Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.29 KB, 11 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN
1.1. Khái quát chung về vốn sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp:
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì
đều cần một khoản vốn ứng trước. Nghĩa là, để sản xuất sản phẩm, dịch vụ, doanh
nghiệp đó cần một khoản vốn cần thiết trước đó để mua sắm những công cụ lao động
như: máy móc, trang thiết bị, nhà cửa văn phòng. Để sản xuất sản phẩm, dịch vụ, doanh
nghiệp còn cần có đối tượng lao động là các loại nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao
động và các dịch vụ mua ngoài khác từ các doanh nghiệp khác trên thị trường. Khi tiến
hành trao đổi sản phẩm trên thị trường, trong thời đại kinh doanh ngày nay người ta còn
trao đổi theo phương thức mua bán chịu, do đó doanh nghiệp còn phát sinh các khoản
nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả, … nghĩa là, khi tiến hành sản xuất kinh
doanh, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn tài nguyên có sẵn thuộc sở
hữu của doanh nghiệp hay chỉ được phép sử dụng. Khoản vốn tiền tệ ứng trước cho
nguồn tài nguyên đó chính là vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vậy vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chính là khoản vốn ứng
trước để doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mua
các loại nguyên nhiên vật liệu cần thiết, sức lao động và các loại sản phẩm dịch vụ khác
để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sau đó đem bán trên thị trường thu
hồi vốn và có một khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tức là khoản vốn ứng trước này
doanh nghiệp phải thu hồi tối thiểu là bằng như trước và lớn hơn nếu có lợi nhuận.
Nguồn tài trợ cho các loại vốn này là nguồn vốn của doanh nghiệp đó.
Trong quan điểm kinh tế hiện đại, thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm những giá trị về hiện vật còn có những giá trị vô hình nhưng thuộc quyền sở
hữu và sử dụng của doanh nghiệp như các chi phí thành lập doanh nghiệp, phát minh
sáng chế, vị trí thương mại của doanh nghiệp, trong nền kinh tế nước ta còn có tiền thuê
đất,…
Như vậy vốn sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là tổng các giá trị đã
được tiền tệ hóa những của cải vật chất và phi vật chất của doanh nghiệp hoặc thuộc
quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Những giá trị vô hình gọi là các tài sản vô hình của doanh nghiệp.


Nếu ví doanh nghiệp là một cơ thể sống thì vốn sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp chính là dòng huyết mạch của doanh nghiệp, dòng huyết mạch này cũng
tuần hoàn chu chuyển không ngừng và sẽ “chết” khi không có nguồn huyết mạch đó.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải bảo vệ và phát triển thêm vốn
sản xuất kinh doanh của mình, bởi vì dòng huyết mạch này không những nuôi sống
doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp lớn lên trong thương trường vô tận và cũng
lắm phong ba bão táp.
Vậy để hoạt động và đạt được mục tiêu đã đề ra thì bất cứ một doanh nghiệp nào
cũng cần phải có một nguồn vốn tài trợ và doanh nghiệp phải ra sức bảo toàn và phát
triển nguồn vốn này bằng chính nỗ lực của riêng doanh nghiệp đó.
1.2. Phân loại và quản lý vốn sản xuất kinh doanh:
Nhằm quản lý và bảo tồn có hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp, căn cứ vào hình thái chu chuyển của từng loại vốn, người ta chia vốn sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp thành hai loại chính là vốn cố định và vốn lưu động.
Để bảo toàn được vốn sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp quản lý hai
loại vốn: vốn cố định và vốn lưu động.
1.2.1. Vốn cố định:
1.2.1.1. Khái niệm vốn và nguồn vốn cố định:
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một số tư liệu
lao động nhất định như kho tàng, cửa hàng, văn phòng làm việc, nhà xưởng sản xuất,
các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, cho công tác quản lý doanh nghiệp, các
loại phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đo lường,… Đó là những cơ sở vật
chất kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đặc điểm của tư liệu lao động là thời gian sử dụng tương đối dài, nên có thể
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban
đầu, nhưng trong quá trình sử dụng các loại tư liệu trên bị hao mòn về mặt giá trị.
Ngoài ra còn có một số tài sản của doanh nghiệp không có hình thái vật chất cụ
thể nhưng do đặc điểm và tính chất luân chuyển giá trị nên cũng có thể được xếp vào
loại tư liệu như chi phí thành lập doanh nghiệp, bằng phát minh, sáng chế thương mại,


