Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(TH) rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.9 KB, 17 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện .................................

Nơi công tác

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc tạo
ra sáng
kiến

.......................

Trường Tiểu

Giáo

Đại học

100%

..........



học ...............

viên

Tiểu học

Số
TT

Họ và tên

1

Ngày tháng
năm sinh

..................
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Rèn kỹ năng viết đúng chính
tả cho học sinh lớp 3".
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: (không có)
2. Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến:
Những giải pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh -GDTH.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến này được áp dụng từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1. Tính mới của sáng kiến:
Trong quá trình thực hiện sáng kiến có vận dụng một số phương pháp và hình
thức tổ chức dạy học tích cực. Cải tiến kĩ năng nghe - phân biệt - so sánh các âm dễ
mắc lỗi, học nâng cao kĩ năng nghe - viết, nắm chắc luật chính tả để phân biệt được

các âm đầu s/x; r/gi/d; l/n; ch/tr,….
Vận dụng tối đa hình thức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh.
Lồng ghép kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp một cách có chủ động cho học
sinh trong các giờ Chính tả.
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn cho học sinh đức tính tự luyện,
tự rèn. Học sinh có thể viết, phân biệt được chính tả khi nói hoặc viết đúng theo
từng hoàn cảnh. Chính vì lẽ đó mà tôi không những dành nhiều công sức, tâm
huyết vào đề tài “Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3”. Qua đó sẽ
1


giúp các em khắc sâu hơn những tri thức và kĩ năng học tốt các phân môn khác
của Tiếng Việt và các môn học khác.
Giáo viên, học sinh cùng khám phá kiến thức, nâng cao hiểu biết, kĩ năng giao
tiếp thông qua hộp thư vui.
Đây là những điểm mới mà sáng kiến nghiên cứu khi dạy học môn Chính tả cho
học sinh lớp 3. Những điểm này chưa có trong sách giáo viên hay các loại sách báo
khác, lần đầu tiên được bản thân áp dụng khi nghiên cứu sáng kiến.
4. 2. Tính thực tiễn:
Trên cơ sở khoa học của môn tâm lý học ta thấy trẻ em ở bậc tiểu học khái
niệm chú ý chủ động còn thấp. Các em chóng nhớ, chóng quên. Nhận thức của
trẻ còn mang đậm màu sắc cảm tính. Nhưng ở tuổi này các em dễ xúc động, hiếu
kỳ, tò mò ham hiểu biết, đặc biệt là hay bắt chước. Điều này tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên trong việc rèn luyện chữ viết cho học sinh. Nhưng công việc
này đòi hỏi sự kiên trì rèn luyện từng ngày, từng giờ. Vì vậy để thực hiện tốt
việc rèn chữ viết cho học sinh nhất là học sinh yếu thì cần phải tuân theo các
nguyên tắc học đi đôi với hành.
Thực tế trong giảng dạy học sinh trong những năm qua việc viết Chính tả
đúng để đạt yêu cầu cao rất ít, thậm chí có em viết rất kém.
Học sinh phân biệt thanh hỏi/thanh ngã còn lẫn lộn; các bài viết chính tả có

các phụ âm cuối vần và phụ âm đầu vần học sinh còn nhiều lẫn lộn (ngh/ng; s/x;
r /d/gi…)
Rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy phân môn Chính tả hằng năm để tích lũy
cho bản thân. Đồng thời tham khảo một số ý kiến của các giáo viên trong tổ.
Nghiên cứu kĩ từng loại bài Chính tả của học sinh thông qua kiểm tra, đánh
giá phần thực hành ở từng giai đoạn.
a. Thuận lợi:
Hầu hết các em ngoan, ý thức đoàn kết tốt, có cùng độ tuổi nhận thức tương đối
đồng đều. Các em có sức khoẻ và thể lực tốt. Tất cả các em chăm học biết nghe lời
thầy cô giáo, ham muốn tham gia vào công việc rèn chữ viết. Có sự chỉ đạo sát sao
của Ban giám hiệu nhà trường, có sự giúp đỡ của đồng chí, đồng nghiệp, Uỷ ban
nhân dân xã, Hội cha mẹ học sinh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Có sự chỉ
đạo sáng suốt kịp thời của ngành giáo dục. Giáo viên đứng lớp có tâm huyết, có lòng
yêu nghề mến trẻ và say sưa với công việc.
2


