Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bai tap các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, xuấ bản ở việt nam trong thời kỳ đổi mớii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.64 KB, 10 trang )

Môn lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay;
Câu hỏi:
Câu 1: Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động
báo chí, xuấ bản ở Việt nam trong thời kỳ đổi mới”
Câu 2: Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo?

Bài làm
Báo chí là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ công tác tư tưởng,
văn hóa của Ðảng; là ngọn cờ, là công cụ sắc bén, hiệu quả để xây dựng, bồi đắp
nền tảng tư tưởng chính trị của Ðảng; tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; động viên, cổ vũ nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trước tình hình mới, công tác lãnh đạo,
quản lý báo chí của Ðảng, Nhà nước cần có nhiều đổi mới, cả về nội dung, phương
châm, phương thức.
Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước có hơn 730 cơ quan báo in, một hãng
thông tấn quốc gia; 67 đài phát thanh, đài truyền hình và đài phát thanh - truyền
hình. Trong số các đài phát thanh, truyền hình, có hai đài quốc gia (Ðài Truyền
hình Việt Nam, Ðài Tiếng nói Việt Nam), một đài của ngành (Ðài Truyền hình kỹ
thuật số VTC, do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý).
Về đội ngũ, hiện cả nước có hơn 17.500 người làm báo chuyên nghiệp được
cấp thẻ nhà báo, hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ
quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động


tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị, quảng cáo, phát hành, sống chủ yếu bằng
dịch vụ nghề báo. So với năm 1986 - năm đất nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc
đổi mới thì số lượng các cơ quan báo chí, số lượng báo, đài, tạp chí và đội ngũ
những người làm báo hiện nay tăng từ ba đến bốn lần; nếu so với năm 2001, các
chỉ số này tăng 1,3 đến 1,5 lần. Riêng lĩnh vực phát thanh, truyền hình, báo điện tử,
trang thông tin điện tử, mức tăng ở một số lĩnh vực lên đến hàng chục lần.


Nhìn từ tổng thể, phải nói rằng, báo chí nước ta đã phát triển nhanh chóng,
mạnh mẽ về nhiều mặt: tăng loại hình; tăng số lượng cơ quan báo chí; tăng số đầu
báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, chương trình; tăng chất lượng
nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lượng, phạm vi
phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm
việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí, nhất là ở nước
ngoài; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và kỹ thuật. Các cơ quan báo chí
tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối của Ðảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; phản ánh tâm tư, nguyện
vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển
hình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống thông tin, quan điểm
sai trái, âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; góp phần quan
trọng vào quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối
với sự nghiệp đổi mới; mở rộng giao lưu, hội nhập. Nhiều cơ quan báo chí đã xây
dựng và kiên trì thực hiện những quy định mang tính nguyên tắc nhằm giữ vững
tôn chỉ, mục đích; bảo đảm thông tin tích cực, lành mạnh luôn chiếm tỷ lệ lớn;
khuyến khích việc phát hiện và cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến; phát động và


tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ
thiện có ý nghĩa, mang lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm và thành tựu, hoạt động báo chí ở nước ta còn
bộc lộ không ít non kém, khuyết điểm. Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén
chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo
của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước, xa rời tôn chỉ, mục đích; thông tin không
trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã hội, ít tuyên
truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua
yêu nước; khuynh hướng tư nhân hóa, thương mại hóa báo chí, tư nhân núp bóng
để ra báo, kinh doanh báo chí ngày càng tăng. Một số báo ngành, đoàn thể, địa

phương đã vượt ra khỏi phạm vi tôn chỉ, mục đích để trở thành (hoặc muốn trở
thành) một tờ báo chính trị - xã hội của cả nước. Ðiều này dẫn tới việc các báo ít
nhiều sao nhãng nhiệm vụ chính của mình; đề cập quá nhiều các vấn đề của các
ngành, đoàn thể, địa phương khác; nội dung thông tin trên báo chí thường giống
nhau, bắt chước hoặc sao chép nhau, nhất là khi có các vấn đề phức tạp, nhạy cảm,
các vụ án, các vụ việc giật gân, câu khách. Bên cạnh đó, việc xây dựng, thực hiện
quy hoạch phát triển hệ thống các đài phát thanh, truyền hình còn nhiều lúng túng,
bất cập, gây lãng phí, tốn kém; nhất là việc xã hội hóa hoạt động truyền hình vẫn
có tình trạng buông lỏng, không tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, vừa "khoán
trắng" cho đối tác liên kết, thậm chí "bán kênh", "bán sóng" cho tư nhân...
Trong bối cảnh đó, việc tăng cường các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, xuấ bản ở Việt nam trong thời kỳ đổi
mới là điều rất cần thiết


