Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

NGHỆ THUẬT HÁT TRỐNG QUÂN TẠI DẠ TRẠCH TỈNH HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.65 KB, 25 trang )

A.

MỞ ĐẦU
Mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội đều mang trong mình những nét đẹp vốn

có của nó. Nghệ thuật cũng vậy, có thể nói rằng nét đẹp trong nghệ thuật là nét đẹp
đa dạng nhất vì nó thể hiện ra nhiều hình thái muôn màu muôn vẻ. Sự kết hợp giữa
âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, điện ảnh,... mang đến cho nghệ thuật sự độc đáo và sự
mới mẻ nhất. Và trong đó âm nhạc là môn nghệ thuật chứa đựng nhiều xúc cảm.
Nhắc đến âm nhạc người ta nhắc đến ca từ, giai điệu và cảm xúc của người hát. Tất
cả tạo nên một bài hát hay cho thính giả. Âm nhạc rất đa dạng và phong phú và có
nhiều loại hình độc đáo. Trong đó có một thể loại âm nhạc mà ít người biết đến và
đó là nghệ thuật dân ca hát trống quân.
Trống quân là một lối hát nam nữ đối đáp, giao duyên khá phổ biến và độc
đáo từ lâu đời của cư dân Việt ở Bắc Bộ. Người ta đã thấy hát trống quân được
diễn xướng ở nhiều địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng
Yên, Hải Dương,... Bên cạnh những điểm tương đồng, hát trống quân ở mỗi địa
phương lại có những điểm riêng biệt. Và trong đó, lối hát này ở Dạ Trạch (Hưng
Yên) mang nhiều nét đặc sắc hơn cả.
Hát trống quân Dạ Trạch thường đề cập những chủ đề ca ngợi non sông đất nước
cuộc sống lao động hay những tích văn học như "Truyện Kiều", "Cung oán ngâm
khúc", "Chinh phụ ngâm khúc",... Và không biết tự bao giờ những làn điệu trống
quân đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân xã Dạ
Trạch trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Nét độc đáo của hát trống quân Dạ Trạch
chính là ở cách hát vừa hát đáp, vừa sáng tạo hát hỏi.
Có thể nói hát trống quân có một diện mạo khá phong phú với nhiều khác biệt
về hình thức sinh hoạt, mục đích diễn xướng, về âm nhạc,.. cũng như những nét
riêng mang tính địa phương. Tuy nhiên cũng giống với đa phần các thể loại âm
nhạc truyền thống khác mà ngày nay do tác động của hoàn cảnh lịch sử và cuộc
sống xã hội thay đổi, sự hội nhập, sự hòa trộn của các thể loại âm nhạc hiện đại
mới mẻ mà hát trống quân – lối hát truyền thống đã mai một đi nhiều. Bởi vậy cần




có một đề tài nghiên cứu để có một cái nhìn tổng quan mang tính hệ thống về một
đối tượng văn hóa có diện mạo đa dạng như hát Trống quân.
Chính vì lẽ đó em nghiên cứu về đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật Hát trống
quân ở xã Dạ Trạch tỉnh Hưng Yên” với mong muốn có thể góp một phần vào việc
bảo vệ giữ gìn, phát huy bản sắc, nét tinh túy cũng như cái di sản nghệ thuật này
của cha ông.


B.

Thân bài

1. Lịch sử hình thành và phát triển của hát trống quân
1.1.

Nguồn gốc ra đời và tên gọi

1.1.1. Về nguồn gốc ra đời

Hát trống quân là một hình thức giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ từ Thanh Hóa trở ra. Lối hát này đã có từ lâu đời và được hình
thành phát triển trong đời sống của nhân dân khá lâu nhưng chưa hề có một công
trình nghiên cứu khoa học cụ thể nào có thể khẳng định được chính xác về
nguồn gốc ra đời của hát trống quân.
Theo như nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ về nguồn gốc lối hát giao duyên
ở Bắc Bộ: "Hát trống Quân xuất hiện từ thời Trần nửa sau thế kỉ XIII: Thời kỳ
chống quân Nguyên xâm lược, binh sĩ khi nghỉ ngơi đã ngồi thành hai hàng đối
nhau gõ vào tang trống, cứ bên hát xướng, bên lại hát đáp. Sau chiến thắng điệu

hát được phổ biến ra nhiều nơi trên miền Bắc”. Một giả thiết khác lại cho rằng:
“Hát trống quân xuất hiện từ khi vua Quang Trung thần tốc ra Bắc đánh đuổi
giặc thanh từ cuối thế kỷ XVIII: Để binh lính đỡ mệt mỏi, vua cho bày trò một
bên giả gái hát đối đáp trao tình với bên quân lính, kèm theo trống đánh điểm
nhịp, lúc nghỉ cũng như lúc đi đường”.
Còn đối với xã Dạ Trạch tỉnh Hưng Yên thì lan truyền một tích cũ khi
cho rằng: "Vào đời vua Hùng thứ 3, công chúa Tiên Dung trong một chuyến du
ngoạn dọc theo sông Hồng đã có cuộc duyên tiên kỳ ngộ với chàng trai nghèo
Chử Đồng Tử. Mặc dù bị ngăn trở, nhưng Tiên Dung vẫn quyết cùng Chử Đồng
Tử nên vợ nên chồng. Hai người đã cùng nhân dân cải tạo cả một vùng lau sậy
bạt ngàn và những bãi cát hoang sơ thành làng quê trù phú. Công chúa Tiên
Dung đã dạy nhân dân cách trồng lúa, ươm tơ, dệt vải và dạy cả điệu hát trống
quân". Họ cũng tin điều đó và tại đây, nhân dân đã dựng một ngôi đền để tưởng
nhớ Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, gọi là đền Hóa. Hàng năm, người dân Dạ


Trạch tổ chức lễ hội đền Hóa từ ngày 10 đến ngày 12-2 âm lịch, để tưởng nhớ
công lao khai đất lập làng của Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Sau này khi
Triệu Quang Phục đánh thắng Trần Bá Tiên, ông đã cho binh sĩ của mình ăn
mừng bằng cách hát và gõ nhịp ngay trên thuyền tại vùng đầm lầy Dạ Trạch.
Như vậy Có thể nói rằng hình thức ra hát giao duyên này xuất hiện từ đời Hùng
vương.
1.1.2. Về tên gọi

Hình thức diễn xướng nam nữ đối đáp giao duyên này có lẽ không phải
bàn đến từ hát mà ở đây vấn đề cần tìm hiểu là tại sao lại có tên gọi trống quân.
Về tên gọi trống quân thì có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học đưa ra cách lý
giải cũng như bàn luận, cụ thể:
Theo nhà nghiên cứu Phan Kế Bính, hát trống quân ra đời từ thế kỷ XVIII và
tên gọi được hình thành do cách gõ vào trống làm nhịp để hát.

Theo G.Cordler: “Tên gọi hát trống quân ra đời từ câu chuyện về một ông
quan khi dời tỉnh đi làm việc ở nơi khác, được bạn bè đưa tiễn một quãng
đường. Lúc chia tay họ đặt trống xuống mà cùng nhau hát tiễn. Trong lời hát
tiễn có câu: Tống quân nam phó, thương như chi hà" có thể được hiểu là: "Khi
tiễn vạn về phương Nam, lòng đau đớn thế nào ai rõ được". Và lối hát này về
sau được dân gian đọc chệch Tống quân thành trống quân.
Một lý giải khác của Phạm Duy: “Do đọc chệch từ trung quân, vì đã lấy điệu
hát giải trí của đội Trung Quân mà vua Quang Trung tuyển chọn trong cuộc hành
quân ra Bắc diệt Thanh". Sau chiến tranh, nhân dân đem lối hát vào những buổi
hội hè, và gọi là trống quân.
Tác giả Phạm Minh Hương nghiên cứu về trống quân Đức Bác đã đưa ra cách
lý giải của chính tác giả: "Về tên gọi trống quân dựa trên những suy đoán về sự
từng có mặt của nhạc khí trống cơm trong hình thức ca hát này, đó phải chăng
trống quân là cách đọc chệch từ từ trống cơm".


Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan thì: "Cái tên trống quân ở đây được
bắt nguồn từ hai chữ trống quân trong câu kết trổ nhạc được nhắc đi nhắc lại
sau mỗi lần hát của nam hay nữ kia hỡi trống quân".
Nhà sử học Lê Kim Thuyên có đưa ra một cách lý giải: Tên gọi trống quân
bắt nguồn từ việc sử dụng trống đệm cho hát. Chữ trống là âm Nôm.
Chữ quân nghĩa là bình quân. Trống quân có nghĩa là lấy tiếng trống để giữ nhịp
bình quân cho hát.
Có thể thấy rằng về nguồn gốc cũng như tên gọi của điệu hát trống quân
có nhiều giả thuyết và những nhận định khác nhau song về cơ bản cho dù trống
quân có tự bao giờ hay nguồn gốc về tên gọi như thế nào thì đây vẫn là di sản
của nhân dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, và nó vẫn luôn tồn tại, vẫn luôn hiện hữu
trong đời sống tinh thần của người dân xã Dạ Trạch huyện Khoái Châu tỉnh
Hưng Yên.
1.2.


