Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

TRƯƠNG THỊ ĐOAN TRANG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH TP. HỒ CHÍ MINH

SVTH: TRƯƠNG THỊ ĐOAN TRANG
MSSV: 1654030337
NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
GVHD: TS. TRẦN THẾ SAO

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020




LỜI CẢM ƠN
Với những kiến thức học được tại trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, từ hai tháng
thực tập tại Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Hồ Chí Minh phần nào đã giúp em hiểu
hơn về chuyên ngành mà em đang theo học với sự cọ xát thực tế và sự nỗ lực của bản
thân, em đã hoàn thành đề tài khóa luận: “HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HCM”. Em xin gởi lời cảm
ơn chân thành nhất đến Thầy Trần Thế Sao đã tận tình hướng dẫn, quan tâm sâu sắc
ngay từ những buổi đầu thực tập cũng như hoàn thành bài khóa luận. Em cũng xin gởi
lời cảm ơn chân thành đến các anh chị công tác tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân
Đội đã nhiệt tình chỉ bảo, cung cấp tài liệu quan trọng và hữu ích để em hoàn thành đề
tài này.
Cuối cùng, em kính chúc Thầy Trần Thế Sao và các anh chị có nhiều sức khỏe, hạnh
phúc, thành công trong cuộc sống và công việc, chúc MB ngày càng phát triển, ngày
càng thịnh vượng và vươn xa trên trường quốc tế..
Khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ quý thầy cô!
Em xin chân thành cám ơn.
Trân trọng!
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Đoan Trang

i|Page


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBCCVC

Cán bộ công chức viên chức


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CBQL

Cán bộ quản lý

CBQLCC

Cán bộ quản lý cấp cao

CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

ĐVCTN

Đơn vị chấp nhận thẻ

ĐVQL

Đơn vị quản lý

GTCG


Giấy tờ có giá

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

HĐTG, TTK

Hợp đồng tiền gửi, thẻ tiết kiệm

HKTT/KT3

Hộ khẩu thường trú/đăng ký tạm trú

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân


KHVV

Khách hàng vay vốn

MB

Ngân hàng TMCP Quân đội

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RM

Chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân

RRTD

Rủi ro tín dụng

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

ii | P a g e


SX – KD

Sản xuất – kinh doanh

TBPD


Thông báo phê duyệt

TCTD

Tổ chức tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

VKTD

Văn kiện tín dụng

XHTD

Xếp hạng tín dụng

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

iii | P a g e


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
1.5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN ................................................................................. 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG .......... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ................................................. 4
2.1.1 Khái niệm ...................................................................................................... 4
2.1.2 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng ......................................................... 4
2.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng .................................................................. 4
2.2 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG ...................................................... 7
2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng.......................................................................... 7
2.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng ........................................................................... 7
2.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng ........................................................................... 8
2.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng......................................................................... 9
2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng ............................... 9
2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ... 10
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng...................................... 10
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng 11

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP

QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH ........ 13
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI............... 13
3.1.1 Lịch sử hình thành & quá trình phát triển ..................................................... 13
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................... 16
iv | P a g e


3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HỒ CHÍ
MINH ................................................................................................................... 16
3.2.1 Quyết định thành lập .................................................................................... 16
3.2.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 17
3.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 .................................. 19
3.2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ......................................... 20

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ĐỘI - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH ...................... 22
4.1 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CHO VAY TIÊU DÙNG ...................................... 22
4.1.1 Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo .......................................................... 22
4.1.2 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá ..................................................................... 22
4.1.3 Cho vay tín chấp cá nhân ............................................................................. 22
4.1.4 Cho vay tín chấp dành cho cán bộ công nhân viên nhà nước ........................ 22
4.1.5 Cho vay thấu chi .......................................................................................... 22
4.1.6 Cấp hạn mức tín chấp tự động dành cho quân nhân...................................... 23
4.2 QUI TRÌNH CHO VAY ................................................................................. 24
4.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN............................................... 26
4.4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH ........................................................ 27
4.4.1 Khái quát tình hình cho vay tiêu dùng .......................................................... 27
4.4.2 Phân tích dư nợ cho vay tiêu dùng ............................................................... 31

4.5 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG .................................... 36
4.5.1 Kết quả đạt được .......................................................................................... 36
4.5.2 Tồn tại ......................................................................................................... 40

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
v|Page


CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN
ĐỘI – CN HCM ........................................................ 42
5.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH .................... 42
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI –
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 43
5.2.1 Mở rộng hoạt động quy mô khách hàng ....................................................... 43
5.2.2 Hoạt động marketing, tiếp cận thị trường xu hướng mới .............................. 43
5.2.3 Hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng.......................... 44
5.2.4 Nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng trải nghiệm cho khách hàng ................... 45
5.2.5 Ngân cao năng lực quản lý và kiểm soát rủi ro ............................................. 46
5.2.6 Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ ngân hàng ......................................... 46
5.3 KIẾN NGHỊ HỘI SỞ MB BANK ................................................................... 47
5.3.1 Kiến nghị về phí .......................................................................................... 47
5.3.2 Về chất lượng dịch vụ .................................................................................. 47
5.3.3 Về chính sách tín dụng và chính sách hàng trong hoạt động tín dụng ........... 48
5.3.4 Về mô hình tổ chức và hoạt động ................................................................. 49

