Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐÁNH GIÁ QUAN hệ GIỮA CÔNG NGHỆ sản XUẤT và môi TRƯỜNG một CÁCH TIẾP cận mới TRONG KIỂM SOÁT ô NHIẾM CÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.47 KB, 22 trang )

1-Tên chuyên đề
ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ GIỮA CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG - MỘT
CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG KIỂM SOÁT Ô NHIẾM CÔNG NGHIỆP
2- Tác giả:
Đặng Kim Chi
Viện KH&CN Môi trường, ĐHBK Hà nội
3- Đặt vấn đề
Như đã biết, công nghệ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa công
nghiệp và môi trường. Công nghệ sản xuất vừa là nguyên nhân vừa là một bộ phận quan trọng
của các hoạt động đánh giá những tác động tới môi trường do hoạt động công nghiệp.Cùng
một sản phẩm nhưng được sản xuất theo công nghệ khác nhau thì có thể nhu cầu nguyên liệu
vật tư khác nhau và dạng, số lượng, đặc tính ô nhiễm của các chất thải cũng khác nhau và gây
nên những tác động ở mức độ khác nhau tới môi trường và sức khỏe con người.
Trong những năm vừa qua, một xu hướng mới trong kiểm soát môi trường công nghiệp là
xu hướng “ Đánh giá công nghệ sản xuất về mặt môi trường làm cơ sở để lựa chọn công nghệ
thân thiện môi trường và giải pháp kiểm soát ô nhiễm phù hợp” đã phát triển và ngày càng tỏ
rõ ưu thế trong phòng ngừa ô nhiễm từ công nghệ sản xuất
Các đối tượng sau có thể rất quan tâm tới nội dung này:
- Người ra quyết định và các nhà quản lý công nghiệp: Thực hiện các hành động bảo vệ
môi trường trên một phạm vi rộng hơn nhằm tuân thủ pháp luật và tránh được các chi phí
không cần thiết.
- Người lập kế hoạch phát triển và các quan chức chính phủ: Nhằm chắc chắn rằng những
tác động của việc phát triển công nghệ là cơ bản và thuận lợi nhất.
- Các uỷ ban, các tổ chức phi chính phủ: Nhằm chắc chắn rằng quyền lợi và trách nhiệm
của các cá nhân và tập thể khi áp dụng công nghệ mới.
- Tất cả các cá nhân và các tổ chức với cam kết về phát triển bền vững và hoạt động bảo
vệ môi trường: nhằm bảo đảm rằng các tác động môi trường là nhỏ nhất khi công nghệ mới
được thông qua và áp dụng.
4- Nội dung

I. Phương pháp luận đánh giá quan hệ giữa sản xuất và Môi trường


I.1 Đánh giá công nghệ Môi trường (EnTA)
I.1.1 Định nghĩa
Đánh giá công nghệ – môi trường (Environmental Technology Asessment – EnTA) là
một quá trình bao gồm việc phân tích sự phát triển của công nghệ và hệ quả của nó, xác định
các thuộc tính của công nghệ nhằm tập trung vào quan hệ của nó với môi trường, thực hiện sự
phát triển bền vững trên cơ sở phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.
Đánh giá công nghệ – môi trường giúp vạch định chính sách, kế hoạch, ra quyết định
cho chính phủ, các tổ chức, cá nhân, các uỷ ban cũng như các nhà đầu tư tiến tới thống nhất
một loại hình công nghệ có vai trò ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời
đảm bảo phát triển về mặt kinh tế.
I.1.2 Tính chất và đặc điểm
a. Tính chất:

1


Là một công cụ chất lượng cao nhằm giảm thiểu yêu cầu đối với dữ liệu kỹ thuật một
cách chi tiết. Trong EnTA chứa đựng yếu tố giao tiếp nhằm đạt tới sự nhất trí trong việc ra
quyết định giữa chủ đầu tư và người thiết kế.
Cũng giống như sản xuất sạch hơn, EnTA quan tâm đến việc ngăn ngừa ô nhiễm và
các vấn đề môi trường hơn là giải quyết và khắc phục chúng (giảm thiểu tại nguồn). EnTA có
tính chặt chẽ cao, thể hiện qua sự hài hoà giữa điều kiện và yêu cầu của các quá trình kinh tế
kỹ thuật, môi trường được xem xét đồng thời.
EnTA bao gồm việc đơn giản hoá mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và môi trường
và kết quả của mối quan hệ đó. Xem xét ảnh hưởng môi trường của toàn bộ hệ thống công
nghệ bao gồm cả việc sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, chất thải trong toàn bộ vòng đời sản
phẩm.
b. Đặc điểm:
EnTA tập trung vào công nghệ; xem xét đánh giá công nghệ dựa trên các tiêu chí về
môi trường. Đây là công cụ nhằm thiết kế theo hướng ngăn ngừa, giảm thiểu và thay thế; tập

trung vào cấp độ xí nghiệp, cơ sở sản xuất hơn là chính sách quốc gia.
Việc áp dụng EnTA là tương đối đơn giản - linh hoạt và có hiệu quả cao vì nó hướng
tới lợi ích của các chủ đầu tư;
EnTA là một công cụ hiệu quả - được sử dụng nhiều trong giai đoạn đầu từ khi hình
thành ý tưởng cho dự án, còn sau khi đã triển khai dự án nó thích hợp với việc xác định các
tác động môi trường; có tính chất tổng hợp và toàn diện – chú ý đến toàn bộ chu kỳ vòng đời
sản phẩm và việc triển khai trên phạm vi rộng của hệ thống công nghệ;
EnTA được xem như là một công cụ quản lý môi trường tiên phong đồng thời đây
cũng là một công cụ tự nguyện không phải là công cụ pháp luật bắt buộc;
I.1.3 Mục đích của đánh giá công nghệ môi trường
Mô tả công nghệ được xem xét, đề xuất những lựa chọn thay thế có giá trị;
Mô tả các tác động môi trường (an toàn, sức khoẻ, ô nhiễm môi trường tự nhiên, xã hội….) do
công nghệ sản xuất gây ra;
Đưa ra các kết quả về công nghệ, kỹ thuật phù hợp và thân thiện với môi trường nhưng vẫn
đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu kinh tế.
I.2 Quan hệ giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý môi trường khác
Đánh giá công nghệ môi trường không đề cập đến việc thay thế các công cụ khác đã
được sử dụng trước đây như: đánh giá tác động môi trường (EIA); đánh giá rủi ro môi trường
(EnRA); đánh giá chu kỳ sống (LCA)… mà nó tập trung vào việc xác định và ước tính các tác
động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường, so sánh và kiểm tra chúng gắn liền với quá trình
công nghệ theo suốt chu kỳ sống của sản phẩm.
Đánh giá công nghệ - môi trường có thể hỗ trợ các công cụ khác, giúp xác định mục
tiêu đánh giá trước mắt và từ đó hướng tới sự hiểu biết hơn về ảnh hưởng của công nghệ đến
môi trường. Mặt khác, đánh giá công nghệ - môi trường cung cấp một công cụ hiệu quả để
xác định các thuộc tính đặc biệt của công nghệ. Nó mô tả rõ ràng việc ứng dụng một cách
hiệu quả các bước của quá trình sản xuất sạch hơn (chẳng hạn như ngăn ngừa ô nhiễm và
giảm thiểu sử dụng độc chất) và của các công cụ khác như phân tích chi phí lợi ích hay đánh
giá tác động xã hội.

