Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH phú thái sơn (nhà máy sản xuất bia HADA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.61 KB, 58 trang )

Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán
MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI SƠN......................................................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Phú Thái Sơn........................1
1.2.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty...............................1
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của sản xuất bia..........................................................2
PHẦN II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
PHÚ THÁI SƠN.......................................................................................................................4
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Phú Thái Sơn.........................................4
2.2 Chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty.......................................................4
2.3 Tổ chức công tác kế toán và một số phân hành kế toán tại công ty.............................5
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền..........................................................................................5
2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương...............................................9
2.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm............................12
PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
PHÚ THÁI SƠN.....................................................................................................................16
3. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty..............................................................................................................................16
3.1 Về điểm mạnh.......................................................................................................16
3.2. Những tồn tại cần khắc phục.................................................................................17
3.3. Một số kiến nghị về công tác kế toán tại công ty TNHH Phú Thái Sơn...............17

B¸o c¸o thùc tËp

1


MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực một cách toàn diện
và sâu sắc để đứng vững và phát triển Việt Nam đã có những thay đổi trong
chính sách kinh tế cũng như trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Các doanh
nghiệp đặc biệt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng cần phải hoàn thiện
để cạnh tranh đững vững được trên thị trường. Yếu tố giá cả phản ánh vào
trong sản phẩm cũng như mức sinh lời mà doanh nghiệp mong muốn, vì vậy
vấn đề hạ giá thành sản xuất sẽ tạo ra nhiều ưu thế trong cuộc cạnh tranh trên
thị trường. Để quản lý tốt chi phí trong doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi công
tác hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng, là công cụ quản lý kinh tế
hữu hiệu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình thực tập 2 tháng tại công ty TNHH Phú Thái Sơn (nhà
máy sản xuất bia HADA) em đã viết báo cáo gồm 3 phần:
- Phần 1: Đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty TNHH Phú Thái Sơn
- Phần 2: Tình hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán
tại công ty TNHH Phú Thái Sơn
- Phần 3: Một số nhận xét và ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán trong công ty TNHH Phú Thái Sơn
Do thời gian thực tập và trình độ có hạn nên bài viết của em khó tránh
khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo nhiệt tình
của quý thầy cô.
Hà nội, tháng 5 năm 2019.

Sinh viên

Đinh Thị Lệ

B¸o c¸o thùc tËp

2

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

PHẦN 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Phú Thái Sơn
Công ty TNHH Phú Thái Sơn được thành lập ngày 24/3/2003 và hoạt động theo luật doang nghiệp đã được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999 và đăng ký kinh doanh theo giấy
phép kinh doanh số 0102008098 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Công ty TNHH Phú Thái Sơn do ông Đồng Văn Cường bỏ vốn thành lập và giữ chức vụ giám đốc. Hiện tại tổng số
công nhân viên được biên chế chính thức trong công ty là 256 người. Trụ sở giao dịch: số 112 Quốc lộ II Phú Minh, Sóc
Sơn, Hà Nội. Vốn đầu tư ban đầu là: 4.689.725.000đ
Công ty TNHH Phú Thái Sơn tiền thân là xưởng bia Thăng Long sau đó được đổi tên là nhà máy sản xuất bia HADA.
Mã số thuế: 0101371868
Xưởng sản xuất: 24 Thôn Đông- Phú Minh - Sóc Sơn- Hà Nội
Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: Công ty TNHH Phú Thái Sơn chuyên sản xuất và kinh doanh Bia hơi và Bia chai
HADA.

1.2.Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Cùng với sự phát triển chung của ngành sản xuất đồ uống trên cả nước, công ty TNHH Phú Thái Sơn (Nhà máy sản
xuất bia HADA) ngày càng lớn mạnh về doanh số, chất lượng sản phẩm. Năm 2013 doanh thu thuần của công ty là
B¸o c¸o thùc tËp

