Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số vấn đề về hộ tịch, hộ khẩu liên quan đến lý lịch tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.44 KB, 3 trang )

NGHIEÂN CÖÙU, TRAO ÑOÅI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỘ TỊCH, HỘ KHẨU LIÊN QUAN
ĐẾN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Trần Văn Luyện1
Tóm tắt: Lý lịch tư pháp là cơ sở pháp lý cơ bản phản ánh đúng bản chất của con người.
Mục đích để nhằm quản lý sử dụng lao động và đề bạt cán bộ phù hợp. Bài viết đề cập những
sai sót phổ biến trong hồ sơ lý lịch tư pháp, những thông tin liên quan của người có tiền án hình
sự và từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những sai sót trong hoạt động quản lý
lý lịch tư pháp liên quan đển hộ tịch, hộ khẩu.
Từ khóa: Lý lịch tư pháp, Trung tâm lý lịch tư pháp Quốc gia, Phiếu lý lịch tư pháp.
Nhận bài: 02/10/2016; Hoàn thành biên tập:25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016
Some issues of civil status relating to judicial records
Abstract: Judicial records are the legal basis reflecting the true nature of man for the
purposes of managing human resources and accordingly promoting. The paper mentions the
common errors in the judicial records, the related information of persons with criminal
convictions and some recommendations to prevent and correct errors in managing judicial
records of civil status, and residential books.
Keywords: Judicial Record, Centre National Judicial Record, Judicial History card.
Received: Oct 02th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication:
Dec 20 th, 2016.
Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khoá
XII thông qua tại kỳ họp thứ 5 ngày 17/6/2009,
có hiệu lực từ ngày 01/7/2010. Nội dung lý lịch
tư pháp phản ánh án tích của người bị kết án
bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và
việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành
lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong
trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án
tuyên bố phá sản.


Thông tin lý lịch tư pháp về án tích bao
gồm thông tin về cá nhân người bị kết án; tội
danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt
chính, hình phạt bổ sung; nghĩa vụ dân sự trong
bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên
án; Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã
tuyên; tình trạng thi hành án. Do vậy, lý lịch tư
pháp gắn bó chặt chẽ với công tác hộ tịch, hộ
khẩu, là cơ sở để xem xét đánh giá về nhân
thân một con người.
1. Ý nghĩa, đặc điểm và quá trình cấp
phiếu lý lịch tư pháp
Lý lịch tư pháp là cơ sở pháp lý phản ánh
đúng bản chất của con người (tốt, xấu, có vi
phạm, phạm tội hay không...) để nhằm mục
1

Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Đại tá, C42, Tổng cục Cảnh sát.

20

đích sử dụng lao động hợp lý, đánh giá, đề bạt
sử dụng cán bộ phù hợp. Thông qua việc quản
lý, cấp phiếu lý lịch tư pháp để cung cấp chính
xác thông tin về một người cụ thể cho các cơ
quan yêu cầu. Đồng thời, phát hiện kịp thời
những người làm sai lệch hồ sơ để xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Lý
lịch tư pháp có các đặc điểm: một là, nó là văn
bản có giá trị pháp lý được sử dụng trong công

tác cán bộ, trong xuất khẩu lao động, đi ra nước
ngoài với các lý do khác nhau, người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam; hai là, nó liên
quan đến sinh mệnh chính trị, uy tín, danh dự
của một con người cụ thể.
Trong thực tiễn hiện nay vẫn còn những bất
cập về cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trách nhiệm
xác định tiền án là của các cơ quan bảo vệ pháp
luật, cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên,
rất nhiều trường hợp qua phản ánh của các địa
phương, Công an đã yêu cầu người có nhu cầu
cấp phiếu lý lịch tư pháp đến Tòa án cấp tỉnh
xin quyết định xóa án tích của Tòa án. Nhiều
người trong quá trình đi lao động kiếm sống,
làm ở các tỉnh phía Nam, ở vùng núi xa gia
đình, chỉ phạm tội ít nghiêm trọng và đã xảy ra


