Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện thanh oai hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 100 trang )

Sinh viên : Nguyển Thị Hạnh
Sinh viªn : (Hä vµ tªn)
K19HD : 2014 - 2015

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
________________________

Họ và tên : Nguyễn Thị Hạnh – K22HD

Kho¸

K22HD : 2017 - 2018

luËn tèt nghiÖp

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH

: 52340101

CHUYÊN NGÀNH : HƢỚNG DẪN DU LỊCH

HÀ NỘI, 5 – 2018




VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
_______________________________

Họ và tên : Nguyễn Thị Hạnh – K22HD

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài: Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề
tới huyện Thanh Oai – Hà Nội

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH

: 52340101

CHUYÊN NGÀNH : HƢỚNG DẪN DU LỊCH

Giáo viên hƣớng dẫn

: Vũ Hƣơng Giang

(có chữ ký kèm theo)

..................................


HÀ NỘI, 5 - 2018


Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai Hà Nội

Lời cảm ơn
Đề tài “Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai – Hà
Nội” là nội dung em chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên em
xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Cô Vũ Hƣơng Giang thuộc Khoa Du lịch –
Viện Đại học Mở Hà Nội. Cô đã trực tiếp chỉ bảo và hƣớng dẫn em trong suốt
quá trình nghiên cứu để em hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra em xin chân thành
cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận
văn.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn Khoa Du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội đã
tạo điều kiện và thời gian cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên
tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những
thiếu xót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn
thể cán bộ, công nhân viên tại các doanh nghiệp để báo cáo này đƣợc hoàn thiện
hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè cùng các cô chú, anh chị tại các doanh
nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên tốt nghiệp
Họ và Tên

Khoa du lịch Đại học Mở Hà Nội



Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai Hà Nội

VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

- - - ***- - - - -

----------------------------------------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh

ĐT: 0969700046

Lớp – Khóa: B – K22

Ngành: Quản trị kinh doanh

1. Tên đề tài: Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề truyền thống tới huyện
Thanh Oai – Hà Nội
2. Các số liệu ban đầu:
Theo số liệu thống kê huyện Thanh Oai – Hà Nội, Tổng cục du lịch Việt Nam
và các tài liệu liên quan

3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề và xây dựng chƣơng trình du lịch
làng nghề
Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng các chƣơng trình du lịch làng nghề huyện
Thanh Oai – Hà Nội
Chƣơng 3: Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai – Hà
Nội
4. Giá viên hƣớng dẫn

: Toàn phần

5. Ngày giao nhiệm vụ Khóa luận tốt nghiệp

: 26/01/2018

6. Ngày nộp Khóa luận cho văn phòng Khoa

: 10/05/2018

Trƣởng Khoa

Hà Nội, ngày ... /... / năm 2018
Giáo viên hƣớng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên

Khoa du lịch Đại học Mở Hà Nội


Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai Hà Nội


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. 6
DANH MỤC BẢNG HÌNH .................................................................................. 7
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ VÀ XÂY
DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH LÀNG NGHỀ ....................................... 5
1.1. Du lịch làng nghề ..................................................................................... 5
1.2. Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề ............................................. 11
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH DU
LỊCH LÀNG NGHỀ HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI ................................ 23
2.1. Tổng quan về huyện Thanh Oai – Hà Nội ............................................. 23
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề huyện Thanh Oai – Hà Nội..... 27
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch làng nghề tại huyện Thanh Oai – Hà Nội
....................................................................................................................... 46
2.4. Thực trạng các chƣơng trình du lịch làng nghề hiện có tới huyện Thanh
Oai – Hà Nội ................................................................................................. 52
2.5. Đánh giá thực trạng các chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh
Oai – Hà Nội ................................................................................................. 56
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH LÀNG NGHỀ TỚI
HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI................................................................... 58
3.1. Định hƣớng phát triển các chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện
Thanh Oai – Hà Nội ...................................................................................... 58
3.2. Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai – Hà Nội
....................................................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 92

Khoa du lịch Đại học Mở Hà Nội



Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai Hà Nội

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

LN

Làng nghề

2

LNTT

Làng nghề truyền thống

3

UBND

Ủy ban nhân dân


Khoa du lịch Đại học Mở Hà Nội


Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai Hà Nội

DANH MỤC BẢNG HÌNH

STT

BẢNG/ HÌNH

TRANG

1

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện doanh thu từ 46
hoạt động du lịch của huyện Thanh Oai
(2015-2017)

