Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Tình Hình Bệnh Gumboro Tại Các Hộ Chăn Nuôi Gà Thả Vườn Ở Tỉnh Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.92 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

TÌNH HÌNH BỆNH GUMBORO TẠI CÁC HỘ
CHĂN NUÔI GÀ THẢ VƯỜN Ở
TỈNH HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn
TS. HỒ THỊ VIỆT THU

Sinh viên thực hiện
NGUYỄN KHOA NAM
MSSV: 3064523
Lớp: Thú Y K32

Cần Thơ, 12/2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Đề tài: “Tình hình bệnh Gumboro tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn ở tỉnh
Hậu Giang” do sinh viên Nguyễn Khoa Nam thực hiện tại các hộ chăn nuôi gà ở
tỉnh Hậu Giang và phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm E008, Bộ môn Thú Y,
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ tháng


08 đến tháng 11 năm 2010.

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Duyệt bộ môn

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Duyệt giáo viên hướng dẫn

TS. HỒ THỊ VIỆT THU

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2010
Duyệt khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CẢM ƠN


 Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Cô Hồ Thị Việt Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
 Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông
Nghiệp Và Sinh Học Ứng Dụng, quý thầy cô Bộ Môn Thú Y, Bộ môn Chăn
Nuôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong
quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Chị Huỳnh Ngọc Trang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.

Các bạn Lê Thanh Vũ, Trần Minh Châu, Nguyễn Văn Tinl, Trần Khánh
Long, Hồ Thiệu Khôi và anh Thái Thanh Dương Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ và
động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Xin kính gởi đến quý Thầy, Cô, các anh chị, người thân và bạn bè tôi lời
chúc sức khỏe, thành công và nhận nơi tôi lòng biết ơn sâu sắc.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn đến Hội Đồng Giám Khảo đã dành thời gian đọc,
xem xét và đóng góp những ý kiến quý báu cho đề tài tốt nghiệp của tôi.

Nguyễn Khoa Nam

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa .......................................................................................................i
Trang duyệt .........................................................................................................ii
Lời cảm ơn ........................................................................................................ iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Danh mục bảng .................................................................................................. vi
Danh mục hình ..................................................................................................vii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................viii
Tóm lược ............................................................................................................ ix
Chương 1: Đặt Vấn Đề ........................................................................................ 1
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận................................................................................... 2
2.1 Giới thiệu tổng quát về bệnh Gumboro .................................................... 2
2.2 Phân loại hình thái cấu trúc virus Gumboro ............................................. 2
2.2.1 Tính chất gây bệnh .............................................................................. 2
2.2.2 Đặc tính nuôi cấy ................................................................................ 3
2.2.3 Sức đề kháng của virus ....................................................................... 4
2.3 Dịch tễ học bệnh Gumboro ....................................................................... 4

2.3.1 Nguồn bệnh......................................................................................... 4
2.3.2 Phương thức lan truyền ....................................................................... 5
2.3.3 Sự mẫn cảm của giống gia cầm đối với virus Gumboro....................... 5
2.3.4 Ảnh hưởng của tuổi gà và giới tính đối với bệnh Gumboro ................. 5
2.3.5 Mối liên quan giữa bệnh Gumboro với bệnh khác ............................... 6
2.4 Cơ chế sinh bệnh ...................................................................................... 6
2.5 Miễn dịch học bệnh Gumboro ................................................................... 8
2.5.1 Khái quát về miễn dịch học bệnh Gumboro......................................... 8
2.5.2 Cơ chế miễn dịch ................................................................................ 8
2.6 Triệu chứng ............................................................................................... 9
2.6.1 Thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn bệnh) .................................... 9
2.6.2 Thể lâm sàng ........................................................................................ 9
2.7 Bệnh tích .................................................................................................. 10
2.7.1 Bệnh tích đại thể ................................................................................. 10
2.7.2 Bệnh tích vi thể ................................................................................... 10
2.8 Chẩn đoán .................................................................................................. 11
2.8.1 Nguyên lý của chẩn đoán ..................................................................... 11
2.8.2 Chẩn đoán phân biệt............................................................................. 12
2.8.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm................................................................ 13
2.9 Phòng bệnh và điều trị ............................................................................... 14
2.9.1 Phòng bệnh .......................................................................................... 14

iv


2.9.2 Điều trị................................................................................................. 15
2.10 Tình hình nghiên cứu Gumboro trong nước và trên thế giới ..................... 16
2.10.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 16
2.10.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 17
Chương 3: Phương Tiện Và Phương Pháp Nghiên Cứu ..................................... 18

3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 18
3.2 Phương tiên thí nghiệm ........................................................................... 18
3.2.1Thời gian và địa điểm ........................................................................ 18
3.2.2 Đối tượng thí nghiệm ........................................................................ 18
3.2.3Vật liệu thí nghiệm............................................................................. 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 18
3.3.1 Điều tra một số đặc điểm dịch tễ cơ bản ............................................. 18
3.3.2 Phương pháp chẩn đoán qua mổ khám .............................................. 18
3.4 Phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm ............................................... 19
3.4.1 Phân lập virus trên phôi gà ................................................................. 19
3.4.2 Phản ứng kết tủa khuếch tán trên phiến kính ...................................... 20
3.5 Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 21
3.6 Phương pháp xử lý thống kê .................................................................... 21
Chương 4: Kết Quả Và Thảo Luận .................................................................... 22
4.1 Một số đặc điểm chăn nuôi gà thả vườn ở tỉnh Hậu Giang ...................... 22
4.2 Kết quả chẩn đoán bệnh Gumboro bằng AGP vá phân lập virus ................ 23
4.2.1 Kết quả xác định virus Gumboro mẫu bệnh phẩm bằng phản ứng AGP25
2.2.1 Kết quả phân lập virus Gumboro trên phôi gà ................................... 25
4.3 Tìnhhình bệnh Gumboro trên đàn gà ở tỉnh Hậu Giang ........................... 26
4.3.1 Tỷ lệ gà bệnh và chết ở các đàn gà khảo sát nhiễm bệnh Gumboro ... 26
4.3.2 Tỷ lệ nhiễm bệnh Gumboro giữa các đàn gà có và không tiêm phòng
vaccine Gumboro .............................................................................................. 27
4.3.3 Tỷ lệ nhiễm Gumboro ở các hình thức chăn nuôi .............................. 28
4.3.4 Tỷ lệ nhiễm Gumboro ở các giống gà................................................ 29
2.3.5 Tỷ lệ nhiễm bệnh Gumboro ở các lứa tuổi......................................... 30
4.3.6 Các triệu chứng và bệnh tích thường gặp .......................................... 31
Chương 5: Kết Luận Và Đề Nghị ...................................................................... 34
5.1 Kết luận ................................................................................................... 34
5.2 Đề nghị .................................................................................................... 34
Tài Liệu Tham Khảo ......................................................................................... 35

Phụ Chương 1: Phiếu điều tra tình hình bệnh Gumboro ..................................... 37
Phụ Chương 2: Kết Qủa Phân Tích Thống Kê ................................................... 39

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Tình trạng vệ sinh thú y và tiêm phòng vaccine (n= 47 đàn)................22
Bảng 4.2 Kết quả chẩn đoán virus Gumboro bệnh phẩm phản ứng AGP (n=22)..23
Bảng 4.3 Kết quả xác định virus Gumboro ở màng nhung niệu và dịch niệu mô
bằng phản ứng AGP .......................................................................................... 25
Bảng 4.4 Tỷ lệ gà bệnh Gumboro ở tỉnh Hậu Giang .......................................... 26
Bảng 4.5 Tỷ lệ gà chết do nhiễm bệnh Gumboro so với các bệnh khác .............. 27
Bảng 4.6 Tỷ lệ gà bệnh Gumboro ở các đàn có,không tiêm vaccine Gumboro .. 27
Bảng 4.7 Tỷ lệ bệnh giữa các hình thức chăn nuôi ............................................. 28
Bảng 4.8 Tỷ lệ bệnh Gumboro giữa các giống gà .............................................. 29
Bảng 4.9 Tỷ lệ bệnh giữa các lứa tuổi ................................................................ 30
Bảng 4.10 Tần suất xuất hiện triệu chứng (n=18) .............................................. 31
Bảng 4.10 Tần suất xuất hiện bệnh tích (n=36) .................................................. 31

