Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

bài tập lớn công pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.76 KB, 6 trang )

MỞ ĐẦU:
Sự phát triển của cộng đồng quốc tế trên mọi lĩnh vực đã mang l ại
thuận lợi cho các quốc gia trong quá trình phát triển c ủa mình. Tuy nhiên, s ự
phát triển này lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến s ự phát tri ển
không ngừng của tỉ lệ tội phạm cả về mức độ và hành vi. Nh ằm ti ến hành
đấu tranh phòng chống các lại tội phạm, các quốc gia đã sử dụng ph ương
thức hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm thông qua hoạt động d ẫn độ
tội phạm để đảm bảo không có bất kì tội phạm nào bị bỏ lọt. Để th ực hi ện
được hoạt động này, các quốc gia luôn ý thức được tầm quan trọng của việc
hợp tác với các quốc gia khác trên cơ sở hợp tác song ph ương và đa ph ương
về dẫn độ tội phạm được xây dựng trong nhiều năm qua. Mặc dù vậy, còn
rất nhiều những khó khăn trong việc giải thích và áp dụng nguyên tắc về
dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia. Do đó, em xin đ ược l ựa ch ọn bài t ập l ớn
học kì là đề tài 11: “X là công dân của quốc gia A và đang b ị c ơ quan có th ẩm
quyền nước này truy tố về hành vi giết người. Trong th ời gian tòa án của
quốc gia A chuẩn bị mở phiên tòa xét xử hành vi c ủa X, X đã tr ốn sang qu ốc
gia B. Nhận được thông tin X đang trốn tại một thành ph ố của quốc gia B,
quốc gia A đã gửi cho quốc gia B yêu cầu dẫn độ X về qu ốc gia A đ ể tòa án
nước này tiến hành xét xử. Hãy cho biết:
- Cơ sở pháp lí nào để quốc gia B tiến hành dẫn độ X theo yêu cầu c ủa qu ốc
gia A?
- Giả sử có đầy đủ cơ sở pháp lí để dẫn độ tội phạm nh ưng hành vi của X
theo luật hình sự của quốc gia B là cố ý gây th ương tích trong khi theo lu ật
hình sự của quốc gia A là giết người, trong trường hợp này, quốc gia B có th ể
từ chối yêu cầu dẫn độ của quốc A không? Vì sao?”

NỘI DUNG:
I.

Cơ sở pháp lí:
1. Định nghĩa về dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế:



Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lí, được th ỏa thuận gi ữa
quốc gia hữu quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) d ựa
trên cơ sở các quy định của luật quốc tế, trong đó một quốc gia đ ược yêu cầu
sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh th ổ n ước
mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình s ự
hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực đối với cá nhân đó.
2. Đặc điểm của dẫn độ tôi phạm:


2.1.Chủ thể:
Chủ thể thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm chính là các quốc gia
độc lập có chủ quyền, đây là chủ thể cơ bản và phổ biến nh ất của Luật quốc
tế. Các quốc gia tham gia vào quá trình xây dựng nên các điều ước qu ốc tế v ề
dẫn độ tội phạm, đồng thời cũng có thể trở thành một bên trong quan hệ này
có thể là bên yêu cầu (quốc gia đưa ra yêu cầu dẫn độ dựa trên trình t ự và
thủ tục đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế), hoặc có th ể là bên
được yêu cầu (quốc gia nhận được yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác, quốc
gia này có thể đáp ứng yêu cầu dẫn độ theo thủ tục đã có hoặc t ừ ch ối trên
cơ sở được luật quốc tế tôn trọng).
2.2.Cơ sở pháp lí tiến hành hoạt động hợp tác về dẫn độ:
Theo nguyên tắc chung đã được luật quốc tế công nhận, dẫn độ tội
phạm là quyền của quốc gia chứ không phải là nghĩa v ụ pháp lí qu ốc t ế c ủa
quốc gia. Nói cách khác, dẫn độ tội phạm thuộc thẩm quyền riêng bi ệt của
quốc gia được yêu cầu dẫn độ - nơi tội phạm đang có m ặt. Dựa trên c ơ s ở
quyền tối cao đối với lãnh thổ, quốc gia có toàn quyền quy ết định truy c ứu
trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân đang ở trên lãnh th ổ n ước mình phù
hợp với luật quốc gia. Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm chỉ phát sinh trong tr ường
hợp có điều ước quốc tế tương ứng ghi nhận các điều kiện cụ th ể cho phép
dẫn độ. Chính vì vậy, các quốc gia đã kí kết các đi ều ước qu ốc tế song

