Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Nghiên cứu hiện trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và để xuất giải pháp phù hợp với điều kiện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.01 KB, 85 trang )

́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƯỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ TỰNHIÊN

-----------------------

Lê Thị Minh Thuần

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

LUÂṆ VĂN THACC̣ SĨKHOA HOCC̣

Hà Nội, 2011


́

ĐAỊ HOCC̣ QUÔC GIA HÀNÔỊ
TRƯỜNG ĐAỊ HOCC̣ KHOA HOCC̣ TỰNHIÊN

-----------------------

Lê Thị Minh Thuần

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU PHÍ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 85 02

LUÂṆ VĂN THACC̣ SĨKHOA HOCC̣

̃

NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HOCC̣
TS. Trần Thế Loãn

Hà Nội, 2011


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... 8
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................. 9
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 12
1.1. Công cụ kinh tế và thuế/phí liên quan đến bảo vệ môi trƣờng.............................. 12
1.1.1 Về công cụ kinh tế............................................................................................................. 12
1.1.2 Phân loại công cụ kinh tế................................................................................................. 14
1.1.3. Thuế/phí ô nhiễm (Thuế/phí Pigou)............................................................................. 15
1.2. Khái niệm về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải........................................... 17
1.3. Lợi ích về việc thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải................................. 17
1.3.1. Lợi ích về kinh tế.............................................................................................................. 17

1.3.2.Lợi ích về môi trường....................................................................................................... 17
1.4. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định về thu phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải........................................................................................................................... 18
1.5. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc thu, quản lý và sử dụng phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Việt Nam............................................................... 28
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 44
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................................... 44
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................................................. 45
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................... 45

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 48
3.1. Hiện trạng công tác thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với
nƣớc thải tỉnh Nam Định............................................................................................................ 48
3.1.1. Hiện trạng công tác thu phí nước thải.......................................................................... 48
3.1.2. Quản lý và sử dụng phí:................................................................................................... 52
3.1.3. Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu, quản lý và sử dụng
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải................................................................................. 53
3.1.4. Nhận xét chung về tình hình thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải tại tỉnh Nam Định........................................................................................ 54
Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải
lượng, xác định mức phí............................................................................................................. 55
3.2. Hiện trạng công tác thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với
nƣớc thải tại tỉnh Thái Nguyên................................................................................................. 57
3.2.1. Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại tỉnh Thái Nguyên..................... 57
3.2.2. Quản lý và sử dụng phí tại tỉnh Thái Nguyên:........................................................... 59

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
3



Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

3.2.3. Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu, quản lý và sử dụng
phí bảo vệ môi trường đối với nước thải................................................................................. 60
3.2.4. Nhận xét chung về tình hình thu phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải tại tỉnh Thái Nguyên.................................................................................... 61
Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán thải
lượng, xác định mức phí............................................................................................................. 62
3.3. Các vƣớng mắc và khó khăn trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải................. 63
3.3.1. Khó khăn và bất cập trong quá trình xác định đối tượng chịu phí và tính toán
thải lượng, xác định mức phí..................................................................................................... 63
3.3.2. Khó khăn và bất cập trong quá trình thu, nộp phí..................................................... 64
3.3.3. Khó khăn và bất cập trong quá trình quản lý, sử dụng phí:.................................... 65
3.4. Đề xuất một số giải pháp trong việc thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi
trƣờng đối với nƣớc thải cho phù hợp với điều kiện Việt Nam:................................... 66
3.4.1. Nghiên cứu, bổ sung, điều chỉnh và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan đến thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. 66
3.4.2. Giải pháp về kỹ thuật:...................................................................................................... 73
3.4.3. Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về nộp phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải:............................................................................................................ 73
3.3.4. Giải pháp kinh tế:.............................................................................................................. 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 766
Kết luận........................................................................................................................................... 766
Kiến nghị......................................................................................................................................... 777


Tài liệu tham khảo......................................................................................................................... 788

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
4


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.
Phí nước thải tại các nước OE
Bảng 2.
Mức phí ô nhiễm tại Pháp, 199
Bảng 3. Mức phí gốc đánh vào một số chất gây ô nhiễm nước tại Liên Bang
Nga năm 1993 .....................................................................................................
Bảng 4.
Hệ số qui đổi chất ô nhiễm sa
Bảng 5: Tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ
năm 2006-2008 ....................................................................................................
Bảng 6. Kết quả thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp từ năm 2006 2008 .....................................................................................................................
Bảng 7. Kinh phí thu được chuyển về Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam .........
Bảng 8. Số phí thu được trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn từ tháng
10 năm 2004 đến hết năm 2005 ..........................................................................
Bảng 9. Thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp từ năm 2006-2010 ...

