trung Quốc
có nghiên cứu của Trần Chân Nhiên và Trương Hiếu Uy (1965) [44]…
Công trình của Delsman (1922-1938) với các nghiên cứu về trứng cá, cá con
của một số giống ở biển Java (Indonesia) như Clupea, Dorosoma, Engraulis,

15


Pellona, Stolephorus, Cybium, Septibinna… [91, 92, 93, 94, 95, 96, 97]. Nhiều nhà
khoa học cũng tiến hành khảo sát ở vùng đại dương này. Phần lớn các công trình
mới chỉ tập trung mô tả đặc điểm hình thái trong các giai đoạn phát triển trứng cá,
cá con, điển hình là các nghiên cứu của Bensam (1971, 1981) [80, 81], với đối
tượng là từng loài cá cụ thể. Mặt khác, năm 1981, ông cũng công bố báo cáo mang
tính chất tổng hợp “Những vấn đề về mặt phân loại học trong việc định dạng trứng
cá, cá con của cá Trích ở vùng biển Ấn Độ Dương” [80, 81].
Năm 1986, Victor [191] đã ước tính thời gian sinh trưởng của giai đoạn cá
con của 100 loài thuộc họ cá Bàng chài - Labridae ở cả Thái Bình Dương và Đại
Tây Dương dựa trên phương pháp đọc tuổi bằng nhĩ thạch. Nghiên cứu cho thấy,
thời kỳ tăng trưởng này khác nhau ngay cả trong cùng một loài, nhất là các loài có
pha sinh trưởng kéo dài. Thời kỳ này ở những cá thể sống trong vùng Hawaii và
Đông Thái Bình Dương dài hơn so với các cá thể cùng loài khác sống ở biển
Carribe và Tây Thái Bình Dương. Ước tính tuổi bằng phương pháp nhĩ thạch tiếp
tục được Victor sử dụng với đối tượng là họ cá Thia - Pomacentridae vào năm 1989,
với kết quả rất khả quan.

Phân loại cá con họ cá Mối (Synodontidae) đã được Norman (1935) nghiên
cứu và xác định 6 loài hiện đang lưu giữ ở Viện Bảo tàng Tự nhiên Luân Đôn [159].
Cũng với đối tượng cá Mối, Delsman (1938) đã mô tả trứng cá, cá con của hai loài
cá Mối thường (Saurida tumbil) và Mối vện (Synodus variegatus) thu được ở vùng
biển Java (Indonesia) [91].
Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu trứng cá, cá con của các
loài có giá trị kinh tế như cá Trích Nhật. Từ năm 1962 đến 1966, Nakai đã công bố
nhiều công trình về loài cá này như “Nghiên cứu các yếu tố môi trường ảnh hưởng
tới sự thụ tinh và phát triển của trứng cá Trích - số liệu định lượng trứng” (1962);
“Biến động số lượng của trứng cá, cá con cá Trích từ 1949 - 1951” (1962); “Ảnh
hưởng của độ muối tới giai đoạn phát triển sớm của cá Trích” (1966) [154]. Việc
nghiên cứu trứng cá, cá con để phục vụ cho việc sản xuất cá giống của các loài cá
thương phẩm cũng rất phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan từ những năm

16


70 của thế kỷ XX. Đây được coi là cơ sở quan trọng cho việc phát triển nghề nuôi
cá biển cũng như hạn chế sự suy giảm nguồn lợi hải sản.
Với đối tượng trứng cá, cá con ngoài khơi vùng biển nhiệt đới ở Đại Tây
Dương, Kazanova (1974) [27] đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái và nhận dạng
trứng cá, cá con của nhóm cá Ngừ. Tác giả đã chia thành các nhóm đối tượng theo
kích thước cơ thể, trong đó ấu trùng cá Ngừ vằn - Katsuwonus pelamis, cá Ngừ chù
- Auxis tharazd, cá Ngừ ồ - Auxis rochei được xếp vào nhóm cá Ngừ nhỏ; ấu trùng
cá Ngừ vây vàng - Thunnus albaceres và cá Ngừ mắt to - Thunnus obesus được xếp
vào nhóm cá Ngừ đại dương.
Nhìn chung, các nghiên cứu về trứng cá, cá con chủ yếu tập trung vào thành
phần khu hệ, đặc điểm hình thái và các đặc trưng sinh thái của mỗi nhóm loài. Điển
hình là các nghiên cứu về đặc điểm phân loại và đặc trưng sinh thái của các loài cá
trên các rạn san hô ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương của Leis và Rennis

