Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Trách nhiệm của nhà quản trị đối với xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.48 KB, 14 trang )

LỚP CHUYỂN ĐỔI CAO HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ:
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI XÃ HỘI
Ngành học: Quản Trị Học
Giáo viên hướng dẫn: Võ Đăng Khoa
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Cà Mau
Tháng 7/2014



MỤC LỤC


I.PHẦN MỞ ĐẦU:
Nhận thức về “trách nhiệm xã hội của một nhà quản trị”
Thực hiện trách nhiệm của một nhà quản trị đối với xã hội là công việc bắt buộc
của một nhà quản trị hiện đại, ngày xưa các danh nghiệm còn ít các nhà quản trị ít
quan tâm đến vân đề này, tuy nhiên ngày nay nền công nghiệp thế giới bùn nổ dẫn đến
diện tích đất nông nghiệp thu hẹp người nông dân mất việc làm, lượng chất thải xả ra
môi trường ngày càng nhiều, cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn và một
phần do tập quán của người châu Á trọng nam khinh nữ truyền thống đã làm người
phụ nữ trong doanh nghiệp cũng có quyền hạn chế. Công việc này đối với các nhà
quản trị Việt Nam mới chỉ bắt đầu, song sẽ là vấn đề mang tính chất lâu dài. Do vậy,
ngay từ thời điểm này chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện
cho các nhà quản trị trong nước thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.
Trách nhiệm xã hội của một nhà quản trị được hiểu là sự cam kết của doanh nghiệp
đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất
lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, theo cách đó


có lợi cho doanh nghiệp, cũng như sự phát triển chung của xã hội. Các doanh nghiệp
muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường,
bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng
Ngày nay, trách nhiệm xã hội của một nhà quản trị bao hàm nhiều khía cạnh hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp hiện đại chỉ được xem là có trách
nhiệm xã hội khi: đảm bảo được hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối
với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá
trình sản xuất của mình, đây là một tiêu chí rất quan trọng đối với người tiêu dùng;
Phải biết quan tâm đến người lao động, người làm công cho mình không chỉ về mặt
vật chất mà còn về mặt tinh thần, buộc người lao động làm việc đến kiệt sức hoặc
không có giải pháp giúp họ tái tạo sức lao động của mình là điều hoàn toàn xa lạ với
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ, không
được phân biệt đối xử về mặt giới tính trong tuyển dụng lao động và trả lương mà phải
dựa trên sự công bằng về năng lực của mỗi người; Không được phân biệt đối xử, từ
chối hoặc trả lương thấp giữa người bình thường và người bị khiếm khuyết về mặt cơ
thể hoặc quá khứ của họ; Phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, không gây
tổn hại đến sức khoẻ người tiêu dùng, đây cũng là một tiêu chí rất quan trọng thể hiện
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng; Dành một phần lợi nhuận của
mình đóng góp cho các hoạt động trợ giúp cộng đồng.
II.TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG
1. Tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường:
4


Trước tiên, cần khẳng định rằng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng
đến môi trường. Nếu chúng ta đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn không
ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn không có bất kỳ hoạt động kinh tế nào xảy
ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại,
tàn phá môi trường, khả năng hồi phục của môi trường, sự ảnh hưởng bất lợi so với

