Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông lam, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN QUANG VINH

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LAM, NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN QUANG VINH

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG LAM, NGHỆ AN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60. 44. 03. 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS VÕ CHÍ MỸ
TS. ĐỖ HỮU TUẤN



Hà Nội – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực
sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS
Võ Chí Mỹ và TS. Đỗ Hữu Tuấn.
Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Nguyễn Quang Vinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài........................................................................................... 2
3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu..................................................................... 3
5. Cấu trúc của luận văn............................................................................................................... 4
6. Lời cảm ơn.................................................................................................................................. 4
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................... 5
1.1. Tổng quan sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu..................................... 5
1.2. Bản đồ môi trường:............................................................................................................. 16
1.3. Tổng quan về chỉ số môi trường...................................................................................... 20
1.4. Tổng quan về GIS............................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. 27
2.1. Ứng dụng GIS:..................................................................................................................... 27
2.2. Quy trình thành lập bản đồ môi trường.......................................................................... 30
2.3. Phương pháp xây dựng chỉ số WQI (Water Quality Index)...................................... 32

2.4. Phương pháp thực nghiệm xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lam . 40

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................. 49
3.1. Cơ sở dữ liệu và hiện trạng môi trường khu vực sông Lam...................................... 49
3.2. Kết quả xây dựng bản đồ chất lượng nước sông Lam:............................................... 67
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 75


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. Sông Lam, Nghệ An..................................................................................................... 5
Hình 2. Mô hình tháp dữ liệu.................................................................................................. 21
Hình 3. Mô hình tổ chức dữ liệu CSDL GIS môi trường................................................. 28
Hình 4. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu........................................................................... 29
Hình 5. Quy trình thành lập bản đồ môi trường................................................................. 31
Hình 6. Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ môi trường.................................. 32
Hình 7. Mô hình thực nghiệm xây dựng bản đồ phân vùng nước sông Lam..............40
Hình 8. Tạo PersonalGeodatabase......................................................................................... 41
Hình 9 : Mô tả tổ chức dữ liệu nền địa hình Sông Lam – Nghệ An.............................. 42
Hình 10. Chọn lớp cần chạy sửa lỗi...................................................................................... 43
Hình 11.Sửa lỗi Topology được thực hiện trong Arcmap................................................ 44
Hình 12. Bảng thuộc tính của lớp khu chức năng.............................................................. 45
Hình 13. Bảng thuộc tính của lớp Điểm Dân Cư............................................................... 45
Hình 14. Bảng thuộc tính của lớp sông suối....................................................................... 46
Hình 15. Bảng dữ liệu môi trường nước mặt...................................................................... 46
Hình 16. Bảng thuộc tính của lớp quan trắc dạng điểm................................................... 47
Hình 17. Hộp thoại Table, nhập dữ liệu thuộc tính........................................................... 47
Hình 18. Hộp thoại phương pháp nội suy Spline............................................................... 48
Hình 19. Hộp thoại công cụ Mask......................................................................................... 48
Hình 20. Diễn biến hàm lượng DO tại các điểm quan trắc Sông Lam......................... 56

Hình 21. Diễn biến hàm lượng COD tại các điểm quan trắc Sông Lam...................... 56
Hình 22. Diễn biến hàm lượng BOD5 tại các điểm quan trắc Sông Lam....................57
Hình 23. Diễn biến hàm lượng TSS tại các điểm quan Sông Lam................................ 57
Hình 24. Diễn biến hàm lượng các hợp chất N-NH4+ tại các điểm quan trắc Sông
Lam............................................................................................................................................... 58
Hình 25. Diễn biến hàm lượng Coliform tại các điểm quan trắc Sông Lam...............59
Hình 26. Biểu đồ các thông số DO, BOD, COD, SS tại các điểm quan trắc 2012. . .60
Hình 27. Biểu đồ các thông số DO, BOD, COD, SS tại các điểm quan trắc 2013. . .60
Hình 28. Giá trị chỉ số WQI tại các điểm lấy mẫu............................................................. 65
Hình 29. Tỉ lệ giá trị WQI thuộc các mức phân loại chất lượng nước.......................... 65
Hình 30. Sơ đồ chất lượng nước sông Lam – Nghệ An 2012......................................... 67
Hình 31. Sơ đồ chất lượng nước sông Lam – Nghệ An năm 2013................................ 68


Hình 32. Sơ đồ so sánh chất lượng nước tại các điểm trên sông Lam.......................... 68
Hình 33. Kết quả chạy nội suy năm 2012............................................................................ 69
Hình 34. Kết quả chạy nội suy năm 2013............................................................................ 69
Hình 35. Sơ đồ phân vùng nước sông Lam đoạn qua Anh Sơn...................................... 70
Hình 36. Sơ đồ phân vùng nước sông Lam đoạn Hưng Nguyên – Cửa Hội...............70
Hình 37. Nhà máy xi măng Anh Sơn trong quá trình hoạt động.................................... 71
Hình 38. Một trong những bãi tập kết rác của các xã ven sông..................................... 72
Hình 39. Rác thải sau một buổi chợ tại cảng cá Cửa Hội................................................ 72


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Các công thức tập hợp tính WQI [2, 3, 5, 7, 9]................................................... 34
Bảng 2. Bảng quy định các giá trị qi, BPi........................................................................... 37
Bảng 3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa.............................. 38
Bảng 4. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH................................. 39

Bảng 5. Phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt....................................................................... 40
Bảng 6. Thiết bị quan trắc và phương pháp phân tích môi trường nước......................49
Bảng 7. Vị trí quan trắc đưa vào tính toán........................................................................... 50
Bảng 8. Thông tin về hoạt động lấy mẫu............................................................................. 51
Bảng 9. Tổng hợp kết quả phân tích các mẫu nước mặt dọc tuyến sông Lam............53
Bảng 10. Tổng hợp kết quả phân tích các mẫu nước mặt dọc tuyến sông Lam........54
Bảng 11. Giá trị i của các thông số........................................................................................ 61
Bảng 12. Giá trị qi của các thông số..................................................................................... 62
Bảng 13. Kết quả tính toán WQI thông số chất lượng nước sông Lam........................ 63
Bảng 14. Kết quả tính toán chỉ số WQI và mức đánh giá chất lượng nước sông Lam
2012 và 2013.............................................................................................................................. 64


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ĐMC - Đánh giá môi trường chiến lược
ĐTM - Đánh giá tác động môi trường
NSF - National Sanitation Foundation (Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ)
WQI - Water Quality Index - Chỉ số chất lượng nước
CSDL – Cơ sở dữ liệu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm, suy thoái và tai biến môi trường
toàn cầu đang có những biến đổi theo chiều hướng ngày càng tăng. Các quốc gia, các
tổ chức quốc tế đã và đang có những ưu tiên, phối hợp hành động, cùng hợp tác giải
quyết các vấn đề môi trường bức xúc đặt ra. Nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ đã gây những tác động nghiêm trọng
tới các thành phần tài nguyên và môi trường mà đối tượng chịu ảnh hưởng rõ nét
nhất, nhạy cảm nhất là các nguồn nước. Nhiều vấn đề môi trường cấp bách đã và

đang diễn ra rất phức tạp ở quy mô địa phương cũng như trên hầu hết các lưu vực
sông như: Diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị giảm sút, tài nguyên
nước bị ô nhiễm nặng nề... Cùng với tính chất cực đoan của quá trình biến đổi khí
hậu, các hiện tượng tai biến môi trường như bão tố, lũ lụt cũng xảy ra thường xuyên,
mà các vùng hạ lưu sông là khu vực nhạy cảm bị tác động mạnh mẽ nhất. Hiện nay,
mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng nề. Hệ
thống chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ môi trường lưu vực sông
cũng thiếu và chưa đồng bộ, nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động bảo vệ môi
trường lưu vực sông cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; chưa có hệ thống dữ
liệu - thông tin phục vụ quản lý môi trường lưu vực sông. Với thực trạng này, để đảm
bảo tốt cũng tác quản lý môi trường lưu vực sông, trước tiên cần phải xác định cách
tiếp cận đúng nhằm đảm bảo hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường lưu vực sông.
Sông Lam là một trong các dòng sông lớn của Việt Nam bắt nguồn từ
Xiengkhoang, Lào chảy qua địa phận tỉnh Nghệ An và đổ ra biển Đông tại Cửa Hội.
Sông Lam chính là ranh giới giữa 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, chảy qua huyện Hưng
Nguyên, thành phố Vinh, xã Nghi Lộc rồi đổ ra biển. Hạ nguồn sông Lam đang và sẽ
chịu tác động mạnh của sự phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa khi thành phố
Vinh đang trong quá trình phát triển lên thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng

1


Bắc Trung Bộ kéo theo sự phát triển của các khu vực xung quanh với mật độ dân số
phát triển mạnh chạy ven sông Lam. Dự án con đường du lịch ven sông Lam cùng với
nhà máy đóng tàu và các khu công nghiệp ven sông Lam sẽ ảnh hưởng không ít đến
môi trường nước của con sông này. Rút ra bài học từ các con sông chảy qua các thành
phố lớn đông dân cư và các khu công nghiệp như Sông Nhuệ, sông Thị Vải… đang bị
ô nhiễm nặng nề, ngay từ đầu sẽ phải chú trọng đến việc nghiên cứu đánh giá hiện
trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường chất lượng nước sông Lam nhằm nâng cao

năng lực quản lý môi trường sông Lam là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn to lớn.
Hiện nay việc thành lập các bản đồ môi trường lưu trữ và hiển thị các dữ liệu
môi trường hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên, phản ánh
sự thay đổi của môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
của con người. Đồng thời chỉ số chất lượng nước (WQI) và phân vùng chất lượng
nước là công cụ giúp đánh giá mức độ ô nhiễm từng đoạn sông phục vụ mục đích quy
hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và xây dựng định hướng kiểm soát
ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước. Để quản lý môi trường khu vực sông Lam có hiệu
quả cần phải có một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với khả năng cập nhật kịp thời
và nhanh chóng sự biến động chất lượng môi trường nước trong khu vực. Đề tài luận
văn thạc sỹ "Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Lam, tỉnh Nghệ An"
được lựa chọn là xuất phát từ nhu cầu thực tế và có tính thực tiễn, vì sự phát triển bền
vững của khu vực Sông Lam nói riêng và của tỉnh Nghệ An nói chung.
2.