(1983) [139]. Năm 1989, Leis và Trnski [138] đã nghiên cứu sự biến động, phân bố
thành phần loài và số lượng cá con ở vùng biển ven bờ.
Tại các vùng cửa sông ở Nam Phi, Whitfield (1989) [202] đã nghiên cứu sự
biến động về số lượng của cá theo độ cao mực thuỷ triều của kỳ con nước. Trong
đó, sự biến động số lượng cá liên quan chặt chẽ tới sự biến đổi của độ cao thuỷ
triều, tốc độ dòng chảy, nhiệt độ và độ muối của khối nước triều… Không những
thế, số lượng cá con thu được còn phụ thuộc vào thời gian ngày - đêm và mùa.
Tổng kết từ nhiều công trình nghiên cứu về cá con, Campos (2005) [205], đã
chia cá con thành 18 nhóm theo hình dạng cơ thể, độ dài ống ruột, đặc điểm vây
lưng, độ cao thân, đầu, sắc tố trên cơ thể, số lượng đốt cơ. Tác giả cũng đưa ra các
hạn chế là có nhiều loài trong cùng một họ nhưng có đặc điểm hình thái khác nhau,
hoặc trong cùng một loài khi chúng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Đánh giá hiện trạng trứng cá, cá con là lĩnh vực nghiên cứu mang tính thực
tiễn và phục vụ trực tiếp nhất cho các nhà quản lý, làm cơ sở cho việc quy hoạch và
phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản. Để đánh giá đúng mức hiện trạng trứng cá,
cá con, các nước Úc, Thái Lan, Trung Quốc đã tổ chức điều tra nghiên cứu định kỳ

17


về giai đoạn sớm của cá, giúp cho việc điều tiết nghề nuôi, tổ chức khai thác hợp lý
và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên sinh vật biển nói chung và nguồn giống thuỷ sản nói
riêng.
Tuy nhiên, việc ước tính lượng bổ sung và trữ lượng cá từ trứng cá, cá con
hiện nay đang gặp khó khăn về số liệu và phương pháp nghiên cứu. Thời gian gần
đây, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng các phần mềm và trang
thiết bị phòng thí nghiệm trở nên thuận lợi và đáng tin cậy hơn. Nhiều nước đã ứng
dụng phương pháp ước tính trữ lượng trứng được sinh ra trong thời gian một ngày,
để ước tính sinh khối và giám sát xu hướng thay đổi mật độ của đàn cá như Anh,
Na-uy, Nam Phi…

Hội nghị nghề cá khu vực Đông Nam Á do SEAFDEC và ASEAN phối hợp
tổ chức vào tháng 11 năm 2001 tại Bangkok đã nêu ra kết luận chung cho khu vực,
trong đó giải pháp tăng cường thời gian cấm khai thác nhằm bảo vệ các đàn sinh sản
và chủng quần non của những loài có giá trị thương mại là một nội dung quan trọng.
Việc này được thực hiện với nguyên tắc “Quản lý nghề cá trên cơ sở bền vững”
(Right-based fisheries management). Từ đó tạo được sự ổn định, sức sản xuất cao
và sự đa dạng của hệ sinh thái thuỷ sinh vật.
1.1.2. Nghiên cứu xác định khu vực tập trung của trứng cá, cá con
Theo UNEP (2007), khu duy trì nguồn giống thủy sản được hiểu là một khu
vực biển được xác định về không gian và thời gian mà ở đó các giải pháp quản lý
được triển khai nhằm duy trì, bảo vệ sự quần tụ sinh sản, các bãi giống và đường di
cư của sinh vật [188].
Những nghiên cứu đầu tiên về bãi đẻ của cá rạn san hô được thực hiện trong
những năm 1970 ở vùng biển Bahamas, Cu Ba và khu vực trung tâm Châu Mỹ La
tinh. Smith (1972) [181] đã đưa ra báo cáo chi tiết về việc hình thành các bãi đẻ của
nhóm cá Mú, với sự tăng đột biến về số lượng cá thể tại khu vực sườn dốc của rạn
san hô, vào thời điểm trước và sau trăng tròn để phục vụ cho quá trình sinh sản.
Một số kết quả nghiên cứu về bãi đẻ của cá rạn đã được tiến hành ở quần đảo
Marshall (Thái Bình Dương) đã xác định có bãi đẻ của loài cá Miền - Caesio teres

