Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu sử dụng instagram để thu hút khách du lịch đến bảo tàng mỹ thuật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 96 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
____________________

Họ và tên : NGUYỄN THÁI BÌNH – K23HD

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài :
Nghiên cứu sử dụng Instagram để thu hút
khách du lịch đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
NGÀNH
: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH
: 52340101
CHUYÊN NGÀNH : HƢỚNG DẪN DU LỊCH

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Lê

Quỳnh Chi

..................................

HÀ NỘI, 01 - 2019


Khóa Luận Tốt Nghiệp – Khoa Du Lịch

LỜI CẢM ƠN


Để được làm luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc đến Ban Chủ Nhiệm Khoa Du Lịch – Trường Đại Học Mở Hà Nội, các
thầy cô giáo trong khoa đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên
ngành Quản trị kinh doanh – Hướng dẫn du lịch cho chúng em trong suốt thời gian là
sinh viên. Em cũng xin chân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong tổ
văn phòng, giáo vụ khoa Du lịch – Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho
em có cơ hội thực hiện bài khóa luận của mình.
Lời cảm ơn chân thành nhất em xin được gửi tới cô Lê Quỳnh Chi là giáo viên
hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho em. Tuy rằng cô trong thời gian hướng dẫn có
nhiều công việc bận rộn, nhưng cô đã cố gắng sắp xếp thời gian để tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn cho em có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Trường
phòng Tổ chức – Hành chính – Đối ngoại, chị Linh phụ trách quầy bán vé và lưu giữ
số liệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ, cung cấp số
liệu và thông tin để em sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp.
Em rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình chân thực nhất của quý Thầy Cô
để đề tài của em được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên tốt nghiệp
Họ và Tên

Nguyễn Thái Bình


Khóa Luận Tốt Nghiệp – Khoa Du Lịch
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH

------***------


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Nguyễn Thái Bình

ĐT : 0399561583

Lớp - Khoá : A4-K23

Ngành học : Quản trị kinh doanh ( Du lịch)

1. Tên đề tài :
Nghiên cứu sử dụng Instagram để thu hút khách du lịch đến Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam
2. Các số liệu ban đầu (Lý thuyết đã học và tƣ liệu thu thập tại cơ sở nơi thực hiện
Khoá luận) :
Giáo trình, sách, tạp chí, báo,... và thông tin thu thập tại cơ sở thực tập.
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán (chi tiết đến chƣơng, mục) :
Chương I : Các vấn đề lý luận về Instagram và du lịch thời Cách mạng Công
nghiệp 4.0
Chương II : Thực trạng về sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam
Chương III : Đề xuất giải pháp sử dụng truyền thông xã hội Instagram cho Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam
4. Giáo viên hƣớng dẫn (toàn phần hoặc từng phần)

: Toàn phần


5. Ngày giao nhiệm vụ Khoá luận tốt nghiệp

: 30/10/2018

6. Ngày nộp Khoá luận cho VP Khoa (hạn cuối)

: 24/01/2019

Trƣởng Khoa

Nguyễn Thái Bình

Hà Nội, ngày . . . / . . . / năm 2019
Giáo viên Hƣớng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)


Khóa Luận Tốt Nghiệp – Khoa Du Lịch

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài Khóa luận ..................................................................1
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài .......................................................2
2.1.

Mục đích:....................................................................................................2

2.2.


Giới hạn: .....................................................................................................2

2.3.

Nhiệm vụ: ...................................................................................................3

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................3
3.1.

Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................3

3.2.

Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3

4. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của Khóa luận .......................................3
5. Kết cấu của Khóa luận ......................................................................................4
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................5
CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ INSTAGRAM VÀ DU LỊCH
THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ............................................................5
1.1.

Các vấn đề lý luận về Instagram .............................................................5

1.1.1.

Các vấn đề lý luận về truyền thông xã hội (Social Media) ..............5

1.1.1.1. Quan niệm ....................................................................................5

1.1.2.

Các quan niệm về Instagram ............................................................7

1.1.2.1. Định nghĩa: ...................................................................................7
1.1.2.2. Đặc điểm:......................................................................................7
1.1.3.
1.2.

Nền tảng truyền thông xã hội của Instagram ...................................8

Các vấn đề lý luận về du lịch thời Cách mạng Công nghiệp 4.0 ..........11

1.2.1.

Các quan niệm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 .....................11

1.2.2.

Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành du lịch.........13

1.3.

Các vấn đề lý luận về truyền thông xã hội trong ngành du lịch ...........18

1.3.1.

Các quan niệm về du lịch điện tử (e-tourism)................................18

1.3.1.1. Khái niệm ...................................................................................18

1.3.1.2. Xu thế của du lịch điện tử...........................................................18
Nguyễn Thái Bình


Khóa Luận Tốt Nghiệp – Khoa Du Lịch

1.3.2.
1.4.

Vai trò của truyền thông xã hội trong ngành du lịch .....................20

Tiểu kết chương 1 .................................................................................22

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG
XÃ HỘI ĐẾN BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM ........................................23
2.1. Thực trang sử dụng Instagram .................................................................23
2.1.1. Nghiên cứu người dùng Instagram ....................................................24
2.1.1.1. Người dùng Instagram trên thế giới ............................................24
2.1.1.1. Người dùng Instagram tại Việt Nam ...........................................28
2.1.2. Nghiên cứu một số tài khoản Instagram trong du lịch ......................33
2.1.2.1. Tài khoản Instagram với mục đích quảng bá ..............................33
2.2. Thực trạng về lượng khách đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ................40
2.2.1. Khái quát về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam .......................................40
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................40
2.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ...............................................................41
2.2.2. Các hình thức quảng bá hình ảnh của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam 45
2.2.2.1. Hướng phát triển qua các năm ....................................................45
2.2.2.2. Hoạt động truyền thông ...............................................................46
2.2.3. Thực trạng khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong giai
đoạn 2016 – 2018 ........................................................................................50