Hiện nay theo quy định của Nhà nước, những tư liệu có bốn tiêu chuẩn sau đây
được gọi là TSCĐ:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ
- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy.
- Có thời gian sử dụng trên một năm.
- Có giá trị theo quy định hiện hành.
Những tài sản thỏa mãn bốn điều kiện trên nhưng không có hình thái vật chất cụ thể thì
được coi là TSCĐ vô hình.
Nếu chỉ thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì được coi là công cụ dụng cụ hoặc
chi phí trả trước.
Việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ của doanh nghiệp đều phải chi trả
bằng vốn tiền tệ. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt các TSCĐ
hữu hình và TSCĐ vô hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.
Như vậy, đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn
sử dụng. Tuy nhiên không như các loại TSCĐ, vốn cố định không bị hao mòn về giá trị
mà vốn cố định được bảo toàn và phát triền.
Nguồn vốn tiền tệ tài trợ cho việc mua sắm các loại TSCĐ trên cũng tức là hình
thành nên vốn cố định thì được gọi là nguồn vốn cố định.
1.2.1.2. Hình thái của vốn cố định:
Từ khái niệm nêu trên thì tùy theo loại tài sản mà nguồn vốn cố định có hình thái
là các loại TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình.
1.2.1.3. Vai trò của vốn cố định
Như ta đã biết thì vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và
chỉ kết thúc một chu kỳ tuần hoàn khi TSCĐ đó hết hạn sử dụng hay doanh nghiệp
nhượng bán đi.
Trong bất cứ một doanh nghiệp dù là hoạt động trong lĩnh vực nào thì khi bước
vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải có một số tư liệu lao động nhất định, bởi
vì đó là những cơ sở nền tảng để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh được
thuận lợi.

Như vậy vốn cố định đóng vai trò là cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp, mặc dù không tham gia trực tiếp vào hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay, đã có sự xuất hiện các công ty, doanh nghiệp ảo hoạt động không có
một văn phòng cụ thể, nhưng công ty, doanh nghiệp đó cũng phải có một khoản vốn cố
định khi bước vào hoạt động mà nếu thiếu chúng thì những người lãnh đạo công ty,
doanh nghiệp đó cũng không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
được. Vốn cố định khi đó tồn tại chủ yếu ở các dạng TSCĐ vô hình, TSCĐ là các loại
phương tiện truyền thông hiện đại.
1.2.1.4. Sự cần thiết phải quản lý vốn cố định:
Theo quy luật sản xuất, thì để tồn tại và phát triển được thì các đơn vị kinh tế
phải thực hiện tái sản xuất cả tái sản xuất cheo chiều rộng và tái sản xuất theo chiều sâu,
trong đó có tái sản xuất tư liệu sản xuất dưới hình thức là đầu tư xây dựng , mua sắm
TSCĐ mới. Như vậy doanh nghiệp không những phải có một khoản vốn lớn cho việc
đầu tư TSCĐ dù theo dạng đầu tư nào. Khoản vốn này bao gồm khoản phải chi ra trước
đây nay hết một kỳ chu chuyển của vốn phải thu về và một khoản vốn tăng thêm là lợi
nhuận đạt được, tức là vốn cố định ban đầu ít nhất phải được bảo toàn.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định ban đầu thì doanh nghiệp phải thực hiện
tốt công tác quản lý vốn cố định. Quản lý tốt vốn cố định không những giúp doanh
nghiệp đảm bảo được tái sản xuất tư liệu sản xuất mà còn đảm bảo cho doanh nghiệp
tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi và có lãi cho doanh nghiệp. Do vậy doanh
nghiệp cần thiết phải quản lý vốn cố định của mình.
Công tác quản lý vốn cố định bao gồm các bước:
- Đánh giá và đánh giá lại TSCĐ hiện đang sử dụng tại doanh nghiệp.
- Xác định kết cấu TSCĐ hiện dùng tại doanh nghiệp.
- Tính khấu hao TSCĐ: xác định chính xác TSCĐ cần tính khấu hao, lựa chọn phương
pháp khấu hao hợp lý và quản lý sử dụng tốt vốn khấu hao TSCĐ.
Hiện nay có nhiều phương pháp tính khấu hao TSCĐ như: phương pháp tuyến
tính, phương pháp khấu hao nhanh giảm dần theo thời gian, phương pháp khấu hao
nhanh theo năm sử dụng,… Theo quy định quản lý tài chính ở Việt Nam hiện nay, các

