Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

đề cương môn địa phương học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.99 KB, 21 trang )

Câu 1: Sự chuyển biến về kinh tế -xã hội của Hải Phòng dưới tác động của
chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỷ XX
Hải Phòng Nằm ở Phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ: Bắc và Đông bắc
giáp Quảng Ninh;Tây Bắc giáp Hải Dương; Tây Nam giáp Thái Bình; Đông và
Đông Nam giáp Vịnh Bắc Bộ (Cực Bắc thôn Phi Liệt- Lại Xuân-Thủy Nguyên;
cực Nam thôn Quán Khái-Vĩnh Phong-VB; cực Đông thuộc vịnh Lan Hạ, cực Tây
thuộc thôn Oai Nỗ-Hiệp Hòa-VB). Với mạng lưới sông ngòi có mật độ dày đặc,
đều là hạ lưu cuối cùng của hệ thống sông Thái Bình sau khi chảy qua địa phận Hải
Dương. Đường bờ biển dài 125km, có 5 cửa sông lớn đổ ra biển: Nam Triệu, Cửa
Cấm, Lạch
Tray, Văn Úc, Thái Bình. Địa hình:phong phú,đa dạng (trung duđồng bằng ven biển), (bờ biển dài, nhiều đảo, có nhiều nguồn lợi, tiềm năng: sắt,
kẽm, cao lanh, đá vôi, nước khoáng, muối, cát, sa khoáng…)
Vùng đất mang tên Hải Phòng được hình thành từ rất sớm (di chỉ Cái Bèo,
cách nay từ 4000-6000 năm; Tràng Kênh, Núi Voi cách nay từ 2000 năm -3000
năm) đã có cư dân sinh sống. Đầu công nguyên:nữ tướng Lê Chân chiêu dân lập
ấp ( Trang An Biên - làng Vẻn (“ven”,“rìa”)->“Hải tần phòng thủ”
Hải Phòng có vị trí chiến lược trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nước, là
“phên dậu” phía Đông của đất nước, in đậm dấu ấn trong lịch sử chống giặc ngoại
xâm:trận Bạch Đằng(938của Ngô Quyền, 981 của Lê Hoàn,1288 của Trần Hưng
Đạo).
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Năm 1872 thực dân
Pháp đánh Hải Phòng. Ngày 31 tháng 8 năm 1874, Pháp buộc triều đình nhà
Nguyễn ký Thương ước, chính thức hoá việc mở cửa biển Hải Phòng. Ngày
19.7.1888, thành phố Hải Phòng (nằm trong tỉnh Hải Phòng) được thành lập. Ngày
1.10.1888 vua Đồng Khánh ký Đạo dụ chuyển Hải Phòng thành "nhượng địa" đặt
dưới quyền cai trị trực tiếp của thực dân Pháp.Quá trình đô thị hóa ở Hải Phòng đã
diễn ra qua nhiều thời kỳ gắn liền với quá trình đầu tư khai thác thuộc địa của tư
bản Pháp. Từ đây Hải Phòng đã trở thành một trong những thành phố quan trọng
phục vụ cho chính sách bóc lột của thực dân Pháp ở Đông Dương. Để phục vụ cho
chương trình khai thác, thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ
nối Hải Phòng với Hà Nội và các tỉnh Bắc bộ, Bắc trung bộ. Cảng Hải Phòng cũng




được mở rộng để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Năm 1923 đã có 6 hệ thống cầu tầu
biển, 01 cầu tầu sông, hệ thống cần cẩu và hệ thống đường ray vận chuyển hàng.
Kinh tế Hải Phòng có sự phát triển mạnh theo hướng TBCN.
Sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số nhanh đã kéo theo sự thay đổi
hàng ngày của bộ mặt thành phố. Cùng với quá trình đô thị hóa, Hải Phòng trở
thành điểm hội cư lớn nhất Bắc Kỳ. Nông dân, thợ thủ công từ khắp các tỉnh đổ về
kiếm việc làm trở thành thợ, thủy thủ, phu bốc vác, người buôn bán nhỏ.
Do tác động của nền kinh tế TBCN đã dẫn đến sự phân hóa giai cấp sâu sắc
trên địa bàn Hải Phòng - Kiến An. Xã hội phong kiến Việt Nam vốn có hai giai cấp
cơ bản là nông dân và địa chủ, thời kỳ này xuất hiện thêm giai cấp và tầng lớp mới
với địa vị và quyền lợi kinh tế khác nhau
Cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, với tư cách là “Cảng lớn của Bắc
kỳ”, đầu mối giao thông quan trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung
tâm công nghiệp, Hải Phòng đã trở thành một trong những cái nôi đánh dấu sự ra
đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh chống lại
sự áp bức dân tộc và giai cấp của thực dân tư bản Pháp. Là một trong những địa
phương đầu tiên của cả nước tiếp nhận và thể nghiệm Chủ nghĩa Mác-Lênin do
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tryền bá vào trong nước, Hải Phòng có vai trò quan trọng
trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ những năm 19251930.
Câu 2: Quá trình ra đời và ý nghĩa của việc thành lập tổ chức cộng sản đầu
tiên tại Hải Phòng
Từ cuối thế kỷ XIX đã có những cuộc đấu tranh tự phát của công nhân Hải Phòng
chống bọn cai, ký đánh đập, ăn chặn tiền công. Điển hình là cuộc đình công của công
nhân tàu Xanh-Lui (5/1895) và vụ thuỷ thủ đốt cháy xà lan Phê-níc (11/1897).
Đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh của công nhân Hải Phòng phát triển mạnh.
Năm 1902 đấu tranh chống mộ phu đi Tân đảo. Năm 1912 đấu tranh của 500 công nhân
xi măng đòi tăng lương và chống đánh đập. Sau cách mạng tháng 10 Nga, Nguyễn Ái
Quốc đã thiết lập đường dây liên lạc để đưa tài liệu, sách báo vào Việt Nam do đồng chí