18


của Bell và Colin (1986) [78]; ở quần đảo Cayman (biển Carribe) có khoảng từ 60
đến 80 bãi đẻ có tính chất lịch sử và thường xuyên, với loài chiếm ưu thế là cá Mú
vạch - Epinephelus striatus của Sadovy và Eklund (1999) [173]; ở đảo Ping Chau
(phía Đông Bắc của Hồng Kông) đã bắt gặp sự hình thành các bãi đẻ ngay trong rạn
san hô của loài cá Mú - Cephalopholis boenack của Liu và Sadovy (2005) [141]; ở
khu vực Ningaloo (Úc) thấy cá xuất hiện trong vòng 6 ngày trước và sau trăng tròn,
hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ hàng năm và ở một số tháng nhất định của

Mackie (2007) [143]; ở đảo Virgin (Mỹ) hình thành các bãi đẻ theo hai mùa sinh sản
trong năm với thời điểm cuối mùa Đông là mùa đẻ rộ của Nemeth và cộng sự
(2007) [155]. Ở khu vực Đông Nam Á như Vườn quốc gia Kodomo (Indonesia) và
vùng biển phía Bắc đảo Palawan (Philipin) cũng thấy xuất hiện các bãi đẻ của nhóm
cá rạn san hô (thường có sự tập hợp đa loài) diễn ra quanh năm nhưng đạt đỉnh vào
các tháng 4 - 7 hàng năm tại sườn dốc rạn vào các tuần trước và sau kì trăng tròn
qua nghiên cứu của Donaldson (2005) [99] và Pet (2005) [164].
Loài cá Mó ở vùng biển phía Nam Carribe, khi còn non thường tập trung ở
trong rừng ngập mặn và khi trưởng thành lại xuất hiện ở các rạn san hô. Kết quả
nghiên cứu của Nagelkerken (2000) [153] ở vùng Bonaire (Hà Lan) cho rằng, thảm
cỏ biển là nơi tập trung cá con của các loài Haemulon flavolineatum, H. sciurus,
Ocyurus chrysurus, Acanthurus chirurgus và Sparisoma viride; ở trong rừng ngập
mặn là loài Lutjanus apodus, L. griseus, Sphyraena barracuda, Chaetodon
capistratus và khu vực rạn san hô ở vùng nước nông lại ghi nhận được các loài là
Haemulon chrysargyreum, Lutjanus mahogoni, Abudefduf bahianus và A. saxatilis.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nơi sinh cư trong các vùng nước nông ven
bờ nhiệt đới như thảm cỏ biển và rừng ngập mặn được xem là những nơi ương nuôi
quan trọng đối với rất nhiều nguồn lợi sinh vật biển [77, 179]. Sadovy (2003) [174]
đã ghi nhận các cá thể trưởng thành của loài cá Bàng chài - Cheilius undulatus sống
trên các rạn san hô, trong khi đó các cá thể con non thường sống trên các thảm cỏ và
rạn san hô trong vùng nước nông.

19


Giai đoạn từ năm 2005 trở lại đây, khái niệm khu duy trì nguồn giống thủy
sản được hiệu chỉnh và phát triển đầy đủ hơn trong khuôn khổ của dự án
UNEP/GEF về “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và vịnh Thái
Lan”. Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan đến nguồn giống thủy sản trên thế giới
trước đây chủ yếu tập trung vào khía cạnh điều tra, nghiên cứu nhằm khẳng định vai