2.2.3.1. Đối tượng khách tham quan ........................................................50
2.2.3.2. Số lượng khách tham quan ..........................................................51
2.3. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................56
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI
INSTAGRAM CHO BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM .............................57
3.1. Tiềm năng sử dụng truyền thông xã hội Instagram cho Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam .........................................................................................................57
3.1.1. Tiềm năng của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cho việc sử dụng truyền
thông xã hội Instagram ................................................................................57
3.1.2. Tiềm năng tăng số lượng khách du lịch qua Instagram.....................57
3.2. Sử dụng Instagram cho việc quảng bá hình ảnh của Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam .........................................................................................................58
Nguyễn Thái Bình


Khóa Luận Tốt Nghiệp – Khoa Du Lịch

3.2.1. Kế hoạch tạo lập Instagram thu hút ...................................................58
3.2.2. Công cụ quảng bá hình ảnh hiệu quả của Instagram .........................60
3.2.2.1. Thiết kế trang Instagram cá nhân ................................................60
3.2.2.2. Sử dụng Instagram Stories ..........................................................62
3.2.2.3. Sử dụng IGTV .............................................................................68
3.3. Sử dụng Instagram cho sự tương tác........................................................74
3.3.1. Kế hoạch duy trì lượng tương tác trên Instagram..............................74
3.3.2. Tạo sự kiện để thu hút sự chú ý của cộng đồng ................................76
3.3.3. Truyền thông sự kiện hiệu quả bằng công cụ trên Instagram ...............76
3.3.3.1. Truyền thông sự kiện bằng Instagram Stories ............................76
3.3.3.2. Truyền thông sự kiện bằng IGTV ...............................................77
3.4. Quảng cáo bằng Instagram Ads ...............................................................78
3.4.1. Tổng quan về Instagram Ads .............................................................78

3.4.1.1. Khái niệm về Instagram Ads .......................................................78
3.4.1.2. Các loại hình và nởi hiển thị của Instagram Ads ........................78
3.4.2. Cách thiết lập quảng cáo trên Instagram ...........................................79
3.4.3. Kế hoạch truyền thông bằng Instagram Ads .....................................82
3.5. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................83
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................84
1.1. Kết luận ....................................................................................................84
1.2. Khuyến nghị .............................................................................................85
1.2.1. Đối với Ban lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam .........................85
1.2.2. Đối với bộ phận marketing ................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................87

Nguyễn Thái Bình


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Khóa luận
Sự bùng nổ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã lay chuyển cả thế giới sang
một trang mới. Đó là kỷ nguyên của sức mạnh công nghệ số hóa, tạo nên khối tài
nguyên Internet vô cùng phong phú và đa dạng mà ở đó con người có thể giao tiếp
dễ dàng mọi thời điểm. Và các trang mạng xã hội cũng hòa nhập cùng với Cách
mạng Công nghiệp 4.0 để trở thành những truyền thông xã hội giúp kết nối cộng
đồng trên toàn thể giới thông qua các công nghệ khoa học tiên tiến. Hiện nay trên
thế giới đã cho phát triển nhiều mạng xã hội khác nhau phục vụ con người trong
việc giao tiếp, điển hình có một mạng xã hội phổ biến thu hút hơn 2 tỷ người dùng
ngày nay đó là Facebook. Con người còn có thể dùng các loại mạng xã hội khác mà
trong đó Instagram đang là một mạng xã hội không không chỉ hướng đến người
dùng cá nhân mà các doanh nghiệp cũng đầu tư đưa vào hoạt động marketing.
Instagram không chỉ là mạng xã hội (Social Network) mà nay còn là truyền
thông xã hội (Social Media) đang có sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc. Với

những tiện ích và tài nguyên số đa dạng, độc đáo của Instagram, người dùng trên
toàn thế giới có thể chia sẻ hình ảnh với sự bày trí theo ý tưởng cá nhân và những
câu chuyện diễn ra thường ngày của bản thân cho bạn bè và người thân biết đến.
Điều này được thực hiện dễ dàng chỉ bằng một chiếc smartphone (điện thoại thông
minh) đã tải xuống ứng dụng mạng xã hội Instagram. Thêm vào đó, việc sử dụng
Instagram dưới nền tảng truyền thông xã hội trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 đã cho
phép con người được giao tiếp với nhau dễ dàng hơn với nhiều hình thức đa dạng
và hấp dẫn, đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp muốn đưa hình ảnh và thương
hiệu của mình tiếp cận đến cộng đồng tích cực hơn.
Với những thực tiễn trên, em nhận ra rằng việc kết nối du lịch với truyền
thông xã hội là vô cùng cần thiết trong thời đại ngày nay. Sử dụng mạng xã hội cho
giải pháp truyền thông thế hệ mới là một hoạt động marketing mà các công ty du
lịch, khách sạn và các điểm đến du lịch, tổ chức du lịch nên đầu tư và phát triển để
nâng cao quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến cộng đồng.

