Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

DE KH lop 5(HKI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.99 KB, 22 trang )

TRƯỜNG TH THIỆN HƯNG B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
KHỐI 5 MÔN: TIẾNG VIỆT ( Đọc thành tiếng )
I. ĐỀ BÀI:
Bốc thăm đọc một trong các bài sau và trả lời một câu hỏi liên quan đến nội dung
bài ( do GV nêu).
1. Thư gửi các học sinh. (Trang 4)
2. Quang cảnh làng mạc ngày mùa. (Trang 10)
3. Nghìn năm văn hiến. (Trang 15)
4. Sắc màu em yêu. (Trang 19)
5. Những con sếu bằng giấy. (Trang 36)
6. Một chuyên gia máy xúc. (Trang 45)
7. Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. (Trang 54)
8. Những người bạn tốt. (Trang 64)
9. Kì diệu rừng xanh. (Trang 75)
10. Cái gì quý nhất ? (Trang 85)
II. CÁCH CHẤM ĐIỂM: 5 điểm.
-Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm (đọc sai 2 đến 4 tiếng: 0,5đ; đọc sai từ 5 tiếng trở
lên:0đ).
-Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm ( ngắt nghỉ hơi không
đúng từ 2 đến 4 chỗ: 0,5đ ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0đ)
-Giọng đọc diễn cảm: 1 điểm ( chưa thể hiện rõ tính diễn cảm: 0,5đ ; không diễn
cảm:0đ)
-Tốc độ đọc đạt yêu cầu (100 tiếng/1 phút): 1 điểm; (đọc 100 tiếng từ trên 1 phút đến
2phút: 0,5đ ; đọc 100 tiếng quá 2 phút: 0đ)
-Trả lời đúng ý câu hỏi: 1 điểm (trả lời chưa đúng ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5đ ;
trả lời sai hoặc không trả lời được: 0đ).
.............................................................HẾT...................................................................
Trường TH Thiện Hưng B
Khối 5
ĐỀ KTĐK GIỮA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT


(Phần đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
Thời gian lm bi : 30 pht.
ĐỀ SỐ 1
Đề bài: Đọc thầm bài thơ sau:
MẦM NON
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im.
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cội với cành …
Một chú thỏ phóng nhanh
Chẹn nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ, làn rêu …
Chợt một tiếng chim kêu :
- Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới
!
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy …
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
Võ Quảng
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ?
a) Mùa xuân
b) Mùa hè
c. Mùa thu
d. Mùa đông
2. Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá băng cách nào ?
a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
b) Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non.
c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non.
3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về ?
a) Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
b) Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân.
c) Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.
4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là thế nào ?
a) Rừng thưa thớt vì rất ít cây.
b) Rừng thưa thớt vì cây không lá.
c) Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng.
5. Ý chính của bài thơ là gì ?
a) Miêu tả mầm non.
b) Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
c) Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. Trong câu nào dưới đây, tư mầm non được dùng với nghĩa gốc ?
a) Bé đang học ở trường mầm non.
b) Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước.
c) Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7. Hối hả có nghĩa là gì ?

a) Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
b) Mừng vui, phấn khởi vì được như ý.
c) Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh.
8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?
a) Danh từ
b) Tính từ
c) Động từ
9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
a) Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt.
b) Nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, lặng im, thưa thớt, róc rách.
c) Nho nhỏ, lim dim, hói hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng ?
a) Lặng im
b) Nho nhỏ
c) Lim dim.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm)
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2 ; 3 ý trong mỗi câu thì không tính điểm câu đó.
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ý đúng d a a b c c a b c a
……………………………………………………………
Hết………………………………………………………
Trường T.H Thiện Hưng B
Khối 5
ĐỀ KTĐK GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
(Phần viết)
ĐỀ SỐ 1
I.Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút.
VỊNH HẠ LONG

Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam.
Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc
lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững
chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ
đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt
biển.
II.Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút.
Tả một cơn mưa.
……………………………………………………………………
Hết………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (10 ĐIỂM)
A. Chính tả: 5 điểm
Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài
chính tả.
Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn ... :
trừ toàn bài 1 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng
quy định), trừ 0,5 điểm.
B. Tập làm văn: 5 điểm
- Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học;
độ dài bài viết từ 15 câu trở lên;
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết... có thể cho các mức điểm:
4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5.
Dàn bài gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cơn mưa định tả. ( 1 điểm)
Thân bài: a) Tả cảnh lúc sắp mưa (bầu trời, gió, cây cối, mặt đất,...). ( 1 điểm )
b) Tả cảnh trong cơn mưa (tiếng mưa rơi, hạt mưa, mặt đất, cây cối và loài vật trong mưa, ...).

( 1,5 điểm )
c) Tả cảnh sau cơn mưa (bầu trời, mặt đất, cây cối, loài vật, … sau cơn mưa) (0,5 điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cơn mưa được tả được tả. ( 1 điểm )
.........................................................HẾT...........................................................
Trường TH Thiện Hưng B
Khối 5
ĐỀ KTĐK GIỮA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT
(Phần đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
Thời gian lm bi : 30 pht.
ĐỀ SỐ 2
Đề bài: Đọc thầm bài văn sau:
HOA HỌC TRÒ
Phượng không phải là một đoá, không phải là vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả
một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi ; người ta
quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con
bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm
bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon
lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học
trò phơi phới làm sao ! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng.
Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm : Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến
giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy ?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày
xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu
phượng mạnh mẽ kêu vang : Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà
đều dán câu đối đỏ.
Theo Xuân Diệu.
Khoanh trịn chữ ci trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ Loài hoa nào được gọi là hoa học trò ?

a. Hoa điệp ; b. Hoa hồng ; c. Hoa cúc ; d. Hoa phượng.
2/ Nỗi niềm của bông phượng là gì ?
a. Buồn ; b. Vui ;
c. Vừa buồn mà lại vừa vui ; d. Cả a, b và c đều đúng.
3/ Những tán hoa lớn xoè ra được tác giả ví với hình ảnh nào ?
a. Muôn ngàn con bướm thắm đậu rải rác.
b. Muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
c. Muôn ngàn con bướm trắng đậu rải rác.
d. Muôn ngàn con bướm trắng đậu khít nhau.
4/ Hoa phượng ra lá vào mùa nào ?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hạ ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông.
5/ Khắp thành phố rực lên màu hoa phượng vào mùa nào ?
a. Mùa xuân ; b. Mùa hạ ; c. Mùa thu ; d. Mùa đông.
6/ Tin thắm bào hiệu điều gì ?
a. Lá phượng đã xanh ; b. Hoa phượng đã nở ;
c. Hoa phượng đã tàn ; d. Cả a, b và c đều đúng.
7/ Trong câu “Mùa xuân, phượng ra lá.” trạng ngữ là :
a. Mùa xuân ; b. Phượng ; c. Ra lá.
8/ Chủ ngữ trong câu “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” là gì ?
a. Lá ; b. Lá xanh um ; c. Lá me non.
9/ Trong hai câu “Hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm
bông phượng.” có mấy cặp từ trái nghĩa ? Ghi ra.
a. Một cặp. Đó là :
………………………………………………………………………………………

b. Hai cặp. Đó là :
………………………………………………………………………………………
……
c. Ba cặp. Đó là :
………………………………………………………………………………………