b. Khó khăn:
Đơn vị trường Tiểu học ................................. là vùng miền núi và đa số
người dân làm nghề nông. Tình hình thực tế học sinh lớp 3 vốn từ của các em
còn hạn chế. Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi
từ ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú. Đa số gia đình các em cha mẹ còn lo đi
làm để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của các em, mà còn
phó mặc cho cô giáo chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Dẫn đến tình trạng:
Một số em còn mải chơi chưa có ý thức để học tập, ý thức giữ vở sạch, viết
chữ đẹp còn chưa cao. Giữ gìn vở chưa cẩn thận còn bẩn còn bị rách.
Một số em bị ngọng bẩm sinh, nói ngọng theo thói quen của địa phương,
con dân tộc dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả. Chữ viết còn xấu còn ẩu.
c. Khảo sát chất lượng đầu năm:
* Số liệu điều tra phân loại học sinh đầu năm:

Ví dụ bài: Tiếng hò trên sông (SGK TV tập 1- Trang 87)
* Cụ thể mức độ các lỗi chính tả hay mắc phải như sau:
Tổng số
Học sinh
32 em

Kết quả môn chính tả (Số lỗi sai )
Lỗi về âm đầu và dấu thanh

Lỗi về vần có âm cuối

7 - 8 lỗi

5 - 6 lỗi

3 - 4 lỗi

1 - 2 lỗi

1 em = 3,1%

8 em = 25%

16 em = 50%

7em = 21,9%

- Trong thực tế cho thấy học sinh còn mắc lỗi chính tả rất nhiều, có một số
học sinh còn viết sai hơn 8 lỗi trong 1 bài chính tả.
- Điều đó cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng tới

kết quả học tập ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
- Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em chưa nắm vững âm vần, chưa
phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ nghĩa của từ, chưa có ý
thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả, viết còn ẩu thả quên
không đánh dấu thanh.
- Học sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau:
+ Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận (như thiếu dấu phụ, thiếu dấu thanh…)
+ Lỗi về các vần khó (uênh, oang, oeo, uyên, uyêt…)
+ Lỗi do phát âm sai (ưu - iu, ươu - iêu, iu - iêu…)
+ Lỗi do không nắm được qui tắc chính tả (gh, ngh chỉ đứng trước i, e, ê.
Cách ghi âm đệm).
3


+ Lỗi do không hiểu nghĩa của từ (để dành - tranh giành).
* Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại
lỗi sau:
a. Về âm đầu:
Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ l/n: nỗ lực, cơm lếp
+ g/gh: cái gế
+ ng/ngh: củ ngệ
+ c/k: cái céo
+ ch/tr: con chăn
+ s/x: nhà xàn, se đạp
+ r/d/ gi: quốc da, cá dô...
Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy lỗi về ch/tr; s/x; r/d/g;
l/n là phổ biến hơn cả.
b. Lỗi về vần có âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:

+ at/ac: đồ đạt
+ ăt/ăc: mặt quần áo
+ iêt/iêc: xanh biết
+ uôn/uông: mong muống
+ uôt/uôc: trắng muốc
+ ươn/ương: con lương
4.3. Một số giải pháp khắc phục lỗi chính tả:
Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phân tích
được tình hình học sinh là nguồn thông tin quan trọng xác định mục tiêu bài học,
trên cơ sở phân tích học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập của các em.
Trước tình hình học sinh viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một
số biện pháp khắc phục như sau:
* Giải pháp 1: Luyện phát âm.
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát
âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm
cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với
nhau. Do đó có đọc đúng và ghi nhớ âm đúng thì khi giáo viên đọc học sinh sẽ
4


tái hiện và viết đúng. Giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải
mới có thể giúp học sinh viết đúng.
* Giải pháp 2: Phân tích so sánh.
- Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng,
so sánh với những tiếng dễ lẫn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh
ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặng” giáo viên
yêu cầu học sinh phát âm hai tiếng này.
- Nặng / lặng
So sánh để thấy sự khác nhau, khi phát âm “nặng” phát âm đầu lưỡi cuối

răng, miệng mở hẹp hơn so với "lặng" phát âm lưỡi hơi cong hơn một chút,
miệng mở rộng hơn một chút.
* Giải pháp 3: Giải nghĩa từ.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc,
Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học
sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh
đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa
từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô
hình, tranh ảnh… với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn
cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
Ví dụ: Từ "chung thuỷ" học sinh viết là "trung thuỷ", giáo viên phải giải nghĩa
"trung" viết trong trường hợp là điểm giữa…, còn "chung" viết trong trường
hợp có nghĩa là trước sau như một…Làm như vậy tôi thấy học sinh viết rất tốt,
lỗi sai giảm hẳn.
* Giải pháp 4: Ghi nhớ luật chính tả.
- Luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng
loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu.
Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm
đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê.
Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác
như sau:
* Mẹo chính tả:
5


