Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

ẢNH HƯỞNG của TRIẾT lý âm DƯƠNG đối với đời SỐNG của NGƯỜI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.81 KB, 43 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG ĐỐI VỚI
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Cơ sở hình thành và phát triển đời sống của người Việt
Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm ở miền Đông của bán
đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Và là một
trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước. Trước
những đòi hỏi của lịch sử, nhà nước Văn Lang – nhà nước
đầu tiên đã ra đời với nền văn minh Đông Sơn. Trống đồng
Đông Sơn là biểu hiện của sự kết tinh lối sống, truyền thống
và văn hóa của người Việt Nam.
Về kinh tế, trước đây nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Người Việt chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi gia súc. Các
nghiên cứu và di chỉ khảo cổ cho thấy nghề trồng lúa nước
xuất hiện từ rất sớm ở Việt Nam. Bên cạnh việc trồng trọt
người Việt còn chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, gà,…
Một số ít khác làm nghề thủ công với những làng nghề nổi
tiếng như gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, bánh đa kế Bắc
Giang,… Nhìn chung, nông nghiệp ở Việt Nam khá phát
triển. Hiện nay, Việt Nam đang dần chuyển sang công


nghiệp hóa, hiện đại hóa trong lao động sản xuất và hướng
tới nền kinh tế thị trường.
Về văn hóa, với hơn 1000 năm Bắc Thuộc, người Việt
ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi văn hóa của người Hán. Trước
đây, người Việt đều phải dùng chữ Hán, mãi sau này chữ
Nôm mới ra đời và đặc biệt là chữ cái Latinh xuất hiện thì
chữ Quốc Ngữ mới được chúng ta sử dụng rộng rãi như bây
giờ. Năm 1945, sau khi giành được độc lập, nhân dân ta lại


phải chiến đấu với giặc đói và giặc dốt. Từ một dân tộc có
tỷ lệ người biết chữ cực kì thấp thì sau cải cách tỷ lệ người
dân biết chữ đã tăng lên vượt trội. Bên cạnh việc kế thừa
tinh hoa văn hóa nhân loại thì người Việt vẫn giữ gìn được
nét truyền thống của mình như điêu khắc, hội họa, diễn
xướng,... Từ đó hình thành nên nền văn hóa đậm đà bản sắc
Việt Nam.
Về xã hội, người Việt trải qua rất nhiều những hình
thái ý thức xã hội khác nhau. Người Việt chủ yếu sống theo
làng xã, mỗi đơn vị hành chính dù lớn hay nhỏ đều có
những luật lệ riêng. Ông cha ta thường có câu “phép vua
thua lệ làng”.
Nhìn chung, đời sống của người Việt Nam được hình
thành và phát triển thông qua lao động, sản xuất, học tập và


chiến đấu. Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu quốc tế,
chúng ta cần tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để
làm phong phú thêm văn hóa của mình, song bên cạnh đó
cũng cần chú ý gìn giữ những truyền thống văn hóa tốt đẹp,
tránh đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Ảnh hưởng của Triết lý Âm Dương trong sinh hoạt hàng
ngày
Về mặt đời sống, triết lý âm dương ảnh hưởng khá rõ
nét trong ba nhu cầu cơ bản nhất của con người: Ăn, mặc,
ở.
Ảnh hưởng của Triết lý Âm Dương trong ẩm thực
Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những nét đặc trưng
riêng của mình. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt
Nam cũng vậy. Người Việt có những quan niệm và cách

chế biến món ăn rất riêng. Chẳng vì thế mà Việt Nam
được mệnh danh là một trong những quốc gia có nhiều
món ăn ngon nhất thế giới.
Khác với các quốc gia khác, người Việt có quan điểm
rất riêng trong ăn uống, họ cho rằng “có thực mới vực được
đạo”, muốn làm việc trước tiên phải ăn no; hay “trời đánh
tránh miếng ăn” tức là trong bữa ăn dù có chuyện gì cũng
phải gác lại, không nên mang những điều bực tức, không tốt


để nói khi đang ăn;… Trong tất cả mọi việc lấy “ăn” làm
gốc: ăn mặc, ăn ở, ăn uống,… Đây là những quan niệm hết
sức thuần Việt được hình thành thông qua quá trình truyền
miệng của người dân lao động.
Với đặc trưng là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp
lâu đời gắn với nghề trồng lúa nước, nguồn lương thực
chính được người Việt sử dụng đó là lúa gạo. Khác với các
nước phương Tây chủ yếu sử dụng lúa mạch và bột mỳ cho
bữa ăn. Cơ cấu bữa ăn của người Viêt rất phong phú, đa
dạng. Đặc biệt, các món ăn được kết hợp bởi rất nhiều loại
gia vị khác nhau tạo nên hương vị đặc biệt cho từng món
khác nhau. Việc lựa chọn đồ ăn và gia vị phù hợp sẽ giúp
con người cân bằng sức khỏe và môi trường, sống hạnh
phúc hơn, tuổi thọ kéo dài hơn.
“Với nhu cầu ăn, người Việt nhấn mạnh tính cộng
đồng, tính mực thước truyền thống. Trong đó, tính cộng
đồng được phản ánh từ việc ăn tổng hợp, ăn chung; còn tính
mực thước là biểu hiện của khuynh hướng quân bình âm
dương. Nó đòi hỏi người ăn không ăn quá nhanh hay quá
chậm, không ăn quá nhiều hay quá ít, không ăn hết hay ăn

còn. Đây được xem là giao tiếp tế nhị, ý tứ. Khác hẳn tính
cách cực đoan, lối giao tiếp trực khởi của người phương


Tây: Khách phải ăn kì sạch để tỏ lòng biết ơn chủ nhà. Tính
cộng đồng và tính mực thước trong bữa ăn thể hiện tập
trung qua nồi cơm và bát nước mắm. Nồi cơm ở đầu mâm
và bát nước mắm ở giữa mâm là biểu tượng cho cái đơn
giản mà thiết yếu: Cơm gạo là tinh hoa của trời đất, mắm
chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước – chúng giống như
hành Thủy và hành Thổ là cái khởi đầu và cái trung tâm
trong Ngũ Hành” [62; tr 41].
Trong nghệ thuật ẩm thực của người Việt còn thể hiện
khá rõ tính linh hoạt và tính biện chứng. Theo đó, tính linh
hoạt phản ánh qua dụng cụ ăn, đôi đũa; tính biện chứng ở
quan hệ biện chứng âm dương gồm ba mặt:
Thứ nhất, sự hài hòa âm dương trong thức ăn. Canh
chua (âm) thường nấu với cá (dương), ốc (âm) ăn với sung
muối (dương), tôm (âm) rang hạt tiêu (dương), hải sản (âm)
thường chế biến cùng ớt (dương),…
Thứ hai, sự cân bằng âm dương trong cơ thể. Bị cảm
lạnh (âm) thì cho uống canh gừng (dương), bị sốt (dương)
thì ăn những đồ mát như chè đỗ đen (âm),…
Thứ ba, sự cân bằng âm dương giữa con người với
môi trường tự nhiên. Mùa hè nóng (dương) thì nên ăn đồ
mát như rau, củ, quả, canh chua,.. (âm); mùa đông lạnh


(âm) thì nên ăn những đồ ấm nóng như canh nóng, đồ chiên
rán,…

Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm dương,
người Việt phân biệt thức ăn theo năm thức âm và dương
ứng với Ngũ Hành: Hàn (lạnh, âm nhiều = Thủy), Nhiệt
(Nóng, dương nhiều = Hỏa), Ôn (Ẩm, dương ít = Mộc),
Lương (Mát, âm ít = Kim), Bình (trung tính = Thổ). Tương
ứng với đó là Ngũ vị cũng rất được chú trọng trong chế biến
các món ăn của người Việt:
Vị chua: Có tác dụng giảm tiết mồ hôi, cầm tả như ô
mai, thạch lựu,...
Vị đắng: Giúp thanh nhiệt, giải độc, hạ khí như mướp
đắng, vỏ quýt,...
Vị ngọt: Có tác dụng bồi bổ, giảm chuột rút như hồng
đỏ, mật ong,...
Vị mặn: Giúp làm mềm, tán kết và bổ ích âm huyết
như muối, tía tô,...
Vị cay: Có tác dụng hoạt huyết, hành khí như gừng,
tỏi, ớt, hạt tiêu,...
Người Việt tuân thủ nghiêm ngặt quy luật âm dương
bù trừ và chuyển hóa khi chế biến thức ăn. Ví dụ như món


phở Hà Nội, có vị chua của chanh, vị ngọt của nước xương,
vị cay của hạt tiêu kết hợp với sự mềm mại của thịt bò và
sợi phở hòa quện với nhau tạo nên một món ăn đậm chất Hà
Nội khiến thực khách không khỏi lưu luyến. Hay trong chén
nước mắm của người Việt cũng có vị mặn của nước mắm,
vị đắng của vỏ chanh, vị chua của giấm và vị cay của ớt.
Có thể thấy triết lý âm dương ảnh hưởng rất lớn đến văn
hóa của người Việt Nam. Việc cân bằng âm dương trong ăn
uống không chỉ giúp người Việt có những món ăn ngon, đặc

sắc mà còn tác động rất lớn tới sức khỏe.
Ảnh hưởng của Triết lý Âm Dương trong trang phục
“Trang phục” không đơn thuần chỉ để đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của con người là mặc để che thân thể, mà
còn mang ý nghĩa hết sức đặc biệt về văn hóa, thẩm mỹ
và kinh tế. Suốt hơn một ngàn năm Bắc Thuộc, người
Hán liên tục tìm đủ mọi cách để buộc người Việt phải
mặc theo trang phục truyền thống của người Hán nhưng
đều thất bại. Người Việt vẫn giữ được nét đặc trưng trong
trang phục của mình và chỉ thay đổi cùng với sự thay đổi
của thời đại.


Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có
trang phục chứa đựng những nét văn hóa và biểu tượng
riêng. Song “áo dài” được lựa là quốc phục của Việt Nam.
Về hình thức, trải qua từng thời kì, trang phục của
người Việt có những thay đổi khác nhau. Trước đây, phổ
biến là con trai mặc quần thụng, ống rộng, có chun hoặc dây
dải rút, kết hợp với áo dài ngang đầu gối và cài khuy chéo;
con gái mặc yếm đào bên trong, khoác áo dài tay bên ngoài,
kết hợp với chiếc váy đụp. Màu sắc chủ yếu được lựa chọn
là màu tối, màu trầm, màu đen (âm tính), giống như màu
của đất, của gỗ, của bùn,... phản ánh phong cách sống tế
nhị, kín đáo của truyền thống dân tộc.
Ngày nay, với sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa
phương Tây, trang phục của người Việt cũng bị ảnh hưởng
ít nhiều theo phong cách “Âu hóa”. Trang phục phổ biến
của nam giới là comple, áo vest, quần Âu, giày da,... Ở con
gái, áo yếm và áo dài cũng được cách tân rất hiện đại với

những hình thức khác nhau. Màu sắc trang phục cũng
phong phú hơn bao giờ hết, từ những trang phục tối màu,
sáng màu, đến sự pha trộn màu sắc lẫn lộn. Đặc biệt là xu
hướng “hở bạo” khoe những đường cong trên cơ thể (dương
tính).


Chất liệu được sử dụng trong trang phục của người
Việt cũng hết sức phong phú, từ chất liệu vải tơ tằm mịn
màng đến lông vũ siêu nhẹ, vải cotton và rất nhiều loại khác
nữa.
Trước đây, trong lễ hội phụ nữ Việt mặc áo dài màu
thẫm hoặc nâu. Ngày nay, màu sắc của trang phục có phần
đa dạng hơn theo hướng dương tính do ảnh hưởng từ văn
hóa phương Tây. Chúng ta thường thấy, trong xã hội hiện
đại đàn ông mặc Âu phục, phụ nữ mặc áo nhiều màu kể cả
đỏ hoặc hồng. Do giao thoa với văn hóa mới từ bên ngoài
nên chiếc áo dài cổ truyền Việt Nam dần được cải tiến
thành áo dài tân thời từ những năm 30 của thế kỷ XXI.
Bên cạnh những cải tiến theo hướng phô trương cái đẹp
hình thể một cách trực tiếp theo kiểu phương Tây (dương
tính hóa) như: Bó eo, ôm sát thân, nổi ngực,… thì áo dài
tân thời vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển cao độ phong
cách kín đáo (âm tính hóa). Chính sự khêu gợi một cách
nhuần nhị, kín đáo đã tô điểm tính cách dương ở trong âm.
Vì lẽ đó, áo dài Việt Nam ngày càng phổ biến rộng rãi và
trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống dân tộc.
Bên cạnh tà áo dài, còn có rất nhiều loại trang phục
hiện đại ảnh hưởng bởi triết lý âm dương. Nhà thiết kế



Kang Dong-Jun của thương hiệu thời trang Hàn Quốc
D.GNAK đã chiêu đãi các tín đồ thời trang Việt Nam bộ
sưu tập độc đáo và cá tính thể hiện triết lý âm dương của
mình. Tính chất âm dương của một vật có thể xác định được
thông qua màu sắc của nó, chính vì vậy Kang Dong-Jun đã
lựa chọn hai màu chủ đạo là “đen” và “trắng” cho các thiết
kế trong bộ sưu tập của mình. Bên cạnh đó anh còn kết hợp
thêm một số màu sắc khác như màu be, vàng, đỏ,... Đó cũng
là những dụng ý riêng khi nhà thiết kế chọn để vận vào
trang phục. Màu trắng so với màu đỏ là âm nhưng so với
màu đen thì lại là dương. Trong tiếng Phạn, màu đỏ có
nghĩa là vận mệnh, giống như với văn hóa Việt thì se chỉ đỏ
kết nối nhân viên. Với nhà thiết kế Kang Dong-Jun, bộ sưu
tập này đã truyền tải thông điệp khá rõ ràng về quan niệm
về âm dương, về vận mệnh không thể thay đổi. Anh cũng
mang đến định nghĩa triết học sâu sắc thể hiện trong thời
trang, cho thấy văn hóa có rất nhiều cách để thể hiện và lưu
truyền, văn hóa hay thời trang không bao giờ bị hạn chế bởi
thời gian hay địa điểm.
Với sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa văn
hóa phương Đông và phương Tây đã làm nên sự hài hòa âm
dương trong cả trang phục truyền thống và hiện đại của