Nguyễn Thái Bình

1


Được chứng kiến những hình ảnh hấp dẫn và thông tin thú vị mà một số bảo
tàng nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới như Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tại
Hoa Kỳ, Bảo tàng Louvre tại Pháp đã đăng tải hình ảnh và chia sẻ hoạt động nghệ
thuật của họ trên ứng dụng mạng xã hội Instagram, em nhận thấy các bảo tàng tại
Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự để quảng bá đến khách du lịch. Nhờ
vào sự đa dạng về hình ảnh, màu sắc truyền thống, lối kiến trúc độc đáo và các hoạt
động nghệ thuật hấp dẫn của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ý tưởng về tạo thế giới
số của bảo tàng trên Instagram sẽ là một chủ đề thu hút không chỉ khách du lịch
trong nước mà còn khách du lịch quốc tế. Đó sẽ là một trải nghiệm mới mẻ khi
người theo dõi được chứng kiến những nét truyền thống dân gian của mỹ thuật Việt

Nam qua sự tương tác của thế giới số hay thế giới của mạng xã hội, dễ dàng đưa
hình ảnh của nghệ thuật nước nhà đến với bạn bè quốc tế.
Chính vì vậy, với tư cách là một sinh viên trong ngành du lịch, em muốn
đóng góp cho việc quảng bá hình ảnh nghệ thuật Việt Nam nói chung và quảng bá
hình ảnh của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nói riêng bằng đề tài khóa luận tốt
nghiệp: “Nghiên cứu sử dụng Instagram để thu hút khách du lịch đến Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam”.
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đề tài
2.1.

Mục đích:

− Hệ thống hóa cơ sở lý luận về khả năng thu hút khách tham quan bằng nền tảng
truyền thông xã hội của ứng dụng mạng xã hội Instagram
− Nghiên cứu thực trạng về khả năng thu hút khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam
− Đề xuất giải pháp sử dụng Instagram làm tăng khả năng thu hút khách đến Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam
2.2.

Giới hạn:

− Nghiên cứu lượt khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ năm 2016
đến năm 2018

Nguyễn Thái Bình

2



2.3.

Nhiệm vụ:

Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
− Phân tích và giải thích cơ sở lý luận về ứng dụng truyền thông xã hội Instagram
làm tăng khả năng thu hút khách du lịch đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
− Đánh giá thực trạng lượng khách du lịch biết đến và lượng khách tham quan Bảo
tàng Mỹ thuật Việt Nam
− Đưa ra giải pháp thu hút công chúng đến Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam bằng việc
sử dụng truyền thông xã hội Instagram.
3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu:
Vì giới hạn của đề tài nghiên cứu về mặt thời gian, em xin được tập trung

vào sự quan tâm của khách du lịch khi đi du lịch tại Việt Nam trải nghiệm nghệ
thuật truyền thống.
3.2.

Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện khóa luận, em sử dụng một số phương pháp sau đây:
− Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
− Phương pháp nghiên cứu bằng hình thức phỏng vấn
− Phương pháp nghiên cứu thực địa
4. Những vấn đề đề xuất hoặc giải pháp của Khóa luận
Một số giải pháp mà khóa luận đưa ra:
− Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh

− Kết nối và phát triển sự tương tác với cộng đồng
− Đa dạng hóa các hoạt động sự kiện diễn ra

Nguyễn Thái Bình

3


5. Kết cấu của Khóa luận
Bên cạnh phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục,
khóa luận còn gồm các nội dung sau:
− Chương 1: Các vấn đề lý luận về Instagram và du lịch thời Cách mạng Công
nghiệp 4.0
− Chương 2: Thực trạng về sự ảnh hưởng của truyền thông xã hội đến Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam
− Chương 3: Giải pháp sử dụng truyền thông xã hội Instagram cho Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam

Nguyễn Thái Bình

4


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ INSTAGRAM VÀ DU LỊCH
THỜI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1.1. Các vấn đề lý luận về Instagram
1.1.1. Các vấn đề lý luận về truyền thông xã hội (Social Media)
Ngành khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới đã có bước tiến vượt bậc, cùng

với đó là sự ra đời của công nghệ web 2.0, thế giới đồ sộ của điện thoại thông minh
(smart phone), máy tính xách tay mỏng nhẹ và nhỏ gọn (ultra book) cho phép truy
cập Internet mọi lúc, mọi nơi và con người ngày càng chú trọng nhu cầu chia sẻ, kết
nối bạn bè cũng như tự chủ trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin là cơ sở cho sự
hình thành và phát triển của truyền thông xã hội. Có thể nói, truyền thông xã hội
trong thời đại số đang ngày càng chứng tỏ được những điểm mới ưu việt mà truyền
thông đại chúng (Mass Media/ News Media) không có được. Ngày nay, những
người làm marketing đã và đang cải thiện kỹ năng trong việc sử dụng truyền thông
xã hội trong các chiến dịch marketing hiệu quả hiện đang ngày càng được quan tâm
và phổ biến rộng rãi.
1.1.1.1. Quan niệm
Cụm từ “truyền thông xã hội” (Social Media) là một trong những thuật ngữ
được đề cập đến một cách phổ biến trong lĩnh vực truyền thông và marketing.
Trong môi trường doanh nghiệp, truyền thông xã hội được coi như một hướng đi
mới cho truyền thông thế giới, khác biệt với truyền thông dại chúng. Tuy nhiên,
nhận được sự chú ý và quan tâm của dư luận không đồng nghĩa với việc khái niệm
về nó thực sự rõ ràng và có câu trả lời thống nhất, chính xác. Và câu hỏi đặt ra là:
“Truyền thông xã hội là gì?”
Cho đến thời điểm hiện nay, việc định nghĩa “truyền thông xã hội” tồn tại
không ít những nỗ lực cố gắng để đưa ra một khái niệm mới mẻ và thú vị này. Mặc
dù vậy, trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa nào trong số đó được các chuyên
Nguyễn Thái Bình

5


gia marketing nói riêng và những người quan tâm nói chung đánh giá là hoàn chỉnh
và thỏa đáng. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào những đặc tính của nó để
cùng xét một số khái niệm mà một số cá nhân trên thế giới đã đưa ra.
Theo giáo sư marketing Andreas Kaplan đến từ trường Đại học kinh tế ESCP

Europe và người đồng nghiệp Michaek Haenlain đề cập đến trong cuốc sách “Users
of the world, unite! The challenges and opportunities of Socail Media” (2010),
NXB Business Horizon, truyền thông xã hội được định nghĩa là: “Một nhóm công
cụ trên mạng Internet được xây dựng dựa trên nền tảng ý tưởng và công nghệ của
Web 2.0. Nó cho phép tạo ra và trao đổi những nội dung do người sử dụng tự sản
xuất (user-generated content)”.
Một khái niệm khác về truyền thông xã hội cũng thu hút khá nhiều sự chú ý
từ phía những người quan tâm là khái niệm của Joseph Thorley – Giám đốc điều
hành của công ty Thorley Fallis. Trong đó, ông Thorley đã định nghĩa truyền thông
xã hội là: “Các phương tiện truyền thông trực tuyến trong đó có sự di chuyển linh
hoạt giữa vai trò tác giả và khan giả của các cá nhân tham gia. Để làm được điều
này, chúng sử dụng các phần mềm mang tính xã hội cho phép cả những người
không chuyên có thể đăng tải, bình luận, chia sẻ hay thay đổi nội dung từ đó hình
thành nên những cộng đồng cùng chung sở thích”.
Tuy có rất nhiều những ý kiến khác nhau, nhưng nhiều cá nhân đã đơn giản
hóa khái niệm về truyền thông xã hội. Họ coi đó là một bước tiến hóa và phát triển
của mạng xã hội. Do đó nó được hiểu là phương tiện để kết nối cộng đồng trên
Internet dựa trên những nền tảng sẵn có mà mạng xã hội mang lại, thường được sử
dụng để phục vụ cho các lĩnh vực quảng cáo, tuyên truyền, marketing,…
Và cuối cùng, chúng ta không thể phủ nhận rằng hiện nay các doanh nghiệp
luôn tìm giải pháp để nâng cao trình độ sử dụng truyền thông xã hội hiệu quả, góp
phần cải thiện công cụ truyền thông và quảng bá hình ảnh và thương hiệu cho các
sản phẩm, mục đích của họ. Truyền thông xã hội luôn là chìa khóa mở ra tương lai
trong ngành marketing nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời đại của Cách
mạng Công nghiệp 4.0 này.

Nguyễn Thái Bình

6



1.1.2. Các quan niệm về Instagram
1.1.2.1. Định nghĩa:
Vào năm 2010, Instagram đã được thành lập bởi Kevin Systrom và Mike
Krieger. Tên gọi ban đầu của nó là “burbn”, một chương trình check-in giống
foursquare, sử dụng nền tảng HTML5. Vào khoảng thời gian đó, hai nhà sáng lập
đã cùng nhau huy động khoảng 500.000 USD đầu tư từ quỹ Andreessen Horowitz
và quỹ Baseline Ventures. 7 tháng sau, họ đưa ra ứng dụng Instagram. Và chính xác
vào ngày 06/ 10/ 2010, Instagram chính thức được phát hành trên App Store.
Vào năm 2010 khi Instagram được phát hành bởi Kevin Systrom và Mike
Krieger, nó đã được người dùng biết đến đó là một phần mềm chia sẻ ảnh miễn phí
cho phép người dùng chụp ảnh trên điện thoại của mình, thêm các bộ lọc hình ảnh,
và sau đó chia sẻ trên nhiều mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter và kể cả
chính Instagram.
Hiện nay, Instagram không chỉ đơn thuần là một ứng dụng chia sẻ hình ảnh
mà nó đã được phát triển và cải thiện theo hướng mạng xã hội hóa giống như
Facebook, Twitter. Và tiếp bước những phát triển của ngành công nghệ kỹ thuật số
ngày một lớn mạnh, Instagram giờ đây có thể được coi là một công cụ truyền thông
xã hội được nhiều doanh nghiệp và cơ quan truyền thông, thậm chí các các cá nhân
tin tưởng và sử dụng cho các chiến dịch quảng bá sản phẩm, truyền thông đại chúng
phong cách mới.
1.1.2.2. Đặc điểm:
Đặc điểm thường thấy của Instagram là những bức ảnh đều có dạng khung
vuông tỉ lệ 1:1 được dùng trong các thiết bị di động, điển hình là smartphone.
Nhưng đến thời điểm hiện tại, nhà phát triển đã cho phép ảnh có các tỉ lệ khung
hình ngang 16:9 và tỉ lệ khung hình chân dung ( khung hình dọc) 3:4.
Instagram có rất nhiều bộ lọc hình ảnh và các công cụ chỉnh sửa hình ảnh để
có thể dễ dàng có được một bức ảnh ưng ý cho trang cá nhân. Các công cụ trong
instagram có đến 19 hiệu ứng chỉnh sửa hình ảnh khác nhau, các hiệu ứng chỉnh
sáng, tối, bóng mờ, và làm màu cho bức ảnh. Ngoài ra, instagram còn có khả năng

Nguyễn Thái Bình

7


quay những video, clip ngắn 5s mang tên Boomerang, là dạng clip với nội lặp lại
một hành động bất kì của chủ thể được quay. Đây được coi là thương hiệu đặc trưng
của ứng dụng này.
Nếu như người dùng Facebook chia sẻ hình ảnh của mình đều cần phải dành
thời gian để nói hay diễn tả nội dung hoặc suy nghĩ cá nhân, thì người dùng
Instagram chỉ đơn giản là đăng tải hình ảnh, căn chỉnh bố cục giao diện cá nhân để
diễn tả thay câu chữ. Ngoài ra, Instagram là mạng xã hội chuyên về hình ảnh. Do đó
người dùng sẽ dễ dàng xem được khoảnh khắc của mọi người, tránh sự làm phiền
về những thông tin ngoài lề như quảng cáo, games, dòng tâm trạng, tin tức không
thuộc sự quan tâm của cá nhân như bên Facebook.
Instagram có một ưu điểm rất lớn đó là chế độ riêng tư (chế độ cá nhân) khi
người dùng hoàn toàn có thể tự quyết định người nào được phép theo dõi tất cả các
hoạt động mà họ chia sẻ. Điều này sẽ tránh sự cố phát tán thông tin mà người dùng
không mong muốn được công khai.
1.1.3. Nền tảng truyền thông xã hội của Instagram
Instagram ngày nay được biết đến không chỉ là một mạng xã hội mà còn là
một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến trên toàn thế giới. Theo trang
www.statista.com, website chuyên thống kê số liệu của hầu hết các lĩnh vực về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội có trụ sở chính ở thành phố Hamburg, Đức, đã có số
liệu thống kê về số lượng người dùng các trang mạng xã hội phổ biến nhất trên thế
giới tính đến tháng 10 năm 2018, được xếp hạng theo lượng người dùng duy trì
đăng nhập hàng tháng.