2



I.2.1 Phân tích vòng đời sản phẩm và đánh giá công nghệ môi trường
Phân tích vòng đời sản phẩm và đánh giá công nghệ môi trường đều là các công cụ
có tính hệ thống để quản lý môi trường nhằm tìm hiểu rõ ràng và đánh giá những
hậu quả môi trường không mong muốn do quá trình sản xuất gây ra. Những hậu
quả này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, ngắn hạn hoặc lâu dài.
Việc đánh giá tác động môi trường do ảnh hưởng của công nghệ thường tập trung vào
đặc thù và các thuộc tính của công nghệ và thiết bị. Đánh giá công nghệ môi trường sẽ đánh
giá những tác động trực tiếp do công nghệ sản xuất gây ra đối với môi trường, sức khỏe con
người, trong khi đó đánh giá vòng đời sản phẩm lại tập trung vào xem xét các tác động gián
tiếp gây ra các hậu quả sinh thái.
Phương pháp luận về phân tích hậu quả sinh thái được bao hàm cả hai công cụ Đánh
giá công nghệ môi trường và phân tích vòng đời sản phẩm. Trong giai đoạn đầu, chủ yếu xem
xét những công nghệ cuối đường ống (Ví dụ: làm sạch khí thải, xử lý nước thải…). Sau đó
chuyển dịch dần sang công nghệ kiểm soát phế thải và các công nghệ phát thải thấp. Tuy
nhiên cả hai phương pháp trên đều mới chỉ đánh giá lượng chất thải phát sinh và những hậu
quả đối với môi trường của các công nghệ sản xuất khác nhau tập trung vào các quy trình sản
xuất chứ chưa tính đến những phát thải gián tiếp do quá trình sản xuất trung gian hoặc do việc
sử dụng sản phẩm cuối.
I.2.2 Đánh giá tác động môi trường và đánh giá công nghệ môi trường
Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích xác định các tác động đến môi trường,
kinh tế, văn hoá, xã hội của một dự án, hoạt động phát triển từ đó đề xuất các giải pháp giảm
thiểu các tác động. Trong khi đó, đánh giá công nghệ môi trường nhằm lựa chọn công nghệ
phù hợp thân thiện với môi trường đồng thời đảm bảo phát triển về mặt kinh tế. Cả hai công
cụ trên đều có chung một mục đích là chỉ ra được các tác động ảnh hưởng đến an toàn, sức
khoẻ con người, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và hệ sinh thái.
Bất cứ loại hình công nghệ sản xuất nào đều có những tác động đến môi trường. Tuy
nhiên khi xác định được công nghệ hợp lý, thân thiện với môi trường thì các tác động đó sẽ
được giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy, đánh giá công nghệ - môi trường là một công cụ cơ sở

làm tiền đề cho việc đánh giá tác động môi trường đồng thời nó cũng hỗ trợ việc xây dựng
báo cáo đánh giá tác động môi trường khi cần thiết phải xem xét đề xuất lựa chọn các giải
pháp giảm thiểu tác động.
Một điểm khác biệt nữa là đánh giá tác động môi trường là yêu cầu bắt buộc phải tuân
thủ pháp luật khi tiến hành một dự án hoặc hoạt động phát triển còn đánh giá công nghệ - môi
trường là một công cụ tư vấn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư, quản lý.. không bắt buộc yêu cầu
tuân thủ pháp luật.
I.2.3 Đánh giá công nghệ môi trường và sản xuất sạch hơn
Trước đây việc quản lý chất thải tập chung vào xử lý chất thải cuối đường ống, thiết kế
các thiết bị xử lý chất thải và thiết bị quản lý ô nhiễm nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, xu thế chung về quản lý chất thải lại tập trung vào xử lý tại nguồn, ngăn ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm. Trong các công cụ áp dụng để ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải thì sản
xuất sạch hơn (SXSH) đã chứng minh được hiệu quả và hoàn toàn áp dụng được cho các
ngành công nghiệp ở các quy mô khác nhau.
SXSH được hiểu là một cách nghĩ mới và sáng tạo về sản phẩm và quá trình sản xuất
ra sản phẩm đó bằng cách áp dụng liên tục chiến lược giảm thiểu tại nguồn sự phát sinh ra
chất thải. SXSH là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ môi trường đồng thời cũng là
công cụ cải thiện chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng SXSH sẽ giúp cho các doanh nghiệp
giảm chi phí sản xuất, cải thiện hiện trạng môi trường và nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm. Sự chuyển đổi tư duy từ xử lý cuối nguồn sang ngăn ngừa chất thải có những lợi ích

3


như giảm lượng chất thải; giảm tiêu thụ nguyên liệu dẫn đến giảm chi phí sản xuất; giảm chi
phí xử lý chất thải; giảm ô nhiễm môi trường; cải thiện điều kiện làm việc; nâng cao hiệu quả
của quá trình sản xuất.
SXSH tập chung vào xem xét các quy trình nhằm xác định nguồn gốc của chất thải,
các vấn đề trong vận hành liên quan đến quy trình và những công đoạn có thể cải tiến được.
Đánh giá SXSH là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định

các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc cải tiến sản phẩm. Việc đánh giá SXSH cho phép tiếp
cận một cách toàn diện quy trình sản xuất đang áp dụng nhằm giúp mọi người nắm được quá
trình sử dụng nguyên liệu và tập chung chú ý vào các công đoạn có thể giảm được lượng chất
thải phát sinh.
Khác với đánh giá công nghệ môi trường, quá trình đánh giá SXSH không chỉ đơn
thuần là thay đổi công nghệ thiết bị mà còn tập chung cả vào vận hành và quản lý.
Quá trình đánh giá SXSH tập trung vào: Chất thải phát sinh ở đâu? Chất thải phát sinh do
nguyên nhân nào và việc giảm thiểu các chất thải như thế nào?
Quá trình đánh giá công nghệ - môi trường lại tập trung xem xét: Công nghệ nào phát sinh ít
chất thải? Thuộc tính của chất thải theo đặc thù từng công nghệ; lựa chọn công nghệ và thiết
bị phù hợp với môi trường.
Các thay đổi theo giải pháp SXSH được chia thành các nhóm: Giảm thiểu tại nguồn;
tuần hoàn; cải tiến sản phẩm. Trong khi đó những thay đổi của đánh giá công nghệ - môi
trường là: Ngăn ngừa ô nhiễm; thay đổi tính chất của chất thải; thay thế sản phẩm. Kết quả
đánh giá SXSH là danh mục các giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất và hiện trạng môi
trường cho doanh nghiệp còn kết quả của đánh giá công nghệ - môi trường là lựa chọn được
loại hình công nghệ phù hợp đối với doanh nghiệp đó.
Đối với bất kỳ công nghệ nào (phát sinh ít hay nhiều chất thải) khi đưa vào thực tế sản
xuất đều có thể áp dụng việc đánh giá SXSH để ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải. Tuy nhiên,
việc thực hiện đánh giá SXSH với một công nghệ đã được lựa chọn qua quá trình đánh giá
công nghệ - môi trường sẽ đem lại hiệu quả hơn rất nhiều.