KẾT LUẬN ............................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................... I

PHỤ LỤC .................................................................. III

vi | P a g e


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động Kinh doanh ................................................................... 19
Bảng 4.1: Tình hình huy độn vốn của MB – Chi nhánh Hồ Chí Minh.........................26
Bảng 4. 2: Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của MB – Chi nhánh Hồ Chí Minh
năm 2017-2018 .......................................................................................................... 27
Bảng 4. 3: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của MB – chi nhánh Hồ Chí Minh
giai đoạn 2017 -2019 ................................................................................................. 31
Bảng 4. 4: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn của MB – chi nhánh Hồ Chí
Minh giai đoạn 2017 -2019 ........................................................................................ 35
Bảng 4. 5: Cơ cấu dư nợ CVTD so với dư nợ cho vay tại MB Hồ Chí Minh giai đoạn
2017- 2019................................................................................................................. 37
Bảng 4. 6: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại MB Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 – 2019
.................................................................................................................................. 37
Bảng 4. 7: Đánh giá hiệu quả về công tác thu hồi nợ tại MB chi nhánh Hồ Chí Minh giai
đoạn 2017 – 2019 ...................................................................................................... 38
Bảng 4. 8: Đánh giá tình hình nợ quá hạn tại MB – Chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn
2017 -2019................................................................................................................. 39
Bảng 4. 9: Đánh giá tình hình nợ xấu tại MB – Chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 2017
–2019......................................................................................................................... 39
Bảng 4. 10: Đánh giá tình hình lãi CVTD trên lợi nhuận trước thuế tại MB – Chi nhánh
Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 -2019 ............................................................................ 40

vii | P a g e



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3. 1: Logo Mbbank ............................................................................................ 13
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của Mbbank - CN HCM ..................................................... 17
Hình 4.1: Quy trình cho vay tại MB-CN HCM.............................................................24
Hình 4. 2: Tình hình cho vay tiêu dùng tại MB chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn 20172019........................................................................................................................... 28
Hình 4. 3: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại MB chi nhánh Hồ Chí Minh giai đoạn
2017 -2018................................................................................................................. 29
Hình 4.4: Tình hình thu nợ của MB – chi nhánh Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2017 2019........................................................................................................................... 30
Hình 4. 5: Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo sản phẩm của MB chi nhánh Hồ Chí Minh giai
đoạn 2017 - 2019 ....................................................................................................... 32
Hình 4. 6: Cơ cấu dư nợ cho CVTD theo thời hạn của MB chi nhánh Hồ Chí Minh giai
đoạn 2017 - 2019 ....................................................................................................... 36

viii | P a g e


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã giúp Việt Nam có những bước chuyển mình trong hầu
hết mọi lĩnh vực đời sống. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập nền kinh tế
thế giới toàn diện và sâu sắc hơn. Việt Nam đang từng bước vươn lên nâng cao vị thế cạnh
tranh và sự uy tín trên nhiều thị trường quốc tế. Nhờ vào toàn cầu hóa kinh tế, thông thương
giữa các quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến mở rộng
quy mô thị trường kinh doanh trong nước và ngoài nước. Chính vì lẽ đó, hàng loạt các
doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập, một số doanh nghiệp lớn tiếp tục mở rộng quy
hoạt động để đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu đời sống xã hội của con người. Đồng thời tạo
điều kiện việc làm cho người dân, từ đó thu nhập của người dân tăng, nhu cầu chi tiêu tăng.
Hơn nữa cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, lĩnh vực Tài chính Ngân hàng luôn
giữ một vị trí quan trọng và không thể không kể đến vai trò của ngân hàng thương mại.
Trong các hoạt động và các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn của Ngân hàng ngày nay thì hoạt