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cơ chế sinh bệnh của IBDV .................................................................. 7
Hình 4.1 Kết quả phản ứng AGP ...................................................................... 23
Hình 4.2 Phôi gà bị xuất huyết ........................................................................... 25
Hình 4. 3 Gà ủ rũ , xù lông ................................................................................ 30
Hình 4.4 Gà tiêu chảy phân trắng lẫn máu ......................................................... 30
Hình 4.5 Lách sưng to, hoại tử........................................................................... 30

Hình 4.6 Cơ đùi xuất huyết ................................................................................ 30
Hình 4.7 Túi Fabricius xuất huyết...................................................................... 30
Hình 4.8 Thận sưng to ....................................................................................... 30

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên chữ

AGP

Agar Gel Precipitation

IBD

Infectious bursal disease

IBDV

Infectious bursal disease virus

PCR

Polymerase chain reaction

VN


Virus Neutralization

Ctv

Cộng tác viên

viii


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Tình hình bệnh Gumboro tại các hộ chăn nuôi gà thả vườn ở
tỉnh Hậu Giang” được tiến hành tại các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang và phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm bộ môn Thú Y, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 08/2010 đến
11/2010. Đề tài được thực hiện bằng cách điều tra thực tế tình hình dịch tễ tại các
hộ có gà bệnh. Khảo sát tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro bằng phương pháp chẩn
đoán lâm sàng, kết hợp chẩn đoán bằng phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch
và phân lập virus trên phôi gà.
Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi đã ghi nhận kết quả như sau:
Bệnh Gumboro là một bệnh phổ biến ở tỉnh Hậu Giang chiếm tỷ lệ
38,29% trong tổng số 47 đàn khảo sát. Tỷ lệ gà chết do bệnh Gumboro là
22,30% trong những đàn gà khảo sát
Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ mắc bệnh Gumboro giữa các giống gà.
Giống Tam Hoàng có tỷ lệ mắc bệnh Gumboro là 40%, giống gà Nòi Bến Tre là
39,29%, giống gà Tàu chân lùn là 35,71%
Ở lứa tuổi càng nhỏ gà tỷ lệ bệnh càng cao, gà nhỏ hơn 1 tháng tuổi có tỷ
lệ bệnh là 62,5%, gà từ 1-1,5 tháng tuổi có tỷ lệ bệnh là 53,85%, gà lớn hơn 1,5
tháng tuổi là 23,08%.
Hình thức nuôi thả tự nhiên có tỷ lệ bệnh Gumboro là 75%, cao hơn hai
hình thức còn lại, với hình thức nuôi bán chăn thả là 46,15%, hình thức nhốt

hoàn toàn là 30%
Tỷ lệ bệnh Gumboro ở đàn gà không tiêm phòng chiếm tỷ lệ cao nhất với
75,0%, đàn gà có tiêm phòng vaccine Gumboro 1 lần có tỷ lệ 62,5%, đàn gà có
tiêm nhắc lại lần 2 có tỷ lệ bệnh thấp hơn là 28,57%,
Bệnh tích ở túi Fabricius được ghi nhận có tần suất xuất hiện là 100% ở
các gà mắc bệnh Gumboro

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành chăn nuôi gà ở tỉnh Hậu Giang những năm gần đây phát triển mạnh
mẽ và đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Tuy nhiên, ở Hậu Giang cũng như
nhiều tỉnh thành trong cả nước luôn tồn tại một số dịch bệnh rất nguy hiểm đối
với gia cầm, gây tổn thất lớn về kinh tế. Trong đó bệnh Gumboro là một trong
những bệnh truyền nhiễm gây thiệt hại chính cho ngành chăn nuôi. Bệnh
Gumboro còn gọi là bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm (Infectious bursal
disease – IBD), bệnh ở thể cấp tính có khả năng lây lan rất nhanh ở gà con, nhất
là gà từ 3 - 6 tuần tuổi. Bệnh gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gà không
những do tỷ lệ chết cao mà còn làm suy giảm miễn dịch, dẫn đến thất bại các
chương trình tiêm chủng các bệnh truyền nhiễm khác. Virus Gumboro cường độc
rất bền vững, đề kháng với nhiều chất sát trùng và tồn tại khá lâu trong môi
trường tự nhiên nên rất khó khống chế mầm bệnh. (trích dẫn Nguyễn Bá Thành,
2005).
Theo số liệu điều tra của Viện Chăn nuôi Quốc gia từ năm 2001 – 2005 cho
thấy, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả lan, buôn bán, giết mổ phân tán, không
đảm bảo an toàn sinh học nên dịch bệnh Gumboro vẫn thường xuyên xảy ra gây
tổn thất lớn về kinh tế. Trong những năm 2001-2005, tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro
là 27 – 32%. Chi phí thuốc điều trị thú y lên đến 10 – 12% giá thành.

Nhận thấy bệnh Gumboro là một bệnh khá phổ biến và gây ảnh hưởng lớn
đến ngành chăn nuôi nên việc hiểu rõ tình hình dịch tễ bệnh Gumboro tại tỉnh
Hậu Giang và phương pháp chẩn đoán nhanh sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho
người chăn nuôi, nhằm giảm tổn thất về kinh tế trong chăn nuôi. Do đó chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình bệnh Gumboro tại các hộ chăn nuôi gà
thả vườn ở tỉnh Hậu Giang”
Mục tiêu đề tài
Điều tra một số yếu tố dịch tễ cơ bản liên quan đến bệnh Gumboro ở tỉnh
Hậu Giang.
Chẩn đoán bệnh Gumboro qua bệnh tích đại thể và phương pháp miễn
dịch học.

1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Giới thiệu tổng quan về bệnh Gumboro
Khái niệm về bệnh
Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm của gà do virus gây ra. Bệnh chỉ biểu
hiện triệu chứng lâm sàng khi gà mắc bệnh ở giai đoạn trên 1-2 tuần tuổi, nhưng
rõ nhất ở giai đoạn 4-8 tuần tuổi. Trong giai đoạn này tỷ lệ gà bệnh có thể lên đến
100% và tỷ lệ chết có thể từ 20-50%. Bệnh gây suy giảm miễn dịch trầm trọng
cho nên việc tiêm phòng vaccine khác trên những đàn gà bệnh Gumboro thường
cho hiệu quả không cao. Gà bệnh có biểu hiện ủ rũ, xù lông, tiêu chảy phân trắng
hoặc vàng. Bệnh tích quan trọng là túi Fabricius sưng to, xuất huyết. Bệnh diễn
ra hầu hết ở các nước trên thế giới có chăn nuôi gà công nghiệp (trích dẫn
Nguyễn Xuân Bình và ctv, 2005).
2.2 Phân loại, hình thái và cấu trúc virus Gumboro
Virus Gumboro được xếp vào giống Birnavirus họ Birnaviridae, có 20 mặt

