Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

đề và đáp án câu hỏi thi môn quản lý nhà nước về kinh tê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.49 KB, 15 trang )

Môn Quản lý Nhà nước về kinh tê
Câu 1
Nhiệm vụ, vai trò, ví trí và các yêu cầu đối với các công chức lãnh đạo trong
quản lý kinh tế được thể hiện như thế nào? Cụ thể về nhiệm vụ, vai trò và vị trí đối
với Giám đốc Sở Kế hoạch-đầu tư thuộc UBND TP Hải Phỏng là gi?
Câu 2
Tại sao Nhà nước phải tạo lập môi trường thuận lợi về kinh tế, chính trị, xã hội
để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh? Cần tập trung vào những vấn
đề gì là chủ yếu?
Câu 3
Nội dung hệ thống tài chính quốc gia bao gồm những bộ phận nào? Vai trò của
tài chính trong nền kinh tế quốc dân được thể hiện như thế nào?
Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về tài chính? Cụ thể nội dung này đối
với Sở Tài chính thuộc UBND Thành phố Hải phòng là gì?
Môn Quản lý Nhà nước về kinh tê
Câu 1
Từ cơ sở lý luận về kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, hãy phân tích và minh
chứng tầm quan trọng của vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Câu 2
Các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước? Theo anh, chị nguyên tắc nào
đóng vai trò quan trọng, tại sao? Nếu là một giám đốc việc vận dụng các nguyên tắc
trên như thế nào để có hiệu quả cao nhất?
Câu 3
Nội dung, ý nghĩa và việc áp dụng các mô hình kế hoạch hóa vào thực tiễn
quản lý Nhà nước? Nếu là hoạt động quản trị doanh nghiệp thì áp dụng mô hình nào
là phù hợp ? Những hạn chế và nguyên nhân thất bại của kế hoạch hóa?


ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (Đề 1): Nhiệm vụ, vai trò, ví trí và các yêu cầu đối với các công chức lãnh


đạo trong quản lý kinh tê được thể hiện như thê nào? Cụ thể về nhiệm vụ, vai
trò và vị trí đối với Giám đốc Sở Kê hoạch-đầu tư thuộc UBND TP HP là gi?
Nhiệm vụ của công chức lãnh đạo
- Xây dựng đơn vị thành một khối đoàn kết có chất lượng cao, thích nghi với mọi biến động
của môi trường. Để làm tố nhiệm vụ này, công chức lãnh đạo phải công tâm, ko nể nang, tính
toán, tổ chức giỏi
- Dìu dắt tập thể dưới quyền hoàn thành tố nhiệm vụ chính trị đặt ra
Vai trò của CCLĐ: công chức lãnh đạo là một trong những nhân tố cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của đơn vị, ngành, địa phương
Vị trí của CCLĐ:
- Là khâu trung tâm liên kết các yếu tố, các cá nhân, các bộ phận thành một chỉnh thể để thực
hiện tố mục tiêu cơ quan
- Một mặt đại diện cho lợi ích nhà nước, mặt khác phải bảo vệ, đại diện cho lợi ích tập thể mà
mminhf phải chịu trách nhiệm phụ trách.
- Vì là vai trò lãnh đạo, nên ko nhu nhược, đùn đẩy trách nhiệm và phải có tính quyết đoán
* Các yêu cầu đối xử với CCLĐ trong QLKT
1. Phẩm chất chính trị:
- Có ý chí và khả năng làm giàu cho hệ thống, cho XH và bản thân
- Biết đánh giá hiệu quả công việc của bản thân, đánh giá con người, sự việc xung quanh theo
các tiêu chuẩn chính trị
- Vững vàng kiên định trong công việc, tạo được lòng tin với tổ chức
2. Năng lực chuyên môn
- Phải hiểu sâu sắc nhiệm vụ, phương hướng, phát triển hệ thống do mình phụ trách
- Biết giao đúng việc cho cấp dưới, tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt
- Biết lường trước và xử lý tình huống có thể xảy ra cho cả hệ thống
- Biết tập trung nguồn lực, tận dụng cơ hội phát triển hệ thống.
3. Năng lực tổ chức
- Có khả năng quan sát, nắm bắt những vấn đề cả tổng thể và chi tiết để tổ chức cho hệ thống
thực hiện
- Biết sử dụng con người có hiệu quả, biết cách tiếp cận với con người, phải chan hòa, cởi mở

chân thành, trung thực, công bằng, tôn trọng và có lòng vị tha
- Dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách nhiệm
- Dũng cảm, lạc quan trong công việc
- Biết tâm lý, hoàn cảnh của cán bộ dưới quyền
4. Phương pháp tư duy khoa học để phân tích và giải quyết vấn đề
- Nhạy cảm với cái mới
- Có tư duy hệ thống
- Có tư duy phục thiện
5. Đạo đức công tác
- Vững vàng, tự chủ, kiên định lập trường quan điểm
- Công bằng, công tâm, có tính đồng loại
- Có văn hóa và biết tôn trọng mọi người
- Có thiện chí với con người, ko làm điều ác với con người

Nhiệm vụ, vai trò và vị trí đối với Giám đốc Sở Kê hoạch-đầu tư HP:
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố HP là Giám đốc Sở đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thành phố HP, chịu trách nhiệm:


- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp
luật và phân cấp của UBND thành phố; tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
ành Kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của
pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.
- Tham mưu giúp chủ tịch UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch
và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội; tổ
chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố;
đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở thành phố; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi thành phố;
tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ

chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của
pháp luật.
GĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chủ tịch UBND thành phố, đồng thời
chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thực hiện
những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND thành phố giao.