phương hoặc đa phương điều chỉnh các vấn đề có lien quan đến d ẫn độ t ội
phạm trong quan hệ quốc tế. Các điều ước quốc tế kí kết gi ữa các qu ốc gia
được coi là cơ sở pháp lí của dẫn độ tội phạm.
2.3. Nguồn của hoạt động dẫn độ tội phạm:
Nguồn của hoạt động dẫn độ tội phạm được nói đến như là nh ững
hình thức pháp lí chứa đựng các nguyên tắc và các quy phạm v ề d ẫn đ ộ t ội
phạm. Các loại nguồn luật điều chỉnh hoạt động hợp tác dẫn độ tội ph ạm
giữa các quốc gia có thể kể đến là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế;
pháp luật quốc gia.
2.4. Đối tượng dẫn độ:
Đối tượng chính của hoat động dẫn độ tội phạm là các tội ph ạm mà cá
nhân thực hiện trên lãnh thổ quốc gia mình và đang hiện diện trên lãnh th ổ
quốc gia khác. Hiện nay, trong Khoa học Luật hình sự quốc t ế có ghi nh ận v ề
3loại hình tội phạm, đó là tội ác quốc tế, tội phạm có tính ch ất qu ốc tế và t ội
phạm hình sự chung. Trên thực tế, hoạt động dẫn độ tội phạm chủ y ếu đ ược


thực hiện với những cá nhân phạm các tội phạm có tính chất quốc tế hoặc
một số tội phạm hình sự chung có tính chất quốc tế.
2.5. Các nguyên tắc pháp lí về dẫn độ:
- Nguyên tắc có đi có lại: quốc gia được yêu cầu dẫn độ ch ỉ th ực hiện dẫn đ ộ
theo yêu cầu nếu nhận được bảo đảm từ phía quốc gia yêu cầu dẫn đ ộ r ằng
trong trường hợp tương tự, quốc gia này chắc chắn sẽ th ực hiện d ẫn độ t ội
phạm cho quốc gia đối tác hữu quan.
- Nguyên tắc định danh kép: Theo nguyên tắc này, cá nhân cần phải dẫn đ ộ
khi hành vi của họ được định danh là hành vi tội ph ạm theo luật quốc gia c ủa
cả hai nước. Nói cách khác, dẫn độ tội phạm chỉ được th ực hiện nếu luật
quốc gia của hai quốc gia hữu quan đều khẳng định hành vi của cá nhân bị
dẫn độ là hành vi tội phạm hình sự và mức hình phạt c ần là hình th ức tù
giam, với thời hạn được xác định.

- Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình: quốc gia đ ược yêu cầu có
quyền từ chối việc dẫn độ tội phạm nếu cá nhân phạm tội là công dân n ước
mình. Quy định này được ghi nhận trong hiến pháp hoặc đ ạo lu ật v ề qu ốc
tịch của quốc gia. Tuy vậy, nguyên tắc này cũng có ngoại l ệ.
- Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị: theo nguyên tắc, việc xác định
tính chất chính trị của tội phạm được thực hiện trong quá trình xét x ử tại tòa
án và hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách của quốc gia nơi đang có người bị
dẫn độ lẩn trốn.
II.