Bùi Lâm đứng đầu. Hải Phòng là một đầu cầu quan trọng của đường dây ấy. Thông qua


các báo "Người cùng khổ", "Nhân đạo", "Đời sống thợ thuyền" và nhiều tài liệu cách
mạng khác mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã từng bước được truyền bá vào giai cấp công
nhân và các tấng lớp lao động ở Hải Phòng. Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng
Châu (Trung Quốc) thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925) trực tiếp
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng
chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã cử Hồ Tùng Mậu về
Hải Phòng lập đường dây liên lạc đưa đón thanh niên yêu nước sang Quảng Châu dự các
lớp huấn luyện cán bộ. Đầu năm 1927, Tỉnh hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã được
thành lập, trụ sở tại số 7 ngõ Quảng Lạc, phố Cầu Đất, bí thư là đồng chí Nguyễn Tường
Loan. Từ tháng 5/1927 nhiều cơ sở Việt Nam cách mạng thanh niên được xây dựng ở
Hàng Kênh, Vĩnh Khê, Đôn Nghĩa, Cam Lộ, An Lạc. Thời gian này tác phẩm "Đường
cách mạng"của Nguyễn A'i Quốc và báo "Thanh niên" của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên được đưa vào Hải Phòng ngày càng nhiều, đã làm chuyển biến phong trào
công nhân và phong trào yêu nước tại Hải Phòng. Năm 1928-1929, các hội viên hội Việt
Nam cách mạng thanh niên thực hiện "vô sản hoá" đã góp phần thúc đẩy phong trào cách
mạng Hải Phòng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu thành lập tổ
chức cộng sản đang được đặt ra hết sức cấp bách.
Tháng 3 năm 1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bắc kỳ được thành lập tại số nhà 5D
Hàm Long, Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là một trong những người sáng lập chi
bộ cộng sản đầu tiên đã xúc tiến xây dựng tổ chức cộng sản ở Hải Phòng. Tháng 4/1929,
tổ chức cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng được thành lập gồm 3 người: Hoàng Văn Đoài,
Nguyễn Hữu Căn và Nguyễn Đức Cảnh (Nguyễn Đức Cảnh là người phụ trách). Cuối
tháng 4 chi bộ kết nạp Lương Khánh Thiện và đầu tháng 5 thêm một người nữa.
Tổ chức cộng sản đầu tiên tại Hải Phòng ra đời sớm (4/1929) là kết quả tất yếu của
quá trình vận động của phong trào cách mạng ở thành phố trong những năm 20 thế kỷ
XX, Đánh dấu bước ngoặt lịch sử, mở ra thời kỳ mới của phong trào CM thành phố
Là kết quả của quá trình vận động, trưởng thành của phong trào công nhân,

phong trào yêu nước của nhân dân HP dưới ánh sáng của CN Mác-Lênin
Khẳng định sự thành công của Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của Người khi
chọn cửa khẩu giao lưu quốc tế , nơi tập trung đông đảo công nhân làm nơi thể


nghiệm sự truyền bá CN Mác-Lênin vào VN;,đáp ứng đúng nguyện vọng của đội
ngũ công nhân và nhân dân lao động HP
Tổ chức cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng ra đời đã góp phần tích cực vào sự ra đời
của ĐCSVN,đáp ứng đúng nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
thành phố, là nhân tố quyết định sự phát triển và thắng lợi của phong trào cách mạng Hải
Phòng trong những năm sau.
Câu 3: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo cuộc chiến đấu 300 ngày giải
phóng Hải Phòng (7/1954- 5/1955) và ý nghĩa lịch sử
Sau cách mạng tháng 8/1945 nhân dân Hải Phòng cũng như cả nước gặp phải
những khó khăn chồng chất do hậu quả của chế độ thực dân phong kiến để lại và thù
trong giặc ngoài câu kết với nhau chống phá cách mạng. Chấp hành chủ trương của Đảng
trong Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" Đảng bộ Hải Phòng - Kiến An đã tập trung lãnh
đạo:
Củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, củng cố xây dựng Mặt trận và
các đoàn thể quần chúng. Giải quyết các khó khăn nhất là chống giặc đói, giặc dốt. Trấn
áp bọn phản động cách mạng và các phần tử phản động, bọn tay sai cho đế quốc. Đẩy
mạnh công tác xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên các lĩnh vực công
tác.
Tháng 7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Theo quy định của Hiệp định Hải
Phòng nằm trong khu vực tập kết 300 ngày. Với vị thế quan trọng về giao thông gồm bến
cảng và nhiều sân bay, Hải Phòng - Kiến An trở thành cầu nối quan trọng giữa 2 miền
Nam - Bắc trong thời kỳ này.
Mặc dù bị thất bại hoàn toàn trong chiến tranh nhưng thực dân Pháp được sự hỗ trợ
của đế quốc Mỹ đã thực hiện những thủ đoạn hết sức thâm độc nhằm phá hoại cách
mạng nước ta. Chúng tăng cường bắt lính, thành lập các tổ chức phản động tuyên truyền

xuyên tạc nội dung Hiệp định Giơnevơ, cưỡng ép đồng bào ta di cư vào Nam, di chuyển
máy móc, phá hoại tài sản và các cơ sở kinh tế của ta tại Hải Phòng. Trước âm mưu và
thủ đoạn thâm độc của kẻ thù đòi hỏi Đảng bộ Hải Phòng- Kiến An phải có sự lãnh đạo
đúng đắn và thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới. Từ ngày 18-20/9/1954 Hội nghị Thành
ủy mở rộng xác định nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Hải Phòng là: Chống cưỡng ép di


cư, chống di chuyển và phá hoại tài sản, chống bắt lính và vận động binh sỹ nguỵ trở về
gia đình, quê hương. Để làm tốt nhiệm vụ ấy phải gấp rút xây dựng, phát triển cơ sở, kiện
toàn hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tăng cường nhiều cán bộ chủ
chốt nội thành. Thực hiện chủ trương của Thành uỷ với phương châm "thuyết phục là
chính", cán bộ và bộ đội toả về các làng Thiên Chúa giáo, các trại tập trung di cư tuyên
truyền giải thích cho đồng bào về đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ. Các làng
Công giáo ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thuỵ lập các tổ chức "quyết tâm ở lại"
động viên giúp nhau ở lại xây dựng quê hương. Với khẩu hiệu "Hoà bình không đi lính",
các tổ chức công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ đã tổ chức gần 40 cuộc đấu tranh chống bắt
lính làm thất bại âm mưu của kẻ thù.
Song song với cuộc đấu tranh trên, cuộc đấu tranh chống di chuyển, phá hoại máy
móc, tài sản được giai cấp công nhân và nhân dân nội thành, nội thị thực hiện có kết quả.
Theo Hiệp định Giơnevơ, ngày 28/4/1955 ta tiếp quản huyện An Dương, ngày
08/5/1955 tiếp quản Hải An, ngày 10/5/1955 tiếp quản Tỉnh lỵ Kiến An, ngày 13/5/1955
tiếp quản thành phố Hải Phòng. Ngày 14 và 15/5/1955 tiếp quản Cát Bà vị trí cuối cùng
của thực dân Pháp ở miền Bắc Việt Nam, miền Bắc nước ta đã hoàn toàn giải phóng.
Thắng lợi của cuộc đấu tranh 300 ngày là kết quả của sự lãnh đạo của Thành ủy Hải
Phòng, tỉnh ủy Kiến An, trực tiếp là cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Hải Phòng
- Kiến An.
Câu 4: Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo xây dựng thành phố theo con đường
XHCN, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, chi viện
cho tiền tuyến lớn miền Nam (1955 - 1975) - kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử?
Sau ngày giải phóng, Hải Phòng-Kiến An gặp rất nhiều khó khăn do chế độ