động tín dụng hay cho vay luôn là hoạt động cốt lõi trong việc xây dựng phát triển tồn tại
và mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Không chỉ các khách hàng doanh nghiệp có
nhu cầu vay vốn để gia tăng sản xuất mở rộng kinh doanh mà các cá nhân cũng có nhu cầu
vốn không kém. Bởi sự phát triển không ngừng của xã hội đồng nghĩa mức sống của người
dân cũng tăng, nhu cầu cần chi phí tiêu dùng để trang trải sinh hoạt cải thiện đời sống và
mua sắm những vật dụng ngày càng tăng. Và một bộ phận người dân đang dần thay đổi lối
sống, họ sẵn sàng chi tiêu trước trả tiền sau, vì vậy sự thúc đẩy cho vay tiêu dùng càng phát
triển. Theo thống kê Ngân hàng Nhà nước tính đến tháng 10/2019, trong những năm qua,
tổng dư nợ cho vay tiêu dùng ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần 20%/năm. Ước
tính, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5.6%; và dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân
đầu người đạt xấp xỉ 1.5 triệu đồng/người. Ngoài ra Việt Nam còn là nước đông dân số với
hơn 97 triệu dân (Liên Hiệp Quốc, 11/2019), do đó cho vay tiêu dùng đang có những tín
hiệu tăng trưởng tốt và tiềm năng rất lớn trong chiến lược phát triển hoạt động tạo thêm
nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Đây cũng là cơ hội để việc cho vay tiếp cận chính thức các
nhóm khách hàng có thu nhập thấp và dưới chuẩn được tăng lên, góp phần đẩy lùi tín dụng
đen.
Hiểu được tâm lý khách hàng và để đáp ứng nhu cầu cho vay tiêu dùng một cách nhanh
chóng, thuận tiện nhất, hiện nay các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương
1|Page


mại cổ phần Quân Đội nói riêng đang tập trung nguồn lực khai thác đáng kể và triển khai
đa dạng các sản phẩm với những ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng.
Trong những năm qua Ngân hàng Quân Đội đã ghi được những dấu ấn trên thị trường tài
chính luôn đi đầu về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đặc biệt ở mảng cho vay khách hàng
cá nhân, MB đã đưa ra những gói sản phẩm ưu đãi nhằm thu hút khách, không chỉ đuợc
huởng lãi suất ưu đãi hấp dẫn, khách hàng vay vốn tại MB sẽ đồng thời đuợc huởng nhiều
ưu đãi từ các sản phẩm dịch vụ khác như tặng mở tài khoản số đẹp, miễn phí phát hành thẻ,
miễn phí mở và chuyển tiền trên App MBBank, tặng 1 triệu đồng/con khi khách hàng đăng
ký gói Combo family hoặc quà tặng lên đến 3 chỉ vàng hay hoàn tiền 5% phí khi tham gia

bảo hiểm… Và Việt Nam là một nước đông dân do đó thị phần về cho vay tiêu dùng rất
tiềm năng và luôn được các ngân hàng thương mại và kể cả MB không ngừng gia tăng các
khoản cho vay tiêu dùng để góp phần tăng lợi nhuận.
Xuất phát từ những thực tế trên, thấy được sự cần thiết của việc cho vay tiêu dùng nên em
quyết định nghiên cứu sâu hơn và chọn đề tài: “Hoạt động cho vay tiêu dùng tại
NHTMCP Quân Đội – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là đi sâu vào nghiên cứu, phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng, để
thấy được tình hình biến động và hiệu quả hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng tại
NHTMCP Quân đội cụ thể là chi nhánh Hồ Chí Minh. Đồng thời tìm hiều những nguyên
nhân hạn chế còn tồn tại và đề xuất những giải pháp thích hợp.
Để hoàn thành mục tiêu trên bài khóa luận tiến hành làm rõ các câu hỏi sau:
Các cơ sở lý thuyết liên quan đến tín dụng ngân hàng, đến hoạt động cho vay tiêu dùng và
các chỉ tiêu, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cho vay.
Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Hồ Chí Minh
trong giai đoạn 2017 – 2019.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục các hạn chế đang tồn tại và nâng cao hiệu
quả hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMCP Quân Đội – chi nhánh Hồ Chí Minh

1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu bao gồm:
 Thu thập một số thông tin của công ty được công bố hợp pháp tại MB Bank cùng một
số thông tin từ các cơ quan nhà nước, thông tin báo chí có nguồn gốc đáng tin cậy.
2|Page


 Thu thập số liệu thực tế từ MB Bank – Chi nhánh Hồ Chí Minh liên quan đến hoạt động
cho vay tiêu dùng để thống kê và mô tả phân tích thực trạng hoạt động.
 Áp dụng các kiến thức chuyên ngành, quan sát thực tế để tổng hợp, phân tích, diễn giải

và so sánh nhằm hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại MB Bank – chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh từ năm 2017 – 2019.

1.5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Khóa luận được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
Chương 3: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Hồ Chí Minh
Chương 4: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi
nhánh Hồ Chí Minh
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Hồ Chí Minh

3|Page


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
2.1.1 Khái niệm
Tín dụng ngân hàng hay tín dụng (Nguyễn Minh Kiều, 2013): là quan hệ chuyển nhượng
quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định với
một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội
dung:
− Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng.
− Sự chuyển nhượng này mang tính tạm thời hay có thời hạn.
− Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.


