Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

tt DLS b6 converted

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.89 KB, 22 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y - DƯỢC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO THỰC TẬP
BÀI 6: NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID

Môn: Dược Lâm Sàng 1
Lớp:
ĐH Dược 05B
Tổ:
02
Nhóm: 03
GVHD: ThS. DS. Nguyễn Thanh Thảo
Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Phương Linh
Phan Thị Bích Huyền
Triệu Thị Diễm My
Đoàn Vũ Khành Linh
Huỳnh Thị Thúy Ngọc
Đà Nẵng - 2020


* Các thông tin về Glucocorticoid:
Các tiêu chí
Thời gian
bán thải
Mức sinh lý
Liều chống
viêm

Dexamethason
3.5h


0.75 mg
3 mg

Beclomethason
3h
50 microgam hoặc bội số
của 50 microgam.

Phân Theo
loại thời
gian
Tác dụng kéo dài
Tác dụng ngắn
tác
dụng
Theo -Hoạt lực chống viêm:
độ Mạnh
Mạnh
mạnh -Dùng ngoài: Yếu
Nguyên tắc
- Điều trị thay thế khi thiếu hormon: thường dùng
suy thượng thận cấp hoặc mạn tính
+ Với suy thận mạn: Nên dùng chế độ điều trị cách
ngày bằng cách tăng liều một ngày lên gấp đôi và ngày
tiếp theo sẽ nghỉ, giúp hạn chế suy thượng thận khi
ngừng điều trị.
+ Với suy thận cấp: Liều dùng thường cao hơn.
Quan trọng là phải kết hợp bù điện giải, nước và
glucose. Chế phẩm sử dụng nên chọn chính dạng
hormon thiên nhiên là HC (dạng succinat hoặc

phosphat) và đường đưa thuốc là tiêm tĩnh mạch (vì
khi suy thượng thận cấp thì việc mất nước và điện giải
làm mất dịch ngoại bào nên nếu tiêm bắp sẽ ít hiệu
quả).
+ Cần lưu ý tránh những dạng bào chế có dùng tá
dược là sulfit hoặc metabisulfit với thuốc tiêm tĩnh
mạch để tránh sốc phản vệ có thể xảy ra do tá dược
này.
- Điều trị không phải mục đích không phải thay thế
hormon:
Chỉ định theo hướng này rất rộng, bao gồm:
+ Các bệnh liên quan đến cơ chế bệnh sinh do miễn
dịch


Lưu ý

như bệnh lupus ban đỏ, thận hư nhiễm mỡ,viêm khớp
dạng thấp. Chống viêm, đặc biệt những trường hợp đe
dọa tính mạng như viêm nắp thanh quản cấp ở trẻ sơ
sinh, phù não, phù Quinck xảy ra ở hầu - họng. Dùng
chống thải ghép trong ghép cơ quan.
- Nên lựa chọn mức liều thấp nhất có hiệu quả và
tránh dùng kéo dài.
- Nên chọn loại có thời gian bán thải ngắn hoặc vừa.
- Lượng K+ phải đủ, nếu cần có thể bổ sung K+ hoặc
dùng chế độ ăn giàu K+


Hoạt chất: DEXAMETHSONE.

1. Biệt dược: ISOPTO - MAXIDEX.

1. Hoạt chất: Dexamethsone.
2. Hàm lượng – nồng độ: 0,1%.
3. Dạng bào chế: Hỗn dịch nhỏ mắt vô khuẩn.
4. Cách đóng gói: 1 lọ đếm giọt Droptainer 5ml.
5. Chỉ định:
Chỉ định trong một số bệnh lý đáp ứng với corticosteroids như:
- Một số tình trạng viêm ở phần trước của mắt đã được xác định: viêm
màng bồ đào trước cấp và mãn, viêm mống mắt thể mi, viêm mống mắt, viêm
thể mi, và viêm mắt do herpes zoster.
- Một số bệnh lý bên ngoài như viêm giác-kết mạc bọng nước, viêm kết
mạc không có mủ, kể cả viêm kết mạc do viêm xuất tiết, dị ứng và viêm kết
mạc vào mùa xuân. Thuốc rất hiệu quả khi dị ứng là nguyên nhân chính.
- Loét vùng rìa tái phát do nguyên nhân độc tố hoặc dị ứng.
- Bỏng do nhiệt hoặc hóa chất.
- Làm giảm viêm hậu phẫu.
6. Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với dexamethason hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong chế
phẩm.