+ Để phân biệt âm đầu s/x:
- Từ chỉ sự vật và hiện tượng tự nhiên viết với s: sa mạc, sao sa, ánh sáng,
sẩm tối, sấm chớp, sét, sóng thần, suối,...
- Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: sâu, sên, sam,

sán, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử, si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su,
sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũa…
- Từ chỉ đồ dùng nấu nướng: cái xanh, cái xoong, cái xiên nướng thịt...
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch:
- Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chuột, chó,
chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…
chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng…
- Từ chỉ người thân trong gia đình, họ hàng đều viết với ch: cha, chú, chồng,
chị, cháu, chắt...
- Từ chỉ vị trí trong không gian, thời gian, trình tự, viết với tr: trên, trước, sau,
trước hết, trước tiên, trở lên trên, trở xuống, trong, ....
- Tên một số món ăn viết với ch: chả, cháo,....
* Giải pháp 5: Làm các bài tập chính tả.
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học
sinh tập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn
cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để
ghi nhớ.
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết
đúng chính tả.
A

B

1- trừu

a. bóng

2- ý

b. rau


3- chuyền

c. sẻ

4- luống

d. muốn

5- suôn

e. tượng

* Bài tập lựa chọn:
+ Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
- Bạn em đi chăn ... bắt được nhiều ... chấu (trâu, châu).
- Đôi … này đế rất ... . (dày, giày)
6


- Sau khi … con, chị ấy trông thật … (xinh, sinh)
- Bài viết của em còn … sài. (sơ, xơ ).
* Bài tập phát hiện:
+ Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng.
- Một người nạ mặt đi bên cạnh một người đeo mặt lạ.
- Anh ta gửi nại lá đơn khiếu lại.
- Cô bé nắc đầu cười lắc nẻ
- Đàn xếu đang sải cánh trên cao.
- Bà ta hay sỉ vả, thích xỉ nhục người khác.
- Quê hương là con dìu biếc.

- Hồ về thu, nước chong vắt, mênh mông.
* Bài tập điền khuyết: Điền vào chỗ trống âm đầu cho phù hợp:
- l hoặc n: lành …ặn; ...ao xao; ...o ...ắng; nao …úng, ... anh lảnh.
- s hoặc x: nhảy ...a, xa….ôi,….ung phong, Bầu trời ...ám ...ịt.
- d, r hoặc gi: …ảng bài, ….ễ….ãi, đêm….ao thừa, ...ành mạch.
- ch hay tr: buổi …iều; thuỷ …iều; ngược …iều; …iều đình.
* Bài tập tìm từ: Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa
của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa.
+ Tìm các từ chứa chứa tiếng bắt đầu bằng “r, d” hoặc “gi” có nghĩa như
sau:
- Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức: …………
- Đơn vị đo thời gian nhỏ hơn đơn vị phút: ……………
- Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh: ……………
+ tìm các từ bắt đầu bằng "ch" hoặc "tr"có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với siêng năng: …………….
- Đồ chơi mà có cánh quạt của nó quay được nhờ gió:………..
* Bài tập phân biệt:
Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
+ dao - giao