2.1.2 Các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng:
Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận
giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Để quản trị rủi ro tín dụng, các khách hàng vay vốn phải
tuân thủ các nguyên tắc đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng theo Điều 4 Thông tư
39/2016/TT-NHNN quy định về Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại:
.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.


.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Nguyên tắc thứ nhất, vay đúng mục đích: Người được cho vay phải sử dụng vốn theo đúng
với mục đích vay được thể hiện trong hợp đồng vay vốn. Để quản trị rủi ro về cho vay,
ngân hàng cần xem xét nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng có mang tính khả thi và yêu
cầu khách hàng sử dụng khoản vay đúng mục đích để đảm bảo an toàn, tránh phát sinh nợ

xấu trong tương lai.
Nguyên tắc thứ hai, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng: khách hàng vay sẽ phải trả gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. Nếu vượt
quá thời hạn mà người được cho vay vẫn chưa trả thì phải bị phạt theo điều khoản đã ký
trong hợp đồng cho vay. Đồng thời đặc thù vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy
động, vì vậy để Ngân hàng kịp thời đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng khi họ cần thì
đặc biệt người được cho vay phải có nghĩa vụ thanh toán cả gốc và lãi đúng thời hạn đã
thỏa thuận.

2.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng
4|Page


Các hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú vì vậy để đánh giá các hoạt động tín dụng
làm tiền đề cho việc hoạch định các chính sách cũng như quy trình tín dụng hiệu quả, để
phân loại tín dụng dựa vào các tiêu chí sau đây:
2.1.3.1 Theo mục đích tín dụng:
 Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng
là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó,
gia đình của cá nhân đó.
 Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác (sau đây gọi là hoạt động kinh
doanh) là việc tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh,
doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân
2.1.3.2 Theo thời hạn:
 Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm
 Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05
(năm) năm
 Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
2.1.3.3 Theo mức độ tín nhiệm của khách hàng:

 Cho vay có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra có tài sản tương
đương để thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác.
 Cho vay không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không
cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác mà chỉ dựa vào
sự uy tính của khách hàng. Loại hình thức này thường được áp dụng với các khách hàng
truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có
tình hình tài chính lành mạnh và sự suy tính với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn
cả gốc lẫn lãi, có dự án kinh doanh khả thi,…
2.1.3.4 Theo phương thức cho vay:
Theo tư số: 39/2016/TT-NHNN quy định phương thức cho vay đối với hoạt động cho vay
phục vụ hoạt động kinh doanh như sau:
 Cho vay theo món ( từng ần): Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện
thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận
một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
5|Page


 Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối
với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
 Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi
trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề
trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ
chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử
dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản
xuất liên tiếp.
 Cho vay quay vòng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với
nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng
được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh
tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.

 Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho
vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện tổng thời hạn vay vốn không vượt quá
12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh
doanh.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng
cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và
khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả
cho hạn mức tín dụng dự phòng.
 Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng
văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của
khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
Còn đối với phương thức cho vay phụ vục nhu cầu đời sống được phân loại chỉ bao gồm
phương thức cho vay theo món, phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng và phương thức
cho vay theo hạn mức thấu chi. Ngoài ra các phương thức cho vay khác được kết hợp các
phương thức cho vay quy định trên sẽ phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ
chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.
2.1.3.5 Theo phương thức hoàn trả nợ:
 Cho vay có 1 kỳ trả nợ
Là hình thức đi vay mà khách hàng thanh toán cho Ngân hàng chỉ 1 lần khi đến hạn.
 Cho vay có nhiều kỳ trả nợ

6|Page


Là phương thức khách hàng đi vay trả nợ số tiền gốc và lãi làm nhiều lần theo kì hạn nhất
định trong thời hạn vay đã thỏa thuận.

2.2 KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
2.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm hỗ trợ tài chính cho nhu cầu chi tiêu của người
tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính
quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu tất yếu trong cuộc sống như
nhà ở, phương tiện đi lại, đồ dùng gia đình, học tập, du lịch, y tế… trước khi họ có đủ khả
năng về tài chính để chi trả.

