Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp tại đồng bằng sông cửu long tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.65 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 9620115

PHẠM MINH TRÍ

NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP TẠI ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

Cần Thơ, 2020


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: TS. Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn phụ: TS. Lê Quang Thông

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ
cấp Trường
Họp tại:
Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Phản biện 1: ………………………………………………..
Phản biện 2: ………………………………………………..


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phạm Minh Trí, Thái Anh Hoà, Lê Quang
Thông, 2017. So sánh cách tiếp cận phân tích công việc với
mô hình năng lực trong quản trị nguồn nhân lực. Tạp chí
Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 182–tháng 7/2017,
trang 52–61.
2. Thái Anh Hoà, Lê Quang Thông, Phạm Minh
Trí, 2017. Năng lực quản lý đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã
kiểu mới: nhìn từ đồng bằng sông Cửu Long. Hội thảo khoa
học “Phát triển hợp tác xã kiểu mới từ thực tiễn thành phố
Hồ Chí Minh”, Tp. HCM – tháng 12–2017, trang 434 – 441.
3. Phạm Minh Trí, Thái Anh Hoà, Lê Quang
Thông, 2018. Các cách tiếp cận năng lực tri thức trong tổ
chức, định hướng ứng dụng vào lĩnh vực ngân hàng. Tạp chí
Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 190 – tháng 3/2018,
trang 58 – 67.
4. Thái Anh Hoà, Lê Quang Thông, Phạm Minh
Trí, 2018. Hiệu quả hoạt động của HTXNN tại ĐBSCL
theo mô hình kiểu mới. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 346, trang 3 – 10.
5. Phạm Minh Trí, Thái Anh Hòa, Lê Quang
Thông, Nguyễn Văn Hùng, 2019. Các thành phần cấu thành
năng lực đội ngũ quản lý hợp tác xã nông nghiệp tại đồng
bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 265,
tháng 7/2019, trang 46 - 55.



Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hợp tác xã (HTX) là mô hình hoạt động hiệu quả, mang
đến cơ hội cho các hộ dân, doanh nghiệp tham gia liên kết, hợp
tác, tạo sự bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại
Việt Nam, trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, mô hình
HTX đã khẳng định được vị trí, vai trò và đóng góp quan trọng
vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước (Nguyễn Văn
Hậu, 2009).
Mô hình HTX đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động,
thay đổi cách nghĩ và cách làm cho các hộ dân. Tuy nhiên, sự
phát triển về chất của HTX rất chậm, phổ biến nhất là quy mô
nhỏ, vốn ít, hiệu quả hoạt động còn thấp, nguồn nhân lực chưa đủ
mạnh, đặc biệt là đội ngũ quản lý HTX còn nhiều hạn chế trong
quản lý, điều hành (Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Ngọc Quy,
2017). Báo cáo của Liên minh HTX năm 2016 cho thấy năng lực
của đội ngũ này tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn rất
thấp, những người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm
14,48%, trình độ sơ cấp, trung cấp chiếm 40,89%, chưa qua đào
tạo là 42,63%.
Một số công trình nghiên cứu về năng lực đội ngũ quản lý
HTX tiêu biểu như: Maghsoudi et al. (2013), Phạm Thị Dung
(2001), Đặng Thị Hồng Tuyết và Phạm Minh Đức (2007), Phạm
Thị Thanh Thúy (2010)… Các công trình nghiên cứu này chỉ
phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp, chưa đưa ra được nhu
cầu năng lực cần thiết của đội ngũ quản lý HTX. Một số công
trình nghiên cứu khác như Pavão and Rossetto (2015),

Thuvachote and Phetphong (2014)… khảo sát về mối tương quan
giữa năng lực quản lý với hiệu quả hoạt động của HTX. Kết quả
chỉ ra năng lực quản lý có ảnh hưởng đồng biến với hiệu quả hoạt
động HTX. Tuy nhiên, hạn chế của các công trình nghiên cứu
này là chưa xây dựng được thang đo năng lực quản lý, chưa đưa
ra mức độ ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với hiệu quả hoạt
động của HTX.
Chính vì vậy, nghiên cứu về thang đo năng lực quản lý
và kiểm chứng ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với hiệu quả
1


hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) sẽ mang lại
cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề chặt chẽ, chính xác và hiệu quả
hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện năng lực
quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của
HTXNN. Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu và các vấn đề nêu
trên, việc chọn đề tài: “Năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động
của HTXNN tại ĐBSCL” để nghiên cứu là cần thiết và hữu ích.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xây dựng thang đo
năng lực quản lý và đánh giá ảnh hưởng của năng lực quản lý đối
với hiệu quả hoạt động của HTXNN tại ĐBSCL. Trên cơ sở đó,
nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu cụ thể như: (1) Thiết lập
mô hình năng lực đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL; (2) Đánh
giá ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với hiệu quả hoạt động
của HTXNN tại ĐBSCL; (3) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm
nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của HTXNN tại
ĐBSCL.
1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với 5 nội dung chính như: (1)
Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lực quản lý
và ảnh hưởng của năng lực quản lý với hiệu quả hoạt động của
HTX; (2) Trên cơ sở lý thuyết, thiết lập mô hình nghiên cứu thực
nghiệm để xác định thang đo năng lực quản lý và ảnh hưởng của
năng lực quản lý với hiệu quả hoạt động của HTXNN tại
ĐBSCL; (3) Phân tích tình hình hoạt động của HTXNN tại
ĐBSCL giai đoạn 2014 – 2016; (4) Đo lường năng lực quản lý và
xác định ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với hiệu quả hoạt
động của HTXNN tại ĐBSCL; (5) Đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của
HTXNN tại ĐBSCL.
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là năng lực
quản lý và hiệu quả hoạt động của HTXNN tại ĐBSCL trong giai
đoạn 2014 - 2016.
1.3.3 Phạm vi không gian và thời gian: Phạm vi nghiên cứu là
HTXNN thuộc lĩnh vực lúa gạo, cây ăn trái tại các tỉnh ĐBSCL,
trong đó 06 tỉnh (Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang,
2


Tiền Giang, Vĩnh Long) được chọn làm điểm khảo sát chính do
có số lượng HTX lúa gạo, cây ăn trái nhiều nhất trong vùng.
Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt động của HTXNN
tại ĐBSCL giai đoạn 2014 - 2016. Khảo sát thực tế thu thập dữ
liệu phục vụ kiểm định các mô hình nghiên cứu thực hiện từ
tháng 06/2017 đến 01/2018.
1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt khoa học: (1) Nghiên cứu đã hệ thống hoá và