Mục đích và nhiệm vụ

của đề tài Mục tiêu của đề tài :
Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu thành lập bản đồ môi trường; tính toán
chỉ số chất lượng nước WQI nhằm phục vụ quản lý môi trường. Từ đó hướng tới
thành lập được phương pháp để xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước khu vực
sông Lam dựa trên chỉ số WQI.
Để hoàn thành được mục tiêu đó, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

2


-


Thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức về thành lập bản đồ dựa trên các ứng dụng

của GIS trên thế giới và ở nước ta.
-

Thu thập tài liệu thống kê, bản đồ và các dữ liệu mô tả khác ở khu vực nghiên

cứu.
-

Thu thập các dữ liệu về chất lượng nước sông Lam, từ đó xây dựng bản đồ

chất lượng nước sông Lam theo phương pháp tính WQI tiêu chuẩn Việt Nam.
-

Từ các kết quả thực nghiệm, chạy thử mô hình nội suy chất lượng nước sông

Lam trên nền chương trình Arcgis.
3. Địa điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu
3.1. Địa điểm nghiên cứu:
Khu vực sông Lam, tỉnh Nghệ An (dọc theo Quốc lộ 7)
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng chuyên đề về môi trường như các nhóm lớp sau: Nước mặt, các
nguồn gây ô nhiễm... và chất lượng nước theo WQI.
3.3. Nội dung nghiên cứu:
1.

Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường khu vực

nghiên cứu.

2.

Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước quản lý môi trường khu Sông

Lam.
3.

Nghiên cứu tổng quan về phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước

(WQI) cho sông Lam, Nghệ An.
4.

Thành lập phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông

Lam dựa trên chỉ số WQI: Tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) theo Quyết định
số 879/QĐ-TCMT; Thử nghệm xây dựng bản đồ hiện trạng chất lượng nước sông
Lam theo chỉ số WQI;
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu giúp học viên nắm chắc được kiến thức cơ
bản về bản đồ môi trường, ứng dụng và vai trò của bản đồ trong thực tế cũng như quy
trình và các phương pháp xây dựng các bản đồ chuyên đề về môi trường. Bên

3


cạnh là hiểu rõ hơn về phương pháp đánh giá chất lượng nước theo chỉ số WQI, qua
đó kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhận biết hiện trạng chất lượng nước khu
vực sông Lam.
Về mặt thực tiễn, đề tài được hoàn thành sẽ là một tài liệu hữu ích cho công
tác quản lý môi trường khu vực sông Lam.

5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm phần Mở đầu, 3 chương, phần kết luận được trình bày trong 74
trang với 39 hình và 14 bảng.
6. Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn GS.TS.Võ Chí Mỹ và TS.Đỗ Hữu Tuấn, các thầy
đã định hướng khoa học và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Bộ môn Khoa học môi trường,
khoa Môi trường trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đã dạy cho em kiến thức
bổ ích trong suốt 2 năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên, tạo điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành được đồ án.

4


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên sông Lam
1.1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích
“Sông Lam” là một danh từ để chỉ dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối
của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh, tạo thành hạ lưu sông và là ranh giới
của Nghệ An và Hà Tĩnh, đổ ra biển tại cửa Hội. Trên lãnh thổ Việt Nam, Sông Lam
chảy qua địa phận huyện Kì Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương,
Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, Nghi Lộc
của tỉnh Nghệ An rồi vào và Đức Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh
trước khi đổ ra biển.
Tổng cộng chiều dài của sông theo Bách khoa toàn thư Việt Nam là khoảng
513 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam khoảng 361 km. Diện tích lưu vực của
sông Lam là 27.200 km², trong số đó 17.730 km² nằm trên lãnh thổ Việt Nam [19]


Hình 1. Sông Lam, Nghệ An
(Đường màu tím than)

5


1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Do Nghệ An một mặt là biển và một mặt là núi nên độ dốc của sông Lam là
khá lớn, tính trung bình của cả triền sông thì sông Lam nằm ở cao độ 294 m và độ
dốc trung bình là 18,3%, khi gần tới biển chảy ngược lên hướng Bắc.
1.1.1.3. Đặc điểm thủy văn
Là một con sông lớn của Việt Nam, sông Lam có một hệ thống chi lưu sông
ngòi, kênh hồ khá lớn với mật độ sông suối là 0,60 km/km². Từ biên giới Việt-Lào
đến Cửa Rào, lòng sông dốc nhiều với hơn 100 ghềnh thác. Từ Cửa Rào trở về xuôi,
tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được trên sông vào mùa nước. Tổng lượng nước 21,90
km³ tương ứng với lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,3
l/s.km². Lưu lượng trung bình mỗi năm tại Cửa Rào là 236 m³/s, tại Dừa: 430 m³/s.
Mùa lũ: xuất hiện trên các dòng chảy chính từ tháng 7-11 nhưng chiếm tới 73,5%
lượng dòng chảy hàng năm. Trên dòng chính 3 tháng (8-11) có lượng dòng chảy lớn
nhất chiếm tới 55,4% lượng dòng chảy năm. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là
tháng 9 chiếm 21,8% cả năm.[8]
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khu vực sông Lam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt
và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.[19]
+ Nhiệt độ và độ ẩm không khí :
Nhiệt độ không khí đã được thống kê nhiều năm và lấy giá trị trung bình tại
Đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ như sau:

-


-

Nhiệt độ trung bình 24°C

-

Nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C

-

Nhiệt độ thấp tuyệt đối 4°C

Độ ẩm trung bình 85-90%. Độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các

vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô
nhất tới 18 - 19%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào,
trung bình 12 tỷ Kcal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp
cho các loại cây trồng phát triển.