cũ và chiến tranh để lại. Công nghiệp và thương nghiệp bị thu hẹp, thậm chí đình
đốn, vùng nông thôn Kiến An và ngoại thành Hải Phòng xơ xác, tiêu điều. Là đầu
mối giao thông, song luồng lạch, cảng biển không được nạo vét, đường sá xuống
cấp nghiêm trọng, giao thông ách tắc…Tình hình văn hoá-xã hội khá phức tạp;
nhiều tệ nạn do chế độ cũ để lại; hàng vạn công nhân, lao động không có việc
làm…Các lực lượng phản động vẫn tiếp tục nuôi âm mưu phá hoại lâu dài cách
mạng Việt Nam, trong đó, Hải Phòng là một trọng điểm.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sức lao động dồi dào, trí thông minh sáng
tạo, phát huy khả năng thế mạnh của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, quân và
dân Hải Phòng-Kiến An đã đoàn kết, nhất trí, từng bước xây dựng thành phố, tạo
nên những thay đổi cơ bản trên các mặt, văn hoá và đời sống của nhân dân nâng
cao, đạt được những thành tựu quan trọng.
I. KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Về xây dựng và phát triển công nghiệp:
Năm 1955 chỉ có 8 xí nghiệp thì đến năm 1975 thành phố Hải Phòng đã có
trên 100 nhà máy lớn của Trung ương và địa phương, 250 hợp tác xã thủ công
nghiệp, vận tải, đánh cá và xây dựng. Những năm chống chiến tranh phá hoại và
phong tỏa bằng không quân và hải quân với mức độ huỷ diệt của đế quốc Mỹ, Hải
Phòng vẫn xây dựng thêm 29 nhà máy, xí nghiệp quốc doanh. Nhiều cơ sở sản xuất
mới được phục hồi, mở rộng như: mở rộng Cảng, mở rộng Nhà máy Xi măng, xây
dựng Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, cơ khí Duyên Hải, thuỷ tinh, nhựa Thiếu niên
tiền phong. Đội ngũ lao động quốc doanh tăng gấp 33 lần so với năm 1955; trên 21
ngàn thợ thủ công. Cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế có trình độ đại học trở lên tăng
gần 300 lần. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 2.158% so với năm
1955 là năm mới tiếp quản thành phố.
Giao thông vận tải đặc biệt phát triển với tốc độ nhanh về đường sắt, đường
sông - biển, đường bộ có hàng trăm cây số đường mới, đường nông thôn. Cảng Hải
Phòng mở rộng, tăng thêm kho hàng, cầu bến và trang thiết bị xếp dỡ. Ngay năm

đầu tiên sau giải phóng, Cảng Hải Phòng đã nạo vét gần 2 triệu m3 đất, tạo điều
kiện cho hoạt động của Cảng trở lại bình thường.
Hàng năm bình quân có trên 400 tàu của các nước đến cảng Hải Phòng. Sản
lượng xếp dỡ hàng hoá tăng gấp 15 lần so vơi thời kỳ mới giải phóng. Tàu Việt
Nam trọng tải 5.000 tấn, 10.000 tấn từ cảng Hải Phòng đi nhiều nước trên thế giới.
2. Sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp từng bước ổn định và phát triển:
Đã quy hoạch, xây dựng lại hệ thống đồng ruộng, thuỷ lợi; đưa sản xuất từ 1
vụ lên 2 vụ chính, phá thế độc canh, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi. Tới năm 1975, Hải Phòng có 92% số hộ vào hợp tác xã; 332 hợp
tác xã, hầu hết là hợp tác xã bậc cao, trong đó 71 hợp tác xã quy mô toàn xã; 5


nông trường quốc doanh trồng lúa, cói, chăn nuôi; 96% số hợp tác xã được trang bị
cơ khí nhỏ với 3.925 máy các loại; 107 hợp tác xã sử dụng điện phục vụ sản xuất.
Đê điều thường xuyên được bồi trúc đã cơ bản đảm bảo tưới tiêu trong nông
nghiệp và phòng chống bão lụt. Năng suất lúa từ 1,7 tấn/ha (năm 1955) tăng lên
gần 5 tấn/ha (năm 1974). Có nhiều huyện đạt 5 tấn và hàng chục hợp tác xã đạt 6
tấn đến 7 tấn/ha. Nhiều nhân tố trong nông nghiệp xuất hiện như Phục Lễ (Thuỷ
Nguyên), Cổ Am (Vĩnh Bảo)…; đã tiến bộ đáng kể về trang bị cơ sở vật chất, làm
ăn có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đông, gồm 233 người
(67 đại học và 166 trung cấp kỹ thuật).
Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Điện đã về tới hầu hết các xã phục vụ
sản xuất và sinh hoạt (trừ các xã ngoài hải đảo). Đường làng được mở rộng, lát
gạch hoặc rải đá răm. Nhiều gia đình đã xây nhà ngói. Những chuyển biến tích cực
trên đã phản ánh rõ nét mức cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn.
Ngành cá: Năm 1960, Hải Phòng mới có 5 hợp tác xã đánh cá; Năm 1965
tăng lên 33 hợp tác xã và năm 1974 là 27 hợp tác xã lớn. Đã xây dựng lực lượng
đánh cá đông đảo, với lực lượng lao động trên 5.000 người; được trang bị phương
tiện hiện đại. Đoàn tàu đánh cá Hạ Long với hàng chục tàu đánh cá cỡ lớn có rađa
dò luồng cá, 47 tàu loại nhỏ, hàng trăm thuyền lắp máy và trên 2.000 thuyền buồm.

Đội ngũ cán bộ khoa học Ngành cá không ngừng phát triển. Năm 1955 không có
kỹ sư; năm 1973 có 10 cán bộ đại học, 17 cán bộ trung cấp kỹ thuật và 92 công
nhân kỹ thuật. Sản lượng đánh bắt tăng hàng năm. Năm 1961 đạt 11.886 tấn, năm
1974 đạt 15.500 tấn.
3. Về Thương nghiệp, dịch vụ:
Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã sớm hình thành và phát
triển thành một lực lượng mạnh mẽ chiếm vị trí chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Ngoại thương phát triển mạnh. Hải Phòng có hàng trăm mặt hàng xuất
khẩu như thảm len, thảm cói, hàng thêu đan, hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, các sản
phẩm từ nông nghiệp, hải sản. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, ngành thương nghiệp tổ chức tốt nhiều cửa hàng, xe lưu động đưa hàng
hoá xuống cơ sở, phục vụ tích cực và có hiệu quả sản xuất, chiến đấu và đời sống
nhân dân.