Giảm chất thải tại nguồn

Tuần hoàn

Quản lý nội vi

Tận thu tái sử dụng


Kiểm soát quá trình

Tạo ra sản phẩm phụ

Thay đổi nguyên liệu

Cải tiến sản phẩm

Cải tiến thiết bị

Thay đổi sản phẩm

Thay đổi công nghệ

Thay đổi bao bì

Hình I.2: Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn
Nguồn

4


Bảng I.1: So sánh giữa EnTA và các công cụ đánh giá môi trường khác

Mục đích

Phạm vi

Người khởi
xướng

Phương
pháp tiếp
cận

Thời gian
Tuân thủ
pháp luật

Đánh giá công nghệ môi trường
(EnTA)
Đánh giá ứng dụng của công nghệ
và định hướng lựa chọn công
nghệ. Xây dựng mô hình công
nghệ thân thiện với môi trường

Chỉ ra được ảnh hưởng đến sức
khoẻ, an toàn của con người, ảnh
hưởng đến tài nguyên thiên nhiên
và hệ sinh thái, chi phí công nghệ
và lợi nhuận tài chính
Người đề xướng ra công nghệ, các
nhà đầu tư…
Có hệ thống, so sánh một cách
toàn diện các hậu quả môi trường
và kết quả của tác động.

Áp dụng trong giai đoạn tiền đầu
tư, trước khi phát triển dự án.
Không bắt buộc – thường dùng để
lựa chọn công nghệ.


Đánh giá tác động môi
trường (EIA)
Xác định các tác động môi
trường của một dự án,
chính sách, kế hoạch, hành
động phát triển, cung cấp
cơ sở để ra quyết định và
các định hướng giảm thiểu
tác động môi trường
Xác định các tác động đến
tài nguyên thiên nhiên, hệ
sinh thái và sức khoẻ con
người

Đánh giá rủi ro môi
trường (EnRA)
Xác định các nguy cơ rủi
ro môi trường và sức khoẻ
cộng đồng. Ước tính và so
sánh hậu quả môi trường
khi xảy ra rủi ro, đề xuất
các giải pháp ngăn ngừa.

Đánh giá chu kỳ sống
(LCA)
Xác định phạm vi môi
trường gắn liền với sản
phẩm, quá trình hoạt
động của sản phẩm theo

suốt chu kỳ sống của nó

Sản xuất sạch hơn
(CP)
Xác định các ảnh hưởng môi
trường từ quá trình sản xuất,
áp dụng các giải pháp phòng
ngừa ô nhiễm tại nguồn một
cách tổng hợp, sử dụng hiệu
quả nguyên liệu, năng lượng

Đánh giá rủi ro đến môi
trường và sức khoẻ cộng
đồng,nguy cơ và xác xuất
xảy ra rủi ro, phạm vi ảnh
hưởng và giải pháp ngăn
ngừa

Chỉ ra được ảnh hưởng
đến an toàn và sức khoẻ
cộng đồng, ảnh hưởng
đến tài nguyên thiên
nhiên và các hệ sinh thái

Những người thông qua
luật pháp, các nhà quản lý,
hoạch định chính sách
Tuân thủ theo yêu cầu của
luật pháp. Bao gồm việc
xác định các tác động, giảm

thiểu tác động và quan trắc,
tư vấn.

Người khởi xướng dự án,
các nhà đầu tư có liên quan

Xác định nguồn gốc phát sinh
chất thải, ảnh hưởng của nó
đến sức khoẻ cộng đồng, đến
môi trường và các giải pháp
khắc phục tại nguồn. Sử dụng
hiệu quả nguyên liệu, năng
lượng
Người khởi xướng dự Chủ doanh nghiệp, các nhà
án, các nhà đầu tư…
đầu tư, quản lý dự án…

Xác định các nguy hại,
đánh giá liều lượng và
mức độ cũng như các
thuộc tính của rủi ro.

Kiểm soát chu kỳ sống
của nguyên liệu năng
lượng, sản phẩm và chất
thải.

Áp dụng trong giai đoạn ra
quyết định thực hiện hoặc
không thực hiện.

Bắt buộc theo yêu cầu của
luật bảo vệ môi trường.

Tại mọi thời điểm khi cần
thiết hay có người khởi
xướng.
Không bắt buộc – có thể
sử dụng để đưa ra kết luận
khi có yêu cầu của luật
pháp.

Tiếp cận theo hệ thống, phân
tích đánh giá các công đoạn
sản xuất. Đề xuất, lựa chọn và
phát triển các cơ hội sản xuất
nhằm giảm thiểu chất thải,
ngăn ngừa ô nhiễm
Tại mọi thời điểm khi Tại mọi thời điểm khi cần
cần thiết.
thiết hay có người khởi
xướng.
Không bắt buộc – Không bắt buộc – thường sử
thường sử dụng cho quá dụng cho quá trình sản xuất
trình sản xuất và tiêu và tiêu thụ và dịch vụ
thụ.

12


I.3 Trình tự thực hiện đánh giá công nghệ môi trường

Công nghệ không tồn tại một cách riêng biệt mà nó bị tác động bởi quan hệ với môi
trường xung quanh. Ngược lại, công nghệ cũng có những tác động nhất định đến môi trường
xung quanh. EnTA là một công cụ nhằm xác định một cách hệ thống mối quan hệ nhân quả giữa
công nghệ và môi trường thông qua các tiêu chí như sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm
môi trường, sức khoẻ cộng đồng… Trình tự thực hiện đánh giá công nghệ môi trường được mô
tả bằng cụm từ “DICE” – là từ viết tắt chữ cái đầu của các hành động sau:
-

Describe: Mô tả công nghệ được đề xuất, các giải pháp giảm thiểu, ngăn ngừa, thay thế
và các yêu cầu của chúng.

-

Identify: Xác định các áp lực của loại hình công nghệ đến môi trường.

-

Characterise: Đặc điểm của các tác động môi trường đó như thế nào?

-

Evaluate: Ước tính toàn bộ hậu quả của các tác động trong một điều kiện cụ thể

Mỗi một mặt của công nghệ có một tác động đến các khía cạnh khác nhau của môi
trường. Có những tác động có lợi và có những tác động có hại. Đánh giá công nghệ môi trường
quan tâm đến hậu quả cuối cùng của các tác động đó. Chúng thường là: sức khoẻ và an toàn của
con người, ảnh hưởng môi trường tự nhiên của địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu, các
tác động đến văn hoá - xã hội cũng như việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Cơ sở hạ tầng

Nguyên liệu
Chất thải
Năng lượng

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Sản phẩm

Nhân lực
Cung cấp công nghệ

Hình I.3: Các thành phần của hệ thống công nghệ có ảnh hưởng tới môi trường

13


Phương pháp luận về đánh giá công nghệ môi trường do John Hay đề xướng bao gồm 5 bước
đánh giá có liên quan chặt chẽ với nhau. Các bước này được mô tả trong hình sau:

Chuẩn bị cho EnTA

Bước 1: Mô tả công nghệ

Bước 2: Xác định các tác động môi trường

Bước 3: Đánh giá các tác động sơ bộ

Bước 4: Lựa chọn công nghệ phù hợp

Bước 5: Kết luận và kiến nghị


Hoàn thiện EnTA
Hình I.4: Các bước đánh giá công nghệ môi trường
I.3.1 Chuẩn bị đánh giá công nghệ môi trường
Quá trình chuẩn bị đánh giá công nghệ - môi trường đòi hỏi phải xác định các mục tiêu
đánh giá và các biện pháp để đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, cần phải có được cam kết thực
hiện đánh giá của các bên liên quan cũng như việc chuẩn bị tốt về nguồn lực (tài chính, nhân lực,
kỹ thuật…). Trong đó cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng nhất đó là:
Xác định mục tiêu đánh giá:
Vấn đề quan trọng để bắt đầu quá trình đánh giá công nghệ môi trường là đạt được sự
nhất trí về nội dung đánh giá, các yêu cầu của đánh giá. Mục tiêu đánh giá, khả năng và phương
pháp đánh giá phải được minh bạch rõ ràng. Việc cụ thể hoá mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức
về yêu cầu nhiệm vụ có thể hoàn thành, sự nhất trí của tất cả các bên liên quan .
Xác định nguồn lực: Để tiến hành đánh giá công nghệ - môi trường cần phải xác định và cụ thể
hoá các nguồn lực sau:

14


Con người: Thành lập nhóm đánh giá có đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ và mục tiêu trên.
Các thông tin liên quan đến việc đánh giá.
Xây dựng kế hoạch đánh giá: Xác định nguồn tài chính, năng lực và sự đáp ứng về kỹ
thuật, công nghệ, thiết bị…
I.3.2 Mô tả công nghệ
Bước này bao gồm việc mô tả công nghệ được đề xuất bằng việc xác định lựa chọn công
nghệ, xác định các mục tiêu công nghệ nhằm thoả mãn yêu cầu của các nhà đầu tư. Trong giai
đoạn này việc tư vấn của các nhà khoa học, các chuyên gia là rất quan trọng. Để thực hiện bước
này cần phải thu thập được các thông tin chi tiết về bản chất và chức năng của công nghệ, đặc
tính môi trường tự nhiên của khu vực. Các mục tiêu chính của công nghệ cần đạt được cũng như
toàn bộ hoạt động của công nghệ cần được nêu trong phần này. Ngoài ra cần có các mô tả sơ bộ

về nguyên liệu và sản phẩm của quá trình, mối quan hệ tương tác giữa công nghệ và môi trường.
Giai đoạn này tập trung vào đánh giá những tác động môi trường tiềm ẩn và nhu cầu về
tài nguyên mà công nghệ gây ra. Yêu cầu chi tiết về các thông tin sẽ phụ thuộc vào mục tiêu
đánh giá và ảnh hưởng đến kết quả của đánh giá. Phạm vi đánh giá có thể xác định bằng nhiều
cách: có thể theo thời gian, theo không gian, theo vị trí địa lý, theo sự lựa chọn và ứng dụng của
công nghệ…
Xác định bản chất và chức năng của công nghệ: Cung cấp và mô tả được tên công nghệ,
các chi tiết về tác dụng và hiệu quả…Xác định và mô tả đặc điểm của công nghệ: Mô tả công
nghệ có thể thực hiện theo danh mục, nghĩa là cung cấp thông tin của một công nghệ cụ thể đang
tồn tại hoặc đang được đề xuất, công nghệ trong nước được cải thiện hay công nghệ nhập khẩu
(nhằm mục đích xem xét sự phù hợp của công nghệ với điều kiện địa phương) hoặc là một công
nghệ mới được nghiên cứu.
Mô tả và xác định nguyên liệu và sản phẩm cũng như chất thải đầu ra của công nghệ. Mô
tả công nghệ một cách logic và có trình tự các chức năng và nhiệm vụ của từng công đoạn. Điều
này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định phạm vi đánh giá và kết quả của đánh giá.
Mô tả sơ đồ công nghệ: Công nghệ là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau. Việc
mô tả càng chi tiết sơ đồ công nghệ sẽ càng dễ dàng xác định được mối quan hệ tương tác giữa
công nghệ và môi trường. Ví dụ: có thể mô tả sơ đồ công nghệ theo cân bằng vật chất, theo dòng
năng lượng, theo sản phẩm và chất thải …
Kết thúc bước này, nhóm đánh giá phải hiểu được đầy đủ về chu kỳ vòng đời sản phẩm
và chất thải bao gồm đầu vào, đầu ra và các yêu cầu khác. Những thông tin này cần thiết cho
việc xác định các tác động môi trường tiềm ẩn. Sự tham vấn của các bên hợp tác trong giai đoạn
này là rất quan trọng.
I.3.3 Xác định các tác động môi trường
Bước này liên quan đến việc xác định nguyên liệu thô, năng lượng, nhân lực, cơ sở hạ
tầng và sự cung cấp các yêu cầu công nghệ. Các dòng chất thải, chất thải nguy hại phải được xác
định trong giai đoạn này. Các tác động môi trường và các nguy cơ tiềm ẩn kết hợp với từng
thành phần trong công nghệ cũng phải được nêu ra một cách rõ ràng. Toàn bộ đầu vào, đầu ra
của công nghệ được quan tâm theo suốt vòng đời của nó.
Hoàn thành bước này yêu cầu phải có các thông tin chi tiết từ công nghệ nhằm xác định

các tác động môi trường. Cung cấp nguyên liệu và năng lượng đầu vào, các yêu cầu về sử dụng

15


tài nguyên thiên nhiên là các thông tin cần phải xác định một cách rõ ràng. Việc sản xuất, lưu
giữ, vận chuyển, sử dụng và thải bỏ của các chất thải và chất thải nguy hại cũng cần xác định.
Các yêu cầu về nhân lực, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, yêu cầu về cung cấp công nghệ phải được đề
cập và xác định một cách chi tiết.
Tất cả các vấn đề trên được nhóm đánh giá nắm bắt một cách sâu sắc cả đầu vào, đầu ra
cũng như các yêu cầu khác của công nghệ, các ảnh hưởng đến hệ thống môi trường, chất thải
công cộng và sức khoẻ con người.
Các khía cạnh của công nghệ được xem xét để xác định các áp lực môi trường bao gồm
các yếu tố liên quan đến nhu cầu nguyên liệu, năng lượng đầu vào, nguồn nhân lực…, tất cả đều
phải được xem xét trong quá trình đánh giá. Ví dụ: nguyên liệu đầu vào phải được giảm xuống
tối thiểu hay nói cách khác là tăng tối đa khả năng sử dụng nguyên liệu đầu vào tạo thành sản
phẩm. Đối với năng lượng và các nhu cầu khác cũng được xem xét tương tự. Các yếu tố đầu ra
không phải là sản phẩm (chất thải) sẽ gây ra những tổn thất về mặt kinh tế, những tác động có
hại về mặt môi trường, sức khoẻ con người… Việc đánh giá, xem xét các yếu tố này là quan
trọng và cần thiết. Ví dụ: Chất thải khi được thải vào đất, nước, không khí sẽ gây ra ô nhiễm môi
trường, phát sinh các chi phí gián tiếp do việc sử dụng không hiệu quả nguyên liệu và năng
lượng.
Lập được danh mục về nhu cầu nguyên liệu thô, năng lượng của công nghệ và xác định
mối liên hệ của nó tới các hậu quả môi trường. Lập được danh mục về chất thải và chất thải
nguy hại phát sinh từ công nghệ, xác định các tác động của chúng tới môi trường. Lập bảng xác
định các hậu quả môi trường gây ra do yêu cầu của công nghệ về cơ sở hạ tầng. Lập danh mục
xác định các hậu quả môi trường gây ra do yêu cầu về cung cấp, áp dụng và triển khai công
nghệ. Xác định các tác động môi trường do yêu cầu về nhân lực. Xác định các tác động khác gây
ra trực tiếp bởi các khía cạnh của công nghệ.
Tất cả những thông tin trên sẽ cung cấp cơ sở cho các đánh giá những tổn hại do công