6


+ Chế độ mưa:
-

Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở cả 3 miền.

Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152
ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai

mùa rõ rệt:
-

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20%

lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60
mm/tháng.
-

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85%

lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 540mm/tháng.
-

Số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo giông bão.

Khu vực hạ lưu sông Lam chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa
Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.
-

Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4

năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không
0

khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 – 10 C so với nhiệt độ trung bình năm.
-

Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng


Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8
hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam gây
ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh
hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.
Nhìn chung khí hậu trong vùng khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là
nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, vào tháng 7 đến tháng 9 thường hay có
bão kèm theo mưa lớn và gây ngập úng, lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và môi trường.

7


1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực sông Lam
Hiện nay, sông Lam đang và bắt đầu chịu sự ảnh hưởng mạnh dần lên của các
hoạt động kinh tế - xã hội và đặc biệt là các khu công nghiệp, khu khai thác chế biến
và các điểm dân cư… Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp
thuộc các huyện, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề,
các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác chế biến thủy sản,
khoáng sản canh tác trên hành lang thoát lũ kèm theo dự án du lịch sinh thái ven sông
Lam đã làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng của sông Lam
biến đổi phức tạp[8].
1.1.2.1. Sự suy giảm hệ sinh thái dưới nước khu vực sông Lam
Những hậu quả do tác động của con nguời đến các hệ sinh thái bao gồm:
a. Các kỹ thuật canh tác, chăm bón, bảo vệ thực vật nhằm tăng sản lượng cây trồng.

Việc tăng diện tích canh tác cũng đồng nghĩa với việc giảm đi nơi ở và tiêu
diệt hàng loạt động vật hoang dã có ích và tăng lên số lượng các động vật không có
ích với con người trong đó có nhiều loài có hại cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài khai
thác quá mạnh, việc giảm diện tích các đầm lầy cũng là giảm số lượng lớn các động
vật đầm lầy, động vật thuỷ sinh. Các vùng đầm lầy có thể xem như nơi tích đọng các

chất thải của cả khu vực.
Việc sử dụng quá mức phân đạm nhằm tăng năng suất rau màu của các vùng
nông nghiệp ven sông đã tăng quá mức lượng nitrat, nitrit trong rau. Trong super lân
chứa một lượng kim loại nặng, chủ yếu là Cd (Cadimi) cũng là một trong những
nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng[8].
b. Chất thải sinh hoạt và công nghiệp
Quá trình đô thị hoá nhanh các thị xã, thị tứ của các huyện sông Lam chảy qua
đã làm tăng một khối lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải do sản xuất công nghiệp
và từ các làng nghề. Lượng chất thải với một số hợp chất độc hại cho sinh vật với
nồng độ cao đã tác động mạnh mẽ một số hệ sinh thái trên quy mô bộ phận và có khả
năng lan truyền rộng.

8


Các chất thải đưa ra các thuỷ vực làm thay đổi tính chất vật lý (tăng nhiệt độ,
tính dẫn điện...), hoá học của đất, nước dẫn đến thay đổi điều kiện sống, chuỗi thức
ăn, khả năng sinh sản, làm giảm số lượng loài, năng suất các loài có ích so với tính đa
dạng sinh học tự nhiên của sông Lam, năng suất các loài cá, các loài thuỷ sản trong
sông, các thuỷ vực giảm nhanh chóng, nhiều loài dần vắng mặt.
Như vậy, trong thời gian phát triển kinh tế rất ngắn đã để lại những hậu quả
cho môi trường khá nghiêm trọng cho sông Lam nói chung và khu vực hạ lưu nói
riêng. Ô nhiễm đất, ô nhiễm kim loại nặng tại các làng nghề tái chế kim loại và các
khu công nghiệp với thiết bị lạc hậu, ô nhiễm chất hữu cơ tại các vùng chế biến thực
phẩm và lan rộng ra xung quanh, ven các cụm dân cư lớn. Do lượng nước lấy từ nước
ngầm quá lớn trong những năm qua, mực nước ngầm hiện tại đã hạ xuống, chất lượng
nước đang dần xấu đi, một số chất có hàm lượng tăng lên rõ rệt.
c. Các nguy cơ tiềm ẩn
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng dân số các vùng thuộc lưu vực sông Lam
đã thúc đẩy việc khai thác mạnh mẽ những nguồn tài nguyên vốn có như: đất lầy, đất