Các hoạt động tài chính ngân hàng có nhiều tiến bộ, đóng góp quan trọng
vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố.
4. Về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị:
Thành phố đã xây dựng hàng ngàn công trình trên diện tích rộng lớn, bao
gồm 72 nhà máy, xí nghiệp, 19 bệnh viện, 405 trường học, 18 công trình văn hoá
công cộng. Nhiều khu nhà ở tập thể cho cán bộ, công nhân được xây mới như ở
Cầu Tre, Đồng Quốc Bình, An Đà, Cát Bi. Tổng số vốn đầu tư của địa phương lên
tới hàng trăm triệu đồng; riêng năm 1974, tăng gấp trên 100 lần so với năm 1955.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IV khẳng định:
"Công tác xây dựng cơ bản đã chú ý tập trung vào khôi phục và phát triển sản xuất,
sửa chữa và xây dựng nhà ở, trường học, bệnh viện, góp phần sớm ổn định sản
xuất và giải quyết được một phần khó khăn về nhà ở của nhân dân".
Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Hải Phòng là một trọng điểm
đánh phá của địch. Nhiều nhà máy, công trình, cảng, đường giao thông, cầu phà và
khu dân cư bị huỷ diệt. Sau các cuộc đánh phá ác liệt của địch, nhân dân Hải

Phòng lại tập trung lực lượng khôi phục, xây dựng lại những công trình bị phá huỷ,
hàng vạn mét vuông nhà ở, đảm bảo giữ vững sản xuất và ổn định đời sống nhân
dân.
II- XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI
1. Giáo dục và đào tạo:
Giáo dục phổ thông phát triển rất nhanh. Năm học 1955-1956, Hải Phòng và
Kiến An có 1 trường trung học tư thục và hơn 100 trường phổ thông cơ sở; học
sinh phổ thông có 34.071 em. Năm học 1974-1975 đã có 405 trường học, học sinh
tăng tới 296.092 em.
Bên cạnh đó, còn hàng vạn học sinh mẫu giáo, hàng chục trường trung học,
công nhân kỹ thuật, trường đại học và các trường bổ túc văn hoá. Đội ngũ giáo
viên phổ thông từ 616 người (1955-1956) tăng lên 10.126 người (1974-1975).
Phong trào bổ túc văn hoá cũng phát triển nhanh. Qua đó, thành phố đã
thanh toán nạn mù chữ cho hàng vạn người, tạo cơ sở cho việc nâng cao trình độ
văn hoá của nhân dân.


2. Lĩnh vực Y tế:
Phong trào vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân phát triển rộng. Mạng lưới y
tế khám chữa bệnh - phòng bệnh đã phát triển đến thôn xóm, đường phố và công
trường xây dựng, kịp thời dập tắt dịch bệnh phát sinh, khắc phục các bệnh do xã
hội cũ để lại.
Năm 1955 có 5 bệnh viện, 20 trạm y tế, 820 giường bệnh. Cả thành phố có 4
bác sĩ, 18 y sĩ, 103 y tá, 21 nữ hộ sinh, 3 dược sĩ. Năm 1974 số lượng bệnh viện
tăng gấp 3,2 lần; trạm y tế tăng gấp 9,25 lần; bác sĩ tăng gấp 58 lần; y tá tăng gấp
29 lần; dược sĩ cao cấp tăng gấp 71,5 lần ... Đặc biệt trong chống chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ, ngành y tế đạt những thành tích xuất sắc, đảm bảo tốt việc
phòng bệnh, chữa bệnh, nhất là cấp cứu phòng không nhân dân.
3. Văn hoá - nghệ thuật - thể dục thể thao:
Các hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao có bước phát triển khá,

bám sát và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và
vật chất cho nhân dân, xây dựng con người mới, xây dựng nếp sống văn minh, luôn
luôn nhiệt tình với nghĩa vụ lao động, bảo vệ Tổ quốc và học tập vì sự nghiệp xây
dựng thành phố, xây dựng đất nước XHCN.
III. ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, GÓP PHẦN TO LỚN VÀO SỰ NGHIỆP ĐẤU
TRANH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Hải Phòng là thành phố Cảng lớn nhất miền Bắc, tiếp nhận phần lớn hàng
viện trợ quốc tế và là căn cứ xuất phát của "đường Hồ Chí Minh trên biển". Vì vậy,
trong các cuộc leo tháng đánh phá miền Bắc, đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác
liệt Hải Phòng, tiến hành phong toả Cảng, nhằm huỷ diệt đầu mối giao thông vận
tải, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam, của quốc tế với Việt
Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng đã dũng cảm chiến đấu, phát huy sức
mạnh của chiến tranh nhân dân, đánh thắng chiến tranh phá hoại, phong toả Cảng
của không quân và hải quân Mỹ, giữ vững mạch máu giao thông, tiếp nhận, vận
chuyển hàng chục triệu tấn trang thiết bị quân sự, hàng hoá phục vụ chiến trường.


Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Phòng đã tập trung
cao độ chi viện cho tiền tuyến, luôn luôn dành cho đồng bào miền Nam tình cảm
sâu sắc và hành động thiết thực nhất với tinh thần “Vì đồng bào miền Nam ruột
thịt”, “Vì Đà Nẵng-Gò Công kết nghĩa”. Đảng bộ, nhân dân Hải Phòng đã động
viên, tiễn đưa hàng chục vạn thanh niên xung phong ra chiến trường đánh giặc.
Trong đó, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng cho sự nghiệp giải
phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Để ghi nhận, biểu dương những thành tích xuất sắc của Đảng bộ, quân và
dân Hải Phòng, Bác Hồ đã 3 lần gửi thư khen và tặng cờ luân lưu "Quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược". Đảng và Nhà nước trao tặng thành phố Huân chương
Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huân chương chiến công

hạng nhất và đặc biệt, năm 1985, thành phố được vinh dự đón nhận Huân chương
Sao vàng. Lực lượng vũ trang thành phố, 66 tập thể và 17 cá nhân được Đảng và
Nhà nước phong tặng danh hiệu: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Năm
1994, Nhà nước phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" cho 407 bà mẹ.
Hai mươi năm (1955-1975) là thời kỳ lịch sử sôi động, hào hùng những cũng
nhiều khó khăn thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng,
Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng đã nỗ lực phấn
đấu, giành được nhiều thắng lợi to lớn trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược, đặc biệt là trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, phong toả của đế
quốc Mỹ, giữ vững sản xuất, ổn định đời sống, tích cực đóng góp sức người, sức
của cho tiền tuyến, làm tròn trách nhiệm của thành phố Cảng, hoàn thành nhiệm vụ
đối với đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền
Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…
Từ ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
mà Hải Phòng là một trọng điểm đánh phá, nhân dân Hải Phòng cùng nhân dân cả
nước thực hiện chuyển hướng xây dựng kinh tế vừa tiếp tục xây dựng CNXH vừa
trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho nhân dân miền Nam.
Mỹ đưa quân viễn chinh, quân chư hầu, vũ khí và phương tiện chiến tranh vào
miền Nam tiến hành chiến tranh cục bộ. Chúng liều lĩnh dùng không quân và hải
quân đánh phá miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam,