người Việt Nam. Góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn
hóa truyền thống của dân tộc.
Ảnh hưởng của Triết lý Âm Dương trong kiến trúc xây
dựng nhà ở
Kiến trúc truyền thống của mỗi dân tộc luôn được hình

thành và xây dựng từ chính điều kiện thiên nhiên, khí hậu,
phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống cũng như điều kiện
kinh tế, công nghệ, vật liệu xây dựng,… của dân tộc đó
trong mỗi thời kỳ. Người Việt Nam với tập quán sinh hoạt
phổ biến của nền văn minh lúa nước, trong truyền thống đã
luôn biết ứng dụng phong thuỷ trong xây dựng nhà ở để
mang lại may mắn, cầu lành tránh dữ.
Người Việt đặc biệt chú trọng vấn đề “phong thủy”.
“Phong” và “thủy” là hai yếu tố quan trọng nhất tạo thành
tạo thành vi khí hậu của một ngôi nhà. Học thuyết về phong
thuỷ được hình thành và phát triển chủ yếu từ nền văn minh
lúa nước của các dân tộc trên một vùng đồng bằng rộng
lớn, trải dài từ phía Nam sông Dương Tử (Trung quốc) đến
đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam), được đúc kết lại từ kho tàng
kinh nghiệm những quan sát trong tự nhiên và phương thức
sản xuất nông nghiệp truyền thống.


Người ta có thể hiểu đơn giản, phong là gió (dương),
thủy là nước, tĩnh hơn (âm). Nhưng xét về bản chất, phong
thuỷ chính là một môn lý học nghiên cứu về những quy luật
vận động, tương tác của tự nhiên và con người. Từ những
quy luật trong tự nhiên, con người tìm ra các phương pháp
điều chỉnh để những tương tác đó phục vụ cho mục đích
của con người trong cuộc sống. Trong nghiên cứu phong
thuỷ, vấn đề cơ bản là tìm hiểu sự ảnh hưởng của các dòng
khí do sự vận động của tự nhiên và con người tạo ra.
Trong nhà, nếu có gió quá nhiều hoặc nước quá tù
đọng đều không tốt. Người ta vẫn xây dựng các bình phong
để lái gió hoặc dựng hòn non bộ để điều thủy (âm dương

điều hòa). Ngoài ra, tất cả các chi tiết của ngôi nhà được
liên kết với nhau bằng “mộng”. “Mộng” là cách ghép theo
nguyên lý âm dương, nghĩa là: Phần lồi ra của bộ phận này
phải khớp với chỗ lõm tương ứng của bộ phận khác. Kỹ
thuật này tạo nên sự liên kết rất chắc chắn mà vẫn linh động
giúp tháo dỡ dễ dàng. Khi cần cố định các chi tiết của ngôi
nhà thì dùng đinh tre vuông tra vào các lỗ tròn (âm –
dương). Khi lợp nhà, người Việt dùng ngói âm dương: Viên
sấp, viên ngửa khác với ngói ống Trung Hoa. Trong hình


thức kiến trúc thường coi trọng bên trái và số lẻ. Tất cả đều
từ triết lý âm dương mà ra.
Dựa trên nguyên lý vận động của âm – dương, có thể
nhận thấy trong bố cục không gian của nhà ở truyền thống,
không gian sân trước nhà có giá trị rất lớn. Lúc này ngôi
nhà là chủ thể được coi là “âm” và không gian sân là
“dương”. Theo nguyên lý “dương vượng sẽ sinh âm” thì
ngôi nhà sẽ có sân làm “minh đường” để cung cấp dương
khí hàng ngày hay nói cách khác dương khí từ sân đem tới
sẽ luôn mang lại sinh khí cho ngôi nhà. Khi đó người trong
nhà luôn có đời sống tinh thần phong phú, có nhiều cơ hội
trong cuộc sống, nhiều bạn hữu,... Bởi theo nguyên lý âm dương, “dương khí” ở đây chính là tượng trưng cho tiền
bạc, sức khoẻ, cơ hội, đời sống tinh thần. Sân, vườn và ngôi
nhà lúc này luôn là một cấu trúc có sự cân bằng âm dương,
phù hợp với tự nhiên trên trái đất nói riêng cũng như phù
hợp với sự vận động và phát triển của âm dương trong vũ
trụ nói chung.
Trong lịch sử kiến trúc truyền thống, nguyên tắc xây
dựng nhà cửa dựa theo địa hình khí hậu luôn được người