hoang...; loại bỏ những canh tác quảng canh cổ xưa vốn đã thích hợp thay thế bằng
chuyên canh, chăn nuôi tập trung; ứng dụng hàng loạt các thành tựu khoa học như
phân bón hoá học, chất kích thích, chất diệt cỏ ...; gây các giống mới bằng chiếu xạ
thay đổi gen, du nhập các giống cây, con mới từ các khu vực khác đến; sử dụng các
hoá chất trong chế biến các loại sản phẩm... Thêm vào đấy, hàng loạt các tác nhân gây
hại, các chất độc hại sinh ra từ sản xuất tiểu thủ công, công nghiệp, công nghệ hoá
học, vật liệu mới, thông tin liên lạc... đều có những tác động đến các hệ sinh thái theo
các mức độ, quy mô, hậu quả khác nhau. Sự biến đổi môi trường sinh thái cùng với
các hoạt động kinh tế - xã hội có thể để lại những hậu quả mà chưa rõ ràng và cũng
chưa biết thật chắc chắn cơ chế gây ra. Những nguy cơ tiềm ẩn có liên quan đến thế
giới sinh vật hay hệ sinh thái khu vực sông Lam có thể xảy ra bao gồm[8]:
-

Sử dụng quá lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, cỏ, thuốc kích thích

sinh trưởng, kỹ thuật biến đổi gen tạo giống mới cũng như hàng loạt chất khác

9


lạ được đưa vào cơ thể sinh vật qua phát tán, ô nhiễm... sẽ gây sự biến đổi giống, loài
hay cấu trúc loài của cả một hệ sinh thái theo một hướng nào đó còn chưa rõ.
-

Cư dân lưu vực sông Lam, chủ nhân của hệ sinh thái, tiêu thụ một lượng lớn

các sinh vật trong quá trình sống, sẽ có thể mắc nhiều chứng bệnh mà không rõ
nguyên nhân.
1.1.2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực sông Lam
Khu vực sông Lam dọc theo Quốc lộ 7 là khu vực nằm ở vị trí thuận lợi của

tỉnh Nghệ An có rất nhiều lợi thế về mặt kinh tế do có vị trí thuận lợi trong giao
thương, buôn bán. Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam
cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Vì vậy tỉnh có điều
kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một số nước trong khu vực.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế cả nước nói chung, ở sông Lam nói
riêng phát triển khá mạnh mẽ thì yêu cầu về lượng nước cấp đồng thời tạo ra số lượng
và đa dạng về nguồn thải cũng rất lớn.
Hiện trạng nguồn xả thải từ các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp và làng nghề
trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã dọc theo trục sông Lam[8]:
a. Thành phố Vinh :
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An và đã được
Chính phủ quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung
Bộ, Việt Nam. Hiện nay, thành phố Vinh là một trong 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh,
là trung tâm kinh tế lớn nhất khu vực Bắc Miền Trung của Việt Nam. Có tổng diện
2

tích 104,96 Km với dân số 435.208 người[19]. Nguồn xả thải trực tiếp hay gián tiếp
gần vào sông Lam từ các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp và làng nghề là:
-

Xưởng sản xuất giấy công ty TNHH An Châu: Chuyên sản xuất giấy Krap

chưa có hệ thống xử lý rác thải đúng quy cách, hàng ngày rác thải đổ thẳng ra sông
Côn Mộc rồi chảy thẳng ra sông Lam.
-

Cụm công nghiệp dệt may và khai thác cảng Bến Thủy: ngành nghề hoạt

động chính là sản xuất bao bì nhựa, caston, sản xuất gia công cơ khí, sản xuất vật liệu
xây dựng.


10


-

Chợ Vinh : Là một chợ đầu mối lớn, hình ảnh của thành phố với đủ loại mặt

hàng và hàng ngàn lượt giao dịch mua bán hàng ngày, ngay phía sau chợ là con sông
Cửa Tiền đổ thẳng ra sông Lam.
-

Số cơ sở công nghiệp bên ngoài xen kẽ khu dân cư: Có 10 cơ sở, ngành nghề

hoá chất, cơ kim khí, chế biến nông sản thực phẩm.
b. Huyện Nghi Lộc:
Là một huyện vệ tinh của Thành Phố Vinh, Nghi Lộc có diện tích tự nhiên là
2

348.096 km và 205.847 nhân khẩu[19]. Nhưng tổng diện tích liên quan đến sông
Lam không đáng kể, ở các xã giáp sông Lam thường là nuôi trồng thủy sản như tôm
và các chợ cá đầu mối từ biển về thả cá tại chợ nhưng đây cũng là một nguồn ôi
nhiễm đối với sông Lam vì sau khi làm cá xong toàn bộ rác thải đều được thải thẳng
xuống dòng sông Lam.
c. Huyện Hưng Nguyên:
Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía nam tỉnh
Nghệ An, cũng là một huyện vệ tinh của Thành Phố Vinh với diện tích 193,64 km

2


trải dài theo sông Lam[19]. Nguồn xả thải trực tiếp hay gián tiếp gần vào sông Lam
là:
-

Rác thải sinh hoạt của các xã ven sông vì tỉnh và huyện chưa xây dựng được

các bãi xử lý thải rắn và thải sinh hoạt nên toàn bộ rác thải hàng ngày của người dân
các xã ven sông đều được tập trung và đổ ra ven sông.
-

Các chất hóa học từ các vườn rau ven sông Đước đổ thẳng ra sông Lam.