2

Biểu đồ 2: Cơ cấu khách du lịch đến với 47
huyện Thanh Oai năm 2015

Khoa du lịch Đại học Mở Hà Nội


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài Khoá luận
Ngày nay, với mức đóng góp của mình, ngành du lịch đang đƣợc đánh

giá là một trong những ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao của thế giới. Đối
với Việt Nam, phát triển du lịch là giải pháp tốt nhất trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, giải quyết lao động, tăng thu nhập ngƣời dân một cách hiệu
quả. Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lƣợng
khách quốc tế đến cũng nhƣ khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch
Việt Nam ngày càng đƣợc biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến
trong nƣớc đƣợc bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch
đang ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội.
Du lịch làng nghề truyền thống cũng đang ngày càng hấp dẫn du khách và
đang là một hƣớng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh
những lợi ích về kinh tế, xã hội, hình thức du lịch này còn góp phần bảo tồn
và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng vùng miền, địa phƣơng.
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị
trí quan trọng của mình. Những làng nghề này nhƣ một hình ảnh đầy bản sắc,
khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Đó cũng là một cách
giới thiệu sinh động về đất, nƣớc và con ngƣời của mỗi vùng, miền, địa
phƣơng. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hƣớng đi đúng đắn và phù
hợp, đƣợc ƣu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi
ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những
con số tăng trƣởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa
phƣơng mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị
văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính đƣợc trong
ngày một ngày hai.
Ở Việt Nam, làng nghề truyền thống chứa đựng tiềm năng dồi dào của
loại hình du lịch chuyên khảo hấp dẫn. Ngành du lịch và các địa phƣơng đang
nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể và định hƣớng đầu tƣ khôi phục, bảo
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

1



tồn, phát triển các vùng làng nghề, xây dựng tuyến du lịch, bảo đảm vệ sinh
môi trƣờng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, dịc vụ, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu
hút du khách, qua đó vừa giới thiệu bức tranh muôn vẻ của làng quê đất nƣớc,
vừa đẩy mạnh hoạt động kinh tế thông qua "xuất khẩu tại chỗ" các mặt hàng
lƣu niệm thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, xoanh quanh việc phát triển du lịch
làng nghề vẫn còn nhiều những vấn đề còn tồn tại, trong đó vấn đề đa dạng
hóa sản phẩm du lịch làng nghề, cụ thể là đa dạng hóa các chƣơng trình du
lịch nhằm mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho du khách đồng thời làm tăng
tính phong phú, độc đáo cho chƣơng trình du lịch, góp phần mang lại những
trải nghiệm mới mẻ và sự hài lòng cho du khách trong quá trình tham gia các
hoạt động du lịch.
Thanh Oai là một huyện thuộc phía nam thành phố Hà Nội và là một vùng
quê với rất nhiều làng nghề nổi tiếng nhƣ nón lá làng Chuông; tƣơng Cự Đà;
giò chả Ƣớc lễ; gạo Bồ nông Thanh Văn; quạt nan, mây tre, giang đan làng
Vác, xã Cao Viên; làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xƣa nổi tiếng cả nƣớc
với nghề làm pháo; nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy. Với những lợi thế
sẵn có trên, Thanh Oai rất có tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề. Tuy
vậy, trên thực tế, hoạt động du lịch làng nghề của huyện Thanh Oai vẫn còn
tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Nổi bật lên hàng đầu là thiếu chiến lƣợc
lâu dài; nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho du lịch tại các làng nghề còn thiếu
và yếu. Đồng thời sản phẩm làng nghề tuy nhiều, phong phú nhƣng sức cạnh
tranh kém, chƣa tính đầy đủ tới nhu cầu của thị trƣờng, ít sản phẩm có thƣơng
hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế. Cùng với đó, du lịch làng nghề hiện nay
phần lớn mang tính tự phát, vì vậy, hiệu quả chƣa cao, du khách thƣờng chỉ
đến một lần và sức lan tỏa chƣa sâu rộng. Ở địa phƣơng chƣa có chủ trƣơng,
cơ chế, chính sách phù hợp và cơ sở hạ tầng, các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển
du lịch làng nghề. Đặc biệt, môi trƣờng nhiều làng nghề bị ô nhiễm là một
trong những nguyên nhân hạn chế việc thu hút khách du lịch tại các làng nghề
nơi đây. Sự liên kết, hợp lực giữa các doanh nhân, ngƣời sản xuất, nhà quản

Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

2


lý,...chƣa trở thành một khối thống nhất để phát huy tiềm năng lớn của các
làng nghề cũng nhƣ thế mạnh của du lịch làng nghề tại huyện Thanh Oai – Hà
Nội.
Chính bởi những lý do trên, trong nội dung nghiên cứu của Khóa luận
này, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng các chƣơng trình du lịch
làng nghề tới huyện Thanh Oai – Hà Nội” nhằm đa dạng hóa và tăng tính mới
mẻ, hấp dẫn hơn cho những chƣơng trình du lịch làng nghề hiện có đểthu hút
thêm nhiều hơn nữa du khách đến với huyện Thanh Oai – Hà Nội.
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài.
2.1. Mục đích:
Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai – Hà Nội
2.2. Giới hạn:
Về không gian: Địa bàn huyện Thanh Oai và các huyện lân cận nhƣ huyện
Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa của Thành phố Hà Nội có tiềm năng trở thành
điểm du lịch kết hợp trong chƣơng trình du lịch.
Về thời gian: Nghiên cứu các chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện
Thanh Oai –hà Nội năm 2015 đến năm 2017
2.3. Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch làng nghề và xây dựng chƣơng trình
du lịch làng nghề.
- Phân tích tiềm năng và thực trạng các chƣơng trình du lịch làng nghề của
huyện Thanh Oai – Hà Nội.
- Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề mới tới huyện Thanh Oai – Hà
Nội.
3. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng:
Các làng nghề truyền thống của huyện Thanh Oai và một số huyện lân cận
nhƣ huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa của Thành phố Hà Nội có thể kết hợp
trong chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai.
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