Quá trình hình thành và phát triển của hát trống quân
Hát trống quân ở mỗi vùng có những đặc trưng riêng. Lời Hát trống quân

ở Dạ Trạch cũng mang những đặc trưng khác biệt. Tuy nhiên để nghiên cứu về
quá trình hình thành và phát triển của loại hình này cần phải đặt nó trong bối
cảnh của xã hội xưa và trong quá trình hình thành phát triển của loại hình hát
trống quân của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đến với sự hình thành từ lâu đời nhưng từ thời Lý thế kỷ XVII mới có
ghi chép lại về hát trống quân. Cụ thể trong cuốn Tang thương ngẫu lục của
Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ với trích đoạn "Chuyện cũ trong vương phủ" có
ghi lại: [...] Mỗi năm, trước Tết Trung Thu độ vài tháng. Chúa (Tĩnh Đô Vương)
truyền lấy gấm ở trong kho ra, giao cho các cung nữ làm đèn lồng, hàng trăm
nghìn chiếc rất tinh xảo, mỗi chiếc có thể đáng giá đến vài chục lặng bạc. Đúng
hôm rằm chúa ngự ra chơi Bắc cung. Cung này có cái ao gọi là Long Trì, rộng
độ nửa dặm. Giồng nhiều hoa: hoa sen, hoa súng, v.v... Bên bờ ao đắp đất,


chồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, dàn đặt mặt trước mặt sau, trông đường
nào cũng có thế đẹp. Bên phải để riêng một chỗ ngồi dành cho việc đàn hát.
Trên bờ ao có giồng mấy trăm gốc phù dung, treo đèn ở trên, ánh soi xuống
nước, lấp lánh như muôn vàn ngôi sao. [...] Đến nửa đêm chúa ngự kiệu xuống
thuyền rồng, các quan hầu và phi tần đều gõ ván thuyền, hát khúc đò đưa
thuyền trượt bơi qua bơi lại, trôi theo làn sóng, bỗng nhiên tiếng đàn tiếng sáo
lời ca cùng hòa nhau, thanh âm lanh lảnh tựa khúc nhạc trời hòa tấu trên cung
Quảng.
Có thể nói, qua tài liệu này có thể nhận thấy rằng, với cách hát “gõ ván
thuyền” “hát khúc đò đưa thuyền trượt bơi qua bơi lại, trôi theo làn sóng” đã
định hình cho lối hát giao duyên và cùng với thời gian là vào những đêm trăng
sáng đã định hình cho thể loại này.

Những năm đất nước ta bị đế quốc Pháp đô hộ trong khoảng thế kỷ XIX, có
mấy học giả phương Tây sang tìm hiểu về văn hóa cổ truyền ở nước ta, họ tìm
hiểu nhưng viết một cách sơ sài về loại hát đối đáp giao duyên dân dã phổ biến
trên xứ Bắc.
Năm 1934, GS.TS Nguyễn Văn Huyên đã bảo vệ luận án "Hát đối đáp nam
nữ thanh niên ở An Nam" tại Trường đại học Sorbonne Paris thành công. Đã nói
về mặt dân tộc và phong tục của hát trống quân.
Năm 1940 học giả Doãn Kế Thiện viết báo và đã đặt trống quân vào danh
mục của kho tàng văn nghệ dân tộc truyền thống. Tiếp đó vào năm 1941 nhà báo
Anh Ngân miêu tả khá rõ với tiêu đề: "Một cuộc hát trống quân giữa trai Xuân
Cầu với gái Khúc Lộng". Tuy nhiên hai bài báo này không miêu tả và minh họa
trống "đất"
Thời kỳ những năm 1942-1943, Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, nhổ
ngô trồng thầu dầu, thu gom tận kiệt thóc gạo,... Nhân dân rơi vào cảnh chết đói.
Nên hầu hết các hoạt động văn hóa như hát xướng đều bị đình trệ và dần rơi vào


quên lãng. Dần dần các đám trống quân không còn giữa nồi đội ngũ và lề lối
diễn hát như trước nữa, có chăng chỉ là hát lẻ giữa đôi ba người cho những đỡ
nhớ bạn bè.
Phải tới những năm 1960, hát trống quân mới thực sự hồi phục và phát triển
rộng rãi khắp các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ Như Hưng Yên Thanh Hóa Ninh Bình
Vĩnh Phúc Sơn Tây Bắc Ninh Hải Dương,... và ở Hà Nội cũng có một số làng
bên sông Hồng, sông Tô lịch, sông Kim Ngưu có hát trống quân. Có thể nói đây
là thời kì phát triển nhất của di sản dân ca ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Tới tận ngày nay lối hát trống quân xưa gần như đã không còn và chỉ có
hát trống quân Dạ Trạch vẫn còn lưu giữ được những làn điệu theo lối hát cũ
cùng với những cách ngắt nhịp, bẻ vần, nắn điệu như xưa.

2. Đặc điểm của hát trống quân Dạ Trạch

2.1.

Về ca từ
Lối hát trống quân Dạ Trạch mang tính sáng tạo sâu sắc. Mặc dù, đây là

một lối hát giao duyên nhưng lại khác với hát quan họ. Bởi lẽ khi hát, việc này
đòi hỏi các nghệ nhân phải có khả năng ứng tác nhanh.
Trong một hội thi hát, để gây khó khăn cho đối phương, người hát không chỉ
vận dụng vốn kiến thức về thơ ca của mình mà qua cảm xúc, người hát có thể
ứng tác nhanh. Vì vậy, tuy có cùng một chức năng cùng một đích một chủ đề,
một nội dung chung nào đó nhưng có thể có vô số lời ca khác nhau. Và thậm chí
mỗi lúc mỗi nơi, mỗi hoàn cảnh, mỗi tâm trạng của mỗi người hát lại cho lời ca
trống quân sự dồi dào phong phú về số lượng lẫn nội dung.
Ca từ trong điệu hát trống quân xoay quanh cuộc sống sinh hoạt đời
thường của người nông dân với một số chủ đề như ca ngợi đất nước, hay cảnh
lao động làm ăn của người dân lao động. Nó phản ánh tâm tình ước vọng về
cuộc sống tươi đẹp của nhân dân, lời ca còn phản ánh sự sáng tạo của nhân dân


qua cách ứng tác. Tuy nhiên, đây là một thể loại hát đối đáp giao duyên nên chủ
đề về tình yêu vẫn vốn là chủ đề lớn.
Về chủ đề ngợi ca non sông đất nước có nội dung phong phú độc đáo và mới
mẻ bởi lẽ mỗi người dân Dạ Trạch nơi đây đều có một tình yêu quê hương mình,
đất nước mình và luôn luôn thấy tự hào về truyền thống dân tộc, trong đó có rất
nhiều những cảnh đẹp quê hương được đưa vào những câu hát trống quân.
Về chủ đề sinh hoạt lao động của người dân mang tính nổi bật. Những cảnh
sinh hoạt thường ngày vốn rất gần gũi quen thuộc với người dân từ việc làm việc
đến học hành, đến những kinh nghiệm trong đời sống.
Về chủ đề tình yêu nam nữ: Hát trống quân là sợi dây gắn kết giữa những đôi
trai gái yêu nhau. Thuở xa xưa với quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân nên sợi

dây đàn là đường ranh giới của đôi trai gái hoặc của tốp nam, tốp nữ. Bằng lời
ca của điệu hát, họ thể hiện những cung bậc tình cảm của mình. Bởi âm nhạc có
thể bộc lộ những cảm xúc chân thật nhất trong mỗi người. Vì vậy hội trống quân
là nơi bày tỏ tình cảm với người mình thương và là nơi giao lưu giữa các đôi
nam thanh nữ tú để có thể tìm hiểu, lựa chọn bạn đời cho mình.
Ca từ và lối hát giao duyên nam nữ còn được thấy rõ trong cách xưng hô
giữa các cặp hát như chàng - nàng, anh - em, thiếp - chàng,... Mỗi cách xưng hô
đều thể hiện được tình cảm của các chàng trai cô gái, thể hiện được mức độ tình
cảm của họ.
Nội dung của hát trống quân còn sử dụng rất nhiều các điển tích điển cố
văn học như: Chinh Phụ Ngâm, Nhị Độ Mai, Truyện Kiều,... từ đó cho thấy
người thi hát trống quân muốn ứng đối giỏi phải có tầm hiểu biết rộng sáng tạo
và nhanh trí mới có thể vận dụng sao cho đúng và hay.
Âm nhạc vốn phong phú và đa dạng, nhưng chưa thấy một thể loại âm
nhạc nào mà việc hát dựa trên cảm hứng mà ứng đối chứ không phải dựa trên
những bài hát, bài nhạc có sẵn. Các ca từ của hát trống quân Dạ Trạch phong