Các khu, hộ chăn nuôi lớn và nhỏ lẻ cùng dự án chăn nuôi VietGap nhưng

chưa có hệ thống xử rác thải, phân gia súc hợp lý đều thải thẳng ra sông con và đổ ra
sông Lam.
d. Huyện Nam Đàn:
2

Huyện Nam Đàn có tổng diện tích 239.9 km với dân số 159000 người, đây là
một huyện miền núi của Nghệ An trải dài theo sông Lam nhưng nó đã hình thành từ
rất lâu đời cùng với các làng nghề truyền thống như Làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn
Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân

11


Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói Hữu Biệt, làng dầu
bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung[8].
Dân cư huyện tập trung chính 2 bên con sông Đào là con sông nhân tạo lấy

nước trực tiếp từ sông Lam và toàn bộ nước thải sinh hoạt của dân cư cũng như thải
công nghiệp đều đổ ra con sông này rồi đổ vào sông Lam.
e. Thị xã Cửa Lò:
Được coi là thành phố du lịch của Nghệ An, là điểm kết thúc của sông Lam đổ
ra biển Đông. Hàng năm Cửa Lò thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch tới đây nên
việc rác thải sinh hoạt nhiều là điều tất yếu, ảnh hưởng đến môi trường không chỉ
sông Lam mà còn đến biển Cửa Lò.
1.1.2.3. Thực trạng và diễn biễn môi trường nhân văn
Sông Lam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng duyên hải
Bắc Trung Bộ, đây cũng là một khu có nền kinh tế đang trên đà phát triển nên những
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bởi nhiều nguyên nhân, đó là:
* Quy mô dân số
Quy mô dân số và những biến động dân cư hạ lưu sông Lam tác động rất lớn
đến môi trường và ngược lại. Môi trường chỉ có thể được bảo vệ trong khả năng chịu
tải nhất định khi mà chúng ta kiểm soát được dân số.
Nguồn nhân lực lao động của toàn hệ thống tăng nhanh, đặc biệt là ở thành thị.
Thành Phố Vinh là nơi có tốc độ tăng của lực lượng lao động cao nhất. Tốc độ tăng
lao động nhanh, vì đây là thành phố trọng điểm Bắc Trung Bộ với tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế đang dần mạnh lên cùng với nhiều dự án phát triển lớn tác động xấu
đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Sự phân bố nguồn nhân lực và tốc độ
tăng trưởng nguồn nhân lực không tương ứng với nguồn tài nguyên thiên nhiên như
đất, nước, rừng... khoảng sản cũng như không phù hợp với tốc độ tăng của nền kinh
tế. Điều đó dẫn đến những luồng di chuyển dân cư lao động từ vùng nông thôn ra
thành phố, thị xã cũng là nguyên nhân gây mâu thuẫn, xung đột trong việc khai thác,
sử dụng tài nguyên trong khu vực.
* Đô thị hoá và thực trạng phát triển đô thị.

12



Quá trình đô thị hoá diễn biến liên quan mật thiết đến môi trường đô thị, lượng
chất thải, tệ nạn xã hội ...
Các diễn biến dân số thành thị của vùng hạ lưu sông Lam chịu sự tác động
nhiều mặt của các yếu tố điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, các chính sách kinh tế
của Trung ương và địa phương.
-

Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế của Bắc Trung Bộ. Việc tăng nhanh dân

số thành thị của thành phố chủ yếu là do sự tác động của hiện tượng di dân từ nông
thôn ra thành thị và do tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá.
Trong tương lai định hướng phát triển đô thị vùng được bố trí theo cụm hay
theo chùm. Các trung tâm cấp quốc gia hay vùng tạo thành các đô thị hạt nhân sẽ quy
tụ các đô thị khác tạo thành các chùm đô thị. Hệ thống đô thị được lan tỏa ra qua các
đô thị cấp 2, 3 đến các thị trấn, thị xã....
1.1.2.4. Những vấn đề môi trường do diễn biến dân cư - đô thị hoá
Sự phát triển dân số nói chung và dân số đô thị cùng với những tiến trình tạo
lập đô thị mới khu vực ven sông Lam và mở rộng của đô thị cũ trong thời kỳ công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và của vùng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường. Đặc trưng chủ yếu của đô thị là nơi tập trung dân với mật độ cao, mà hoạt
động là phi nông nghiệp, là nơi tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, sản phẩm
của xã hội tính trên đầu người cao hơn nhiều lần so với mức trung bình của đất nước,
nhưng cũng là nơi phát sinh nhiều chất thải nhất gây ô nhiễm môi trường.
"Công nghiệp hoá" và "đô thị hoá" được coi là bạn đồng hành. Thông thường,
bên cạnh các khu công nghiệp mới sẽ hình thành các khu đô thị mới. Vì vậy, khi xem
xét những biến đổi môi trường cần lưu ý cả hai khía cạnh: môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội do công nghiệp hoá, đô thị hoá.
* Áp lực của dân số và đô thị hoá, công nghiệp hoá đến môi trường.
Tác động của dân cư và đô thị hoá đến môi trường là hết sức phức tạp, đa dạng
và mâu thuẫn. Bên cạnh những mặt lợi do đô thị hoá mang lại, thì sự phát triển theo

chiều thẳng đứng với xu hướng dân cư tập trung ngày càng đông ở các đô thị, cùng
với sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, đã làm thay đổi tính chất