- Nhiễm khuẩn cấp tính chưa điều trị.
- Viêm giác mạc do Herpes simplex.
- Bệnh virus đậu bò (vaccinia), virus thủy đậu và những bệnh virus khác
ở giác mạc hoặc kết mạc.
- Các bệnh do nấm của cấu trúc mắt.
- Nhiễm khuẩn lao ở mắt.
7. Tác dụng không mong muốn:
- Rối loạn hệ thần kinh: Ít gặp: Thay đổi vị giác.

- Rối loạn ở mắt: Thường gặp: khó chịu ở mắt.
- Ít gặp: viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm kết-giác mạc khô, đổi màu
giác mạc, chứng sợ ánh sáng, nhìn mờ, ngứa mắt, cảm giác có vật lạ trong
mắt, tăng chảy nước mắt, cảm giác bất thường trong mắt, bờ mi bị đóng vảy,
kích ứng mắt, sung huyết mắt.
- Rối loạn miễn dịch: quá mẫn.
- Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, đau đầu.
- Rối loạn ở mắt: tăng nhãn áp, giảm thị lực, mòn giác mạc, sa mí mắt,
đau mắt, giãn đồng tử.
8. Liều dùng – cách dùng:
* Liều dùng:
Dùng tại chỗ (nhỏ 1 hoặc 2 giọt vào kết mạc mắt).
- Trường hợp viêm cấp hoặc viêm nạng: khởi đầu, nhỏ mắt mỗi 30-60
phút, giảm liều mỗi 2-4 giờ khi thấy có đáp ứng. Nếu tình trạng viêm được
kiểm soát tốt, có thể giảm tiếp liều xuống còn 1 giọt, 3-4 lần mỗi ngày. Nếu
tình trạng bệnh không cải thiện sau 3-4 ngày, có thể chỉ định thêm phương
pháp điều trị khác tại kết mạc hoặc toàn thân.
- Trường hợp viêm mạn tính: nhỏ mắt mỗi 3-6 giờ, hoặc thường xuyên
khi cần thiết.
- Trường hợp viêm nhẹ hoặc viêm do dị ứng: nhỏ mắt mỗi 3-4 giờ cho
đến khi đạt được sự cải thiện trên lâm sàng.
- Điều trị kéo dài nhiều ngày chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát y
tế.
Sử dụng ở trẻ em: Hiệu quả và độ an toàn của hỗn dịch nhỏ mắt
dexamethason trên trẻ em chưa được thiết lập.
Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận: Hiệu quả và độ an toàn của hỗn dịch
nhỏ mắt dexamethason trên bệnh nhân suy gan hay suy thận chưa được thiết
lập.
* Cách dùng: Thuốc Maxidex được chỉ định dùng theo cách nhỏ vào
mắt.



2. Biệt dược: DEXAMETHASONE.

1. Hoạt chất: Dexamethasone.
2. Hàm lượng- nồng độ: 0.5mg.
3. Dạng bào chế: viên nén.
4. Quy cách đóng gói: 10 viên/vỉ x 10 vỉ/ 1 hộp.
5. Chỉ định: Dùng cho các trường hợp:
- Viêm khớp.
- Rối loạn hệ miễn dịch.
- Dị ứng.
- Khó thở.
- Hội chứng Cushing.
- Viêm màng não.
- Hen suyễn cấp tính.
- Viêm mũi.
6. Chống chỉ định:
- Quá mẫn với dexamethason hoặc các hợp phần khác của chế phẩm;
- Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu
chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng.
7. Tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp, ADR > 1/100 :
+ Rối loạn điện giải: Hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp
và phù nề.
+ Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH,
teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt.