3


3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu trong quá trình làm
khóa luận. Bao gồm một số phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp thu thập số liệu và xử lý thông tin;
- Phƣơng pháp thống kê , tính toán;
- Phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ;
- Phƣơng pháp điều tra thực địa.
4. Kết cấu của Khoá luận
Phần 1: Đặt vấn đề.
Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tƣợng,
phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề và xây dựng chƣơng trình du
lịch làng nghề.
Chƣơng 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại huyện
Thanh Oai – Hà Nội.
Chƣơng 3: Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai –
Hà Nội.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
Phần 4: Tài liệu tham khảo
Phần 5: Các phụ lục

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Xác nhận của GVHD

Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ VÀ XÂY
DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DU LỊCH LÀNG NGHỀ
1.1. Du lịch làng nghề
1.1.1. Du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở
thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến trong đó có Việt Nam. Thuật
ngữ “du lịch” cũng xuất hiện từ rất lâu và có nhiều ngiên cứu về nó. Tuy
nhiên, do hoàn cảnh khác nhau, dƣới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi
ngƣời có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy đã có rất nhiều cách
định nghĩa khác nhau về du lịch. Dƣới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch
với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tƣợng của thời đại chúng ta, dựa
trên sự tăng trƣởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi
trƣờng xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp
thiên nhiên”.
Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tƣợng di chuyển của cƣ dân
mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng
thấy ý tƣởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ và hiện tƣợng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú
tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc
thƣờng xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này đƣợc hiệp hội các chuyên gia
khoa học về du lịch thừa nhận).

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tƣợng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học PicaraEdmod đƣa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức
năng của nó không chỉ về phƣơng diện khách vãng lai mà chính về phƣơng
diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi
tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả
mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

5


Còn rất nhiều quan điểm khác nhau về du lịch của các học giả trên thế
giới. Tuy nhiên, khái niệm về du lịch đƣợc sử dụng phổ biến ở Việt Nam theo
luật du lịch Việt Nam năm 2017, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên trong thời gian không
quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng, giải trí,
tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp
khác”.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ
một nƣớc này sang một nƣớc khác mà không thay đổi nơi cƣ trú hay nơi làm
việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp
với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu
khác.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy đƣợc du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù,
bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.
Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa
– xã hội.
1.1.2. Du lịch làng nghề

Du lịch làng nghề thực chất là hoạt động du lịch tới những làng nghề thủ
công truyền thống. Vì thế, để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề, trƣớc hết ta
cùng tìm hiểu khái niệm nghề thủ công truyền thống và làng nghề thủ công
truyền thống.


Nghề thủ công truyền thống:

Nghề truyền thống, nghề cổ truyền thống, nghề thủ công, ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp… Đó là những tên gọi khác nhau khi chúng ta nói đến khái
niệm nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam. Nghề thủ công truyền thống
xuất hiện từ rất sớm, ra đời và phát triển cùng với lịch sử xa xƣa của dân tộc.
Nghề truyền thống là những nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc hình thành, tồn
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

6


tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, đƣợc sản xuất tập trung tại một vùng
hay làng nào đó, từ đó đã hình thành các làng nghề, phố nghề, xã nghề. Đặc
trƣng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ
truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm
làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc. Nghề truyền thống thƣờng đƣợc truyền trong phạm vi từng làng.
Hầu hết trong làng có nghề truyền thống, đại đa số ngƣời dân đều biết làm
nghề truyền thống đó hoặc chí ít cũng biết đƣợc quy trình sản xuất cũng nhƣ
giá trị văn hóa của sản phẩm đó, ngoài ra họ còn có thể phát triển những nghề
khác nhau nhƣng những nghề này chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nghề truyền thống.
Khái niệm nghề thủ công truyền thống cũng mang tính lịch sử, cùng với
thời gian khái niệm này cũng đƣợc nghiên cứu và mở rộng hơn. Ở đây với

những tiến bộ của khoa học công nghệ, việc sản xuất sản phẩm thuộc nghề
thủ công truyền thống phần nào đã đƣợc hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới
với nhiều loại nguyên vật liệu mới. Ngày nay khái niệm nghề thủ công truyền
thống có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu
thủ công nghiệp, xuất hiện từ lâu trong lịch sử, đƣợc truyền từ đời này sang
đời khác và còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã đƣợc cải tiến hoặc
sử dụng những loại công nghệ máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhƣng vẫn
tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện
những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc.
 Làng nghề thủ công truyền thống:
Làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống hoặc làng nghề cổ truyền
thƣờng đƣợc gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng mà tại đây hầu hết dân
cƣ tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề của họ làm thƣờng có
tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng. Làng nghề là
một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, đƣợc tạo bởi hai yếu tố làng và
nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều
hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa họ có mối
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

