Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng thương mại cổ phần á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.95 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------

LÊ NG ỌC ANH

PHÁT TRI ỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------

LÊ NG ỌC ANH

PHÁT TRI ỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

CHUYÊN NGÀNH

: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÃ S Ố: 60.31.12


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN HOÀNG NGÂN

TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên c ứu và
thực hiện, các s ố liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung th ực.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2010


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH..................................... 4
1.1.HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH................................................................. 4
1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động cho thuê............................................................... 4
1.1.2. Hoạt động của công ty cho thuê tài chính......................................................... 8
1.1.3. Giao dịch cho thuê tài chính................................................................................. 9
1.2.CÁC HÌNH THỨC CHO THUÊ TÀI CHÍNH.................................................... 14
1.2.1. Các loại cho thuê tài chính cơ bản.................................................................... 15
1.2.2. Các loại cho thuê tài chính đặc biệt.................................................................. 16
1.3.NHỮNG LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH............18

1.3.1. Lợi ích của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế........................................ 18
1.3.2. Lợi ích đối với bên cho thuê ( Công ty cho thuê tài chính)........................19
1.3.3. Lợi ích của cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp đi thuê..................... 20
1.4.HẠN CHẾ CỦA CHO THUÊ TÀI CHÍNH.......................................................... 21
1.5.CÁC NHÂN T Ố TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH........................................................................................... 22
1.5.1. Nhóm nhân tố cơ chế, chính sách, pháp luật, môi tr ường kinh doanh .. 22
1.5.2. Nhóm nhân t ố nội tại của các công ty cho thu ê tài chính......................... 23
1.5.3. Nhóm nhân t ố thuộc về doanh nghiệp đi thuê.............................................. 23
1.6.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH...................................................................................................................... 24
1.6.1. Hoạt động cho thuê tài chính ở Nhật Bản....................................................... 24
1.6.2. Hoạt động cho thuê tài chính ở Trung Quốc.................................................. 25


1.6.3. Hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc...................................................... 25
1.6.4. Hoạt động cho thuê tài chính ở Philippines.................................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG I........................................................................................................ 26
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á CHÂU.................................................... 27
2.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á CHÂU...................................................... 27
2.1.1. Sự hình thành và phát tri ển............................................................................... 27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ........................................................................................... 28
2.1.3. Mô hình tổ chức.................................................................................................... 29
2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á CHÂU.......................................... 32
2.2.1. Tình hình hoạt động của các công ty cho thu ê tài chính thành viên Hi ệp
hội cho thuê tài chính Việt Nam........................................................................ 32

2.2.2. Thực trạng hoạt động Công ty cho thu ê tài chính Ngân hàng Á Châu . 36
2.2.3. Đánh giá một số kết quả hoạt động kinh doanh............................................ 47
2.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân........................................................................ 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG II...................................................................................................... 58
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á CHÂU.............................. 59
3.1.NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO
THUÊ TÀI CHÍNH....................................................................................................... 59
3.2.ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á CHÂU 2010-2012................................ 60
3.2.1. Định hướng hoạt động chung............................................................................ 60
3.2.2. Định hướng chỉ tiêu kinh doanh trong năm 2010 và các năm v ề sau ... 61


3.3.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á CHÂU.....................63
3.3.1. Hoàn thi ện chiến lược kinh doanh................................................................... 63
3.3.2. Xây dựng chính sách Marketing tổng hợp...................................................... 64
3.3.3. Tạo lập các nguồn vốn hoạt động..................................................................... 67
3.3.4. Các biện pháp phòng ng ừa rủi ro..................................................................... 70
3.4.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO

THUÊ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM..................................................................... 73
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.............................................................................. 73
3.4.2. Kiến nghị đối với các Bộ, Ng ành liên quan.................................................. 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG III..................................................................................................... 78
KẾT LUẬN................................................................................................................................. 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 80
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Diễn giải

Ký hiệu
ACB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu

ACB Leasing

Công ty cho thuê tài chính ACB

NHNNVN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

CIC

Trung tâm thông tin tín d ụng NHNNVN

BIDV


Ngân hàng Đầu tư & Phát tri ển Việt Nam

VIETCOMBANK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
AGRIBANK

Ngân hàng Nông nghi ệp & Phát tri ển nông thôn Việt Nam

VIETINBANK

Ngân hàng TMCP Công thương Vi ệt Nam

SACOMBANK

Ngân hàng TMCP Sài gòn Th ương tín

CTTC

Cho thuê tài chính

HĐ CTTC

Hợp đồng Cho thuê tài chính

TCBS

The Completly Banking System – Phần mềm hệ thống ACB

Bảng
1.1
1.2

1.3
2.1


2.7
3.1

Biểu đồ
2.1

Biểu đồ tỷ trọng dư nợ toàn ngành năm 2008

2.2

Biểu đồ tỷ trọng dư nợ toàn ngành 09 tháng năm 2009

2.3

Tỷ trọng dư nợ cho thuê theo lo ại hình kinh tế năm 2008
Tỷ trọng dư nợ cho thuê theo loại hình kinh tế 09 tháng

Trang

6
9
10
32
34
34
38

41
44
45
61
Trang

40
40
43
43


Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do ch ọn đề tài
Hiện nay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp t ài sản khi
vay vốn ở các ngân hàng hoặc dự án kinh doanh khả thi nhưng lại không có bất động
sản thế chấp thì việc xuất hiện sản phẩm cho thuê tài chính đã mở ra nhiều thuận lợi
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn trung d ài hạn nhằm hiện
đại hóa công nghệ sản xuất, nâng cao chất l ượng sản phẩm và quan tr ọng nhất đây
chính là kênh cung ứng vốn trung dài h ạn hiệu quả.
Thuê tài chính là m ột hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều n ước trên
thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ð ức, Thụy Ði ển, Úc... Loại hình cho thuê tài chính đã
được một số công ty tài chính đưa ra thị trường tài chính vào những năm cuối những
năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ 20 với t ên gọi là thuê tài chính
(finance lease....).
Tại Việt Nam, qua thời gian thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính đã có những
lợi ích, đó là một lối thoát cho cơn khát vốn gay gắt đang trói tay các doanh nghiệp.
Cho thuê tài chính tỏ ra thích hợp với các doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn tái cấu

trúc và cơ cấu lại dây chuy ền sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất. Có thể nói, cho thuê tài chính là một thị trường đầy tiềm năng tại
Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghi ệp Việt Nam hiện vẫn chưa sử dụng dịch vụ này
như một sản phẩm tín dụng phổ biến. Chính vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài “Phát
triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê Tài chính Ngân hàng T
hương mại Cổ phần Á Châu” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Với quá trình nghiên cứu, Luận văn hướng đến việc tìm kiếm câu trả lời cho những
nội dung sau:
- Tình hình hoạt động của thị trường cho thuê tài chính tại Việt Nam trong thời gian
qua diễn ra như thế nào? Thực trạng hoạt động của các công ty cho thu ê tài chính?


Trang 2

- Đánh giá thực trạng tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu, đ ề xuất giải
pháp phát tri ển cho ACB Leasing cũng như thị trường cho thuê tài chính Việt Nam?
3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: những khó khăn, thuận lợi trong quá tr ình phát triển của

Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng TMCP Á Châu.
- Phạm vi nghiên cứu: sự vận động phát triển củ a hoạt động cho thuê tài chính, mối
quan hệ tín dụng giữ a khách hàng thuê tài chính và các công ty cho thuê tài chính
trong đó có Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu .
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy
nạp để xử lý thông tin từ các nguồn báo chí, tập san, internet… vận dụng phương
pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic để làm sáng t ỏ vấn đề và tìm biện pháp

giải quyết vấn đề.
- Sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp phân tích để thực hiện nghiên cứu
cá nhân có liên quan đến nội dung luận văn.
5. Ý ngh ĩa thực tiễn và h ạn chế của luận văn
Luận văn đã đi vào thực tiễn tình hình phát triển của thị trường cho thuê tài
chính Việt Nam nói chung và Công ty cho thuê tài chính Ngân hàn g TMCP Á Châu
nói riêng, qua đó nêu b ật những khó khăn, hạn chế cần đ ược quan tâm khắc phục và
đề xuất giải pháp phát triển đối với nghiệp vụ n ày trong tương lai. Từ đó, khẳng định
vai trò quan tr ọng của các công ty cho thuê tài chính trong việc cung cấp sản phẩm,
dịch vụ tài chính cho bộ phận doanh nghiệp và cá nhân nói chung; song song với việc
đưa ra các giải pháp thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả mối quan hệ tín dụng của
hai chủ thể này.
Tuy nhiên, h ạn chế của luận văn là các s ố liệu liên quan đến tình hình hoạt
động của các công ty cho thuê tài chính có v ốn nước ngoài còn thi ếu cập nhật, chỉ
có số liệu của các công ty cho thuê tài chính là thành viên của Hiệp hội cho thuê tài


Trang 3

chính Việt Nam. Do đó, các gi ải pháp mà tác gi ả đưa ra cũng chỉ xuất phát từ thực
tiễn hoạt động của các đơn vị trong nước mà chưa đi sâu phân tích nghiệp vụ từ thị
trường cho thuê tài chính quốc tế để đưa ra một tiến trình thực hiện cụ thể.
Kết cấu luận văn bao gồm những Chương sau đây:
Chương I:

Tổng quan về hoạt động cho thuê tài chính

Chương II: Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty Cho thuê tài chính
Ngân hàng Á Châu
Chương III: Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê

Tài chính Ngân hàng Á Châu.


Trang 4

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Hình thức tài trợ thông qua cho thuê tài sản đã có lịch sử lâu đời và diễn ra
trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, thuộc nhiều khu vực trên thế giới. Tuy
nhiên, từ khi xuất hiện phương thức cho thuê tài chính (leasing) thì loại hình tài trợ
này đã có những bước phát triển mang tính đột phá. Đối với nước ta cho thuê tài
chính là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với kết quả đạt được còn khiêm t ốn. Nhưng
sau hơn 10 năm đi vào hoạt động các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam đã
chứng tỏ tính ưu việt của mình, hoạt động này đã tạo một kênh dẫn vốn rất quan
trọng đến các doanh nghiệp, và thực tế cho thấy hoạt động cho thuê tài chính đã có
những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và phạm vi địa lý. Hiện nay, ngành cho
thuê tài chính đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường vốn. Song song với
sự phát triển về chiều rộng, chiều sâu đang dần thay đổi và phát triển. Với mục đích
trang bị những vấn đề cơ bản về cho thuê tài chính (từ khái niệm, đặc điểm, phương
thức giao dịch,... đến bản chất, vai trò, lợi ích) nội dung của Chương I gồm các vấn
đề sau:
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động cho thuê
Cho thuê tài sản là một phương thức tài trợ được sáng tạo từ rất sớm trong lịch
sử văn minh nhân loại. Theo các thư tích cổ, hoạt động cho thuê tài sản đã xuất hiện
từ năm 2800 trước công nguyên tại thành phố Sumeran của người UR (là một thành
phố phía Nam của thành phố Mesopotania, gần vịnh Ba tư, là một phần của Iraq ngày
nay). Trong đó những người cho thuê là các thầy tu, còn những người đi thuê là
những nông dân t ự do, tài sản thuê là những công cụ sản xuất nông nghi ệp như súc
vật kéo, nhà cửa, ruộng đất...

Và đến đầu những năm 50 của thế kỷ 20, hoạt động cho thuê tài sản đã tiến
một bước dài và đã trở thành một ngành kinh doanh thực sự với việc ra đời của công
ty United States Leasing Coporation (Hoa Kỳ), một hình thức cho thuê m ới được
thực hiện, cho thuê tài sản trung và dài hạn, hình thức cho thuê tài sản này đã


Trang 5

có sự thay đổi về chất. Từ đó đến nay hoạt động cho thuê tài sản được chia thành hai
nhánh: Cho thuê tài sản trong thời gian ngắn (hay còn gọi là cho thuê v ận hành, cho
thuê thô ng thường, cho thuê ki ểu truyền thống) và cho thuê tài sản trung và dài hạn
(hay còn gọi là cho thuê tài chính).
Sau đó nghiệp vụ cho thuê tài chính phát tri ển sang Châu Âu và được ghi vào
Luật Thuê mua của Pháp ( năm 1960 ) với tên gọi “Credit Bail”. Cũng trong năm
1960, hợp đồng cho thuê tài chính đầu tiên được thảo ra ở Anh có giá trị 18.000 bảng
Anh.
Từ khi xuất hiện hình thức cho thuê tài chính, các hoạt động cho thuê đã phát
triển rất đa dạng. Trong giao dịch ngày nay, các công ty cho thuê tài chính có thể cho
thuê cả những nhà máy hoàn chỉnh theo phương thức “chìa khoá trao tay”. Đồng thời
về chủng loại, tài sản cho thuê cũng được đa dạng hoá. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ,
tổng số vốn thiết bị cho thuê năm 1987 lên tới 107,9 tỷ đôla ($) và có tốc độ gia tăng
7% mỗi năm. Ngày nay, ngành cho thuê thi ết bị Hoa Kỳ chiếm từ 25% - 30% tổng số
tiền tài trợ cho các giao dịch mua bán thiết bị hàng năm. Ở Anh, năm 2007 tổng giá
trị ngành công nghi ệp cho thuê đạt hơn 1000 tỷ bảng Anh.
Châu Á, Nhật là quốc gia có ngành kinh doanh cho thuê ra đời sớm nhất.
Công ty cho thuê đầu tiên của Nhật được thành lập vào năm 1963, đó là Công ty cho
thuê Orient (Orient Leasing Corporation ). Ở Nhật hoạt động của các công ty cho
thuê tài chính được sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại, các công ty thương mại
tổng hợp và các hãng sản xuất, vì vậy ngành cho thuê ở Nhật phát triển khá nhanh.
Đến đầu những năm 70 hoạt động cho thuê tài chính cũng bắt đầu xuất hiện ở Hàn

Quốc, Ấn Độ, Indonesia, đến cuối những năm 70 đầu 80 hoạt động cho thuê tài chính
đã phát triển ở hầu hết các nước Châu Á. Như vậy, Cho thuê tài chính đã phát triển
mạnh ở Châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới kể từ thập niên 70. Năm 1994,
ngành công nghi ệp cho thuê trên th ế giới có giá trị trao đổi chiếm 350 tỷ đôla, đến
năm 2008 đã trên 4.000 tỷ đôla. Nguyên nhân chính thúc đẩy hoạt động cho thuê phát
triển mạnh mẽ là do nó là hình thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và đem lại
hiệu quả cao cho các bên tham gia.


Trang 6

So với các nước Châu Á ngành công nghi ệp cho thuê thâm nh ập vào Việt
Nam có phần muộn hơn. Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này là Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, năm 1994 ngân hàng này đã thành lập Công ty cho thuê và đầu tư
để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Tuy nhiên, đến ngày 27/5/1995 Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ban hành thể lệ tín dụng thuê mua (Quyết định
149/QĐ-NH5) và ngày 9/10/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/CP về “Quy
chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính Việt Nam”. Ngày
20/05/2001 Chính phủ ban hành Ngh ị định số 16/2001/NĐ-CP quy định về tổ chức
và hoạt động của công ty cho thu ê tài chính và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP
ngày19/05/2005 quy định một số điều sửa đổi, bổ sung đối với Nghị định số
16/2001/NĐ-CP được xem là 02 văn bản pháp lý cao nhất sau Luật các tổ chức tín
dụng quy định hoạt động đối với các Công ty cho thu ê tài.
Nhờ các văn bản pháp lý trên đã tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính
ra đời và hoạt động. Các công ty cho thuê tài chính ho ạt động tại Việt Nam tính đến
thời điểm ngày 25/11/2009.
Bảng 1.1: Danh sách các Công ty cho thuê tài chính ho ạt động tại Việt Nam