phú được nghệ thuật hóa bằng những lời hát giao duyên mượt mà, đằm thắm,
mang đến cho người xem sự trầm trồ và nể phục.
2.2.

Về âm nhạc

2.2.1.

Nhạc cụ
Hát trống quân có thể có hoặc không có nhạc cụ đệm và ngay cả nhạc cụ

ở đây cũng không phải chỉ có một dạng duy nhất mà có nhiều loại chống cùng

dạng với trống quân có các tên gọi và các cách chế tác khác nhau:
Theo như G.Knosp đã miêu tả về trống "đất": Là một đoạn hóp hoặc thanh
tre dài 4-5 mét đặt ngang trên chạc chạc đầu cọc tre khoảng 1 mét, một đầu cọc
đóng chắc xuống đất, dưới đất đào một hố vuông mỗi cạnh chừng 40 cm, sau đó
lấy bán mỏng làm nắp đậy ghịt lại thành thùng vang, lấy dây mây, dây móc hai
lạt trẻ buộc vít từ giữa hóp kéo xuống giữa nắp hố đất.

A. Schaeffner lại miêu tả trống đất là hố đất che nắp, có que chống thay ngựa,
đội lên quãng giữa dây mây hay dây tre vít chặt hai đầu.


Có nơi đặt chum sành vào hố đất:

Có những nơi đặt chum sành trên nền đất cho đội dây căng sát miệng chum mà
không dùng que chống:

Vùng Bắc Ninh những 30, 40 dùng vỏ thùng dầu hỏa (bằng sắt dát mỏng gọi
là sắt tây), có que chống dài khoảng 50 cm làm ngựa, đội dây đồng (hoặc dây
thép) dài chừng 4-5 mét, néo ghịt hai đầu vào cọc cắm chắc xuống đất cho căng
lên.


Còn vùng Hải Dương dùng vỏ thùng dầu hỏa, nhưng úp lên ngay mặt nền đất
(hoặc sân gạch) và không dùng que chống mà căng thẳng dây đồng (dây thép)
ngang qua mặt thùng.

Tuy nhiên nhạc cụ đệm cho hát trống quân ở Dạ Trạch Hưng Yên là
chúng tự tạo tại chỗ và được gọi là trống thùng.
Gọi là trống thùng vì lối hát này phải cần đến một nhạc cụ gồm có một cái
thùng trống và một sợi dây thép căng ngang lên trên để khi đứt mỗi câu hát có

tiếng trống nệm vào "thình thùng thình" và tiếng này cũng như tiếng trống múa
lân trong ngày hội dễ dàng lôi cuốn trai gái đi xem.
- Về Khâu chuẩn bị làm trống được mô tả như sau:
+Một chiếc thùng gỗ gồm có 3 đai đường kính khoảng 40 cm, cao
khoảng 50 đến 60 cm.
+Một nạn gỗ cao khoảng 15 cm, có sợi mây bắc qua.
+Hai cột làm bằng tre hoặc gỗ dài 40 cm dùng để cột hai đầu dây mây.
+Một sợi dây được làm từ bụi mây già tuổi và lấy cây dài nhất thông
thường dài tới 4 đến 5 m đập dập hai đầu, ngâm vào nước để đạt độ dẻo dai
rồi dùng nó buộc chặt vào hai cọc hai bên.