Cùng với những nghị quyết, chỉ thị, quy định quan trọng do Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành từ cuối khóa IX đến nay, cần
tiếp tục xây dựng, bổ sung các quy định, quy chế tạo cơ sở chính trị cho công tác
lãnh đạo, chỉ đạo báo chí. Tiếp tục thể chế hóa đường lối, quan điểm của Ðảng
trong bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí, Chiến lược thông tin quốc gia đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 và xa hơn, xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm
pháp luật; xây dựng chế tài đủ mạnh để vừa tạo điều kiện cho báo chí phát triển
đúng hướng, vững chắc, vừa xử lý kịp thời, dứt điểm các sai phạm, nhất là các sai
phạm lớn, lặp đi lặp lại, kéo dài.
Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo
chí, khẩn trương lập đề án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí cả
nước, của từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị theo hướng hợp lý, tinh
gọn, thiết thực, hiệu quả. Kiên quyết xử lý, thu gọn các báo, tạp chí xét thấy không
cần thiết, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc để sai phạm kéo dài. Coi
trọng việc xây dựng tổ chức Ðảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt;

đề cao vai trò đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo;
trên cơ sở đó nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động theo đúng
tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí và nhà báo. Nâng cao
chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học của từng cơ quan báo chí, để báo
chí thật sự là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp; diễn đàn tin cậy của nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí; đào tạo phóng viên, biên
tập viên các cơ quan báo chí. Mở rộng nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm quản lý,
đào tạo báo chí với các nước trong khu vực và trên thế giới.


Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ
quan chủ quản của báo chí; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của các ban
cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo cơ quan chủ quản với các cơ quan báo chí. Nâng
cao chất lượng nội dung, hình thức, khả năng chi phối thông tin của các báo, đài
chủ lực. Ðầu tư thỏa đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại. Tiếp tục mở rộng
sóng phát thanh, truyền hình ra các nước, các khu vực bằng công nghệ thông tin
hiện đại; đưa sách, báo có nội dung tốt trong nước phục vụ đồng bào ta ở nước
ngoài; tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước và con người của Việt
Nam đến nhiều nước trên thế giới.
Kiên quyết đấu tranh chống thông tin, quan điểm sai trái, thù địch bằng một
đội ngũ nhà báo và chuyên gia giàu tâm huyết, có kiến thức và kinh nghiệm, sử
dụng các hình thức và phương tiện phù hợp. Ngăn chặn có hiệu quả hoạt động xâm
nhập báo chí nước ta của các thế lực thù địch, phản động từ bên ngoài.
Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, và điều kiện hoạt động cho các cơ quan
báo chí. Nghiên cứu, đổi mới công nghệ, thiết bị theo hướng hiện đại ưu tiên phủ
sóng phát thanh, truyền hình, phát hành các ấn phẩm báo chí cho giới trẻ, đồng bào
dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới, hải đảo.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đề bạt cán bộ trong cơ
quan trong cơ quan báo chí.
Đối với công tác đào tạo phải lựa chọn những người thực sự đáp ứng các yêu

cầu đào tạo và yêu thích nghề báo, có năng khiếu báo chí; xác định rõ mục tiêu đào
tạo để thiết kế chương trình phù hợp; phương pháp đào tạo phải hiện đại tăng tính
chủ động khả năng tư duy, khả năng làm việc nhóm kết hợp với các phương tiện kỹ
thuật hiện đại trong công tác đào tạo; Mặt khác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ


giảng dạy nhằm đảm bảo các khả năng cơ bản: khả năng sư phạm, khả năng nghiên
cứu và khả năng hoạt động thực tiễn.
Đối với công tác bồi dưỡng phải xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng
hàng năm đúng đối tượng, sát với yêu cầu thực tế; tăng cường đầu tư kinh phí cho
công tác bồi dưỡng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực báo chí; đa dạng các hình thức
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên hoạt động trong
lĩnh vực báo chí
Đối với công tác sử dụng đề bạt đội ngũ cán bộ báo chí việc quy hoạch, sử
dụng và đề bạt đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí phải đúng qui trình và lựa
chọn được những người có đầy đủ năng lực, phẩm chất cần thiết.
Tóm lại hoạt động báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước đã đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn còn một số tồn tại cần phải
giải quyết thông qua các giải pháp đồng bộ nêu trên mới có khả năng khắc phục
những hạn chế nêu trên.