+ Cơ xương: Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt

sống, hoại tử xương vô khuẩn.
+ Tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu, loét thủng, viêm tụy cấp.
+ Da: Teo da, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.
+ Thần kinh: Mất ngủ, sảng khoái.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
+ Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc
mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.
8. Cách dùng, liều dùng:
* Liều dùng:
- Liều chống viêm:
+ Liều ban đầu người lớn : uống 0.75 – 9 mg/ ngày, tùy theo bệnh , chia
2 – 4 liều / ngày.
+ Trẻ em : uống 0.024 – 0.34 mg/kg/ ngày, chia làm 4 liều .
* Cách dùng: Liều dùng cần thay đổi tùy theo từng người bệnh, dựa
trên bệnh tật và đáp ứng của người bệnh. Để giảm thiểu các tác dụng
phụ, nên dùng liều nhỏ nhất có hiệu quả điều trị.


3. Biệt dược: DECTANCYL.

1. Hoạt chất: Dexamethason acetat.
2. Hàm lượng – nồng độ: 0,5mg.
3. Dạng bào chế: viên nén.
4. Cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 15 viên nén.
5. Chỉ định:
Điều trị các bệnh như: viêm khớp, rối loạn hệ miễn dịch/ huyết /
hormone/ phản ứng dị ứng, da và các bệnh về mắt, khó thở, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư các tế bào bạch cầu
và ung thư hạch bạch huyết.
Đồng thời, thuốc Dectancyl® được sử dụng như một liệu pháp thay thế

cho bệnh nhân mà tuyến thượng thận không thể sản sinh đủ lượng
corticosteroid.
6. Chống chỉ định:
- Loét dạ dày tá tràng.
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh do virus.
- Tăng huyết áp
7. Tác dụng không mong muốn:


- Rối loạn điện giải: Hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp
và phù nề. Nội tiết và chuyển hóa: Hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết
ACTH, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt.
- Cơ xương: Teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt
sống, hoại tử xương vô khuẩn.
- Tiêu hóa: Loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu, loét thủng,viêm tụy cấp.
- Da: Teo da, ban đỏ, bầm máu,rậm lông.
- Thần kinh: Mất ngủ, sảng khoái.
8. Liều dùng – cách dùng:
* Liều dùng:
Liều ban đầu là 0,75-9 mg thuốc mỗi ngày tùy thuộc vào bệnh. Liều ban
đầu nên được điều chỉnh theo đáp ứng điều trị.
* Cách dùng:
Uống cùng với thức ăn hoặc sữa để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Nếu
dùng thuốc này mỗi ngày một lần, bạn nên uống thuốc vào buổi sáng trước 9
giờ và cùng một thời điểm mỗi ngày. Và cần thực hiện theo lịch trình dùng
thuốc cẩn thận và dùng thuốc đúng theo quy định, đừng ngưng dùng thuốc mà
không tham khảo ý kiến bác sĩ.



4. Biệt dược: CORTIBION.

1. Hoạt chất: Dexamethason acetat;
Cloramphenicol.
2. Hàm lượng – nồng độ: 8g.
3. Dạng bào chế: kem bôi.
4. Cách đóng gói: 1 hộp/1 lọ.
5. Chỉ định:
Cortibion được dùng để kháng khuẩn và giảm sưng, viêm ở một số
bệnh ngoài da đáp ứng với Corticoid tại chỗ có bội nhiễm như:
- Viêm da dị ứng.
- Viêm da tiếp xúc.
- Côn trùng cắn.
- Viêm da tiết bã nhờn.
- Chàm bội nhiễm.
- Mụn trứng cá.
- Nhiễm trùng da.
- Viêm nang lông.
- Chốc lỡ.
6. Chống chỉ định:
- Quá mẫn với thành phần thuốc. Tổn thương nhiễm trùng nguyên phát ở
da (nguồn gốc vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng). Các thương tổn loét.
Chống chỉ định bôi bít trong các bệnh da có bội nhiễm. Không bôi trong
ống tai ngoài nếu bị thủng màng nhĩ.
7. Tác dụng không mong muốn:
Tác dụng phụ thường gặp:
-Rối loạn điện giải: hạ kali huyết, giữ natri và phù nề