Số tháng 1/2017 - Năm thứ Mười Hai

nhiều năm trước đây, nay do u cầu đi xuất
khẩu lao động hoặc ra nước ngồi mà phải tự
đi vào các địa phương ở xa để xin được “Quyết
định xóa án tích” của Tòa án thì nhiều người
q nghèo khơng có điều kiện thực hiện được.
Đây thực sự là bất cập hiện nay của các cơ
quan nhà nước liên quan đến việc cấp phiếu lý
lịch tư pháp.
Với u cầu xây dựng Nhà nước pháp
quyền, tất cả phục vụ nhân dân và quan trọng

hơn nữa là cải cách hành chính, thực hiện chính
sách một cửa theo Đề án 30 của Chính phủ, các
ngành Trung ương cần họp bàn thống nhất để
có quy định thuận lợi nhất trong việc xác nhận
những trường hợp lao động, sinh sống ở nhiều
địa phương khác nhau mà đã có tiền án.
Tỉnh Thanh Hóa và một số địa phương có
kinh nghiệm xử lý vấn đề này. Những người
đã có tiền án nhưng mức án thấp, xảy ra đã lâu
năm và trong nhiều năm sau đó ở địa phương
người đó khơng vi phạm, thì thống nhất cho họ
viết đơn u cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, xin
xác nhận của Cơng an hoặc chính quyền địa
phương cấp xã về việc khơng vi phạm tại địa
phương từ ngày mãn hạn tù. Trong những
trường hợp này thì có thể coi đó là tài liệu để
vận dụng vào việc đương nhiên xóa án tích, mà
khơng cần phải có quyết định của Tòa án về
việc xóa án tích2 .
2. Hộ tịch, hộ khẩu là thơng tin nhằm
xác định chính xác con người cụ thể trong
lý lịch tư pháp
Trong thực tiễn cuộc sống, mỗi con người
có những thay đổi về hộ tịch, hộ khẩu với
những động cơ và lý do khác nhau. Phần lớn
sự thay đổi là do điều kiện sống thay đổi, u
cầu thay đổi theo trình tự pháp lý. Một số
trường hợp do sai sót vơ tình trong q trình
làm giấy khai sinh, kê khai, làm chứng minh
nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu... Ngồi ra có

trường hợp do cố ý làm sai lệch trong hộ tịch,
hộ khẩu... Đây là những trường hợp tiêu cực
do động cơ cá nhân nên đã cố tình điều chỉnh
hộ khẩu, hộ tịch khác với giấy khai sinh gốc.

Do vậy, xác định một con người cụ thể, khi có
những dấu hiệu sai lệch hồ sơ cá nhân, cần
kiểm tra từ nhiều nguồn tài liệu lưu giữ khác
nhau. Về ngun tắc, giấy khai sinh gốc là
văn bản, tài liệu có giá trị pháp lý cao nhất
chứng minh về ngày tháng năm sinh của một
con người. Để xác định thơng tin này của một
con người cụ thể, cần căn cứ vào: giấy khai
sinh gốc; chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu;
hộ chiếu.
Những sai sót phổ biến trong hồ sơ lý
lịch tư pháp
Qua nghiên cứu tổng kết cơng tác cấp
phiếu lý lịch tư pháp, có 5 dạng sai sót phổ
biến sau đây:
Một là, thay ảnh bằng ảnh của người khác.
Thơng qua các thủ đoạn như hơ nóng để bong
ảnh ra, sau đó dán ảnh của mình vào. Để ảnh
được thay thế có dấu nổi, đã dùng đồng xu để
tạo dấu nổi3.
Hai là, sửa chữa ngày, tháng, năm sinh. Có
thể bằng hóa chất hoặc dùng dao lam cạo mỏng
giấy. Trong trường hợp này có thể dùng các
đèn chiếu hồng ngoại, tử ngoại hoăc đèn chiếu
xiên, dùng kính phản quang để quan sát phát

hiện các đặc điểm tẩy xóa. Những trường hợp
nghi ngờ bị sửa chữa thì trưng cầu giám định
kỹ thuật hình sự ở Phòng kỹ thuật hình sự
Cơng an cấp tỉnh hoặc viện Khoa học hình sự
để giám định nhằm xác định giấy chứng minh
nhân dân, sổ hộ khẩu và các văn bản giấy tờ,
hộ chiếu có bị tẩy xóa hay khơng.
Ba là, sửa chữa nơi cư trú: do điều kiện
sáp nhập, tách địa giới hành chính nên cũng
tạo cho sự thay đổi trong hồ sơ các lần khai
của cá nhân. Cũng có trường hợp cố ý khai sai
nơi cư trú để che dấu q khứ của mình đã có
án tích.
Bốn là, do tiêu cực, bỏ qua các thơng tin về
tiền án của đối tượng; bỏ qua các thơng tin về
cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý
doanh nghiệp, hợp tác xã của đối tượng.
Năm là, khơng bổ sung kịp thời những
thơng tin liên quan về những người có tiền án

2

Xem Báo cáo tổng kết cơng tác các năm 2006 - 2010 của Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát.
Xem Báo cáo của Cơng an huyện Đơng anh TP.Hà Nội kết quả xác minh, giải quyết hồ sơ chứng minh nhân dân
khác ảnh và vân tay.