Bảng 10. Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức thu phí nước thải công nghiệp
của tỉnh Nam Định từ năm 2006-2010 ................................................................
Bảng 11. Số phí thu được trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ
tháng 11 năm 2004-2005 .....................................................................................
Bảng 12. Thống kê kết quả thu phí nước thải công nghiệp từ 2006-2010 .........
Bảng 13. Kinh phí chi cho hoạt động tổ chức thu phí nước thải công nghiệp
của tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006-2010 ...........................................................

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
5


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Mục tiêu áp dụng các công cụ kinh tế...................................................................... 13
Hình 2. Mức thuế ô nhiễm tính trên mỗi đơn vị sản phẩm............................................. 16
Hình 3. Hiện trạng thu phí năm 2005 (%)............................................................................... 33
Hình 4. Qui trình thu và nộp phí................................................................................................... 36

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
6



Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

COD

Nhu cầu ô xy hóa hóa học

BOD

Nhu cầu ô xy sinh hoá

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

VAT

Thuế giá trị gia tăng

TPD

lượng thải cho phép tạm thời

MPD


Phí đánh vào lượng phát thải dưới

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

TNMT

Tài nguyên Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

UBND

Ủy Ban Nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

NTCN

Nước thải công nghiệp

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường

7


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng
khích lệ về tăng trưởng kinh tế, trong năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế
giới bị suy thoái, nhưng Việt Nam vẫn chứng tỏ khả năng vượt qua khó khăn
và thách thức với mức tăng trưởng GDP đạt 6,78%. Tuy nhiên, cùng với nhịp
độ tăng trường kinh tế cao và quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đang diễn
ngày một nhanh, Việt Nam đã và đang phải đối đầu với với các vấn đề môi
trường như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm do chất thải
rắn… do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội gây ra.
Để đảm bảo phát triển bền vững đất nước, Đảng, Chính phủ Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách, luật và các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến bảo vệ môi trường trong đó có việc ban hành các công cụ kinh tế về
bảo vệ môi trường theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”
(Polluter Pay Principle-PPP).
Một trong những công cụ kinh tế đầu tiên được áp dụng đối với nước
thải ở nước ta là Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (viết tắt là Nghị
định), Nghị định đã chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm
2004 và được triển khai thực hiện tại tất cả địa phương trên cả nước. Việc
triển khai thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP đã mang lại những thành
công nhất định. Trước hết, phải kể đến ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp,
của các nhà sản xuất với môi trường được nâng lên; năng lực của cơ quan
quản lý nhà nước đối với việc triển khai áp dụng một công cụ kinh tế được

tăng cường; kinh phí cho công tác xử lý chất thải, cải thiện môi trường cấp
Trung ương và địa phương được bổ sung...

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
9


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

Cùng với việc ban hành Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6
năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, các
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải; Nghị định số 26/2010/NĐ-CP ngày 22 tháng 3 năm 2010 của
Chính phủ về sửa đổi bổ sung khoản 2, điều 8 của Nghị định số 67/2003/NĐCP của Chính phủ ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải và các Thông tư hướng dẫn về thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải đã liên tục được nghiên cứu, xây dựng và ban
hành vừa góp phần hài hòa giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực BVMT và các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
trong quá trình thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP đã phát sinh nhiều khó
khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Vì vậy, để tiếp tục hoàn thiện công cụ kinh tế quan trọng này trong hệ
thống các công cụ kinh tế trong lĩnh vực BVMT, đề tài “Nghiên cứu hiện
trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và đề xuất giải
pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam” được đặt ra để nghiên cứu. Đề tài này

tập trung vào đánh giá thực trạng công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải với các mục đích sau:
-

Đánh giá được hiện trạng công tác thu, quản lý và sử dụng phí bảo vệ

môi trường đối với nước thải tại Việt Nam.
-

Đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thu

phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại Việt Nam.
-

Đánh giá những bất cập, thiếu hụt về chính sách, pháp luật trong thu

phí bảo vệ môi trường đối với nước thải làm cơ sở đề xuất các giải pháp hữu
ích liên quan đến công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải phù

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
10


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

hợp với điều kiện Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải đồng thời bảo đảm tính đồng bộ, khả thi của
pháp luật bảo vệ môi trường.