13


của mối quan hệ qua lại giữa xã hội và tự nhiên thông qua các yếu tố: Môi trường đất,
môi trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn, hệ sinh thái đô thị.
Điều đó thường gây ra ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khoẻ, tuổi thọ của
cộng đồng dân cư thành phố.
Rõ ràng việc phát triển đô thị sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực của
vùng nói riêng và của quốc gia nói chung, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân vùng
ven đô, do mất đất, mất công cụ lao động, mất kế sinh nhai và vì thế phát sinh nhiều
hiện tượng tiêu cực
-

Đối với môi trường nước, phát triển đô thị làm tăng tỷ lệ đất bị bê tông hoá,

giảm khả năng thẩm thấu của đất, giảm diện tích mặt nước ao hồ, sông ngòi và do đó
giảm khả năng điều hoà nước mưa và làm tăng khả năng ngập úng ở vùng đô thị và
ảnh hưởng đến cung cấp nước sạch cho đô thị. Dân số đông, nguồn nước thiếu không
những ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của thành phố mà thậm chí còn tạo mâu
thuẫn, xung đột do tranh giành nguồn nước sinh hoạt. Nguồn cấp nước cho đô thị lại
được lấy từ nguồn nước mặt (70%), nước ngầm (30%) tác động xấu đến môi
trường[8].
-

Đối với môi trường không khí đô thị, đô thị hoá với sự gia tăng nhanh chóng

về số lượng dân, số lượng nhà máy, các khu công nghiệp, hoạt động giao

thông, hoạt động của ngành xây dựng đã là nguồn phát sinh các loại ô nhiễm không
khí như ô nhiễm bụi, ô nhiễm khí độc hại (SO 2, NO2, CO), ô nhiễm chì (do phương
tiện giao thông)... Các kết quả quan trắc nồng độ bụi ở các khu dân cư cạnh khu công
nghiệp với nồng độ bụi của khu dân cư thông thường cho thấy cao gấp 3 -5 lần[8].
-

Ô nhiễm tiếng ồn đô thị, cùng với sự phát triển của đô thị là sự gia tăng đáng

kể của các phương tiện giao thông. Đây là nguồn chính gây ô nhiễm tiếng ồn đô thị.
Theo tiêu chuẩn TCVN 5949-1995 thì mức tiếng ồn cho phép ở các khu thương mại dịch vụ là 70 dBA. Với mức tiêu chuẩn này thì phần lớn các đô thị ở Việt Nam đều có
mức tiếng ồn xấp xỉ hoặc vượt tiêu chuẩn cho phép...

14


Chất thải rắn ở các đô thị đang là một vấn đề bức xúc. Quá trình đô thị hoá
diễn ra càng nhanh, dân số thành thị tăng lên thì lượng chất thải rắn càng nhiều và
tính chất độc hại càng tăng. Tuỳ đặc điểm và quy mô của từng đô thị thì lượng chất
thải rắn cũng khác. Theo kết quả quan trắc môi trường (năm 1998) cho kết quả như
sau: ở Vinh, lượng chất thải rắn bình quân/người/ngày từ 0,6 - 0,8 kg. Các thành phố,
thị xã còn lại lượng chất thải rắn bình quân/người/ngày: 0,3 - 0,5 kg[8].
Xử lý nơi chứa đựng rác thải cũng là một vấn đề hết sức phức tạp, hiện tại ở
nước ta chủ yếu là chôn lấp. Vì vậy, nguy cơ các bãi rác chôn lấp cũng là nguồn tiềm
tàng gây ô nhiễm môi trường và đây cũng là nguyên nhân gây xung đột môi trường.
Những năm gần đây, một số dự án về xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường đã
được triển khai ở một số thành phố, thị xã, thị trấn... Tuy nhiên, do khó khăn về vốn
nên phương án thu gom, phân loại, vận chuyển, chôn lấp vẫn là chủ yếu.
* Áp lực của dân số - đô thị đến các công trình hạ tầng cơ sở.
Dân số thành thị tăng nhanh cùng với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá
thường gây ra sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng cơ sở đô thị như cấp nước, thoát

nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom rác thải, hệ thống chiếu sáng... Cũng
như nhiều đô thị trên cả nước, hạ tầng cơ sở sông Lam đã được sự đầu tư đáng kể,
song nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của dân cư. Việc phát triển
dân số thành thị nhanh cùng với quá trình đô thị hóa không kiểm soát được trên các
vùng lãnh thổ của các tỉnh, đã phá vỡ tính cân bằng sinh thái đô thị, làm đảo lộn đến
quy luật tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của dân cư nói chung và dân cư
đô thị nói riêng và tính bền vững của đô thị.
1.1.3. Đánh giá ô nhiễm môi trường, xung đột môi trường do dân cư và đô thị hóa
Trong toàn thể khu vực hạ lưu sông Lam thì Vinh là vùng có mức độ ô nhiễm - xung
đột môi trường mạnh nhất. Môi trường nước, đất đã và đang bắt đầu ô nhiễm mạnh,
môi trường không khí đô thị, khu dân cư cũng đã bị ô nhiễm bởi bụi, tiếng ồn, hơi
độc. Dân cư thành thị tăng, quá trình đô thị hóa phát triển đã làm tăng lượng rác thải,
song việc xử lý, thu gom chưa hợp lý và chưa đảm bảo quy trình hợp