3

21



HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP

hình sự và cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã. Trong những
năm vừa qua, một số địa phương đã phát hiện
việc tráo người trong việc làm giấy chứng
minh nhân dân. Cụ thể là mượn giấy khai
sinh, hộ khẩu của người khác để làm giấy
chứng nhân dân có tên, tuổi, nơi cư trú của
người khác, chỉ có ảnh của mình. Những
trường hợp vi phạm này chủ yếu do thiếu hiểu
biết về pháp luật hoặc lợi dụng mượn hộ khẩu
của người khác để làm giấy chứng minh nhân
dân với mục đích xin việc làm hoặc đi lao
động xuất khẩu.
4. Biện pháp phòng ngừa, khắc phục
những sai sót trong hoạt động quản lý lý lịch
tư pháp liên quan đển hộ tịch, hộ khẩu
Một là, tăng cường giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ làm công tác quản lý hồ sơ,
công tác cấp lý lịch tư pháp
Do cơ chế thị trường tác động, nhiều người
làm giàu nhanh chóng, trong khi đó nhiều cán
bộ thu nhập mức lương có hạn, đời sống khó
khăn, nên cũng dễ bị tác động tiêu cực. Vì vậy,
ngoài việc quan tâm điều chỉnh lương, cải thiện
đời sống của cán bộ trực tiếp liên quan việc cấp
lý lịch tư pháp, cần chú ý giáo dục tư tưởng,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp với truyền

thống “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đồng
thời chú ý công tác kiểm tra, thanh tra, sớm
phát hiện những vi phạm, xây dựng phẩm chất
của người cán bộ tư pháp trong sạch, tận tụy
phục vụ nhân dân.
Hai là, nâng cao kiến thức chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý lý lịch tư pháp
Hoạt động cấp lý lịch tư pháp tuy không
quá khó khăn phức tạp, nhưng đòi hỏi phải
được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy,
những cán bộ mới được phân công làm nhiệm
vụ này cần có kế hoạch gửi đi đào tạo bồi
dưỡng. Ngoài đào tạo các lớp nghiệp vụ
chuyên sâu, cần phát huy tinh thần tự học và
kèm cặp, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
Ba là, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông
tin để nối mạng, quản lý chặt chẽ hồ sơ liên
quan đến con người, lý lịch tư pháp
Bộ Tư pháp thành lập Trung tâm lý lịch
tư pháp Quốc gia để các tỉnh nối mạng, tạo
22

thuận lợi việc tra cứu, vừa chống việc trót lọt,
vừa rút ngắn thời gian để phục vụ nhân dân
tốt hơn. Ngoài ra, thực hiện cải cách hành
chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý hồ sơ theo chỉ đạo của Chính phủ
nhằm thực hiện cơ chế một cửa phục vụ nhân
dân tốt hơn.

Bốn là, tạo cơ chế thuận lợi để cập nhật
thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp
Để thực hiện được việc cập nhật thông tin
về tiền án; hoạt động phá sản; việc cấm cá nhân
đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh
nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh
nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản,
cần phải xây dựng thông tư liên ngành giữa
ngành Công an, Tòa án, Tư pháp nhằm tạo cơ
chế phối hợp đồng bộ, tránh gây phiền hà,
chậm trễ.
Lý lịch tư pháp phản ảnh án tích đối với
người bị kết án, trích ngang lý lịch về việc
cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập,
quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong
trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa
án tuyên bố phá sản. Nó liên quan trực tiếp
đến công tác hộ tịch, hộ khẩu và quản lý hồ
sơ nghiệp vụ. Việc tra cứu, cấp phiếu lý lịch
tư pháp, yêu cầu cán bộ công chức phải có
tính cẩn trọng, chính xác; tính nhân văn, tôn
trọng đời tư của người khác; trong sạch, liêm
khiết, tận tụy phục vụ nhân dân. Lực lượng
chuyên trách làm công tác quản lý hộ tịch, hộ
khẩu, công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp cần
nắm vững nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách
nhiệm phục vụ nhân dân, sớm phát hiện xử
lý những trường hợp vi phạm, góp phần bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình
hiện nay./.

Tài liệu tham khảo
1. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa
đổi bổ sung năm 2014
2. Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung
năm 2013.
3. Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.
4. Báo cáo tổng kết công tác các năm 2006 2010 của Cục hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát.
5. Báo cáo của Công an huyện Đông anh
TP.Hà Nội kết quả xác minh, giải quyết hồ sơ
chứng minh nhân dân khác ảnh và vân tay.



×