Câu 2 (Đề 1): Tại sao Nhà nước phải tạo lập môi trường thuận lợi về kinh tê,
chính trị, xã hội để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh? Cần tập
trung vào những vấn đề gì là chủ yêu?
Để tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh về kinh tê chính
trị và xã hội, nhà nước cần:
Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh về kinh tế chính trị và xã hội
* Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh về kinh tế chính trị và xã hội
* Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định KTVM là dk tiên quyết cho việc tính toán KD của chủ thể KT, vì giá cả thay đổi thất
thường, tỷ giá tăng mạnh sẽ tác động xấu đến hiệu SXKD của DN; tạo ra niềm tin cho các chủ
thể KT, tránh cho nền KT khỏi những cuộc khủng hoảng.
Để duy trì sự ổn định KTVM cần:
+ gia tăng tiết kiệm, tiêu dung để đầu tư cho phát triển
+ duy trì mức cân đối thu chi ngân sách, kiểm soát lạm phát
+ duy trì cân đối cán cân thương mại= duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý
+ duy trì cần đối giữa tích lũy, đầu tư, tránh lệ thuộc vào nước ngoài
+ đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực tham nhũng buôn lậu…
* Giữ vững ổn định chính trị:
Ổn định chính trị tạo môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh, đem lại lòng tin và
hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Các nhà kinh doanh thường đánh giá mức độ rủi ro chính trị dựa trên 4 nhóm yếu tố chủ yếu
gồm: sự mất ổn định trong nước, sự xung đột với nước ngoài, xu thế chính trị và khuynh hướng
kinh tế

+ Sự bất ổn trong nước là tình trạng khủng hoàng CP luôn diễn ra các vụ lất đổ, đảo chính, vũ
trang
+ Xung đột nước ngoài là mức độ thù địch mà một quốc gia thể hiện với quốc gia khác, có thể
dẫn tới bùng nổ chiến tranh
+ Xu thế chính trị là định hướng chính trị của CP sẽ áp dụng trong chính sách điều hành đất
nước
+ Khuynh hướng kinh tế phản ánh những chính sách kiếm soát về tài chính, thị trường đối với
hoạt động kinh tế, đầu tư, môi trường…
* Đảm bảo ổn định xã hội


+Vấn đề dân số: phát triển KT và dân số là các biến số tác động qua lại với nhau, thực tế cho
thấy, sự đô thị hóa và tắc nghẽn giao thông, mưc tăng trưởng nhanh của lực lượng lao động, thất
nghiệp gia tăng, gánh nặng ăn theo… là những hậu quả chủ yếu của việc tăng dân số.Tăng
nhanh dân số sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. vì vậy nhà nước phải quan tâm tới
các giải pháp về kế hoạch hoá gia đình, chương trình phát triển kinh tế xã hội, cải thiện y tế,
dinh dưỡng, giáo dục, phân phối th nhập, giảm tỉ lệ sinh…
+Vấn đề việc làm: việc làm ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội. Nhà nước cần có các chương
trình giảm tỉ lệ sinh, khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn, phân phối lại thu nhập
cho người nghèo, thay thế những sản phẩm sử dụng lao động nhiều hơn…
+ Vấn đề công bằng xã hội: vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển. Cần phân phối lại
thu nhập thông qua thuế, trợ giá cho một số mặt hàng và dịch vụ, điều tiết giá cả, khuyến khích
đầu tư vào vốn và nhân lực, xử lí các ngoại ứng…
+ Vấn đề xoá đói giảm nghèo: xã hội hoá các phương tiện sản xuất, kế hoạch hoá gia đình, các
chương trình xoá đói giảm nghèo, giáo dục tiểu học phổ cập, xây dựng và thực hiện các chương
trình về công ăn việc làm…
+ Vấn đề củng cố phát triển văn hoá: văn hoá là nền tảng, là mục tiêu là động lực, là hệ điều tiết
của sự phát triển.
+ Khắc phục hiện tượng tiêu cực trên thị trường: cần khắc phục các hiên tượng sản xuất hàng
giả, buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng..

+ Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái; phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh
thái. Nhà nước cần có các biện pháp như kiểm soát mức ô nhiễm, đánh thuế…
Cần tập trung vào những vấn đề gì là chủ yêu?
Để tạo lập các môi trường, nhà nước cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:
1. Đảm bảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại,
trong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại.
2. Xây dựng và thực thi một cách nhất quán các chính sách kinh tế xã hội theo hướng
đổi mới và chính sách dân số hợp lý.
3. Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật.
4. Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động
kinh tế có hiệu quả: giao thông, điện nước, thông tin, dự trữ quốc gia.
5. Xây dựng cho được một nền văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và kế thừa tinh hóa văn hóa nhân loại.
6. Xây dựng một nền khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cần thiết và phù hợp, đáp
ứng yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế và sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp, cải cách nền giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật và trí tuệ phục
vụ cho sự phát triển kinh tế.