15


vệ sinh đã làm ô nhiễm môi trường. Dân cư đô thị tăng, trong khi các công trình hạ
tầng cơ sở lại chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về cuộc sống vui chơi giải trí của
nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Với các
vùng nông thôn, việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học bừa bãi trong sản xuất
nông nghiệp cùng với nếp sinh hoạt thiếu vệ sinh trong nhân dân đã tác động xấu tới
môi trường.
Trong những năm qua công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung, môi
trường dân cư đô thị nói riêng, các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng. Nhưng
tác động bởi những mặt trái của kinh tế thị trường đã để lại những mâu thuẫn yếu
kém và thậm chí dẫn đến những xung đột môi trường, mà nguyên nhân chủ yếu là do
động lực phát triển đô thị còn yếu kém, sự phân bố dân cư và việc sử dụng đất nông
nghiệp vào mục đích đô thị gây nên áp lực với quỹ đất nông nghiệp, dân nông nghiệp
thiếu đất sẽ di cư ra thành phố hoặc các vùng cao nguyên, làm trầm trọng thêm tệ nạn

phá rừng, làm quá tải đối với vùng đô thị gây ô nhiễm môi trường, kể cả môi trường
xã hội.
1.2. Bản đồ môi trường:
1.2.1. Khái niệm và vai trò của bản đồ môi trường
a. Khái niệm: Bản đồ môi trường là một loại bản đồ chuyên đề, trên đó thể
hiện các nội dung thông tin về hiện trạng môi trường (ô nhiễm, suy thoái hoặc tai biến
môi trường), nguồn gây tác động môi trường, dự báo xu thế tác động, đánh giá ảnh
hưởng của các đối tượng tác động môi trường,… hay thể hiện tổng hợp toàn bộ các
nội dung nêu trên có ảnh hưởng, tác động đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển
của con người và tự nhiên.
-

Bản đồ môi trường là mô hình thu nhỏ của hệ thống môi trường. Mô hình

này phản ánh sự tương hợp, đặc trưng phân bố không gian của các yếu tố môi trường
và quan hệ hình học giữa các đối tượng. Vì vậy, bản đồ có các chức năng cơ bản về
chuyển tải thông tin môi trường và thông tin nhận thức về môi trường. Với các đặc
điểm và công năng cơ bản nói trên, những năm gần đây, bản đồ môi trường

16


đã trở thành một bộ phận khoa học quan trọng phát triển song song với khoa học môi
trường, ngày càng được mở rộng về nội dung và hoàn thiện về lý luận[7].
b. Vai trò, ý nghĩa: Bản đồ là phương tiện và công cụ quan trọng trong quá
trình điều tra các hiện tượng ô nhiễm, suy thoái và tai biến môi trường; phục vụ đánh
giá chất lượng môi trường, đánh giá tác động môi trường, dự báo môi trường...
-

Môi trường là một hệ thống phức tạp. Diễn biến môi trường không thể diễn


đạt bằng lời nói và chữ viết. Bản đồ có khả năng diễn đạt trung thực và khách quan
hiện trạng và diễn biến các hành phần môi trường. Một bản đồ môi trường có chất
lượng, có thể biểu thị phân bố không gian của các nội dung môi trường, thể hiện một
cách rõ ràng, chân thực và trực quan, mà không một văn bản, tài liệu thống kê nào
diễn đạt nổi. Ngôn ngữ bản đồ là công cụ hiệu quả để biểu thị sự phân bố các yếu tố
môi trường, biểu thị các đặc trưng về sự biến động về số lượng và chất lượng môi
trường theo không gian và thời gian[7].
1.2.2. Phân loại bản đồ môi trường
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và phương pháp thành lập, có thể phân bản
đồ môi trường thành nhiều loại: theo nội dung, theo chức năng, theo tỷ lệ, theo khu
vực thành lập, theo cách sử dụng…[7]
Khi phân theo nội dung, bản đồ môi trường có thể được phân thành các loại
sau đây:
-

Bản đồ hiện trạng các thành phần môi trường: bao gồm các bản đồ môi

trường không khí, bản đồ môi trường nước, bản đồ môi trường đất….Trên các loại
bản đồ này, thể hiện hiện trạng (ô nhiễm, suy thoái hoặc tai biến môi trường) một
hoặc nhiều nội dung thông tin về hiện trạng môi trường, nguồn gây tác động môi
trường…tại một thời điểm nhất định. Trên bản đồ này cần thể hiện rõ mức độ ô
nhiễm, nồng độ các chất ô nhiễm, ranh giới ô nhiễm..., với các giá trị tiêu chuẩn và
giới hạn các thông số cơ bản được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
môi trường và Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

17



×