Câu 2: Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo?
Hoạt động báo chí là một trong những hoạt động mang tính xã hội rất cao.
Nghề báo là nghề hoạt động xã hội; người làm báo là người hoạt động xã hội. Tác
phẩm báo chí thường có tác động xã hội rộng lớn, có khả năng định hướng tư
tưởng, định hướng thông tin cao và hiệu quả, chính vì vậy báo chí luôn được coi là
công cụ tuyên truyền hữu hiệu.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, báo chí còn
có khả năng tác động nhanh chóng và hết sức mạnh mẽ đối với xã hội, đôi khi vượt

ra ngoài dự kiến của tác giả. Một tác phẩm báo chí có thể mang lại hiệu ứng tích
cực, góp phần nâng cao tình cảm, nhận thức, lòng tin và định hướng hành động cho
công chúng, nhưng cũng có thể làm suy giảm lòng tin, băng hoại đạo đức, làm sai
lệch nhận thức và dẫn đến làm lệch lạc về hành động không chỉ một cá nhân, một
nhóm người mà có thể cả một cộng đồng. Vì thế bản thân mỗi nhà báo phải xác
định:
-

Vị trí, chức năng của mình: đang đứng và làm việc cho ai, ở v tri nào,

chức năng, TN của mình…Ở mỗi vị trí lại có trách nhiệm và vai trò khác nhau, để
từ đó chúng ta có cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
-

Đưa thông tin một cách trung thực và khách quan.

-

Đưa TT đúng định hướng của cơ quan, NN mà trực tiếp là các cơ quan

quản lý BC
Bên cạnh và gắn liền với trách nhiệm xã hội, người làm báo còn phải thực
hiện nghĩa vụ công dân của mình. Nghĩa vụ công dân và trách nhiệm xã hội là hai
phạm trù có mối quan hệ mật thiết với nhau; chúng là nội dung cơ bản của phẩm


chất chính trị của người làm báo cách mạng. Muốn trở thành nhà báo chân chính,
mỗi nhà báo phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của
mình và phải thực hiện đầy đủ và tốt nhất trách nhiệm và nghĩa vụ đó.
Mỗi khi cầm bút người làm báo phải tự đặt cho mình câu hỏi: Viết cho ai?

Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? Trả lời được đầy đủ, đúng đắn các
câu hỏi ấy có thể bảo đảm cho người làm báo thực hiện được trách nhiệm xã hội
của mình. Khi thực hiện một tác phẩm báo chí, tác giả không thể không nghĩ tới
người đọc, người nghe, người xem; không thể không nghĩ đến mục đích của tác
phẩm, tác động của nó tới những người sẽ tiếp nhận thông tin. Từ đó phải cân nhắc
mình sẽ viết cái gì và viết như thế nào. Viết thế nào không chỉ là viết sao cho dễ
hiểu, hấp dẫn người đọc mà còn làm sao để đạt được mục tiêu của bài viết, không
làm người đọc mất phương hướng trước thông tin nhà báo cung cấp cho họ. Trách
nhiệm xã hội của người làm báo trước hết và căn bản nhất là trách nhiệm trước hệ
quả của tác phẩm sau khi đến với bạn đọc. Người làm báo phải có trách nhiệm đến
cùng về sản phẩm do mình tạo ra. Xác định được rõ ràng như vậy, nhà báo sẽ có
trách nhiệm đầy đủ hơn trong toàn bộ quy trình làm ra sản phẩm, từ khâu tìm hiểu,
thu thập, khai thác, tiếp nhận thông tin đến khâu xử lý, công bố thông tin. Nhà báo
có trách nhiệm xã hội cao không bao giờ được quyền cẩu thả, qua loa trong bất kỳ
khâu nào trong quá trình đó. Trách nhiệm xã hội đòi hỏi nhà báo phải thông tin
trung thực, khách quan. Khi có sai sót, nhà báo phải thẳng thắn nhận thiếu sót và
có trách nhiệm xin lỗi và cải chính các thông tin sai lệch.
Trong thời gian qua, tuyệt đại đa số những người làm báo chúng ta đã nhận
thức đúng đắn về trách nhiệm xã hội của mình và thực hiện nghiêm túc trách
nhiệm đó. Song cũng không ít nhà báo chưa thấy hết trách nhiệm xã hội của mình,
đưa ra những thông tin thiếu kiểm định, thiếu chính xác, hoặc thiếu cân nhắc khi