2.2.2 Đặc điểm cho vay tiêu dùng
 Đối tượng cho vay tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình có thu nhập ổn định hàng tháng.
Những khách hàng có việc làm, mức thu nhập ổn định và có trình độ học vấn là những
tiêu chí quan trọng để ngân hàng thương mại quyết định cho vay.
 Mục đích sử dụng vốn của khách hàng là để đáp ứng chi tiêu mua sắm hàng hóa, sử dụng
các dịch vụ của khách hàng và gia đình trong khi chờ thu nhập đến kì.
 Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn. Nhu cầu vốn của khách
vay tiêu dùng thường không lớn vì nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa xa xỉ không nhiều
hay người tiêu dùng phải có một khoản tích lũy tiền trước. Hơn nữa cho vay tiêu dùng
có độ rủi ro cao hơn nên ngân hàng cũng rất thận trọng quyết định số tiền cho vay nên
thường không tài trợ 100% nhu cầu vốn. Tuy nhiên số lượng các khoản vay tiêu dùng là
khá lớn vì nhu cầu đời sống ngày càng nâng cao, hầu như cả người dân có thu nhập lẫn
người có thu nhập cao đều có nhu cầu vay để cải thiện nhu cầu đời sống nên số lượng đi
vay các Ngân hàng sẽ càng tăng.
 Nhu cầu vay vốn của khách hàng phụ thuộc vào tình hình phát triển của nền kinh tế.
Trong giai gia đoạn nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân cũng ổn
định, chi tiêu mua sắm của khách hàng tăng sẽ dấn đến số lượng khách có nhu cầu vay
tăng. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái thì hoạt động cho vay sẽ giảm vì tình trạng thất
nghiệp tăng và chi tiêu giảm, người dân có xu hướng tiết kiệm hơn.
 Khách hàng vay tiêu dùng thường ít nhạy cảm với lãi suất. Họ thường quan tâm đến số
tiền họ phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất mà họ phải chịu. (Lê Thị Lan, 2016)
 Nguồn trả nợ của khách chủ yếu từ lương hoặc thu nhập từ hoạt dộng sản xuất kinh
doanh. Khách hàng vay vốn sử dụng cho tiêu dùng cá nhân và mục đích tiêu dùng này
không tạo ra bất kì thu nhập nào hỗ trợ khả năng trả nợ của khách hàng, do đó nguồn trả

7|Page


nợ có thể biến động lớn vì phụ thuộc vào quá trình làm việc của họ. chẳng hạn những
khách hàng vay là người buôn bán thì thu nhập của họ có thể bất thường không ổn định
nếu giá cả hàng hóa kinh doanh thay đổi không tốt sẽ ảnh hưởng đến thu nhập và khả
năng thanh toán nợ.
 Các khoản vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn lãi suất thông thường. Do quy mô các khoản
vay tiêu dùng thường nhỏ nhưng vẫn phải tiến hành theo đủ mọi quy định cho vay bao
gồm thẩm định hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân, kiểm soát dẫn đến tốn kém chi
phí tổ chức cho vay khá lớn, do đó lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn
 Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn bởi vì tư cách của khách hàng khó nhận biết song
song đó tình hình tài chính của khách hàng có thể biến động trong trường hợp khách gặp
vấn đề tai nạn sức khỏe mất khả năng lao động sẽ dẫn đến khách hàng mất khả năng trả
nợ. Hay sau khi vay khách hàng không có thiện chí trả nợ và việc thu hồi nợ gặp khó
khăn. Chính vì thế, cho vay tiêu dùng thường phải được giám sát và quản lí chặt chẽ.

2.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng
 Căn cứ vào mục đích vay, chúng ta có:
+ Cho vay tiêu dùng cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây
dựng hoặc cải tạo nhà cho khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình.
+ Cho vay tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi
phí như chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí cho học hành, giải trí, du lịch…
 Căn cứ vào phương thức hoàn trả
+ Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả
gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay,
phương thức này thường áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng kỳ
của người đi vay không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay.
+ Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Đây là hình thức cho vay mà tiền vay được khách hàng
thanh toán chỉ một lần khi đến hạn. Thường thì các khoản vay tiêu dùng phi trả góp được

cấp cho các nhu cầu vay nhỏ và thời hạn không dài.
+ Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử
dụng thẻ tín dụng hoặc ngân hàng phát hành loại séc cho phép thấu chi dựa trên số tiền trên
tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn tín dụng được thoả thuận trước,
căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng

8|Page


cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín
dụng.

2.2.4 Vai trò của cho vay tiêu dùng
2.2.4.1 Đối với Ngân hàng
Nhu cầu vay tiêu dùng rất đa dạng và phong phú về các sản phẩm nhằm phục vụ đời sống
của con người do đó cho vay tiêu dùng là một mảng kinh doanh quan trọng với Ngân hàng
để giải quyến vấn đề đầu ra của nguồn vốn. Bên cạnh nhược điểm của cho vay tiêu dùng là
rủi ro và chi phí cao chính vì thế lãi suất cho vay cao đi kèm với lợi nhuận đem đến cho
Ngân hàng cũng cao. Nếu ngân hàng biết cách quản trị rủi ro và khai thác nhu cầu hiệu quả
thì đây sẽ là hoạt động triển vọng sinh lợi tốt.
Ngoài ra với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng tiền đó để cho vay kiếm lời thì
hoạt động cho vay tiêu dùng giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại
cần nỗ lực huy động vốn, đồng thời khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để gia tăng
lượng khách hàng.
2.2.4.2 Đối với khách hàng vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng giúp đáp ứng nhu cầu chi tiêu mua sắm hàng hóa và sử dụng các dịch
vụ cần thiết của người dân, và nâng cao chất lượng đời sống. Đồng nghĩa người tiêu dùng
được hưởng thụ một số tiền trước khi tích lũy đủ để chi trả.
Đặc biệt, tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp được tiếp cận nguồn vốn vay đảm
bảo an toàn tránh tín dụng đen, hỗ trợ trang trải sinh hoạt phí, phục vụ ổn định cuộc sống