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
11


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Công cụ kinh tế và thuế/phí liên quan đến bảo vệ môi trƣờng
1.1.1 Về công cụ kinh tế
Ngay từ đầu những năm 1970, các nước trên thế giới đã bắt đầu sử dụng
các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Đến nay các loại công cụ này
đã được sử dụng rộng rãi ở các cấp độ khác nhau từ quốc gia đến địa phương
nhằm kiểm soát ô nhiễm và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.
Công cụ kinh tế là các công cụ chính sách sử dụng nhằm tác động tới chi
phí và lợi ích trong các hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra
các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có
lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm đảm bảo 2 mục
đích chính:
-

Mục đích thứ nhất là điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và các nhà

sản xuất. Các công cụ được áp dụng trong trường hợp này thường được gọi là

các công cụ khuyến khích. Mục đích này thường đạt được thông qua việc thay
đổi giá cả do người tiêu dùng và người sản xuất giao dịch trên thị trường
thông qua việc áp dụng các hệ thống thuế và phí môi trường.
-

Mục đích thứ hai là tìm ra các nguồn tài chính cho sản xuất hàng hoá

hay dịch vụ công cộng. Mục đích này còn được gọi là mục đích bồi hoàn chi
phí. Các công cụ kinh tế áp dụng để đạt được mục đích này là thuế hay phí
đánh vào người sử dụng dịch vụ. Đây là loại phí mà các hộ gia đình hay các
doanh nghiệp phải chi trả khi sử dụng một loại hàng hoá hay một loại dịch vụ
cụ thể. Các loại thuế/phí liên quan đến môi trường nếu được áp dụng sẽ cho
phép tăng nguồn thu cho ngân sách ở mức độ nhất định với những chi phí
thấp.

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
12


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

Công cụ kinh tế

Kiểm soát ô nhiễm

Thuế/phí môi trường


Tác động
khuyến khích

Hình 1. Mục tiêu áp dụng các công cụ kinh tế

Một số quan điểm cho rằng, các loại thuế liên quan đến môi trường đưa
lại đồng thời 2 lợi ích (lợi ích kép). Một là, chúng có tác dụng làm giảm chi
phí xã hội về phòng ngừa những thiệt hại về môi trường. Hai là, chúng cho
phép giảm bớt chi phí xã hội của các loại thuế khác bằng cách góp phần vào
việc giảm bớt tổng chi phí xã hội của cả một hệ thống thuế. Mục tiêu về môi
trường đã đạt được do nâng thuế suất đánh vào sự phát thải cho đến khi chi
phí xã hội cận biên do sử dụng các nguồn lực của môi trường tương đương
với lợi ích xã hội cận biên của việc sử dụng đó. Từ mục tiêu viễn cảnh về
nguồn thu, chúng ta có thể đặt ra mức thuế suất tại một điểm mà các phương
án đánh thuế khác nhau có mức chi phí xã hội cận biên (do đánh thuế) tương
đương nhau. Sự hấp dẫn của nguồn thu “lợi ích kép”, của việc giảm bớt thiệt
hại môi trường và tăng nguồn thu ngân sách trong khi không phải chi phí xã
hội do đánh thuế môi trường nhất thiết phải được đánh giá đúng mức, đã có
rất nhiều báo cáo đánh giá ở Hoa Kỳ cho rằng chi phí phúc lợi biên của việc
đánh thuế ở vào khoảng 1/3 hoặc cao hơn. Vì vậy, những loại thuế/phí môi
trường (ví dụ như thuế Carbon) với cơ sở và phạm vi đánh thuế tương đối