3

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

76.299.965.000đồng, tăng13.370.892 với tỷ lệ tăng là 21.24% so với năm 2012. Bên cạnh đó ta cũng thấy tổng lợi nhuận
trước thuế năm 2013 đã tăng so với 2012 là 7.081.421.000 đồng với tỷ lệ tương ứng 74.58% việc tăng lợi nhuận sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội khác như việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước,
việc bổ sung vốn để đầu tư mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh cũng như cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động. Để có được kết quả đáng mừng như vậy, ban quản lý Công ty đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo tiết kiệm được chi
phí sản xuất làm giảm chi phí tăng lợi nhuận nhằm mang lại kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng (Phụ lục 02, trang số 2)
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ của sản xuất bia
Sản phẩm bia được sản xuất trên một dây chuyền công nghệ khép kín với trang thiết bị hiện đại.
 Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty (Phụ lục 01, trang số 1)
* Chuẩn bị: Malt và gạo (gọi tắt là nguyên liệu) được đưa đến bộ phận nghiền nhỏ, sau đó chuyển sang nôi gạo và nồi
malt để ngâm.
* Nấu: Nguyên liệu được chuyển hoá tới thùng chứa để chuyển vào hồ hoá và đường hoá bằng cách sử dung hơi nước
gia nhiệt.
* Lọc: Dịch đường hoá được đưa qua lọc. Sau khi dich đường hoá đã được đưa qua lọc thì được đun sôi với hoa
Houblon quá trinh nay được gọi là sôi hoa.

* Lên men: Dịch được làm lạnh và bổ sung oxy trước khi đưa vào lên men.
* Hoàn thiện: Bia sau lọc tiến hành bão hoà CO2. Bia tươi thu được tiến hành chuyển sang công đoạn chiết chaithanh trùng- nhập kho- tiêu thụ.
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý KD (Phụ lục 03, trang số 3)
B¸o c¸o thùc tËp

4

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Giám đốc công ty là người có quyền lực cao nhất và quyết định mọi hoạt động của công ty.
 Cơ cấu tổ chức trong công ty gồm:
- Giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành
- 5 phòng nghiệp vụ: phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật , phòng tổ chức hành chính, phòng
thị trường tiêu thụ.
- 2 phân xưởng sản xuất: bia hơi và bia hộp
- 1 phân xưởng phục vụ: phân xương cơ nhiệt điện
- Đội xe vận chuyển
 Về chức năng cụ thể của từng bộ phận phòng ban:
+ Giám đốc: Là người làm chủ mọi tài sản của công ty, trực tiếp điều hành hoạt động tại công ty. Chịu trách nhiệm trức
pháp luật về tình hình chung của công ty cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phó giám đốc kế hoach, kỹ thuật: Là người giúp giám đốc quản lý điều hành các mặt công tác kế hoach, công tác kỹ
thuật, công tác kiểm tra giám sát chất lương sản phẩm, kế hoạch thu mua vật tư, nguyên vật liệu, điều hành trực tiếp hoạt động
sản xuất, đôn đốc công việc được giao của các bộ phận chức năng, duy trì điều độ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty.
+ Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp giám đốc quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng

và tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn trong khâu lưu thông, thực hiện các nhiệm vụ được giao và làm tăng hiệu quả của toàn
công ty.
+ Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dưng quy cách kỹ thuật, hưỡng dẫn kỹ thuật công nghệ sản xuất bia cho công
nhân.
B¸o c¸o thùc tËp

5

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

+ Phòng Kế toán- tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán công tác kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo tài chính quản trị.
Kê khai thuế theo định kỳ. Theo dõi mọi hoạt động liên quan đến tình hình tài chính của công ty.
+ Phòng Kế hoạch vật tư: có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, quản lý về vật tư, theo dõi tình hình xuất nhập kho vật
tư.
+ Phòng Tổ chức - Hành chính: có nhiệm vụ lập kế hoạch về mặt nhân sự, lập kế hoạch tiền lương và cung cấp thông
tin cho Ban giam đốc.
+ Phòng Thị trường tiêu thụ: Theo dõi, khảo sát nhu cầu của khách hàng và giao dịch với các đại lý.
+ Các phân xưởng sản xuất: Thực hiện sản xuất theo đúng quy trình công nghệ mà công ty đã đề ra.
+ Đội xe vận chuyển chịu trách nhiệm vận chuyển bia tói các đại lý, các cửa hàng của công ty.