nghệ gây ra đối với sức khoẻ con người, môi trường tự nhiên khu vực, môi trường toàn cầu, sử
dụng tài nguyên bền vững và các tác động đến văn hoá - xã hội.
I.3.4 Đánh giá lựa chọn các công nghệ
Bước này đòi hỏi việc đánh giá tập trung vào các phương pháp thay thế để đạt được cùng
một mục tiêu công nghệ. Các phương pháp thay thế có thể áp dụng cho toàn bộ công nghệ (thay
đổi hoàn toàn công nghệ, ứng dụng công nghệ mới) hoặc lựa chọn một vài thay đổi chi tiết của
công nghệ nhằm cải thiện các hậu quả môi trường.
Việc đánh giá tập trung vào so sánh các đặc trưng công nghệ, thuộc tính của thiết bị,
nguyên liệu, sản phẩm, chất thải, đánh giá chúng trong mối quan hệ với môi trường.
Hoàn thành bước này yêu cầu phải xác định và mô tả một cách rõ ràng công nghệ thay
thế áp dụng, ước tính các chi phí nhằm đạt được các mục tiêu công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, môi
trường…Với mỗi một loại hình công nghệ thay thế, cần phải so sánh các tác động tiềm ẩn cũng
như các hiệu quả kinh tế. Cuối cùng là lựa chọn được một công nghệ phù hợp và thân thiện với
môi trường hơn.
Trong quá trình đánh giá, việc so sánh giữa các giải pháp đôi khi gặp rất nhiều khó khăn
do các tác động tiềm ẩn có thể tương đương hoặc cùng hiệu quả. Khi đó đánh giá theo phương
pháp liệt kê tác động không thể đem lại hiệu quả rõ ràng, có thể sử dụng phương pháp cho điểm
đối với từng tiêu chí đánh giá để cho việc lựa chọn có hiệu quả hơn. Việc xây dựng tiêu chí và
cách cho điểm phụ thuộc vào phạm vi quy mô đánh giá công nghệ và kinh nghiệm của các

16


chuyên gia đánh giá. Có thể tham khảo phương pháp ma trận cho điểm của công cụ đánh giá tác
động môi trường (EIA) để làm cơ sở: Lựa chọn và xây dựng các tiêu chí: bao gồm tiêu chí 1,
tiêu chí 2, tiêu chí 3… và thang điểm cho theo tầm quan trọng hoặc mức độ tác động từ công
nghệ của tiêu chí đó (có thể cho điểm từ 1 – 10 điểm hoặc đánh giá theo mức độ High – Medium
- Low). Sau khi lựa chọn được các tiêu chí, có thể gửi bản đánh giá cho các chuyên gia về công
nghệ, các nhà đầu tư hoặc thậm chí là các công nhân vận hành có kinh nghiệm để cho điểm. Kết
quả tổng hợp sẽ cho thấy rõ ràng công nghệ thay thế hoặc phương pháp đề xuất được lựa chọn

bằng điểm số. Đây chính là cách mà chúng ta lượng hoá được các tiêu chí đánh giá lựa chọn
công nghệ môi trường.
I.3.5 Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp lại toàn bộ các đánh giá trong bước trên - đề xuất và xem xét sự phù hợp của
các giải pháp thay thế với nhau và đưa ra được một loại hình công nghệ tổng thể. Công nghệ này
phải có tính khả thi, có hiệu quả rõ ràng (mục tiêu công nghệ phải đạt được ít nhất là như công
nghệ ban đầu) nhưng các tác động môi trường của công nghệ này phải được giảm đến mức tối
thiểu.
Mức độ cụ thể và chi tiết của công nghệ đề xuất phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ đánh giá,
trình độ và năng lực hiểu biết của chuyên gia về công nghệ đó. Kết thúc bước này sẽ có những
đề xuất để công nghệ có thể ứng dụng và triển khai vào thực tế.
I.3.6 Hoàn thiện đánh giá công nghệ môi trường
Việc hoàn thiện các thông tin về đánh giá thể hiện sự kết thúc một vòng lặp trong quá
trình đánh giá liên tục. Cần phải đưa ra được các thông tin đầy đủ và chi tiết về lợi ích mục tiêu
và yêu cầu công nghệ. Các phương pháp đã sử dụng trong đánh giá. Các lựa chọn thay thế để đạt
được mục tiêu và các áp lực môi trường và quan hệ của nó với công nghệ cũng như các tác động
môi trường của công nghệ ban đầu và công nghệ thay thế. Trong các thông tin hoàn thiện chu
trình đánh giá cũng cần nêu khả năng áp dụng công nghệ thay thế để đạt được mục tiêu và quan
hệ với các tác động môi trường, hiệu quả kinh tế của các lựa chọn thay thế. Đề xuất giới thiệu
các đánh giá xa hơn và thực hiện việc áp dụng các công nghệ đề xuất vào thực tế.
Việc đề xuất các xem xét đánh giá tiếp theo phải bao gồm thông tin phản hồi các quyết
định, yêu cầu và hành động của các chuyên gia và các nhà đầu tư; chỉnh sửa lại các đánh giá hiện
tại và chuẩn bị kế hoạch và thảo luận cho các quá trình đánh giá, thay thế tiếp theo. Bên cạnh đó
việc triển khai ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ thay thế và quan trắc và giám sát việc
triển khai ứng dụng và phát triển của công nghệ thay thế, cũng như các tác động môi trường của
chúng là điều cần thiết.
Cung cấp các thông tin bổ xung và các hướng dẫn cho các chuyên gia cũng như các nhà
đầu tư; chỉnh sửa thủ tục trình tự đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với năng lực, trình độ
và mức độ áp dụng trong thực tế và thiết lập hệ thống văn bản, trình tự báo cáo của tất cả các
hoạt động trên;

I.4. Nhận xét
Đánh giá công nghệ môi trường là phương pháp đánh giá ứng dụng nhằm định hướng lựa
chọn công nghệ, xem xét quan hệ của công nghệ với môi trường nhằm giảm thiểu các tác động
môi trường và các hậu quả môi trường phát sinh từ công nghệ.
So với các công cụ đánh giá, quản lý môi trường khác, đánh giá công nghệ môi trường
được xem là một công cụ hiệu quả khi nó được áp dụng vào giai đoạn lựa chọn công nghệ cho

17


một dự án. Đối với các công nghệ đã được áp dụng triển khai thì việc ứng dụng EnTA sẽ đem lại
cơ hội cải thiện, đối mới công nghệ nhằm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường.

II. Nghiên cứu điển hình “Đánh giá quan hệ giữa công nghệ sản xuất và môi
trường trong sản xuất Axit sunfuric, nhằm lựa chọn công nghệ phù hợp và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp”
Dưới đây xin trình bày minh họa kết quả nghiên cứu đối với việc đánh giá công nghệ sản xuất
H2SO4 nhằm đề xuất công nghệ phù hợp môi trường trong hoạt động công nghiệp.
Công nghệ sản xuất H 2SO4 được lựa chọn để đánh giá là công nghệ sản xuất H 2SO4 từ
nguyên liệu là quặng Pyrit (PMT) và công nghệ sản xuất H 2SO4 từ nguyên liệu là lưu huỳnh
(SMT) hiện đang được áp dụng ở Việt Nam.
Bước 1 – Mô tả công nghệ
Công nghệ sản xuất H 2SO4 từ nguyên liệu quặng Pyrit (PMT) bao gồm 5 công đoạn chính
sau: công đoạn sấy nghiền, công đoạn đốt quặng, công đoạn tinh chế khí, công đoạn tiếp xúc và
công đoạn hấp thụ.

18


1


QuÆng
Pyrit

2

4

3

5

7

6

8

9

10

11

12
§i sang bé phËn tiÕp
xóc

22
25


Kh«ng
khÝ

Xû Pyrit
th¶i

22

22

22

23

23
24

24

24

24
KhÝ th¶i

15

16
18


19

20

13
21

14

22

22

17
24

1. Lò đốt tầng sôi
2. Nồi hơi nhiệt thừa
3. Cyclon
4. Lọc điện khô
5. Tháp rửa 1

6. Tháp rửa 2
7. Lọc điện ướt cấp 1
8. Tháp tăng ẩm
9. Lọc điện ướt cấp 2
10. Tháp sấy khí

24


11. Tháp tia bắn sấy
12. Máy nén khí
13. Lọc dầu máy nén
14.Tháp tiếp xúc
19
15. Trao đổi nhiệt trong

23

Axit vÒ kho

16. Trao đổi nhiệt sau lớp 2
17. Trao đổi nhiệt sau lớp 5
18. Tháp hấp thụ Ôleum
19. Tháp hấp thụ Mono
20. Tháp tia bắn sau Mono

21. Tháp thải khí
22. Giàn làm mát axit
23. Bơm axit
24. Thùng chứa axit
25. Quạt không khí


Công nghệ sản xuất H2SO4 từ nguyên liệu Lưu huỳnh (SMT) bao gồm 4 công đoạn chính sau:
công đoạn hóa lỏng, công đoạn đốt lưu huỳnh, công đoạn tiếp xúc, công đoạn hấp thụ.

Kh«ng
khÝ


6
4

2

1

5
3
17

14

13

15

16

23

24

22

12
11

9


9
10

18

H¬i lu huúnh ®i
xö lý

7

21
20

Lu huúnh

8

19
CÆn lu huúnh

1. Tháp sấy khí
2. Tháp tia bắn sấy
3. Thùng chứa axit sấy
4. Làm mát axit
5. Bơm axit sấy

6. Máy nén
7. Băng tải lưu huỳnh
8. Thùng hoá lỏng
9. Máy khuấy

10. Thùng lắng lưu huỳnh

11. Thùng chứa lưu huỳnh
12. Bơm lưu huỳnh
13. Lò đốt
14. Nồi hơi nhiệt thừa
15. Lọc gió nóng

20

16. Tháp tiếp xúc
17. Trao đổi nhiệt sau lớp 1
18. Trao đổi nhiệt sau lớp 4
19. Quạt không khí
20. Thùng chứa axit

21. Bơm axit
22. Giàn làm mát axit
23. Tháp hấp thụ
24. Tháp tia bắn
25. Tháp thải khí

25


21


Bước 2- Xác định các tác động môi trường
a)


Nhận dạng chất thải:

Công nghệ PMT có chất thải là khí thải chứa SO 2, SO3 , mù axit, bụi, nước làm mát, nước thải
chứa axit, nước ngưng, axit thải, xỉ pyrit, xúc tác, đệm đã sử dụng, cặn dầu, vụn sắt, bóng thủy
tinh.
Công nghệ SMT có chất thải là khí thải chứa SO 2, SO3, bụi, nước làm mát, nước ngưng, cặn
lưu huỳnh, xúc tác, đệm đã qua sử dụng, phế liệu thải, cặn dầu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tên dòng thải
Khí thải chứa SO2, SO3, mù axit H2SO4…
Hơi hoá lỏng lưu huỳnh
Bụi
Nướclàm mát axit
Nước thải công nghệ chứa axit thải
Nước ngưng
Axit thải (5% H2SO4)

Xỷ pyrit thải
Cặn lưu huỳnh
Xỷ than thải
Xúc tác, đệm, đá thạch anh thải…..
Phế liệu thải, cặn dầu, sắt, bông thuỷ tinh…

22

SMT


Không

Không

Không
Không

Không



PMT

Không







Không





Các chất thải phát sinh từ các công đoạn của quá trình sản xuất như sau

Nguyên
liệu

Chuẩn bị
nguyên liệu

Tạo khí
SO2

Tinh chế
khí SO2

Công đoạn
tiếp xúc

Công đoạn
hấp thụ

Công nghệ
SMT


Bộ phận hóa lỏng

Lò đốt lưu
huỳnh

Lọc gió nóng

Tháp tiếp xúc

Tháp hấp thụ

- Đá thạch anh
thải

- Khí SO2 do rò rỉ

- Khí thải chứa
SO2, SO3, mù axit
H2SO4,...

Dạng chất thải

- Cặn lưu huỳnh

- Rò rỉ khí SO2

- Hơi hóa lỏng lưu
huỳnh chứa H2S

- Hơi nước ngưng

từ nồi hơi, nước
xả cặn nồi hơi

- Hơi nước ngưng
từ bộ gia nhiệt hóa
lỏng
Công
PMT

nghệ

Dạng chất thải

- Bông thủy tinh
bảo ôn,..

- Dầu thải từ máy
nén

- Khí SO2 do rò
rỉ

- Xúc tác, đá
thạch anh, bông
thủy tinh thải

Lò đốt quặng
pyrit

Công đoạn tinh

chế khí

Bộ phận
xúc

Xỷ than thải

- Xỷ pyrit thải

- Xỷ pyrit thải

- Khí SO2 do rò rỉ

Bụi nguyên liệu,
bụi than, khó lò đốt
từ thùng sấy,...

- Nước làm ẩm
xỷ

- Nước thải chứa
axit

- Dầu thải từ máy
nén

- Bụi từ lò đốt và
do vận chuyển
nguyên liệu


- Nước làm mát

- Xúc tác, đá
thạch anh, bông
thủy tinh thải

Công đoạn
nghiền

sấy

- Bông thủy tinh
bảo ôn, băng tải
cao su,..

- Bụi xỷ pyrit
- Bùn axit thải

tiếp

- Nước làm mát
axit
Tháp hấp thụ
- Khí thải chứa
SO2, SO3, mù axit
H2SO4,...
- Nước làm mát
axit
- Rò rỉ khí SO2,
SO3


- Rò rỉ khí SO2

- Rò rỉ khí SO2

b) So sánh mức độ phát thải của 2 công nghệ và cho điểm theo 3 mức (nhiều 1, trung bình 2, ít 3
một cách tương đối) kết quả cho thấy công nghệ SMT phát thải ưu việt hơn (24 điểm) so với
công nghệ PMT (18 điểm).
Stt
1
2
3
4
5
6
7

Dạng chất thải
Khí thải chứa SO2, SO3, mù axit H2SO4

SMT

PMT

1

1

Hơi khí thải hoá lỏng lưu huỳnh
Bụi

Nước làm mát axit

1
3

3
1

2

1

Nước thải công nghệ chứa axit thải
Nước ngng

3

1

2

2

Axit thải (5% H2SO4)

3

2

23


Ghi chú
Hai dòng thải này như
nhau
PMT không có
SMT phát tán ít bụi hơn
Lượng thải của SMT <
PMT
SMT không có
Hai dòng thải này như
nhau
PMT > SMT


Xỷ pyrit thải

8

3

1

1

3

3

1


2

2

Tổng điểm 24

18

Cặn lưu huỳnh
Xỷ than thải

9
10

Xúc tác, đệm, đá thạch anh thải …..

11

SMT: Không có xỷ
pyrit
PMT: Không có cặn S
SMT: Không có xỷ
than

c) So sánh các tác động môi trường và cho điểm theo 3 mức (tác động nhiều 1 điểm, trung bình
2 điểm, ít 3 điểm) Kết quả cho thấy công nghệ SMT (25 điểm) ưu việt hơn so với công nghệ
PMT (18 điểm)
STT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11

Các tác động môi trường
Chất lượng không khí
Môi trường đất
Chất lượng nớc mặt
Chất lượng nớc ngầm
Hệ sinh thái cạn
Hệ sinh thái nước
Sử dụng nước
Tác động đến kinh tế xã hội
Sử dụng tài nguyên thiên nhiên
An toàn, sức khoẻ cộng đồng
Cơ sở hạ tầng, dịch vụ
Tổng điểm

SMT

PMT

1


1

2

1

2

2

3

1

2

2

2

2

3

2

3

3


2

1

3

1

2

2

25

18

Ghi chú
Do khí thải và hơi lưu
huỳnh
Do xỷ pyrit, nước thải

Do các kim loại trong
xỷ

Lượng nước PMT lớn
hơn
Tài nguyên không tái
tạo
Các nguy cơ gây bệnh


d) Xác định tác động môi trường do nguyên liệu sản xuất
TT

Các tiêu chí lựa chọn

Pyrit

Lưu huỳnh

Ghi chú

1.

Khả năng cung cấp

x

-

Do lưu huỳnh phải nhập về

2.

Tài nguyên không tái tạo

-

x

Do lưu huỳnh có thể thu hồi


24


từ dầu mỏ, pyrit là tài nguyên
không thể tái tạo được
3.

Tác động đến MT nước

-

x

Công nghệ SMT tạo ra ít
nước thải hơn

4.

tác động đến nưiớc ngầm

-

x

Do nguy cơ các kim loại nặng
từ xỷ pyrit đi vào nước ngầm

5.


tác động đến MT khí

-

-

Có nguồn thải như nhau

6.

Tác động đến MT đất

-

x

Do chất thải rắn và nước thải
gây ô nhiễm đất

7.

Khả năng tạo chất thải rắn

-

x

Do xỷ pyrit thải lớn hơn rất
nhiều cặn lưu huỳnh thải


8.

Giá thành (1%lưu huỳnh)

-

-

Giá 1% lưu huỳnh trong
nguyên liệu là như nhau

9.

Yêu cầu khi vận hành

-

x

Thiết bị phức tạp hơn

10.

Chi phí vận hành

-

x

11.


Khí thải nhà kính

-

x

Do có sử dụng than để đốt khí
sấy quặng

Các tiêu chí lựa chọn như bảng trên và cho điểm đối với các chỉ tiêu được lựa chọn cho thấy
công nghệ SMT được 8, công nghệ PMT được 1
e) Xác định tác động môi trường thông qua định mức năng lượng và vật tư hóa chất, đó là xúc
tác, điện năng, soda, xút, Natri phốt phát, H2SO4, dầu FO, than cám, nước. Kết quả cho thấy
công nghệ SMT được 6 và công nghệ PMT được 4
STT Các yêu cầu cung cấp công nghệ
Cung cấp nguyên liệu
1
Cung cấp năng lượng
2
3
4
5
6
7
8
9

SMT
2


PMT
2

2

2

1

2

Sử dụng đất
Cung cấp cơ sở hạ tầng

3

2

2

2

Đường giao thông
Cung cấp nhân lực

2

2


2

2

2

2

3

2

Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật

Phương tiện truyền thông
Quản lý kỹ thuật

25

Ghi chú
Gồm lưu huỳnh, pyrit
Điện, nước, dầu DO,
than
SMT phải nhập công
nghệ
Diện tích đất sử dụng

Đường sắt, đường bộ…
Lao động tại địa phương
SMT tự động hoá cao

hơn


10
11

Khởi động, vận hành thử
Bảo dưỡng đại tu định kỳ
Tổng điểm

12

3

2

2

2

24

22

SMT dể khởi động hơn

Bước 3- Đánh giá các tác động khác
a) So sánh giá thành một đơn vi sản phẩm là H2SO4 98,3%, dựa vào chi phí nguyên nhiên liệu,
chi phí nhân công, chi phí phân xưởng, chi phí quản lý và chi phí bán hàng. Kết quả cho thấy giá
thành 1 tấn H2SO4 98,3% đối với công nghệ PMT là 1.191.241 Vn đồng và đối với công nghệ

SMT là 1.120.821 Vn đồng.
b) Đánh giá về khả năng áp dụng công nghệ ở Việt Nam và cho điểm theo 3 mức như trên, kết
quả cho thấy 2 công nghệ này xấp xỉ nhau, SMT (24 điểm), và PMT (22 điểm).
Các yêu cầu cung cấp công
STT
SMT
PMT
Ghi chú
nghệ
Cung cấp nguyên liệu
1
2
2
Gồm lưu huỳnh, pyrit
Cung
cấp
năng
lượng
2
2
2
Điện, nước, dầu DO, than
Cung
cấp
hỗ
trợ
kỹ
thuật
3
1

2
SMT phải nhập công nghệ
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Sử dụng đất
Cung cấp cơ sở hạ tầng

3

2

2

2

Đường giao thông
Cung cấp nhân lực
Phơng tiện truyền thông

2
2


2
2

2

2

Quản lý kỹ thuật
Khởi động, vận hành thử
Bảo dưỡng đại tu định kỳ

3
3

2
2

2

2

24

22

Tổng điểm

Diện tích đất sử dụng

Đường sắt, đường bộ…

Lao động tại địa phương

SMT tự động hoá cao hơn
SMT dễ khởi động hơn

Bước 4- Lựa chọn công nghệ
a) Đề xuất lựa chọn công nghệ
 Thông qua việc phân tích chi tiết quan hệ công nghệ và chất thải gắn với các yếu tố kỹ thuật,
kinh tế, môi trường ta có thể nhận thấy rằng công nghệ SMT tỏ ra có ưu điểm hơn hẳn so
với công nghệ PMT:
 Định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, năng lượng
 Yêu cầu về thiết bị, nhân lực
 Yêu cầu vê kỹ thuật

26


 Các dạng chất thải
 Các tác động môi trường.
 Hiệu quả kinh tế.
 Việc lựa chọn nguyên liệu lưu huỳnh để sản xuất axit sunfuric được xem là công nghệ thân
thiện với môi trường hơn khi mà các tác động môi trường của loại hình công nghệ này
được giảm thiểu một cách rõ rệt.
 Công nghệ SMT được khuyến nghị sử dụng khi sản xuất axit sunfuric
b) Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với công nghệ được lựa chọn
TT

Tên dòng thải

1.


Hơi hóa lỏng lưu huỳnh

2.

Cặn lưu huỳnh

3.

SO2 trong khí thải

Nguyên nhân

Giải pháp

Do thành phần nguyên liệu Xử lý bằng cyclon hấp thụ
và chế độ nhiệt của công
Tận thu tạo sản phẩm phụ
đoạn hóa lỏng
(gạch chịu axit)
Hiệu suất chuyển hóa thấp,
chế độ cháy của lò đốt, loại
lò đốt, vòi phun nguyên liệu,
chế độ làm việc và năng lực
của bộ phận tiếp xúc,...

- Đánh giá lựa chọn lò đốt
- Thay đổi xúc tác
- Lựa chọn phương pháp làm
lạnh khí

- Lựa chọn sơ đồ tiếp xúc
kép
- Xử lý khí thải

4.