Câu 3 (Đề 1): Nội dung hệ thống tài chính quốc gia bao gồm những bộ phận
nào? Vai trò của tài chính trong nền kinh tê quốc dân được thể hiện như thê
nào? Nội dung cơ bản của quản lý Nhà nước về tài chính? Cụ thể nội dung này
đối với Sở Tài chính thuộc UBND Thành phố Hải Phòng là gì?
ND của hệ thống TC quốc gia bao gốm 5 b phận :
1) Tài chính DN :
- là cái gốc của nền TC quốc gia , bởi lẽ DN là nơi có khả năng tái tạo và mở rộng nguồn
TC. Tại đây diễn ra quá trình hình thành và chu chuyển vốn gắn vs quá trình đầu tư tiêu thị và
phân phối .
- sự tăng trưởng or suy thoái của DN gắn liễn vs việc mở rộng hay thu hẹp nguồn lực TC,
tác động trực tiếp đến đsống KT của ĐN .



2) NSNN là bộ phận TC của Qgia mà hạt nhân là quỹ NS of NN , nó là tiền đề vật chất để bộ
máy NN có thể thực hiện chức năng nvu của mình .
NSNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng QLKT NN , vì nó quan hệ
vs tất cá các bộ phận trong hệ thống TC Qgia việc thu hút cấp phát vốn NS chủ yếu dựa trên
quyền lực điều tiết của NN.
3) TC trung gian (TCTG):
- Bao gồm hệ thông NH 2 cấp ( Phát hành, Thương mại ). Các tc phi NH ( Cty Tài chính).
- Quá trình hđ tc các tổn chức TCTG đóng vai trò trung chuyển hay cón gọi là cầu nối vừa
thu hút các nguồn lực vừa đẩy các nguồn vốn vào các kênh trong hệ thống , thực hiện các hđ TC
khác.
- NH TM có vai trò quan trọng trong hệ thống TCTG là trái tim của nền KT thực hiện chức
năng thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi , bơm tiền vào các kênh đáp ứng nhu cầu của ng vay.
4) Tài chính hộ Gđ (TCHGĐ) là TC dân cư hiện nay TCHGĐ có vai trò quan trọng trong hệ
thống TCQG . CS KT nhiều thành phần và mở cửa của Đảng & NN đã làm cho 1bp dân cư
đang giàu lên nhanh chóng. Họ có lượng vốn nhàn rỗi khá lớn có thể gửi vào NH or đầu tư trực
tiếp và DN .
5)TC đối ngoại ( TCĐN )
- chủ yếu là hđ về tiếp nhận viện trợ or vay vốn nước ngoài tiếp nhận vốn liên doanh , hợp
doanh chuyển giao công nghệ trong nc và nc ngoài, chuyển tiền của cá nhân nn cho thân nhân
trong nước và ngc lại.
- TCĐN chịu ảnh hưởng do biến động của TCQ tế đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của các
hđ XNK , đầu tư nng, hợp tác KD .
* Vai trò của TC trong nền KTQD là công cụ quản lý vĩ mô chủ yêu của NN, có vai trò
trọng yêu trong quá trình thực hiện đường lối phát triển KTXH của Đảng.
Cụ thể : Thúc đẩy sự phát triển của nền KT hàng hoá nhiều t phần , theo cơ chề thị trương có sự
quản lý của NN cần có:
+ CS t chính cần chú trọng tạo đk cho sự hình thành đồng bộ các loại tị trường.
+ Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và huy động tiềm năng các t phần KT vào phát
triển SXKD , xd cơ cấu kinh tế công nông nghiệp dịch vụ, tăng cường quản lý NN bằng

pháp luật, kế hoạch .
- Đẩy mạnh quá trình CNH , HĐH đất nước. :
+ Ctrinh CNH , HĐH đòi hỏi phải đầu tư một số vốn rất lớn vì vậy phải XD một chiến lược
phát triển một nền TC QG , trong đó X định nhu cầu vốn tiềm năng vốn , và giải pháp huy động
phân phối sử dụng nguốn vốn .
+ Để tăng mức huy động nguồn vốn cần giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng
trong pp thu nhập quốc dân theo hướng tiêt kiệm tiêu dùng để tăng tích luỹ nội bộ nền KT .
+ Việc phân phối các nguồn lực cần chú ý bảo đảm nguồn vốn cho XD kết cấu hạ tầng
KTXH .
- Góp phần ổn định KT vỹ mô
+ Để ổn đinh KT vỹ mô cần có một NSNN lành mạnh mà các khoản chi đc trang chải bằng
các khoản thuế thu từ các tổ chức KT & các hộ dân cư .
+ Biện pháp đmả bảo nguồn thu NSNN là sử dụng công cụ TC để kích thích SX HH phát
triển kết hợp vs hình thức TC mềm dẻo để tập trung vào NN khoảng 25% Thu nhập quốc dân .*
* Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về tài chính :
- Huy động vốn trong nc .
- Huy động vốn n ngoài .
- Phát triển thị trg TC .
- QLNN về thuế . ( mức thuế, sửa đổi chính sách thuế)
- QL ngân sách nhà nước (phương hướng thu chi ngân sách, phân cấp ngân sách)