- Nội tiết và chuyển hóa: hội chứng dạng Cushing, giảm bài tiết ACTH, teo

tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, rối loạn kinh nguyệt
- Cơ xương: teo cơ hồi phục, loãng xương
- Tiêu hóa: nôn, ỉa chảy, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy cấp
- Da: teo da, ban đỏ, rậm lông
- Thần kinh: mất ngủ, sảng khoái.
Các tác dụng phụ ít gặp: mề đay, nhức đầu, giảm bạch cầu hạt, giảm toàn
thể huyết cầu, quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết
khối tắc mạch, tăng cân, ngon miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.
8. Liều dùng – cách dùng:
* Liều dùng:
Người lớn : Thoa lớp mỏng 1–2 lần/ngày. Không dùng quá 8 ngày
trong một đợt điều trị.
Trẻ em: Vẫn chưa có nghiên cứu về liều dùng dành cho trẻ em. Tốt
nhất, cần tham khảo ý kiến bác sĩ
* Cách dùng:
- Bôi một lớp thuốc mỏng lên da 1 – 2 lần/ ngày. Massage cho thuốc
thấm đều vào da.
- Không thoa thuốc lên vùng da có tiếp xúc rộng, núm vú (ở mẹ phụ nữ
đang cho con bú), mí mắt.
- Không băng kín vết thương sau khi dùng thuốc (trừ khi có chỉ định của
chuyên gia).
- Không bôi thuốc lên mặt trừ khi có chỉ định của chuyên gia.


5. Biệt dược: DEXAMETHASON KABI.

Hoạt chất: Dexamethasone Photphat.
Hàm lượng – nồng độ: 4mg/mL.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
Cách đóng gói: Hộp 10 ống x 1ml; hộp 50 ống x 1ml.

5. Chỉ định:
- Dùng cấp cứu trong các trường hợp dị ứng nặng, sốc do phẫu thuật, phù
não, suy thượng thận.
- Dùng tiêm tại chỗ trong các trường hợp viêm khớp, viêm bao hoạt dịch,
viêm dây chằng.
- Viêm xoang, viêm phế quản do dị ứng.
- Điều trị đau rễ thần kinh, đau thần kinh tọa đoạn thắt lưng.
6. Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần của thuốc.
7. Tác dụng không mong muốn:
- Nguy cơ tại chỗ tiêm: nhiễm khuẩn, viêm hay đóng vôi ở khớp.
- Có thể xảy ra nhức đầu, nóng bừng mặt, Có thể gây cường vỏ thượng
thận: tăng cân, phù, cao huyết áp.
8. Liều dùng – cách dùng:
1.
2.
3.
4.


Tiêm bắp thịt hay tiêm tĩnh mạch khởi đầu là: 0,5-20mg (0,25-5 ml)/ngày
tùy theo chỉ định của thầy thuốc.


Hoạt chất: BECLOMETASONE
1. Biệt dược: BECOTIDE.

1. Hoạt chất: Beclometasone.
2. Hàm lượng – nồng độ: 250mcg/1 liều.
3. Dạng bào chế: Khí dung định liều.
4. Cách đóng gói: Hộp 1 bình xịt 200 liều.

5. Chỉ định:
- Suyễn giảm đáp ứng hoặc trở nên nặng khi dùng thuốc giãn phế quản
hoặc với Na cromoglycate phối hợp với giãn phế quản đơn thuần.
- Suyễn nặng lệ thuộc vào corticoid toàn thân hoặc ACTH.
6. Chống chỉ định:
- Quá mẫn với thuốc.
- Lao phổi thể hoạt động hoặc thể tiềm ẩn.
7. Tác dụng không mong muốn:
- Nhiễm nấm Candida ở vùng miệng-họng, khàn tiếng hay kích thích
vùng họng, cơn co thắt phế quản kịch phát (phải ngưng điều trị ngay).
8. Liều dùng – cách dùng:
- Người lớn 200 mcg x 2 - 4 lần/ngày; nặng: khởi đầu: 600 - 800
mcg/ngày, giảm liều khi bắt đầu đáp ứng; tối đa: 1000 mcg/ngày.
- Trẻ em dùng 50 - 100 mcg x 2 - 4 lần/ngày; tối đa: 500 mcg.


2. Biệt dược: BECLATE AQUANASE.

1. Hoạt chất: Beclomethason dipropionate.
2. Hàm lượng – nồng độ: 80mcg/ liều xịt.
3. Dạng bào chế: thuốc xịt mũi.
4. Cách đóng gói: Hộp 1 lọ x 150 liều.
5. Chỉ định:
Hen phế quản, bao gồm các trường hợp: bệnh nhân mắc bệnh suyễn ngày
càng trầm trọng mà tác dụng của các thuốc giãn phế quản trở nên giảm tác
dụng ; bệnh nhân vẫn không kiểm soát được đầy đủ các cơn suyễn sau khi
dùng sodium cromoglycate hỗ trợ cho các thuốc giãn phế quản; bệnh nhân
suyễn trầm trọng bị phụ thuộc vào corticọde đường toàn thân hay
adrénocorticotrophic hormone (ACTH) hay những chất tổng hợp tương
đương.