………
10/ Từ in đậm trong câu “Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh.” được dùng theo nghĩa nào ?
a. Nghĩa gốc ; b. Nghĩa chuyển.
………………………………………………………………
HẾT…………………………………………………………
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (5 điểm)
Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Khoanh 2 ; 3 ý trong mỗi câu thì không tính điểm câu đó.
Lưu ý : Trong câu 9, HS khoanh đúng ý a nhưng không ghi được cặp từ trái nghĩa buồn / vui thì
chỉ được 0,25 điểm.
Đáp án :
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
ý đúng d c b a b b a a a a
……………………………………………………………
Hết………………………………………………………
Trường T.H Thiện Hưng B
Khối 5
ĐỀ KTĐK GIỮA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT
(Phần viết)
ĐỀ SỐ 2
I.Chính tả: Nghe-viết (5 điểm) – 15 phút.
CHIM GÁY.
Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về bay vần quanh, vòng trên các ngọn
tre.
Chim mái vội vàng xuống trước. Cái đuôi lái lượn duyên dáng, xòe như múa.
Con đực còn nán lại bên bờ tre, đủng đỉnh cất giọng gáy vang thêm một hồi dài. Xong
rồi, anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ với cả đàn
đương ăn giữa ruộng vắng, khuất, gần chân tre.
Tô Hoài
II.Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút.

Hãy tả cảnh trường em trong giờ ra chơi.
……………………………………………………………………
Hết………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM. (10 ĐIỂM)
I.Chính tả: 5 điểm
Yêu cầu: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài
chính tả.
Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách – kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn ... :
trừ toàn bài 1 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh ; không viết hoa đúng
quy định), trừ 0,5 điểm.
II. Tập làm văn: 5 điểm
- Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng yêu cầu đã học;
độ dài bài viết từ 15 câu trở lên;
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Tuỳ vào mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết... có thể cho các mức điểm:
4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5.
Dàn bài gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu cảnh trường trong giờ ra chơi. ( 1 điểm)
Thân bài: a) Tả bao quát cảnh trường trong giờ ra chơi. ( 1,5 điểm )
b) Tả cảnh vui chơi của HS trong sân trường ; hoạt động của một vài cá nhân tiêu biểu.
(1,5 điểm)
Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh vừa được tả. ( 1 điểm )
.........................................................HẾT...........................................................
Trường TH Thiện Hưng B
Khối 5
ĐỀ KTĐK GIỮA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT

(Phần đọc, hiểu – Luyện từ và câu)
Thời gian lm bi : 30 pht.
ĐỀ SỐ 3
Đọc thầm bài: “Những người bạn tốt ” (sách TV5, tập 1), dựa vào nội dung bài
đọc và những kiến thức đã học, hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất
trong mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: Những người bạn tốt được nói trong bài là ai?
a) A-ri-ôn
b) Đàn cá heo
c) Các thủy thủ trên tàu.
Câu 2: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
a) Vì tàu bị bọn cướp biển tấn công.
b) Vì tàu sắp bị chìm.
c) Vì thủy thủ trên tàu cướp hết tặng vật và đòi giết ông.
Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở những điểm nào?
a) Biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và cứu người gặp nạn.
b) Biết biểu diễn nhào lộn.
c) Biết chống trả đám thủy thủ trên tàu.
Câu 4: Các thủy thủ trên tàu là những người như thế nào?
a) Kính trọng, yêu thương và giúp đỡ A-ri-ôn.
b) Tham lam, độc ác, không có tính người.
c) Rất yêu quý động vật.
Câu 5: Ở nhiều thành phố Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện những đồng tiền khắc
hình một con cá heo cõng người trên lưng. Điều này có ý nghĩa gì?
a) Để ghi lại hình ảnh ngộ nghĩnh của cá heo.
b) Để ghi lài tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
c) Để ghi lại hình ảnh con người săn sóc cá heo.
Câu 6: Câu chuyện ca ngợi điều gì?
a) Sự tài ba của nghệ sĩ A-ri-ôn.
b) Sự dũng cảm của nghệ sĩ A-ri-ôn và các thủy thủ.

c) Sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
Câu 7: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “hành trình”?
a) Chuyến đi xa, dài ngày.
b) Buổi dạo chơi ở công viên.
c) Một ngày lao động vất vả.
Câu 8: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ “tự do” ?
a) Độc lập.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×