- QLTài chính doanh nghiệp. (khuyến khích doanh nghiệp tự huy động vốn, tiếp tục tổ chức,
sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, xây dựng và phát triển mạnh mẽ các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính)
- QL Tài chính đối ngoại
* Nôi dung cơ bản của quản lý nhà nước về tài chính đối với Sở tài chính hải phòng là
gì?
UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 821/2012/QĐ – UBND
Hải Phòng, ngày 01 tháng 6 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính Hải Phòng

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV
ngày 06/5/2009 của Bộ Tài chính- Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ
quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 99/CV-STC ngày 19/10/2010; báo cáo thẩm định của
Sở Tư pháp số 28/BCTĐ-STP ngày 25/7/2011 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1700/SNV-TCBM
ngày 05/10/2011 và Tờ trình số 776/SNV-TCBM ngày 14/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Tài chính Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1244/2006/QĐ-UBND ngày
09/6/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Thủ
trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng căn
cứ Quyết định thi hành./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Dương Anh Điền


UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở Tài chính Hải Phòng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 821/2012/QĐ-UBND ngày 01/6/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố
Hải Phòng)

Chương I
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG
Điều 1. Sở Tài chính Hải Phòng (sau đây gọi là Sở Tài chính) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Hải Phòng có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài
chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà
nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại
thành phố Hải Phòng theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 3. Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1.

Trình Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố
về lĩnh vực tài chính;
b) Dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính theo quy hoạch, kế hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
c) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với cấp trưởng, cấp
phó của các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện
sau khi thống nhất với Sở quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan;
d) Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở.
đ) Dự thảo phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của thành phố; định mức
phân bổ dự toán chi ngân sách thành phố; chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp
luật để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền;
e) Dự thảo điều chỉnh ngân sách thành phố; các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để
hoàn thành nhiệm vụ thu chi ngân sách được giao để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền;
g) Chủ trì, phối hợp với các ngành, cơ quan, đơn vị xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở
hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố về lĩnh vực quản ý nhà nước của Sở:


b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định
của pháp luật.
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch,

kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm
quyền ban hành hoặc phê duyệt.
4. Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước:
a) Hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố và cơ quan tài chính cấp dưới xây
dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật.
Thực hện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của của cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp
dưới; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách thành phố, phương án phân bổ ngân
sách thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo
thẩm quyền các văn bản quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh
bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân
sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên
khoáng sản.
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chính sách, xác định đơn giá thu và mức thu tiền sử đụng dât,s tiền
cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà
thuộc sở hữu nhà nước;
c) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản
thu khác trên địa bàn;
d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho
bạc nhà nước thành phố tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách, chế độ hoặc không chấp
hành chế độ báo cáo của nhà nước;
đ) Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn quận, huyện, quyết toán thu, chi ngân
sách huyện. Thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức
khác có sử dụng ngân sách thành phố; phê duyệt quyết toán kinh phí ủy quyền của ngân sách Trung ương do thành phố
thực hiện.
Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương trình
Ủy ban nhân dân cấp thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính;
e) Quản lý vốn đầu tư phát triển:
- Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố
về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách,

biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn thành
phố. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án ODA trên địa bàn
thành phố.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự
toán chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất
đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phân bổ đầu tư, danh mục
dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng
kế hoạch điều chỉnh, điều hòa vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố.
- Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm quyền đối với các dự án đầu
tư do thành phố quản lý.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu
tư thuộc ngân sách thành phố của chủ đầu tư và cơ quan tài chính quận, huyện, phường, xã, thị trấn; tình hình kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc nhà nước các cấp.


- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê
duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Thẩm tra, phê duyệt
quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đâu tư xây dựng cơ quản của thành phố theo quy
định.
- Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quản quản lý, sử dụng vốn đầu
tư, quyết toán vốn đầu tư của thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tài chính theo quy định.
g) Quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền của Trung ương, quản lý quỹ dự trữ tài chính của thành phố theo quy
định của pháp luật.
h) Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho thành phố theo quy định của pháp luật; quản lý tài
chính nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho thành phố thuộc nguồn thu của ngân sách thành phố;
giúp Ủy ban nhân dân thành phố triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của thành phố theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của

pháp luật;
k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp
luật;
l) Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố.
5. Về quản lý tài sản nhà nước tại thành phố:
a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và
phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố.
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để
đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước theo thẩm quyền trên địa bàn thành phố;
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền việc mua
sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thành lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước, giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp
công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản
xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo
quy định của pháp luật;
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương
trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
e) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền
đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ
nhà nước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác
được xác lập quyền sở hữu của nhà nước;
g) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các
nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khác thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;
h) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến với các Bộ, ngành và Bộ Tài chính về việc sắp xếp
nhà, đất của các cơ quan Trung ương quản lý trên địa bàn thành phố;
i) Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố; giúp Ủy ban nhân dân thành
phố thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố.
6. Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước (quỹ đầu tư phát triển; quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và
nhỏ; quỹ phát triển nhà ở và các loại hình quỹ tài chính Nhà nước khác được thành lập theo quy định của pháp luật)

a) Chủ trì xây dựng Đề án, thẩm định các văn bản về thành lập và hoạt động của các quỹ báo cáo Ủy ban nhân
dân thành phố phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố quyết
định các vấn đề về đối tượng đầu tư và cho vay, lãi suất, cấp vốn điều lệ cho các quỹ theo quy định của pháp luật;


b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước, kiểm tra, giám sát việc chấp hành
chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;
c) Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác
(các quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính nhà nước…) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các
mục đã được Ủy ban nhân dân thành phố xác định.
7. Về quản lý tài chính doanh nghiệp:
a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế
tập thể; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự
nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn
nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập
thể do thành phố thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ địa diện chủ sở hữu phần vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp theo phân công của Ủy ban nhân dân thành phố;
d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của
công ty nhà nước; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
đ) Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; phân tích, đánh giá tình hình tài
chính doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do
thành phố thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ trưởng Bộ Tài chính;
e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập
thể trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
8. Về quản lý giá và thẩm định giá:
a) Chủ trì xây dựng phương án giá hàng hóa, dịch vụ và kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa,
dịch vụ theo thẩm quyền;

b) Thẩm định phương án giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ công ích nhà nước đặt hàng giao kế hoạch, sản phẩm
còn vị thế độc quyền do các sở, đơn vị, hoặc doanh nghiệp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định;
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá,
niêm yết giá và bán theo giá niêm yết;
d) Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và phương án giá đất trên địa bàn thành phố để
Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định;
đ) Công bố danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá và công bố áp dụng các
biện pháp bình ổn giá trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;
e) Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn thành phố; báo cáo tình hình thực hiện công tác
quản lý nhà nước về giá trên địa bàn thành phố theo quy định của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân thành phố;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giá và thẩm định giá của
các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn thành phố.
9. Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức cung ứng dịch
vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số,
đặt cược và trò chơi có thưởng trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của
pháp luật.
11. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra các phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ
luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố


và theo quy định của pháp luật; dự thảo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục trực thuộc
trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền
của Ủy ban nhân dân thành phố.
13. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ
công tác quản lý tài chính và chuyên môn được giao.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao và theo quy định của pháp luật.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính gồm có:
1.

Lãnh đạo Sở gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
a) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở.
Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn,
chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và theo các quy định về phân cấp quản lý công tác cán bộ
của thành phố.
b) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở
được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở.
Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn
nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và theo đề nghị của Giám đốc Sở và các quy định về phân cấp quản lý
công tác cán bộ của thành phố.
c) Việc khen thưởng, miễn nhiệm, cho từ chức, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định
của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức:
a) Các phòng thuộc Sở:
- Văn phòng Sở;
- Thanh tra Sở;
- Phòng Ngân sách (Bao gồm cả bộ phận công nghệ thông tin);
- Phòng Ngân sách quận, huyện, phường, xã;
- Phòng Đầu tư;
- Phòng Hành chính-Văn xã;
- Phòng Giá-Công sản;
b) Chi cục trực thuộc Sở:

- Chi cục Tài chính Doanh nghiệp.
Điều 5. Biên chế của Sở Tài chính.
Biên chế hành chính của Sở Tài chính do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định phân bổ trong tổng biên chế
hành chính nhà nước của thành phố.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Giám đốc Sở Tài chính căn cứ các quy định của pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao để tổ
chức thực hiện Quy định này; ban hành quy chế làm việc, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng
phòng; dự thảo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi cục trực thuộc trình Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành; mối quan hệ phối hợp công tác nội bộ của cơ quan Sở Tài chính và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung cần bổ sung, sửa đổi, Giám đốc Sở Tài chính phối hợp
với Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH


ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (Đề 2): Từ cơ sở lý luận về kinh tê thị trường xã hội chủ nghĩa, hãy phân
tích và minh chứng tầm quan trọng của vai trò quản lý Nhà nước về kinh tê
trong nền kinh tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?


Cơ sở lý luận về KTTT XHCN:
- Là nền KT trong đó TT giữ vai trò là cơ sở phân phối các tài nguyên theo sự điều tiết vĩ mô
của NN XHCN.
- Thể chế KTTT XHCN vừa có tính chung của nền KTTT vừa có tính bản chất của chế độ
XHCN:
+ DN là chủ thể pháp nhân trên TT (tự chủ KT, tự QĐ, tự chịu trách nhiệm sxkd
+ Các sp và dv, yếu tố sx (vốn, lao động...) tự do lưu thông.
+ Thông wa các tín hiệu nhanh nhậy trên TT (về giá cả, cạnh tranh...) tạo ra động lực ph/triển