trần với đường kính 55-60 nm, có dạng khối với nhiều góc cạnh. Dưới kính hiển
vi điện tử có thể quan sát thấy tập hợp virus Gumboro giống như tổ ong trong
nguyên sinh chất tế bào bị nhiễm, xếp đều đặn cạnh nhau. Trong nguyên sinh
chất của một tế bào có thể chứa vài tập hợp virus nói trên.
Cấu trúc di truyền của virus là chuỗi kép ARN. Capsid có 4 cấu trúc
protein và 32 capsomeres cấu tạo gồm 4 loại protein VP 1, VP 2 , VP3 , VP 4. Trong
đó VP2 , VP3 là protein chủ yếu quyết định kháng nguyên của virus. Ngoài phần
capsid, virus không có vỏ bọc bằng lipid. Do không có vỏ bọc ngoài nên IBDV
(Infectious bursal disease virus) không mẫn cảm với ether và chloroform, trái lại
virus rất mẫn cảm với formalin (Lê Văn Hùng, 1996). Do vậy, IBDV có sức đề
kháng cao khi tồn tại ở môi trường ngoài
2.2.1 Tính chất gây bệnh
Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính, nguy hiểm tỷ lệ gà mắc bệnh
có thể lên tới 100% và có thể gây chết từ 0-5% đối với chủng nhược độc, 5-20%
đối với chủng có độc lực trung bình, 20-60% với chủng có độc lực cao và có thể
gây chết 100% khi gà nhiễm với bệnh ghép khác (Lê Văn Năm, 2003).
Các virus trong tự nhiên có khả năng gây ra mức độ bệnh khác nhau trong
đàn gà. Các giống virus trong vắc xin cũng có tiềm năng gây bệnh khác nhau
trong đàn gà. Tiềm năng gây bệnh của virus thuộc serotype 2 đang được chú ý
nghiên cứu. Jackwood và ctv, (1985) đã báo cáo gà và gà tây bị bệnh do serotype
2


2 nhưng không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng cũng như bệnh tích đại thể và
vi thể. Tuy nhiên, Sivanandan và ctv, (1986) đã quan sát thấy bệnh tích đặc trưng
của bệnh Gumboro ở gà nhiễm cùng loại virus phân lập được. Trong nghiên cứu
sau này, có 5 chủng được phân lập từ serotype 2,3 có nguồn gốc từ gà, serotype 2
từ gà tây (gồm cả virus trong nghiên cứu của Jackwood và ctv, 1985 và
Sivanandan và ctv, 1986) là không gây bệnh cho gà.
Trong phòng thí nghiệm: dùng phôi gà ấp 10-11 ngày và gà 3-6 tuần tuổi để

gây nhiễm bệnh thực nghiệm, sau khi gây bệnh gà sẽ có triệu chứng và bệnh tích
giống như gà mắc bệnh trong tự nhiên (Nguyễn Như Thanh, ctv, 1997).
2.2.2 Đặc tính nuôi cấy
Nuôi cấy trên phôi gà
Virus có thể nuôi cấy trong túi niệu mô của phôi gà ấp 10 ngày tuổi, phôi sẽ
chết sau 3-5 ngày sau khi tiêm truyền. Bệnh tích xoang bụng sưng to, tích nước,
niêm mạc sung huyết, xuất huyết, gan hoại tử thành từng vệt, xuất huyết điểm,
thỉnh thoảng thấy xuất huyết ở khớp ngón chân, xuất huyết ở vùng đại não, tim
nhạt màu, có những điểm hoại tử ở thận, lách nhạt màu, màng nhung niệu có thể
có những điểm xuất huyết nhỏ. Ngoài ra, virus có thể nuôi cấy trong môi trường
tế bào một lớp có nguồn gốc từ tế bào nguyên bào sợi của phôi gà, vịt và gà tây.
Nuôi cấy trên môi trường tế bào
Các loại tế bào thường được sử dụng để nuôi cấy: tế bào có nguồn gốc từ
phôi như tế bào phôi gà, tế bào phôi gà tây, tế bào phôi vịt hoặc các tế bào thận
thỏ, thận khỉ…nhưng virus không thích ứng ngay khi nuôi cấy trên môi trường tế
bào, mà phải qua vài lần cấy chuyển tiếp đời thì virus mới thích ứng và gây bệnh
tích cho tế bào.
Hiện nay, người ta hay dùng môi trường tế bào tổ chức xơ phôi gà để phân
lập nhân giống và nghiên cứu tính kháng nguyên của virus, thường 48-96 giờ sau
khi cấy virus, có thể quan sát được sự hủy hoại của tế bào như tế bào co cụm lại,
biến dạng. Nên cấy chuyển tiếp liên tiếp nhiều lần qua môi trường tế bào tổ chức
thì độc lực của virus giảm dần và có thể sử dụng giống virus này làm vaccine.
Tiêm truyền cho gà thí nghiệm
Dùng gà 3-6 tuần tuổi để nuôi cấy virus, chọn gà chưa tiêm vaccine
Gumboro và kiểm tra trong huyết thanh gà không có kháng thể Gumboro. Gà
được tiêm virus thì sau 24-72 giờ virus sẽ nhân lên trong các cơ quan lympho đặc
biệt là túi Fabricius, làm túi bị viêm, sưng, các tổ chức túi bị phá hủy và biến
màu, túi tăng về kích thước và trọng lượng. Nếu thu hoạch túi Fabricius vào thời

3



điểm 48-72 giờ sau khi gây nhiễm sẽ thu được lượng virus lớn nhất và độc lực
của virus mạnh nhất. (trích dẫn Nguyễn Như Thanh, 1997)
Ngoài biểu hiện đặc trưng ở túi Fabricius, gà còn có những triệu chứng lâm
sàng và bệnh tích đặc trưng của bệnh Gumboro như xuất huyết cơ đùi, cơ ngực,
thận sưng, lách hoại tử, xuất huyết niêm mạc dạ dày tuyến.
Virus Gumboro khi cấy chuyển nhiều lần trên gà từ 3-6 tuần tuổi thì độc lực
của virus được tăng cường (trích dẫn Nguyễn Như Thanh, 1997)
2.2.3 Sức đề kháng của virus
Virus có sức đề kháng cao với điều kiện tự nhiên và các yếu tố lý hóa.
Virus không có vỏ lipoprotein nên đề kháng hoàn toàn với ether, chloroform, ít
nhạy cảm với formalin và chloramin. Virus chịu đựng tốt với sự thay đổi của pH,
biên độ dao động của pH từ 2-12.
Đối với yếu tố nhiệt độ: ở nhiệt độ 560C virus Gumboro vẫn sống sót trong
vòng 5 giờ; ở 370C virus tồn tại nhiều ngày. Virus chỉ mất tác dụng gây bệnh khi
được xử lý với phenol và thiomesal ở nồng độ 0,125% cùng với nhiệt độ 300C
liên tục trong 1 giờ. Nếu dùng những chất sát trùng gồm hỗn hợp iod, phenol, và
amonium thì ít nhất trong 2 phút ở nhiệt độ 230C mới có tác dụng diệt virus.
Theo Landgraf và ctv (1967) ở nhiệt độ 60 0C virus Gumboro vẫn còn sống sót,
chỉ khi nâng lên 70 0C virus bị tiêu diệt hoàn toàn trong vòng 30 phút. Nếu dùng
chloramin 0,5% thì virus bị tiêu diệt trong 10 phút.
Trong điều kiện tự nhiên, những nơi xảy ra dịch bệnh Gumboro virus tồn
tại rất lâu: trong chuồng nuôi từ 54-122 ngày, trong nước, chất độn chuồng, dụng
cụ chăn nuôi và chất thải virus vẫn giữ đặc tính gây nhiễm và gây bệnh ít nhất 52
ngày, thậm chí đến 168 ngày vẫn còn khả năng gây bệnh. Điều đặc biệt nghiêm
trọng trong tự nhiên là virus Gumboro có khả năng truyền ngang rất lớn, do đó từ
một ổ dịch dễ dàng trở thành vùng nguy cơ bùng phát dịch. Những khả năng đề
kháng tốt của virus Gumboro đã làm cho tình hình bệnh Gumboro trở nên nan
giải. Như vậy, muốn tiêu diệt được virus Gumboro phải dùng các loại hóa chất

mạnh, thích hợp, liều cao và sử dụng một cách triệt để (Đái Duy Ban và Phạm
Công Hoạt, 2004).
2.3 Dịch tễ học bệnh Gumboro
2.3.1 Nguồn bệnh
Trong tự nhiên bệnh Gumboro thường thấy ở gà nhà (Gallus domesticus) và
gà tây (Gallus turkey), khi mắc bệnh nói chung đều có biểu hiện lâm sàng và
bệnh tích điển hình của Gumboro. Cũng vì thế mà trước đây người ta chia virus
gây bệnh Gumboro thành 2 serotype: serotype 1 gây bệnh ở gà ta và serotyo 2
gây bệnh ở gà tây (Jackwood et al, 1985), khi virus xâm nhập vào đúng loài gà

4


mẫn cảm thì bệnh Gumboro ở loài gà đó nặng hơn. Nhưng trong tự nhiên nhiều
trường hợp khi phân lập căn nguyên gây bệnh Gumboro ở gà ta, người ta lại tìm
thấy serotype 2. Do vậy có thể nói gà nhà và gà tây là nguồn tàng trữ tiềm tàng
của 2 type virus Gumboro.
Không gây được bệnh cho chim cút bằng một chủng virus Gumboro của gà,
nhưng có thể phát hiện một số loài ve trong rơm rạ, chất độn có khả năng tàng trữ
virus Gumboro (trích dẫn Lê Văn Năm, 2003)
2.3.2 Phương thức lan truyền
Vào những năm 1985-1989 tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương – Viện Chăn nuôi quốc gia, Lê Văn Năm đã quan sát thấy nhiều gà cùng
lứa tuổi nuôi tại các ô chuồng khác nhau xen kẽ với các lứa gà khác nhau trong
cùng một dãy chuồng, thì khi bệnh Gumboro nổ ra, thông thường nổ ra ở gà cùng
lứa tuổi, rồi sau đó mới lan sang những ô gà bên cạnh có độ tuổi khác nhau, điều
đó chứng tỏ bệnh Gumboro xảy ra và lan truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc trực
tiếp, qua thức ăn, nước uống…Bệnh lan từ chuồng này sang chuồng khác là do
người chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, nguồn thức ăn, nước uống bị ô nhiễm.
Chuột bọ, chó mèo hoang thú và một số côn trùng khác đều có thể đóng vai trò

lan truyền bệnh (Lê Văn Năm, 2004).
2.3.3 Sự mẫn cảm của giống gia cầm đối với virus Gumboro
Trước đây, trong nhiều tài liệu cho rằng gà bị bệnh Gumboro thường từ 3-6
tuần tuổi, nhưng Lê Văn Năm đã quan sát thấy ngoài lứa tuổi từ 3-6 tuần ở thể
lâm sàng bệnh đã nổ ra ở gà 8 ngày tuổi và 96 ngày tuổi. Cũng theo Lê Văn Năm
(1986 và 1989) gà Ri Việt Nam có sức đề kháng khá tốt đối với bệnh Gumboro
trong cùng một điều kiện chăn nuôi, gà Rôtri chuyên dụng lai tạo từ nền gà Ri
Việt Nam và gà rốt của Hungari có sức đề kháng tốt nhất đối với bệnh Gumboro
so với các giống gà khác như: Lơgo, Plymuth – Rock, Tam hoàng, AA, BE…
Điều đáng chú ý trong cùng một giống gà có cùng phẩm chất về năng suất giống
thì những giống mới lai tạo có xu hướng dễ mắc bệnh Gumboro hơn các dòng
được lai tạo trước. Tuy nhiên tác giả chưa phát hiện ra sự khác nhau, độ mẫn cảm
đối với bệnh Gumboro giữa gà siêu thịt và siêu trứng.
2.3.4 Ảnh hưởng của tuổi gà và giới tính đối với bệnh Gumboro
Trước đây gà bị bệnh thường ở thể lâm sàng là chủ yếu và ở lứa tuổi 3-6
tuần tuổi, thì ngày nay thể lâm sàng có thể xảy ra ở gà dưới 3 tuần và trên 6 tuần.
Nói cách khác dao động độ tuổi gà bị bệnh có biên độ lớn. Ngày nay, ngoài thể
lâm sàng, bệnh khá phổ biến ở thể ẩn và gà bị bệnh thường dưới 3 tuần tuổi. Sau
thời gian nghiên cứu từ năm 1982 đến năm 1997, Lê Văn Năm nhận định không

5


có sự khác biệt giữa gà trống và gà mái về độ mẫn cảm đối với mầm bệnh, tỷ lệ
mắc bệnh, tỷ lệ chết ở bệnh Gumboro.
2.3.5 Mối liên quan giữa bệnh Gumboro với bệnh khác
Theo Pannisup và ctv (1985) thức ăn nghèo dinh dưỡng lại bị nấm mốc
chứa nhiều độc tố Aflatoxin là điều kiện lý tưởng để giúp bệnh Gumboro dễ phát
triển.
Nghiên cứu của Lê Văn Năm cho thấy khi bệnh Gumboro nổ ra, 100% số

đàn gà bệnh kế phát bởi những bệnh khác, tạo thành những bệnh ghép phức tạp,
đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây tỷ lệ chết cao đối với những đàn gà bị
bệnh Gumboro.
2.4 Cơ chế sinh bệnh
Sau khi virus gây bệnh Gumboro xâm nhập vào một cá thể nào đó thì chỉ
cần 1-2 ngày sau cả đàn đã mắc bệnh. Trong cơ thể gà IBDV (Infectious bursal
disease virus ) theo đường máu hoặc chổ mở giữa ruột và túi Fabricius, virus đến
túi Fabricius, chúng khu trú tại đây và bắt đầu nhân lên và tăng về số lượng.
Chúng tấn công các nang bào túi Fabricius, phá hủy các chức năng tạo tế bào B,
dẫn đến tế bào lympho hệ thứ 2 không hoàn chỉnh, kém chức năng bảo vệ. Kết
quả là hệ thống tạo miễn dịch bị tổn thương, không đủ khả năng chống lại các
yếu tố gây bệnh, cũng như việc đáp ứng miễn dịch bằng vaccine làm cho sức đề
kháng của cơ thể giảm sút một cách nghiêm trọng, vì thế bệnh Gumboro đã được
một số tác giả gọi là “Bệnh suy giảm miễn dịch”. Hay còn gọi là bệnh “SIDA của
gà” (Lê Văn Năm, 2004).
Khi virus thâm nhập vào túi Fabricius không những gây tổn thương túi
Fabricius mà khi virus xâm nhiễm vào máu sẽ gây nhiễm trùng huyết, làm gà sốt
cao phải uống nhiều nước để tỏa nhiệt. Vì sốt cao, nên gà uống nhiều nước, sinh
loạn khuẩn đường ruột… làm cho cơ thể mất cân bằng vi sinh, cho nên hầu như
100% các trường hợp gà bị Gumboro đều bị bệnh thứ phát, làm cho diễn biến
lâm sàng bệnh càng phong phú, đa dạng và phức tạp. Bình thường độ lớn của túi
Fabricius trong cùng một giống gà chúng tương đương nhau về khối lượng và
trọng lượng. Virus tấn công trực tiếp đến các tế bào nang bào của túi Fabricius
khiến cho túi Fabricius sưng to lên trong 3 ngày đầu, sau đó bắt đầu teo lại và
thấy rõ sự khác nhau đó vào khoảng 7-10 ngày sau khi nổ ra bệnh. Virus khu trú
và nhân lên tại đây làm xuất huyết túi Fabricius, thậm chí máu đông thành cục là
đặc điểm bệnh lý hết sức quan trọng giúp chúng ta chẩn đoán bệnh.
Có một quy luật là khi túi Fabricius sưng to thì luôn kèm theo xuất huyết
hoặc chảy máu, nhưng khi túi teo lại thì các chất máu đông, các tế bào túi, kể cả