Nguyễn Thái Bình


8


Biểu đồ 1.1: Các ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới tính đến
tháng 10, 2018 (triệu người)

Facebook

2234

Youtube

1900

WhatsApp

1500

Facebook Messenger

1300

WeChat

1058

Instagram

1000


QQ

803

Qzone

548

Douyir/Tik Tok

500
0

500

1000

1500

2000

2500

Lượng người dùng

(Nguồn: />Theo bảng thống kê số lượng người dùng ở trên, Instagram hiện đang chiếm
khoảng 1 tỷ người sử dụng duy trì đăng nhập, đây là một con số khổng lồ cho một
ứng dụng mới ra mắt chưa đầy 10 năm. Xếp thứ hạng cao hơn lần lượt từ cao xuống
thấp đó là Facebook, YouTube, WhatsApp, Facebook Messenger, WeChat. Trong
đó, ngoài Facebook và YouTube thì ba trang mạng xã hội còn lại là các ứng dụng

phục vụ cho việc giao tiếp như tin nhắn thường ngày, tính chất quảng cáo hoàn toàn
không được chú trọng. Chính vì vậy, đối với nền tảng truyền thông xã hội thì
Instagram có số lượng người sử dụng xếp hạng 3 trong số tất cả các trang mạng xã
hội có nền tảng truyền thông xã hội trên toàn thế giới.
Theo trang Odyssey, một trang thông tin được dân chủ hóa nội dung để đem
đến những thông tin dễ hiểu hơn, mở rộng hơn và có cái nhìn tổng quan của từng cá
nhân một cách dân chủ và văn minh tại Hoa Kỳ, đã có một bài đăng với tự đề “Tại
sao Instagram là nền tảng truyền thông xã hội tốt nhất hiện nay?”, họ đã viết rằng:
“Chúng ta có vô số nền tảng truyền thông xã hội trong tay. Instagram, Twitter,
Facebook, Snapchat, Pinterest, v.v ... cho chúng ta có cơ hội được chia sẻ hình ảnh
Nguyễn Thái Bình

9


và ý tưởng với những người theo dõi chúng ta. Mặc dù mỗi nền tảng truyền thông
xã hội đều có sự khác biệt một chút so với các nền tảng truyền thông xã hội khác,
tất cả chúng đều có chức năng chia sẻ các khía cạnh tương tự nhau để đưa bản thân
ra ngoài thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Ứng dụng truyền thông xã hội tốt
nhất hiện có cho chúng ta là Instagram. Instagram vượt trội so với tất cả các nền
tảng truyền thông xã hội khác bởi vì nó có rất nhiều khía cạnh cho phép người dùng
làm nhiều việc mà các ứng dụng khác không thể cho phép bạn làm.”.
Và để khẳng định rõ nét hơn về ý kiến “Instagram là nền tảng truyền thông
xã hội tốt nhất hiện nay”, trang Irish Tech News, trang thông tin về thế giới công
nghệ hàng đầu tại Ailen, đã đưa ra một bài báo với tựa đề “3 yếu tố làm cho
Instagram trở thành nền tảng truyền thông xã hội tốt nhất hiện nay”. Theo đó, trang
thông tin này đã chỉ ra 3 nền tảng truyền thông kỹ thuật số đã giúp cho Instagram có
được sự tin tưởng và khẳng định vị thế của nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu
thế giới. Cụ thể hơn, họ đã so sánh trực tiếp Instagram với Facebook.
Như đã được biết, Facebook có số lượng người sử dụng khổng lồ trên toàn

thế giới với con số lên đến hơn 2.2 tỷ. Nhưng khi nói đến sự tham gia sử dụng, tính
đơn giản và thâm nhập vào thị trường mục tiêu, thì Instagram được đánh giá là ưu
việt hơn về mọi mặt.
 Thâm nhập thị trƣờng mục tiêu tốt hơn: Khi nói đến mua sắm, hầu hết
giới trẻ là những người mua sắm năng động và rất dễ ảnh hưởng đến lựa
chọn mua sắm của họ. Gần 60% người dùng internet trong độ tuổi từ 18 đến
29 có tài khoản Instagram. Giới trẻ ngày nay có cơ hội kiếm được nhiều tiền
hơn và họ sẵn sàng chi trả nếu có thể thuyết phục họ rằng đó là một sản
phẩm tuyệt vời. Còn nơi nào tốt hơn Instagram để đăng một bức ảnh độ phân
giải cao hoặc một đoạn video ngắn về sản phẩm và dẫn khách hàng đến trang
web mua hàng? Ngoài ra, gần 70% tổng số người dùng Instagram là nữ và họ
chỉ đơn giản là yêu thích mua sắm.
 Hiển thị nội dung tốt hơn: Instagram cho phép xây dựng hình ảnh thương
hiệu của mỗi cá nhân thông qua hình ảnh và video hiệu quả hơn nhiều lần so
với Facebook hoặc Twitter hoặc bất kỳ trang truyền thông xã hội nào khác.
Nguyễn Thái Bình