đối với các DN.
+ Do bản chất của TT (khó cạnh tranh hoàn hảo, điều tiết tự phát, tự vận động...). Để khắc phục
các khiếm khuyết đó, cần phải có sự quản lý & điều tiết vĩ mô của NN.
- KTTT XHCN là TT hoá các mqh KT XHCN, là hệ thống KT mà ở đó các quan hệ XHCN đc
thể hiện thông wa sự vận hành của TT, là nền KTTT dựa trên cơ sở chế độ công hữu.
- KTTT XHCN & KTTT TBCN có cùng điểm chung đều là KT hàng hoá ở hình thái ph/triển
dựa trên cơ sở LLSX hiện tại, chúng khác nhau ở chỗ:
+ TT XHCN lấy chế độ công hữu làm chủ thể (các thành phần KT # nhau cùng phát triển).
+ TT TBCN lấy chế độ tư hữu làm chủ thể (DN tư hữu TBCN).
+ CNXH phân phối theo lao động; TBCN thì phân phối theo tư bản.
+ Mức độ tự giác kết hợp với kế hoạch.
+ Mục đích kt-xh khác nhau. Tuy cả 2 đều theo đuổi lợi nhuận nhưng KTTT XHCN ngăn ngừa
phân hoá XH thành 2 cực để đạt mục tiêu cuối cùng là XH ph/triển.

Tầm quan trọng của vai trò QLNN về KT trong nền KTTT định hướng XHCN ở VN:
QLNN về KT là sự QL của NN đối với toàn bộ nền KTQD bằng quyền lực NN thông wa cơ chế
QLKT nhằm điều tiết tốc độ tăng trưởng và ph/triển của nền KT. Vai trò QLNN thể hiện ở
những chức năng có tính phổ biến sau:
- NN giữ vai trò ổn định xh, ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi của các
chủ thể, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xh.
- NN với tư cách là chủ thể nền KT quốc dân với mục tiêu KT vĩ mô, cần thiết phải nắm bắt và
đảm bảo cho xh những hh và dv công cộng.
- NN giải quyết các khuyết tật của nền KTTT, có những biện pháp thích hợp tác động vào nền
KTTT khi cần thiết, hoạch định các chương trình, chiến lược và kế hoạch ph/triển KT.
- Điều tiết khống chế, định hướng bằng pháp luật, có các đòn bẩy KT và các chính sách, biện
pháp kích thích nền KT.
- Xu hướng hoà nhập nền KT của mỗi nước vào nền KT TG ngày 1 tăng. Quan hệ lợi ích giữa
các nc cũng đặt ra những vđ đòi hỏi phải tăng cường QLNN về KT, tránh sự hoà tan; ngăn ngăn
ngừa, khắc phục những ảnh hưởng bất lợi, sd những tác động có lợi.


Câu 2 (Đề 2): Các nguyên tắc quản lý kinh tê của Nhà nước? Theo anh, chị
nguyên tắc nào đóng vai trò quan trọng, tại sao? Nêu là một giám đốc việc vận
dụng các nguyên tắc trên như thê nào để có hiệu quả cao nhất?


Nguyên tắc QLNN về KT:
- K/n: Là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi, các quan điểm cơ bản mà các cơ
quan QLNN phải tuân theo trong quá trình QLKT.




Các nguyên tắc:
(1) Thống nhất lãnh đạo chính trị & KT:
- Phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận KT & quản lý KT, vạch ra chủ trương,
đường lối phát triển kt-xh; chỉ rõ con đường, biện pháp, thủ thuật, phương tiện... để thực hiện
chủ trương đề ra; động viên được đông đảo quần chúng đoàn kết, nhất trí, tin tưởng thực hiện
đường lối của Đảng.
- Phải phát huy vai trò điều hành, QL của NN. NN phải biến chủ trương của Đảng thành kế
hoạch, chống nguy cơ tụt hậu xa hơn về KT so với các nước trong khu vực & TG. NN phải
dùng quyền lực để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, làm cho pháp luật đc thực hiện nghiêm chỉnh.
NN phải chăm lo giải quyết vđ cán bộ, vđ lao động, việc làm và đs dân cư; triển khai kế hoạch
do NN đặt ra; kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.
- Vừa phát triển KT sx, vừa phải chăm lo vđ anqp của đất nc. Vừa đấu tranh chống tệ nạn tham
nhũng, quan liêu, vừa đấu tranh chống nguy cơ diễn biến hòa bình & thù địch.
(2) Tập trung dân chủ (phân cấp):
- Phải đảm bảo mqh chặt chẽ & tối ưu giữa tập trung & dân chủ trong QLKT. Tập trung phải
dựa trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung.
Biểu hiện của tập trung: + Thông wa hệ thống kế hoạch; + Thông wa hệ thống pháp luật &
chính sách QLKT; + Thực hiện chế độ 1 thủ trưởng.

