Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Làng cổ Miệt Vườn và vườn cò Bằng Lăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.12 KB, 5 trang )

Làng cổ Miệt Vườn
Làng cổ Long Tuyền ở tây nam TP Cần Thơ là nơi "đất
lành", nhiều nhà văn hóa có tiếng đất Nam Bộ đã sinh ra ở
đây. Ngày nay, Long Tuyền thu hút du khách nhờ vẻ đẹp
của những ngôi nhà cổ cùng vườn cây trái xum xuê.
Làng cổ Long Tuyền nằm ở phía tây nam vàm sông Cần
Thơ, nay gồm các phường Bình Thủy, An Thới cùng hai
xã Long Tuyền, Long Hòa thuộc thành phố Cần Thơ. Qua
quá trình vận động phát triển hàng trăm năm, Long Tuyền
cổ kính còn có vinh dự góp phần tạo nên thành phố trung
tâm cả vùng châu thổ Nam Bộ hôm nay.
Ðã đến Cần Thơ, du khách thường tìm đến Long Tuyền
bởi nơi đây ngoài cảnh sông nước hữu tình, còn có đến sáu
di tích cấp quốc gia, chiếm gần một phần ba số di tích
quốc gia cả tỉnh Cần Thơ. Ðình Bình Thủy, tức Long
Tuyền cổ miếu, được dựng lên từ thuở "khai sinh lập địa"
(1844) có quy mô diện tích vào loại lớn (trên 4.000 m2)
trong các đình làng Cần Thơ, phản ánh phần nào tầm vóc
của làng cổ Long Tuyền. Tiềm ẩn dưới mái đình này
không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng
cổ Nam Bộ mà còn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa
của văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn Cần Thơ.
Hằng năm, vào dịp lễ Kỳ Yên (thượng điền: 12, 13, 14
tháng 4 âm lịch; hạ điền: 14, 15 tháng chạp) đều có lễ rước
sắc thần; không khí náo nhiệt vui tươi của hội làng với
nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát Tiều. Ðây là một lễ
hội văn hóa thu hút hàng nghìn dân chúng khắp nơi, mang
đậm tính chất nền văn minh lúa nước (cầu cho quốc thái
dân an, mưa thuận gió hòa, gia đạo an khang).
Cần Thơ có nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ gìn giữ di tích.
Ðình Bình Thủy đang được trùng tu với kinh phí trên 1 tỷ


đồng; chùa Nam Nhã cũng được sửa sang thoáng đãng
sạch sẽ hơn; làm đường vô Hội Linh cổ tự; dự án tu bổ
vườn lan, nhà cổ Bình Thủy...
Phong khí văn hóa Long Tuyền là sự hòa quyện của đất,
nước và con người nơi đây; là sự nở hoa của quá khứ trong
lòng hiện tại; là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện
đại. Long Tuyền tuy tiếp xúc với nhiều nền văn hóa (Hoa,
Khmer, Pháp, Nhật, Mỹ...) nhưng vẫn tạo ra, giữ gìn được
bản sắc "văn minh miệt vườn sông nước" rất riêng, rất độc
đáo và đó chính là nội lực, là cội nguồn sức mạnh giúp
Long Tuyền đứng vững, phát triển trên vùng đất mới đầy
biến động.
Vườn cò Bằng Lăng
Du khách đến Thốt Nốt, một huyện giàu tiềm năng kinh tế
của tỉnh Cần Thơ, không chỉ để ngắm những cánh đồng lúa
chín vàng bạt ngàn hay cù lao Tân Lộc đầy ắp các vườn
cây trĩu quả, nằm chơ vơ giữa dòng Hậu Giang. Thốt Nốt
hớp hồn du khách còn bởi một thắng cảnh. Ðó là vườn cò
Bằng Lăng của ông Nguyễn Ngọc Thuyền, ngụ tại ấp Thới
An (xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt).
Dọc theo hai bờ kênh này, loài cây bằng lăng phát triển rất
mạnh. Về mùa xuân, hoa Bằng Lăng nở rộ soi tím cả đáy
nước. Sau này, khi mở đường vượt sông, tên cầu Bằng
Lăng cũng được đặt theo tên dòng kênh đó. Riêng tôi, để
cho ấn tượng và tiếp nối truyền thống của người xưa nên
cũng đặt luôn cái tên vườn cò là Bằng Lăng".
Ngày nay, vườn cò Bằng Lăng đang trở thành khu du lịch
sinh thái. Có được thành quả ấy ông Thuyền đã phải đổ
biết bao mồ hôi nước mắt. Trước kia, nơi vườn cò là
những ruộng lúa thuộc gia đình ông, nó được bao quanh

bởi các hàng xoài xen lẫn bóng mát dừa xanh. Vào năm
1983, vài trăm con cò không biết ở đâu về cư ngụ trên
phần đất canh tác của ông. Vốn bản tính yêu thích thiên
nhiên, người nông dân Nguyễn Ngọc Thuyền không xua
đuổi hay săn bắt cò mà ông nghĩ: "Ðất có lành, chim mới
đậu. Bảo vệ loài cò tức là tôi đã góp phần bảo vệ thiên
nhiên, bảo tồn linh khí đất trời để vùng đất này không xảy
ra chiến tranh, thiên tai địch họa. Ngoài ra, tôi muốn mọi
người biết đến xứ sở quê tôi vẫn còn có thắng cảnh vườn
cò Bằng Lăng, nơi vui chơi, giải trí lành mạnh".
Ðến năm 1994, số lượng cò về ngày càng nhiều. Chim bắt
đầu xây tổ nên cây cối chết dần. Trước tình hình đó, ông
bàn bạc cùng vợ con bỏ làm ruộng, đào ao nuôi cá làm
thức ăn cho cò, trồng thêm cây cho chúng cư trú. Ngày
tháng trôi qua, dưới sự miệt mài chăm sóc của gia đình
ông cây cối trong vườn lại xanh tốt, lượng cò rủ nhau về
và sinh sản trên phần đất của ông ngày càng nhiều hơn.
Ðiều kỳ lạ là cò chỉ thích quanh quẩn trong "ngôi nhà
xanh" mà ông đã cố công vun đắp cho chúng, chứ tuyệt
nhiên không "xâm phạm" sang các khu vườn kế cận khác,
mặc dù điều kiện sống cũng giống nhau. Vào mỗi buổi
chiều, nếu đứng trên chòi cao quan sát từng đàn cò trắng
chập chờn đáp về nơi cư trú thì du khách sẽ có cảm giác
như màu trắng của cò lấn át cả màu xanh của lá. Ðến vườn
cò Bằng Lăng-Thốt Nốt trong buổi bình minh hay buổi
chiều tà im ắng, tai nghe "bản nhạc cò" đồng quê thì chắc
chắn du khách không khỏi ngất ngây, xao xuyến trước bức
tranh thiên nhiên thanh bình, tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban
tặng cho người dân vốn hiền hòa, mộc mạc và hiếu khách
nơi đây. Riêng tôi đến lúc chia tay ra về, sao lòng vẫn tràn

đầy cảm giác lâng lâng, tiếc nuối.

×