phá hoại công cuộc xây dựng XNCN, buộc nhân dân ta phải chấp nhận kết thúc
chiến tranh theo những điều kiện do Mỹ đưa ra. Tháng 3/1965, Ban chấp hành
trung ương Đảng họp Hội nghị 11, và tháng 11/1965 họp Hội nghị 12 đề ra tư
tưởng chỉ đạo và chủ trương chiến lược chống Mỹ cứu nước. "Tất cả cho tiền
tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược", "Chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ
thiêng liêng nhất của mỗi người Việt Nam yêu nước".
Tháng 5/1965, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố họp quán triệt Nghị quyết
TƯ11. Chủ trương các thành phố phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, phải

chuyển hướng về tư tưởng và tổ chức, xây dựng kinh tế và các mặt công tác cho
phù hợp với tình hình mới.Trước hết phải thực hiện sơ tán nhân dân, máy móc thiết
bị ra khỏi thành phố để tiếp tục sản xuất. Tăng cường công tác phòng không nhân
dân, bố trí các lực lượng chiến đấu, hoả lực phòng không trên địa bàn thành phố,
đảm bảo giao thông vận tải luôn thông suốt, nhất là hoạt động của Cảng. Tích cực
chi viện cho miền Nam với tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai vì đồng bào
miền Nam ruột thịt", "vì Đà Nẵng và Gò Công kết nghĩa". Trong chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất (1965-1968) Mỹ đã huy động 6.664 lần máy bay ném bom 928
trận vào 2.359 mục tiêu, chủ yếu vào các mục tiêu giao thông. Chúng đã ném
xuống thành phố 355.000 quả bom, tên lửa ( khoảng 8.000 tấn), phá huỷ hơn 1 vạn
ngôi nhà, 11 bệnh viện, 4 trường học, 4 nhà thờ, hàng trăm phương tiện tầu thuyền,
ô tô, xe lửa. Quân và dân thành phố đã bắn rơi 217 máy bay Mỹ, huy động 1,2 triệu
lượt người, góp hơn 8 triệu ngày công phục vụ chiến đấu, đảm bảo giao thông vận
tải, vận chuyển trên 300.000 chuyến hàng hóa, vũ khí. Sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và các văn hoá- xã hội, an ninh trật tự được giữ vững, đóng góp nhiều sức
người, sức của cho tiền tuyến. Hàng vạn thanh niên Hải Phòng tham gia lực lượng
vũ trang, thanh niên xung phong chiến đấu trên các chiến trường.
Thua đau ở cả 2 miền Nam - Bắc, tháng 11/1968 đế quốc Mỹ phải tuyên bố
chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và từ tháng 5/1968 chấp nhận đàm phán
với ta tại Pa-ri. Hải Phòng cùng với nhân dân miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục
kinh tế. Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1969-1971) kinh tế - văn hoá - xã hội của
Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng kể. Sau khi lên làm tổng thống Mỹ,
Nixon lại phát động cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ 2 (4/1972 -


1/1973) với vũ khí, phương tiện và cường độ đánh phá ác liệt hơn nhiều so với
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Hải Phòng một lần nữa lại trở thành trọng
điểm đánh phá, phong toả của kẻ thù. Quân và dân Hải Phòng đã bắn rơi 55 máy
bay Mỹ trong đó có 5 máy bay B52, bắn cháy 8 tàu chiến, giữ vững sản xuất, bảo
vệ thành phố tiếp tục chi viện cho miền Nam.

Sau Hiệp định Pari (1/1973), Hải Phòng một lần nữa lại bước vào công cuộc
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng thành phố trong điều
kiện mới.
Thực hiện Nghị quyết 22 và Nghị quyết 23 của BCHTW Đảng, Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IV, quân và dân Hải Phòng đã tập trung sức làm
nhiệm vụ rà phá bom mìn, khai thông luồng lạch, khôi phục những nhà máy, xí
nghiệp đã bị bom Mỹ tàn phá, khôi phục và làm mới nhiều công trình thuỷ lợi vừa
và nhỏ phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân,
phát triển văn hoá- giáo dục- y tế. Tính đến năm 1975 các nhà máy xí nghiệp trên
địa bàn thành phố đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất. Trong những năm
1973-1975, Hải Phòng luôn hoàn thành nghĩa vụ đóng góp với nhà nước để chi
viện cho miền Nam. 6 tháng đầu năm 1975, Hải Phòng đã đưa vào miền Nam
1.139 cán bộ. Sau giải phóng miền Nam (4/1975), Hải Phòng tiếp tục tăng cường
điều động cán bộ và chi viện vật chất cho miền Nam nhất là 2 tỉnh Đà Nẵng và Gò
Công kết nghĩa để xây dựng lại sau chiến tranh.
Từ 1955-1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố, quân và dân Hải Phòng
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc.
Hải Phòng đã được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân.
Câu 5: Quá trình Đảng bộ Hải Phòng lãnh đạo thành phố thực hiện đường lối
đổi mới (1986 - nay). Thành tựu và những bài học kinh nghiệm chủ yếu. Liên
hệ thực tiễn (địa phương, ngành, đơn vị công tác )
Tháng 10/1986, Đảng bộ thành phố tiến hành Đại hội lần thứ IX. Đại hội đã đề ra
mục tiêu "đưa Hải Phòng mau chóng trơ thành thành phố có Cảng hiện đại, có công


nghiệp, nông nghiệp, văn hoá phát triển, là một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ,
xuất nhập khẩu, là một pháo đài thép chống xâm lược"
Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối
đổi mới đất nước.

Thực hiện Nghị quyết ĐH IX của thành phố và Nghị quyết ĐH VI của Đảng trong
hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội đã làm cho nền nhiều
ngành giảm sút về năng lực sản xuất, về sản lượng và chất lượng sản phẩm, lưu thông
phân phối rối ren, căng thẳng. hàng hoá khan hiếm, giá cả tăng vọt. Đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn. Giáo dục- văn hoá -xã hội xuống cấp.
Tháng 10/1991, Đảng bộ thành phố tiến hành Đại hội lần thứ X. Đại hội đã đề ra
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế- xã hội của thành phố từ 1991-1995 "Phấn
đấu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng có công nghiệp, nông nghiệp, ngư
nghiệp, dịch vụ, văn hoá, khoa học- công nghệ phát triển, trung tâm thương mại và du
lịch vùng, an ninh- quốc phòng vững mạnh". Đại hội ra lời kêu gọi toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân thành phố nỗ lực phấn đấu phát huy truyền thống "Trung dũng, quyết thắng,
tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo, cần kiệm xây dựng Hải Phòng ngày càng giàu
mạnh".
Tháng 5/1996, Đảng bộ thành phố họp Đại hội lần thứ XI. Đại hội tổng kết chặng
đường 10 năm thực hiện đổi mới của thành phố. Đại hội quyết định phương hướng,
nhiệm vụ những năm cuối cùng của thế kỷ XX chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI với khí thế
mới và cơ hội mới, rút ra 5 bài học kinh nghiệm của Hải Phòng trong quá trình đổi mới,
đề ra chỉ tiêu cụ thể cho quá trình phát triển của thành phố đến năm 2000.
Từ ngày 03 đến ngày 05/01/2001, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII khai mạc.
Đại hội đã nêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng từ năm 2001 đến
2010 "Tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Phòng thành thành phố Cảng văn
minh, hiện đại, cửa chính ra biển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thuỷ sản, có kinh tế,
văn hoá, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng
an ninh vững chắc, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân". Thực hiện Nghị
quyết XII trong bối cảnh quốc tế và trong nước vừa có thuận lợi vừa có những khó khăn
thở thách nhất là 4 nguy cơ vẫn chưa được khắc phục. mặc dù vậy đến năm 2005, Hải
Phòng đã đạt được những thành tựu đáng kể, GDP bình quân trong 5 năm đạt