Biểu hiện của dân chủ: + Mở rộng phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của các cấp. Phân định rõ
chức năng QLKT của NN & chức năng QLKD của DN; + Hạch toán KT; + Chấp nhận KTTT
cạnh tranh và mở cửa; + Giáo dục, bồi dưỡng trình độ, kiến thức cho quần chúng; + Kết hợp QL
ngành vs QL theo địa phương; + Xóa bỏ dần chế độ chủ quản.
- Ng/ tắc tập trung dân chủ trong tổ chức & hđ của bộ máy NN, thể hiện:
+ Các cơ quan quyền lực NN đều do ND bầu ra, chịu trách nhiệm trc ND; các cơ quan hành
chính NN, tòa án, viện KS do CQ quyền lực bầu ra & chịu trách nhiệm trc CQ bầu ra.
+ Các CQ NN cấp dưới phải phục tùng CQ NN cấp trên; kết hợp chặt chẽ vs việc phân cấp hợp
lý.
+ Thiểu số phục tùng đa số, thực hiện chế độ 1 thủ trưởng trong điều hành công việc ở công sở.
- Kết hợp hài hòa các lợi ích XH: phải kết hợp hài hòa 3 lợi ích: lợi ích của XH, tập thể và cá
nhân. Các biện pháp thực hiện:
+ Thực hiện đường lối phát triển KT đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng các QL khách quan phù
hợp vs đặc điểm của đất nc.
+ Xây dựng, thực hiện các quy hoạch & kế hoạch chuẩn xác. KH quy tụ quyền lợi của cả hệ
thống và phải có tính thực hiện cao.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán KT & vận dụng đúng đắn các đòn bảy KT để quản lý 1
cách có hiệu quả mọi tiềm năng và cơ hội.
- Tiết kiệm có hiệu quả: để thực hiện ng/tắc này, NN cần phải:
+ Có đường lối chiến lược phát triển KT đúng đắn, phù hợp vs đòi hỏi của các QL khách quan.
+ XD và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch chuẩn xác để khai thác có hiệu quả các nguồn lực
của đất nc.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán KT. Lấy hiệu quả kt-xh làm tiêu chuẩn cơ bản để xđ
phương án phát triển, lựa chọn đầu tư.
+ Tiến hành CNH, HĐH đất nc, lấy con ng là nguồn lực chủ yếu, KH-KT là động lực cơ bản
của sự nghiệp này.
+ Đổi mới các chính sách và đòn bảy KT nhằm khuyến khích sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các
nguồn lực của đất nc.
+ Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng công quỹ các cơ quan, cơ sở KT NN.
+ Thực hành chế độ tiết kiệm, chống tham nhũng, xử lý nghiêm chỉnh những hành vi lãng phí,

làm thất thoát tài sản XHCN.
+ Tăng cường pháp chế XHCN trong việc QL và sử dụng tài sản XHCN.


Nhà QLKT fai hiểu và nắm vững các quy luật giá trị, quy luật cung-cầu giá cả để làm căm cứ
khoa học điều hành nền KT vĩ mô có hiệu quả
* MLH giữa quy luật kinh tê và nguyên tắc QLKT của nhà nước
- KN về QLKT: là mối liên hệ nhân quả, bản chất, phổ biến tồn tại trong các hiện tượng kinh tế
ở thời điểm nhất định khi điều kiện tồn tại của nó vẫn còn.
- Nhà nước muốn QLKT có hiệu quả phải nhận biết được quy luật, quá trình nhận biết quy luật
gồm hai giai đoạn: nhận biết qua các hiện tượng thực tiễn và qua các phân tích bằng khoa học
và lý luận. Đây là một quá trình tuỳ thuộc vào trình độ, sự mẫn cảm, nhạy bén của con người.
- Bên cạnh đó, các tổ chức, các doanh nghiệp cần tổ chức các điều kiện chủ quan của hệ thống
để cho hệ thống xuất hiện các điều kiện khách quan mà nhờ đó quy luật phát sinh tác dụng.

Câu 3 (Đề 2): Nội dung, ý nghĩa và việc áp dụng các mô hình kê hoạch hóa
vào thực tiễn quản lý Nhà nước? Nêu là hoạt động quản trị doanh nghiệp thì áp
dụng mô hình nào là phù hợp ? Những hạn chê và nguyên nhân thất bại của kê
hoạch hóa?
* Nội dung, ý nghĩa và việc áp dụng các mô hình kế hoạch hoá (KHH) vào TTQLNN theo giai
đoạn:
Mô hình tăng trưởng tổng hợp (MHTTTH)
- Là mô hình KHH đàu tiên và sơ đẳng nhất, nó đề cập đến toàn bộ nề kt vĩ mô: tiêu dùng, sx,
đầu tư, tiết kiệm, XNK.
- Thường dùng để x/định tố độ tăng trg of sản lg QG với các giả thiết đơn giản về tiết kiệm
(TK) và đầu tư (ĐT).
- loại đơn giản nhất, thường s/dụng nhiều nhất là mô hình Hawod-former. Theo mô hình này,
TK và ĐT giới hạn tạo nên hạn chế chính đối với tăng trg kt tổng hợp.
- Với tốc độ tăng trưởng tổng sp quốc dân cho trc, mô hình này x/đ số lg TK cần thiết để tạo ra
tăng trưởng tg ứng.