trò của các hệ sinh thái ven bờ (cửa sông, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô),
các khu vực bãi đẻ, bãi ương nuôi tự nhiên đối với sinh vật biển. Nhiều nghiên cứu
cho thấy rằng, các nơi sinh cư tự nhiên trong vùng nước nông ven bờ nhiệt đới như
thảm cỏ biển và rừng ngập mặn được xem là những khu ương nuôi quan trọng đối
với rất nhiều nguồn lợi sinh vật biển. Tầm quan trọng và tính liên kết của các hệ
sinh thái ven biển đối với giai đoạn sớm của các loài thủy sản cũng đã được nghiên
cứu, đánh giá. Các thảm cỏ biển ở vùng nước nông có mật độ phân bố nguồn giống
cá cao hơn rất nhiều so với ở rừng ngập mặn, các thảm cỏ biển vùng nước sâu, vùng
triều giữa, thảm rong biển và rạn san hô. Điều này cho thấy, thảm cỏ biển được xem
là bãi ương nuôi quan trọng đối với các loài cá biển ở giai đoạn sớm, đặc biệt là các
loài cá nổi nhỏ, cá đáy và cá rạn.
1.1.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn giống và các yếu tố môi trường
Nhìn chung mối liên quan của các yếu tố môi trường đến sự hình thành các
bãi đẻ khá phức tạp, trong đó các yếu tố đóng vai trò chủ yếu là nhiệt độ nước biển,
dòng chảy, thủy triều, các tập tính sinh thái đặc trưng khác của loài [86, 98, 163,
173].
Trong các nghiên cứu về trứng cá, cá con, tuy đa số hướng nghiên cứu là tập
trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái và đặc trưng phân bố, song vẫn có nhiều
công trình đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của các giai đoạn phát
triển sớm của cá. Nhiều nhất phải kể đến các nghiên cứu về tác động của nhiệt độ và
độ muối, hai yếu tố được coi là quyết định với tỷ lệ tử vong của trứng cá, cá con.
Bên cạnh đó, các nhân tố môi trường khác như dòng chảy, hàm lượng chlorophyll,
tia phóng xạ, mối quan hệ dinh dưỡng, thuỷ triều, thời gian ngày - đêm...

20


Thông thường khoảng nhiệt độ mà trứng cá (nhóm cá xương) có thể chịu
đựng được phụ thuộc rất lớn vào sự biến động của các yếu tố môi trường khác như
độ muối hay hàm lượng oxy hòa tan. Dưới điều kiện sinh thái tự nhiên, trứng cá vẫn

phát triển ở ngưỡng trên của khoảng nhiệt độ tối ưu và có thể vẫn thụ tinh, nhưng
phôi có xu hướng phát triển không bình thường [85] hoặc do các enzym bị phá hủy
bởi nhiệt [170].
Dannevig (1985) [89] là người đầu tiên theo dõi trứng cá trong phòng thí
nghiệm đã kết luận rằng thời gian phát triển của trứng ngắn hơn rất nhiều khi nhiệt
độ tăng lên ở giới hạn cho phép. Tuy nhiên, từ thực nghiệm của Irvin (1974) [124]
và nghiên cứu ngoài tự nhiên ở vùng biển Bắc của Land (1991) [137] cho thấy, tỷ lệ
tử vong của trứng cá, cá con tăng cao khi nhiệt độ môi trường tăng lên.
Phôi cá thường được coi là rất nhạy cảm với nhiệt độ môi trường thay đổi,
đặc biệt là giai đoạn tế bào phân chia [187] và hình thành phôi vị [171]. Kết quả
nghiên cứu của Bonnet (1939) [82] cho thấy, tỷ lệ tử vong của trứng cá Tuyết ở
vùng biển Đại Tây Dương giảm trong giai đoạn đóng lỗ phôi (giai đoạn II) ở các
khoảng nhiệt độ nghiên cứu. Tác giả cũng cho thấy, tỷ lệ chết đột ngột tăng cao khi
trứng sắp nở.
Cũng giống như nhiệt độ, độ muối có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ chết của trứng
cá thông qua tốc độ phát triển. Chẳng hạn, độ muối thấp làm kéo dài giai đoạn ấp
đối với cá Bơn [170] và cá Tuyết ở Thái Bình Dương [102]. Tuy nhiên, những tác
động này đến tỷ lệ chết ở một giai đoạn nào đó của trứng cá dưới điều kiện tự nhiên
dường như không đáng kể. Trứng cá thường nở ở khoảng độ muối mà bản thân
chúng có thể chịu được. Khả năng sống sót của trứng cá ở một khoảng rộng của độ
muối trong môi trường thí nghiệm cho thấy, độ muối không phải là yếu tố giới hạn
sự thành công ấp nở của trứng. Ngay cả đối với những quần thể phải di cư vào vùng
nước lợ để đẻ trứng, trứng có thể sống sót được trong khoảng biến động cố định dựa
vào đặc tính đẳng muối [170].
Ảnh hưởng của yếu tố môi trường tới giai đoạn sớm của cá Sòng Nhật
(Trachurus japonicus) ở vùng biển phía Đông Trung Quốc - đã được các nhà khoa

21



×