Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

KĨ NĂNG làm DẠNG bài đọc – HIỂU và VIẾT đoạn văn NGHỊ LUẬN xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.88 KB, 77 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
KĨ NĂNG LÀM DẠNG BÀI ĐỌC – HIỂU VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ
LUẬN XÃ HỘI

PHẦN MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục đã chủ trương đổi mới kiểm tra đánh
giá các môn học, trong đó có môn Ngữ văn. Kì thi THPT Quốc gia hàng năm
đều có những thay đổi về hình thức thi, dạng đề thi. Từ năm 2015, phần Đọc
hiểu và phần Nghị luận xã hội là những phần thi bắt buộc trong đề thi THPT
Quốc gia môn Ngữ văn. Phần Đọc – hiểu và phần Nghị luận xã hội trong đề thi
THPT Quốc gia gần đây chiếm tổng 5/10 điểm của bài thi (phần Đọc – hiểu 3
điểm và phần Nghị luận xã hội 2 điểm). Phần Đọc – hiểu thường chỉ có 4 câu
hỏi ngắn gọn, phần Nghị luận xã hội chỉ yêu cầu viết một đoạn văn ngắn khoảng
200 chữ. Bởi vậy, với thời lượng của tổng bài thi là 120 phút, hai phần này có
vai trò quan trọng trong việc chống điểm liệt và nâng cao điểm số cho bài làm
của học sinh.
Trong khi đó, điểm thi môn văn trong các kì thi THPT Quốc gia chưa cao,
và còn rất nhiều em bị điểm liệt (từ 1 trở xuống). Cụ thể, theo trang new.zing.vn,
trong kì thi THPT Quốc gia năm 2019, môn Văn là môn dẫn đầu về số lượng thí
sinh bị điểm liệt với 1265 em, điểm trung bình là 5,49 và điểm thí sinh đạt nhiều
nhất là 6. Để khắc phục tình trạng điểm thấp và điểm liệt ở môn Ngữ văn, việc
tăng cường bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh ở dạng bài Đọc - hiểu và Nghị luận
xã hội là thực sự cần thiết.

1


Vì lẽ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu và viết chuyên đề KĨ NĂNG
LÀM DẠNG BÀI ĐỌC - HIỂU VÀ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
Chuyên đề giúp học sinh trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để làm tốt
hai dạng đề này, từ đó nâng cao được điểm số và tránh được điểm liệt đối với


môn Ngữ văn.
I. Tác giả chuyên đề
………………
II. Đối tượng học sinh bồi dưỡng, thời lượng giảng dạy
- Đối tượng: Học sinh lớp 12
- Thời lượng dự kiến: 12 tiết
III. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề
- Những kiến thức cơ bản thường gặp ở dạng bài đọc hiểu về: phương thức
biểu đạt, thao tác lập luận, phép liên kết, phong cách chức năng ngôn ngữ, biện
pháp tu từ…
- Kiến thức liên quan đến viết đoạn văn nghị luận xã hội: kiến thức về viết
đoạn văn, kiến thức về các kiểu bài nghị luận xã hội (nghị luận về tư tưởng đạo
lý, nghị luận về một hiện tượng đời sống)

2


PHẦN NỘI DUNG
A. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng và các phương pháp cơ bản,
đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề.
3


I.

Kĩ năng làm dạng đề Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia
1. Dạng đề
Phần Đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia hiện nay thường là phần đầu

tiên trong đề thi và chiếm 3/10 điểm. Phần này thường cung cấp cho học sinh

một văn bản, yêu cầu học sinh đọc và trả lời 4 câu hỏi liên quan đến văn bản.
Bốn câu hỏi thường được xếp vào các mức độ: nhận biết, thông hiểu và vận
dụng.
Kiến thức làm dạng bài Đọc hiểu khá rộng và phong phú, có thể là Tiếng
Việt, Làm văn hoặc Đọc văn.
2. Những kiến thức (câu hỏi) thường gặp ở dạng bài Đọc hiểu
a.

ST
T

Các phương thức biểu đạt

Tên
PTBĐ

Khái niệm nhận biết

1

Tự sự

Là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn
đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc nhằm giải
thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái
độ khen chê.

2

Miêu tả


Là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình
dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt
hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người

3

Biểu cảm

Là phương thức dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
của mình về thế giới xung quanh.

4

Thuyết
minh

5

Nghị
luận

Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn luận về một vấn
đề nào đó trong xã hội như: phải – trái, đúng – sai, tốt –
xấu… nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người
viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến
của mình.

6


Hành
chính
công vụ

Là phương thức dùng để giao tiếp giữa nhà nước với nhân
dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với
cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí như:
thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…

Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải… những tri thức về một sự
vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn
chưa biết.

4


*Lưu ý:
- Cách ghi nhớ nhanh:
Miêu tả là để trình bày
Tự sự kể chuyện thật hay thật tài
Nghị luận đâu đúng đâu sai
Thuyết minh là để ai ai cũng tường
Vui, buồn, giận, ghét, yêu thương…
Phương thức biểu cảm, thật là không sai
Hành chính – công vụ là đây
Thông tư, nghị định, đơn từ, hóa đơn…
Ai ơi ghi nhớ nằm lòng
Kì thi sử dụng khi cần có ngay.
- Các dạng câu hỏi về phương thức biểu đạt:
+ Thường là câu hỏi ở mức độ nhận biết, điểm số là 0,5/3,0

+ Có 2 cách hỏi:
Xác định các/ những phương thức biểu đạt được sử dụng -> chỉ ra tất cả
các phương thức được sử dụng trong văn bản (thường là 2 phương thức trở lên)
Xác định phương thức biểu đạt chính -> chỉ ra phương thức quan trọng
nhất (thường chỉ có 1 phương thức)
b.

STT

Các thao tác lập luận

Tên các
TTLL

Khái niệm nhận biết
5


1

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người
khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị
luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí,
phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận
thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

2


Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi
sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của
đối tượng.

3

Chứng
minh

Dùng những cứ liệu – bằng chứng chân thực, đã được thừa
nhận để chứng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người
đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.

4

So sánh

So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay
nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ
ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá
trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

5

Bác bỏ

Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa
ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn

của mình.

6

Bình luận Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng…
đúng hay sai, hay – dở; tốt – xấu, khen – chê, lợi – hại… để
nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương
châm hành động đúng.

*Lưu ý:
- Các dạng câu hỏi về thao tác lập luận:
+ Thường là câu hỏi ở mức độ nhận biết, điểm số là 0,5/3,0
+ Có 2 cách hỏi:
Xác định các/ những thao tác lập luận được sử dụng -> chỉ ra tất cả các
thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản (thường là 2 thao tác lập luận trở
lên)
Xác định thao tác lập luận chính -> chỉ ra thao tác quan trọng nhất
(thường chỉ có 1 thao tác lập luận)
-

Cách ghi nhớ:
Chứng minh làm cho sáng tỏ
Giải thích cắt nghĩa mọi người hiểu hơn
Phân tích tách chia đối tượng
6


c.

STT


Đi sâu tìm hiểu kĩ càng mới thôi
Bình luận đánh giá vấn đề
Bác bỏ phủ định những điều thấy sai
Tương quan với đối tượng này
Làm cho sáng tỏ cái ta đang bàn
Thật là so sánh không sai
Nhớ rồi chắc chắn điểm cao có liền
Phong cách chức năng ngôn ngữ

4

Phong cách chức năng
Lĩnh vực sử dụng
ngôn ngữ
Sinh hoạt
Giao tiếp sinh hoạt hàng
ngày
Nghệ
thuật
(văn Sáng tác văn chương
chương)
Báo chí
Lĩnh vực thông tin về các
vấn đề có tính thời sự
Chính luận
Lĩnh vực chính trị, xã hội

5


Khoa học

6

Hành chính

1
2
3

Các dạng biểu hiện
Thư từ, nhật ký, độc
thoại, đối thoại…
Thơ, truyện…

Bản tin, phóng sự,
phỏng vấn…
Cương lĩnh, lời kêu
gọi, tuyên ngôn, xã
luận, các bài bình
luận về các vấn đề
chính trị - xã hội…
Lĩnh vực nghiên cứu, học Chuyên khảo, báo
tập, phổ biến khoa học
cáo, giáo trình, sách
giáo khoa, luận án,
luận văn…
Lĩnh vực hành chính
Đơn từ, thông tư,
quyết định, nghị

định

*Lưu ý:
- Câu hỏi xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản thường là câu
hỏi nhận biết với số điểm 0,5/3,0 và chỉ có một đáp án.
- Cách ghi nhớ:
Loa loa loa loa…aa…
Khi dùng ngôn ngữ viết văn
Cần hợp phong cách chức năng, mới tài
7


Ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
Không cần nghi thức, nói ngay điều cần
Khoa học không phải phân vân
Rành mạch, lôgic là phần trọng tâm
Chính luận bàn chuyện có tầm
Ai ai cũng phải góp phần đổi thay
Báo chí: thời sự hằng ngày
Truyền thông cập nhật tới ngay người dùng
Nghệ thuật văn mượt như nhung
Tâm hồn là mảnh đất chung nảy mầm
Văn bản hành chính thường dùng
Thông tư, nghị định, hóa đơn, hợp đồng...
-

Cách xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản:
+ Căn cứ vào thể loại văn bản (thơ: nghệ thuật, bản tin: báo chí…)
+ Căn cứ vào xuất xứ văn bản (trích từ thư từ, nhật ký: sinh hoạt…)
+ Căn cứ vào nội dung, lĩnh vực sử dụng, các đặc trưng của phong cách

ngôn ngữ.
d.

STT

Các phép liên kết hình thức thường gặp

Tên phép
liên kết

Khái niệm nhận biết

8


1

Nối

Là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể
cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ
các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các
phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.

2

Lặp

Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ
phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của

văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.

3

Thế

Là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý
nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính
chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản
chứa chúng.

*Lưu ý:
Khi xét liên kết các câu
Phép thế có nghĩa tương đương ban đầu
Phép nối là cách dùng từ
Do đó; vả lại; ngoài ra; hoặc là…
Dùng đi, dùng lại một từ
Gọi là phép lặp có gì khó đâu
e.

STT

Biện pháp tu từ thường gặp

Tên BPTT

Dấu hiệu nhận biết

Hiệu quả


1

So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này Diễn đạt trở nên cụ thể,
với sự vật sự việc khác có nét sinh động hơn
tương đồng

2

Nhân hóa

Là cách gọi hoặc tả con vật, cây
cối, đồ vật, hiện tượng thiên
nhiên bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con
người;

3

Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng nhằm tăng sức gợi hình,
này bằng tên sự vật, hiện tượng gợi cảm cho sự diễn đạt.
khác có nét tương đồng với nó

4

Hoán dụ


Là gọi tên sự vật, hiện tượng, Làm tăng sức gợi hình,
khái niệm này bằng tên của một gợi cảm cho sự diễn đạt.

Làm cho thế giới loài vật,
cây cối đồ vật… trở nên
sinh động, gần gũi với
con người, biểu thị được
những suy nghĩ tình cảm
của con người.

9


sự vật, hiện tượng khác có quan
hệ gần gũi với nó
5

6

Phép đối

Phép điệp

Là cách sử dụng từ ngữ tạo nên
sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa
về âm thanh, nhịp điệu, tạo nên
nét nghĩa tương phản hoặc
tương đồng

- Nghệ thuật: tạo sự cân

xứng, hài hòa.

Là biện pháp tu từ lặp lại một
yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ,
cụm từ, câu, nhằm nhấn manh,
biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có
khả năng gợi hình tượng nghệ
thuật.

- Nghệ thuật: tạo sự cân
xứng, hài hòa/ tăng
thêm nhạc tính

- Nhằm nhấn mạnh một
nội dung, tình cảm nào
đó.

- Nhằm nhấn mạnh một
nội dung, tình cảm nào
đó.

7

Nói quá

Là biện pháp tu từ phóng đại Để nhấn mạnh, gây ấn
mức độ, quy mô, tính chất của tượng, tăng sức biểu
sự vật, hiện tượng được miêu tả cảm.

8


Nói giảm,
nói tránh

Là một biện pháp tu từ dùng Tránh gây cảm giác quá
cách diễn đạt tế nhị, uyển đau buồn, ghê sợ, nặng
chuyển
nề; tránh thô tục, thiếu
lịch sự

9

Liệt kê

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ Để diễn tả đầy đủ, sâu
hay cụm từ cùng loại
sắc hơn những khía cạnh
khác nhau của thực tế hay
tư tưởng, tình cảm.

10

Đảo ngữ

Là biện pháp tu từ thay đổi trật
tự cấu tạo ngữ pháp thông
thường của câu mà không làm
thay đổi nội dung thông báo của
câu.


Nhằm nhấn mạnh ý,
nhấn mạnh đặc điểm của
đối tượng và làm câu thơ,
câu văn thêm sinh động,
gợi cảm, hài hòa về âm
thanh…

11

Chơi chữ

Là lợi dụng đặc sắc về âm, về
nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái
dí dỏm, hài hước…

Tạo ra cách hiểu bất
ngờ, làm câu văn hấp
dẫn và thú vị.

12

Câu hỏi tu
từ

Là đặt câu hỏi nhưng không đòi
hỏi câu trả lời mà nhằm nhấn
mạnh một ý nghĩa khác.

- Nghệ thuật: tạo giọng
điệu suy tư, trăn trở.


13

Phép chêm

- Nội dung: khẳng định,
nhấn mạnh nội dung,
cảm xúc

Là chêm vào câu một cụm từ Bổ sung thông tin hoặc
10


xen

không trực tiếp có quan hệ đến bộc lộ cảm xúc
quan hệ ngữ pháp trong câu,
thường đứng sau dấu gạch nối
hoặc trong ngoặc đơn.