Việt đặt lên hàng đầu. Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thì
hướng Nam luôn là lựa chọn tối ưu nhất, vì vậy suốt chiều


dài lịch sử, người Việt Nam không đặt quan điểm chọn
hướng nhà theo mệnh tuổi lên hàng đầu như triết lý phong
thuỷ phổ biến của người Trung Quốc hoặc một số trường
phái phong thủy phát triển sau này. Đây chính là quan điểm
tiến bộ và khoa học, thể hiện đúng và gần nhất với bản chất
của phong thuỷ.
Trên cơ sở đặc trưng địa hình, khí hậu, có thể thấy
cấu trúc “mái dốc” là cấu trúc phù hợp nhất với tự nhiên,
còn xét theo nguyên lý âm dương thì mái nhà chính là cấu
trúc tượng trưng cho người chủ trong gia đình, cho truyền
thống, lễ nghĩa và trật tự trong nhà. Bởi xét tổng thể thì mái
nhà là âm và nóc - bộ phận cao nhất của mái nhà là dương
(trong âm có dương và ngược lại trong dương có âm). Một
cấu trúc mái thuận lý âm dương là phải biểu hiện được các
đặc trưng của nguyên lý “âm phải đủ lớn để bao bọc được
dương”. Nhìn lại nền kiến trúc truyền thống qua tục lệ làm
lễ cất nóc, qua câu tục ngữ “con không cha như nhà
không nóc” ta sẽ thấy cấu trúc mái luôn được các thế hệ
cha ông đề cao trong xây dựng nhà ở và mái nhà cũng
chính là nét đặc trưng không thể lẫn được của ngôi nhà
trên mỗi vùng miền đất nước cho dù là nhà của người giàu
hay dân nghèo, là mái làm bằng tre, lá hay mái ngói,...


Bản chất của phong thuỷ là giúp con người tìm ra
những quy luật vận động và tương tác giữa con người và tự

nhiên để bố trí, xây dựng nhà cửa phù hợp với tự nhiên và
đáp ứng được nhu cầu của con người. Trong vùng ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thì hạn chế bức xạ
mặt trời là vấn đề lớn nhất cần giải quyết. Một bề mặt vật
liệu chịu bức xạ mặt trời lớn chính là đã bị sát khí bởi
“dương vượng quá sẽ hoá sát”. Với nhà ở truyền thống,
trong điều kiện công nghệ, vật liệu lạc hậu thì không gian
cây xanh, mặt nước ngoài nhà (tính âm) chính là giải pháp
phù hợp nhất để cân bằng âm dương (âm trưởng thì dương
tiêu). Đây cũng là nguyên lý quan trọng làm cơ sở để ứng
dụng trong nghiên cứu tìm ra các giải pháp hạn chế bức xạ
mặt trời trong kiến trúc hiện đại.
Bên cạnh những ưu điểm trên, có thể nhận thấy kiến
trúc nhà ở truyền thống còn có những nhược điểm nhất
định. Lý thuyết về khí chỉ ra rằng con người ta sống hay
chết, mạnh hay yếu, giàu hay nghèo đều do hấp thụ từ
trường khí trong tự nhiên mà ra. Khí vượng thì đông người,
đông của, khí suy thì thiên tai, tệ nạn, khí bế thì bệnh tật,
khí không tụ thì hao tán.


Trong nhà ở, bếp là nơi tập trung năng lượng lớn nhất
vì thế không gian bếp cần sáng và rộng. Vị trí đặt bếp phải
tụ khí. Một gian bếp tốt sẽ giúp gia đình tích luỹ được của
cải và có thêm nhiều năng lượng. Tuy nhiên trong nhà ở
truyền thống, bếp chỉ giữ vai trò phụ trong bố cục, luồng
khí vận động từ nhà chính qua sân rồi mới đến bếp vì vậy
đã có sự hao tán, mặt khác do sử dụng nguyên liệu chính là
rơm, rạ, củi,... cho nên không gian bếp thường thấp, tối và
không sạch sẽ.

Chọn vật liệu xây dựng nhà hợp phong thủy và cân
bằng âm dương cũng là yếu tố rất quan trọng. Bới nó giúp
cân bằng các luồng khí vận trong ngôi nhà một cách hoàn
hảo, tạo nên một không gian sống thoải mái, thân thiện cho
các thành viên trong gia đình. Ngoài việc chọn vật liệu làm
cho ngôi nhà trở nên thật đẹp và ấn tượng thì còn phải hòa
hợp âm dương và tuổi của chủ nhà. Có như vậy mới mang
lại được vận may cho gia đình. Trong sự kết hợp của vật
liệu với kiến trúc chung cần đạt được sự cân đối hài hòa âm
dương. Ví như: sử dụng đá cứng, đá hoa cương làm tưởng,
khi đó thuộc tính dương cao, khí khó xuyên thấu tường đá,
nên cần trổ nhiều cửa nhà và cửa sổ thông ra ngoài cho khí
có thể lưu thông.