11,05%/năm. Công nghiệp phát triển khá ổn định, giá trị sản xuất liên tục tăng với tốc độ

bình quân 19,78%/năm. Một số ngành mũi nhọn, có lợi thế, hướng về xuất khẩu được
đầu tư lớn, áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại đạt tốc độ tăng trưởng cao.
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17-12-2005,
Báo cáo chính trị của Đại hội thể hiện rõ tinh thần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng bộ thành phố, phát huy lợi thế thành phố Cảng, đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo nền tảng vững chắc để Hải Phòng phát triển toàn diện, cơ
bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
Từ ngày 29/11 đến ngày 01/12/2010, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV khai
mạc với chủ đề “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị và sức chiến đấu
của toàn Đảng bộ; phát huy đồng bộ lợi thế thành phố Cảng và sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để đến năm 2015, Hải Phòng cơ bản
trở thành thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại”.
Từ ngày 22- 10-2015 đến ngày 24 tháng 10 năm 2015 Đảng bộ Thành phố Hải
Phòng đã tổ chức lễ khai mạc Đại hội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 v ới chủ đề “
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy truyền thống
“Trung dũng – Quyết thắng” và sức mạnh đoàn kết toàn dân; đổi mới mô hình tăng
trưởng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo sự phát triển đột phá; hướng tới xây dựng Hải
Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại”
Đại hội có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần
thứ XIV(nhiệm kỳ 2010 – 2015) và xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của
Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020; tổng kết quá trình đổi mới của thành phô
,́ những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm
1. Thành tựu, hạn chế và một số kinh nghiệm
2. 1 Thành tựu và hạn chế
* Thành tựu
Kinh tế thành phố ổn định,tăng trưởng khá nhanh và toàn diện. Quy mô kinh tế
được mở rộng , năng lực sản xuất kinh doanh được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
đúng hướng CNH,HĐH. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, tăng nhanh về giá trị,
chủng loại sản phẩm. Thu hút vốn đầu tư phát triển tăng nhanh.



Đẩy mạnh phát triển và quản lý đô thị, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh; xây dựng kết
cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ hiện đại. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng
giao thông, cảng biển được chú trọng đầu tư. Quá trình CNH,HĐH nông nghiệp nông
thôn có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nông dân được cải thiện
Đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa –xã hội, đảm bảo
an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đạt kết quả khá toàn diện, nhều
chính sách hỗ trợ an sinh của Chính phủ và thành phố được triển khai kịp thời có hiệu
quả. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.Giáo dục –đào tạo
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Khoa học và công nghệ có chuyển biến tích cực. Các lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe nhân dân , dân số-gia đình và trẻ em chất chất lượng được nâng lên. Công tác quản
lý nhà nước về văn hóa được đẩy mạnh
Tình hình chính trị, trật tự an ninh toàn xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được đảm
bảo, an ninh biên giới cảng biển được giữ vững.
Củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Cải
cách hành chính., cải cách tư pháp được đẩy mạnh, công tác phòng chống tham nhũng,
lãng phí đạt được những kết quả tích cực.
Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, mở rộng không gian kinh tế được nhận
thức đúng đắn, triển khai năng động, tạo được niềm tin của đối tác, đã thực sự trở thành
một động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội thành phố phát triển
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và vận động quần chúng có nhiều chuyển
biến tích cực, cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, kiểm tra, giám sát và đổi mới phương
thức lãnh đạo. Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, dân chủ trong xã hội tiếp tục
được mở rộng.
• Hạn chế, yếu kém
Kinh tế tuy tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững, quy mô kinh tế còn nhỏ,
chuyển dịch cơ cầu kinh tế chậm.
Phát triển và quản lý đô thị còn nhiều bất cập, tốc độ phát triển đô thị, đô thị hóa
nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu

Công tác an sinh xã hội được sự quan tâm của toàn xã hội song kết quả đạt được
thiếu vững chắc


Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm tai nạn giao
thông còn diến biến phức tạp
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn trọng điểm và
khu vực nông thôn còn tiểm ẩn yếu tố mất ổn định.
3.2 Một số kinh nghiệm
Thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực tư duy, nhạy bén, nắm
bắt tình hình trong nước, thế giới, sự lãnh đạo của Trung ương, các yêu cầu phát triển
nhanh, bền vững của thành phố để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các nghị quyết
của Trung ương và thành phố.
Chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi, niềm tin, để thu hút các
nguồn lực, tập trung nâng cao toàn diện khả năng cạnh tranh của thành phố , xây dựng và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy cao độ nhân tố con người Hải Phòng.
Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương để tận dụng
các cơ hội phát triển, nhất là các cơ chế chính sách, các dự án đầu tư có tác dụng làm thay
đổi cơ cầu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng chọn đúng khâu đột phá, nhanh chóng
tạo ra cục diện phát triển mới cho thành phố
Phát huy dân chủ XHCN và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, sức sáng tạo
của nhân dân, của đội ngũ cán bộ trong cả hệ thống chính trị là nhân tố quyết định tạo ra
các chuyển biến cho thành phố
Bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp cán bộ, đúng người, đúng việc, phù hợp với năng lực,
trình độ, phát huy sở trường; đồng thời xây dựng cơ chế trách nhiệm đối với cá nhan và
tập thể , đảm bảo dân chủ và giữ gìn sự đoàn kết , thống nhất trong toàn Đảng bộ.
Thường xuyên coi trọng, chủ động quan tâm, chăm lo,đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng,
củng cố đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp.