- Tại những nước thiếu hụt dự trữ ngoại hối được xem như trở ngại chính ngăn cản tăng trưởng
KT thì MHTTTH tập trung nhiều hơn vào XK, NK, biến động tỷ giá mậu dịch & các nguồn
viện trợ tài chính (TC) của nc ngoài.
MH dự án khu vực
- nếu phân chia nề KT thành 2 hoặc nhiều khu vực chính (NN, phi NN, hàng tiêu dùng, khu vực
sx) thì mục đích lập ra 1 KH trong nc 1 cách nhất quán cho toàn bộ nề KT tập trung vào tăng trg
của 1 số giới hạn trong khu vực chính.
- tập trung vào những mức độ sx & tiêu dùng để điều tra khả năng tăng trg trog từng khu vực
của nền KT thì cách tiếp cận DA khu vực đơn nhất thường đc tiếp cận áp dụng nhiều nhất ở
nền KT thiếu số liệu thống kê về MH tổng hợp, hay khu vực chính. Tuy nhiên, những KH từng
phần chỉ là tập hợp ngẫu nhiên gồm các DA phát triển đủ loại mà ko liên kết với nhau rõ ràng.
MH liên ngành toàn diện:
- MH liên ngành or MH đầu vào, đầu ra mô tả hđ của tất cả khu vực sx của nền kt có mối liên
hệ toán học với nhau.
- các MH liên ngành gồm 10-30 ngành trong nền kt đang pt, và 30-40 ngành trong nền kt tiên
tiến.
- các mh phức tạp hơn như loại “chương trình tuyến” hay “phân tích hoạt động” mà việc kiểm
tra tính khả thi, tính tối ưu cũng đc đưa vào mh.
- đặc điểm nổi bật của mh này là ý đồ muốn lập ra 1 kế hoạch tăng trg thích hợp với nội bộ và
toàn diện cho nền kt.
Tuy nhiên nó chưa có tác dụng đối với các nền kt đang phát triển.
* áp dụng các mô hình kế hoạch hóa này vào:


+) giai đoạn tăng trưởng: nền kt ở giai đoạn tăng trưởng thấp, thích hợp hơn nếu tập trung đầu
tư dự án công vì kinh phí xh -> đk cần thiết để tiến hành cải cách kd.
+) cơ cấu kt: - kt tư nhân ko có tác dụng và thụ động -> nhà nước sẽ đảm nhận phần thụ động
và tạo ra hình thức ban đầu. – kt tư nhân năng động, kế hoạch tập trung tạo ra đk thuận lợi, giúp
kt tư nhân tự do kd -> đóng góp lợi ích cho xh.
+) khả năng sẵn có và chất lg thông tin thống kê:

- số liệu thống kê sơ sài, ko chắc chắn -> pư ứng dụng sẽ ít hơn số liệu phân tích có độ tin
cậy cao.
- khi mà thiếu hoàn toàn thông tin -> việc ứng dụng MH bị cản trở, lập KH chỉ mang tính
mô phỏng, phỏng đoán…
+) giới hạn về nguồn lực:
- liên quan đến giai đoạn tăng trưởng kt của 1 nc(đb là nguồn ngoại hối).- ngoại hối khan
hiếm -> đẩy mạnh xk hoặc hình thức kiểm soát nk sẽ có tầm quan trọng hơn trong kế hoạch
- vốn hạn chế cần tập trung đầu tư cho lĩnh vực sxkd có hiệu quả nhất.
- khó khăn khác có thể xuất hiện trog qt ph/triển kt như nhân lực trình độ cao, phg tiện giao
thông, tài chính…
+) các ưu tiên & mục tiêu:
- những mục tiêu xh&kt cụ thể và lâu dài mà đấy nước theo đuổi là cơ sở cho toàn bộ kế
hoạch. mục tiêu tăng trưởng kt thường nhắc đến: tăng thu nhập trên đầu ng, tạo công ăn việc
làm, giá cả ổn định, giảm nghèo, bất công trong thu nhập, cải thiện cán cân thanh toán…
- mỗi mục tiêu có thể đúng với kỳ vọng, song dễ dàng nảy sinh mâu thuẫn nếu tất cả đều
theo đuổi mức độ như nhau. Do đó cần lựa chọn các thứ tự ưu tiên trong kế hoạch pt kt&xh.
*) Hạn chế và nguyên nhân thất bại:
+) hạn chế:
- kết quả thực tiễn trong những năm qua của hầu hết các nước đang phát triển chưa chứng
minh đc tính hơn hẳn của kế hoạch. vấn đề là ở chỗ kế hoạch hoá tồi chứ ko phải chỉ tại việc
KHH.
- việc thử nghiệm các ch/sách của CP tại nhiều nc đang pt đã làm xấu đi chứ ko dung hoà
mâu thuẫn lợi nhuận và chi phí của tư nhân và xh.
- hạn chế của KHH ko phải do bản chất cua rnos mà do sự can thiệp chưa tốt chra NN vào
nền KT.
- Hạn chế của KHH chính là chưa khắc phục được mâu thuẫn giữa sự đánh giá của cá nhân
& Xh về lợi ích & chi phí.
- Có lợi ích đứng trên quan điểm cá nhân, DN nhưng chưa có lợi cho XH. CHất lượng của
KH cần đc nâng cao.
+) nguyễn nhân thất bại:

- Những thiếu sót trog kh & thực hiện kh.
- những số liệu ko đầy đủ & thông tin ko chính xác.
- những biến động kt trog nc, khu vực, TG.
- những yếu kém về thể chế.
- thiếu ý chí chính trị.



×