1. Ví dụ nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
A.Ngà voi và sừng tê giác.
B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Cánh dơi và tay người.
D. Đuôi cá mập và đuôi cá voi.
2.Ví dụ nào dưới đây là cơ quan tương tự ?
A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt
của các động vật khác.
B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
D. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương
rồng.
3. Sự giống nhau trong quá trình phát triển
phôi của các loài thuộc các nhóm phân
loại khác nhau phản ánh :
A.Nguồn gốc chung của sinh vật.
B.Sự tiến hóa phân li.
C. Mức độ quan hệ giữa các nhóm loài.
D. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát
triển loài.
4.Giá trị đầy đủ của bằng chứng tế bào học
là:
A.Các tế bào đều được sinh ra từ tế bào sống
trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của
cơ thể sống.
B.Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các
tế bào đều được sinh ra từ tế bào trước đó
C.Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, tế
bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
D.Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các
tế bào đều được sinh ra từ tế bào trước đó, Tế
bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống
5.Bằng chứng tiến hóa nào có sức
thuyết phục nhất?
A. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
B. Bằng chứng giãi phẫu học so sánh.
C. Bằng chứng sinh học phân tử.
D. Bằng chứng tế bào học.
25
HỌC THUYẾT LAMAC
VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN
CHARLES DARWIN
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMAC:
•
Jean-Baptiste de Lamarck,
người Pháp (1744-1829)
•
1809 công bố Học Thuyết
Tiến Hóa đầu tiên.
* Đóng góp quan trọng:
Đưa ra khái niệm“TIẾN
HÓA”, cho rằng SV có biến
đổi từ đơn giản đến phức tạp
dưới tác động của ngoại
cảnh.
1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ:
Lamac giải thích Sự hình thành Loài Hươu Cao Cổ
như thế nào?
I. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA LAMAC:
2. NỘI DUNG HỌC THUYẾT LAMAC:
NGUYÊN
NHÂN
TIẾN HÓA
CƠ CHẾ
TIẾN HÓA
SỰ
HÌNH THÀNH
ĐẶCĐIỂM
THÍCH NGHI
SỰ
HÌNH
THÀNH LOÀI
MỚI
CHIỀU
HƯỚNG TIẾN
HÓA
- Do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên
SV có khả năng thích nghi kịp thời và
không bị đào thải.
- Do tác dụng của ngoại cảnh
và tập quán hoạt động của động vật.
- Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời
sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
hay tập quán hoạt động.
- Loài được hình thành một cách dần dần và liên
tục, trong tiến hóa không có loài nào bị đào thải.
- Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể, từ
đơn giản đến phức tạp
- Cơ quan nào hoạt động
nhiều thì liên tục phát triển,
cơ quan nào không hoạt
động thì dần dần tiêu biến?
HẠN CHẾ CỦA LAMAC?
ĐÓNG GÓP QUAN TRỌNG
CỦA LAMAC?
Đưa ra khái niệm“TIẾN
HÓA”, cho rằng SV có
biến đổi từ đơn giản
đến phức tạp dưới tác
động của ngoại cảnh.
ĐÓNG GÓP
CỦA
LAMAC
HẠN CHẾ
CỦA
LAMAC
-
Không phân biệt Biến Dị di truyền
và Biến Dị không di truyền.
-
Ông cho rằng:
+Trong quá trình tiến hóa, SV chủ động
biến đổi để thích nghi với môi trường.
+Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên SV
có khả năng thích nghi kịp thời và không
có loài nào bị đào thải.
* Đưa ra khái niệm“TIẾN HÓA”, cho
rằng SV có biến đổi từ đơn giản đến
phức tạp dưới tác động của ngoại
cảnh.
II. HỌC THUYẾT ĐACUYN:
* Charles Darwin (12/2/1809 - 1882): Nhà Tự Nhiên
Học người Anh.
* Đã đặt nền móng vững chắc cho Học Thuyết
Tiến Hóa.
* Với tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc các loài”
(1859).
1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ: