Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.4 KB, 4 trang )

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI
Để xây dựng một chiến lược kinh doanh và một kế hoạch thực hiện chi
tiết cần tốn khá nhiều thời gian nghiên cứu, phải xác định đánh giá đúng đắn các
yếu tố ảnh hưởng như môi trường kinh doanh, tiềm lực công ty, biến động của
thị trường… Viết ra chiến lược thì không quá khó nhưng để thực hiện được các
mục tiêu của chiến lược lại không dễ chút nào. Trong khuôn khổ khoá luận này
với thời gian cho phép, chúng tôi mạo muội vẽ ra đây vài nét về chiến lược cho
hoạt động kinh doanh của công ty, rất mong được sự ủng hộ, góp ý của các thầy
cô giáo, quý công ty, các anh chị và các bạn.
4.1. Định hướng chiến lược kinh doanh
 Triển khai đầu tư vào lĩnh vực sản xuất một số dược phẩm, thiết bị dụng cụ y
tế thông thường mà thị trường có nhu cầu. Tập trung vào nghiên cứu sản
xuất các sản phẩm Đông dược, như trà thảo dược, cao thuốc, rượu thuốc,
thuốc bào chế Đông dược…do ưu điểm vốn đầu tư không quá lớn như khi
đầu tư một dây chuyền sản xuất tân dược, không yêu cầu quá cao về mặt kỹ
thuật, chi phí sản xuất phù hợp, sản phẩm sản xuất ra có giá cả hợp túi tiền
người dân…
 Mở rộng thị trường nội tỉnh và ngoại tỉnh bằng chính sách marketing phù
hợp; củng cố thị trường truyền thống; củng cố và hoàn thiện dần kênh phân
phối, đảm bảo phương châm : phân phối nhanh, giảm chi phí, đảm bảo an
toàn trong kinh doanh.
 Làm tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường , công tác marketing dược.
Bám sát thị trường và đưa ra những báo cáo, nhận định chính xác, kịp thời
về thị trường có lợi trong kinh doanh.
 Tăng cường hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước
trên cở bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
 Tăng cường nguồn nội lực của Công ty : Tăng cường vốn đầu tư từ nhiều
nguồn( vốn đi vay, vốn huy động thêm từ cổ đông trong Công ty… ), đồng
thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; phát triển đội ngũ CBCNV có trình độ
phù hợp với vị trí được phân công.


4.2. Một số phương án kinh doanh cụ thể
1) Đầu tư sản xuất một số dược phẩm và dụng cụ y tế thông thường
- Lập tổ nghiên cứu dự án sản xuất. Một số sản phẩm đề nghị đưa vào sản xuất
: Thuốc bổ dạng uống, như Philatop, dung dịch uống Multivitamin, nước súc
miệng, các loại trà thảo dược có tác dụng chữa bệnh… Dụng cụ y tế : Bơm
kim tiêm (loại dùng một lần, bằng nhựa), bông băng y tế.
- Căn cứ vào tiềm lực Công ty, vốn đầu tư có thể phải huy động thêm từ các
nguồn khác.Có thể tìm đối tác cùng liên doanh, liên kết trong sản xuất.Với
ưu thế địa bàn là một tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc, thuận lợi cho
việc thông thương giữa 2 nước, có thể tìm đối tác là một công ty Trung Quốc
có tiềm năng phù hợp để liên doanh, liên kết.
- Lập kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện phương án kinh doanh: Sau khi
chọn được sản phẩm thích hợp để tiến hành sản xuất, dự trù vốn đầu tư hợp
lý, tiến hành tìm địa điểm cho sản xuất, mua máy móc thiết bị, tuyển thêm
lao động…, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tiến hành sản xuất.
- Xây dựng chiến lược Marketing hợp lý cho sản phẩm sản xuất ra, tiến hành
đưa sản phẩm vào tiêu thụ.
2) Đầu tư kinh doanh dược liệu (cây thuốc, con vật làm thuốc)
- Tiến hành khảo sát địa bàn tìm nguồn dược liệu tại địa phương có thể tiến
hành khai thác hoặc đầu tư nuôi trồng, đồng thời tìm thêm các nguồn hàng
khác từ các tỉnh bạn, nguồn dựơc liệu từ Trung Quốc. Là một tỉnh miền núi,
Lạng Sơn có tiềm năng về dược liệu khá lớn. Nhiều nguồn dược liệu được
phát hiện có tại đây, như : hồi, quế, thảo quyết minh, trần bì…
- Lập kế hoạch thu mua, xây dựng vùng cung cấp dược liệu. Căn cứ vào đặc
điểm tiềm năng từng vùng trong tỉnh mà tổ chức thu mua các nguồn dược
liệu từ nhân dân, tổ chức vùng nguyên liệu kết hợp tiến hành với nhân dân
địa phương. Tìm nguồn dược liệu từ các tỉnh bạn, nguồn hàng từ Trung
Quốc.
- Bố trí hệ thống kho bãi chứa hợp lý. Tổ chức cán bộ, nhân công lao động
hợp lý, nếu cần thiết có thể tuyển thêm lao động có trình độ phù hợp với

công việc đảm nhận.
- Tổ chức phân loại, chế biến dược liệu theo đơn đặt hàng, vận chuyển theo
yêu cầu, làm marketing sản phẩm, tìm các đơn đặt hàng mới. Được biết hiện
nay có khá nhiều công ty có nhu cầu mua dược liệu để phục vụ cho sản xuất
Đông dược, như CTCP Traphaco, CTCP Dược phẩm Hà Tây, CTCP Dược
phẩm Nam Hà…Việc tự tổ chức được nguồn dược liệu cũng là điều kiện
thuận lợi cho Công ty tiến hành sản xuất các sản phẩm Đông dược.
3) Mở thêm chi nhánh ở tỉnh bạn, các thành phố lớn
- Mục đích là mở rộng thêm mạng lưới phân phối, tiếp cận tốt hơn với thị
trường cả nước, với các đối tác trong kinh doanh, kịp thời nắm bắt các cơ hội
kinh doanh.
- Trước mắt có thể mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, Hải Phòng ( Công ty
đã có chi nhánh tại Hà Nội). Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh là tam giác
kinh tế của miền Bắc, thị trường khá lớn, giao thông thuận tiện, thuận lợi
trong việc tìm kiếm và thực hiện các sự vụ kinh doanh.
- Tiến hành khảo sát địa điểm, tổ chức nhân sự phụ trách, làm việc tại chi
nhánh. Cần tuyển thêm một số nhân lực có trình độ đảm trách các vị trí ở chi
nhánh, giữ thông tin liên lạc thường xuyên, kịp thời giữa chi nhánh với Công
ty mẹ, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
4) Mở rộng thêm hệ thống bán lẻ tại địa bàn tỉnh nhà
- Mục đích : Tối đa hoá lợi nhuận, tăng cường làm tốt công tác chăm sóc,
phục vụ sức khoẻ của nhân dân, quảng bá hình ảnh của công ty.
- Lựa chọn địa điểm đặt quầy, phân công cán bộ phụ trách,…đảm bảo phục vụ
đầy đủ, thường xuyên, kịp thời cho nhân dân. Mới đầu các cửa hàng bán lẻ
có thể chưa có lợi nhuận, hay một số quầy bán lấy chỉ tiêu phục vụ làm
chính, nhưng Công ty có thể bù lỗ, dần dần có lợi nhuận, ngoài ra Công ty
còn được nhiều cái khác, như đạt được chỉ tiêu phục vụ, quảng bá hình ảnh
Công ty, nâng cao vị thế, uy tín của Công ty, điều này rất quan trọng vì
ngành Dược là ngành kinh tế đặc biệt, tính kinh doanh, lợi nhuận phải được
đặt sau mục đích phục vụ nhân dân.

5) Thành lập phòng Marketing
- Phòng sẽ làm nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu thị trường, xây dựng các chiến
lược marketing cho sản phẩm.Tuyển thêm một số cán bộ có chuyên môn
nghiệp vụ về marketing, nghiên cứu thị trường đảm nhiệm các hoạt động của
Phòng. Thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận tối ưu
cho Công ty.

×