Mù H2SO4 và SO3 trong Hiệu suất hấp thụ, kiểu tháp - Lựa chọn tháp hấp thụ kiểu
khí thải
hấp thụ, ẩm trong nguyên đệm
liệu và trong pha khí nồng - Lựa chọn loại đệm phù hợp
độ, nhiệt độ axit tưới
- Phương pháp khử mù
- Xử lý khí thải

5.

Nước làm mát axit

Thiết bị làm mát có hiệu quả - Tuần hoàn nước làm mát
thấp, rò rỉ axit,...
- Thay đổi thiết bị làm mát
- Thay đổi sơ đồ làm mát

6.

Nuớc ngưng nồi hơi

Từ công đoạn nồi hơi

- Tuần hoàn tái sử dụng


7.

Xúc tác thải, đệm thải, Trong các đợt đại tu, thay - Thu gom, tận thu, tái sử
bông thủy tinh, sắt thép thế sửa chữa thiết bị
dụng,..
thải, dầu thải,...

c) Đề xuất lựa chọn thiết bị và phương pháp đối với từng công đoạn của công nghệ được lựa
chọn

27


- Lựa chọn loại lò đốt lưu huỳnh
- Lựa chọn loại xúc tác phù hợp cho công đoạn Oxy hóa SO2
- Lựa chọn phương pháp làm lạnh khí
- Lựa chọn phương pháp tiếp xúc cho công đoạn Oxy hóa
- Lựa chọn nhiệt độ hấp thụ
d) Đề xuất giải pháp xử lý chất thải phát sinh đối với công nghệ được lựa chọn
- Xử lý hơi hóa lỏng lưu huỳnh
- Xử lý khí thải
- Xử lý cặn lưu huỳnh
e)Đề xuất Giải pháp tổng thể về công nghệ sản xuất SMT
- Sử dụng lò đốt nguyên liệu lưu huỳnh lỏng nằm ngang
- Bổ sung không khí để làm lạnh khí sau tiếp xúc
- Sử dụng sơ đồ tiếp xúc kép để chuyển hóa SO2 thành SO3
- Lựa chọn và bố trí loại xúc tác phù hợp với từng lớp xúc tác
- Sử dụng tháp đệm để hấp thụ SO2 và bên trong xếp đệm yên ngựa
- Sử dựng công nghệ làm mát bằng thiết bị làm lạnh tấm với sơ đồ có chu trình làm lạnh trung

gian
- Kết hợp xử lí triệt để một số dòng thải như hơi hóa lỏng lưu huỳnh, khí thải, khí thải cuối dây
chuyền sản xuất , cặn lưu huỳnh thải
- Thực hiện các biện pháp quản lí nội vi một cách hiệu quả
6. Kết luận
Đây là một phương pháp mới tiếp cận theo hướng giảm thiểu ô nhiễm ngay trong quá trình
sản xuất và khắc phục các nguy cơ ô nhiễm tiềm ẩn. EnTA không đề cập đến việc thay thế các
công cụ khác đã được sử dụng trước đây như: đánh giá tác động môi trường (EIA); đánh giá rủi
ro môi trường (EnRA); đánh giá chu kỳ sống (LCA)… sản xuất sạch hơn ( CP) mà nó tập trung
vào việc xác định và ước tính các tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường, so sánh và kiểm
tra chúng gắn liền với quá trình công nghệ theo suốt chu kỳ sống của sản phẩm.
Đánh giá quan hệ giữa công nghệ sản xuất và môi trường có thể hỗ trợ các công cụ khác, giúp
xác định mục tiêu đánh giá trước mắt và từ đó hướng tới sự hiểu biết hơn về ảnh hưởng của công
nghệ đến môi trường. Mặt khác EnTA cung cấp một công cụ hiệu quả để xác định các thuộc tính
đặc biệt của công nghệ. Nó mô tả rõ ràng việc ứng dụng một cách hiệu quả các bước của quá
trình sản xuất sạch hơn (chẳng hạn như ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu sử dụng độc chất) và
của các công cụ khác như phân tích chi phí lợi ích hay đánh giá tác động xã hội.
Với một số kết quả nghiên cứu áp dụng cho một số công nghệ sản xuất của một số ngành tại Việt
Nam có thể thấy EnTA là một phương pháp luận mới, có hiệu quả cao trong kiểm soát ô nhiễm
môi trường công nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và lựa chọn công nghệ.

28


Xin lưu ý rằng, việc áp dụng EnTA này phụ thuộc nhiều vào chủ quan của chuyên gia đánh
giá. Có sự kết hợp giữa kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật, công nghệ cũng như kiến thức về
kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc vận dụng phương pháp EnTA
trong quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường.
Hy vọng rằng EnTA sẽ ngày càng được phát triển và việc triển khai áp dụng các giải pháp và
kết quả thực tế sẽ chứng minh tính đúng đắn của các đánh giá đã nêu.

7. Tài liệu tham khảo
1. John Hay, 1998: EnTA, Phương pháp luận và thực tiễn, Newzeland
2. Nguyễn Thành Công, 2006: Đánh giá công nghệ sản xuất H2SO4 về mặt môi trường và đề
xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm. Luận văn thạc sỹ CNMT
3. Đỗ Khắc Uẩn, 2004: Giảm thiểu nước thải của ngành sản xuất tôn tráng kẽm dựa trên nguyên
lý đánh giá công nghệ sản xuất về mặt môi trường. Luận văn thạc sĩ
4. Vũ Việt Hà, 2006: Ứng dụng đánh giá công nghệ sản xuất về mặt môi trường (EnT) trong sản
xuất giấy vệ sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp. Luận văn thạc sỹ
5. UNEP Program, 2-2000: Environmental Technology Assessment, Philippine
6. Nguyễn Thị Tâm, 2007: Đánh giá lựa chọn công nghệ sản xuất xi măng thân thiện môi
trường, đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm trong công nghệ sản xuất xi măng. Luận văn thạc sỹ
8- Câu hỏi ôn tập
1- Thế nào là đánh giá công nghệ sản xuất về khía cạnh môi trường (EnTA)?Nêu tính chất và đặc
điểm của EnTA
2- Nêu quan hệ giữa Đánh giá công nghệ sản xuất về khía cạnh môi trường và Phân tích vòng
đời sản phẩm
3- Nêu quan hệ giữa Đánh giá công nghệ sản xuất về khía cạnh môi trường và Đánh giá tác động
Môi trường
4- Nêu quan hệ giữa Đánh giá công nghệ sản xuất về khía cạnh môi trường và Sản xuất sạch hơn
5- So sánh Đánh giá công nghệ sản xuất về khía cạnh môi trường và các công cụ đánh giá môi
trường khác
6- Trình bày các bước thực hiện đánh giá Đánh giá công nghệ sản xuất về khía cạnh môi trường
7 – Cho biết yêu cầu của các nội dung thực hiện phần Mô tả Công nghệ, Đánh giá về tác động
môi trường của Công nghệ và Đánh giá lựa chọn công nghệ
8- Hãy áp dụng Phương pháp luận đánh giá công nghệ sản xuất về khía cạnh môi trường để đánh
giá công nghệ sản xuất của một loại hình sản xuất mà anh ( hay chi) tự lựa chọn và đề xuất các
biện pháp bảo về môi trường , giảm thiểu ô nhiễm đối với công nghệ sản xuất được lựa chọn.

29




×