B¸o c¸o thùc tËp

6

MSV: 8TD 15320



Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

PHẦN II
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI SƠN
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Phú Thái Sơn
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp (Phụ lục 04, trang số 4)
Doanh nghiệp tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung gồm có:
+ Kế toán trưởng: Đứng đầu phòng kế toán của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chung về công tác kế toán, kiểm tra
lại thông tin, số liệu trên sổ sách mà các kế toán viên đã ghi chép, lập các báo cáo theo quy định của pháp luật.
+ Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhạp, xuất, tồn kho NVL, kho thành phẩm, kho hàng hoá về các số lượng và giá trị,
khớp sổ tồn kho theo dõi về mặt số luợng.
+ Kế toán TSCĐ kiêm tiền luơng và các khoản trích theo lương.
+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành kiêm thủ quỹ
+ Kế toán bán hàng: Theo dõi các khoản doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu dựa trên báo cáo bán
hàng ngày của các nhân viên bán hàng.
+ Kế toán vốn bằng tiền, vốn vay kiêm kế toán thanh toán.
2.2 Chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
- Hệ thống tài khoản được sử dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính.
B¸o c¸o thùc tËp

7

MSV: 8TD 15320



Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

- Kỳ kế toán: Báo cáo tài chính được lập hàng tháng, quý , năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng VN
- Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1/N đến ngày 31/12/N
- Công tác sổ sách và ghi chép kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Phụ lục 10, trang số 9)
- Hình thức tổ chức kế toán: Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Toàn bộ được xử lý ở
phòng kế toán.
- Phương pháp kê khai và tinh thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp kháu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp định giá xuất hàng tồn kho: bình quân gia quyền.
- Kế toán chi tiết hàng tồn kho: Thẻ song song.
2.3 Tổ chức công tác kế toán và một số phân hành kế toán tại công ty
2.3.1. Kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là TK dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại vốn bằng tiền của doanh
nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại ngân hàng và các khoản tiền đang chuyển. Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài
sản lưu động, được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong quan hệ thanh toán.
2.3.1.1 Kế toán tiền mặt
TK sử dụng TK 111. TK này dùng để phản ánh tình hình thu chi tại quỹ tiền mặt của công ty. Kế toán tiền mặt của
công ty có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi,
nhập xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ sau mỗi lần nhập và xuất quỹ mỗi ngày.
B¸o c¸o thùc tËp

8

MSV: 8TD 15320



Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Các chứng từ sử dụng bao gồm:
- Phiếu thu (mẫu số 01-TT)
- Phiếu chi (mẫu số 02- TT)
- Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03- TT)
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04- TT)
- Giấy đề nghị thanh toán (mẫu số 05- TT)
- Biên lai thu tiền (mẫu số 06- TT)
Sổ kế toán sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt, sổ cái TK 111.
2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng
TK sử dụng TK112: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng giảm các khoản tiền gửi
tại ngân hàng của công ty.
Các chứng từ sử dụng:
- Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng
- Các bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chúng từ gốc như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc
bảo chi.
Sổ kế toán sử dụng: Sổ tiền gửi ngân hàng, sổ cái TK112.
2.3.1.3 Kế toán tiền đang chuyển (TK113)
Ví dụ 1:
+ Ngày 15/7/2013 mua của công ty TNHH TM và đầu tư tổng hợp Quang Vinh NVL malt 10.000 kg tổng giá là
18.700.000 VNĐ (Thuế VAT10%) bằng tiền mặt
Căn cứ vào phiếu chi (Phụ lục 6, trang số 6), kế toán định khoản như sau:
B¸o c¸o thùc tËp

9


MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Nợ TK152 17.000.000đ
Nợ TK1331 1.700.000đ
Có TK 112 18.700.000đ
+ Ngày 30/7/2013 Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 200.000.000đ, căn cứ phiếu thu (Phụ lục 7, trang số 6), kế toán
định khoản:
Nợ TK 111:
200.000.000đ
Có TK 112:
200.000.000đ
Ví dụ 2 :
Ngày 28/7/2013 Công ty nhận được 500.000.000đ do khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản. Khi nhận được giấy báo
có của ngân hàng kế toán ghi:
Nợ TK112
500.000.000đ
Có TK131
500.000.000đ
Ví dụ 3:
Ngày 31/7/2013 Công ty xuất tiền mặt 150.000.000đ gửi vào ngân hàng nhưng chưa nhận đươc giấy báo có của ngân
hàng. kế toán định khoản:
Nợ TK113:
150.000.000đ
Có TK111:

150.000.000đ
2.3.2 Kế toán Tài sản cố định hữu hình
Kế toán TSCĐ phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng giảm toàn bộ tài sản cố đinh thuộc quyền sở hữu
của công ty.
a) Các TSCĐ hiện có ở công ty.
B¸o c¸o thùc tËp