hiệu quả đem lại…).
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gây tác động tiêu cực đến
môi trường bao gồm những tác động sau:
- Thứ nhất, hoạt động kinh doanh phát triển làm tăng nhu cầu khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên, nhiên, vật liệu
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể tạo ra
những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Bên cạnh đó, với các hệ thống dây chuyền
công nghệ cũ thì việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một
hệ quả tất yếu.
- Thứ hai, hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển cũng làm phát sinh nhiều yếu
tố ảnh hưởng tới môi trường, nhất là vấn đề chất thải. Lượng chất thải công nghiệp này
dễ gây suy thoái, ô nhiễm môi trường xung quanh như môi trường đất, môi trường
nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con người.
- Thứ ba, hoạt động kinh doanh trong hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm phát sinh
những vấn đề môi trường thông qua hoạt động nhập khẩu những sản phẩm hàng hóa
không thân thiện với môi trường vào Việt Nam, trong đó có thể là những chất thải độc
hại.
2.Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với xã hội:
Có thể nói tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam hiện nay đang làm xáo trộn
về đời sống kinh tế, gây ra nghèo đói và gia tăng nguy cơ bệnh tật cho con người.
Nhiều nhà máy, xí nghiệp xả nước thải, chất thải độc hại gây ô nhiễm mạnh giữa khu
dân cư đông đúc, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân.
Điển hình là sự cố tháng 9/2008, Công ty Vedan bị cảnh sát môi trường phát hiện
xả nước thải chui ra sông Thị Vải trong nhiều năm gây nên bức xúc trong dư luận với
hành động xả chui hơn 100.000 m 3 nước thải độc ra sông mỗi tháng. Bán kính vùng ô
nhiễm do Công ty Vedan gây ra có phạm vi 10 km dọc bờ sông Thị Vải. Nước sông tại
các vùng này bị ô nhiễm nặng nề, nước có màu đen hôi, cá chết hàng loạt. Theo báo
cáo của Viện Tài nguyên và Môi trường, gần 2.700 ha nuôi trồng thủy sản của khu vực
này bị thiệt hại. Tỉnh Đồng Nai có hơn 2.100 ha nuôi trồng thủy sản bị tàn phá bởi

nước ô nhiễm, còn TP HCM và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng bị ảnh hưởng gần 600 ha.

5


Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải
Hay gần gũi hơn là tại tỉnh Cà Mau đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi
trường, bởi sự hình thành các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhà máy chế biến
thủy hải sản trên địa bàn. Trong đó ngành Chế biến thủy sản cũng là một trong những
ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm
lượng chất ô nhiễm hữu cơ cao do tiếp nhận nguồn protein và lipit từ mực, tôm, cá…
Các chất ô nhiễm này có tải lượng lớn, khi thải vào nước sông ngòi kênh rạch sẽ gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn tiếp nhận, phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng.
Dòng sông Gành Hào chảy qua phường 8 (TP Cà Mau), kinh xáng Bạc Liêu- Cà Mau
chảy qua phường 6 (TP Cà Mau) và kinh xáng Lương Thế Trân chảy qua xã Lương
Thế Trân (Cái Nước)… bị đổi màu do các nhà máy chế biến thủy sản xả nước thải
chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt chuẩn.
Qua đó cho thấy các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể gây tác động tiêu cực
đến môi trường làm cuộc sống và sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
tác động xấu đến xã hội, làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói và bệnh tật. Ta cần phải quy định
rõ trách nhiệm của nhà quản trị đối với vấn đề bảo vệ môi trường và sức khoẻ con
người.
3.Trách nhiệm của nhà quản trị đối với vấn đề bảo vệ môi trường:
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp được thể hiện qua những chiến
lược và hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.
Đối với một số dự án, để được cấp giấy phép đầu tư, xây dựng, khai thác, chủ dự
án trước hết phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt. Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
được quy định tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP, gồm một số nhóm như: nhóm dự án về
xây dựng; nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng, nhóm dự án về giao thông; nhóm dự

6


án điện tử, viễn thông; nhóm dự án về cơ khí, luyện kim; nhóm dự án chế biến nông
sản,…
Tùy thuộc vào nội dung của dự án mà cơ quan có trách nhiệm thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường có thể là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Những dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục trên thì
có trách nhiệm cam kết bảo vệ môi trường và đăng ký bản cam kết với Ủy ban nhân
dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã.
Sau khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp phải thực hiện đúng và đầy đủ nội dung
báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường đã được phê
duyệt, xác nhận, cũng như những quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Việc thực hiện của doanh nghiệp sẽ có sự kiểm tra, thanh tra định kỳ của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Nếu phát hiện hành vi vi phạm,doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành
chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 30.000.000
đồng nếu có hành vi thực hiện không đúng và đầy đủ theo cam kết bảo vệ môi trường,
bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các hành vi phạm các quy
định về đề án bảo vệ môi trường, tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm. Ngoài ra,
một hành vi có thể vi phạm nhiều quy định,vì vậy cũng có thể bị xử phạt ở nhiều nội
dung khác nhau.
Mặc dù mục đích cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận, tuy nhiên các
doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường hơn nữa để có thể phát triển
một cách bền vững.
III.TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
1.Trách nhiệm của nhà quản trị trong bình đẳng giới:
Trong tuyển dụng, phụ nữ thường thua thiệt hơn so với nam giới vì chức năng

thiên bẩm của họ là làm vợ, làm mẹ, phải nghỉ nuôi con, không đi công tác xa hoặc đi
qua đêm trong thời gian con còn nhỏ, luôn phải nghỉ việc và chăm con. Đây cũng là lý
do mà phụ nữ ít có điều kiện để nâng cao nhận thức văn hoá, ngoại ngữ, tay nghề.....
Mặt khác cũng phải thấy công lao to lớn của phụ nữ trong các ngành may mặc, da
giầy, làm hàng xuất khẩu, sản xuất lương thực, đưa kim ngạch xuất khẩu hàng may
mặc, hàng thuỷ sản và lương thực Việt Nam vào hàng các nước có vị thế trên thế giới.
Để bình đẳng giới được thực hiện tốt trong các doanh nghiệp cần có các giải pháp
cụ thể để đưa luật pháp vào cuộc sống, thành hiện thực:
Với phụ nữ: Phải thực sự chủ động, vươn lên trong học tập, rèn luyện, có tri thức,
hiểu tâm lý tình cảm của nam giới, có phương pháp thuyết phục nam giới trong công
7


tác và cuộc sống; chủ động tham gia đề xuất các chính sách, quy định trong nội quy
quy chế, thoả ước lao động tập thể của doanh nghiệp để bảo đảm thực hiện bình đẳng
giới.
Thực hiện bình đẳng giới là sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp đối với hiện
thực hoá các quyền con người và ngày càng trở nên phù hợp với doanh nghiệp trong
hội nhập quốc tế và thị trường toàn cầu hoá khi sự tôn trọng bình đẳng giới và tính
minh bạch đối với những yếu tố xã hội, môi trường và kinh tế đã được ghi nhận rộng
rãi như là những yếu tố quan trọng của các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
Để bình đẳng giới được thực hiện thiết thực trong doanh nghiệp thì nhà quản trị
Doanh nghiệp ký cam kết ủng hộ đối với các nguyên tắc, biện pháp tạo điều kiện cho
phụ nữ và đi tiên phong trong việc thực hiện các nhiệm vụ bình đẳng giới như:
- Không phân biệt tuyển dụng nam, nữ.
- Không phân biệt tiền lương, thu nhập, tiền thưởng nam nữ.
- Không phân biệt đối xử trong lao động
- Tạo điều kiện cho phụ nữ học tập, nuôi con (như trả trợ cấp nuôi con nhỏ, hỗ trợ
tiền nhà trẻ hoặc xây dựng nhà giữ trẻ cho CNLĐ), tạo điều kiện cho phụ nữ chăm sóc
con cái và y tế, chữa bệnh, gặp hoàn cảnh khó khăn....

- Tạo điều kiện để nam giới nghỉ trông con khi phụ nữ đã nghỉ quá ngày hoặc vì lý
do sức khoẻ...
Đưa vào thoả ước lao động tập thể những quy định tạo điều kiện cho phụ nữ, ưu
tiên cho phụ nữ, trở thành văn bản pháp lý của doanh nghiệp.
2.Trách nhiệm của nhà quản trị trong an toàn lao động:
- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh
lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian,
độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ,
điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được
định kỳ kiểm tra đo lường.
- Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng,
kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây
nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị,
nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có
bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy,
dễ đọc;
- Trong trường hợp nơi làm việc, máy thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc
8


phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó
cho tới khi nguy cơ được khắc phục;
- Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải đuợc
người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động
thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu
chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật;

- Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu
chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo
cho người lao động về những quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh và những khả năng
tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động;
- Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ
làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử
trùng, vệ sinh cá nhân;
- Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động
theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ
khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội bắt
buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang
với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.
3.Trách nhiệm của nhà quản trị trong đào tạo nguồn nhân lực
Để hội nhập với khu vực và thế giới, việc trang bị kiến thức cho đội ngũ lao động ở
nước ta là rất cần thiết và cấp bách. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học
kỹ thuật, trình độ của người lao động chưa theo kịp với sự thay đổi của công nghệ.
Cách duy nhất để nâng cao trình độ cho người lao động chính là đào tạo và phát triển
kỹ năng làm việc cho họ. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta luôn coi trọng việc đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực. Trước đây, người ta chỉ chú trọng đầu tư máy móc,
hiện đại hoá công nghệ. Hiện nay, người ta đã nhận thấy những kiến thức do chất
lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với trình độ phát triển. Vì vậy các doanh
nghiệp tập trung hướng vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Quá trình đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực đem lại lợi ích lâu dài cho người lao động, doanh
nghiệp và xã hội. Trong quá trình đào tạo, mỗi người sẽ được bù đắp những thiếu hụt
trong học vấn, được truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh
vực chuyên môn, được cập nhật hoá kiến thức mới và mở rộng tầm hiểu biết để không
những có thể hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể thích ứng với những
biến đổi của môi trường xung quanh. Thực tế đã chứng minh, một doanh nghiệp phát

triển tốt, ổn định, trước hết phải có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao. Việc
quan tâm đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những điều kiện để
doanh nghiệp ổn định và phát triển.
9


4.Trách nhiệm của nhà quản trị trong an sinh xã hội
An sinh xã hội là một nội dung quan trọng và tất yếu trong trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp, có khả năng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế,
đồng thời không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì khi
doanh nghiệp thực hiện tốt an sinh xã hội sẽ góp phần tăng năng suất lao động, hiệu
quả và lợi nhuận, nâng cao tính cạnh tranh, tăng năng suất, thúc đẩy sự phát triển bền
vững. Hơn nữa, nó còn có vai trò quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện ngày
càng cao các tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế về điều kiện lao động, hỗ trợ cộng
đồng… Đối với người lao động, doanh nghiệp quan tâm đến thực hiện an sinh xã hội
tức là họ sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi, nhân phẩm, đảm bảo việc làm và tăng thu
nhập, giúp người lao động nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ…Và do
đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra được một đội ngũ người lao động gắn bó, yêu thích công
việc, tự hào về công ty và làm việc hết mình vì lợi ích chung.
Điển hình như Ngân hàng VietinBank, với triết lý kinh doanh “Đoàn kết, hợp tác,
chia sẻ và trách nhiệm xã hội” và cũng xuất phát từ cái tâm của những người làm kinh
doanh, VietinBank luôn quan niệm an sinh xã hội là một nhiệm vụ quan trọng bên
cạnh việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh. Vì vậy, trong những năm qua,
VietinBank luôn là đơn vị đi đầu, dẫn đầu trong việc thực hiện công tác an sinh xã hội
tại khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước. Tại các vùng xa xôi, hải đảo của Tổ quốc như
Quần đảo Trường Sa cũng có dấu chân của VietinBank.
Tại đây, VietinBank đã tài trợ xây dựng nhà văn hóa, trạm thu phát sóng FM, xây
dựng bể nước ngọt, tủ cấp đông… Hệ thống 20.000 cán bộ nhân viên cũng tích cực
phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, thực hiện công tác an sinh xã hội bằng
các việc làm thiết thực như trong đợt mưa lũ trung tuần tháng 11/2013, VietinBank đã

khẩn trương vận mua và vận chuyển 4.000 tấn gạo để ủng hộ 3 tỉnh bị thiệt hại nặng
nề nhất là Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam. Đến nay, tổng số tiền VietinBank
dành cho công tác an sinh xã hội là trên 4.500 tỷ đồng.
IV.TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
ĐẤT NƯỚC:
1.Vai trò
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo
ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp
đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy
động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục
hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
10


Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được 103,7 nghìn tỷ đồng,
chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD
cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001 khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng,
chiếm 53,2% tổng GDP, gấp 2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước
chiếm 30,6% tổng GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%. :
Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của
nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ
cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố
đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh
tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá các vấn đề xã hội, thực tế đó đã