Khái quát 25 năm Hải Phòng thực hiện công cuộc Đổi mới (1986-2010):

Qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 của
Đảng, Đảng bộ, quân và dân thành phố đã vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quán triệt sâu sắc
đường lối đổi mới và Cương lĩnh của Đảng, Đảng bộ, quân và dân thành phố đã nhận thức ngày càng đầy đủ


hơn vị thế, tiềm năng, lợi thế, đề ra chiến lược phát triển thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa một cách đúng đắn và có quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, giành được
những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự biến đổi sâu sắc, cơ bản trên mọi mặt của đời sống xã hội thành
phố, góp phần cùng cả nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và kém phát triển.
Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước 2001-2010, kinh tế thành phố
ổn định, tăng trưởng khá nhanh và toàn diện; quy mô kinh tế được mở rộng, năng lực sản xuất-kinh
doanh được nâng lên, đặc biệt là nội lực. GDP tăng liên tục với tốc độ bình quân 11,1%/năm; cơ cấu kinh
tế chuyển dịch đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỷ trọng 2 nhóm ngành công nghiệp-dịch vụ
tăng từ 82,22% năm 2000 lên 90% năm 2010 (tốc độ tăng bình quân 12%/năm); thị trường xuất khẩu
được mở rộng, tăng nhanh về giá trị, chủng loại sản phẩm với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân
20%/năm (năm 2010 gấp trên 6 lần năm 2000). Thu hút vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, bình quân
19,1%/năm. Năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế tăng mạnh. Thu ngân sách gấp hơn 6 lần, đạt tốc
độ tăng trưởng bình quân 20,23%/năm, trong đó thu nội địa tăng bình quân 18,83%/năm. Tỷ lệ đô thị hoá
tăng nhanh (dân số đô thị từ 35% năm 2000 lên 48% năm 2010), lập thêm 2 quận mới và chuyển 1 thị xã
thành quận; quy mô và diện mạo đô thị phát triển rõ nét. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn có nhiều chuyển biến. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, nhất là hạ tầng giao thông,
cảng biển được chú trọng đầu tư, theo hướng hiện đại, tạo nền tảng đẩy nhanh quá trình phát triển Hải
Phòng trở thành thành phố cảng, công nghiệp văn minh hiện đại. Quan hệ sản xuất phát triển và ngày
càng phù hợp hơn, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất. Các thể chế, cơ chế, chính sách của Nhà
nước đã được chủ động, tích cực triển khai áp dụng, đạt hiệu quả rõ. Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt được
nhiều thành tựu quan trọng. Khoa học công nghệ bước đầu gắn với thực tế sản xuất, đời sống xã hội,
phát huy hiệu quả tích cực. Công tác đối ngoại và mở rộng không gian kinh tế được đẩy mạnh. Cải cách
hành chính được tập trung cao, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ
môi trường ngày càng được nâng lên. Tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc

phòng, an ninh được bảo đảm. Đại đoàn kết dân tộc được tăng cường. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được
phát huy. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được được cải thiện rõ rệt; thu nhập thực tế của
người dân năm 2010 gấp hơn 5 lần so với năm 2000; phúc lợi xã hội và an sinh xã hội được coi trọng và
từng bước mở rộng, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Hệ thống chính trị được kiện toàn, đổi mới nội dung,
phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Đảng bộ thành phố trưởng thành cả về chính trị, tư tưởng
và tổ chức, năng lực, sức chiến đấu được nâng cao; nhận thức về cơ hội, thách thức của đất nước cũng
như tiềm năng, lợi thế, vai trò của thành phố trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
ngày càng rõ và đẩy đủ hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, thành phố còn một số hạn chế, yếu kém: Kinh tế tuy
tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững, quy mô kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo
chiều rộng, năng suất hiệu quả còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, vị trí, vai trò là cực tăng
trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Phát triển và quản lý đô thị còn nhiều bất cập;
tốc độ phát triển đô thị, đô thị hoá nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Quản lý sử dụng đất đai còn bị


buông lỏng, gây thiếu sót, khuyết điểm ở một số nơi. Hệ thống các giải pháp an sinh xã hội được quan
tâm hơn, song kết quả đạt được thiếu vững chắc. Xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá-xã hội chậm.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Tệ nạn ma tuý, mại dâm, tai nạn giao thông còn diễn biến phức
tạp. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở một số địa bàn trọng điểm và khu vực nông thôn,
nhất là khu vực phải thực hiện giải phóng mặt bằng, giao đất để triển khai các dự án còn tiềm ẩn yếu tố
mất ổn định.Việc giải quyết một số vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, bức xúc còn chậm, kéo dài.
Trong suốt chặng đường 55 năm (1955-2010), cùng với cả nước, Đảng bộ, chính quyền, quân dân thành
phố Hải Phòng đã trải qua một giai đoạn lịch sử hào hùng, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: chiến đấu
bảo vệ độc lập, tự do và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Phát huy cao độ tinh thần cách mạng tiến công, Đảng bộ, nhân dân Hải Phòng đã làm thất bại mọi âm
mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, muốn biến Hải Phòng thành một “thành phố chết” sau khi thực
dân Pháp phải rút khỏi miền Bắc nước ta; hoặc muốn biến miền Bắc Việt Nam, trong đó có Hải Phòng trở
về “thời kỳ đồ đá” trong chiến tranh phá hoại huỷ diệt của đế quốc Mỹ. Từ trong gian khổ, Đảng bộ, quân
dân ta đã chiến đấu bảo vệ và xây dựng Hải Phòng từ thành phố cảng vốn bị đánh phá xơ xác, tiêu điều
trong chiến tranh của thực dân, đế quốc, trở thành thành phố Cảng hiện đại, giàu đẹp hôm nay.

Có được những thành tựu quan trọng đó, là do 55 năm qua, Đảng bộ, chính quyền quân và dân thành
phố Cảng Hải Phòng luôn tâm niệm làm theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng và những lời căn dặn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu qua 9 lần Người quan tâm về thăm và làm việc tại Hải Phòng.
55 năm qua, Đảng bộ, chính quyền quân và dân thành phố luôn luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nắm
chắc thời cơ, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của thành phố nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi
thế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố. Biết tranh thủ cao nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các bộ,
ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể ở Trung ương và sự hỗ trợ giúp đỡ của các tỉnh, thành phố trong cả
nước. Không ngừng củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
và vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thường xuyên khơi dậy và phát huy truyền
thống cách mạng, ý thức làm chủ, phẩm chất năng động, sáng tạo của người Hải Phòng. Coi trọng tổng
kết thực tiễn để có chủ trương phù hợp, kịp thời phát hiện nhân tố mới, khắc phục những yếu kém, xác
định được nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá để tạo sức bật trong quá trình xây dựng và phát triển thành
phố. Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, quan tâm đến đào tạo
nhân lực, phát huy nội lực, thu hút nhân tài để phát triển thành phố.
Kỷ niệm 55 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2010), mỗi người dân đất Cảng chúng ta có
quyền tự hào rằng: dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Đảng bộ, chính quyền,
quân dân thành phố Hải Phòng đã góp phần xứng đáng để giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng


chiến chống Mỹ cứu nước, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất Tổ
quốc. Chúng ta cũng có quyền tự hào rằng, ngày nay, Hải Phòng đang tiếp tục là một trong những địa
phương đi đầu trong công cuộc đổi mới, cùng cả nước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Với cơ
sở vật chất kỹ thuật và quy mô kinh tế ngày càng tiếp tục phát triển rõ nét; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
tích cực theo hướng tiên tiến; tiềm năng, lợi thế của thành phố cảng được khai thác, phát huy toàn diện
và hiệu quả hơn, vị thế, vai trò của thành phố đang ngày càng được nâng cao, đóng góp ngày càng lớn
vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước; tạo nền tảng vững chắc để Hải
Phòng tự tin phát triển trong bước tiếp theo, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại

trước năm 2020./.