Thuật phong thủy quan niệm mọi vật chất đều mang
những tính chất của âm dương. Song nhiều khi việc xác
định vật chất đó thuộc vào âm hay dương lại không hề đơn
giản. Nhiều khi trong thuộc tính âm có thuộc tính dương,
trong đặc điểm mang tính dương có tính chất mang đặc
điểm âm.
Xét về bản chất, kiến trúc và phong thuỷ đều là những
phương pháp để tạo ra môi trường phù hợp nhất với mục
đích của con người. Phong thuỷ dựa trên nền tảng là các
nguyên lý vận động khí âm và khí dương trong tự nhiên,
còn kiến trúc dựa trên những tiêu chí về công năng và thẩm
mỹ và điều kiện khoa học kỹ thuật xây dựng. Qua những
phân tích về phong thuỷ bắt đầu từ kiến trúc nhà ở truyền
thống có thể thấy giữa nét đẹp của không gian kiến trúc và
sự phù hợp về phong thuỷ luôn có cùng một ngôn ngữ. Chỉ

có những cấu trúc nào phù hợp với tự nhiên mới có được
tính bền vững, không bị mai một qua thời gian.
Khi đã hiểu đúng về giá trị của kiến trúc truyền thống
và bản chất của phong thuỷ sẽ giúp người thiết kế gạt bỏ
được những khiếm khuyết trong bố cục mặt bằng, đề cao
giá trị của không gian sân, vườn, mái, hiên nhà trong mỗi
công trình, xác định rõ đâu là bản sắc kiến trúc dân tộc


(chỉ những ngôn ngữ kiến trúc phù hợp với địa hình và tự
nhiên mới có được bản sắc riêng) và quan trọng nhất là
nắm được các nguyên lý hình thành nên những giá trị đó để
khi sáng tác không còn bị giới hạn bởi các quan điểm
phong thuỷ hay bị mâu thuẫn với thiết kế kiến trúc như việc
bắt buộc phải chọn hướng nhà, hướng bếp theo mệnh tuổi,
việc dùng kỳ lân, sư tử, tỳ hưu để trấn yểm. Hy vọng rằng,
phong thuỷ luôn song hành cùng nghệ thuật kiến trúc trong
hành trình hướng về cái đẹp và xây dựng môi trường sống
tối ưu cho con người.
Ảnh hưởng của Triết lý Âm Dương trong quan hệ gia
đình
Ảnh hưởng của Triết lý Âm Dương trong quan hệ vợ
chồng
Từ ngàn năm nay, triết lý âm dương vẫn là triết lý tự
nhiên cơ bản của người Việt. Yêu nhau dẫn đến hôn nhân,
sinh con đẻ cái đều là động lực của tự nhiên để duy trì nòi
giống và phát triển xã hội.
Trong hôn nhân của người Việt, chúng ta dễ dàng nhận
thấy những biểu hiện của triết lý âm dương. Nhưng không
phải ai cũng có thể hiểu và vận dụng đúng triết lý âm dương

trong cuộc sống hôn nhân của mình. Rất nhiều người, khi


muốn kết hôn đều tìm đến các nhà nho hay thầy bói để tìm
hiểu mối quan hệ giữa hai người nam và nữ (dương và âm)
có đi đến được với nhau suốt cuộc đời hay không. Hầu hết
các lý giải của thầy bói còn mang tính mê tín dị đoan, do
thần thánh hóa số mệnh của con người hoặc cố tình làm khó
hiểu ý nghĩa của triết lý âm dương nên con người không
thấy được tính chất khoa học của triết lý âm dương trong
đời sống xã hội nói chung cũng như hôn nhân nói riêng.
Vợ - chồng là hai cá thể khác nhau, được sinh ra và
lớn lên trong môi trường và điều kiện giáo dục khác nhau
nên việc có những điểm khác biệt trong suy nghĩ hay mâu
thuẫn là chuyện hết sức bình thường. Quan trọng là phải
biết cương (dương) – nhu (âm) đúng lúc. Khi chồng nóng
giận thì vợ phải biết kiềm chế lại và ngược lại. Có như vậy
thì cuộc sống vợ chồng mới hòa thuận và hạnh phúc được.
“Chồng giận thì vợ làm lành,
Miệng cười hớn hở rằng: Anh giận gì?” [27; tr 18]
Trong cuộc sống gia đình không thể nào tránh
được cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, bởi vì trời
có lúc mưa lúc nắng, mặt hồ thu phẳng lặng đôi lúc cũng
gợn sóng. Thỉnh thoảng vợ chồng lại có sự va chạm nhưng
phải chịu đựng để rồi mọi sự sẽ qua đi vì sau cơn mưa thì


trời lại sang. Truyện mưa nắng trong gia đình cũng có cái
hay của nó, như người Việt Nam ta thường nói: “Trời nắng
tốt dưa, trời mưa tốt lúa”.

