Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Cơ cẳng chân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.13 KB, 18 trang )

Cơ cẳng chân


GIỚI HẠN VÀ PHÂN CHIA

Giới hạn:



Ở phía trên bởi đường vòng qua dưới lồi củ chày.



Ở phía dưới bởi đường vòng qua hai mắt cá.

Phân chia:



Màng gian cốt cẳng chân.



Vách gian cơ trước



Vách gian cơ sau cẳng chân




Cẳng chân trước: khu cơ trước và ngoài Cẳng chân sau: khu
sau


VÙNG CẲNG CHÂN TRưỚC: LỚP
NÔNG



Mạc nông: liên tiếp với mạc đùi,



Phía trong bám sát mặt trong xương chày



Phía ngoài dính với vách gian cơ trước và sau


VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC: LỚP
SÂU

CƠ KHU TRƯỚC



3 hoặc 4 cơ




Động tác: duỗi bàn – ngón chân, nghiêng trong,
nghiêng ngoài bàn chân



Tất cả các cơ khi qua cổ chân đều được giữ bởi mạc
giữ gân duỗi trên và dưới


VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC: LỚP
SÂU

CƠ KHU TRƯỚC
Cơ chày trước:



Nguyên ủy: LC ngoài xương chày, 2/3 trên ngoài,
màng gian cốt, mạc nông cẳng chân.



Bám tận: xương chêm trong, nền xương đốt bàn I.



Động tác: duỗi và nghiêng trong bàn chân.



VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC: LỚP
SÂU

CƠ KHU TRƯỚC
Cơ duỗi ngón cái dài:



Nguyên ủy: 1/3 giữa mặt trong xương mác và màng
gian cốt



Bám tận: chạy dọc theo cạnh ngoài cơ chày trước
đến nền đốt xa ngón cái.



Động tác: duỗi bàn chân, duỗi ngón cái


VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC: LỚP
SÂU

CƠ KHU TRƯỚC
Cơ duỗi các ngón chân dài:





Nguyên ủy: LC ngoài xương chày, ¾ trên mặt trong
xương mác, màng gian cốt, vách gian cơ trước và
mạc nông.
Bám tận: 4 gân, mỗi gân chia làm 3 trẽ:
○ Trước: nền đốt giữa
○ Hai trẽ bên: nền đốt xa.



Động tác: duỗi bàn chân, duỗi ngón chân II, III, IV và
V, nghiêng ngoài bàn chân.


VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC: LỚP
SÂU

CƠ KHU TRƯỚC
Cơ mác ba:



Nguyên ủy: 1/3 dưới mặt trong xương mác, màng
gian cốt, vách gian cơ trước.



Bám tận: nền xương đốt bàn chân V.




Động tác: duỗi bàn chân, nghiêng ngoài bàn chân


VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC: LỚP
SÂU

CƠ KHU NGOÀI
Cơ mác dài:



Nguyên ủy:

○ Trước: chỏm xương mác
○ Sau: mặt ngoài xương mác và vách gian cơ sau.



Đường đi và bám tận:

○ Sau mắt cá ngoài, dưới mạc giữ các cơ mác trên và
mác dưới đến rãnh gân cơ mác dài của xương gót và
xương hộp.
○ Bám tận vào xương chêm trong và nền xương đốt
bàn I.



Động tác: gấp và nghiêng ngoài bàn chân, giữ vững
vòm gan chân.



VÙNG CẲNG CHÂN TRƯỚC: LỚP
SÂU

CƠ KHU NGOÀI
Cơ mác ngắn:



Nguyên ủy: 2/3 dưới mặt ngoài xương mác, vách
gian cơ trước và sau. Đường đi và bám tận:

○ Sau mắt cá ngoài, dưới mạc giữ cơ mác trên và mác
dưới, trước gân cơ mác dài đến
○ Bám tận: nền xương đốt bàn V.



Động tác: gấp bàn chân.


VÙNG CẲNG CHÂN SAU:



Lớp nông:

+ Cơ tam đầu cẳng chân
+ Cơ gan chân.




Lớp sâu:

+Cơ khoeo
+Cơ gấp ngón cái dài
+Cơ chày sau
+Cơ gấp các ngón chân dài.


VÙNG CẲNG CHÂN SAU:



Lớp nông:

+ Cơ tam đầu cẳng chân
+ Cơ gan chân.