Tình huống đề bài:

1. Cơ sở pháp lí nào để quốc gia B tiến hành dẫn độ theo yêu cầu của
quốc gia A?
Như đã phân tích ở phần cơ sở pháp lí của việc dẫn độ, việc một quốc
gia có hay không tiến hành dẫn độ là quy ền của quốc gia ch ứ không ph ải là
nghĩa vụ pháp lí của quốc gia. Nghĩa vụ dẫn độ chỉ phát sinh trong tr ường
hợp có điều ước quốc tế tương ứng ghi nhận các điều kiện cụ th ể cho phép
dẫn độ hoặc giữa hai quốc gia đã kí kết các điều ước quốc tế song ph ương
hoặc đa phương điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến dẫn đ ộ tội ph ạm
trong quan hệ quốc tế. Trong trường hợp giữa các bên không tồn tại điều
ước quốc tế về hợp tác dẫn độ tội phạm thì quốc gia s ở tại cũng có th ể ti ến
hành giao đối tượng phạm tội trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại đ ược tồn tại
dưới dạng tập quán quốc tế trong quan hệ giữa hai quốc gia. Ngoài ra, m ột
số điều ước quốc tế đa phương cũng có quy định rõ ràng trong tr ường h ợp
không tồn tại điều ước quốc tế song phương điều chỉnh quan hệ giữa các


quốc gia về dẫn độ tội phạm thì điều ước quốc tế đa ph ương mà c ả hai qu ốc
gia đó là thành viên có thể được coi là cơ sở ràng buộc giữa hai qu ốc gia

thành viên ( Ví dụ: công ước châu Âu về dẫn độ tội ph ạm 1957, Công ước
Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000…)
Như vậy, quốc gia B có thể tiến hành dẫn độ theo yêu cầu của quốc gia
A dựa trên việc xem xét một số các cơ sở pháp lí như việc giữa quốc gia A và
quốc gia B có hay không việc kí kết các điều ước quốc tế điều chỉnh các v ấn
đề có liên quan đến dẫn độ tội phạm. Nếu giữa quốc gia A và qu ốc gia B
không kí kết điều ước quốc tế về dẫn độ quốc gia B sẽ xem xét nguyên tắc có
đi có lại, nếu như trước đây, quốc gia A đã từng tiến hành d ẫn đ ộ theo yêu
cầu của quốc gia B hoặc nhận được sự đảm bảo của quốc gia A về việc,
trong tương lai, trong trường hợp tương tự quốc gia A sẽ tiến hành dẫn đ ộ
theo yêu cầu của quốc gia B; lúc ấy quốc gia B sẽ dựa theo c ơ s ở đó đê ti ến
hành dẫn độ theo yêu cầu của quốc gia A. Ngoài ra, nếu quốc gia A và qu ốc
gia B cùng là thành viên của một điều ước quốc tế mà điều ước này có quy
định về những vấn đề về dẫn độ tội phạm thì đây cũng được xem là c ơ s ở
pháp lí để quốc gia B tiến hành thực hiện dẫn độ.
2.Giả sử có đầy đủ cơ sở pháp lí để dẫn độ tội phạm nh ưng hành vi
của X theo luật hình sự của quốc gia B là cố ý gây th ương tích trong khi theo
luật hình sự của quốc gia A là giết người. Trong trường h ợp này, qu ốc gia B
có thể từ chối yêu cầu của quốc gia A không? Tại sao?
Như đã biết, theo nguyên tắc chung đã được luật quốc tế công nhận,
dẫn độ tội phạm là quyền của quốc gia chứ không phải là nghĩa v ụ pháp lí
của quốc gia, cho nên việc B có từ chối yêu cầu của quốc gia A hay không
hoàn toàn là quyền của quốc gia B nếu như giữa hai quốc gia A và B không có
bất kì một kí kết nào liên quan đến việc dẫn độ tội phạm. Tuy nhiên, theo
như đề bài cho, giả sử như là có đầy đủ cơ sở pháp lí đ ể d ẫn đ ộ tôi ph ạm, có
nghĩa là quốc gia B đã có cơ sở pháp lí để th ực hiện yêu cầu d ẫn đ ộ c ủa qu ốc
gia A. Việc có quyền từ chối hay không lúc này dựa vào việc xem xét các
nguyên tắc pháp lí về dẫn độ. Cụ thể, là xem xét đến nguyên tắc đ ịnh danh
kép.
Theo nguyên tắc này, hoạt động dẫn độ chỉ được tiến hành khi hành vi