10

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Phân loại TSCĐ : phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được chia ra thành TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình.
+ TSCĐ hữu hình của công ty bao gồm:
- Trụ sở làm việc, nhà kho, nhà xưởng, sân bãi...
- Máy móc thiết bị: Dây chuyền SX bia...
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, ...
+ TSCĐ vô hình của công ty bao gồm:
- Chi phí về đất sử dụng, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí về bằng phát minh
sáng chế...
Đánh giá TSCĐ xuất phát từ yêu cầu quản lý về chất lượng thiết bị, đơn vị tổ chúc, kiểm tra đánh giá tiêu chí chất
lượng để có cơ sở lập kế hoạch sản xuất cho năm sau.
b)Kế toán chi tiết TSCĐ :
* Tại phòng kế toán, kế toán sử dụng thẻ và sổ TSCĐ để ghi chép, theo dõi số hiện có, tình hình tăng giảm và hao mòn
TSCĐ.

*Thẻ TSCĐ dùng để ghi chép, theo dõi từng đối tượng ghi TSCĐ: nguyên giá, tình hình tăng giảm, giá trị còn lại, hao mòn luỹ kế
dựa vào các chứng từ có liên quan.
* Tại đơn vị sử dụng TSCĐ: mở sổ theo dõi TSCĐ theo đơn vị sử dụng.
 Căn cứ để kế toán lập thẻ TSCĐ là:
+Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01- TSCĐ)
+Biên bản thanh lý TSCĐ( mẫu 02- TSCĐ)
+Biên bản đánh giá lại TSCĐ( mẫu 04- TSCĐ)
B¸o c¸o thùc tËp

11

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

+Biên bản kiểm kê TSCĐ( mẫu 05- TSCĐ)
+Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ( mẫu 06- TSCĐ)
* Sổ TSCĐ để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tình hình hao mòn.
c)Tài khoản sử dụng:
Các tài khoản được sử dụng trong công ty bao gồm:
+ TSCĐ hữu hình (TK211): tài khoản này phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ
hữu hình của công ty theo nguyên giá.
+ TSCĐ thuê tài chính (TK212)
+ Hao mòn TSCĐ (TK214)
d) Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:
Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng( khấu hao nhanh), công thức như sau:
Mức khấu hao bình quân năm

Mức khấu hao bình quân tháng

=
=

Giá trị phải tính khấu hao
Số năm sử dụng
Mức KHao bình quân năm
12 tháng

e) Kế toán tăng giảm TSCĐ:
 Kế toán tăng tài sản cố định
Trường hợp TSCĐ của công ty tăng do được giao vốn, nhận góp vốn bằng TSCĐ, do mua sắm, do công tác XDCB đã
hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng, do được viện trợ, tặng , biếu...
Ví dụ: Trong tháng 7/2013 công ty mua một máy photocopy trị giá mua chưa thuế là 18.000.000đ, thuế VAT10%.
Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
B¸o c¸o thùc tËp

12

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Căn cứ vào chứng từ đã có, kế toán phản ánh nghiệp vụ phát sinh và phản ánh vào chứng từ ghi sổ (Phụ lục 8, trang
số 7) và định khoản:
Nợ TK 211:

18.000.000đ
Nợ TK133 :
1.800.000đ
Có TK111:
19.800.000đ
 Kế toán giảm TSCĐ
TSCĐ của công ty giảm do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều
chuyển cho đơn vị khác, tháo dỡ một hoạch một số bộ phận...
Ví dụ: Trong tháng 7/2013 công ty thanh lý một ô tô nguyên giá ban đầu 650tr, khấu hao luỹ kế 220tr, giá bán bao
gồm cả thuế là 550 tr đã thanh toán băng tiền gửi ngân hàng. Biết chi phí tân trang sửa chữa thuê ngoài trả bằng tiền mặt bao
gồm cả thuế VAT 5% là 6.3 tr.
Căn cứ vào biên bản nhượng bán TSCĐ (Phụ lục 30, trang số 29) kế toán ghi giảm TSCĐ và định khoản:
BT1) Kế toán phản ánh giảm TSCĐ:
Nợ TK214: 220tr
Nợ TK 811: 430tr
CóTK211: 650tr
BT2) Kế toán phản ánh giao dịch bán tài sản:
Nợ TK112: 550tr
Có TK711 500tr
Có TK3331:
50tr
BT3) Kế toán phản ánh chi phí sửa chữa tân trang thuê ngoài:
B¸o c¸o thùc tËp