TT


Tên Công ty

Công ty CTTC ANZVTRAC (100% vốn
1

nước ngoài)
(ANZ/V-TRAC
Leasing Company)
Công ty CTTC I NH Nông nghi ệp &

2

PTNT ( Agribank
No1. Leasing
Company)


Công ty CTTC II 3

NH Nông nghi ệp &
PTNT ( Agribank
No2. Leasing


Trang 7

TT

Tên Công ty


Company)
Công ty CTTC II NH
4

Đầu tư và Phát triển
VN (BIDV Leasing
Company II)
Công ty CTTC
Kexim (KVLC)

5

(100% vốn nước
ngoài) ( Kexim
Vietnam Leasing
Company)
Công ty CTTC NH
Công thương VN

6

(Leasing Company Industrial and
Commercial Bank of
Vietnam)
Công ty CTTC NH

7

Ngoại thương VN (
VCB Financial

Leasing Company)

Công ty CTTC NH


8

Sài Gòn Th ương Tín
( Sacombank Leasing
Company)
Công ty CTTC NH

9

Đầu tư và Phát triển
VN (BIDV Leasing

Company I)
Công ty TNHH
10

CTTC Quốc tế
Chailease (100%

Vốn nước ngoài)


Trang 8

TT


Tên Công ty

(Chailease
International Leasing
Company Limited)

Công ty TNHH cho
thuê tài chính Quốc
11

tế VN (Vietnam
International Leasing
Company)

12

Công ty TNHH một
thành viên CTTC
Công nghi ệp tàu thủy
(VINASHIN
Financial Leasing
Company Limited)

Công ty TNHH một
thành viên CTTC
13 Ngân hàng Á Châu (
ACB Leasing
Company)
Nguồn: />

1.1.2. Hoạt động của công ty cho thuê tài chính


Các công ty cho thuê được thành lập theo Luật doanh nghiệp. Do vậy vốn
hoạt động của công ty cho thuê hình thành từ các nguồn sau:
- Nguồn vốn tự có: nguồn vốn tự có của công ty cho thuê có thể là nguồn vốn góp
của các cổ đông (thể nhân hoặc các tổ chức), nguồn vốn do Nhà nước cấp, các quỹ và
lợi nhuận giữ lại công ty.


Trang 9

- Nguồn vốn đi vay: có thể là vay trực tiếp từ dân cư, vay ngân hàng hoặc vay qua thị
trường vốn, vay nước ngoài.
1.1.3. Giao dịch cho thuê tài chính
a. Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính:
Căn cứ theo Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày19/05/2005 quy định một số
điều sửa đổi, bổ sung đối với Nghị định số 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động
của công ty cho thuê tài chính thì tại Việt Nam một giao dịch được gọi là thuê tài
chính phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
1.

Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo h ợp đồng, bên thuê được chuyển

quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo s ự thoả thuận của hai bên;
2.

Khi kết thúc th ời hạn cho thuê theo h ợp đồng, bên thuê được quyền ưu

tiên mua tài s ản thuê theo giá danh ngh ĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản

thuê tại thời điểm mua lại;
3.

Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần

thiết để khấu hao tài s ản thuê;
4.

Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thu ê tài

chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp
đồng.
b.