6


xác virus chết được phản ứng viêm tạo ra một nội chất màu trắng ngà như đậu
phụ, khô và dễ nát (Lê Văn Năm, 2004).
Khi virus Gumboro được đưa đến cơ quan thích ứng và chúng thực hiện
quá trình gây bệnh tạo nên bệnh tích tại các cơ quan đó, đồng thời xuất hiện phức
hợp các miễn dịch bệnh lý, trong đó có sự kết hợp giữa kháng nguyên Gumboro
với bổ thể, cùng một số ít kháng thể được tạo thành. Gumboro gây nên sự thẩm
xuất dịch ra khỏi hệ tuần hoàn, đồng thời gây nên sự sung huyết, xuất huyết.
Chúng ta thường gặp biểu hiện bệnh tích này ở các vùng ngực, vùng đùi, có thể
xuất huyết thành vệt, tia, mảng, và có màu sậm (Lê Thanh Hòa, 2003).
IBDV
Xâm nhập đường tiêu hóa
Hệ tiêu hóa

Đại thực bào , lympho B
( virus nhân lên cục bộ )
Giải phóng
Xâm nhập hệ tuần hoàn lần thứ nhất
Theo hệ tuần hoàn
Túi Fabricius và các cơ quan khác
( virus nhân lên mạnh, tiêu diệt lympho B và các tế bào
có thẩm quyền miễn dịch. Phá hủy túi Fabricius )

Xâm nhập hệ tuần hoàn lần thứ hai
( nhiễm trùng máu)
Xâm nhập các cơ quan thích ứng
Phá hủy, gây bệnh tích ở các cơ quan
(túi Fabricius, lách, gan, thận, hệ cơ,…)


Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, chết
Hình 2.1 : Cơ chế sinh bệnh của IBDV
(Trương Minh Dũng và ctv, 2006)

7


2.5 Miễn dịch học bệnh Gumboro
2.5.1 Khái quát về miễn dịch học bệnh Gumboro
Các tế bào lympho-B đang trưởng thành và đã trưởng thành của túi
Fabricius là các tế bào đích mà virus cường độc thích ứng gây nhiễm và thực
hiện các giai đoạn tổng hợp các thành phần của virus. Trong các tế bào này, một
số lượng lớn protein vỏ của virus cũng được tổng hợp, chúng sản xuất kháng
nguyên đặc hiệu nhóm kháng nguyên gs, kích thích sinh kháng thể kết tủa; và
một loại khác được gọi là kháng nguyên đặc hiệu type kháng nguyên ts, kích
thích sinh kháng thể trung hòa.
Khi virus xâm nhập vài ngày hàm lượng kháng nguyên trong cơ thể bắt đầu
tăng cùng với sự tạo thành phức hợp miễn dịch bệnh lý Arthur được tạo thành
giữa kháng nguyên virus với kháng thể được tạo ra và với bổ thể.
Virus Gumboro sau khi nhân lên cục bộ, đã xâm nhập tràn lan và đến túi
Fabricius, tấn công chủ yếu vào nhóm tế bào B mang IgM bề mặt, và rồi lại kết
hợp với kháng thể có cầu nối bổ thể để tạo ra phức hợp miễn dịch bệnh lý gây tác
hại tế bào túi Fabricius, và hệ mao quản nội mô.
Trước 2-3 tuần tuổi, trong cơ thể gà lượng bổ thể còn ít, hàm lượng đó
không đủ kết hợp tạo phức hợp miễn dịch bệnh lý. Khi gà đạt 2-3 tuần tuổi trở
lên, sự tạo thành phức hợp mới có đủ điều kiện hình thành, nên bệnh mới phát ra.
Hơn nữa, lúc này túi Fabricius mới hoạt động và chịu tác hại của virus Gumboro.
Như vậy, kháng thể trung hòa phải trung hòa virus Gumboro từ lúc chúng
mới xâm nhập vào, mới bảo vệ được cơ thể, nếu trung hòa virus lúc virus đã thực

hiện xong quá trình nhân lên thì kháng thể không thể bảo vệ cơ thể chống lại sự
xâm nhiễm của virus, hoặc bảo vệ không hoàn toàn, vì lúc này túi Fabricius và
một số cơ quan đã chịu ảnh hưởng của virus, kết quả suy giảm miễn dịch không
tránh khỏi (Lê Thanh Hoà, 2003).
2.5.2 Cơ chế miễn dịch
Miễn dịch chủ động: Gà nhiễm virus từ tự nhiên hoặc do tiêm phòng
vaccine (với cả 2 loại vaccine sống hay chết) đều kích thích sự tạo miễn dịch chủ
động. Kháng thể được tạo ra được xác định bằng nhiều phương pháp như là phản
ứng trung hòa virus (Virus Neutralization), phản ứng kết tủa khuếch tán trên
thạch (AGP- Agar Gel Precipitation ) và phản ứng ELISA. Hàm lượng kháng thể
thường cao sau khi nhiễm hoặc được tiêm vaccine khoảng 10 ngày và hàm lượng
kháng thể trung hòa virus thường lớn hơn 1/1000.
Miễn dịch thụ động : Kháng thể truyền từ mẹ qua lòng đỏ của trứng có thể
bảo vệ gà con chống lại virus trong giai đoạn đầu đời của gà. Hàm lượng kháng
thể mẹ truyền giảm đi một nửa sau ngày thứ 3 và ngày thứ 5. Do đó, việc biết

8


hàm lượng kháng thể của gà con, thì có thể tiên đoán được thời điểm gà con cảm
nhiễm với bệnh. Lucio và Hitchner (1979) chỉ ra rằng hàm lượng kháng thể trung
hòa giảm dưới 1/100 thì 100% gà mẫn cảm với bệnh và hàm lượng kháng thể từ
1/100 – 1/600 có 40% gà có khả năng chống lại bệnh.
2.6 Triệu chứng
Theo Lê Văn Năm (2004), ở nước ta cũng như trên thế giới bệnh Gumboro
thể hiện chủ yếu ở thể lâm sàng và không lâm sàng
2.6.1 Thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn bệnh)
Những năm đầu của thập kỷ 90 thể ẩn bệnh trở nên khá phổ biến và là mối
đe dọa nguy hiểm, bởi vì thể ẩn bệnh nổ ra ở gà dưới 3 tuần tuổi, khi đó hệ miễn
dịch chưa hoàn chỉnh về cấu trúc, chưa thành thục về chức năng không chống đỡ

sự tấn công của virus Gumboro. Do đó, gà suy giảm miễn dịch dễ bị ghép với các
bệnh khác làm tổn thất lớn trong chăn nuôi. Có thể thấy thể ẩn bệnh Gumboro
nguy hiểm hơn thể lâm sàng.
Thông thường thể ẩn do những chủng virus cũng như biến chủng virus có
độc lực thấp hoặc trung bình gây nên.
Triệu chứng bệnh thể hiện không rõ nét: gà khật khừ, mệt mỏi đột ngột,
giảm ăn, ủ rũ, sốt cao, uống nhiều nước, tiêu chảy phân trắng, nếu không quan sát
kỹ ta cảm giác như gà bị gió lùa hoặc bị lạnh. Nhưng sau 2-3 ngày đàn gà trở lại
bình thường với tỷ lệ chết không đáng kể 0-5%.
2.6.2 Thể lâm sàng
Gà bị bệnh thường ở lứa tuổi 3-6 tuần, có trường hợp sau 6 tuần.
Thời gian nung bệnh rất ngắn, trong 24 giờ sau khi nhiễm mầm bệnh đã có
biến đổi vi thể ở túi Fabricius và chỉ sau 2-3 ngày đã xuất hiện triệu chứng lâm
sàng.
Ngay sau khi virus vừa mới xâm nhập túi Fabricius gà đã có biểu hiện: cơ
vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh không bình thường, gà có phản xạ như muốn
đi ngoài nhưng không thực hiện được. Đây là triệu chứng đặc trưng đầu tiên giúp
chúng ta phát hiện sớm bệnh Gumboro. Sau đó không lâu gà sốt rất cao. Đó là
lúc virus gây bệnh đã nhập vào đường huyết, đường lympho đến các tế bào B hệ
2. Tại thời điểm này chúng sinh sản rất nhanh và tăng gấp nhiều lần về số lượng
IBDV, các biểu hiện của nhiễm trùng huyết thể hiện khá rõ.
Do sốt cao, nên gà uống nhiều nước sinh ra rối loạn tiêu hóa, mất cân bằng
sinh thái đường ruột, dẫn đến gà đi tiêu chảy, viêm ruột, bội nhiễm kế
phát…Phân trắng lúc này trở nên loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau chuyển
sang trắng vàng, vàng xanh nhớt, đôi khi lẫn máu. Phân nhớt vàng xanh là đặc
điểm nổi bật của bệnh Gumboro.
9


Gà bệnh Gumboro có thể bị chết do sốt cao, thiếu nước và gà bệnh nằm bẹp

dưới sàn, nếu không được chăm sóc chu đáo như nhốt riêng, bơm nước có thuốc
giải nhiệt và trừ bệnh thứ phát thì tỷ lệ chết rất cao.
2.7 Bệnh tích
2.7.1 Bệnh tích đại thể
Theo Lê Văn Năm (1996) ở thể không có biểu hiện lâm sàng (thể ẩn), bệnh
tích có thể quan sát được là teo tuyến ức và túi Fabricius.
Ở thể có biểu hiện lâm sàng: gà bệnh gầy khô, cơ đùi và cơ ngực xuất
huyết. Màng niêm mạc ruột đôi khi dày lên kèm theo xuất huyết lấm chấm
(Rinaldi và ctv, 1965). Thận sưng và có muối urat trắng đọng trong đó hoặc nằm
dọc theo ống dẫn niệu. Đến nay bệnh lý này ít khi thấy khoảng 5% (Helmbod và
Garner, 1964), mặc dù khởi thủy bệnh này có tên là viêm thận truyền nhiễm.
Nhưng bệnh tích kể trên thường không ổn định trừ hai bệnh tích ở túi Fabricius
và xuất huyết cơ.
Theo Cheville (1967) kích thước túi Fabricius của gà diễn biến như sau:
ngày thứ 3 sau khi nhiễm virus kích thước bắt đầu tăng, đến ngày thứ tư kích
thước túi tăng gấp 2 so với bình thường. Đến ngày thứ năm, kích thước túi trở lại
bình thường để rồi bắt đầu teo đi. Đến ngày thứ 8, kích thước của túi chỉ còn lại
1/3. Màu sắc của túi Fabricius ở gà không bệnh có màu trắng ngà. Trong khi đó ở
gà bệnh màu sắc của túi biến đổi. Thông thường chuyển màu vàng chanh và được
bao xung quanh một lớp dịch tiết nhớt cùng màu. Trong trường hợp bệnh nặng
có thể có xuất huyết, màu của túi chuyển sang màu đỏ nhiều khi đỏ thẫm.
Bệnh tích đặc trưng và quan trọng thứ hai là xuất huyết ở cơ ngực, cơ đùi
và bên trong da. Các điểm xuất huyết này không có hình thù cố định, số lượng
các đám xuất huyết tỷ lệ với mức độ của bệnh.
2.7.2 Bệnh tích vi thể
Trong túi Fabricius, các tế bào trong phần tủy chủ yếu là lymphocyte bị
thoái hóa và hoại tử, còn các tế bào nội võng tăng sinh đó là các tế bào tạo ra
khung của túi. Quan sát vi thể, khi túi Fabricius bị viêm, thì các tế bào xảy ra
hiện tượng phù thũng, sung huyết và thẩm nhập các tế bào đa nhân. Các phản
ứng này dẫn đến hoại tử tế bào và các tế bào thoái hóa bị thực bào tiêu hủy tạo ra

các nang rỗng trong đó có chứa mucin.
Các mô lympho khác ở lách, tuyến ức, hạch thuộc tuyến Harder và hạch
lympho trực tràng cũng bị thương tổn, mức độ nghiêm trọng của bệnh tích phụ
thuộc vào tuổi của gà. Đối với gà lành bệnh trong hạch Harder có nhiều tế bào
plasma thẩm nhập, nhưng ở gà bệnh số lượng tế bào này giảm đi 5-10 lần
(Survashe và ctv, 1979; Dohms và ctv, 1981).

10


2.8 Chẩn đoán
2.8.1 Nguyên lý của chẩn đoán
Theo Lê Thanh Hòa (2003), chẩn đoán bệnh Gumboro, cũng như một số
bệnh khác do virus phải dựa trên một số phương pháp sau:
Chẩn đoán qua sự tiến triển dịch tễ học của bệnh, triệu chứng lâm sàng,
bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể
Chẩn đoán bằng phương pháp phân lập virus hoặc gây bệnh thực nghiệm
trên các đối tượng khác nhau.
Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học dựa trên cơ chế miễn dịch
như:
Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (Agar Gel Precipitation Test)
Phản ứng trung hòa virus (Virus Neutralization)
Phản ứng miễn dịch đánh dấu enzym (Ezyme Linked Immuno Sorbent
Assay)
Chẩn đoán bằng phương pháp sinh học phân tử
Để dễ dàng phân biệt với một bệnh truyền nhiễm khác của gia cầm, trước
hết, người ta sử dụng ba phương pháp chẩn đoán dựa trên tiến triển dịch tễ, triệu
chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể qua mổ khám. Do vậy khi thực hiện những
phương pháp chẩn đoán này, người ta còn gọi là giai đoạn chẩn đoán phân biệt
bước đầu.

Các phương pháp tiếp theo sau đó, trong đó có chẩn đoán vi thể, phân lập
virus gây bệnh, huyết thanh học… thông thường được thực hiện trong phòng thí
nghiệm, đòi hỏi trang thiết bị dụng cụ hỗ trợ, khi chẩn đoán chính xác và triệt để
hơn. Người ta gọi giai đoạn này là giai đoạn chẩn đoán phòng thí nghiệm.
Chẩn đoán bằng phương pháp sinh học phân tử cũng được thực hiện trong
phòng thí nghiệm với kỹ thuật cao, trang thiết bị đắt tiền nhưng cho kết quả hết
sức chính xác. Đây là phương pháp chẩn đoán hiện đại, dựa trên biểu hiện kiểu
gen chủ yếu sử dụng phản ứng nhân bản gen PCR và phân tích so sánh biến đổi
thành phần nucleotit và axit amin.
Nói chung bệnh Gumboro có những biểu hiện hết sức đặc trưng, trong thực
tế chỉ cần dựa vào tiến triển dịch tễ (qui luật phát bệnh, tuổi mắc, tỷ lệ nhiễm và
tỷ lệ chết, sự lây truyền), triệu chứng lâm sàng (kém ăn, bỏ ăn, uống nhiều nước,
nghẹo đầu, tiêu chảy, phân loãng, có thể có máu), hoặc bệnh tích đại thể (xuất
huyết cơ, viêm sưng hoặc teo túi Fabricius v.v…), là có thể phân biệt được với
nhiều bệnh khác. Trong trường hợp nghi ngờ chúng ta có thể sử dụng một số
phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm đơn giản dễ làm, rẻ tiền và nhạy như
gây bệnh thí nghiệm, thực hiện phản ứng khuyếch tán trong thạch (AGP), phân
lập virus trên phôi gà, là có thể đạt được kết quả chẩn đoán chắc chắn. Trong