13

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ


Khoa Kế toán

Nợ TK811:
6tr
Nợ TK133:
0.3tr
Có TK111:
6.3tr
Sau đó phản ánh vào chứng từ ghi sổ (phụ lục 31, trang số 30) số tiền thu được từ thanh lý.
2.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hình thức trả lương: Công ty căn cứ vào định mức lao động và bảng chấm công để tính lương phải trả cho công nhân
hàng tháng theo hình thức trả lương khoán và hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng đối với cán bộ CNV ở bộ phận phòng, ban.Theo hình thức này, hàng
tháng kế toán tính lương cho cán bộ CNV căn cứ vào mức lương cơ bản và hệ số lương của từng người.
Tiền lương 1
Ngày công
Mức lương tối thiểu x hệ
Phụ cấp
CNV khối
số cấp bậc lương bậc i x làm việc +
lương
=
phòng, ban
thực tế
26 ngày
+ Mức lương tối thiểu công ty đang áp dụng năm 2013 là : 2.350.000đ/ 1 tháng
Hình thức trả lương theo sản phẩm (lương khoán) được công ty áp dụng cho công nhân sản xuất. Theo hình thức này,
tiền lương của công nhân sản xuất được xác định như sau:
Tiền lương sản phẩm

(Lương khoán)

=

Số lượng sản
phẩm hoàn thành

x

Đơn giá tiền lương 1
đơn vị sản phẩm

Chứng từ kế toán sử dụng:

B¸o c¸o thùc tËp

14

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

- Bảng chấm công( mẫu số 01a- LĐTL), Bảng chấm công làm thêm giờ ( mẫu số 01b- LĐTL), Bảng thanh toán tiền
lương( mẫu 02-LĐTL), Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH( mẫu 03- LĐTL), Bảng thanh toán tiền thưởng( Mẫu 05LĐTL), Phiếu báo làm thêm giờ( mẫu số 07- LĐTL).
Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chi tiết TK334, TK338; Sổ cái TK334, TK338
Tài khoản sử dụng: TK334, TK338 (Chi tiết TK3382, TK3383, TK3384)

Cơ sở chứng từ để tính lương theo thời gian là bảng chấm công, bảng này dùng để theo dõi thời gian làm việc trong
tháng do từng phòng ghi hàng ngày theo quy định về chấm công. Cuối tháng, các phòng nộp lại cho phòng tài vụ để tính và
phát lương.
Tại phòng kế toán của công ty, hàng tháng cùng với việc thanh toán lương, kế toán tính toán các khoản phải trích theo
lương: BHYT, BHXH, BHTN và khoản KPCĐ tính trên lương thực tế. Khoản kinh phí phải nộp này được trích vào chi phí
sản xuất trong kỳ của đơn vị theo tỷ lệ quy định trên tiền lương cơ bản cho CNV đối với khoản BHYT, BHXH, BHTN và
trên tiền lương thực tế phải trả CNV với khoản KPCĐ. Tổng số tính vào chi phí sản xuất là 23% trong đó BHXH: 17%,
BHYT: 3%, BHTN 1% tính trên mức lương cơ bản và 2% tính trên lương thực tế phải trả CNV. Còn lại 9.5% trong đó 7%
BHXH và 1.5%BHYT , 1% BHTN được trừ vào lương của CNV.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Thuý Nga ở bộ phận kế toán: Lương cơ bản: 1.050.000đ. Hệ số lương: 4.0. Ngày đi làm:27
ngày. Từ đó ta có thể tính lương của chị Nga như sau:
Các khoản khấu trừ:
Tiền lương của
2.
2.350.000đ
=
x 27 ngày x
= 4.880.769đ
Nộp BHXH 7%: 4.880.769 x
chị Nga
0
26 ngày
7% = 341.653đ
Nộp BHYT 1.5%: 4.880.769 x 1.5% = 73.211đ
B¸o c¸o thùc tËp

15

MSV: 8TD 15320



Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Nộp BHTN 1% : 4.880.769 x 1% =48.807đ
Vậy tiền lương thực lĩnh là:
4.880.769 - 341.653- 73.211- 48.807= 4.417.098đ
Từ đó kế toán định khoản như sau:
Nợ TK334 (chị Nga): 4.417.098đ
Có TK 111
4.417.098đ
2.3.4. Kế toán nguyên liệu, vật liệu
Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản
xuất kinh doanh.
* Phân loại vật liệu của công ty
+ Nguyên vật liệu chính bao gồm: malt, gạo tẻ, đường, hoa Hublon...
+ Nguyên vật liệu phụ bao gồm: men, bột đất lọc, sô đa...
+ Nhiên liệu : điện, khí oxy, khí CO2...
+ Phế liệu thu hồi: bã bia, xác men dùng cho chăn nuôi.
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng.
* Phân loại công cụ, dụng cụ của công ty
+ Bao bì luân chuyển: vỏ chai, vỏ hộp bia...
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho (01- VT)
+ Phiếu nhập kho (02-VT)
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03- VT)
B¸o c¸o thùc tËp