Dùng để kiểm soát bệnh suyễn ở trẻ em vì thuốc có thể kiểm soát bệnh
hen mà không làm chậm sức phát triển của trẻ.
6. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với thuốc.
Cần theo dõi đặc biệt bệnh nhân lao phổi tiến triển hay tiềm ẩn.
7. Tác dụng không mong muốn:
Chưa có tác dụng ngoại ý nào trầm trọng xảy ra do dùng Beclomethasone
ở liều khuyến cáo được báo cáo.
+ Bệnh nấm Candida ở miệng và ở họng (chứng tưa) xảy ra ở một vài
bệnh nhân, tỷ lệ này tăng lên với liều lượng lớn hơn 400mcg
Beclomethasone/ngày.


+ Bệnh nhân có nồng độ Candida pricipitins cao trong máu, cho thấy
một sự nhiễm nấm trước đó, hầu như đều có thể bị biến chứng này.
+ Những bệnh nhân này có thể súc miệng với nước sau khi hít thuốc.
+ Triệu chứng bệnh Candida có thể điều trị bằng thuốc kháng nấm tại
chỗ trong khi vẫn tiếp tục dùng Beclomethasone.
8. Liều dùng – cách dùng:
Người lớn: 200mcg, hai lần mỗi ngày. Liều tổng cộng hàng ngày có thể
chia làm 3 hay 4 lần. Trong những trường hợp trầm trọng hơn, có thể bắt đầu
với liều 600-800mcg/ngày và sau đó giảm liều khi bệnh nhân bắt đầu có đáp
ứng.
Trẻ em: mỗi ngày 50-100mcg, chia làm 2, 3 hay 4 lần, tuỳ theo đáp ứng.


3. Biệt dược: FOSTER.

1. Hoạt chất: Beclomethasone dipropionate, formoterol fumarate.
2. Hàm lượng – nồng độ: 100 mcg; 6mcg.

3. Dạng bào chế: Thuốc phun mù dùng để hít.
4. Cách đóng gói: Hộp 1 bình 120 liều xịt.
5. Chỉ định:
Điều trị dự phòng hen; phòng và điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc
quanh năm; viêm mũi vận hạch.
6. Chống chỉ định:
Mẫn cảm với thuốc;nhiễm khuẩn ở niêm mạc mũi và khu vực liên quan
nếu chưa điều trị khỏi. Không dùng điều trị cơn hen cấp.
7. Tác dụng không mong muốn:
Cơ xương: run.
Tim mạch : hồi hộp, đánh trống ngực.
Thần kinh trung ương: nhức đầu.
8. Liều dùng – cách dùng:
Liều dùng chuẩn đường hít là 50 microgam.
Dự phòng hen: Khí dung định liều, người lớn mỗi lần 200 microgam,
2 lần mỗi ngày hoặc mỗi lần 100 microgam, 3 - 4 lần mỗi ngày. Nếu hen nặng,
bắt đầu liều 600 - 800 microgam mỗi ngày, sau đó điều chỉnh liều tùy đáp ứng
của người bệnh; trẻ em mỗi lần hít 50 - 100 microgam, 2 - 4 lần mỗi ngày
hoặc mỗi lần 200 microgam, 2 lần mỗi ngày. Không cần chỉnh liều đối với
người cao tuổi, bệnh gan, bệnh thận.
Khí dung định liều liều cao: Dùng cho hen nặng hoặc kém hiệu quả
khi dùng liều chuẩn. Người lớn: mỗi lần 500 microgam, 2 lần mỗi ngày hoặc


mỗi lần 250 microgam, 4 lần mỗi ngày. Nếu cần có thể tăng lên đến mỗi lần
500 microgam, 4 lần mỗi ngày.
Không ngừng thuốc đột ngột. Tác dụng đầy đủ của thuốc đạt được sau
10 - 14 ngày dùng thuốc đều đặn, đúng liều.