Hôn nhân là một giai đoạn gồm nhiều bước của một
đôi trai gái và của cả hai bên gia đình. Trong thời Bắc thuộc
và thời kỳ phong kiến, hôn nhân của người Việt chịu ảnh
hưởng bởi phong tục hôn nhân của Trung Quốc nên có 6 lễ
gọi là “Lục lễ”, bao gồm: lễ nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp
chưng, thỉnh kỳ, tân nghênh. Nếu không có đầy đủ các lễ
trên thì hôn nhân không thành. Nhưng ngày nay, phần lớn
người Việt thường chỉ dùng 3 lễ: lễ giạm ngõ (lễ vấn danh),
lễ ăn hỏi (lễ nạp tệ) và lễ cưới (lễ thân nghinh).
Lễ Vấn danh là bên nhà trai mời bà mối đến xem mặt
và hỏi tên tuổi, ngày, tháng, năm, giờ sinh (tứ trụ) của cô
gái có hợp với con trai mình hay không. Người mai mối
trong hôn nhân của người Việt phải là những người có gia
đình hạnh phúc, đủ vợ đủ chồng, có uy tín, có duyên ăn nói
trong làng. Điều này thể hiện khá rõ triết lý âm dương.
Thêm nữa Thần mai mối ở Trung Quốc chỉ là một ông Tơ
Hồng, ở Việt Nam thì có ông Tơ bà Nguyệt. Có nghĩa là có
âm thì phải có dương.


Xem mặt người con gái là xem cách người con trai
chọn người con gái như thế nào. Có đoan trang, hiền thục
hay cứng cỏi, nhanh nhẹn để phù hợp với tính cách của con
trai gia đình mình hay không. Điều này cũng thể hiện rất rõ
những biểu hiện của triết lý âm dương. Theo thuyết Âm
Dương, sự vận động của âm dương đối lập nhưng không
triệt tiêu lẫn nhau, trái lại chúng cùng song song tồn tại,
cùng chuyển hóa cho nhau theo hướng vận động trên trục
cân bằng. Hôn nhân là sự phối hợp giữa hai người nam và
nữ, giữa hai cực âm - dương,... Vì vậy, hôn nhân muốn hòa

hợp là phải giải quyết được các vấn đề theo thế cân bằng.
Trong hôn nhân, khi chọn đối tượng, người nam hoặc nữ
thường chọn cho mình đối tượng phù hợp. Ví dụ, người
nam mạnh mẽ thường chọn cho mình người nữ yểu điệu,
thục nữ. Người nam yếu đuối thường chọn cho mình người
nữ cứng cỏi, hoạt bát. Đó là sự quân bình của âm dương,
đảm bảo sự cân bằng cho một mái ấm gia đình và cũng là
vận mệnh cho cuộc hôn nhân hạnh phúc hay không. Đây là
lối tư duy biện chứng hết sức logic, phù hợp cho đời sống
thường nhật. Người nam mạnh mẽ thường hoạt động xã hội
nhiều, tính khí dễ nóng nảy, việc chọn người vợ đoan trang,
hiền thục sẽ giúp đảm nhận những việc gia đình, dạy dỗ con
cái chu đáo, làm hóa giải những căng thẳng trong gia đình.


Ngược lại, người nam yếu đuối thì thường ít giao tiếp, không
lanh lợi trong công việc nên việc chọn một người vợ hoạt bát,
cứng cỏi cũng nhằm giúp đỡ người chồng trong những vấn đề
xã hội, vấn đề kinh tế cho gia đình. Vì vậy trong truyện Kiều
có một câu:
"Trǎm nǎm tính cuộc vuông tròn
Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông" [27; 39]
Theo các nhà tứ trụ học, con người sinh ra đã có vận
mệnh. Vận là vận trình, là quá trình sống. Mệnh là giờ,
ngày, tháng, năm sinh (tứ trụ). Vận và mệnh hợp với nhau
thành vận mệnh cả cuộc đời của một con người. Trong sách
Luận ngữ, Nhan Uyên viết rằng: Sống chết có mệnh, phú
quý tại trời. Thế là người ta dùng giờ, ngày, tháng, năm sinh
để đoán mệnh của con người. Và trong hôn nhân, việc xem
tuổi của cả hai người nam và nữ để đoán mệnh được người

xưa rất quan tâm. Tuy ngày nay việc quan niệm về số mệnh
có phần phai nhạt, nhưng nếu ta hiểu theo triết lý khoa học
sẽ thấy rõ được giá trị của nó.
Từ tứ trụ, con người xây dựng lên hệ đếm can, chi. Hệ
đếm can, chi lại xây dựng trên cơ sở ngũ hành, phương vị,
màu sắc,… Vì vậy mà mỗi con người được sinh ra đã được
xác định cho mình một mệnh, một hành, một phương, một