16

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

+ Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá...
Phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ:
+Phương pháp thẻ song song (Phụ lục 05, trang số 5 )
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ :
Sổ kế toán sử dụng
+ Sổ thẻ kho
+ Sổ chi tiết NVL, CCDC
+ Sổ cái TK152, 153
+ Sổ theo dõi chi tiết NVL, CCDC
Trình tự ghi sổ:
Kế toán theo phương pháp KKTX và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tài khoản sử dụng:
TK 152: nguyên vật liệu
TK153: Công cụ dụng cụ
VD1: Ngày 15/7/ 2013 công ty xuất Malt cho sản xuât sản phẩm( phiếu xuất kho, phụ lục số 11, trang số 10) , kế
toán ghi:
Nợ TK 621: 226.800.000đ
Có TK 152: 226.800.00đ
VD2: Ngày 24/7/2013 công ty mua nguyên liệu về nhập kho căn cứ vào phiếu nhập kho (phụ lục 12, trang số 11) và
hoá đơn GTGT (Phụ lục 13, trang số 12) kế toán ghi:
Nợ TK 1521: 45.000.000đ

Nợ TK 133:
4.500.000đ
Có TK 331: 49.500.000đ
B¸o c¸o thùc tËp

17

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

2.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.3.5.1. Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
*>Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao
gồm chi phí về lao động sống và lao động vật hoá, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền.
*>Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lương, đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn
thành trong một kỳ nhất định.
2.3.5.2Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
*> Hệ thống sổ kế toán sử dụng:
- Sổ chứng từ ghi sổ
- Sổ cái TK621, 622, 627 ,154
*>Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định tại công ty là sản phẩm bia.
Công ty phân loại chi phí sản xuất ra theo mục đích, công dụng của chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí về Malt, gạo, đại mạch, hoa Hublon, chất phụ gia...
- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền phải trả công nhân trực tiếp sản xuất như: tiền lương, phụ cấp
lương, các khoản trích nộp theo lương (BHXH, BHYT, BHTN)
- Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí về quản lý phục vụ sản xuất phát sinh trong các phòng ban, phân xưởng, tổ

sản xuất: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất
chung, chi phí dich vụ mua ngoài.
a. Kế toán chi phí nguyên vật liêu trực tiếp
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho được công ty sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp dùng cho sản xuất được hạch toán vào tài khoản tổng hợp -TK621.
B¸o c¸o thùc tËp

18

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Từ số liệu ở dòng tổng cộng của bảng kê xuất nguyên vật liệu (Phụ lục 14, trang số 13), kế toán lập chứng từ ghi sổ
(Phụ lục 16, trang số 15) để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất theo định khoản:
Nợ TK621: 2.688.000.000
Có TK152: 2.688.000.000
Cuối tháng, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. Kế toán hạch toán
như sau:
Nợ TK154: 2.688.000.000
Có TK621: 2.688.000.000
Chứng từ ghi sổ là cơ sở để kế toán đơn vị phản ánh vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Phụ lục 21,trang số 20) và vào sổ
cái TK621 (Phụ lục 22, trang số 21)
b.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Căn cứ vào số liệu ở bảng phân bổ tiền lương (phụ lục 23, trang số 22), kế toán tiền lương lập chứng từ ghi sổ để
phản ánh tiền lương phải trả của công nhân sản xuất và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ theo định khoản
sau:

+ Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tập hợp trực tiếp vào TK622
Nợ TK622: 418.200.000
Có TK334: 418.200.000
+ Trích BHXH, BHYT, BNTN, KPCĐ
Nợ TK622:96.186.000đ
Có TK338: 96.186.000đ
(338.2: 8.364.000
B¸o c¸o thùc tËp