+ chanh - tranh

+ chai - trai

+ chái - trái

+ nắng - lắng

+ truyền - chuyền


+ no - lo

+ sôi - xôi
7


* Bài tập giải câu đố:
Dáng nhìn không thấy chỉ nghe
Chỉ nghe xào xạc vo ve trên cành.
Vừa ào ào giữa rừng xanh
Đã về bên cửa rung mành leng keng.
Là gì? (gió)
Mặt tròn, mặt lại đỏ gay
Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao
Suốt ngày lơ lửng trên cao
Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu?
Là gì? (Mặt trời)
Tên nghe nặng trịch
Lòng dạ thẳng băng
Vành tai thợ mộc nằm ngang
Anh đi học vẽ sẵn sàng đi theo.
Là cái gì? (Bút chì)
Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại
bỏ cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng
dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ năng chính tả cần đưa
ra những trường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ
đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
*Giải pháp 6: Tổ chức dạy học.
Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập, giáo viên giúp học sinh
nắm vững yêu cầu bài tập có thể bằng lời hoặc mô tả, giáo viên lựa chọn hình

thức luyện tập phù hợp đối tượng học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài
tập (làm việc độc lập hoặc theo nhóm). Trong quá trình học sinh làm bài giáo
viên đến từng nhóm để kiểm tra giúp đỡ và trả lời những thắc mắc của học sinh;
tổ chức cho học sinh trình bày kết quả việc làm của học sinh bằng nhiều hình
thức khác nhau nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh
trong học tập. (như học nhóm, đôi bạn cùng tiến, trò chơi vòng quay kì diệu và
các trò chơi khác trong dạy học,...).
(Phụ lục ảnh 1-8 minh họa các em học sinh đang học giờ Chính tả dưới sự hỗ
trợ của GV)
8


Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh,
nhóm học sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức
cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Đối với dạng bài tập không chỉ có đáp án
đúng duy nhất, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập dưới hình thức trò chơi
hoặc thảo luận nhóm thì hiệu quả và việc chữa bài tối ưu hơn cả. Giáo viên tổ
chức cho học sinh nhận xét góp ý bài của bạn, chỉ ra được lỗi để cùng chữa.
Trường hợp nếu học sinh không phát hiện ra lỗi, giáo viên gợi ý để học sinh
nhận ra và chữa lỗi. Khi đánh giá, ngoài việc nhận xét bài cho học sinh, giáo
viên nên tổ chức cho học sinh tự đánh giá bài hoặc nhận xét, đánh giá cho bạn
dựa vào đáp án đúng và hướng dẫn chấm của giáo viên. Qua mỗi bài tập giáo
viên tổng kết ý kiến và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kỹ năng cần
rèn luyện. Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng
thú cho các em say mê học tập.
* Giải pháp 7: Tổ chức cho học sinh “Học mà vui - Vui mà học”, các
phong trào thi đua.
* Đối với học sinh lớp tôi, việc viết bài chính tả là một việc làm căng thẳng
đối với các em. Học sinh phải tập trung, chú ý nhiều giác quan để viết liền mạch
bài viết. Để học sinh thấy thoải mái, thích thú, tiết học sôi nổi, đạt hiệu quả cao,

trong các giờ học tôi luôn tổ chức các cuộc thi, các trò chơi giúp các em hứng thú
học tập, qua đó các em ghi nhớ kiến thức một cách chủ động có hiệu quả.
Ví Dụ: Dạy bài chính tả nghe – viết: Nhà Rông ở Tây Nguyên.
+ Hướng dẫn viết tiếng khó: Nhà Rông, giỏ mây, truyền lại. Sau khi cho
học sinh đọc phân tích tiếng, từ nói trên tôi cho học sinh thi viết (nghe – viết)
các tiếng, từ đó theo dãy. Học sinh tự nhận xét bài của bạn.
+ Bài tập 3: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát SGK trang 128, tự điền vần thích
hợp để có từ đúng ứng với từ đã cho trong SGK (làm việc cá nhân) – chia sẻ
theo nhóm. Sau đó chữa bài.
Giáo viên gọi 2 nhóm (mỗi nhóm 3 học sinh) đại diện lên chữa bài tập, học
sinh dưới lớp chú ý quan sát bạn làm, nhận xét. Cuối cùng tôi đưa ra 2 bảng phụ
ghi bài tập để củng cố bài.
* Để gây hứng thú thi đua rèn chữ sạch đẹp, tôi thường xuyên tổ chức các
cuộc thi, cuộc triển lãm vở sạch chữ đẹp trong nội bộ lớp vào các tiết sinh hoạt
tập thể, cuối tuần (lớp học 2 buổi/ ngày). Những bài viết đẹp, sạch sẽ được trình