làm rõ những vấn đề quan trọng về năng lực, HTX và hiệu quả
hoạt động của HTX; (2) Thiết lập được mô hình năng lực dành
cho đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL theo hướng tiếp cận
năng lực đa chiều. Kết quả kiểm chứng các giả thuyết đã góp
phần khẳng định có sự tồn tại nhu cầu năng lực chung của đội
ngũ quản lý HTXNN; (3) Kết quả nghiên cứu đã khẳng định năng
lực quản lý có ảnh hưởng đồng biến với hiệu quả hoạt động của
HTXNN, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pavão and
Rossetto (2015) và Thuvachote and Phetphong (2014); (3) Kết
quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về
xây dựng thang đo năng lực quản lý đối với các lĩnh vực HTX
khác hay loại hình HTXNN trong phạm vi toàn quốc.
Về mặt thực tiễn: (1) Nghiên cứu đã xây dựng và áp dụng
hiệu quả thang đo năng lực vào đo lường năng lực quản lý của
đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL; (2) Kết quả nghiên cứu là
cơ sở quan trọng giúp Liên minh HTX tỉnh, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh thực hiện tốt hơn nữa công tác hỗ trợ,
đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá hiệu quả hoạt động của HTXNN
thông qua thang đo năng lực và các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt
động của HTX, hay tham mưu thiết lập, điều chỉnh các tiêu chí
đánh giá, phân loại HTXNN hằng năm; (3) Nghiên cứu đã chỉ ra
thực trạng về năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động của
HTXNN tại ĐBSCL từ năm 2014 – 2016; (4) Nghiên cứu xác
định được mức độ ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với hiệu
quả hoạt động của HTXNN phân theo lĩnh vực lúa gạo và cây ăn
trái; (5) Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
HTXNN quan tâm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực
nội bộ và khuyến khích khả năng tự nâng cao năng lực quản lý.

3



Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan những năng lực cần thiết đối với đội ngũ quản
lý HTX
Sự thành công của HTX phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó yếu tố năng lực quản lý có vai trò rất quan trọng để thực
hiện được các mục tiêu, chiến lược của HTX (Walt, 2005; Unal
& cộng sự, 2009). Năng lực của đội ngũ quản lý HTX được trích
lọc theo 03 hướng chính: Các công trình nghiên cứu về năng lực
có liên quan đến HTX, các nhà quản trị cấp trung thuộc lĩnh vực
dịch vụ và các năng lực mang đến sự thành công cho tổ chức.
Alderson (1993) đúc kết từ các công trình nghiên cứu thực
nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau chỉ ra 05 năng lực cần thiết
mang đến thành công cho tổ chức như: (1) Phải có mối quan hệ
cá nhân tốt giữa các thành viên nhóm; (2) Khả năng tạo ra sự cởi
mở và sẵn sàng thảo luận về các vấn đề; (3) Mức độ tin cậy cao
giữa các thành viên trong nhóm; (4) Kỷ luật và đồng nhất trong
việc ra quyết định; (5) Có khả năng thảo luận và hiểu về các vấn
đề ngắn hạn và dài hạn. Carroll & McCrackin (1998) tổng hợp từ
một số công trình nghiên cứu dựa vào các nhóm làm việc đạt hiệu
suất cao, đưa ra 08 năng lực quan trọng như: (1) Thiết lập những
mục tiêu tập thể; (2) Thiết lập các ưu tiên; (3) Xác định những vai
trò; (4) Nhận dạng và giải quyết vấn đề; (5) Thiết lập quy trình
làm việc hiệu quả; (6) Quản lý xung đột có tính cách xây dựng;
(7) Tạo dựng và duy trì một môi trường tin cậy và hợp tác; (8)
Duy trì kết quả tập trung. Mặt khác, để nhóm làm việc một cách
hiệu quả thì cần phải có thêm năng lực chuyên môn thể hiện cụ
thể công việc của nhóm (Kroon, 2006). Mặc dù những năng lực

này không được chỉ định dành cho đội ngũ quản lý HTX, nhưng
có ý nghĩa định hướng xác định năng lực cần thiết cho đội ngũ
này. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về các
nhà quản trị cấp trung thuộc lĩnh vực dịch vụ như: Siu (1998) xác
định các năng lực cần thiết dành cho các nhà quản trị cấp trung
dịch vụ khách sạn ở Hồng Kông; Sudsomboon (2010) xác định
các năng lực chung dành cho các chuyên gia kỹ thuật dịch vụ ô tô
ở Thái Lan; Xu and Wang (2009) xây dựng mô hình năng lực
chung dành cho các nhà quản trị cấp trung trong các doanh
nghiệp than…
4


Trong lĩnh vực HTX, một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu như: Tuominen et al. (2010), phân tích năng lực quản lý đối
với các HTX tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu xác định được 12
năng lực quản lý theo 03 nhóm: (1) Kiến thức (Thông tin và hiểu
biết về quản lý dựa trên giá trị HTX; Quản lý giao tiếp khách
hàng; Quản lý kinh doanh đa ngành; Phát triển cộng đồng); (2)
Kỹ năng (Quản lý dựa trên HTX; Quản lý giao tiếp khách hàng;
Phát triển cộng đồng; Ra quyết định tập thể; có sự tham gia; lãnh
đạo có tầm nhìn xa); (3) Thái độ (Nhận ra giá trị HTX; Sẵn lòng
nói ra ý kiến của mình). Maghsoudi et al. (2013) khảo sát nhu cầu
năng lực của các Giám đốc quản lý HTX sản xuất nông nghiệp tại
tỉnh Khuzestan, Iran. Kết quả khảo sát cho thấy có 05 nhóm yếu
tố nhu cầu năng lực cần thiết: (1) Luật lệ; (2) Quản lý rủi ro; (3)
Sáng tạo; (4) Tiếp thị; (5) Đăng ký ý tưởng và sở hữu trí tuệ. Một
hướng nghiên cứu khác của Boyatzis and Ratti (2009) nhằm phân
biệt hiệu suất làm việc của các nhà quản trị, lãnh đạo trong các
công ty tư nhân và HTX lớn ở Ý thông qua việc xác định khung

năng lực trí tuệ về tình cảm, xã hội và nhận thức. Kết quả phân
tích cho thấy nhu cầu năng lực của các nhà quản trị HTX (16
năng lực) cao hơn các nhà quản trị cấp trung của các doanh
nghiệp (06 năng lực). Những năng lực quản lý được chia làm 03
nhóm: (1) Nhóm năng lực trí tuệ về cảm xúc; (2) Nhóm năng lực
trí tuệ về xã hội; (3) Nhóm năng lực trí tuệ về nhận thức. Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực HTX đã xác định
được nhu cầu năng lực cần thiết đối với đội ngũ quản lý HTX,
khảo sát thực nghiệm với các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên,
một số công trình nghiên cứu thiếu các hành vi kèm theo hay tầm
quan trọng của năng lực...
2.2 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của HTX
Nhận định của các nhà nghiên cứu cho thấy sự thành công
hay thất bại của HTX chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nội
bộ HTX, quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người trong HTX.
Tuy vậy, nếu nhìn nhận một cách tổng quát thì hiệu quả hoạt
động của HTX có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả
các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài HTX. Trong phạm vi
nghiên cứu, đề tài chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên trong
như: (1) Năng lực quản trị, điều hành: Cornforth (2004) chỉ ra
5


rằng việc quản trị, điều hành HTX là vấn đề phức tạp, đầy khó
khăn và phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn trong thực thi vai trò,
đòi hỏi phải cố gắng kiểm soát và đưa ra định hướng cho việc
điều hành tổ chức của HTX, nhưng phải đảm bảo tính tuân thủ,
tương phản giữa vai trò tuân thủ với vai trò hiệu suất. Nhà quản
trị tham gia thường xuyên vào hoạch định chiến lược, các cuộc

gặp mặt sẽ có ảnh hưởng thuận chiều đến lợi nhuận của HTX
(Zivkovic and Hudson, 2015); (2) Quy mô thành viên: Hoạt động
của HTX phụ thuộc rất lớn vào sự “bảo trợ” của các thành viên
thông qua sử dụng các dịch vụ đầu vào, đầu ra của HTX. Sự tham
gia của thành viên vào trong HTX phản ánh khối lượng kinh
doanh của HTX. Số lượng thành viên đông sẽ là động lực quan
trọng trong hoạch định chiến lược kinh doanh, phấn đấu đạt được
khối lượng kinh doanh lớn và nhờ đó gặt hái được nhiều thành
công theo quy mô (Banaszak, 2008); (3) Tham gia của các thành
viên: Hoạt động của HTX chịu ảnh hưởng bởi sự tham gia của
thành viên và cam kết của họ. Các thành viên có thể tham dự các
cuộc họp, phục vụ trong Ban quản trị, tham gia tuyển dụng, bảo
trợ… (Osterberg and Nilsson, 2009); (4) Nguồn vốn góp của các
thành viên: Vốn là điều kiện tiên quyết và quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh doanh của HTX. Việc mở rộng quy mô HTX
bao gồm mở rộng thành viên tham gia và tăng vốn góp của các
thành viên. Một cuộc khảo sát về nguyên nhân dẫn đến sự thất bại
trong hoạt động kinh doanh của các HTX ở Châu Phi cho thấy
thiếu vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm cho hoạt
động của các HTX bị thất bại (Walt, 2005). Một số yếu tố bên
trong khác cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
HTX như: loại sản phẩm và chất lượng sản phẩm, chiến lược
cạnh tranh, quản lý rủi ro. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài có thể
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của
các HTX, bao gồm các yếu tố như: hỗ trợ từ bên ngoài, chính
sách của chính phủ, khung pháp lý và các yếu tố thị trường…
2.3 Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án: (1) Xác
định nhu cầu năng lực; (2) Thiết lập mô hình năng lực quản lý
ban đầu; (3) Thu thập dữ liệu và phân tích định lượng; (4) Thông
qua mô hình năng lực quản lý; (5) Đo lường năng lực quản lý và

kiểm chứng mối tương quan giữa năng lực quản lý với hiệu quả
hoạt động của HTX.

6


Chƣơng 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận về năng lực
3.1.1 Định nghĩa năng lực
Năng lực là những phẩm chất tiềm tàng của cá nhân và
đòi hỏi của công việc để thực hiện nhiệm vụ thành công, tập hợp
các kiến thức, kỹ năng, thái độ và các phẩm chất cá nhân khác
(động cơ, nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân…) mà tập hợp này là
thiết yếu và quan trọng để hình thành những sản phẩm đầu ra.
Các thành phần cấu thành năng lực: (1) Kiến thức: là sự
hiểu biết, nhận thức về các sự kiện, học thuyết, khái niệm, quy
tắc, nguyên tắc, nguyên lý hay quy trình cần thiết để thực hiện tốt
nhiệm vụ (Marrelli et al., 2005); (2) Kỹ năng: là khả năng để thực
hiện những nhiệm vụ bằng trí óc hay thể chất với một kết quả cụ
thể, có liên quan đến khả năng bẩm sinh hay rèn luyện được
(Marrelli et al., 2005); (3) Thái độ và các phẩm chất cá nhân
khác: là những đặc tính thường được hợp thành bởi cảm xúc hay
tính cách của cá nhân, bao gồm thói quen làm việc, cách thức
tương tác với người khác, cách cư xử của bản thân để mang lại sự
thành công trong công việc (Marrelli et al., 2005). Thái độ của cá
nhân thường liên quan đến biểu lộ ý nghĩ hay cảm xúc trước một
sự việc.
3.1.2 Mô hình năng lực
Mô hình năng lực được mô tả dưới dạng các năng lực

then chốt, đòi hỏi để thực hiện công việc theo khuôn mẫu hay
thực hiện thành công trong công việc của một bộ phận, nhóm làm
việc, ngay cả đối với tổ chức. Các mô hình năng lực nên có tác
dụng đoàn bẩy ở mức cao, sử dụng như một công cụ quyết định
trong hệ thống quản trị nhân sự. Mô hình năng lực bao gồm các
năng lực, định nghĩa (diễn giải), hành vi, mức đo lường, tầm quan
trọng và trọng số (Dubois et al., 2004).
3.2 Cơ sở lý luận về HTX
3.2.1 Định nghĩa HTX: HTX là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng
sở hữu, có tư cách pháp nhân, do các thành viên tự nguyện thành
lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên, trên cơ

7


sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, đoàn kết và dân chủ
trong hoạt động quản lý HTX (Hoyt, 1996; Luật HTX 2012).
3.2.2 Khái niệm HTXNN: HTXNN là tổ chức kinh tế tập thể do
nông dân hay hộ nông dân có nhu cầu, cùng vì lợi ích chung, tự
nguyện góp vốn để phát huy sức mạnh tập thể của từng thành
viên tham gia vào HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả
các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước (Vienney, 1980).
3.3 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động
3.3.1 Định nghĩa hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu
hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ

ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này
càng lớn thì hiệu quả càng cao. Thực tế cho thấy, thuật ngữ hiệu
quả hoạt động được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
kinh tế, xã hội, kỹ thuật… Hiệu quả hoạt động bao gồm hai khái
niệm quan trọng là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội: (1) Hiệu
quả kinh tế: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được
mục tiêu và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả đó; (2) Hiệu quả xã hội: phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu xã
hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết
công ăn việc làm; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh
thần cho người lao động; đảm bảo vệ sinh môi trường…
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động như: (1) Các
yếu tố bên trong: hoạt động quản trị và cơ cấu tổ chức của đơn vị,
yếu tố lao động và vốn; trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật
và ứng dụng khoa học kỹ thuật, vật tư, nguyên liệu đầu vào; (2)
Các yếu tố bên ngoài: môi trường pháp lý; môi trường chính trị,
văn hoá, xã hội; môi trường kinh tế; môi trường thông tin; môi
trường quốc tế… (Ngô Đình Giao, 1997).
3.3.2 Định nghĩa hiệu quả hoạt động của HTXNN
Theo Pavão and Rossetto (2015), hiệu quả hoạt động của
HTXNN được phân thành các hạng mục hiệu quả về Môi trường
– Xã hội và Tài chính – Kinh tế: (1) Hiệu quả Môi trường – Xã
hội: các chỉ số liên quan đến mối quan hệ với người lao động,
8


sáng tạo và an toàn trong các sản phẩm, bảo vệ môi trường và
mối quan hệ với cộng đồng (ví dụ như chỉ số về số lượng dịch vụ
cung ứng của HTXNN; chỉ số mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ

của thành viên; chỉ số giải quyết việc làm; chỉ số về đóng góp cho
ngân sách địa phương); (2) Hiệu quả Tài chính - Kinh tế: các chỉ
số liên quan đến tăng trưởng doanh thu bán hàng, lợi nhuận trên
đầu tư (Venkatraman and Ramanujam, 1986), sinh lợi trên tài sản
(ROA) và sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) (Thuvachote and
Phetphong, 2014), sinh lợi trên doanh thu (ROS).
3.4 Ảnh hƣởng của năng lực quản lý đối với hiệu quả hoạt
động của HTXNN
Trong hoạt động HTXNN, người quản trị luôn đóng một
vai trò quan trọng, tạo ảnh hưởng đến định hướng của HTXNN,
từ việc khởi xướng, thúc đẩy và bảo vệ các chính sách (Fulton,
2001). Người quản trị có năng lực sẽ khuyến khích các thành viên
đưa ra các quyết định dựa trên các giá trị của HTXNN, có thể
kiểm soát được những xung đột bên trong và bên ngoài để hoạt
động bền vững. Bên cạnh đó, người quản trị chính là những
người tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng mục tiêu,
phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển HTX, cũng
chính là những người có khả năng đưa ra phương án tối ưu nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của HTX. Mặt khác, họ lại là
người hướng dẫn thực thi các chính sách Nhà nước về HTX, giúp
các thành viên hiểu biết, nhận thức được các chủ trương của
đường lối, chính sách, Luật HTX. Ngày nay, yêu cầu đối với
người quản trị ngày càng cao do sản xuất ngày càng phát triển, sự
cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Các nhà quản trị ngày càng
trở nên có trách nhiệm hơn trong việc khai thác và điều chỉnh
chính sách và chiến lược của HTX để làm thay đổi môi trường
kinh doanh một cách hợp lý và chủ động (Zivkovic, 2015). Theo
định hướng thị trường, các HTXNN luôn có nhu cầu cao về các
nhà quản trị chất lượng cao. Nhà quản trị hiểu nhiệm vụ và chức
năng cần thực hiện, có nhân cách, có tính thần trách nhiệm và có

xây dựng được mối quan hệ tốt với những thành viên khác sẽ là
một tài sản quý giá, là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả hoạt
động của HTXNN (Thuvachote, 2014). Bên cạnh đó, từ kết quả
nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu đã chỉ ra năng

9


lực quản lý có sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX
(Pavão and Rossetto (2015), Thuvachote and Phetphong (2014)).
3.5 Mô hình nghiên cứu
3.5.1 Mô hình lý thuyết năng lực đội ngũ quản lý HTXNN
Thông qua các bước như: lược khảo tài liệu, phỏng vấn
chuyên gia; phân tích chức năng, nhiệm vụ của Ban quản trị
HTXNN và thảo luận nhóm. Kết quả xác định được 12 năng lực
cần thiết và 56 hành vi kèm theo dành cho Ban quản trị HTXNN.
Mô hình năng lực đội ngũ quản lý HTXNN
Chuyên môn

Giao tiếp (2)

Thâm
niên
công
tác

Ứng xử
Quan hệ con ngƣời (2)
Làm việc nhóm (2)


H11

Địa
bàn H12
hoạt
động

NĂNG
LỰC
ĐỘI NGŨ
QUẢN LÝ
HTXNN

Khả năng lãnh đạo (2)

Quản lý

Ra quyết định (2)
Tổ chức và lập KH (2)

H13
Vị
Trí
công
tác

Kiến thức chuyên môn
(1)
Kiến thức tổ chức (1)


Định hƣớng kết quả (3)
Xây dựng tin cậy (3)
Nhân cách

Tinh thần sáng tạo (4)
Phát triển ý tƣởng (4)

(1) Kiến thức; (2) Kỹ năng; (3) Thái độ; (4) Phẩm chất cá nhân khác

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Hình 3.5: Mô hình năng lực đội ngũ quản lý HTXNN
Các giả thuyết nghiên cứu: (H11) Không có sự khác biệt
về nhu cầu năng lực chung của đội ngũ quản lý HTXNN tại
ĐBSCL theo thâm niên công tác; (H12) Không có sự khác biệt về
nhu cầu năng lực chung của đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL
theo địa bàn hoạt động; (H13) Không có sự khác biệt về nhu cầu
năng lực chung của đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL theo vị
trí công tác.
10


3.5.2 Mô hình nghiên cứu xác định ảnh hƣởng của năng lực
quản lý đối với hiệu quả hoạt động của HTXNN tại ĐBSCL
Tỉnh
Lĩnh
vực

Năng
lực


Loại
DV

H21
Vốn góp

ROS
ROA

H22

Hiệu quả
hoạt động

H23
Quy mô

ROE
DVCU

H24
GQVL
Tham gia
của TV

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Hình 3.6: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động HTXNN tại ĐBSCL
Mô hình nghiên cứu viết dưới dạng hàm số:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + ⍺1X1xX2 +

⍺2X1xX3 + δ1D1 + δ 2D2 + δ 3D3 + u
Trong đó: X1: Năng lực quản lý HTXNN (đơn vị đo
lường năng lực theo tỷ lệ % dựa trên đề xuất của Blayney
(2009)); X2: Nguồn vốn góp của các thành viên HTXNN (kỳ
vọng dương); X3: Quy mô thành viên HTXNN; X4: Tham gia
điều hành của các thành viên trong HTXNN; X1xX2, X1xX3 là
các biến tương tác; D1, D2, D3 là các biến giả kiểm chứng sự khác
biệt hoạt động HTXNN tại các tỉnh được khảo sát, lĩnh vực hoạt
động và loại hình dịch vụ cung ứng. Các biến độc lập đều được
kỳ vọng dương. Y: Hiệu quả hoạt động của HTXNN được đánh
giá từ 03 chỉ số tài chính (ROS, ROA, ROE) và 02 chỉ số xã hội
(dịch vụ cung ứng (DVCU) và giải quyết việc làm (GQVL)).
Các giả thuyết nghiên cứu: (H21) Năng lực quản lý có ảnh
hưởng đồng biến đến hiệu quả hoạt động của HTXNN; (H22) Vốn
góp có ảnh hưởng đồng biến đến hiệu quả hoạt động của
HTXNN; (H23) Quy mô hoạt động có ảnh hưởng đồng biến đến
hiệu quả hoạt động của HTXNN; (H24) Tham gia của thành viên
có ảnh hưởng đồng biến đến hiệu quả hoạt động của HTXNN.
11


3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.5.1.1 Số liệu thứ cấp: thu thập từ niên giám thống kê, báo cáo
của Liên minh HTX tại các tỉnh, báo cáo của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn từ năm 2014 - 2016; sách, bài báo khoa học
liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; tài liệu hội thảo khoa học.
3.5.1.2 Số liệu sơ cấp: Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên phân tầng không theo tỷ lệ (theo xác suất), từ
đám đông ban đầu được chia nhỏ theo các đơn vị hành chính