11


nhiều trường hợp cần xác định chủng type, và biến đổi kháng nguyên và di
truyền quần thể, phương pháp chẩn đoán sinh học phân tử dựa trên phản ứng
PCR ngược cũng được sử dụng (Lê Thanh Hòa, 2002).
2.8.2 Chẩn đoán phân biệt
Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm xảy ra nhanh, mãnh liệt, đặc trưng về
tuổi mắc bệnh (3-6 tuần tuổi), bệnh tích đại thể điển hình (ở túi Fabricius và xuất
huyết cơ), triệu chứng lâm sàng cũng có những nét riêng biệt (uống nước nhiều,
tiêu chảy phân loãng…), nên có thể kết luận bước đầu về bệnh. Tuy nhiên, trong

điều kiện nuôi mật độ đông, gà công nghiệp thường bị nhiễm nhiều loại bệnh mà
thoạt nhìn về lâm sàng và bệnh tích có những điểm giống nhau. Do vậy, yêu cầu
chẩn đoán phân biệt phải thật tốt, mới định hướng lấy bệnh phẩm để tiến hành
một loạt các chẩn đoán phòng thí nghiệm theo đúng loại bệnh đang xảy ra. Như
vậy chẩn đoán phân biệt là giai đoạn có tính quyết định lớn dẫn đến phương
hướng, phương pháp của chẩn đoán phòng thí nghiệm cho chúng ta kết quả cuối
cùng.
Khi một bệnh truyền nhiễm xảy ra gây chết với tỷ lệ cao và ồ ạt, trước tiên
cần xem xét đàn gà có phải bị bệnh Newcastle hay không, vì đây là một bệnh cực
kỳ nguy hiểm ở gà. Bệnh Newcastle xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đàn có biểu hiện
triệu chứng bệnh lý đường hô hấp, nếu bệnh kéo dài còn có biểu hiện triệu chứng
thần kinh. Trong các cơ quan có thể xuất huyết đều khắp, song không có bệnh
tích ở túi Fabricius giống như bệnh Gumboro. Hay nói cách khác, bệnh Gumboro
điển hình, nếu không bị ghép với những bệnh khác, không có biểu hiện triệu
chứng đường hô hấp, thần kinh.
Đối với bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm (infectious bronchitis) có thể có
độ tuổi mắc bệnh giống như bệnh Gumboro (trước 6 tuần tuổi) cũng có thể có
biểu hiện bệnh tích ở thận mà trong nhiều trường hợp ở bệnh Gumboro cũng có,
nhưng chắc chắn bệnh Gumboro thuần nhất không thấy có các triệu chứng đường
hô hấp như ở bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
Bệnh viêm thận do virus (viral nephritis) cho bệnh tích ở thận giống bệnh
Gumboro, nhưng túi Fabricius còn nguyên vẹn.
Đối với bệnh Marek chỉ xảy ra ở lứa tuổi lớn hơn. Cũng có nhiều trường
hợp túi Fabricius có thể bị sưng, nhưng lúc có thể thấy các khối u ở nhiều cơ
quan khác đặc biệt như ở lách, gan, phổi…Nếu bị bệnh Marek ở dạng viêm dây
thần kinh thì kiểm tra thần kinh đùi hay thần kinh cánh thấy dây thần kinh bị
sưng, đục,… mà bệnh Gumboro thì không quan sát thấy hiện tượng này.

12



Một số khác có thể gây xuất huyết, sung huyết như trường hợp ngộ độc,
nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, nhưng trong các trường hợp này thì mạch máu
bị căng rõ, máu đỏ sậm…và không có bệnh tích túi Fabricius rõ rệt.
Với hai loại bệnh tích đặc trưng là xuất huyết cơ và viêm sưng túi
Fabricius, bệnh Gumboro không khó chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác.
Nếu cần thiết có thể sử dụng một số phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm,
cho kết quả chính xác hơn.
2.8.3 Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán virus học
Dùng huyễn dịch 10% hoặc 20% từ bệnh phẩm là túi Fabricius hoặc lách
của gà mắc bệnh nhỏ vào miệng, mắt, hậu môn cho gà mẫn cảm từ 3 – 6 tuần
tuổi. Những gà này chưa tiêm vaccine Gumboro, không nằm trong vùng có dịch
Gumboro và không có kháng thể kháng virus Gumboro. Sau khi gây nhiễm, triệu
chứng lâm sàng phát hiện đầu tiên là gà quay đầu mổ vào hậu môn của chính nó.
Sau 2 – 3 ngày, gà tiêu chảy phân lỏng, mổ khám thấy có bệnh tích đại thể là túi
Fabricius sưng to, có dịch nhầy bên ngoài, cơ ngực, cơ đùi xuất huyết (trích dẫn
Nguyễn Bá Thành, 2006).
Chẩn đoán huyết thanh học
Virus Gumboro khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng
thể dịch thể, kháng thể này có trong máu với một lượng tương đối lớn, do đó có
thể dùng các phản ứng huyết thanh học để phát hiện kháng thể này khi có kháng
nguyên chuẩn là virus Gumboro và ngược lại khi có kháng huyết thanh chuẩn
Gumboro thì có thể phát hiện kháng nguyên.
Chuẩn bị kháng nguyên chuẩn Gumboro: dùng kháng nguyên chuẩn là virus
Gumboro cường độc, gây nhiễm cho gà, sau 48 giờ mổ gà lấy túi Fabricius, đem
nghiền nát với nước sinh lý, ly tâm, lấy nước trong làm kháng nguyên dương.
Kháng thể nghi: lấy máu của gà nghi mắc bệnh Gumboro, chắt huyết thanh.
Kháng nguyên nghi: lấy túi Fabricius của gà nghi mắc bệnh, nghiền nát với
nước sinh lý, ly tâm, lấy nước trong làm kháng nguyên nghi.

Kháng thể chuẩn: là huyết thanh gà được tối miễn dịch bằng virus
Gumboro. Có thể dùng các phản ứng sau đây để chẩn đoán.
Phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch (Agar Gel Precipitation Test, AGP)
dùng để phát hiện kháng thể khi có kháng nguyên chuẩn và ngược lại có thể dùng
để phát hiện kháng nguyên khi có kháng thể chuẩn. Phản ứng AGP cho kết quả
nhanh, nhạy, đơn giản, dễ tiến hành, nên được sử dụng nhiều trong chẩn đoán,
nhưng phản ứng AGP chỉ có tính chất định tính không có tính chất định lượng,
không xác định được serotype. Phản ứng AGP dương tính, chứng tỏ gà bị bệnh,
nhưng với điều kiện gà đó chưa được tiêm phòng vaccine Gumboro. Còn nếu gà

13


đã được tiêm vaccine Gumboro rồi thì phản ứng AGP dùng để đánh giá kết quả
đáp ứng miễn dịch của gà qua từng thời gian sau khi tiêm vaccine, qua phản ứng
này, người ta có thể quyết định được việc sử dụng vaccine vào thời điểm thích
hợp cho lần sau.
Phản ứng AGP còn được phát hiện kháng nguyên trong túi Fabricius của gà
mắc bệnh Gumboro vào giai đoạn đầu của ổ dịch, vì lúc này trong máu của gà
chưa xuất hiện kháng thể, hoặc có nhưng rất ít. Do đó trong phản ứng này phải
dùng kháng thể chuẩn để phát hiện kháng nguyên (Nguyễn Như Thanh và ctv,
1997).
2.9 Phòng bệnh và điều trị
2.9.1 Phòng bệnh
Virus Gumboro có thể tồn tại lâu trong môi trường tự nhiên, trong chuồng
gà có thể tới 122 ngày, đây chính là nguồn bệnh tiềm tàng và nguy hiểm.Do đó
phòng chống bệnh Gumboro phải tiến hành biện pháp tổng hợp: phải tăng cường
công tác vệ sinh thú y, giữ đúng nguyên tắc khử trùng, tiêu độc, giữ vệ sinh thức
ăn, nước uống, hệ thống chất thải… Đặc biệt là “tất cả gà cùng vào, tất cả cùng
ra” phải triệt để áp dụng sẽ phát huy tác dụng. Thế nhưng để khống chế bệnh