10


Instagram đặc biệt vì giao diện người dùng của nó. Khi ai đó kiểm tra
Facebook từ PC, họ sẽ thấy ảnh, liên kết, thanh bên, màn hình trò chuyện và
rất nhiều thứ khác. Ngược lại, Instagram, mặc dù chỉ có một trang web, chủ
yếu được truy cập thông qua ứng dụng di động chính thức bởi 700 triệu
người dùng trên toàn thế giới. Họ chỉ thấy hình ảnh và video. Đó là một giao
diện người dùng miễn phí có đặc điểm là đa dạng và không có sự sắp xếp trật
tự nhất định. Do đó, các nhà tiếp thị truyền thông xã hội sẽ ưa thích những gì
khiến cho khách hàng của họ tham gia dễ dàng hơn, thu hút hơn.
 Ngƣời dùng Instagram năng động và họ dành rất nhiều thời gian: Đây là
yếu tố khiến cho Instagram vượt trội hơn bất kỳ mạng truyền thông xã hội

nào khác. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng người dùng Instagram có khả
năng bình luận, thích hoặc chia sẻ một bức ảnh cao gấp 58 lần so với
Facebook. Đó là mức độ cuối cùng của sự tham gia của người tiêu dùng. Nội
dung của từng cá nhân càng được chia sẻ và những cá nhân đó càng nhận
được nhiều bình luận, thì nó càng tốt cho doanh nghiệp cá nhân. Một lợi thế
lớn khác của Instagram là người dùng chỉ đơn giản là yêu thích mạng truyền
thông xã hội này và họ sẵn sàng dành hàng giờ cho việc sử dụng mỗi ngày.
1.2. Các vấn đề lý luận về du lịch thời Cách mạng Công nghiệp 4.0
1.2.1. Các quan niệm về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trong thời gian gần đây, khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” được đề
cập với tần suất khá cao trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội bởi vì
cuộc cách cách mạng này đang diễn ra tại nhiều nước phát triển và trong tương lai
nó sẽ đem đến cho nhân loại nhiều cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế.
Khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” được đưa ra vào năm 2011 tại Hội
chợ Hannover, giới thiệu các dự kiến của chương trình công nghiệp 4.0 của nước
Đức, nhằm nâng cao nền công nghiệp cơ khí của Đức. Tuy nhiên, từ khóa “Cách
mạng Công nghiệp 4.0” vẫn luôn được tìm kiếm và thu hút sự quan tâm của toàn
thế giới để tìm ra khái niệm chính xác nhất.

Nguyễn Thái Bình

11


Hình 1.1: Các giai đoạn của Cách mạng Công nghiệp trên thế giới
Theo Gartner Inc., công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin
chi tiết, tư vấn và công cụ cho các nhà lãnh đạo về Công nghệ thông tin, Tài chính,
Nhân sự, Dịch vụ khách hàng và Hỗ trợ, Chức năng pháp lý và tuân thủ, Tiếp thị,
Bán hàng và Chuỗi cung ứng thế giới, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng
Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" (tiếng Đức) trong

một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống
nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công
nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.
Và để định nghĩa một cách dễ hiểu hơn, Klaus Schwab, người sáng lập và
chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về
Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng
năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra
nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện
tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công
nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại
với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Nguyễn Thái Bình

12


Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ
sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN
4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu
lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập
trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản,
Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật
liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật
liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Cũng theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp
4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công
nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ
tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và
chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn

bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang
diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những
cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức
phải đối mặt.
Nhìn một cách tổng quát, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm tăng thu
nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân toàn cầu, mà đối tượng hưởng lợi nhiều
nhất chính là người tiêu dùng. Bằng sức mạnh của hệ thống công nghệ kỹ thuật tiên
tiến, quá trình sản xuất được cải thiện về cả dịch vụ và tính mới mẻ, đa dạng, phục
vụ cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
1.2.2. Vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành du lịch
Ngành du lịch có vị thế ngày càng quan trọng đối với kinh tế trên toàn thế
giới. Hiện nay, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu và tiếp
tục đảm bảo du lịch có vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Dưới tác động
tích cực của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, nhiều lĩnh vực du lịch mới ra đời
(như du lịch trực tuyến, du lịch thông minh, du lịch 4.0) đã đem lại hiệu quả vượt
trội so với các hoạt động du lịch truyền thống trước đây.

Nguyễn Thái Bình

13


Một cách rõ nét hơn, hiện đại hóa các hoạt động du lịch được diễn ra trong
mọi lĩnh vực của ngành du lịch, cụ thể tác động đến lĩnh vực quảng bá du lịch, kinh
doanh dịch vụ du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.
 Về lĩnh vực quảng bá và marketing du lịch
− Mở rộng không gian, thời gian và thị trường du lịch:
Việc phát triển Internet kết nối vạn vật làm xóa nhòa không gian và
thời gian, tạo nên một thế giới phẳng, mọi người trên khắp thế giới, chỉ cần
có kết nối internet là có thể truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử,

danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây chính là cú hích
quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch ở mọi người, là cơ hội vàng để
mở rộng thị trường du lịch.
− Giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị:
Nếu như trước kia, để quảng bá, phát triển điểm đến, người ta phải
mất rất nhiều thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho việc
quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, phát tờ rơi, tập gấp, bản đồ, giới thiệu
các tour và giá mỗi tour du lịch … thì nay thông qua ứng dụng các Website
thông minh (như Web30s, Smart Live Chart, Smart Marketing Tool) và tổng
đài ảo (tất cả các phần mềm này đều chạy trên môi trường điện toán đám
mây) giá thành chi phí quảng cáo, tiếp thị và thời gian dành cho nó đã giảm
đi rất nhiều. Đây là một lợi thế to lớn do công nghiệp 4.0 mang lại.
− Số hóa cơ sở dữ liệu du lịch:
Việc số hóa các cơ sở dữ liệu du lịch như giới thiệu các dạng tài
nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, bản đồ các điểm du lịch, hệ thống các
nhà hàng, khách sạn, hệ thống giao thông… của mỗi địa phương, mỗi quốc
gia đang được triển khai rộng rãi, mang lại tiện ích cho các nhà quản lý, kinh
doanh du lịch và du khách ở khắp nơi trên thế giới.