huyện/thị xã. Để đảm bảo kích thước mẫu đủ lớn, nâng cao tính
đại diện của mẫu trong tổng thể và giá trị của kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu chọn mẫu với kích thước n = 400 (HTXNN) từ một
đám đông có kích thước N = 1.251 (tổng số HTXNN tại
ĐBSCL). Các phần tử của mẫu sẽ được chọn lựa dựa vào các tiêu
chí như: (1) chọn ưu tiên 06 địa bàn có số lượng lớn HTXNN
thuộc lĩnh vực lúa gạo (Kiên Giang (225 HTX lúa gạo), An
Giang (98 HTX lúa gạo), Đồng Tháp (115 HTX lúa gạo), Hậu
Giang (96 HTX lúa gạo)) và cây ăn trái (Hậu Giang (21 HTX cây
ăn trái), Tiền Giang (19 HTX cây ăn trái), Vĩnh Long (10 HTX
cây ăn trái)); (2) dựa vào kết quả xếp loại hằng năm của HTXNN
đến thời điểm cuối năm 2016; (3) dựa vào loại hình dịch vụ kinh
doanh. Ngoài ra, nghiên cứu còn đối chiếu đến các tiêu chí để
không chọn HTXNN khảo sát như: các HTXNN đang ngưng hoạt
động nhưng chưa giải thể; chưa chuyển đổi sang mô hình mới
theo Luật HTX năm 2012; hoạt động “cầm chừng” để đạt được
tiêu chí nông thôn mới. Từ 06 tỉnh được chọn, lập danh sách
HTXNN thuộc từng huyện tại địa bàn khảo sát, chọn ít nhất 03
huyện có số HTXNN nhiều nhất. Nếu đơn vị mẫu thu thập không
đủ theo kích thước mẫu đã xác định n = 400, nghiên cứu sẽ tiếp
tục khảo sát tại một số tỉnh khác lân cận thuộc ĐBSCL và phần tử
của mẫu chọn khảo sát vẫn xem xét theo các tiêu chí như trên.
Số liệu thu thập theo hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chọn mẫu cho xây dựng mô hình năng lực
đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL, Bảng câu hỏi phát ra khảo
sát theo 03 nhóm đối tượng tương ứng với số quan sát được liệt
kê trong bảng 3.3.

12



Bảng 3.3 Tổng số quan sát được khảo sát xây dựng mô hình năng
lực đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL
STT

Đối tượng

1

Liên minh HTX
- Lãnh đạo cơ quan
- Cán bộ Phòng tư vấn
Phòng Nông nghiệp
huyện/ Phòng KTHT
Cán bộ trong phòng
Hợp tác xã nông nghiệp
Giám đốc/ Phó Giám đốc
Kiểm soát trưởng/ KTT
Tổng cộng

2

3

Số
lượng
(người)
05
01
04

03
03
02
01
01
10

Số
HTXNN
(đơn vị)

400
400
400
400

Số
huyện

Số
tỉnh

03

06
06
06
06

03


06

03

06

Số
quan
sát
30
06
24
54
54
800
400
400
884

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
Giai đoạn 2: thu thập số liệu kiểm định các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động HTXNN tại ĐBSCL. Các bảng hỏi
soạn sẵn được gửi đến 350 HTXNN (chọn từ 400 HTXNN tại 09
tỉnh ĐBSCL) để đo lường năng lực quản lý và thu thập thông tin
về tình hình hoạt động của HTXNN tại ĐBSCL. Đo lường năng
lực của đội ngũ quản lý HTXNN thông qua 02 nhóm đối tượng
(Ban quản trị HTX; Cán bộ Phòng nông nghiệp tại các huyện),
mỗi nhóm đại diện trả lời cho 01 bảng hỏi).
3.5.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Thiết lập mô hình năng lực đội ngũ quản lý
HTXNN tại ĐBSCL thông qua các phương pháp: (1) phỏng vấn
chuyên gia; (2) phân tích bảng mô tả công việc; (3) thảo luận
nhóm; (4) Phân tích nhân tố khám phá, khẳng định; (5) Phân tích
cấu trúc đa nhóm; (6) Phương pháp ước lượng bootstrap.
Mục tiêu 2: Đánh giá ảnh hưởng của năng lực quản lý đối
với hiệu quả hoạt động của HTXNN thông qua phương pháp
phân tích và phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao
năng lực đội ngũ quản lý HTXNN và nâng cao hiệu quả hoạt
động của HTXNN tại ĐBSCL. Đề xuất được đưa ra từ kết quả
nghiên cứu.

13


Chƣơng 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA HTXNN TẠI ĐBSCL
4.1 Kết quả xếp loại HTXNN giai đoạn 2014 - 2016
Theo số liệu thu thập từ khảo sát 308 HTXNN tại 09 tỉnh
ĐBSCL. Năm 2016, số HTXNN xếp loại khá, tốt chiếm đến
69,8% và có xu hướng tăng qua các năng. Năm 2014 là năm có
số HTXNN chưa được phân loại khá cao, chiếm đến 14,6%. Do
đây là những HTXNN vừa mới thành lập trong năm nên chưa có
đánh giá, xếp loại cụ thể.
4.2 Số lƣợng thành viên HTXNN
Số lượng thành viên HTXNN có xu hướng tăng qua các
năm so với thời điểm mới thành lập, tăng bình quân 3.542 thành
viên/năm. HTXNN có số lượng thành viên dưới 100 thành viên
chiếm tỷ lệ khá cao (66,56%). Điều này cho thấy quy mô hoạt

động của các HTXNN còn rất nhỏ, chưa vận động được nhiều
thành viên tham gia vào HTXNN.
4.3 Thực trạng năng lực của đội ngũ quản lý HTXNN
Năng lực của đội ngũ quản lý HTXNN có độ tuổi khá cao,
không có sự tương đồng về tuổi tác. Trình độ học vấn cũng tương
đối thấp, 45 – 60% những người có trình độ cấp 2 trở xuống đối
với 3 chức danh chủ chốt trong Ban quản trị. Trình độ chuyên
môn được cải tiến thông qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, nhưng
nhìn chung vẫn ở mức thấp, có đến 44,78% số lượng người chưa
qua đào tạo. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của Ban
quản trị HTXNN thuộc lĩnh vực cây ăn trái so với lĩnh vực lúa
gạo. Xét về thâm niên công tác, số năm công tác của các thành
viên trong Ban quản trị HTXNN tương đối đồng đều, có tỷ lệ
thâm niên tương đối thấp, vị trí Giám đốc có tỷ lệ thâm niên cao
nhất, những người công tác trên 10 năm chiếm đến 30%.
4.4 Hiệu quả kinh doanh của HTXNN tại ĐBSCL
Trong giai đoạn năm 2014 – 2016, lợi nhuận bình
quân/HTXNN đạt 229 triệu đồng/năm. Kết quả phân tích các chỉ
số tài chính cho thấy đều đạt ở mức khá: lợi nhuận thu được từ
doanh thu đạt trung bình 18,68%; lợi nhuận sau thuế từ tài sản đạt
bình quân 21,18%; lợi nhuận sau thuế từ vốn chủ sở hữu đạt bình
quân 17,78%.