an cư lạc nghiệp.
2.2.4.3 Đối với nền kinh tế
Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng có thể góp phần đáng kể trong chính sách kích
cầu của Nhà nước từ đó tạo nên sự sôi động cho thị trường hàng hoá tiêu dùng, thúc đẩy
quá trình sản xuất kinh doanh giải quyết vấn đề đầu ra của các doanh nghiệp, tăng GDP hay
tăng thu nhập bình quân đầu người và tăng mức sống cho người dân.

2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng
2.2.5.1 Nhân tố từ phía nhân hàng:
Ngày nay sự cạnh tranh của các ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều do đó khách hàng càng
có nhiều sự lựa chọn đa dạng như vậy hoạt động cho vay tiêu dùng của mỗi ngân hàng có
hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào sự hài lòng khách hàng. Bởi khi nhu cầu của khách
9|Page


hàng được thoải mãn thì sẽ dẫn đến lòng trung thành của khách hàng đối với một sản phẩm
dịch vụ đó. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010) nhằm tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng chọn lựa ngân hàng của khách hàng cá nhân. Kết quả
cho thấy, yếu tố nhận biết thương hiệu có tác động mạnh nhất đến xu hướng chọn lựa ngân
hàng. Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, chất lượng dịch vụ hoàn
hảo về đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tận tâm, sản phẩm dịch vụ tiện lợi, chi phí ưu đãi
luôn nỗ lực giảm thiểu nhất các chi phí cho khách hàng, và tính bảo mật cao. Ngoài ra là
các yếu tố như thuận tiện về vị trí giao dịch mạng lưới chi nhánh nhiều, việc khắc phục sự
cố, dịch vụ hậu mãi chăm sóc khách hàng... Do đó mỗi ngân hàng để nâng cao chất lượng
hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần có những chính sách về sản phẩm, chính sách chăm
sóc khách hàng hay chính sách về phí phù hợp với đối tượng mục tiêu của mình và linh
hoạt từng thời kì.
2.2.5.2 Nhân tố từ phía khách hàng:
Đặc điểm của cho vay tiêu dùng là kết quả của việc sử dụng vốn vay và khả năng hoàn trả
nợ của khách hàng do đó khâu thẩm định đánh giá khả năng tài chính và đạo đức khách

hàng rất quan trọng. Chẳng hạn một số KH vay vốn NH dưới danh nghĩa tiêu dùng, nhưng
khi nhận vốn về lại sử dụng vào mục đích khác, nguy hiểm nhất là tham gia vào những hoạt
động kinh doanh mạo hiểm, chứa đựng rủi ro cao, kinh doanh những ngành nghề mà pháp
luật cấm, hay sử dụng vốn để trả nợ… Hay tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch
của khách hàng: Đối với khách hàng vay vốn tiêu dùng, tình trạng nợ nần bên ngoài nhiều
nhưng không khai báo hoặc khai báo nhưng che dấu bớt, không trung thực với ngân hàng
khi vay vốn là một nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng. Đây cũng là nguyên nhân vì sao NH
vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp hay đánh giá cao cho vay những khách hàng có
thu nhập ổn định nhận tiền lương qua tài khoản ngân hàng để phòng chống RRTD. Như
vậy việc sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính của khách hàng không được cải thiện
và không có thiện chí trong việc trả nợ vay, kết quả là thất thoát vốn vay dẫn đến rủi ro
cho phía ngân hàng.

2.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG.
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng
2.3.1.1 Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chỉ số
này cho ta biết các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được một phần
10 | P a g e


hay toàn bộ nợ gốc và lãi. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản
quản lý gọi là nợ quá hạn. Và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng (CVTD) là:
Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD (%) =

𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝐶𝑉𝑇𝐷
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷

∗ 100%


Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD thể hiện trong 100 đồng dư nợ CVTD có bao nhiêu đồng nợ CVTD
nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng cũng như khả năng quản lý tín
dụng của Ngân hàng càng kém, xác suất rủi ro càng lớn.
2.3.1.2 Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu CVTD (%) =

𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 𝐶𝑉𝑇𝐷
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷

∗ 100%

Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu là nhóm
nợ có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi nợ là khó khăn và nguy cơ bị mất vốn rất cao gây
thiệt hại đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản
đánh giá khả năng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng, nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ
chất lượng cho vay kém và cần xem xét lại toàn bộ hoạt động tín dụng.