7


lên kết về kinh tế , xã hội và văn hóa. Khái niệm làng nghề đƣợc hiểu là làng
tuy vẫn diễn ra hoạt động trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng
đã có một số nghề phụ khác (Đan lát, làm tƣơng, làm đậu phụ) song đã nổi
trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên
nghiệp, có phƣờng hội, (có cơ cấu tổ chức nhất định), có ông trùm có phó
cả…. cùng một số thợ phụ và phó nhỏ, đã chuyên tâm có quy trình công nghệ
nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó, sản xuất ra những mặt hàng thủ
công, những mặt hàng có tính mỹ nghệ. Từ khái niệm về làng nghề trên đây,

làng nghề thủ công truyền thống đƣợc hiểu là trung tâm sản xuất hàng thủ
công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang
tính truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm
theo kiểu phƣờng hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ
nghề và các thành viên luôn ý thức tuân thủ những chế ƣớc xã hội và gia tộc.
Sự liên kết hỗ trợ nhau về nghề kinh tế, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ giữa các gia
đình cùng dòng tộc, cùng phƣờng nghề, trong quá trình lịch sử hình thành và
phát triển nghề nghiệp đã hình thành ngay trên đơn vị cƣ trú, làng xóm truyền
thống của họ…. Nhƣ vậy, làng nghề thủ công truyền thống là một kiểu làng
nghề truyền thống, thƣờng có nhiều ngƣời dân làm nghề cổ truyền hoặc một
vài dòng họ chuyên làm nghề lâu đời theo kiểu cha truyền con nối.
 Du lịch làng nghề thủ công truyền thống
Nhìn chung, khái niệm du lịch làng nghề truyền thống (LNTT) vẫn còn
khá mới mẻ ở nƣớc ta. Du lịch LNTT thuộc loại hình du lịch văn hóa đang
thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nƣớc. Bởi LNTT là
nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử
dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một
sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể. Ngoài
ra, LNTT còn có các giá trị văn hóa vật thể nhƣ: đình, chùa, các di tích có liên
quan trực tiếp đến làng nghề, các sản phẩm thủ công. Theo TS.Trần Nhạn
trong “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì “du lịch văn hóa là loại hình du lịch
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

8


mà khách du lịch muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích văn hóa, những
phong tục tập quán còn hiện diện… bao gồm hệ thống đình, chùa, lễ hội, các
phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp” [20, tr.15].
Từ đó, ta có thể hiểu du lịch LNTT nhƣ sau: du lịch LNTT là loại hình du

lịch văn hóa mà du khách muốn thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể có liên quan mật thiết đến một LNTT của dân tộc. Nghiên cứu phát
triển du lịch LNTT là nhằm chỉ ra những điều kiện và yếu tố ảnh hƣởng đến
sự phát triển của du lịch LNTT, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy
du lịch LNTT phát triển.
1.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề
Du lịch của nƣớc ta hiện nay mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình thúc
đẩy và phát triển đất nƣớc trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
với các địa danh du lịch đặc biệt sẽ tạo dấu ấn riêng trong lòng các du khách
khi đến với việt nam và mang cho đất nƣớc một cái nhìn mới lạ cho các du
khách. Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy
lại vị trí quan trọng của mình. Du lịch làng nghề truyền thống đang ngày càng
hấp dẫn du khách và đang là một hƣớng phát triển du lịch của đất nƣớc, đóng
góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của ngƣời dân.
 Xét về mặt kinh tế
Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn. Việc phát triển du lịch làng nghề tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ ở
nông thôn, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập cho địa phƣơng
(sản xuất ra đồ lƣu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kĩ
thuật, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng…) chuyển lao động từ
sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang sản xuất phi nông nghiệp có thu
nhập cao hơn.
Bên cạnh đó, du lịch làng nghề tạo điều kiện giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho ngƣời dân địa phƣơng. Ở nƣớc ta, số lao động nông nghiệp cao
những diện tích đất canh tác bình quân trên đầu ngƣời lại thấp dẫ đến tình
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

9



trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn đang trở nên khá phổ biến. Sự phục
hồi và phát triển du lịch làng nghề góp phần quan trọng trong việc giải quyết
nguồn lao động dƣ thừa ở nông thôn. Du lịch làng nghề phát triển kéo theo
những ngành nghề mới nhƣ thực phẩm, lƣu trú, vận chuyển,... đến với địa
phƣơng, thu hút và tạo thêm nhiều việc làm mới cho ngƣời dân. Sự phát triển
của du lịch làng nghề đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
ngƣời dân địa phƣơng. Việc phát triển du lịch làng nghề còn tạo ra nguồn vốn
tích trữ cho địa phƣơng, khi mà các hộ dân có thu nhập cao và ổn định hơn sẽ
tạo điều kiện cho việc vận động quyên góp xây dựng, cải thiện cơ sở vật chất
kỹ thuật hạ tầng nông thôn.
 Xét về mặt văn hóa – xã hội
Ngoài những ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, phát triển du lịch làng nghề
còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc.
Các sản phẩm của các làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự giao thoa và
phát triển các giá trị văn hóa, văn minh lâu đời của dân tộc. Những làng nghề
này nhƣ một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không
thể thay thế. Đó cũng là một cách giới thiệu sinh động về đất, nƣớc và con
ngƣời của mỗi vùng, miền, địa phƣơng. Phát triển du lịch làng nghề chính là
một hƣớng đi đúng đắn và phù hợp, đƣợc ƣu tiên trong chính sách quảng bá
và phát triển du lịch Việt Nam.
 Xét về mặt cảnh quan, môi trƣờng
Để thu hút khách du lịch đến với các làng nghề, các địa phƣơng cần trú
trọng bảo vệ môi trƣờng. Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử
dụng hợp lý và bảo vệ tối ƣu các nguồn tài nguyên và môi trƣờng du lịch góp
phần tích cực vào việc bảo vệ và tái tạo môi trƣờng. Ngoài ra du lịch còn góp
phần bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án
thƣờng có yêu cầu tạo thêm các vƣờn cây, công viên cảnh quan, hồ nƣớc, thác
nƣớc nhân tạo. Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan địa
phƣơng nhƣ tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội


10


trƣờng cho cả du khách và cƣ dân địa phƣơng bằng cách gia tăng phƣơng tiện
vệ sinh công cộng, đƣờng sá thông tin, năng lƣợng, nhà cửa xử lí rác và nƣớc
thải đƣợc cải thiện, dịch vụ môi trƣờng đƣợc cung cấp. Hạn chế các lan
truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cƣ khi các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật
đồng bộ đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cũng có thể gây ra
những tác động tiêu cực đối với môi trƣờng địa phƣơng nếu nhƣ không có
những biện pháp bảo vệ kịp thời và đúng đắn. Các yếu tố ô nhiễm nhƣ là rác,
nƣớc thải và khói bụi không đƣợc xử lí đúng mức sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến
môi trƣờng. Vì vậy chính quyền và địa phƣơng cần có những biện pháp phát
triển du lịch song song với việc bảo vệ môi trƣờng và cảnh quan nông thôn.
1.2. Xây dựng chƣơng trình du lịch làng nghề
1.2.1. Chương trình du lịch nghề
1.2.1.1. Khái niệm
Để hiểu rõ khái niệm chƣơng trình du lịch làng nghề, ta tìm hiểu khái
niệm chƣơng trình du lịch. Cũng giống nhƣ khái niệm về du lịch, khái niệm
chƣơng trình du lịch cũng chƣa có định nghĩa thống nhất dƣới những cách
tiếp cận và quan điểm khác nhau của những nhà nghiên cứu khác nhau.
Theo David Wright định nghĩa trong cuốn tƣ vấn về nghề nghiệp lữ hành:
“Chƣơng trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch thông thƣờng bao
gồm giao thông vận tải, nơi ăn ở, sự di chuyển và tham quan ở một hoặc
nhiều hơn các quốc gia, vùng, lãnh thổ hay thành phố. Sự phục vụ này phải
đƣợc đăng ký đầy đủ hoặc hợp đồng trƣớc với một doanh nghiệp lữ hành.
Khách du lịch phải thanh toán đầy đủ trƣớc khi các hoạt động đƣợc thực
hiện”.
Theo Gagnon và Ociepka trong cuốn phát triển nghề lữ hành tái bản lần
thứ VI lại cho rằng: “Chƣơng trình du lịch là một sản phẩm du lịch lữ hành

đƣợc xác định mức giá trƣớc, khách có thể mua lẻ hoặc mua theo nhóm và có
thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chƣơng trình du
lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lƣợng khác nhau của bất kỳ hoặc
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

11


tất cả các dịch vụ vận chuyển nhƣ: hàng không, đƣờng thủy,đƣờng sắt, nơi ăn
ở, tham quan và vui chơi, giải trí”.
Quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nƣớc liên minh châu Âu
(EU) và hội lữ hành của vƣơng quốc Anh: “Chƣơng trình du lịch là sự kết hợp
đƣợc sắp xếp từ trƣớc của ít nhất hai trong số các dịch vụ nơi ăn ở, các dịch
vụ lữ khác sinh ra từ dịch vụ giao thông, nơi ăn ở và nó đƣợc bán với mức giá
gộp. Thời gian của chƣơng trình nhiều hơn 24 giờ.”
Còn theo luật du lịch Việt Nam năm 2017, khái niệm về chƣơng trình du
lịch đƣợc hiểu là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán đƣợc định
trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.
Vậy, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các chƣơng trình du lịch. Tuy
nhiên, có một điểm chung thống nhất giữa các chƣơng trình du lịch chính là
nội dung của các chƣơng trình du lịch, còn điểm tạo nên sự khác biệt xuất
phát từ giới hạn, những đặc điểm và phƣơng thức tổ chức các chƣơng trình du
lịch. Chƣơng trình du lịch là sự kết hợp của nhiều thành phần và là yếu tố cần
thiết đối với sự hoạt động có hiệu quả của công nghệ du lịch trên toàn thế
giới. Chƣơng trình du lịch cũng đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế của một
đất nƣớc, một vùng nơi mà chƣơng trình đó đƣợc thực hiện. Ngoài ra, các
chƣơng trình du lịch còn là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho một quốc gia.
Chuyến du lịch (tour), theo qui định của Tổng cục Du lịch là chuyến đi đƣợc
chuẩn bị trƣớc bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về

nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thƣờng có các dịch vụ về vận chuyển,
lƣu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ bổ sung khác. Chƣơng trình du
lịch là lịch trình của chuyến du lịch (lịch trình từng buổi, từng ngày), các dịch
vụ và giá bán chƣơng trình đƣợc định trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch
từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. Nhìn chung, chƣơng trình du
lịch gồm các dịch vụ trong lịch trình của khách đã đƣợc lên kế hoạch đặt
trƣớc và đƣợc khách du lịch thanh toán đầy đủ.
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

12


Trên cơ sở kế thừa các khái niệm nêu trên ta có thể đƣa ra khái niệm về
chƣơng trình du lịch làng nghề là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá
bán đƣợc định trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến
điểm kết thúc chuyến đi mà trong đó các điểm đến là các làng nghề và có
những hoạt động tham quan, ăn uống và vui chơi, giải trí liên quan đến các
làng nghề đó.
1.2.1.2. Đặc điểm của chương trình du lịch làng nghề
Chƣơng trình du lịch nhƣ là một dịch vụ mang tính tổng hợp, trọn vẹn
đƣợc tạo nên từ các dịch vụ riêng lẻ của các nhà cung cấp khác nhau. Do
vậy, chƣơng trình du lịch làng nghề có những đặc điểm vốn có của sản phẩm
là dịch vụ. Các đặc điểm đó là:
- Tính vô hình: Du lịch là ngành dịch vụ và sản phẩm tồn tại ở dạng vô hình
Ngƣời tiêu dùng không thể nhìn thấy sản phẩm du lịch và sử dụng các chỉ số
để mô tả hay đánh giá chất lƣợng của sản phẩm. Sản phẩm du lịch về cơ bản
không tồn tại dƣới dạng vật chất. Ngƣời mua không thể kiểm tra, đánh giá
chất lƣợng của sản phẩm tại thời điểm mua nhƣ các sản phẩm hữu hình.
- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Quá trình sản xuất và tiêu dùng
sản phẩm du lịch diễn ra cùng không gian và thời gian. Đổi với sản phẩm du

lịch không thể tiến hành sản xuất mùa nhu cầu thấp để lƣu kho rồi mang ra
tiêu thụ khi nhu cầu tăng cao. Sản phẩm chỉ đƣợc sản xuất khi có sự hiện diện
của ngƣời tiêu dùng.
- Tính không chuyến đổi quyền sở hữu: Đối với sản phẩm du lịch, du khách
không có quyền sờ hữu sản phẩm mình mua, chỉ có quyền sử dụng sản phẩm
trong những điều kiện cụ thể
- Tính không thể di chuyển: không giống các sản phẩm tồn tại ở dạng vật
chất, sản phẩm du lịch không có khả năng di chuyển đến nơi tiêu thụ. Sản
phẩm du lịch đƣợc tạo ra thƣờng gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch nên
không thể dịch chuyển đƣợc. Doanh nghiệp lữ hành không thể mang sản
phẩm du lịch đến nơi khách có nhu cầu mà du khách phải đến nơi có sản
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