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
13


Khoa Môi trường


Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

rộng, có thể cải thiện một cách đáng kể tính hiệu quả thông qua việc tăng
nguồn thu [8].
1.1.2 Phân loại công cụ kinh tế
Việc phân loại các công cụ kinh tế có thể thực hiện bằng cách xác định
cách thức áp dụng công cụ [4]. Ví dụ, các công cụ được áp dụng trực tiếp đối
với chất thải ô nhiễm (thuế/phí ô nhiễm dựa trên khối lượng chất ô nhiễm
hoặc phí chất thải đánh vào khối lượng chất thải phát sinh) hay gián tiếp thông
qua các sản phẩm sản xuất ra hay các đầu vào (thuế/phí môi trường đánh vào
các sản phẩm như bao bì, lốp, ắc qui hay các đầu vào như phân bón, thuốc trừ
sâu...).
Thuế là khoản thu cho ngân sách, dùng để chi cho mọi hoạt động của
nhà nước. Thuế môi trường nói chung hay thuế ô nhiễm môi trường nói riêng
đều do nhà nước định ra, thu về cho ngân sách, dùng để chi chung, không chỉ
chi riêng cho công tác bảo vệ môi trường.
Phí là khoản thu của Nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thường
xuyên và không thường xuyên đối với công tác quản lý, điều phối hoạt động
của người nộp phí. Như vậy, khác với thuế môi trường, phần lớn kinh phí thu
phí ô nhiễm sẽ được sử dụng, điều phối lại cho công tác quản lý, bảo vệ môi
trường và giải quyết một phần các vấn đề môi trường do những người đóng
phí gây ra
Thuế/phí ô nhiễm được áp dụng trực tiếp hay gián tiếp thường phụ thuộc
vào thực trạng hệ thống thể chế hiện hành và mức độ đơn giản hoá về mặt
hành chính trong khi áp dụng hệ thống phí. Thông thường thuế/phí gián tiếp
dễ áp dụng hơn vì chúng thường được tính gộp vào các khoản thuế/phí hiện
có. Do đó công tác thu thuế/phí cũng thường đơn giản hơn.
Việc sử dụng các công cụ tài chính liên quan đến môi trường có xu
hướng ngày càng gia tăng ở các nước trên thế giới, nhất là ở các nước công

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
14


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

nghiệp phát triển. Từ nhiều hướng dẫn khác nhau, xu thế chung trong những
năm gần đây cho thấy thuế/phí liên quan đến môi trường được triển khai áp
dụng thông qua các cuộc cải cách thuế với mục tiêu xây dựng hệ thống thuế
trung lập, mở rộng căn cứ tính thuế. Các loại thuế/phí liên quan đến môi
trường khi áp dụng có xu hướng làm thay đổi giá cả hàng hoá là đầu vào của
sản xuất kinh doanh hoặc hàng hoá tiêu dùng liên quan đến thiệt hại về môi
trường.
1.1.3. Thuế/phí ô nhiễm (Thuế/phí Pigou)
Nhằm đạt được mức hoạt động Q*, nhà kinh tế học Pigou người Anh
(Pigou 1877 – 1959) đã đề xuất một công cụ kiểm soát khi có ô nhiễm xảy ra
nhằm làm cho chi phí cá nhân bằng chi phí xã hội bằng thuế ô nhiễm hay còn
gọi là thuế/phí Pigou. Nguyên tắc tính thuế/phí Pigou là ai gây ô nhiễm người
đó phải chịu thuế. Thuế/phí Pigou tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô
nhiễm. Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm có giá
trị bằng chi phí bên ngoài (MEC) do đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm gây ra tại
mức hoạt động tối ưu Q*.
Hình vẽ 2 mô tả cơ chế của công cụ này. Mục tiêu của người sản xuất là
tối đa hoá lợi nhuận ròng cá nhân. Sau khi đánh thuế/phí Pigou là t*, đường
lợi nhuận ròng cá nhân biên mới là MNPB – t* nằm dưới đường MNPB cũ.
Khi chưa bị đánh thuế/phí, người gây ô nhiễm sẽ quyết định sản xuất ở mức

QP để có lợi nhuận cực đại. Khi đánh thuế t* sẽ quyết định mức sản xuất ở
mức Q* [5].

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
15


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

B,C
MNPB

MNPB t*

0

Hình 2. Mức thuế ô nhiễm tính trên mỗi đơn vị sản phẩm

Khi đánh thuế nếu sản xuất ở Q P thì giá trị thuế bằng diện tích hình
0aeQP , tổng lợi nhuận là diện tích 0bQ P, lợi nhuận ròng được tính bằng diện
tích abd trừ diện tích deQP. Khi sản xuất ở Q*, giá trị thuế là diện tích 0adQ*,
lợi nhuận là diện tích hình 0bdQ*, lợi nhuận ròng là diện tích abd. Như vậy,
khi bị đánh thuế t*, người sản xuất sẽ điều chỉnh về mức hoạt động sản xuất
Q*.
Có thể nói thuế đánh vào nguồn phát thải gồm rất nhiều mức thuế chi
tiết đánh vào các đơn vị phát thải hoặc thiệt hại do mỗi một hoạt động cụ thể

gây nên. Mức thuế đối với mỗi đơn vị được xác định tại điểm mà tổng chi phí
xã hội ngoại biên của một hoạt động bằng với (=) lợi ích biên thu được từ hoạt
động đó. Do đó, mức thuế/phí (thuế suất) được quy định bằng một số tiền cụ
thể, không tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá cả hàng hoá. Thuế/phí Pigou
thường được đánh giá là một công cụ hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề môi
trường vì có tác động cải thiện các hoạt động kinh tế, chi phí quản lý thấp,
khuyến khích việc giảm thiểu thiệt hại môi trường. So với công cụ về chính
sách thể chế, thuế/phí Pigou có nhiều ưu điểm hơn về định hướng giảm

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường


16


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

thiểu ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng, thay đổi cấu trúc và
quy mô của hoạt động, thay đổi công nghệ, sử dụng các nguyên liệu thay thế.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung, nước thải công
nghiệp nói riêng là một trong những công cụ kinh tế chủ yếu được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tạo
động lực để các doanh nghiệp giảm ô nhiễm, đồng thời tạo nguồn thu để chi
trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
1.2. Khái niệm về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải
Phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thể được

hiểu là một khoản nghĩa vụ tài chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi
được hưởng một dịch vụ về môi trường. Có thể nói đây là một công cụ quản lí
cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lí nhằm
đạt được các mục tiêu môi trường. Và đây cũng là nghĩa vụ của các doanh
nghiệp, các tổ chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo vệ
môi trường.
1.3. Lợi ích về việc thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải
1.3.1. Lợi ích về kinh tế
Lợi ích về kinh tế trong việc áp dụng thu phí BVMT đối với nước thải
nhằm tạo nguồn kinh phí cho công tác xử lý chất thải, khắc phục ô nhiễm môi
trường, phục hồi và cải thiện môi trường; tạo thêm nguồn vốn cho Quỹ Bảo
vệ môi trường.
1.3.2.Lợi ích về môi trường
Lợi ích về môi trường của việc áp dụng phí BVMT đối với nước thải
nhằm (1) hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, (2) sử dụng tiết kiệm nước
sạch nhằm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên.
HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
17


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

1.4. Tổng quan kinh nghiệm quốc tế trong việc quy định về thu phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải
Phí nước thải đã được áp dụng từ khá lâu ở nhiều nước phát triển như: ở
Phần Lan áp dụng năm 1961, ở Thụy Điển từ năm 1970, ở Đức từ năm

1980…, đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận trong việc quản lý ô nhiễm
do nước thải gây ra ở các nước này [7].
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) phí ô
nhiễm nước được ghi nhận tại 10 quốc gia được thể hiện ở Bảng 1. Phần lớn
các quốc gia đều có mức phí khác biệt tùy thuộc vào khối lượng và nồng độ
các chất ô nhiễm trong nước thải. Hệ thống phí ô nhiễm của Bỉ, Cộng hoà liên
bang Đức và Hàn Quốc đều đặt mục tiêu tạo khuyến khích và thay đổi hành
vi

của người gây ô nhiễm, trong khi tại các quốc gia khác mục tiêu chính là

tạo nguồn thu.

HV: Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
18


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

Bảng 1. Phí nước thải tại các nước OECD

Quốc gia

Cơ sở đánh phí

Úc


Khối lượng, độ mặn, mức độ
ô nhiễm và vùng ảnh hưởng

Bỉ (Flanders)

Số lượng và mức độ ô nhiễm

Canađa (Quebec)

Khối lượng phát thải một số
chất ô nhiễm hàng năm
Tổng khối lượng phát thải
của các hộ gia đình

Cộng hoà Pháp

Tổng khối lượng phát thải
của các doanh nghiệp

Cộng hoà

Tổng mức ô nhiễm (độc hại)

Liên bang Đức


HV:Lê Thị Minh Thuần
19



Khoa Môi trường

Quốc gia

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

Cơ sở đánh phí

Hàn Quốc

Nồng độ chất ô nhiễm trong
nước thải vượt tiêu chuẩn cho
phép

Mê-xi- cô

Nồng độ COD and TSS vượt
tiêu chuẩn cho phép

Mỹ

Mức phí đồng nhất cho mọi
nguồn thải hay lượng nước
thải

Ký hiệu
+=Có
- = Không
.. = Không có số liệu


HV:Lê Thị Minh Thuần


20


Khoa Môi trường

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

Tiến hành phân tích hệ thống thu phí của một số nước nhằm làm nổi bật
kinh nghiệm thu phí của các nước đó như sau:
1.4.1. Cộng hòa Pháp
 Phí

ô nhiễm nước được áp dụng tại Pháp từ hơn 20 năm nay.