doanh nghiệp được phép tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính.
Phương pháp khấu hao theo phương pháp tuyến tính: căn cứ của phương pháp
này là căn cứ vào tỷ lệ khấu hao hàng năm. Ta có:
Nguyên giá
Tỷ lệ khấu hao( Tkh) = x 100%
Năm sử dụng
K = Tkh x Nguyên giá
Trong đó:
- Tkh: Tỷ lệ khấu hao
- K: Mức khấu hao tính cho tháng, quý , năm
1.2.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
•Chỉ tiêu vòng quay tài sản cố định (Rf):
Doanh thu thuần
Rf =
Tổng TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động, cứ một đồng TSCĐ sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp. Để nâng cao chỉ tiêu này thì ngoài cách gia tăng doanh thu hoạt động
trong kỳ, doanh nghiệp còn có thể nâng cao theo cách tích cực hơn là sử dụng tốt vốn
cố định, tức là đầu tư hợp lý cho TSCĐ không gây lãng phí vốn, đồng vốn bị “ngâm” ở
tài sản cố định quá nhiều.
Tuy nhiên độ tin cậy của chỉ tiêu này là không hoàn toàn tuyệt đối, do mức độ sử
dụng tài sản cố định của các ngành nghề là khác nhau. Đối với các ngành sản xuất
thương mại và dịch vụ thì mức độ sử dụng tài sản cố định thấp nên tỷ số Rf rất cao, còn
các ngành sản xuất khác thì ngược lại. Do vậy chỉ tiêu này chỉ dùng đánh giá so sánh
giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc trong nội bộ doanh nghiệp mà thôi.
•Hàm lượng vốn cố định:
VCĐ trong kỳ
Hàm lượng vốn cố định = x 100%
Tổng tài sản trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động, cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh
trong kỳ thì có bao nhiêu đồng vốn cố định. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
bằng chỉ tiêu này là cao hay thấp còn phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Trong một doanh nghiệp thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nó cho người lãnh đạo biết
rằng trong kỳ có bao nhiêu đồng vốn linh hoạt thực sự tham gia tạo lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
•Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Lợi nhuận sau thuế
Hiệu quả sử dụng VCĐ = x 100%
Tổng VCĐ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, cứ 100 đồng vốn cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận cho doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh theo chỉ tiêu này còn phụ
thuộc vào loại hình doanh nghiệp, quy mô TSCĐ sử dụng.
1.2.2. Vốn lưu động:
1.2.2.1. Khái niệm, phân loại, nguồn vốn và nhu cầu vốn lưu động:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số tài sản lưu động.
Biểu hiện vật chất của tài sản lưu động là hàng hóa, thành phẩm, bao bì gắn liền với
hàng hóa, ngân quỹ, tiền trong thanh toán, các loại nguyên nhiên vật liệu dùng sản xuất
sản phẩm hàng hóa dịch vụ,…

×