19

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

338.3:71.094.000
338.4:12.546.000
338.9: 4.182.000)
+Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản phẩm theo định khoản :
Nợ TK154: 497.658.000
Có TK622: 497.658.000
Từ chứng từ ghi sổ kế toán (Phụ lục 15, trang số 14) vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, vào sổ cái TK622- chi phí nhân
công trực tiếp (Phụ lục 09, trang số 8)
c.Kế toán chi phí sản xuất chung (TK 627)
Chi phí sản xuất chung của công ty bao gồm các khoản chi phí sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: TK627 (1)
Chi phí nhân viên phân xưởng được tính vào chi phí sản xuất chung bao gồm: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ

cấp, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, thủ kho...ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí nhân viên được tính vào chi phí sản xuất chung được phân bổ theo bảng phân bổ tiền lương đóng BHXH
(Phụ lục 23, trang số 22)
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tháng 07/2013 chi phí nhân viên tính vào chi phí sản xuất chung là:
108.908.800 VNĐ..Số liệu này được ghi vào chứng từ ghi sổ (phụ lục17, trang số 16) theo định khoản:
Nợ TK627 (1):108.908.800
Có TK334:72.698.896
Có TK338:25.049.024
(338.2:2.178.176; 338.3:18.514.496; 338.4:3.267.264, 338.9: 1.089.088 )
B¸o c¸o thùc tËp

20

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

+ Chi phí vật liệu: TK627 (2), CCDC:TK627 (3) (Phụ lục 19 và 20).
+Chi phí khấu hao TSCĐ: TK627 (4)
TSCĐ của công ty bao gồm: nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho sx (dây chuyền sx bia), phương tiện vận tải, máy
móc thiết bị dùng cho qản lý, phục vụ sản xuất như máy vi tính,... khấu hao TSCĐ là một khoản mục chi phí năm trong giá
thành sản xuất..Khi trích khấu hao TSCĐ kế toán ghi sổ theo định khoản
Nợ TK 627 (4) :834.135.216đ
Có TK 214 :834.135.216đ
Việc trích khấu hao TSCĐ của công ty được thực hiện trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Phụ lục 24, trang
số 23)
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: TK627 (7)

* Các chứng từ sử dụng: Về nhân công (Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng chấm công); Về vật liệu (Phiếu
xuất kho, bảng kê xuất vật tư...); Về chi phí dịch vụ mua ngoài (hoá đơn thanh toán tiền điện, nước...). Hàng ngày căn cứ
vào chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chúng từ ghi sổ,
sau đó dùng để ghi vào sổ cái TK627 (Phụ lục 25, trang số 24).
 Công tác kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Phương pháp tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương với mức độ chế
biến hoàn thành 70%.

Chi phí của
SP DD cuối =
kỳ NL,VL

B¸o c¸o thùc tËp

21

Chi phí của
SPDD đầu kỳ
(NL,VL)

+

Chi phí NL,VL trực
tiếp( NL,VL chính)
phát sinh trong kỳ

MSV: 8TD 15320

x


Số lượng
SPDD
cuối kỳ


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

Số lượng sản
Số lượng SPDD cuối
+
phẩm hoàn thành
kỳ

Chi phí SX
NCTT,SXC)
của SPDD
cuối kỳ

Chi phí SX
NCTT , SXC)
của SPDD
=

Chi phí SX NCTT
+ , SXC) phát sinh
trong kỳ

Số lượng sản

+
phẩm hoàn thành

Số lượng SPDD
qui đổi

x

Số lượng SP
qui đổi

Sau đó kế toán ghi vào biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 7/2012 (phụ lục 26, trang số 25).
Phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty (theo phương pháp giản đơn)

Giá thành đơn vị
thực tế

Chi phí SX của
Chi phí SX phát
Chi phí SX của
+
= SPDD đầu kỳ
sinh trong kỳ
SPDD cuối kỳ
Số lượng sản phẩm thực tế nhập kho

Định kỳ phòng tài vụ lập chứng từ ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK155: 10.943.017.720đ
Có TK 154: 10.943.017.720đ
Sau đó lập bảng tính giá thành (Phụ lục 27, trang số 26).