công bố thông tin, gây tác hại không nhỏ tới dư luận xã hội, tới niềm tin của nhân
dân đối với một số chủ trương, chính sách của nhà nước, gây thiệt hại cho một số
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh..., đồng thời cũng làm giảm lòng tin của công chúng
đối với báo chí.

Ði đôi với trách nhiệm xã hội, người làm báo phải thực hiện nghĩa vụ công
dân. Là công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhà báo phải

thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân như bất kỳ công dân nào.
Nghĩa vụ công dân của người làm báo thể hiện trong trách nhiệm của nhà
báo phục vụ lợi ích chung của dân tộc, của đất nước, của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Ðể thực hiện tốt trách nhiệm
đó, trước hết nhà báo phải là người biết tự giác tuân thủ mọi quy định của pháp
luật, phải hành nghề đúng pháp luật. Việc đó tưởng đơn giản, nhưng trong thực tế
không ít nhà báo hành nghề chưa đúng pháp luật, gây ra những xung đột không
đáng có giữa nhà báo với đối tượng được phản ánh và có nhà báo đã vi phạm pháp
luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Trách nhiệm của nhà báo là phải phản ánh cho
công chúng biết đầy đủ, trung thực, khách quan những gì đang diễn ra trong nước
và trên thế giới. Nhưng, nghĩa vụ công dân đòi hỏi người làm báo phải cân nhắc kỹ
lưỡng khi đưa những thông tin đó lên các phương tiện thông tin đại chúng, cần
phải bảo đảm rằng thông tin không gây phương hại lợi ích của dân tộc, lợi ích của
đất nước. Nghĩa vụ công dân cũng đòi hỏi sự dũng cảm của nhà báo trong cuộc đấu
tranh không khoan nhượng chống lại cái sai, cái tiêu cực, bảo vệ cái đúng, cái tích
cực; chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ quan điểm,


đường lối của Ðảng, của Nhà nước ta; không để những kẻ xấu lợi dụng để thực
hiện các ý đồ xấu.
Những người làm báo cách mạng Việt Nam đã nhận thức rất tốt điều này.
Nhiều nhà báo đã đi sâu vào thực tế cuộc sống, phát hiện và biểu dương, động viên
kịp thời những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, đồng thời cũng
đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn xã hội, không thờ ơ
với những vấn đề mà xã hội, nhân dân quan tâm. Nhiều nhà báo đã bất chấp sự đe
dọa, bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và gia đình, dũng cảm bám
sát sự việc, đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc tiêu cực, góp phần làm trong sạch đội
ngũ cán bộ, công chức, bảo đảm việc thực thi pháp luật. Có thể kể ra vô số những
vụ việc mà báo chí đã tham gia đấu tranh thành công. Tuy nhiên cũng phải thừa
nhận rằng còn có những nhà báo, thậm chí có cả một số lãnh đạo của một vài cơ

quan báo chí chưa làm tròn nghĩa vụ công dân trong quá trình hành nghề báo chí.
Có tờ báo, vì lợi ích cục bộ của cơ quan báo chí mà quên đi lợi ích của cộng đồng,
đưa thông tin thiếu cân nhắc, để những kẻ thù địch lợi dụng khai thác nhằm chống
lại nhân dân, chống lại Nhà nước ta. Vẫn còn là chuyện thường ngày trên nhiều tờ
báo các thông tin tiêu cực thì tràn lan trên trang nhất, trong khi những gương tốt thì
lèo tèo, lẩn khuất ở trang trong.



×