Gumboro buộc phải sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà.
Căn cứ vào bản chất kháng nguyên là virus vaccine, người ta chia vaccine
Gumboro thành 2 loại chính:
Vaccine vô hoạt
Những vaccine này thường dùng cho gà mái đẻ lúc đàn gà đạt 18-20 tuần
tuổi và có thể dùng nhắc lại (nếu cần thiết) trong giai đoạn gà đẻ (Lê Văn Năm,
2004). Vaccine vô hoạt có bổ trợ dầu dùng cho gà trưởng thành, gà bố mẹ thường
tạo miễn dịch cho gà vào 7 ngày sau khi tiêm và lượng kháng thể đạt cao nhất
vào ngày 21 đến ngày 30, miễn dịch này có thể truyền cho gà con sau khi nở
(Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Vaccine sống nhược độc
Đối với gà con hay gà thương phẩm để phòng bệnh Gumboro bắt buộc phải
dùng vaccine sống nhược độc bằng phương pháp nhỏ mắt, mũi, miệng hoặc cho
uống vào lúc 7, 14, 21 ngày tuổi (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Theo Lê
Văn Năm (2004) căn cứ vào độc lực của virus vaccine mà người ta chia vaccine
sống nhược độc thành 3 loại chính:

14


Vaccine chứa virus với độc lực thấp
Vaccine thuộc nhóm này thường chứa virus chủng standard, MB, SL, BB…
khi sử dụng không gây thương tổn cấu trúc túi Fabricius, nhưng một số lớn virus
vaccine này lại bị trung hòa bởi kháng thể thụ động.
Những loại vaccine này rất an toàn và được sử dụng rộng rãi trên mọi vùng
lãnh thổ với đặc điểm dịch tễ khác nhau, nhưng khả năng đáp ứng miễn dịch yếu,
khả năng bảo hộ thấp (trích dẫn Nguyễn Bá Thành). Cho nên phải tiêm nhắc lại
2-3 lần mới đủ đáp ứng miễn dịch. Những vaccine này chỉ dùng ở những nơi an
toàn chưa có bệnh. Nếu bệnh đã nổ ra thì những vaccine này không có khả năng
bảo hộ.

Vaccine chứa virus với độc lực trung bình
Một số chủng virus được sử dụng như: D78, Gumboral, C.T. Vaccine
Izovac chứa chủng 165 PV…Bursal-Blen.M chủng 2512, Medivac-Gumboro
B…
Khi sử dụng vaccine không gây hại đến cấu trúc túi Fabricius lại có khả
năng vượt qua sự trung hòa kháng thể thụ động ở gà con, đáp ứng miễn dịch rất
tốt, an toàn. Vì thế, vaccine được sử dụng ở những vùng an toàn dịch bệnh cũng
như vùng không an toàn dịch bệnh.
Vaccine chứa virus độc lực cao
Đây là những loại vaccine mà các virus vaccine sống còn độc lực khá cao,
khi sử dụng có khả năng gây tổn thương túi Fabricius, gây mệt mỏi tạm thời cho
đàn gà. Nếu ở những cơ sở bệnh Gumboro chưa xảy ra lần nào hoặc mới ở mức
độ nhẹ thì không được dùng loại vaccine này, vì chính vaccine sẽ gây thành
bệnh. Song nếu ở những nơi bệnh Gumboro xảy ra liên tiếp và ở đó virus cường
độc gây bệnh có tỷ lệ chết cao thì phải dùng một trong những loại vaccine sau
đây mới đủ bảo hộ: vaccine 228E (Nobilis Gumboro 228E), TAD Gumboro vac
Forte chủng L.C-75 Cevac IDB-L chứa các chủng 2512 và G61, Medivac –
Gumboro…A.
2.9.2 Điều trị
Bệnh Gumboro do một loại virus gây ra vì vậy về nguyên tắc thì không có
thuốc điều trị. Nhưng nếu dựa vào cơ chế sinh bệnh và nguyên nhân gây chết khi
gà bị bệnh Gumboro như: sốt cao, cơ thể thiếu nước, loạn khuẩn đường ruột,…
thì việc điều trị bệnh Gumboro phải theo nguyên tắc: giải nhiệt và trợ lực kết hợp
chống viêm và chống bội nhiễm, đồng thời cung cấp đủ nước, tránh dẫm đạp sẽ
thu kết quả điều trị tốt (Lê Văn Năm, 1989).
Sau nhiều năm nghiên cứu và theo dõi, Lê Văn Năm đã kết luận: hầu hết
các đàn gà bệnh Gumboro đều bị bội nhiễm kế phát và có thể ghép với nhiều
bệnh khác, trong đó thường gặp là Gumboro ghép E.coli, Gumboro ghép cầu

15



trùng, Gumboro ghép với hen gà do Mycoplasma, Gumboro ghép với bệnh bạch
lỵ, Gumboro ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm… Nhưng nguy hiểm
nhất vẫn là Gumboro ghép với Newcastle và với thiếu máu truyền nhiễm.
Khi Gumboro bị kế phát bệnh khác hoặc Gumboro là kế phát cả 2 trường
hợp đều có nguy cơ tăng nhanh tỷ lệ tử vong, do vậy khi ghép với Newcastle hay
thiếu máu truyền nhiễm thì nguyên tắc điều trị tất cả các bệnh ghép còn lại là
phải tập trung cứu chữa Gumboro trước sau đó mới triển khai đồng thời việc trị
các bệnh khác.
2.10 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trong nước và trên thế giới
2.10.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro trên thế giới
Bệnh Gumboro được Cosgrove phát hiện vào năm 1962 tại làng Gumboro
thuộc bang Delaware (Hoa Kỳ). Đầu tiên người ta gọi bệnh là Avian Nephrosis
do có bệnh tích nghiêm trọng ở thận (trích dẫn Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Năm 1970, Hichner đề nghị chính thức gọi bệnh do Cosgrove phát hiện là
bệnh viêm túi Fabricius truyền nhiễm (Infectious Bursal Disease – IBD) hay còn
gọi là bệnh Gumboro. Virus gây bệnh được gọi là virus gây viêm túi Fabricius
truyền nhiễm (Infectious Bursal Virus).
Năm 1972, Allan ctv đã công bố về đặc tính gây suy giảm miễn dịch ở gà
con do virus Gumboro. Ferran et al (1980) thông báo về sự tồn tại của serotype 2
vào năm 1980 và việc phát hiện các biến chủng của serotype 1 ở vùng chăn nuôi
gà công nghiệp Delmarva (Rosenberger et al, 1985; Saif, 1984) làm cho việc
khống chế bệnh trở nên phức tạp hơn. Các biến chủng này gây bệnh cho đàn gà
đã có kháng thể thụ động kháng virus Gumboro chuẩn và khác với các chủng
chuẩn về đặc tính sinh học (Rosenberger et al, 1985).
Theo Hirai (1979), ở Nhật Bản khi kiểm tra huyết thanh đàn gà không
chủng ngừa vaccine Gumboro có đến 60% có kháng thể kháng virus Gumboro.
Năm 1988, trường đại học Georgia (Mỹ) phân lập được 2 chủng mới của
serotype 1 ở gà thịt mà tính kháng nguyên khác với serotype chuẩn (Standard

IBD virus). Hai chủng mới phân lập này gây teo túi Fabricius trong vòng 3 ngày
và gây ức chế miễn dịch mà không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng.
Vào đầu thập niên 1990, bệnh xảy ra ở Nhật với thể cấp tính, sau đó lây lan
nhanh khắp châu Á và nhiều nơi trên thế giới (Eterradossi, 1992; Nunoya et al,
1992; Lin et al, 1993).
Năm 1992, tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) đã công bố chính thức tên bệnh,
mầm bệnh, triệu chứng lâm sàng, bệnh tích, các phương pháp chẩn đoán và
phòng chống bệnh Gumboro (trích dẫn Nguyễn Bá Thành, 2006).

16


×