Nguyễn Thái Bình

14


− Du lịch thực tế ảo:
Việc sử dụng hình ảnh, các thước phim 3D, 4D tái dựng lại các sự
kiện, di tích lịch sử, văn hóa, các di sản thiên nhiên và đưa lên các internet
hoặc trình chiếu tại các điểm du lịch sẽ giúp cho tất cả mọi người trên khắp
thế giới (trong đó có các du khách) dễ dàng khám phá, hiểu hơn, yêu hơn và
thích thú tìm hiểu tài nguyên du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Đây

cũng là một trong những phương pháp kích cầu du lịch hiệu quả.
 Về lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ du lịch
− Bán hàng qua mạng và thanh toán trực tuyến:
Thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, trong đó có kinh doanh du
lịch hiện đang là xu thế thời đại. Công nghiệp 4.0 giúp cho các nhà kinh
doanh du lịch triển khai bán các dịch vụ du lịch cho mọi đối tượng có nhu
cầu trên khắp thế giới với chi phí ít nhất, thời gian tiết kiệm nhất và doanh
thu cao nhất.
− Giảm nhân lực lao động, thời gian, chi phí, giảm giá thành các dịch vụ
du lịch:
Ứng dụng công nghệ hiện đại đã làm giảm đáng kể nguồn nhân lực
lao động, rút ngắn thời gian làm việc, giảm mạnh các chi phí dẫn tới giảm
giá thành các dịch vụ du lịch.
Chính nhờ mua và bán hàng qua mạng nên các doanh nghiệp du lịch
có thể liên kết, cùng hợp tác, chia sẻ khó khăn và lợi nhuận, bán hàng cho số
lượng khách đông, chi phí và thời gian ít nên họ có thể ổn định giá, giảm giá,
thậm chí giảm giá cực sốc các dịch vụ du lịch.
Các nhà kinh doanh du lịch gốc Hoa Kiều ở Mỹ, ở một số nước trong
khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Malaixia, Singapore), các doanh nghiệp du
lịch ở khu vực Đông Âu … là những người rất giỏi trong lĩnh vực này. Ở
Mỹ, giá tour của họ rất linh hoạt, thậm chí một số khách du lịch may mắn
vào mùa thấp điểm du lịch được khuyến mãi khủng (mua 2 tặng 2), chỉ phải
Nguyễn Thái Bình

15


trả khoảng 250 USD cho tour 7 ngày 6 đêm ở Bờ Đông, khoảng 400 USD
cho tour 10 ngày 9 đêm ở Bờ Tây nước Mỹ (giá chỉ bao gồm chi phí đi lại và
ngủ đêm ở khách sạn 3-5 sao).

− Liên kết tour, tuyến du lịch:
Intenet kết nối vạn vật đã giúp cho các doanh nghiệp lữ hành dễ dàng
kết nối tour, tuyến điểm, tăng lượng khách và tăng hiệu suất kinh doanh du
lịch, biến du lịch trở thành một ngành công nghiệp có guồng máy hoạt động
không ngừng nghỉ, chạy hết công suất.
− Phát triển thương hiệu điểm đến:
Công nghiệp 4.0 đưa thông tin, hình ảnh điểm đến cho mọi người ở
tất cả mọi lúc, mọi nơi, nó kích thích và tạo ra nhu cầu khám phá, tìm hiểu
điểm đến, Các điểm du lịch nổi tiếng, có chất lượng dịch vụ tốt, thông qua
công nghệ 4.0 sẽ tạo ra hiệu ứng đám đông, tạo nên thương hiệu điểm đến
nhanh chóng và mang tầm vóc quy mô toàn cầu.
Một trong những ví dụ điển hình là sau khi bộ phim KingKong ra đời,
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An (Ninh Bình) và Phong Nha (Quảng
Bình) càng trở nên nổi tiếng, trở thành điểm đến hấp dẫn trong con mắt du
khách quốc tế và trong nước.
− Liên kết các doanh nghiệp du lịch:
Liên kết vùng, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, chia sẻ khách,
dịch vụ, chia sẻ lợi nhuận cũng như khó khăn là xu thế tất yếu để chuyên
môn hóa và giảm giá thành các dịch vụ du lịch. Cách mạng Công nghiệp 4.0
giúp cho mối liên kết này ngày càng thuận lợi, mở rộng không gian, làm cho
ngành du lịch phát triển bền vững hơn.
− Phát triển các sản phẩm du lịch mới:
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm
du lịch mới, phong phú, hấp dẫn hơn.
Nguyễn Thái Bình