màu,… Từ mỗi sự vật, hiện tượng đó, người thầy bói có thể
lý giải được mối quan hệ về tuổi tác giữa vợ chồng thông
qua các thuật đoán số tử vi, bát trạch, ngũ hành, âm dương,
… Xem tuổi trong hôn nhân có nhiều cách như vậy, nhưng
quan trọng nhất vẫn là chú ý vào mối quan hệ tương sinh và
tương khắc. Ví dụ, người nam mệnh Hỏa gặp người nữ
mệnh Thổ thì thuộc quan hệ tương sinh vì theo quan hệ
tương sinh thì Hỏa sinh ra Thổ (lửa cháy ra tro bụi) và
người nam mệnh Hỏa gặp người nữ mệnh Thủy thì xét theo
ngũ hành thì thuộc quan hệ tương khắc vì theo quan hệ
tương khắc Hỏa khắc Thủy (nước dập tắt lửa). Thật ra, để lý
giải theo đời sống thường nhật thì ta có thể hiểu được vấn
đề như sau: Hỏa (nam) và Thổ (nữ) là tương sinh vì Hỏa so
với Thổ thì Hỏa là dương mà Thổ là âm. Mà trong hôn
nhân, dương thịnh hơn âm có nghĩa là người chồng mạnh
mẽ hơn vợ bao giờ cũng là điều tốt hơn và phù hợp với văn
hóa hôn nhân của người Việt, nơi mà vai trò của người cha,
người chồng, người anh trong gia đình phải đảm nhận
những công việc nặng nhọc, làm ra của cải cho gia đình.
Hỏa (nam) và Thủy (nữ) là tương khắc vì Hỏa so với Thủy
thì Thủy là dương mà Hỏa là âm. Trong hôn nhân, âm mà

thịnh hơn dương có nghĩa người vợ mạnh mẽ hơn người
chồng thì gia đình không hài hòa, dễ dẫn đến đỗ vỡ vì quan


niệm của người đàn ông Việt Nam thì bao giờ cũng muốn
người vợ của mình là người phụ nữ hiền hậu, đảm đang
việc nhà, chăm lo cho gia đình, ít đàn ông nào muốn vợ
mình là người của xã hội. Cách xem tuổi theo mô hình âm
dương, ngũ hành ở trên nếu được lý giải theo đời sống xã
hội như vậy, ta có thể thấy được triết lý sống của nó.
Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức
trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Lễ
vật trong lễ hỏi được biểu hiện triết lý âm dương, ngũ hành
rõ nhất. Tùy vào mỗi vùng, mỗi miền có những lễ vật khác
nhau như trầu cau, rượu, chè, bánh, nem,... Nhưng trầu cau
là thứ lễ vật không thể thiếu trong các đám cưới của người
Việt. Nó vừa là thứ sính lễ, vừa là món quà tiếp khách
“Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu được người
xưa chăm chút têm hình cánh phượng không chỉ mang tính
thẩm mỹ và thể hiện sự khéo tay, lòng hiếu khách, mà nó
còn được sắp đặt một cách đầy dụng ý, lá trầu đặt sấp,
miếng cau đặt ngửa trong khay trầu, thể hiện tín ngưỡng
phồn thực, biểu hiện rất rõ cho triết lý âm dương. Loại bánh
thường được dùng trong lễ hỏi là bánh Su Sê (đọc chệch từ
bánh Phu Thê).


Sau lễ hỏi, thì chuẩn bị chọn ngày, giờ, tháng tốt để
tiến hành lễ cưới. Ngày, giờ, tháng cưới cũng được sử dụng
thiên can, địa chi, âm dương, ngũ hành,… để xác định ngày

tốt, xấu. Sau khi xác định ngày giờ, cả hai gia đình chuẩn bị
sửa sang nhà cửa, dựng rạp để đón dâu. Cách trang hoàng
nhà cửa quan trọng nhất là bàn thờ gia tiên. Bàn thờ được
trang hoàng trang trọng với đôi đèn, một cây chạm khắc
hình Long (nam, dương) và một cây chạm khắc hình
Phượng (nữ, âm); mâm ngũ quả (ngũ hành); bình hoa,
nhang, trầm,… để cho đôi nam nữ kính cẩn nghiêng mình
khấn vái thông báo với tổ tiên họ chính thức là vợ chồng.
Đoàn đón dâu nhà trai gồm có ông bà, cha mẹ, cô chú,
cậu mợ, anh chị,… nhưng phải đủ đôi, đủ cặp và chọn một
người có tuổi còn đủ vợ chồng (âm dương đầy đủ), kiêng
người góa vợ/góa chồng (thiếu âm/dương), giỏi ăn nói, đối
đáp để làm chủ lễ, cùng một đoàn thanh niên trẻ, đẹp, chưa
lập gia đình (dương) để bưng lễ vật. Đoàn đưa dâu nhà gái
cũng tương tự, nhưng người đón lễ vật của nhà trai là các cô
gái trẻ, đẹp, chưa lập gia đình (âm).
Lễ vật cưới là theo yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên gia
đình trong lễ hỏi. Thông thường cũng bao gồm quả trầu cau,
quả rượu chè, quả bánh, quả trang sức, quả nem chả,… nhưng


×