9


bày để các em học tập, những bài viết có tiến bộ cũng được giáo viên nêu tên và
lớp tuyên dương khuyến khích.
Qua việc tổ chức như vậy, giáo viên thấy được khả năng của từng em để có
biện pháp rèn luyện phù hợp. Còn học sinh thì phấn khởi, quyết tâm giữ vở sạch
– viết chữ đẹp đạt ở mức cao nhất mình có thể.
4.4. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Với kinh nghiệm của bản thân, phạm vi ứng dụng của nó cho đơn vị trường
Tiểu học xã ................................. đã đạt hiệu quả cao. Tuỳ thuộc vào khả năng
vận dụng sáng tạo của người trực tiếp giảng dạy, sự hưởng ứng nhiệt tình của
giáo viên và học sinh, việc “Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp

3” đạt hiệu quả tốt hơn, chắc chắn sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ kĩ
năng: Nghe, nói, đọc, viết của học sinh.
Sáng kiến là những đề xuất về giải pháp rèn chữ viết cho học sinh. Vấn đề
sáng kiến quan tâm ở việc học tập, tổng hợp kinh nghiệm xoay quanh việc rèn
chính tả và tập viết để hình thành thói quen viết đúng chính tả cho học sinh. Vận
dụng những lý luận vào thực tiễn đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá
trình dạy học hiện nay cũng như những năm tiếp theo.
Sáng kiến đã được Hội đồng sáng kiến cấp trường đánh giá hiệu quả tính
khả thi cao. Vấn đề sáng kiến lựa chọn là rất cần thiết đối với nhà trường. Đáp
ứng được những đổi mới về đánh giá và nhận xét học sinh tiến bộ theo thông tư
22 hiện hành. Sáng kiến giúp đồng nghiệp có thêm cái nhìn thực tế hơn về một
hoạt động dạy học đang làm. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy sáng kiến
có khả năng áp dụng không chỉ đối với trường Tiểu học ................................. nói
riêng mà còn có thể vận dụng vào các trường trong huyện nới chung. Góp phần
hạn chế nào những thực trạng của chất lượng bộ môn hiện nay.
4.5. Tính hiệu quả:
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy
học sinh chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú trong các hoạt động
hoạc tập có tiến bộ rõ rệt. Học sinh hứng thú trong giờ học chính tả không còn
“sợ” học chính tả như trước đây (Số lỗi sai giảm hẳn). Tỉ lệ học sinh viết sai
chính tả giảm đáng kể, học sinh viết chữ đẹp hơn nhớ không phải suy nghĩ lâu
“tiếng hoặc từ đó viết như thế nào cho đúng”. Những em trước kia sai 7, 8 lỗi thì
nay còn 2, 3 lỗi những em viết sai 4, 5 lỗi thì nay chỉ còn 1, 2 lỗi và không sai
lỗi nào…

10


Để đạt được kết quả trên thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải luôn qua tâm,
tận tình với học sinh. Không những thế cần kết hợp với nhà trường, gia đình

động viên các em, làm cho các em chăm chỉ, tự tin và có hứng thú học tập.
Với sự say mê và lòng tâm huyết đối với nghề dạy học của giáo viên và sự
nỗ lực rèn luyện của học sinh các em đã đạt được kết quả đáng tự hào. Đây là
hình ảnh minh họa kết quả bài viết của học sinh, từ một em viết còn sai nhiều lỗi
nay cũng đã tiến bộ và không còn viết sai. (Phụ lục ảnh 9-11)
Đây là hình ảnh bài viết của em Nguyễn Thị Hồng Mến đầu năm em viết còn sai
lỗi chính tả và viết chữ chưa đúng khoảng cách độ rộng của các con chữ đến cuối năm
em đã tiến bộ và không còn viết sai lỗi chính tả nữa. Nhìn vào kết quả của học sinh
chúng tôi thấy thật đáng tự hào những gì mà các em đã làm được. (Phụ lục ảnh 12)
5. Những thông tin cần được bảo mật: (không có)
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng và kiểm định thực tế dạy học chính tả và tập viết tại
đơn vị trường Tiểu học ................................. có chất lượng, có tính khả thi cao, giá trị
sử dụng lâu dài. Có thể áp dụng trong phạm vi rộng hơn với đối tượng học sinh khu
vực, để đạt được như vậy cần:
*Đối với học sinh: Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. Biết lắng nghe
những nhận xét của cô, của bạn để tự sửa chữa, khắc phục nhược điểm của
mình. Mạnh dạn góp ý, sửa sai, giúp đỡ bạn trong học tập cũng như khi vui chơi.
*Đối với giáo viên: Giáo viên phải biết kết hợp dạy tốt các môn học khác
như tập đọc, chính tả để khắc phục các đối tượng học sinh viết chậm sai do đọc
yếu và sai quy tắc chính tả. Đặc biệt giáo viên không nên xem nhẹ việc rèn đọc
hoặc bỏ qua việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Không nên xem nhẹ môn học
nào bởi vì các môn học đều có liên quan bổ sung cho nhau.
Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp
và đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của cả giáo viên và học sinh. Đặc biệt là kĩ năng
viết chữ đẹp. Đây là một kĩ năng không phải tự nhiên mà có, đòi hỏi sự chăm lo
rèn luyện thường xuyên của giáo viên cho các em, phải dạy cho các em một
cách có định hướng và có kế hoạch.
* Đối với phụ huynh học sinh:
Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình, cần

