Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM TIẾN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.12 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG
CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM TIẾN HÀNH
2.1. Kiểm kê
Phương pháp kiểm kê giúp KTV thu thập được bằng chứng có độ tin cậy
cao. Tuy nhiên kiểm toán viên chưa vận dụng được hết những ưu điểm của phương
pháp này. Công cuộc kiểm kê rất tốn kém và yêu cầu trình độ hiểu biết về chuyên
môn. Ví dụ như kiểm kê số lượng than còn tồn kho chưa khai thác được kiểm toán
viên phải thuê chuyên gia thực hiện. Thông thường kiểm toán viên sẽ tham gia vào
cuộc kiểm kê của đơn vị vào thời điểm 31/12 hàng năm. Tuy nhiên việc tham gia
này còn ít bởi vì thời gian diễn ra cuộc kiểm toán và thời gian kiểm kê không trùng
nhau, các hợp đồng kiểm toán thường được ký vào đầu năm sau trong khi đó công
việc kiểm kê đã diễn ra rồi. Quỹ thời gian của cuộc kiểm toán ngắn, thông thường
là một tuần khiến kiểm toán viên không thể đưa ra các phương pháp kiểm kê hữu
hiệu nhất đối với tất cả hàng tồn kho của đơn vị. Bên cạnh đó công ty kiểm toán
thường rất bận rộn vào mùa kiểm toán vì thế có thể không tránh khỏi việc thiếu
nhân lực cho công việc kiểm kê hàng tồn kho của đơn vị được kiểm toán.
2.2. Lấy xác nhận
Phương pháp được sử dụng phổ biến do nó cung cấp bằng chứng có độ tin
cậy cao. Phương pháp xác nhận dạng khẳng định cung cấp bằng chứng có độ tin
cậy cao hơn phương pháp xác nhận dạng phủ định, nhưng nó lại có chi phí cao hơn
rất nhiều. Vì vậy trên thực tế các công ty kiểm toán thường phối hợp giữa hai dạng
thư xác nhận. Công ty kiểm toán gửi thư xác nhận dạng khẳng định đối với các
khoản mục quan trọng, có số dư lớn,rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh
giá là cao, ảnh hưởng nhiều đến các khoản mục khác. Còn các khoản phải thu có số
tiền nhỏ, khả năng xảy ra sai sót được đánh giá thấp, không ảnh hưởng trọng yếu
thì gửi thư xác nhận dạng phủ định. Ví dụ khi tài khoản Nợ phải thu khách hàng
gồm một số ít các khách hàng với số dư khá lớn và rất nhiều khách hàng có số dư
tương đối nhỏ, khi đó công ty kiểm toán sẽ gửi thư xác nhận dạng khẳng định cho
các khách hàng có số dư lớn và chọn mẫu một số khách hàng có số dư nhỏ để gửi
thư xác nhận dạng phủ định.


Khi có sự chênh lệch giữa thư xác nhận của khách hàng với số liệu của đơn
vị được kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đề nghị đơn vị giải thích, hoặc đề xuất cách
giải quyết. Nếu đơn vị không giải trình được sự chênh lệch trên, số dư đã được nêu
là không chính xác và không phản ánh đúng số hiện hành kiểm toán viên lập bảng
chỉnh hợp giữa số liệu trên các sổ chi tiết có liên quan với bảng kê chi tiết do khách
hàng gửi để xác định lại số thực tế.
Khi các thư xác nhận không được trả lời thông thường kiểm toán viên tiếp
tục gửi thư lần thứ hai, thứ ba. Sau cùng nếu vẫn không nhận được thư trả lời kiểm
toán có thể sử dụng các kỹ thuật khác như gửi fax, điện tín, điện thoại, sử dụng các
thủ tục kiểm tra thay thế kiểm tra các tài liệu liên quan: các hợp đồng, đơn đặt
hàng, phiếu nhập kho,…
Ngoài ra trên thực tế vẫn tồn tại trường hợp cuộc kiểm toán diễn ra trong
ngắn hạn, đến khi cuộc kiểm toán kết thúc vẫn chưa nhận được thư phúc đáp của
bên được xác nhận.
2.3. Xác minh tài liệu
Phương pháp này thường được sử dụng rộng rãi trong các cuộc kiểm toán vì
việc thu thập bằng chứng thuận tiện, dễ dàng vì chúng thường có sẵn trong đơn vị
và chi phí để thu thập cũng thấp hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên tình trạng
sửa chữa tài liệu, làm giả tài liệu vẫn còn tồn tại khiến cho độ tin cậy của bằng
chứng thu thập từ phương pháp này giảm đáng kể.
2.4. Quan sát
Phương pháp quan sát trên thực tế thường được kiểm toán viên áp dụng từ
khâu bắt đầu tiếp xúc làm quen với đơn vị được kiểm toán. Khi bắt đầu cuộc kiểm
toán, kiểm toán viên sẽ có cuộc gặp với ban giám đốc đơn vị để thu thập giải trình
của nhà quản lý qua đó kiểm toán viên sẽ quan sát được thái độ tư cách của ban
quản lý công ty từ đó có những nhận xét khái quát. Kiểm toán viên cũng thực hiện
quan sát quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên, các công đoạn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp để nắm được môi trường hoạt động và tình trạng
hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch, kiểm toán viên sử dụng phương pháp