 Nước

Pháp được chia ra thành 6 lưu vực sông, và tùy theo mỗi lưu vực,

các cơ quan chức năng quyết định mức phí và quản lý chương trình thu
phí ô nhiễm cũng như sử dụng tiền thu được từ các phí này.
 Mức

phí thay đổi tùy theo các chất gây ô nhiễm và mức phí theo từng lưu

vực sông.
Bảng 2. Mức phí ô nhiễm tại Pháp, 1993


(FF/kg; 4FF = 1US$)
Lƣu vực sông
Adour-Garonne
Artois-Picardie
Loire-Bretagne
Rhin-Meuse
Rhone
Sein-Normandie
SM: Chất lơ lửng: OM chất có thể bị ô xi hóa; NR: Nito; P: Tổng lượng Photpho;
SS: các muối hòa tan; MET: Kim loại và các chất độc.

Nhận xét chung về việc thu phí ô nhiễm tại Cộng Hoà Pháp


Việc thu phí tại Pháp dựa trên các chất phát thải ra chứ không dựa vào
lượng nước thải ra.

HV:Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
21


Khoa Môi trường
 Tiền

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

thu được sử dụng để đầu tư chống ô nhiễm của ngành, và xây dựng


nhà máy xử lý nước thải đô thị.
 Giai

đoạn từ 1982 đến 1991, các cơ quan chức năng đã đóng góp khoảng

6 tỷ US$ cho việc đầu tư như vậy.
1.4.2. Liên Bang Nga
-

Từ năm 1988 đến 1991, hơn 50 khu vực ở Liên Bang Nga đã thử nghiệm

chế độ phí ô nhiễm, đến năm 1991 phí ô nhiễm đã được áp dụng trên khắp Cộng
hòa Liên Bang Nga.
-

Phí ô nhiễm đã được áp dụng có sự phối hợp với hệ thống các tiêu chuẩn
Luật bảo vệ môi trường của Liên Bang Nga xác định 2 loại hình tiêu

chuẩn phát thải: (1) lượng thải cho phép tối đa (MPD) và (2) lượng thải cho
phép tạm thời (TPD) dựa trên điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại. Phí ô
nhiễm được áp dụng cho tất cả các ngành công nghiệp.
-

Ba loại hình thu phí ô nhiễm bao gồm:
MPD

Mức phí gốc

-


Năm 1993, Liên Bang Nga đã có 217 mức phí gốc đối với ô nhiễm không

khí và 198 đối với ô nhiễm nước. Đây là nỗ lực lớn thể hiện cố gắng gắn kết
mức thu phí với những thiệt hại về môi trường [13].
-

Các hệ số cũng được áp dụng để ghi nhớ đặc tính môi trường và kinh tế

xã hội của mỗi vùng. Những hệ số này do Bộ Môi trường xác định và chính
quyền địa phương cũng có thể miễn áp dụng đối với một số bên gây ô nhiễm
nhất định.

HV:Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
22


Khoa Môi trường
-

Luận văn Thạc sỹ Khoa học môi trường

Phí đánh vào lượng phát thải dưới MPD được trả từ thu nhập trước thuế.

Phí đánh vào lượng phát thải trên MPD được trả từ thu nhập sau thuế.
-

10% tổng số thu từ phí ô nhiễm được nộp vào ngân sách Liên Bang Nga


và 90% được chuyển vào các quỹ sinh thái khu vực và địa phương.
Bảng 3. Mức phí gốc đánh vào một số chất gây ô nhiễm nước tại Liên Bang Nga
năm 1993
Chất gây ô nhiễm
Nhôm
BOD
SS
Canxi
Crom
Đồng
Chì
Dầu

Nhận xét chung về việc thu phí của Liên Bang Nga
-

Tỷ lệ lạm phát cao tại LB Nga làm giảm giá trị thực của phí thu được. Vào

năm 1992, mức thu đã tăng lên 500%, và 2500% vào đầu năm 1993.
 Cơ

cấu của hệ thống phí quá phức tạp.

 Thiếu
 Số

trầm trọng các thiết bị quan trắc, nhân lực và chuyên môn.

tiền thực tế thu được thấp hơn nhiều so với dự kiến. Chính quyền địa


phương đã hạ thấp mức phí mà người gây ô nhiễm phải trả. Người gây ô

HV:Lê Thị Minh Thuần

K16 Khoa học môi trường
23


×