Kế toán lập chứng từ ghi sổ (Phụ lục 18, trang số 17) và vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ,
kế toán ghi vào sổ cái TK 154. (Phụ lục 28, trang số 27).
B¸o c¸o thùc tËp

22

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

PHẦN III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ THÁI SƠN
3. Đánh giá chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
3.1 Về điểm mạnh
Công ty TNHH Phú Thái Sơn là một doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả đóng góp cho ngân sách địa phương liên tục
tăng trưởng cao, góp phần ổn định xã hội và cung cấp sản phẩm bia đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường,
không những phục vụ cho nhân dân trong tỉnh mà còn cho các tỉnh lân cận. Hơn nữa công ty còn tạo việc làm cho 235 cán
bộ công nhân viên. Để có được thành quả đó, công ty đã không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng sản xuất, tiết kiệm chi phí,
hạ giá thành sản phẩm, tạo uy tín sản phẩm, tiến hành đổi mới công nghệ, năng cao trình độ quản lý, trình độ sản xuất...
Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý và tổ chức sản xuất khoa học, phù hợp với đặc điểm sản xuất và khả năng
của công ty. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, có năng lực, đảm bảo điều hành tốt mọi hoạt động của công ty.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ với hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp
với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên đã giúp
công ty theo dõi, phản ánh được thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu.
- Việc vận dụng phương pháp trả lương theo thời gian kết hợp với trả lương theo sản phẩm rất khoa học và hợp lý, đã

đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
B¸o c¸o thùc tËp

23

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

- Việc quản lý sử dụng nguyên vật liệu: công ty đã tận dụng điều kiện thuận lợi do thị trường mang lại để có biện pháp
thu mua, dự trữ nguyên vật liệu hợp lý.
- Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty nhìn chung đã đi vào nề nếp ổn định. Kế toán
tính giá thành sản phẩm đã cung cấp được những thông tin số liệu cần thiết, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành hoạt dộng
sản xuất của công ty.
Chính sự cố gắng, từng bước hoàn thiện trong công tác kế toán của bộ phận kế toán đã góp một phần quan trọng vào
sự phát triển của công ty.
3.2. Những tồn tại cần khắc phục
 Về hạch toán vật liệu :
- Các loại vật liệu không được theo dõi chi tiết mà tất cả đều được theo dõi trên TK152.
 Về tập hợp chi phí cho từng tổ sản xuất
Phân xưởng sản xuất tại công ty bao gồm nhiều tổ mà các chi phí phát sinh cho các tổ này khá phức tạp và đều tập hợp trên
TK627. Chính vì vậy mà TK627 không mở các TK chi tiết nên rất khó khăn cho việc quản lý.
 Về chi phí dịch vụ mua ngoài: Hiện tại điện được sử dụng giữa 2 khối đó là khối quản lý hành chính và khối sản xuất
vẫn chung công tơ. Do vậy, việc sử dụng điện trong công ty rất khó quản lý và không thể kiểm soát chặt chẽ được.
 Về công tác kế toán trên máy: Công việc kế toán vẫn còn áp dụng nhiều bằng phương pháp thủ công.

B¸o c¸o thùc tËp


24

MSV: 8TD 15320


Sinh viên: Đinh Thị Lệ

Khoa Kế toán

3.3. Một số kiến nghị về công tác kế toán tại công ty TNHH Phú Thái Sơn
 -Về hạch toán vật liệu: Công ty nên mở chi tiết TK 152 để theo dõi riêng từng loại vật liệu từ đó việc quản lý nguyên
vật liệu sẽ không tốn công và đảm bảo độ chính xác cao hơn.
 Về tập hợp chi phí cho từng tổ sản xuất: Công ty nên mở chi tiết với từng tổ như sau:
+ TK627 (1): Chi phí nhân viên phân xưởng +TK627 (2): Chi phí vật liệu
+ TK627 (3): Chi phí CCDC
+ TK627 (21): Tổ ủ men

+TK627 (22): Tổ nấu

 Về chi phí dịch vụ mua ngoài: Theo em căn cứ vào thời gian sử dụng điện ở mỗi khối, công ty lập bảng phân bổ tiền điện
cho từng khối. Cụ thể:
+ Khối quản lý hành chính: 480h/ 1 quý
+ Khối sản xuất: 2160h/ 1 quý
Tuy nhiên, việc phân bổ trên chỉ mang tính chất tương đối và gợi mở để công ty đưa ra giải pháp tối ưu trong việc tính giá
thành sản phẩm.
 Để giảm bớt khó khăn cho kế toán viên và nâmg cao hiệu quả công việc, đặc biệt là công tác tính giá thành sản phẩm
công ty nên:
+ Trang bị thêm một số máy tính cho các bộ phận có liên quan nhằm cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin phục vụ
cho việc quản lý như phòng kế toán- tài vụ; phong tổ chức hành chính.

+ Từng bước có kế hoach đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tin học nhằm xử lý tốt các thông tin diễn ra một cách có hiệu quả.

B¸o c¸o thùc tËp

25

MSV: 8TD 15320


×