*Lưu ý:
- Cách nhớ:
Đã là biện pháp tu từ
Đề bài thường hỏi tác dụng ra sao
So sánh đối chiếu thế nào
Làm cho sinh động và cụ thể hơn
Nhân hóa biến vật thành người
Cũng là sinh động, đến gần người hơn
Ẩn dụ, hoán dụ gần nhau
Lấy tên vật này gọi thay vật kia

Ẩn dụ là bởi tương đồng
Hoán dụ là bởi chúng gần với nhau
Phép điệp lặp lại nhiều lần
Yếu tố ngôn ngữ, vần, nhịp, từ, câu
Làm cho cân xứng hài hòa
Cũng là nhấn mạnh những điều quan tâm
Nói quá phóng đại quy mô
Để tăng ấn tượng và biểu cảm hơn
Nói giảm, nói tránh biết rồi
Giảm đi thô tục, nặng nề, buồn đau
Liệt kê nối tiếp với nhau
11


Nhiều từ cùng loại đủ đầy, sắc sâu
Đảo ngữ, phép điệp giống nhau
Ở chỗ tác dụng nhấn mạnh đấy thôi
Thế còn câu hỏi tu từ
Tạo cho giọng điệu trăn trở, suy tư
Khẳng định, nhấn mạnh nội dung
Nhớ học cho kĩ, điểm cao ắt thành!
- Câu hỏi về biện pháp tu từ thường yêu cầu chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng
và nêu hiệu quả. Nếu câu hỏi chỉ yêu cầu cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ,
học sinh cũng cần gọi tên và chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng rồi mới nêu
hiệu quả.
- Khi nêu hiệu quả của biện pháp tư từ, lưu ý những từ khóa đã được in đậm
nghiêng trong cột hiệu quả của bảng trên.
g.

Câu hỏi liên quan đến nội dung của văn bản


STT

Dạng câu hỏi

Cách trả lời

1

+ Xác định nội dung chính của văn bản

2

+ Tìm câu chủ đề của văn bản

+ Căn cứ vào tên, xuất xứ
của văn bản (nếu có)

3

+ Đặt nhan đề cho văn bản

4

+ Rút ra thông điệp hoặc bài học
h.

STT

+ Căn cứ vào nội dung văn

bản

Câu hỏi liên quan đến một câu, một ý trong văn bản
Dạng câu hỏi

Cách trả lời

1

+ Theo văn bản/ tác giả, vì sao… + Câu hỏi bắt đầu bằng Theo tác giả/
(nhận biết)
văn bản, câu trả lời tìm trong văn bản.

2

+ Theo anh/ chị, vì sao… (thông + Câu hỏi bắt đầu bằng Theo anh/ chị,
hiểu)
câu trả lời học sinh phải tự mình suy
luận.

3

+ Câu văn/ câu thơ có ý nghĩa + Đặt câu/ ý đó vào văn bản để hiểu
như thế nào/ có thể hiểu như thế đúng, đủ.
nào/ Anh (chị) hiểu như thế nào
12


về ý kiến/ câu thơ/ câu văn…?
(thông hiểu)

4

Anh/ chị có đồng tình với ý kiến, + Chọn câu trả lời đồng tình hoặc
quan điểm…
không đồng tình
+ Lý giải: có thể bằng lý lẽ cách hiểu
của bản thân hoặc dẫn chứng thực tế

1.

II. Kĩ năng làm dạng bài viết đoạn văn nghị luận xã hội
Dạng đề
Theo dạng đề thi mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào tháng 10

năm 2016 và chính thức áp dụng cho kì thi THPT Quốc gia năm 2017 là một câu
hỏi tự luận yêu cầu trình bày về một vấn đề, tư tưởng có liên quan đến ngữ liệu
ở phần Đọc hiểu. Thực tế, đây chính là dạng câu hỏi ở mức “Vận dụng cao” của
văn bản phần Đọc – hiểu. Với mức điểm là 2,0 điểm, đề bài yêu cầu thí sinh viết
một đoạn văn khoảng 200 chữ, tương ứng với khoảng 1/3 đến 2/3 trang giấy thi
theo cỡ chữ bình thường. Điều này yêu cầu thí sinh cần có một bố cục hợp lí, lời
văn gãy gọn để vừa có thể trình bày đầy đủ các nội dung cần thiết, vừa đảm bảo
được hình thức đoạn văn.
Với yêu cầu như vậy, phần Nghị luận xã hội sẽ được phân chia thành
hai dạng chính:
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nêu ra hay liên quan đến văn bản
Đọc – hiểu. Với dạng đề này, trong đề bài thường trích nêu một hoặc một vài
câu của ngữ liệu phần Đọc – hiểu làm cơ sở cho yêu cầu nghị luận.
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống được nêu trong văn
bản; hoặc được nêu ra có thể tương đồng hoặc tương phản với hiện tượng, tư
tưởng được nêu trong văn bản.

2. Các yêu cầu cơ bản
Để làm tốt phần Nghị luận xã hội, trước tiên học sinh cần phải nắm
vững các yêu cầu của dạng bài này:
2.1.

Yêu cầu về nội dung
13


- Thứ nhất, đây cũng là yêu cầu quan trọng nhất: phải bám thật sát vấn đề
cần nghị luận.
- Thứ hai, đã là nghị luận xã hội thì người viết phải nêu được một quan
điểm cá nhân rõ ràng, chân thành, nghiêm túc và nhất quán.
- Thứ ba, phải phân tích được chỗ đúng hay chỗ sai của vấn đề đang bàn
luận.
- Thứ tư, vì là nghị luận nên trong đoạn văn ngắn cần có những dẫn chứng
thuyết phục bằng các ví dụ cụ thể trong đời sống, trong văn chương nghệ thuật.
Vì vậy, điều cần thiết là phải có các kiến thức xã hội phong phú, đa dạng.
- Thứ năm, nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh cần phải có khả năng đánh
giá và nêu thái độ với vấn đề đời sống xã hội. Cho nên, trong quá trình làm bài
người viết cần nêu ra những bài học nhận thức được sau khi bàn luận vấn đề. Từ
đó, đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi giúp cuộc sống, xã hội tốt đẹp
hơn.
2.2. Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa, lùi đầu dòng và kết thúc là dấu chấm
câu xuống dòng. Hình thức cấu trúc chặt chẽ, phải đảm bảo ba phần liền mạch:
câu mở đoạn, các câu phát triển ý (thân đoạn) và câu kết đoạn. Đặc biệt, trong
đoạn văn, học sinh cần làm nổi bật câu chủ đề (câu mang ý chính của toàn
đoạn).
- Đoạn văn có thể tổ chức theo một trong các hình thức kết cấu: diễn dịch,

quy nạp, song hành hay móc xích, tổng – phân – hợp; đoạn văn so sánh, giải
thích, tương phản, thuyết minh, tự sự hay nghị luận…
- Đoạn văn phải có luận điểm rõ ràng, đúng đắn; luận cứ xác thực, phép
lập luận phù hợp.

14


- Đoạn văn phải có lời văn chính xác, sống động, cách diễn đạt sáng tạo,
thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; trình bày sạch đẹp; đảm
bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Đoạn văn ngắn sẽ đi liền với yêu cầu về sự mạch lạc, lôgic; lời văn súc
tích, cô đọng; lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng hợp lí, chân xác.
3. Phương pháp viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
3.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Đối tượng nghị luận
- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư
tưởng, đạo đức, lối sống, tâm hồn, tính cách… của con người.
- Các tư tưởng, đạo lí đó thường được đúc kết trong những câu tục ngữ, danh
ngôn, ngụ ngôn, khẩu hiệu hoặc khái niệm. Ví dụ: Uống nước nhớ nguồn, Trung
thực, Khiêm tốn, Nhân ái, Không có gì quý hơn độc lập tự do, Người ta là hoa
đất…
b. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng
đạo lí
- Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể hoàn toàn đúng đắn, cần ca ngợi, khẳng
định; hoặc hoàn toàn sai lầm, cần lên án, phê phán; cũng có thể vừa đúng, vừa
sai.
- Vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chưa thật đầy đủ, toàn diện, cần bổ sung.
- Đề bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí có thể chia ra theo hai dạng:
+ Dạng mệnh lệnh: mệnh lệnh trong đề thường là: Hãy bàn luận, Nêu suy

nghĩ của mình, Nêu ý kiến, Nêu nhận xét, Bày tỏ thái độ, Trình bày suy nghĩ…
Chẳng hạn: Nêu suy nghĩ của anh (chị) về quan niệm: “Yêu thương là cho đi
hơn nhận về”.
+ Dạng mở, không có mệnh lệnh: đạo lí “Có học mới hay, có cày mới
giỏi”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”…
15


c. Dàn ý chung
Mở đoạn
-

Dẫn dắt ngắn gọn vào vấn đề.
Trích dẫn nếu cần.

Thân đoạn:
* Giải thích: Tư tưởng, đạo lí cần nghị luận là gì? Nêu biểu hiện (Nếu cần)
Yêu cầu:
+ Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh chứa hàm ý hoặc chưa rõ nghĩa.
+ Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi
mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.
+ Cần dựa vào văn bản phần Đọc – hiểu để giải thích ý, tránh suy diễn.
*Bàn luận:
- Đánh giá tư tưởng đạo lý đó là đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực? Lí giải
tại sao?
Yêu cầu:
+ Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh
giá, đưa ra quan điểm các nhận rõ ràng.
+ Lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình, đồng thời bác bỏ những biểu
hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí đang bàn luận.

+ Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.
- Bàn luận mở rộng:
+ Nêu những hiện tượng tích cực và tiêu cực trong cuộc sống liên quan đến
vấn đề nghị luận
Yêu cầu:
Dẫn chứng cần chân thực, hợp lí, tiêu biểu, phục vụ cho việc bàn luận.
16


Nên kết hợp các dẫn chứng lịch sử – hiện tại, trong nước – thế giới, người
nổi tiếng – người bình thường, hiện thực – văn chương… sao cho phong phú, đa
dạng và giàu sức thuyết phục.
+ Lật ngược, bổ sung vấn đề: vấn đề đã toàn diện chưa? Cần bổ sung thêm
điều gì?
Yêu cầu:
Các em học sinh nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí đã đầy
đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
Cần xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho
hợp lí, chính xác, lật đi lật lại vấn đề, tránh phiến diện.
Có thể đưa ra các quan điểm khác biệt nhưng phải có lí và thuyết phục.
*Rút ra bài học và liên hệ với bản thân
- Bài học nhận thức: Mỗi người cần nhận thấy được điều gì? (Vấn đề là
tích cực thì cần nhận thấy vai trò/ ý nghĩa/ tầm quan trọng; vấn đề là tiêu cực thì
cần nhận thấy được hậu quả/ tác hại/ hạn chế)
- Bài học hành động: Cần/phải/nên làm gì?
- Liên hệ với bản thân: Là học sinh/ thế hệ trẻ…, chúng ta có thể làm được
điều gì?
Yêu cầu:
+ Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.
+ Bài học cần chân thành và giản dị, phải hướng tới tuổi trẻ, ứng dụng thiết

thực cho thực tế đời sống, không sáo rỗng, hình thức.
Kết đoạn
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
– Đưa ra thông điệp hay lời khuyên cho mọi người.
3. 2. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
17


a. Đối tượng nghị luận
– Đề tài nghị luận là các hiện tượng đời sống đáng được suy nghĩ trong cuộc
sống hàng ngày, nhất là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến tuổi trẻ và có ý
nghĩa đối với xã hội…
– Các hiện hiện tượng này có thể có ý nghĩa tích cực như: ý chí, nghị lực,
tình yêu thương… nhưng cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực cần phê phán
như: Sự lười nhác, Những thói quen xấu, Tham nhũng, Nói tục chửi thề, Xả rác
bừa bãi, Lấn chiếm vỉa he, Cướp giật…
b. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một sự việc, hiện
tượng trong đời sống
– Có sự việc, hiện tượng tốt, cần ca ngợi, biểu dương, có sự việc, hiện tượng
không tốt, cần lưu ý, phê phán, nhắc nhở.
– Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một câu chuyện, một
mẩu tin để người làm bài sử dụng, có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ
gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó.
– Mệnh lệnh trong đề thường là: Nêu nhận xét, Nêu ý kiến, Nêu suy nghĩ của
mình, Bày tỏ thái độ, Trình bày suy nghĩ…
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống thường có ba loại nhỏ:
+ Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống xã hội: như nghị lực, ý
chi, tình yêu thương…
+ Trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trong đời sống xã hội trở lên: như thất
bại và thành công, cho và nhận… Loại này cần xem xét quan hệ giữa hai hiện

tượng.
c. Dàn ý chung
Mở đoạn
– Dẫn dắt ngắn gọn vào hiện tượng.
18


– Nêu luôn thái độ đánh giá chung về hiện tượng đó.
Thân đoạn:
* Giải thích khái niệm (nêu cần) và nêu thực trạng, các biểu hiện cụ thể
trong cuộc sống của hiện tượng được nêu  Như thế nào?
Yêu cầu:
– Cần nêu những ví dụ, những trường hợp cụ thể, chi tiết và chân xác.
– Nên trình bày thực trạng của hiện tượng theo các phương diện, cấp độ,
mức độ để đầy đủ, toàn diện.
* Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên  Do đâu?
Yêu cầu:
– Nguyên nhân của hiện tượng xã hội bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và
khách quan, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp.
* Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả,
bày tỏ thái độ biểu dương hay phê phán.  Thái độ như thế nào?
Yêu cầu:
– Thái độ đánh giá khách quan, rõ ràng.
– Nên đánh giá theo các phương diện: với cộng đồng xã hội, với các cơ
quan đoàn thể/ gia đình và với bản thân.
*Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả  Làm gì?
Yêu cầu:
– Biện pháp đưa ra cần thiết thực, khả thi, không chung chung, trừu tượng.
– Biện pháp bao gồm cả biện pháp của xã hội – cơ quan Nhà nước – cá
nhân; biện pháp cả ý thức – hành động.

*Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình  Bài
học gì?
19


Yêu cầu:
– Bài học cho bản thân cần phù hợp với quan điểm, thái độ cá nhân nêu
trước đó.
– Cần nêu hai bài học: một bài học nhận thức, một bài học hành động.
Kết đoạn
– Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của vấn đề đã nghị luận.
– Đưa ra thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người.
– Nêu suy nghĩ về sự thay đổi của hiện tượng xã hội đó trong tương lai.
4. Một số tài liệu tham khảo cho dạng bài nghị luận xã hội
4.1. Mở đoạn gợi ý:
a. Mở đoạn dùng chung cho nhiều vấn đề nghị luận
- Mở đoạn 1: dạng đề nghị luận về tư tưởng, đạo lí
“Bao nhiêu nắng để làm khô một dòng sông?
Bao nhiêu mưa để cuốn trôi một sa mạc?...”
Và cần bao nhiêu…. để….
Ví dụ: Bàn về tình yêu thương
“Bao nhiêu nắng để làm khô một dòng sông?
Bao nhiêu mưa để cuốn trôi một sa mạc?...”
Và cần bao nhiêu tình yêu thương để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
- Mở đoạn 2: Đề bài đưa ra dưới dạng câu hỏi
Cuộc sống là một món quà vô giá, cũng là một người thầy vĩ đại với vô
vàn câu hỏi. Mỗi sớm mai thức dậy, có bao giờ bạn tự hỏi: ….?
20



Ví dụ: Trả lời câu hỏi: Hạnh phúc là gì?
Cuộc sống là một một món quà vô giá, cũng là một người thầy vĩ đại với
vô vàn câu hỏi. Mỗi sớm mai thức dậy, có bao giờ bạn tự hỏi: Hạnh phúc là gì?
- Mở đoạn 3: Đề bài bàn về một ý kiến, một lời khuyên, một bài học:
“Cuộc sống là bài học dài của nhân loại” (Barrie). Và bạn đã học gì từ
cuộc sống?...
Ví dụ: Bàn về câu danh ngôn Nam Phi “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng
tối sẽ ngả về sau bạn”
“Cuộc sống là bài học dài của nhân loại” (Barrie). Và bạn đã học gì từ
cuộc sống? Người Nam Phi có câu: “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ
ngả về sau bạn”
- Mở đoạn 4: Dùng cho cả đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý hay một hiện
tượng đời sống:
+ Đối với những vấn đề tich cực: Trong cuộc sống,……. (niềm tin, sự
trung thực, lòng dũng cảm, sự đồng cảm…) có ý nghĩa quan trọng/ là điều
không thể thiếu ở con người.
+ Đối với những vấn đề tiêu cực: Trong cuộc sống, hiện tượng/ vấn đề
(sự vô cảm, thói ich kỉ, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường….) đang để lại
những hậu quả/ tác hại/ là những vấn đề đáng quan tâm đối với xã hội.
b. Mở đoạn bằng những câu nói của những danh nhân:
- Ước mơ:
1. Nếu bạn có thể tưởng tượng, bạn có thể đạt được nó. Nếu bạn có thể
ước mơ, bạn có thể trở thành nó. (William Arthur Ward)
2. Nếu bạn không xây giấc mơ của mình, người bạn sẽ thuê bạn để giúp
xây giấc mơ của họ (Tony Gaskins)

21


3. Ai cũng có cả bầu trời đại dương để bay, nếu điều đó nằm trong tim họ.

Mạo hiểm chăng? Có thể. Nhưng giấc mơ nào biết đến biên giới. (Amelia
Eahart)
4. Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không
thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá
và vượt qua. (Lỗ Tấn)
- Sự tự tin:
1. Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người
vô dụng (Hồ Chí Minh).
2. Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì
mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin. (Helen Keller).
3. Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao. (Samuel
Johnson).
4. Sự thành đạt không phải do người khác giúp đỡ mà chính do lòng tự tin
(Abraham Lincoln)
- Nghị lực:
1. Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm
lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân. (Hồ Chí Minh)
2. Nghị lực và bền bỉ có thể chinh phục mọi thứ. (Bejamin Franklin).
3. Có nghị lực là bản thân đủ lớn để đương đầu với cuộc đời. (Mary
Caroline Richards)
- Học hỏi:
1. Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều
quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi. (Albert Einstein).
2. Học tập không bao giờ làm trí tuệ kiệt sức. (Leonardo da Vinci).
3. Học, học nữa, học mãi. (Lê nin)
22


4. Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình. (UNESSCO).

5. Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào".
4.2. Dẫn chứng tiêu biểu cho dạng bài nghị luận xã hội
a. Nghị lực sống
1.

Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng

anh đã vượt qua trở ngại bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở
thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền cảm hứng tới 3 triệu người trên thế
giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới hạn”.
2.

Lê Thanh Thúy, cô gái lạc quan, yêu đời với nụ cười hoa hướng

dương, đối mặt với căn bệnh ung thư và cái chết, vẫn mạnh mẽ, sống có ích. Cô
đã lập nên quỹ “Ước mơ của Thúy” để giúp đỡ các bệnh nhân ung thư khác. Tuy
Thúy đã mất đi nhưng ước nguyện cao đẹp của chị vẫn còn mãi với cuộc đời,
hàng “Ngày hội Hoa hướng dương”, viết tiếp ước mơ của Thúy, vẫn được tổ
chức, thu hút sự tham gia đông đảo của mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
3. Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống
tiểu não, đã dũng cảm và mạnh mẽ để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương
bên mọi người. Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như
không khi, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan
trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế". Cuốn nhật kí
“Một lít nước mắt” của cô đầy nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh
mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời, Aya vẫn giữ trọn niềm tin yêu của
mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ:
“Cảm ơn”.
4.


Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng: Với cơ thể chỉ

khoảng 20 kg, nhưng có sự thông minh và nghị lực sống phi thường, năm 2003,
Công Hùng đã đứng ra mở một trung tâm tin học dành cho người có hoàn cảnh
23


như mình. Trung tâm của Công Hùng đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ
An xóa bỏ mặc cảm, mở ra cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ.
Năm 2006, anh được Trung ương Đoàn bầu chọn là 1 trong 10 gương mặt trẻ
tiêu biểu toàn quốc, được gọi “Hiệp sĩ công nghệ thông tin”. (Báo
nguoiduatin.vn)
5.

Stephen William Hawking là nhà vật lý người Anh, là “ông hoàng”

vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking mắc bệnh thần kinh có tên Lou Gehrig,
khiến ông gần như mất hết khả năng cử động. Sau đó, ông phẫu thuật cắt khí
quản và không thể nói chuyện bình thường. Ông luôn gắn chặt với chiếc xe lăn,
chỉ có thể nói được qua một thiết bị tổng hợp tiếng gắn với một máy tính mà ông
gõ chữ vào đó. Hawking là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho Giáo sư
Toán học của Đại học Cambridge. Từng đảm nhiệm vị trí này là những nhà khoa
học xuất chúng như Isaac Newton và Paul Dirac. Ông có những bài học sâu sắc
cho giới trẻ: "Một là, hãy nhớ nhìn lên các vì sao và đừng nhìn xuống chân của
mình. Hai là, không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy có ý
nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc. Ba
là, nếu con đủ may mắn để tìm thấy tình yêu, hãy nhớ rằng mình có nó và đừng
để nó vuột mất khỏi tầm tay".
6.


Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động

xã hội mù, điếc người Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp
một trường cao đẳng.Tuy sống trong thế giới không ánh sáng, không âm thanh
nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc quan, thiết tha yêu cuộc
sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi bệnh
nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà
Keller rút ra: “Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được
điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin”.
b. Sự dũng cảm
1. Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc
biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy
24


hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho
các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải
Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con
người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi
nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng
ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”.
2. Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1,
Nghệ An). Khi đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng
nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng lao xuống cứu người. Sau khi
đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt
nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay,
chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi dần bị nước cuốn trôi.
c. Sự công tâm
1. Abraham Lincoln (tổng thống Mỹ) rất giỏi tự đặt mình vào vị trí của
người khác để hiểu động cơ và mong muốn của họ. Khả năng đồng cảm này

giúp Lincoln tạo ra một nội các bất thường nhất trong lịch sử nước Mỹ, bằng
cách tập hợp các đối thủ lại và sắp xếp trọng trách theo khả năng của họ
2. Tuy có hiềm khích riêng với Trần Khánh Dư, nhưng khi quân Nguyên
Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đã gạt bỏ qua việc
riêng, tin cậy giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ
vương Trần Khánh Dư khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn
xong Vạn Kiếp tông bi truyền thư, thì Trần Khánh Dư cũng là người được ông
chọn để viết bài Tựa cho sách.
3. Danh y Lê Hữu Trác: Có lần một nhà quyền quí mời ông chữa bệnh,
thấy ông đến muộn mới hỏi thì được biết trên đường đi, ông ghé vào chữa bệnh
cho một người nghèo. Bị trách, ông đáp vì bệnh của người quyền quí là bệnh
nhẹ, có thể chữa sau, còn người nghèo kia mắc bệnh nặng nên không thể trì
hoãn.
25


×