13


phẩm du lịch để thỏa mãn những nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng
sản phẩm du lịch. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây khó
khăn cho các doanh nghiệp lữ hành trong việc tiêu thụ sản phẩm
- Tính mùa: Sản phẩm du lịch mang tính mùa rõ rệt, nhu cầu về sản phẩm du
lịch thƣờng xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy thuộc vào
một số điều kiện nhất định.
- Tính không đồng nhất: Sản phẩm du lịch không có tỉnh đồng nhất vì đó
không phải là những sản phẩm giống nhau. Sản phẩm du lịch đƣợc tạo ra trên
cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch kết hợp với các dịch vụ. Mà dịch vụ
cung ứng không phải luôn đồng nhất.
Trên đây là các đặc điểm của một chƣơng trình du lịch làng nghề.Trong
quá trình thiết kế chƣơng trình du lịch làng nghề, cần chú ý tới những đặc
điểm này để mang lại các sản phẩm phù hợp nhất.
1.2.1.3. Phân loại chương trình du lịch làng nghề

Việc phân loại chƣơng trình du lịch rất cần thiết đối với các nhà kinh
doanh lữ hành. Phân loại chƣơng trình du lịch càng cụ thể thì chính sách
marketing càng kỹ càng, sát hợp với từng loại thị trƣờng mục tiêu, hoạch định
chính sách marketing tổng hợp và thực hiện đạt hệu quả cao hơn.


Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có 3 loại:

- Chƣơng trình du lịch chủ động: do các nhà kinh doanh xây dựng và ấn định
ngày thực hiện sau đó mới bán sản phẩm.
- Chƣơng trình du lịch bị động: Do khách tự tìm đến và đề ra yêu cầu, để nhà
kinh doanh xây dựng chƣơng trình du lịch dựa trên sự thỏa thuận giữa hai
bên.
- Chƣơng trình du lịch kết hợp: Doanh nghiệp tự xây dựng chƣơng trình du
lịch nhƣng không ấn định ngày thực hiện.


Căn cứ vào mức độ phụ thuộc trong tiêu dùng và các dịch vụ cấu thành

chƣơng trình du lịch có 4 loại:
- Chƣơng trình du lịch trọn gói có ngƣời tháp tùng: gồm hầu hết các dịch vụ
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

14


đƣợc sắp đặt ở mức độ tối đa, giá trọn gói thấp hơn các dịch vụ cùng loại
thuộc các chƣơng trình du lịch khác, khách đƣợc tổ chức thành đoàn, có
hƣớng dẫn viên chuyên nghiệp khách ít đƣợc phục vụ theo sở thích riêng.
- Chƣơng trình du lịch chỉ có hƣớng dẫn viên tại các điểm đến: có đặc điểm

tƣơng tự nhƣ chƣơng trình du lịch trọn gói có ngƣời tháp tùng, chỉ khác ở chỗ
thay vì có hƣớng dẫn đi theo cả hành trình thì chỉ có hƣớng dẫn viên tại điểm
tham quan.
- Chƣơng trình du lịch độc lập đầy đủ theo đơn đặt hàng của khách: đáp ứng
chính xác theo đơn đặt hàng của khách, mọi sở thích riêng đều đƣợc đáp ứng,
giá cả trọn gói và đắt hơn các dịch vụ cùng loại.
- Chƣơng trình du lịch độc lập tối thiểu theo đơn đặt hàng của khách: bao
gồm hai dịch vụ cơ bản là vận chuyển và lƣu trú, giá trọn gói gồm giá vé máy
bay, buồng khách sạn, vận chuyển đƣờng bộ, giá trọn gói có thể thay đổi,
khách đi không theo đoàn và không có hƣớng dẫn viên.
 Căn cứ vào mức giá có 3 loại:
- Chƣơng trình du lịch theo mức giá trọn gói.
- Chƣơng trình du lịch theo mức giá cơ bản.
- Chƣơng trình du lịch theo mức giá tự chọn.
 Căn cứ vào mục đích của chuyến đi và loại hình du lịch:
- Chƣơng trình du lịch theo chuyên đề văn hóa lịch sử, phong tục tập quán.
- Chƣơng trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.
- Chƣơng trình du lịch công vụ MICE,
- Chƣơng trình du lịch tàu thủy.
- Chƣơng trình du lịch tơn giáo tín ngƣỡng, chƣơng trình du lịch sinh thái.
- Chƣơng trình du lịch thể thao khám phá và mạo hiểm.
- Chƣơng trình du lịch đặc biệt.
 Căn cứ vào sự có mặt của hƣớng dẫn viên có 2 loại:
Chƣơng trình du lịch có hƣớng dẫn viên và không có hƣớng dẫn viên.