14


Bảng 4.8 Các chỉ số hiệu quả hoạt động của HTXNN giai đoạn
2014 – 2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Lĩnh vực

Năm
Tổng lợi nhuận
sau thuế
Tổng doanh
thu
Tổng tài sản
Vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận chưa
phân phối
Sinh lợi trên
doanh thu
(ROS) (%)
Sinh lợi trên tài
sản (ROA) (%)
Sinh lợi trên
vốn chủ sở hữu
(ROE) (%)

Lúa gạo

Cây ăn trái

Tổng cộng

2014

2015

2016


2014

2015

2016

2014

2015

2016

37.917

39.873

53.726

13.785

23.643

28.336

51.702

63.515

82.062


228.953

262.464

328.577

57.451

77.117

96.982

286.404

339.581

425.559

226.988

279.226

327.821

18.357

27.245

60.686


245.345

306.471

388.507

277.309

333.055

382.144

27.457

29.211

61.004

304.766

362.266

443.148

1.656

1.826

1.990


291

321

351

1.947

2.147

2.341

16,56

15,19

16,35

23,99

30,66

29,22

18,05

18,70

19,28


16,70

14,28

16,39

75,09

86,78

46,69

21,07

20,72

21,12

13,76

12,04

14,13

50,74

81,84

46,72


17,07

17,64

18,62

Nguồn: Kết quả khảo sát 308 HTXNN, năm 2017
Kết quả phân tích các chỉ số xã hội cho thấy dịch vụ cung
ứng (DVCU) đáp ứng tương đối hiệu quả, dịch vụ bơm tưới đáp
ứng đến 92,69% nhu cầu của các thành viên, các dịch vụ còn lại
chỉ đáp ứng trung bình khoảng 59,15%. Chỉ số giải quyết việc
làm (GQVL) đã chỉ ra số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp
đều tăng qua các năm. Năm 2015, 2016 là hai năm có chỉ số lao
động tăng cao, tăng bình quân 1.557 lao động/năm.
Chƣơng 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
5.2 Kết quả kiểm định mô hình năng lực đội ngũ quản lý
HTXNN tại ĐBSCL
5.2.1 Mô tả mẫu nghiên cứu (n = 745 quan sát)
Bảng 5.1: Đặc điểm mẫu kiểm định mô hình năng lực
Các yếu tố
Chức vụ
Giám đốc/Phó Giám đốc
Trưởng Ban Kiểm soát
Kế toán trưởng
Chuyên viên Liên minh HTX
Chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện

15


Tần số
745
277
164
120
41
143

Tần suất
100%
37,18%
22,01%
16,11%
5,5%
19,2%


Địa bàn hoạt động
Hậu Giang
Cần Thơ
Sóc Trăng
Trà Vinh
Kiên Giang
Vĩnh Long
An Giang
Đồng Tháp
Tiền Giang

745

94
85
86
36
102
55
119
129
39

100%
12,62%
11,41%
11,54%
4,83%
13,69%
7,38%
15,97%
17,32%
5,24%

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2017
Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo: Kết quả phân tích hệ số
Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều thỏa mãn yêu cầu
về độ tin cậy (có giá trị từ 0,773 đến 0,865). Kết quả phân tích
nhân tố khám phá rút ra được 6 nhân tố, trình bày trong bảng 5.4.
Bảng 5.4: Các nhân tố được hình thành từ phân tích EFA
STT

Tên nhân tố


Số
biến

1
2
3
4

Kiến thức chung
Hoạt động nhóm
Quan hệ con người
Quản lý điều hành

5
5
5
9

5

Định hướng hiệu
quả
Tinh thần sáng tạo

8

6

5


Hệ số
Cronbach’s
alpha
nlcm1, nlcm2, kttc2, kttc3, kttc4
0,841
lvn1, lvn2, gt1, gt2, gt3
0,842
qhcn1, qhcn2, qhcn3, qhcn4, qhcn5
0,855
knld1, knld2, knld3, knld4, knld5,
0,904
tcvlkh1, tcvlkh2, tcvlkh3, tcvlkh4
dhkq1, dhkq2, dhkq3, dhkq5, xdtc1,
0,880
xdtc2, xdtc3, xdtc4
phyt3, phyt4, ttst1, ttst3, ttst4
0,860
Tên biến quan sát

KMO = 0,966 (>0,5); Sig = 0,000<0,05 ; Total variance explained = 53,820% (>50%)

Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, 2017
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA bậc 1, bậc
2: Kết quả CFA bậc 1 cho thấy mô hình đạt được độ tương thích
với dữ liệu thực tế (Chi-square = 545,965; P-value = 0,000; Chisquare/df = 1,929 < 2; GFI = 0,945 (>0,9); TLI = 0,969 (>0,9);
CFI = 0,973 (>0,9); RMSEA = 0,035 (<0,08)). Mô hình thoả mãn
các điều kiện về giá trị hội tụ, tính đơn nguyên và giá trị phân
biệt. Kết quả CFA bậc 2 cho thấy mô hình nghiên cứu có 289 bậc
tự do và đạt được độ tương thích với dữ liệu thực tế (Chi-square

= 576,223; P-value = 0,000; Chi-square/df = 1,994 < 2; GFI =
0,942 (>0,9); TLI = 0,967 (>0,9); CFI = 0,970 (>0,9); RMSEA =
0,037 (<0,08)) (Hình 2).
Hình 2: Kết quả kiểm định CFA bậc 2
16


Nguồn: Kết quả kiểm định từ số liệu khảo sát, 2017
Kết quả kiểm định CFA bậc 2 cũng cho thấy các thành
phần cấu thành nên năng lực thoả mãn các điều kiện về giá trị hội
tụ, tính đơn nguyên, giá trị phân biệt, hệ số tin cậy tổng hợp và
phương sai trích.
Kiểm định bootstrap: Nghiên cứu tiếp tục kiểm định
bootstrap với số quan sát lặp lại N = 1.500 lần. Kết quả ước
lượng với 1.500 lần từ 745 quan sát được tính trung bình kèm
theo độ lệch và sai lệch của độ lệch được trình bày trong bảng
5.7.
Bảng 5.7: Kết quả ƣớc lƣợng bằng bootstrap với N = 1.500
SEBias
nt1
<--Nlqlhtx
0,788
0,024
0,000 0,789
0,001
0,001
nt2
<--Nlqlhtx
0,718
0,027

0,000 0,717
-0,001
0,001
nt3
<--Nlqlhtx
0,852
0,022
0,000 0,852
0,000
0,001
nt4
<--Nlqlhtx
0,908
0,017
0,000 0,909
0,000
0,000
nt5
<--Nlqlhtx
0,904
0,017
0,000 0,904
0,000
0,000
nt6
<--Nlqlhtx
0,851
0,020
0,000 0,851
0,000

0,001
(SE: sai lệch chuẩn; SE-SE : sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn; Mean: giá trị trung bình;
Bias: độ lệch; SE-Bias: sai lệch chuẩn của độ lệch)
Mối quan hệ