4. Biệt dược: BECLOMETHASONE.

1. Hoạt chất: Beclomethasone.
2. Hàm lượng – nồng độ: 0.10 mg.
3. Dạng bào chế: dạng bột hít.
4. Cách đóng gói: 1 bình xịt / 1 hộp thuốc.
5. Chỉ định:
- Phòng ngừa hen phế quản.
- Điều trị dự phòng hen cho trẻ em.
- Dị ứng da.
- Bệnh nhân hen suyển nhẹ và giảm hiệu lực với thuốc giãn phế quản.
- Bệnh nhân hen suyễn nặng phụ thuộc vào hormone tuyến thượng thận
hoặc corticoid toàn thân.
- Phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch.
- Ngăn ngừa tái phát polyp mũi sau khi cắt bỏ.
6. Chống chỉ định:
- Người có tiền sử mẫn cảm với thuốc.
- Có nhiễm khuẩn ở niêm mạc mũi và khu vực liên quan (nếu chưa được
chữa khỏi, thì không phun thuốc vào mũi).
7. Tác dụng không mong muốn:
Trong điều trị hen:
- Thường gặp, ADR > 1/100 :
+ Nhiễm nấm Candida, gặp ở tỷ lệ khoảng 5% với liều chuẩn.


+ Nhiễm nấm Candida miệng và họng; đau họng và khản tiếng.
- Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100 :
+ Toàn thân: Các phản ứng dị ứng, phản vệ.
+ Da: Mày đay, ban đỏ, ngứa.
+ Hô hấp: Co thắt phế quản.

Trong điều trị viêm mũi: Các phản ứng thường gặp là viêm họng, ho,
chảy máu cam, nóng bỏng ở mũi, đau cơ, ù tai, viêm màng tiếp hợp.
8. Liều dùng – cách dùng:
* Liều dùng:
- Dự phòng cơn hen: dùng 100 mcg dạng bột hít.
+ Người lớn : 200mcg/ 2 – 4 lần/ ngày hoặc dùng 400 mcg/ 2 lần /
ngày.
+ Trẻ em : dùng 100 mcg/ 2 – 4 lần / ngày hoặc dùng 200 mcg/ 2 lần/
ngày.
+ Hầu hết tiến triển tốt sau 1 – 4 tuần .
- Viêm mũi dị ứng ( không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi ):
+ 50 mcg/lần cho mỗi bên mũi, 3-4 lần/ ngày, không quá 400 mcg /
ngày.
+ Thời gian điều trị 2 -3 tuần, nếu không có kết quả phải ngưng sử
dụng.
9. Cách dùng :
- Dùng trực tiếp ở mũi
Liều lượng của thuốc beclomethasone không cần phải diều chỉnh cho
bệnh nhân cao tuổi, người suy giảm chức năng gan thận.


5. Biệt dược: MECLONATE.

1. Hoạt chất: Beclomethasone Dipropionat.
2. Hàm lượng – nồng độ: 0,05mg/0,05ml.
3. Dạng bào chế: Hỗn dịch xịt mũi.
4. Cách đóng gói: Hộp 1 lọ 150 liều 50 mcg.
5. Chỉ định:
- Phòng và điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm
mũi vận mạch.

- Phòng ngừa tái phát polyp mũi sau khi phẫu thuật cắt
6. Chống chỉ định:
- Quá mẫn với thuốc. Lao phổi thể hoạt động hoặc thể tiềm ẩn.


7. Tác dụng không mong muốn:
- Nhiễm nấm Candida ở vùng miệng-họng, khàn tiếng hay kích thích
vùng họng, cơn co thắt phế quản kịch phát (phải ngưng điều trị
ngay).
8. Liều dùng – cách dùng:
* Liều dùng:
- Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 2 lần xịt (50 mcg/lần) cho một bên mũi x 1
lần/ngày (tổng liều 200 mcg/ngày).
- Trẻ 2 - 11 tuổi: 1 lần xịt (50 mcg/lần) cho một bên mũi x 1 lần/ngày
(tổng liều 100 mcg/ngày). Cải thiện triệu chứng trong vòng 11 giờ sau dùng
liều đầu.
* Cách dùng: Dùng xịt mũi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×