do cá nhân bị dẫn độ thực hiện được định danh là hành vi phạm tôi theo quy
định hiện hành của pháp luật hình sự cả hai quốc gia A và B, đồng th ời hành
vi phạm tội phải được định án ở mức trừng phạt cụ thể được xác định cụ th ể
theo ý chí của các quốc gia hữu quan và được ghi nh ận trong pháp lu ật n ước
mình, hoặc được các nước này thỏa thuận nhất trí và đ ược quy đ ịnh trong


các điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. Tuy nhiên, trong quan h ệ
quốc tế chúng ta không thể đặt ra yêu cầu rằng các quy định trong luật hình
sự của cả hai quốc gia này phải giống nhau hoàn toàn về mặt t ừ ng ữ và các
yếu tố cấu thành tội phạm. Cho nên, hầu hết các quốc gia th ường ghi nh ận
nguyên tắc định danh kép dưới dạng hoạt động dẫn độ sẽ được th ực hiện
nếu một cá nhân thực hiện hành vi phạm tội được quy định tương t ự trong
pháp luật hình sự của cả hai quốc gia như về: yếu tố cấu thành… việc này
đòi hỏi cả hai bên phải tiến hành xem xét toàn bộ các hành vi b ị cáo bu ộc c ủa
người phạm tội, từ đó các định các yếu tố cấu thành phạm tội và đưa ra kết
luận về việc có thỏa mãn nguyên tắc định danh kép hay không.
Theo như đề bài, hành vi của X đều được ghi nhận trong luật hình s ự
của cả hai quốc gia A và B, trong khi đó, ở quốc gia A là gi ết ng ười còn ở qu ốc
gia B là cố ý gây thương tích. Mặc dù, loại tội danh của X đ ược quy đ ịnh trong
luật quốc gia của hai nước A và B là khác nhau, tuy nhiên, theo lu ật qu ốc gia
của cả hai nước A và B đều khẳng định hành vi của X là hành vi t ội ph ạm
hình sự và hình phạt là hình thức tù giam, với thời hạn đ ược xác đ ịnh. Đi ều
này thỏa mãn yêu cầu của nguyên tắc định danh kép rằng không yêu cầu sự
giống nhau hoàn toàn về mặt từ ngữ cũng như sự đồng nhất trong tên gọi mà
chỉ cần thỏa mãn một số những yêu cầu nhất định. Do đó, quốc gia B ph ải
thực hiện yêu cầu dẫn độ của quốc gia A mà không được từ ch ối.

KẾT LUẬN:
Hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm đang được các quốc gia coi là ho ạt

động hợp tác hiệu quả nhằm trấn áp các loại tội phạm. Tuy nhiên, các đi ều
ước quốc tế về các vấn đề liên quan đến dẫn độ tội ph ạm cũng nh ư việc
thực hiện các nguyên tắc về dẫn độ tội phạm còn chưa được quy định c ụ
thể, rõ ràng, do đó dẫn đến nhiều tranh cãi trong quá trình th ực hiện vi ệc
dẫn độ. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động dẫn độ tội phạm, c ần n ỗ l ực
trong việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lí cùng v ới các bi ện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác đấu tranh phòng ch ống tội
phạm.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Luật quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất
bản công an nhân dân;
2. Luận văn thạc sĩ Luật học: Dẫn độ tội phạm trong luật quốc tế và
liên hệ thực tiễn Việt Nam – Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội
3.

/>01567.pdf

4. />5. />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×