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng
2.3.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ CVTD qua các năm
để đánh giá khả năng, quy mô tăng trưởng hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chỉ tiêu này
càng cao thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng ổn định và hiệu quả.
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD =

𝐷ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦−𝐷ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐
𝐷ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐

∗ 100%


2.3.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn
Hiệu suất sử dụng vốn =

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷
𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 ℎ𝑢𝑦 độ𝑛𝑔

∗ 100%

Chỉ số này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay của NH, và giúp
nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của NH với số vốn huy động của mình. Chỉ tiêu
này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt, bởi khi chỉ tiêu này quá lớn chứng tỏ nhu cầu
vay tiêu cao nhưng khả năng huy động vốn thấp. Ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ tức nhu
cầu vay tiêu dùng ít mà vốn huy động nhiều đồng nghĩa Ngân hàng chưa tích cực trong
việc tạo ra lợi nhuận từ vốn huy động.
2.3.2.3 Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay

11 | P a g e


Tỷ lệ dư nợ CVTD/Tổng dư nợ cho vay =

𝐷ư 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦

∗ 100%

Tỷ lệ này cho thấy dư nợ CVTD có cơ cấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổn dư nợ cho
vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao cho thấy quy mô cho vay tiêu dùng càng lớn và
ngược lại tỷ lệ càng thấp chứng tỏ quy mô cho vay tiêu dùng càng nhỏ cũng như Ngân
hàng chưa khai thác tốt lượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng.

2.3.2.4 Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ CVTD (%) =

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ 𝐶𝑉𝑇𝐷
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝐶𝑉𝑇𝐷

∗ 100%

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả cho vay trong việc thu hồi nợ của Ngân hàng, có nghĩa là
trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao
nhiêu đồng vốn. Vì vậy tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng giám sát và thu hồi các
khoản cho vay càng tốt.
2.3.2.5 Tỷ lệ thu nhập cho vay tiêu dùng trên lợi nhuận trước thuế
Tỷ lệ thu nhập CVTD/Lợi nhuận trước thuế =

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝐶𝑉𝑇𝐷
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế

∗ 100%

Chỉ tiêu này thể hiện từ hoạt động cho vay tiêu dùng Ngân hàng thu về được bao nhiêu lợi
nhuận trên lợi nhuận trước thuế nhận được. tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay
tiêu dùng mang lợi nhiều khoản thu nhập. Để đạt được tỷ lệ này cao đòi hỏi Ngân hàng phải
nghiêm ngặt trong quá trình cho vay, thẩm định, rà soát rủi ro và tiến hành giải quyết tốt các
vấn đề nợ xấu và quá hạn.

12 | P a g e


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP

QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN
ĐỘI

Hình 3. 1: Logo Mbbank
(Nguồn: www.mbbank.com.vn)

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Tên viết tắt

Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh

Military Commercial Joint stock Bank

Ngày thành lập

4/11/1994

Vốn điều lệ

23,723 tỷ đồng

Mã chứng khoán

MBB


Website

www.mbbank.com.vn

3.1.1 Lịch sử hình thành & quá trình phát triển.
Ngày 4/11/1994, Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức khai trương tại 28A Điện Biên
Phủ, Ba Đình, Hà Nội với 20 tỷ đồng vốn điều lệ và 25 nhân sự. Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 0100283873 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp đăng ký lần
đầu ngày 30/09/1994. Ngân hàng mang thương hiệu MB được thành lập theo quyết định
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với mục đích ban đầu là đáp ứng các nhu cầu về vốn cho
các doanh nghiệp quốc phòng làm kinh tế. Sau 25 năm phát triển để MB khẳng định vị thế
13 | P a g e


của một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với các chỉ số hiệu quả luôn nằm
trong nhóm dẫn đầu thị trường, MB đã trải qua nhiều giai đoạn và nổ lực không ngừng.
 Giai đoạn 1994-2004:
Mười năm đầu (1994-2004) là giai đoạn mang tính “mở lối” định hình phương châm hoạt
động, xác định chiến lược kinh doanh và xác định thương hiệu. Sau 2 tháng hoạt động MB
đã thanh toán xong các chi phí xây dụng và có lãi 234 triệu đồng, đây là thành tích đầu tiên
và tạo niềm tin về một hướng đi thành công cho tập thể nhân viên. Đặc biệt, MB đã vững
vàng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và có lợi nhuận 37,04 tỷ đồng
trong bồi cảnh khó khăn nhiều ngân hàng khác không làm được. Năm 2004, tròn 10 năm
thành lập, tổng vốn huy động của MB tăng gấp trên 500 lần, tổng tài sản trên 7.000 tỷ đồng,
lợi nhuận trên 500 tỷ. Ngày 20/11/2004, trở thành Ngân hàng IPO đầu tiên.
 Giai đoạn 2005-2009:
Trong giai đoạn 2005-2009, MB thực hiện công cuộc đổi mới tổng thể từ mở rộng quy mô
hoạt động, phát triển mạng lưới, tăng cường nhân sự, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng sản
phẩm dịch vụ với việc xác lập mô hình tổ chức theo 2 cấp giữa hội sở và chi nhánh, tổ chức