Lớp sâu:

+Cơ khoeo
+Cơ gấp ngón cái dài
+Cơ chày sau
+Cơ gấp các ngón chân dài.



VÙNG CẲNG CHÂN SAU:




Cơ tam đầu cẳng chân:
Cơ bụng chân: ○

Nguyên ủy: hai đầu cơ bụng chân bám vào hai LC và
quanh 2 LC xương chày
Bám tận: thớ cơ của hai đầu chụm lại thành tam giác
dưới hố khoeo rồi dính với gân cơ dép thành gân gót.



Cơ dép:

Nguyên ủy: chỏm xương mác, đường cơ dép, cung gân
cơ dép.
Bám tận: hợp với gân cơ bụng chân thành gân gót hay
gân Achillis. Gân gót là một gân dày khỏe đến bám vào
mặt sau xương gót.
Động tác: gấp cẳng chân, bàn chân


VÙNG CẲNG CHÂN SAU:



Cơ gan chân:




Thường rất mảnh, có thể không có. Đi từ mép dưới
ngoài đường ráp xương đùi cùng với đầu ngoài cơ
bụng chân



Tận cùng bằng một gân đi dọc theo cạnh trong gân
gót để bám vào xương gót.



Động tác: gập bàn chân nhưng rất yếu


VÙNG CẲNG CHÂN SAU:

Cơ khoeo



Nguyên ủy: LC ngoài xương đùi.



Bám tận: cơ tỏa thành hình tam giác bám ở trên
đường cơ dép xương chày.




Động tác: gấp và xoay trong cẳng chân.


VÙNG CẲNG CHÂN SAU:

Cơ gấp ngón cái dài:



Nguyên ủy: 2/3 dưới mặt sau xương mác, màng
gian cốt và vách gian cơ sau.



Đường đi và bám tận: ngoài cơ chày sau và cơ gấp
các ngón chân dài, sau đó đi chéo vào trong và tận
cùng bằng một gân đi dưới mạc giữ gân gấp đến
rãnh gân gấp ngón cái dài của xương sên và xương
gót để xuống gan chân. Ở gan chân, gân bắt chéo
dưới gân cơ gấp các ngón chân dài và đi giữa hai
đầu cơ gấp ngón cái ngắn, và đến bám vào đốt xa
ngón cái.



Động tác: gấp ngón cái, gấp bàn chân và nghiêng
trong bàn chân.



VÙNG CẲNG CHÂN SAU:

Cơ gấp các ngón chân dài:



Nguyên ủy: mép dưới đường cơ dép, nửa trong của
1/3 giữa mặt sau xương chày và vách xơ ngăn cách
cơ này với cơ chày sau.



Đường đi và bám tận: lúc đầu cơ ở phía trong cơ
chày sau rồi trở thành gân bắt chéo phía sau gân cơ
chày sau ở 1/3 dưới cẳng chân. Tới cổ chân, đi ở
phía sau mắt cá trong để vào gan chân rồi lại bắt
chéo gân cơ gấp ngón cái dài để tỏa thành 4 gân
bám vào nền các đốt ngón chân xa trừ ngón cái. Một
gân chọc qua gân gấp các ngón ngắn nên được gọi
là gân xuyên. Vì cơ gấp các ngón chân dài chạy
chếch từ trong ra ngoài ở gan chân nên có cơ vuông
gan chân đến tăng cường bám vào cạnh ngoài của
gân để lập lại trục động tác cho cơ dọc theo bàn
chân.



Động tác: gấp các ngón chân trừ ngón cái, gấp và
xoay bàn chân vào trong. Còn có tác dụng giữ vòm

gan chân.


VÙNG CẲNG CHÂN SAU:

Cơ chày sau:



Nguyên ủy: bám vào xương chày ở 1/3 giữa mặt sau,
xương mác ở mặt sau và màng gian cốt.



Đường đi và bám tận: cơ chạy chéo vào trong, bắt
chéo cơ gấp các ngón chân dài rồi đi ra sau mắt cá
trong dưới mạc giữa các gân gấp. Ở mắt cá trong,
cơ chày sau đi trước gân gấp các ngón chân dài và
gấp ngón cái dài. Ở gan chân, cơ được cơ dạng ngón
cái che phủ và đến bám tận ở củ xương ghe, các
xương chêm trong, giữa, ngoài và nền xương đốt
bàn các ngón II, III, IV .



Động tác: gấp và nghiêng trong bàn chân.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×