đảm bảo góc học tập của các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng …
tạo cho các em ngồi học thoải mái.

11


Kết hợp với nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết
chính tả cũng như các kỹ năng khác cho con em mình.
Bản thân phụ huynh cũng cần phải tự rèn cách đọc, cách nói chuẩn, cách
viết chuẩn.
7. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Đối với giáo viên: Là một giáo viên lâu năm cũng có chút kinh nghiệp,
trình độ chuyên môn vững vàng trong việc giảng dạy, được sự quan tâm giúp đỡ
của Ban giám hiệu tạo điều kiện về cơ sở vật chất tốt, được đồng nghiệp và phụ
huynh học sinh tin yêu nên góp phần tạo động lực thúc đẩy trong công tác giảng
dạy, rèn các em không chỉ về đức, trí mà còn dạy các em rèn viết đúng, đẹp như
người xưa có câu “Nét chữ nết người”, rèn chữ là luyện tâm, nét bút thể hiện
tính cách quả là không sai do đó rèn chữ cũng như rèn người. Sau một thời gian
kiên trì tìm ra giải pháp thông quá trình rèn luyện chữ viết cho học sinh đã nâng
cao chất lượng chữ viết cho từng đối tượng học sinh lớp tôi giảng dạy. Việc rèn
viết đúng chính tả, viết chữ đẹp của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và thu được kết
quả khả quan. Sự tiến bộ rõ rệt về chữ viết của các em đã thúc đẩy các em nỗ lực
phấn đấu viết chữ đẹp.
*Đối với học sinh: Kết quả kiểm tra cuối học kì I đã cho thấy hiệu quả của
đề tài trong việc rèn chữ viết đúng chính tả cho học sinh không phải ngày một,
ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện
của cả cô và trò việc giữ vở sạch, viết chữ đẹp của học sinh ở lớp tôi đã có sự
tiến bộ rõ rệt: chữ tương đối đều, bài viết sạch đẹp, tốc độ viết của học sinh đã
nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên, tình trạng viết

sai lỗi chính tả không còn. Một số em có khả năng viết chữ nghiêng, chữ sáng
tạo có nét thanh nét đậm. Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài. Bên
cạnh đó nâng cao khả năng đọc, viết Tiếng Việt cho học sinh.
Tất cả học sinh đều có được niềm tin trong học tập, từ đó giúp các em luôn
sãn sàng tham gia vào việc học, vào các hoạt động, từ đó giúp các em chủ động
lĩnh hội kiến thức, tự khám phá kiến thức, tự giác tìm hiểu nội dung, học sinh tự tin,
mạnh dạn khi chia sẻ ý kiến. Tất cả học sinh đều phấn khởi, tự tin trong học tập, từ
đó chất lượng chữ viết, viết đúng, đẹp của học sinh đã được tăng lên rõ rêt.
Với việc làm mà giáo viên thực hiện trong năm học không mất nhiều thời
gian cũng như tiền của vào các hoạt động từ đầu năm học đến giữa tháng tư năm

12


2019 qua việc kiểm tra, khảo sát chất lượng bài viết của các em được nâng lên
rõ rệt nhìn vào kết quả của học sinh thật đáng tự hào.
*Mức đạt được các môn học và hoạt động giáo dục:

SL

HTT
12

Cuối kì I
HT
20

CHT
0


%

37,5

62,5

0

Môn

TS
Số
HS lượng

Tiếng
Việt

32

Giữa kì II
HTT
HT
CHT
15
17
0
47

53


0

*Năng lực:
Các
năng lực

TS
HS

Tự phục
vụ, tự quản
Hợp tác
Tự học,
giải quyết
vấn đề

Cuối kì I

SL

Tốt
20
62,5
20
62,5

SL
%
SL
%

SL

32
32
32

Đạt
12
37.5
12
37.5
20

12
37.5

%

Giữa kì II
CCG
0
0
0
0

Tốt
20
62,5
20
62,5


0
0

12
37.5

62,5

Đạt
12
37.5
12
37.5
20

CCG
0
0
0
0
0
0

62,5

*Phẩm chất:

Các phẩm chất


Chăm học
chăm làm
Tự tin trách
nhiệm
Trung thực,
kỷ luật
Đoàn kết, yêu
thương

TS HS

32

32

32

Cuối kì I

SL

Giữa kì II

Tốt

Đạt

CCG

Tốt


Đạt

CCG

SL

12

20

0

17

15

0

%

37.5

62,5

0

53

47


0

SL

20

12

0

20

12

0

%

62,5

37.5

0

62,5

37.5

0


SL

30

2

0

32

0

0

%

93,8

6,2

0

100

6,2

0

SL


30

2

0

32

0

0

32

%
93,8
6,2
0
100
0
0
Kết quả trong Ngày hội văn hóa trường học vừa qua ngành khảo sát chất

lượng môn Tiếng Việt đạt tỉ lệ khá cao cụ thể:
- Điểm 9 - 10: đạt 20/32 em = 62,5%
13


- Điểm 7 - 8: đạt 8/32 em = 25%

- Điểm 5 - 6: đạt 4/32 em = 12,5%
- Không có điểm dưới 5
- Bộ vở sạch, chữ đẹp đạt 28/32 em = 87,5%
* Kết luận:
Việc tìm ra một số biện pháp “Rèn kỹ năng viết đúng Chính tả cho học sinh
lớp 3” là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua thời gian nghiên cứu để thực hiện
đề tài này tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học. Vận
dụng linh hoạt sáng tạo phương pháp, nghiệp vụ đặc trưng của bộ môn, áp dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học,
từng đối tượng học sinh. Thường xuyên dự giờ thăm lớp của các đồng chí đồng
nghiệp. Cũng như luôn học hỏi kinh nghiệm của các giáo viên cốt cán trong
những buổi chuyên đề của trường của tổ khối mở. Mặc dù trong lớp còn có học
sinh bị ngọng bẩm sinh do đó công việc giảng dạy gặp không ít khó khăn vướng
mắc nhưng với lòng kiên trì và sự quyết tâm khắc phục với lòng nhiệt tình, say
mê với công việc của giáo viên. Đúng như lời Bác Hồ kính yêu dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.
Tôi đã kiên trì rèn luyện cho học sinh không mệt mỏi. Coi việc đó là niềm
vui của mình. Để thường xuyên uốn nắn các lỗi chính tả cho học sinh, rèn chữ
viết cho các em. Lúc đầu tôi vô cùng lo lắng vì trong lớp có nhiều em sai lỗi,
viết xấu, nói ngọng. Nhưng rồi với lòng yêu nghề, mến trẻ cuối cùng cố gắng
của tôi cũng được đền đáp bằng kết quả ở trên.
Để tiết dạy đạt kết quả cao phần lớn phụ thuộc vào trình độ, lòng yêu nghề
của giáo viên nên bản thân giáo viên phải nâng cao tay nghề thông qua các lớp
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là không ngừng tự học hỏi nghiên cứu
trong sách báo, tài liệu liên quan đến ngành nghề.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong dạy học chính tả tôi đã vận dụng để
quá trình giảng dạy bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực giúp học sinh viết

đúng chính tả góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Trong thực tế
giảng dạy mỗi người đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng
14


của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy
nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhưng tôi tin chắc rằng nếu người
giáo viên làm tốt được như vậy thì kết quả giờ học cũng như chất lượng học tập
của học sinh được nâng lên rất nhiều. Bản thân tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để cho sáng kiến kinh nghiệm này
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
................................., ngày 10 tháng 4
năm 2019
NGƯỜI VIẾT ĐƠN

.................................

15


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CÁC CẤP
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
..................................................................

16


17




×