lại đơn vị kinh doanh theo nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ, nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ nhằm đảm bảo tính khoa học trong nghiệp vụ và tăng
năng lực quản trị rủi ro.
Đây thực sự là một cột mốc quan trọng tạo cơ sở vững chắc để MB phát triển bền vững
chiến lược sau này, góp phần đưa MB trở thành một trong những định chế tài chính hàng
đầu Việt Nam hiện nay. Và ngày 28/3/2005 khai trương trụ sở mới tại số 3 Liễu Giai, Ba
Đình, Hà Nội đánh dấu sự trưởng thành của MB. Năm 2009, MB vinh dự nhận Huân
chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng và top 100 Sao Vàng Đất Việt ghi
nhận sự đóng góp tích thành quả lao động xuất sắc.
 Giai đoạn 2010-2016:
Năm 2010 MB ghi dấu ấn với tổng tài sản lần đầu tiên vượt mức trên 100.000 tỷ đồng, lọt
top 5 Ngân hàng có lợi nhuận cao nhất. MB bắt đầu nghiên cứu xây dựng chiến lược giai
đoạn mới 2011 – 2016, với kỳ vọng đưa MB vào TOP 3 ngân hàng TMCP không do nhà
nước nắm cổ phần chi phối. Đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn của nền kinh tế. Dưới
tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngành Ngân hàng thực hiện tái cấu trúc
mạnh mẽ, nhiều ngân hàng suy giảm lợi nhuận. Trong bối cảnh đó MB đã có những bước
đi thận trọng, chắc chắn và quyết liệt từng bước khẳng định vị thế của mình bằng mục tiêu
5 chữ “C: chiến lược, con người, chất lượng, công nghệ và chính trị tạo ra sự khác biệt giữa
14 | P a g e


MB và các ngân hàng khác. Do đó MB đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan
trọng. Năm 2011 MB chính thức niêm yết trên sàn, sau 6 tháng cổ phiếu MBB được HSX
chọn vào rổ tính chỉ số VN30 – chỉ sô những cổ phiếu dẫn đầu thị tường. Hoàn thành mục
tiêu nằm trong TOP 3 trước 2 năm – vào năm 2013. Với những thành quả đã đạt được, năm
2014, MB vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất. Đến năm 2015, tiếp tục
được Phong tặng danh hiệu Anh Hùng Lao động.
 Giai đoạn 2017-2019:
Đây là hai năm mở đầu quan trọng của giai đoạn chiến lược mới 2017-2021, trong đó MB
định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ

nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn.
Năm 2018, với phương châm “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, Ngân hàng TMCP
Quân đội (MB) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh doanh đề ra từ đầu năm.
Trong đó, đáng chú ý là lợi nhuận trước thuế đạt 7.767 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2017.
Bên cạnh việc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh, MB cũng hoàn thành xuất sắc
các mục tiêu lớn đặt ra gồm: triển khai chiến lược giai đoạn 2017-2021; chuyển dịch ngân
hàng số với 2,6 triệu users đang hoạt động với sản phẩm chủ lực nhiều tiện ích là ứng dụng
App ngân hàng MBBank; thay đổi nhận diện hình ảnh cho 100% điểm giao dịch, triển khai
quyết liệt các dự án chiến lược; tăng trưởng đột phá thu từ hoạt động dịch vụ (tăng 2,3 lần).
Hoạt động kinh doanh của 6 công ty thành viên cũng có sự phát triển vượt bậc.
Sau 25 năm phát triển, hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng Quân Đội cũng được nhiều
đơn vị xếp hạng tín nhiệm uy tín như Moody, Fitch, Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao.
Vào 4/2019 Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho MB áp dụng Thông tư 41 quy định tỉ lệ
an toàn vốn đối với ngân hàng, trở thành những ngân hàng đầu tiên được áp dụng tiêu chuẩn
Basel II tại Việt Nam.
Ngày 2/11/2019, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã tổ chức kỷ niệm 25 thành (4/11/1994 –
4/11/2109) và hân hoan đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Đặc biệt đây
cũng là dấu mốc Ngân hàng Quân đội chính thức thay đổi logo, một nhận diện thương hiệu
mới là một bước đi mới với tham vọng trở thành một ngân hàng số toàn diện với khách
hàng là trung tâm. Tính đến hết tháng 9/2019, tổng tài sản của Ngân hàng vượt 397.441 tỷ
đồng, tăng trưởng bình quân 46%/năm và tình hình kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng
trưởng tốt trong hệ thống các ngân hàng TMCP Việt Nam

15 | P a g e


×