quan sát để kiểm tra việc sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất có lãng phí hay hiệu
quả, việc bảo quản máy móc, thiết bị có đúng theo yêu cầu quy định, có được sử
dụng đúng mục đích hay không, quan sát việc thực hiện các chế độ an toàn lao
động, bảo quản hàng hoá trong kho,…Kiểm toán viên sẽ ghi chép lại các kết quả
quan sát được để kiểm định với đơn vị những vấn đề, nội dung cần sửa chữa, khắc
phục hay những ưu điểm cần phát huy. Nếu đơn vị chấp nhận các kết quả của kiểm
toán viên thì kiểm toán viên có thể sử dụng các kết quả trên làm bằng chứng đáng
tin cậy, còn nếu không được chấp nhận thì kiểm toán viên cần có biện pháp kết hợp
các thủ tục kiểm tra khác để đưa ra kết luận của mình.
2.5. Phỏng vấn
Trong thực tiễn nhiều hãng kiểm toán đã xây dựng hệ thống bảng câu hỏi
gồm hàng trăm câu hỏi mẫu để kiểm toán viên có thể lựa chọn sử dụng một cách
thuận lợi và có hiệu quả trong từng ngữ cảnh phỏng vấn cụ thể. Khi thực hiện
phỏng vấn các kiểm toán viên luôn đảm bảo nguyên tắc một câu hỏi ít nhất phải
phỏng vấn từ hai người trở lên để tăng độ tin cậy của câu trả lời. Khi có sự mâu
thuẫn giữa nội dung thu được của những người trả lời, kiểm toán viên sẽ mở rộng
phạm vi phỏng vấn, đảm bảo độ tin cậy cao cho bằng chứng thu được.
2.6. Tính toán lại
Kỹ thuật tính toán lại thường ít được kiểm toán viên áp dụng vì kỹ thuật
này rất tốn kém thời gian và chi phí kiểm toán. Thông thường khi nhận thấy có
sự biến động lớn về số lượng giữa năm kiểm toán với các năm trước, hoặc nhận
thấy sự yếu kém về trình độ của kế toán thì kiểm toán viên mới áp dụng kỹ thuật
này.
2.7. Phân tích
Phương pháp phân tích yêu cầu kiểm toán viên có trình độ chuyên môn cao,
năng lực phán đoán tốt nhưng đem lại bằng chứng có độ tin cậy cao, vì vậy các
công ty có uy tín thường sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên phương pháp này
chưa trở thành một công cụ thực sự hữu hiệu đối với các công ty kiểm toán. Hơn
nữa quá trình phân tích này có khi lại không được thể hiện trên giấy tờ làm việc
của kiểm toán viên

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN
Việc áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán hiện nay
vẫn còn nhiều hạn chế và chưa tận dụng được hết các ưu điểm của chúng. Dưới
đây là một số kiến nghị của em nhằm giúp khắc phục một số hạn chế trong việc
áp dụng các phương pháp này và áp dụng có hiệu quả hơn vào các cuộc kiểm
toán
3.1. Kiểm kê vật chất
Theo thực trạng ở trên, kiểm toán viên có thể khắc phục bằng cách:
- Công ty kiểm toán nên đẩy nhanh việc ký kết hợp đồng đối với khách hàng
trước khi kết thúc năm tài chính để có thể thúc đẩy luôn việc tham gia kiểm kê
vật chất với đơn vị vào thời điểm cuối năm. Đối với khách hàng thường xuyên
của công ty thì nên thường xuyên liên hệ với khách hàng để có thể tham gia vào
các cuộc kiểm kê trong năm của doanh nghiệp, giảm đáng kể được chi phí kiểm
toán.
- Kiểm toán viên nên nghiên cứu kỹ lưỡng các phương pháp kiểm kê thích hợp
với từng loại tài sản. Với mỗi loại tài sản kho kiểm toán viên cần nắm rõ được
những đặc điểm riêng biệt để quá trình kiểm kê có thể diễn ra nhanh chóng.
Trong trường hợp sử dụng ý kiến chuyên gia kiểm toán viên nên lựa chọn
chuyên gia có trình độ chuyên môn cao để có thể đưa ra những kết luận đáng tin
cậy.
- Công ty kiểm toán cần có kế hoạch sắp xếp nhân sự để tránh tình trạng thiếu nhân
lực cho các cuộc kiểm kê tại đơn vị được kiểm toán

×