16


Với những sản phẩm công nghệ mới, nhất là công nghệ ảo cho phép

tái tạo lại những sự kiện lịch sử, không gian văn hóa cổ xưa, những thắng
cảnh thiên nhiên hùng vĩ … đã để du khách có thể trải nghiệm một cách toàn
diện, tạo nên những cảm giác như thực tại những điểm du lịch. Những du
khách nào có dịp tới thăm Kinh đô điện ảnh Hollywood mới thấy hết được
hiệu ứng công nghệ ảo, sức hấp dẫn mạnh mẽ của điểm du lịch nổi tiếng này.
− Nâng cao chất lượng dịch vụ:
Khi ứng dụng những giá trị công nghệ kỹ thuật mới này, với những
ưu thế công nghệ vượt trội, nó cho phép du khách cảm nhận bằng tất cả
các giác quan (thính giác, vị giác, khướu giác, xúc giác, tri giác) của
mình, sự cảm nhận và hài lòng của du khách sẽ tăng lên rất nhiều. Chính
vì vậy chúng không chỉ làm giảm giá thành mà còn làm tăng chất lượng
các dịch vụ du lịch.
 Về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch
Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang ngày càng hòa nhập rộng rãi
vào tất cả lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có ngành du lịch. Vì vậy
các cơ sở đào tạo du lịch - chiếc máy cái của ngành du lịch, cũng cần phải có
những chuyển đổi mạnh mẽ để thích ứng với sự phát triển của công nghệ.
Những vấn đề cần đổi mới là:
− Đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, tăng thời lượng thực hành, thực
tập thực tế tại doanh nghiệp.
− Nâng cao và cập nhật trình độ chuyên môn, công nghệ cho đội ngũ giáo
viên, giảng viên.
− Ứng dụng công nghệ mới trong giảng dạy lý thuyết và thực hành.
− Sinh viên cần được đào tạo thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng ứng công
nghệ mới, kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động kinh
doanh.
− Liên kết nhà trường với doanh nghiệp, đào tạo theo nhu của doanh nghiệp
và xã hội.
Nguyễn Thái Bình


17


Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ kỹ năng
quản trị, kinh doanh, làm giảm giá thành và tăng chất lượng các dịch vụ du
lịch, là động lực to lớn để kích cầu du lịch, đồng thời cũng đẩy một bộ phận
nhân viên văn phòng, lao động giản đơn và những người không thích ứng với
công nghệ mới ra khỏi ngành du lịch.
1.3. Các vấn đề lý luận về truyền thông xã hội trong ngành du lịch
1.3.1. Các quan niệm về du lịch điện tử (e-tourism)
1.3.1.1. Khái niệm
Ngày nay, chúng ta được biết đến các thuật ngữ “Du lịch trực tuyến” (online
tourism) hay còn gọi là “Du lịch điện tử” (e-tourism) là việc sử dụng công nghệ số
trong tất cả các quy trình và chuỗi giá trị trong du lịch, bao gồm lữ hành, khách sạn
và phục vụ ăn uống, vận chuyển… để các đơn vị, tổ chức du lịch phát huy tối đa
hiệu suất và hiệu quả hoạt động. Khái niệm về du lịch trực tuyến là một hình thái du
lịch có tính tương tác mạnh mẽ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp
với khách hàng và khách hàng với khách hàng, dựa trên phạm vi kỹ thuật số và nền
tảng công nghệ là trang web du lịch.
1.3.1.2. Xu thế của du lịch điện tử
 Thế giới
Hiện tại có hơn 2,5 tỷ người trên thế giới kết nối internet thông qua thiết
bị di động, dịch vụ “Du lịch và khách sạn” được xếp thứ hai trong 5 mối quan
tâm hàng đầu của người dùng các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính
bảng để truy cập internet, 63% khách du lịch sử dụng smartphone để tìm kiếm
thông tin và dịch vụ lịch như chuyến bay, khách sạn, thuê xe và thực hiện đặt
dịch vụ thông qua thiết bị di động. 72 % khách du lịch mong muốn các chủ kinh
doanh tạo điều kiện để họ đặt lệnh qua điện thoại và 54% hy vọng chủ kinh
doanh tương tác với họ qua thiết bị di động.
Du lịch trực tuyến đem lại lợi ích cho toàn ngành Du lịch. Sự gia tăng mạnh

mẽ của đối tượng khách lẻ (free and independent traveler – FIT) sử dụng đại lý du
lịch trực tuyến (Online Travel Agency − OTA) và các ứng dụng công nghệ để tự lập
Nguyễn Thái Bình

18


kế hoạch chuyến đi đã thay đổi đáng kể thị trường du lịch. Chính vì vậy, các tổ chức
và doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đưa ra nhiều nhận định về xu thế phát triển
của du lịch trực tuyến. UNWTO nhận định cuộc cách mạng công nghệ và ảnh
hưởng mạnh mẽ của truyền thông xã hội là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển
nhanh chóng của ngành du lịch trong những năm gần đây. Hãng Google và tập đoàn
Temasek Holdings của Singapore dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến tại khu
vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD vào năm
2025. Trong đó, du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương 9 tỷ
USD. Năm 2016, eMarketer ước tính doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu sẽ tăng
13,8% và đạt khoảng 565 tỷ USD. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu
Mỹ La tinh góp phần chủ yếu cho sự tăng trưởng nhanh này. Thị trường Bắc Mỹ
vẫn là thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất năm, nhưng từ năm 2017, châu Á –
Thái Bình Dương sẽ chiếm ngôi đầu.
Sự phát triển nhanh của công nghệ di động và các sàn cung cấp dịch vụ du
lịch đã dẫn tới sự mở rộng của kinh tế chia sẻ (sharing ecomomy). Đây là một tác
động sâu sắc của du khách lên lĩnh vực du lịch châu Á.
 Việt Nam
Theo số liệu của Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông,
hiện có hơn 50 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm 53% dân số, cao hơn
mức bình quân của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (46,64%) và trên thế giới
(48,2%). Đặc biệt, trong số đó có tới 78% sử dụng internet hàng ngày. Du lịch trực
tuyến tăng trưởng mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn khách outbound và
inbound sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài. Thậm chí, tỷ lệ

khách du lịch nội địa sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài là
không nhỏ. Số liệu của Hiệp hội Thương mại Điện tử (VECOM) cho thấy, các
OTAs thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, booking.com, Traveloka.com,
Expedia.com (bao gồm Trivago.com, hotel.com) đang độc chiếm thị trường Việt
Nam, với 80% thị phần. Trong khi đó, hiện chỉ có trên 10 công ty Việt Nam có kinh
doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn,
mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn,… Tuy nhiên các công ty này cũng chỉ phục vụ thị
Nguyễn Thái Bình

19


×