Liên hệ thực tiễn (địa phương, ngành, đơn vị công tác )
Lịch sử hình thành
Hải Phòng là miền đất cổ với bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội lâu đời.
Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với các chứng tích của người tiền sử ở di chỉ khảo cổ
học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc Văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng từ 4000 đến 6000 năm; với sự hình
thành của nền văn minh sông Hồng thuộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của con ngưòi ở di chỉ
khảo cổ học Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên), Núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ 2000 năm đến hơn 3000
năm; với truyền thuyết về tên tuổi của nữ tướng Lê Chân - người lập Trang An Biên vào đầu Công
nguyên - cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay.
Là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, Hải Phòng có vị thế chiến lược
trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần
yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham
gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Hải Phòng là vùng đất in đậm dấu ấn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm phương Bắc với các chiến
thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch Đằng, 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng, 981 của Lê Hoàn,
trận Bạch Đằng, 1288 của Trần Hưng Đạo.Thời nhà Mạc, vì đây là quê hương của nhà Mạc nên vùng
này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh.
Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được vua Tự Đức giao phó, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên
cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải Phòng
sứ. Khi Pháp đánh chiến Bắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873-1874, tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và
Pháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng này gọi là Hải Dương thương
chính quan phòng.
Thành phố Hải Phòng ngày nay được Quốc Hội Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà (nay là Quốc Hội
Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Quyết định thành lập vào ngày 27/10/1962, trên cơ sở hợp
nhất thành phố Hải Phòng cũ và tỉnh Kiến An.


Hải Phòng là địa phương giàu truyền thống cách mạng.

Cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ thứ XX, với tư cách là “Cảng lớn của Bắc kỳ”, đầu mối giao thông quan
trọng trên đường hàng hải quốc tế và là một trung tâm công nghiệp, Hải Phòng đã trở thành một trong
những cái nôi đánh dấu sự ra đời của giai cấp công nhân và phong trào công nhân Việt Nam đấu tranh
chống lại sự áp bức dân tộc và giai cấp của thực dân tư bản Pháp. Là một trong những địa phương đầu
tiên của cả nước tiếp nhận và thể nghiệm Chủ nghĩa Mác-Lê nin do lãnh tụ Nguyễn ái Quốc tryền bá vào
trong nước, Hải Phòng có vai trò quan trọng trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
từ những năm 1925-1930.
Đầu tháng 4/1929 tổ chức cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng được thành lập. Tháng 4/1930, Đảng bộ Đảng
Cộng sản Việt Nam thành phố Hải Phòng được thành lập, là một trong ít những đảng bộ ra đời đầu tiên ở
trong nước.
Từ khi có Đảng lãnh đạo, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Hải Phòng diễn ra
sôi nổi hơn bao giờ hết. Hải Phòng là một trong những trung tâm của phong trào cách mạng cả nước
trong các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945. Trong cao trào kháng Nhật cứu
nước, Hải Phòng-Kiến An là nơi phong trào Việt Minh phát triển mạnh. Ngày 12-7-1945, nhân dân Kim
Sơn (Kiến Thuỵ) vùng lên lập Uỷ ban giải phóng, kháng Nhật thắng lợi. Tiếng trống Kim Sơn đã mở đầu
cho quá trình khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng
Tám 1945 ở vùng Duyên hải Bắc bộ. Theo lệnh tổng khởi nghĩa, chỉ trong vòng 10 ngày từ 15 đến
25/8/1945, chính quyền tay sai các cấp của địch ở Hải Phòng, Kiến An đã bị lực lượng cách mạng đập
tan, chính quyền cách mạng được thiết lập. Nhân dân Hải Phòng cùng với nhân dân cả nước nhất tề
đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành độc lập tự do, xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á.
Sự kiện giải phóng Hải Phòng (13/5/1955):
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Song do dã tâm xâm lược,
thực dân Pháp lại gây hấn, tiến hành cuộc chiến tranh mới, quyết tâm tiêu diệt Nhà nước công nông đầu
tiên ở Đông Nam châu á.
Ngày 20-11-1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Hải Phòng. Đảng bộ, quân và dân
Hải Phòng-Kiến An đã tiến hành thành công cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện ngay trong
vùng địch tạm chiếm sâu, lập nhiều chiến công xuất sắc, làm nên truyền thống “đường 5 anh dũng”,
“đường 10 Quật khởi”, Sở Dầu, Cát Bi rực lửa; góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ "lừng lẫy năm năm châu, chấn động địa cầu", buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định chấm dứt

chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Tuy nhiên, khác với các địa phương, ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân
Hải Phòng lại bước tiếp vào cuộc chiến đấu mới-đó là thời kỳ “300 ngày giải phóng quê hương”.


Trong thời gian này, cuộc đấu tranh với địch trên các mặt trận kinh tế, chính trị diễn ra vô cùng gay go,
quyết liệt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Hải Phòng đã đập tan ý đồ phá hoại thành phố
Cảng, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của thực dân Pháp và bọn tay sai, bảo vệ vững chắc thành phố.
Ngày 13/5/1955, bộ đội ta rầm rập tiến vào tiếp quản thành phố. Cả rừng cờ đỏ sao vàng chiến thắng
kiêu hãnh tung bay trên bầu trời Hải Phòng, báo hiệu một trang sử mới bắt đầu. Ngày 15/5/1955, những
tên lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại bến Nghiêng (thuộc quận Đồ Sơn ngày nay) rút khỏi Hải Phòng.
Hải Phòng được giải phóng khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.
Từ ngày 13 tháng 5 năm 1955 lịch sử ấy đến nay, Đảng bộ, quân và dân thành phố Hải Phòng đã liên tục
chiến đấu, xây dựng, phát triển, có những đóng góp xứng đáng cùng toàn Đảng, quân và dân cả nước
giành những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa thời đại và lịch sử sâu sắc trong thế kỷ thứ XX và trong những
năm đầu của thế kỷ thứ XXI.



×