Estimate

SE

SE-SE

Mean

Bias

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2017
17


Kết quả kiểm định bootstrap cho thấy độ lệch có xuất
hiện trong mối quan hệ giữa năng lực quản lý HTX với nhân tố 1
và nhân tố 2 nhưng rất nhỏ, sai lệch chuẩn của độ lệch có giá trị
nhỏ và ổn định, cho phép kết luận rằng các ước lượng trong mô
hình là tin cậy.
Kết quả kiểm định các giả thuyết: phương pháp cấu trúc
đa nhóm được sử dụng để kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu
thông qua việc so sánh sự khác biệt giữa mô hình khả biến với
mô hình bất biến. Kết quả cho thấy P-value đều lớn hơn 0,05 (Pvaluegt1 = 0,607; P-valuegt2 = 0,267; P-valuegt3 = 0,232), nghĩa là
không có sự khác biệt về nhu cầu năng lực dựa trên các yếu tố
như: thâm niên công tác, địa bàn hoạt động và vị trí công tác. Kết

quả kiểm định cho thấy phù hợp với nhận định của Dulewicz
(1989) và Siu (1998), giúp khẳng định rằng có sự tồn tại năng lực
quản lý chung giữa các HTXNN.
Mô hình năng lực đội ngũ quản lý HTXNN tại ĐBSCL:
gồm 06 năng lực và 26 hành vi, trình bày trong bảng 5.10.
Bảng 5.10: Mô hình năng lực đội ngũ quản lý HTXNN tại
ĐBSCL
Mức độ
Tầm
Trọng số
cần thiết quan trọng (%)
1 Kiến thức chung (KTC)
3,95
0,79
15,58
Thang đo Kiến thức chung đòi hỏi đội ngũ quản lý HTXNN phải nắm bắt các thông tin nội bộ và
bên ngoài, cũng như hiểu rõ bản chất hoạt động, cấu trúc tổ chức, các nguyên tắc, quyền lợi và
nghĩa vụ HTX, kiến thức nền tảng về kinh doanh, đồng thời phải biết cách xây dựng và áp dụng
giá trị HTX vào trong thực tiễn của HTX để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
KTTC2 - Hiểu biết về bản chất hoạt động của HTX
3,96
0,74
20,44
KTTC3 - Biết cách xây dựng, quản lý và đưa giá trị HTX vào
3,92
0,73
20,17
thực tiễn
KTTC4 - Nắm vững các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của
4,05

0,72
19,89
HTX, các thành viên đối với HTX
KTCM1- Nắm bắt tình hình kinh tế của HTX, địa phương và
3,83
0,74
20,44
trong nước
KTCM2 - Có kiến thức nền tảng về kinh doanh, khả năng dự
4,00
0,69
19,06
báo thị trường và phát triển cộng đồng
2 Hoạt động nhóm (HDN)
4,04
0,72
14,20
Thang đo Hoạt động nhóm phản ánh khả năng và mong muốn làm việc với tinh thần hợp tác, cùng
chung một hành động, luôn cởi mở trong thảo luận, sẵn lòng chia sẻ thông tin, ý kiến cá nhân và có
khả năng thảo luận các vấn đề của nhóm quan tâm. Khi truyền đạt thông tin bằng lời nói phải nhấn
mạnh những điểm chính giúp người nghe có thể hiểu đầy đủ.
LVN1 - Sẵn lòng nói ra ý kiến của mình
4,13
0,81
33,47
LVN2 - Chia sẻ thông tin quan trọng với các thành viên
4,13
0,87
35,95
GT3 - Nhấn mạnh những điểm chính cần truyền đạt

3,86
0,74
30,58
3 Quan hệ con người (QHCN)
4,03
0,85
16,77
Thang đo Quan hệ con người cho biết mức độ chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của người quản trị

STT

Tên năng lực

18


với các thành viên trong HTX, khả năng xây dựng mối quan hệ đoàn kết, quan tâm đến giáo dục và
tạo niềm tin lâu dài cho các thành viên.
QHCN1 - Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc với các thành viên
4,18
0,73
25,09
QHCN2 - Xây dựng mối quan hệ và kết nối hiệu quả giữa các
4,02
0,75
25,77
thành viên trong HTX
QHCN3 - Quan tâm giáo dục tinh thần, giá trị cao đẹp của
4,06
0,74

25,43
HTX cho thành viên
QHCN4 - Cư xử một cách nhất quán để tạo dựng niềm tin lâu
3,86
0,69
23,71
dài cho các thành viên và khách hàng
4 Định hướng hiệu quả (DHHQ)
4,11
0,90
17,75
Thang đo Định hướng hiệu quả yêu cầu khả năng tập trung vào kiểm soát tốt giả cả hoạt động, có
định hướng hoạt động rõ ràng, tập trung nỗ lực phấn đấu để mang đến lợi ích, cách thức phục vụ
tốt nhất cho các thành viên trong HTX. Đồng thời, người quản trị cần quan tâm đến khả năng tạo
dựng, duy trì môi trường hợp tác, tin cậy, minh bạch, dân chủ trong mọi hoạt động HTX.
DHKQ1 - Kiểm soát hiệu quả giá cả hoạt động
4,14
0,70
16,79
DHKQ3 - Luôn quan tâm phục vụ thành viên
4,06
0,75
17,99
DHKQ5 - Định hướng hoạt động rõ ràng, quan tâm đến lợi
4,04
0,76
18,23
ích của thành viên
XDTC1 - Tạo dựng, duy trì môi trường hoạt động tin cậy và
3,94

0,68
16,31
hợp tác
XDTC2 - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức trong kinh doanh và
4,21
0,60
14,39
xây dựng hình ảnh của bản thân
XDTC3 - Đảm bảo tính minh bạch, dân chủ trong tổ chức và
4,27
0,68
16,31
hoạt động HTX
5 Quản lý điều hành (QLDH)
3,80
0,91
18,93
Thang đo Quản lý điều hành yêu cầu về khả năng gắn kết các thành viên từ việc tạo niềm tin, tổng
hợp hiệu quả ý kiến của các thành viên nhằm phát huy được sức mạnh tập thể. Đồng thời, người
quản trị cần có khả năng thiết lập lịch trình làm việc hiệu quả, sắp xếp giải quyết công việc theo
tiến trình hợp lý và khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có.
KNLD2 - Tạo được niềm tin đối với các thành viên
3,68
0,67
17,54
KNLD5 - Có khả năng tổng hợp hiệu quả ý kiến của các thành
3,94
0,96
25,13
viên để đạt được sự đồng thuận

TCVLKH1 - Thiết lập lịch trình làm việc hiệu quả
3,75
0,73
19,11
TCVLKH2 - Phân chia mức độ ưu tiên khối lượng công việc
3,78
0,71
18,59
TCVLKH4 - Điều phối và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
3,83
0,75
149,63
6 Tinh thần sáng tạo (TTST)
3,88
0,85
16,77
Thang đo Tinh thần sáng tạo yêu cầu những cố gắng phấn đấu không ngừng để đạt được mục tiêu
đã đề ra, kết hợp với việc linh hoạt trong công việc, chủ động đặt ra những mục tiêu cao hơn để
kích thích óc sáng tạo.
TTST1 - Phấn đấu không ngừng để đạt được mục tiêu, nhiệm
3,94
0,81
34,32
vụ ngay cả khi đối mặt với khó khăn
TTST3 - Linh hoạt trong mọi công việc
3,89
0,82
34,75
TTST4 - Chủ động đưa ra những mục tiêu cao hơn để tăng
3,75

0,73
30,93
mức độ thử thách

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích, kiểm định theo số
liệu khảo sát, 2017
5.4 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả hoạt động HTXNN
5.4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu
19


Bảng 5.14: Đặc điểm mẫu
Các yếu tố
Lĩnh vực hoạt động
Lúa gạo
Cây ăn trái
Địa bàn hoạt động
Hậu Giang
Cần Thơ
Sóc Trăng
Trà Vinh
Kiên Giang
Vĩnh Long
An Giang
Đồng Tháp
Tiền Giang

Tần số
308

252
56
308
38
16
14
13
57
18
53
84
15

Tần suất
100 %
81,82 %
18,18 %
100 %
27,27 %
5,19 %
4,55 %
4,22 %
18,51 %
5,84 %
17,21 %
12,34 %
4,87 %