được phản ảnh qua kết quả hoạt động của DN sẽ được phân tích ở phần sau.
2.Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh
Sau khi các luật về đăng ký kinh doanh được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh
nghiệp Nhà nước, Luật Ðầu tư trực tiếp của nước ngoài, Luật Hợp tác xã và đặc biệt là
Luật Doanh nghiệp đã đi vào cuộc sống, hoạt động trong khu vực doanh nghiệp có
nhiều thay đổi, môi trường thông thoáng hơn, sản xuất kinh doanh sôi động hơn, vai
trò của doanh nghiệp được ghi nhận và có nhiều tiến bộ, nhất là trong các ngành công
nghiệp, thương mại, vận tải.
Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây đã đưa lại những kết
quả quan trọng sau:
*Ưu điểm của doanh nghiệp:
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động
Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp tăng nhanh đã giải quyết được nhiều
việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Tại thời điểm 01/01/2000 khu vực
doanh nghiệp đã thu hút 3,194 triệu lao động, đến 01/01/2002 là 3,933 triệu lao động
và 01/01/2003 là 4,658 triệu lao động. Như vậy trong 3 năm từ 2000 - 2002, khu vực
doanh nghiệp đã thu hút thêm 1,464 triệu lao động, nếu kể cả số tuyển dụng để thay
thế trên 650 nghìn giảm do các nguyên nhân, thì số lao động mà khu vực doanh nghiệp
tuyển vào trong 3 năm là trên 2,1 triệu lao động, bình quân mỗi năm gần 700 nghìn lao
động, là con số đáng kể trong yêu cầu tạo ra việc làm mới cho toàn xã hội.

11


Lao động ở khu vực doanh nghiệp có thu nhập cao hơn nhiều so với khu vực cá thể
và hộ gia đình, năm 2002 thu nhập bình quân tháng của một lao động gần 1,25 triệu
đồng (tăng 18,5% so với năm 2000). Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2002
của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt cao nhất, gần 1,9 triệu đồng,
tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà nước gần 1,31 triệu đồng và thấp nhất là khu
vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh 0,92 triệu đồng. Tuy có mức thu nhập bình quân

thấp nhất, nhưng doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại là khu vực đang thu hút nhiều lao
động mới và có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong ba khu vực (năm 2002 tăng
24,3% so với năm 2000). Lao động hiện đang làm việc trong khối doanh nghiệp năm
2000 chiếm 11,3% tổng số lao động toàn xã hội hiện đang tham gia làm việc và tăng
lên 13% trong năm 2001, dự kiến khoảng 16% năm 2003. Tuy chiếm tỷ trọng không
cao trong tổng lao động toàn xã hội, nhưng lao động của khu vực doanh nghiệp lại là
lực lượng chủ yếu tạo ra nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và đóng góp lớn cho tăng
trưởng GDP. Thu nhập cao và tăng nhanh của lao động khối doanh nghiệp góp phần
cải thiện và nâng cao mức sống chung của toàn xã hội và tham gia vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp.
-Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao
và ổn định của nền kinh tế những năm qua
Năm 2002 tổng doanh thu thuần của khối doanh nghiệp đạt 1212 nghìn tỷ đồng,
gấp 4,8 lần năm 1994 và gấp 1,5 lần năm 2000, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà
nước chiếm 51,3%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 30,1%, khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài chiếm 18,7%. Ngành có doanh thu lớn nhất là thương nghiệp 515,0 nghìn
tỷ đồng, chiếm 42,5%, gấp 4,3 lần năm 1994 và gấp 1,49 lần năm 2000. Ngành công
nghiệp chế biến đạt 374,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,9%, gấp 5,6 lần năm 1994 và gấp
1,52 lần năm 2000; ngành xây dựng đạt 86,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,2%, gấp 6 lần
năm 1994 và gấp 1,86 lần năm 2000,...
Doanh nghiệp phát triển nhanh những năm gần đây đã làm cho tỷ trọng đóng góp
của khu vực này vào GDP tăng nhanh, năm 1995 chiếm 45,31%, năm 2001 là 53,13%
và dự kiến năm 2003 khoảng 56%.
Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng
hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, thay thế được nhiều mặt
hàng phải nhập khẩu, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao mức tiêu dùng trong
nước và tăng xuất khẩu, đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển
những năm qua.
-Doanh nghiệp phát triển tác động đến chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế quốc
dân và trong nội bộ mỗi ngành

Trước năm 2000, doanh nghiệp phát triển chủ yếu trong ngành công nghiệp với vai
trò quyết định là doanh nghiệp nhà nước, các ngành khác hoạt động của cá thể, hộ gia
đình là chính, chiếm từ 85-95% sản lượng toàn ngành (như nông, lâm nghiệp, thuỷ
12


sản, thương mại...). Ðến năm 2002, hoạt động của loại hình doanh nghiệp có mặt ở hầu
hết các ngành sản xuất kinh doanh; Trong đó, doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp
chiếm trên 90% giá trị sản xuất toàn ngành, thương mại, khách sạn nhà hàng chiếm từ
20-30%, xây dựng, vận tải trên 60%, hoạt động tài chính ngân hàng chiếm 95-98%,...
Một số ngành như hoạt động khoa học và công nghệ, văn hoá, thể thao, cứu trợ xã hội,
hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng, cũng xuất hiện trên 500 doanh nghiệp kinh
doanh trong các lĩnh vực này với số vốn gần 7500 tỷ đồng, nộp ngân sách 206 tỷ đồng.
Doanh nghiệp phát triển nhanh trong tất cả các ngành và ở khắp các địa phương đã
tạo ra cơ hội phân công lại lao động giữa các khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản và
sản xuất kinh doanh nhỏ của hộ gia đình là khu vực lao động có năng suất thấp, thu
nhập không cao, chiếm số đông, thiếu việc làm sang khu vực doanh nghiệp, nhất là
công nghiệp và dịch vụ có năng suất cao và thu nhập khá hơn. Thực tế 3 năm từ 2000 2002 mỗi năm có 700 nghìn lao động được tuyển dụng vào khu vực doanh nghiệp,
chiếm khoảng 50% lao động được giải quyết có việc làm hàng năm, đây chính là giải
pháp tích cực nhất để thực hiện chuyển dịch lao động nông nghiệp từ gần 70% hiện
nay xuống còn 56 - 57% vào cuối năm 2005.
-Phát triển doanh nghiệp tác động đến giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội
Những năm gần đây, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ do khối doanh nghiệp tạo ra
ngày càng phong phú, đa dạng về chủng loại mặt hàng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ
được nâng lên, do đó đã giải quyết cơ bản nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ ngày
càng cao của toàn xã hội, góp phần nâng cao mức sống vật chất của dân cư và tăng
nhanh lượng hàng hoá xuất khẩu. Nhiều sản phẩm trước đây thường phải nhập khẩu
cho tiêu dùng thì nay đã được các doanh nghiệp sản xuất thay thế và được người tiêu
dùng trong nước tín nhiệm như: Ô tô, xe máy, phương tiện vận tải, các mặt hàng đồ
điện, điện tử, may mặc, thực phẩm, đồ uống, hoá mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, sản

phẩm phục vụ xây dựng,...
3.Ngoài những vấn đề trên doanh nghiệp cần:
- Doanh nghiệp cần phải nộp thuế, kê khai thuế, đăng ký thuế và thực hiện các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm tàn phá môi trường, bảo vệ di tích lịch sử,
văn hoá và danh lam thắng cảnh.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
- Tạo việc làm cho người khuyết tật vì theo tổng cục thống kê 2009 Việt Nam có
khoảng 5,3 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% dân số.
- Cần thực hiện gói kích cầu để chống suy giảm nền kt , để giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, góp phần ngăn chặn tình trạng suy giảm nền kinh tế và đảm
bảo an sinh xã hội.
13


V.PHẦN KẾT LUẬN
- Một nhà quản trị hiện đại cần tuân thủ nguyên tắc xây dựng một doanh nghiệp
mang tính phát triển bền vững theo hướng lợi ích của doanh nghiệp gắn liền lợi ích của
cộng đồng.
- Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam là sự cần thiết
khách quan trong quá trình hội nhập; tuy nhiên trên thực tế nhiều khi sự nhận thức và
vận dụng rất khác nhau. Bởi vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội của mình cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau:
+ Một là, cần khẳng định rằng các bộ quy tắc ứng xử không thể thay thế và đứng
trên luật quốc gia. Phần lớn các nội dung của bộ quy tắc ứng xử dựa trên các công ước
là thông lệ quốc tế và luật quốc gia.
+ Hai là, việc thực hiện các bộ quy tắc ứng xử là tự nguyện, hoàn toàn không mang
tính bắt buộc.
+ Ba là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các bộ quy tắc

ứng xử được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản
phẩm của mình.
+ Bốn là, việc thực hiện các quy định thể hiện trách nhiệm xã hội trong các bộ quy
tắc ứng xử là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực
hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của doanh
nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện.
+ Năm là, nếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và bộ quy tắc ứng xử được
hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện trách
nhiệm xã hội chính là một việc làm mà các bên đều có lợi
-Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc không
thể bỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho doanh nghiệp, vừa lợi ích cho xã
hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ
thực hiện tốt hơn Luật pháp Lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong
xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.

14



×