Phân bi ệt cho thuê tài chính với Vay vốn Ngân hàng

Xét về bản chất, cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng trung và dài hạn,
nhưng lại có những điểm khác cơ bản so với hình thức vay vốn ngân hàng:
Bảng 1.2: So sánh gi ữa cho thuê tài chính và vay v ốn ngân hàng
Tiêu thức
Thời hạn của Hợp đồng
Lợi thuế về hạch toán
thuế
Khấu trừ thuế VAT


Quyền sở hữu tài sản


Trang 10


Tiêu thức
Thế chấp, cầm cố
Tỷ lệ tài trợ

c. Phân bi ệt Cho thuê tài chính với Cho thuê v ận hành
Cho thuê tài chính hiện được áp dụng hai hình thức phổ biến loại chính: cho
thuê vận hành (operating leasing) và cho thuê tài chính (financial leasing). Cho thuê
vận hành là loại hình cho thuê ng ắn hạn và bên đi thuê có thể huỷ bỏ hợp đồng và
bên cho thuê có trách nhiệm bảo trì, đóng bảo hiểm và thuế tài sản.
Xuất phát từ các đặc điểm trên dẫn đến tổng chi phí tiền thuê của một hợp
đồng nhỏ hơn nhiều so với giá trị của tài sản. Thông th ường khi kết thúc hợp đồng
bên cho thuê có thể gia hạn hợp đồng, ký hợp đồng mới hoặc tìm một khách hàng
thuê khác.
Như vậy, cho thuê v ận hành và cho thuê tài chính có những điểm giống nhau
cơ bản sau:
- Quyền sở hữu: Có sự tách biệt giữa quyền sở hữu pháp lý và quyền sở hữu kinh
tế.
-

Ưu đãi về thuế: Người cho thuê h ưởng và khấu trừ vào tiền thuê.

-

Bồi thường bảo hiểm: Người cho thuê được hưởng tiền bồi thường bảo hiểm.
Tuy nhiên, cho thuê v ận hành và cho thuê tài chính còn có những điểm khác

nhau cơ bản sau:
Bảng 1.3: So sánh gi ữa cho thuê vận hành và cho thuê tài chính
Tiêu thức

Thời hạn thuê
Quyền huỷ bỏ hợp đồng
Trách nhiệm bảo trì, đóng
bảo hiểm và thuế tài sản


Mức thu hồi vốn của một
hợp đồng thuê


Trang 11

Tiêu thức

Chuyển quyền sở hữu
hoặc bán tài sản

Trách nhiệm về rủi ro liên
quan đến tài sản

d.

Hợp đồng cho thuê tài chính

Các giao dịch cho thuê tài chính đều được thực hiện thông qua m ột hợp đồng
cho thuê tài chính, trong hợp đồng này phải thể hiện đầy đủ các thông tin v ề bên cho
thuê, bên thuê , tài sản cho thuê, thời hạn cho thuê, tiền thuê, quyền chọn mua, các
trường hợp và cách xử lý việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và một số thông tin
khác theo từng hợp đồng cho thuê tài chính cụ thể.
Hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết giữa

bên cho thuê và bên đi thuê về việc cho thuê tài sản trong một thời gian nhất định
thoã mãn điều kiện là cho thuê tài chính.
Hợp đồng cho thuê tài chính sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Bên thuê là người nắm quyền sử dụng tài sản thuê, là các cá nhân, các doanh
nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trực tiếp sử dụng tài sản thuê
trong thời hạn thuê.
- Quyền và nghĩa vụ của bên thuê được lập theo quy định của pháp luật và một số
thoả thuận riêng của hai bên (nếu có).
- Bên cho thuê là người nắm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cho thuê, là các
công ty cho thuê có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoạt động.
- Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê được lập theo quy định của pháp luật và kèm
theo một số thoả thuận riêng của hai bên (nếu có).


- Tài sản cho thuê là động sản như máy móc, thiết bị và các động sản khác đạt tiêu
chuẩn kỹ thuật tiên tiến, có thời gian sử dụng hữu ích trên m ột năm được sản xuất
trong nước hoặc nhập khẩu.


×