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, năm 2017
5.4.2 Thống kê mô tả

Năng lực của đội ngũ quản lý HTXNN: Kết quả đo lường
cho thấy mức năng lực tổng thể trung bình chỉ đạt được 61,60%,
trong đó năng lực Định hướng hiệu quả đạt mức cao nhất với tỷ
lệ 71,07% và năng lực Quản lý điều hành đạt mức thấp nhất với
tỷ lệ 55,04. Năng lực quản lý của HTXNN có giá trị thấp nhất là
23,07%, cao nhất là 85,90% (bảng 5.15).
Vốn góp của các thành viên: Vốn góp của các thành viên
trong các HTXNN ở mức tương đối thấp, trung bình chỉ đạt
301,04 triệu đồng/HTXNN, tổng vốn góp của HTXNN thấp nhất
là 8,1 triệu đồng, cao nhất là 3.450 triệu đồng. Vốn góp bình quân
của HTXNN theo lĩnh vực cây ăn trái là 304 triệu đồng/HTXNN,
cao hơn lĩnh vực lúa gạo (264 triệu đồng/HTXNN).
Bảng 5.15: Thống kê mô tả
Tên biến
Năng lực (%)
Vốn góp (triệu đồng)
Quy mô (số thành viên)
Tham gia của thành viên (%)

Số
quan
sát
308
308
308
308

Giá trị
trung
bình

61,26
301,04
118,46
69,09

Độ lệch
chuẩn
13,65641
274,3727
154,359
14,8786

Giá trị
nhỏ
nhất
23,07
8,1
07
19

Giá trị
lớn
nhất
85,90
3.450
1.066
98,33

Nguồn: Kết quả tính toán từ khảo sát thực tế, năm 2017
Quy mô hoạt động của HTXNN: Số lượng thành viên

tham gia vào HTXNN trung bình chỉ đạt 118 thành
viên/HTXNN, HTXNN có số thành viên ít nhất là 07 thành viên,
20


cao nhất là 1.066 thành viên. HTXNN có số lượng thành viên
tham gia từ 100 thành viên trở lên chỉ có 107/308 HTXNN.
HTXNN thuộc lĩnh vực lúa gạo có số lượng thành viên cao nhất,
trung bình với 135 thành viên/HTXNN, cao hơn lĩnh vực cây ăn
trái (trung bình chỉ có 32 thành viên/HTXNN) (bảng 5.15).
Tham gia của các thành viên trong HTXNN: Mức độ
tham gia của các thành viên đóng góp vào hoạt động của
HTXNN trung bình chỉ đạt 69,09%. Mức đóng góp cho hoạt
động HTXNN của các thành viên thấp nhất là 19% và mức cao
nhất đạt 98,33%. Mức độ tham gia của các thành viên đóng góp
cho HTXNN theo từng lĩnh vực cũng có sự khác nhau, lĩnh vực
cây ăn trái có mức độ tham gia của các thành viên trong HTXNN
là 74,09%, đối với lĩnh vực lúa gạo là 70,79%. Tham gia của các
thành viên vào việc cung cấp giải pháp cho hoạt động của
HTXNN có tỷ lệ khá thấp với 55,02%, tham gia vào các cuộc họp
định kỳ hay thường xuyên của các HTXNN có tỷ lệ bình quân
cao nhất với 82,05%.
Kết quả kiểm định mô hình xác định mức độ ảnh
hƣởng của năng lực quản lý với hiệu quả hoạt động của
HTXNN tại ĐBSCL:

hiệu
biến

Tên biến


X1

Năng lực

X2

Vốn góp

X3

Quy mô

X1xX2

Tích năng lực với vốn góp

X1xX3

Tích năng lực với quy mô

X4

Tham gia của thành viên

D1

Địa bàn hoạt động

2


Cần Thơ

3

Sóc Trăng

4

Trà Vinh

5

Kiên Giang

ROS

ROE

GQVL

0,551***
(5,21)
0,0407**
(2,43)
0,0830***
(2,64)
-0,0752***
(-2,89)
-0,106**

(-2,54)
0,153***
(2,61)

0,545***
(4,94)
0,0418***
(2,99)
-0,00842
(-0,64)
-0,0794***
(-3,74)
-0,00521
(-0,25)
0,150***
(2,77)

0,458**
(2,00)
0,0390
(0,68)
0,136*
(1,75)
-0,0215
(-0,27)
0,439***
(2,95)
-0,124
(-0,90)


-18,83***
(-3,95)
4,698
(0,95)
0,676
(0,15)
3,010
(0,93)

-6,388
(-1,08)
2,248
(0,53)
7,697
(1,16)
1,159
(0,37)

-9,722
(-0,90)
21,54**
(2,05)
10,33
(1,04)
2,778
(0,41)

21



6

Vĩnh Long

7

An Giang

8

Hậu Giang

9

Tiền Giang

D2

Lĩnh vực hoạt động
Cây ăn trái

D3

Loại dịch vụ

2

Vật tư nông nghiệp

3


Sản xuất giống

4

Dịch vụ bơm tưới

5

Tiêu thụ nông sản

Hệ số tự do
Số quan sát
Mức ý nghĩa của mô hình
Hệ số xác định (R2)
Hệ số xác định điều chỉnh (R2 điều
chỉnh)

6,596
(1,14)
-4,450**
(-2,37)
-5,613*
(-1,75)
-6,900***
(-2,79)

-7,266***
(-2,23)
-3,944*

(-1,84)
-2,005
(-0,56)
2,990
(0,61)

10,15
(0,98)
-10,88*
(-1,82)
-10,28*
(-1,84)
0,359
(0,03)

10,28***
(3,56)

8,200***
(2,76)

-7,158
(-1,18)

-6,562
(-1,59)
-0,219
(0,06)
-5,896*
(-1,97)

2,179
(1,18)
-30,00***
(-3,80)

-5,082
(-1,37)
4,453
(0,73)
-13,73***
(-5,71)
-1,282
(-0,72)
-26,62***
(-3,26)

6,251
(0,95)
3,390
(0,30)
7,725
(0,68)
17,61***
(4,12)
6,822
(0,41)

290

295


246

0,0000

0,0000

0,0000

0,288

0,387

0,655

0,238

0,345

0,626

Nguồn: Kết quả kiểm định của tác giả
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%; **: mức ý nghĩa 5%; ***:
mức ý nghĩa 1%
Kết quả kiểm định chọn được 03 mô hình: Các yếu tố
ảnh hưởng đến chỉ số ROS, ROE và GQVL. Từ 03 mô hình được
chọn, các biến độc lập X1, X2, X3 và X4 đều ảnh hưởng đồng biến
đến các hệ số hồi quy, phù hợp với nhận định của Zivkovic et al.
(2015), Mahazril et al. (2012), Amini and Ramezani (2008)…
Các giả thuyết liên quan đến mô hình đều được chấp nhận. Kết

quả kiểm định cũng chỉ ra có mối tương quan giữa biến X1 với X2
và X1 với X3. Khi so sánh theo lĩnh vực hoạt động, yếu tố năng
lực của HTXNN lĩnh vực cây ăn trái ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của HTXNN mạnh hơn so với lĩnh vực lúa gạo.
Chƣơng 6
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
22


×