Căn cứ vào phạm vi du lịch: chƣơng trình du lịch nội địa và chƣơng

Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội


15


trình du lịch quốc tế.
1.2.1.4. Nội dung của chương trình du lịch làng nghề
Nội dung của chƣơng trình du lịch bao gồm chi tiết các hoạt động từ vận
chuyển, lƣu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tới tham quan…
-

Hoạt động thăm quan, khám phá các làng nghề truyền thống:
Các làng nghề truyền thống thƣờng gắn với một vùng nông thôn. Mỗi

làng nghề là một môi trƣờng văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền
thống lâu đời. Là nơi bảo lƣu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ
đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng
nghề thƣờng chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa
nông nghiệp: Cây đa, giếng nƣớc, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh
cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc,
những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách
ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thƣ thái. Có thể nói rằng du lịch làng
nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tƣởng để du khách tham quan tìm hiểu các
giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà
nền sản xuất công nghiệp khiến môi trƣờng ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du
khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo
chỉ có đƣợc những ngƣời nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lƣu
niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.
Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ
nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trƣng cho văn
hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch
làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn đƣợc nhu cầu chiêm ngƣỡng tìm

hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc ngƣời
thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn
của du khách.
- Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu và làm các món đồ thủ công mỹ nghệ:
Ngoài việc đƣợc tham quan, khám phá các làng nghề truyền thống, du
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

16


khách còn đƣợc tự tay trải nghiệm làm các món đồ thủ công mỹ nghệ ngay tại
xƣởng sản xuất. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời và khó quên cho du khách,
giúp họ có thêm những trải nghiệm mới trong việc tự tay làm ra những sản
phẩm xinh xắn theo ý thích của mình.
- Ăn uống:
Thƣởng thức các món ăn đặc sản ở những vùng quê. Du khách có cơ hội
tìm hiểu văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt Nam nói chung và của ngƣời dân
quê nông thôn nói riêng. Gạo là lương thực chính trong bữa cơm người Việt.
Bữa ăn của ngƣời Việt Nam thƣờng có nhiều rau, có các loại rau thơm và
nƣớc chấm độc đáo khi có món ăn ngon. Cứ mỗi loại thức ăn, nhất là thức ăn
nguồn gốc động vật lại có một loại gia vị và nƣớc chấm tƣơng ứng.
- Vận chuyển:
Các chƣơng trình du lịch thăm quan làng nghề truyền thống thƣờng ngắn
ngày nên phƣơng tiện vận chuyển chủ yếu là ô tô du lịch và xe máy. Di
chuyển bằng ô tô và xe máy đem lại nhiều tiện ích cho du khách. Đảm bảo an
toàn cho du khách. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho chuyến đi. Nhƣng đôi
khi dễ đem lại cảm giác nhàm chán cho du khách khi chỉ di chuyển bằng một
loại hình vận chuyển.
- Lƣu trú:
Ở các làng quê Việt Nam nói chung dịch vụ lƣu trú chƣa thực sự đƣợc đầu

tƣ và phát triển. Nên thông thƣờng du khách sẽ đƣợc trải nghiệm sinh hoạt tại
nhà dân nếu nhƣ chƣơng trình du lịch dài hơn một ngày. Khách du lịch sẽ
cùng ăn, cùng ngủ và cùng sinh hoạt với ngƣời dân bản địa, đƣợc coi nhƣ là
ngƣời nhà, đƣợc tham gia vào các công việc thƣờng ngày cũng nhƣ lễ hội tại
đó. Đây là cách hữu hiệu để du khách nhanh chóng và trực tiếp hòa nhập, cảm
nhận về vùng đất mà họ đang đến, chứ không đơn thuần chỉ là tham quan.
1.2.2. Quy trình xây dựng chương trình du lịch làng nghề
Các chƣơng trình du lịch đƣợc xây dựng theo công đoạn chặt chẽ với các
bƣớc cơ bản sau đây:
Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

17


Bƣớc 1: Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng (thị trƣờng khách du lịch, đặc điểm
tâm lý khách du lịch, thị trƣờng sản phẩm…)
Bƣớc 2: Nghiên cứu khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch, các
nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trƣờng…
Bƣớc 3: Xác định khả năng và vị trí của công ty, doanh nghiệp lữ hành.
Bƣớc 4: Xây dựng mục đích, ý tƣởng của chƣơng trình du lịch.
Bƣớc 5: Xác định mức độ giới hạn cũng nhƣ quỹ thời gian và mức giá của
chƣơng trình du lịch.
Bƣớc 6: Xây dựng lộ trình tuyến tham quan với những điểm du lịch chủ yếu
và bắt buộc của chƣơng trình.
Bƣớc 7: Lên kế hoạch về phƣơng tiện vận chuyển phù hợp với từng lộ trình
tham quan cũng nhƣ phƣơng án lƣu trú, ăn uống.
Bƣớc 8: Chi tiết hóa chƣơng trình với những nội dung, hoạt động tham quan,
nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm… trên toàn tuyến, hành trình.
Bƣớc 9: Xác định giá thành và giá bán của chƣơng trình du lịch.
Bƣớc 10: Xây dựng những quy định bắt buộc và cần có của chƣơng trình.

Sơ đồ quy trình xây dựng chƣơng trình du lịch

Xây dựng chương trình du lịch làng nghề tới huyện Thanh Oai - Hà Nội

18


×