-Về cách làm
+Đóng cọc xuống nền đất sau đó đào một khoảng đất rộng hơn miệng
thùng 2 cm. Lấy hai thanh tre nhỏ đặt ngang qua miệng hố lấy khe hở để
âm thanh vừa lên trên vừa xuống dưới lòng đất cho hòa hợp.
+Sau đó úp thùng xuống miệng hố được ngăn bởi thanh tre nhỏ và căng
dây gác lên nặng gỗ rồi buộc dây mây qua cho thật căng nhằm tạo tiếng
vang của trống.
+Lấy tâm giữa của sợi dây mây để úp thùng xuống, miệng thùng cách
đất bởi hai thanh tre nhỏ tạo ra hai khe thoát âm cân nhau, đặt nặng gỗ lên
giữa đẩy thùng rồi căng dây mây lên đó.
+Thửa hai chiếc dùi chuyên dùng bằng gỗ vót nhẵn dùng để gõ vào dây
mây cách thùng 15 đến 20 cm. Về mặt âm nhạc cho thấy âm thanh của
trống quân thường không nghe được chuẩn xác về cao độ.
- Có thể đưa ra một số nhận xét về nhà cụ trống quân Dạ Trạch như sau:
+Nhạc cụ tuy thô sơ đơn giản nhưng hàm chứa những yếu tố về giá trị
văn hóa dân gian sâu sắc của người xưa để lại. Vì vậy mà âm thanh của
trống có thể lạc vào lòng đất Mẹ và vút lên trời xanh.
+Về tiếng của chấm chi phát ra có độ vang nhưng không xa. Còn về cao

độ thì không rõ ràng về cung bậc như những nhạc cụ khác. Về độ rung của
dây và độ vang của trống còn phụ thuộc vào người căng dây úp thùng vào
lỗ.
Trống thùng dùng trong hát trống Quân ở Dạ Trạch mang nét độc đáo và
nó còn phản ánh những dấu ấn còn sót lại của nền văn hóa xưa của chính vùng
đất Dạ Trạch.


2.2.2.

Làn điệu

2.2.2.1.

Cách ngắt nhịp
Hát trống quân Dạ Trạch thuộc dạng hát nói, hát kể và nương theo nêm

luật và thanh điệu câu chữ của những câu thơ lục bát, bằng trắc là chính. Bởi vì
thể thơ lục bát có nhịp điệu đều đặn với những vần bằng êm dịu và sự linh hoạt
về thanh điệu tạo nên sức hấp dẫn, thoải mái
Trống quân như là một công cụ để giữ nhịp và tạo âm tiết trên nền tiết tấu
đệm cho giọng hát và đánh dấu sự phân ngắt giữa các câu thơ, giữa các trổ hát.
Dưới đây là một số mô hình kết cấu phổ biến của trống quân:

Lời ca của hát trống quân xưa, có câu:
Trống quân anh đánh nhịp ba
Khi vào nhịp bảy khi ra nhịp mười
Ở đây các khái niệm nhịp ba, nhịp bảy, nhịp mười,... Được dùng đơn thuần để
chỉ số lượng âm thanh cho mỗi mô hình tiết tấu trống quân.


Đây là quan niệm phổ biến trong nhiều thể loại âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Nó khác hẳn với quan niệm về nhịp trong nhạc của Phương Tây.
Cấu trúc nhịp điệu của hát trống quân Dạ Trạch khá đặc biệt ở chỗ câu lục mở
đầu và câu bát kết thúc ở mỗi trổ hát có hiện tượng thay đổi cấu trúc lời thơ, cụ
thể:


+Câu lục mở đầu mỗi trổ bao giờ cũng bắt đầu bằng cụm từ thứ 3-4-5-6, sau
đó mới xuất hiện cả câu đầy đủ. Như vậy: Sơ đồ cấu trúc lời ca của câu lục sẽ là
3-4-5-6/1-2-3-4-5-6.
Lời thơ:
Tháng bảy anh cắm nhành đa
1

2

3

4

5

6

Khi hát thành:
Anh cắm nhành đa, tháng bảy anh cắm nhành đa
3

4


5

6

1

2

3

4

5

6

Hiện tượng này được coi như một sự nhấn mạnh vào cụm từ 3-4-5-6, chúng
tôi được gọi là thủ pháp nhấn từ. Đây được coi như một thủ pháp nghệ thuật đặc
biệt. Thủ pháp này đôi khi cũng gặp ở hát trống quân phổ biến. Nhưng không trở
thành một hiện tượng mang tính quy luật như ở trống quân Dạ Trạch.
+Với câu bát kết thúc mỗi trổ hát trống quân Dạ Trạch, hiện tượng nhấn từ lại
xảy ra ở từ thứ 8. Và sơ đồ cấu trúc sẽ là: 1-2-3-4-5-6/8-7-8.
Lời thơ:


Hay là nàng bỏ chốn này nàng đi
1

2


3

4

5

6

7

8

Khi hát thành:
Hay là nàng bỏ chốn này, đi nàng đi
1

2

3

4

5

6

8

7


8

Thủ pháp nhấn từ nêu trên được coi như quy luật cấu trúc lời ca của mỗi trổ
hát trống quân Dạ Trạch. Nghệ nhân ở đó thường gọi các câu bát kết thúc mỗi
trổ hát là câu đổ. Đó cũng chính là dấu hiệu báo kết trổ để bạn hát đối đáp chuẩn
bị nhập cuộc, tiếp nối.
Kết cấu nhịp điệu của trống quân Dạ Trạch còn có những nét riêng biệt
và độc đáo. Bởi lẽ trong lời ca hầu như nhịp điệu thơ ở câu 6 chữ và câu 8 chữ
đều được ngắt theo nhịp chẵn:
Bây giờ/ trống dục/ canh dồn
Trăng tà đã xế/ người còn đông tây
Tuy nhiên có một số ít cặp lục bát theo nhịp 3/3 hay 4/4 mang tính chất
tiểu đối:
Nam họa núi - Nữ họa sông
Hoa thơm quả ngọt - Cánh đồng tốt tươi
2.2.2.2.

Lối hiệp vần
Cũng giống như với các làn điệu dân ca khác, ngoài việc hát trống quân

đòi hỏi khả năng ứng tác nhanh của nghệ nhân thì nội dung của lời ca trong
những câu hát được sử dụng bằng những câu thơ lục bát. Bằng những nhịp điệu


đều đặn, thuận tai với lối hiệp vần êm dịu, linh hoạt về giai điệu cũng như biến
hóa về lời ca. Vì vậy nó có sức lôi cuốn tự nhiên.
Trống quân Dạ Trạch chủ yếu sử dụng những cặp thơ lục bát với cách hiệp
vần quen thuộc là chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8 và chữ cuối của
câu 8 lại vần với chữ cuối của câu 6 tiếp theo
Quả gì năm múi năm khe

Quả gì nứt nở như đe nhà giàu
Quả gì người ước kẻ ao
Quả gì long lánh như sao trên trời
Ngoài ra còn gặp trường hợp gieo vẫn ở từ thứ tư, thứ năm và những từ chỉ có
cùng một âm điệu không theo vần, thậm chí gặp lại y nguyên từ đó
Ví dụ:
“…Dưới đất có núi, có sông
Chứa chất trong lòng vàng, bạc, kim cương
Có người sinh sống muôn phương
Kinh, Tày, Nùng, Mán, Thổ, Mường, Thái, Dao
Bán buôn, thêu, dệt, vó, câu
Gieo trồng ngô lúa muôn màu tốt tươi…”
Hoặc:
Đi chơi anh gặp em đây
Đỡ cơi trầu này hiểu tấm lòng nhau
Ăn trầu phải nhớ tích trầu
Em nghe anh giảng tích trầu em ơi
Trong hát trống quân Dạ Trạch những trường hợp gieo vần ở từ thứ tư, thứ
năm hoặc gặp lại cùng âm điệu cũng chỉ không quá một cặp lục bát sau đó lại
chuyển về với cách gieo vần như lối phổ biến đã nêu.


2.3.

Về diễn xướng

2.3.1.

Thời gian và không gian diễn xướng
Hát trống quân Dạ Trạch có thể xuất hiện trong nhiều thời gian và không


gian khác nhau như: vào dịp trung thu, ngoài ruộng, đi làm đồng, trong hội hè,
hát ở các đám khao trong làng,... Trong mỗi dịp hát thì trình tự nội dung của các
chặng hát và hình thức diễn xướng đều có sự khác nhau.
2.3.1.1.

Trong các đêm rằm trung thu
Theo Trần Việt Ngữ: "Hát trống quân là loại dân ca đối đáp thi tài đua

trí với nội dung trao đổi những câu giao duyên tình tứ, trao đổi những nhận biết
và kinh nghiệm sống giữa nam nữ, trung niên, thanh niên trong xã hội nông
nghiệp với văn minh lúa nước. Hát trống quân được tổ chức chính vào tết Trung
thu hàng năm phổ biến ở nhiều vùng Trung châu và đồng bằng phía bắc Việt
Nam”.
Có thể nhận thấy rằng thời điểm tổ chức của hát trống quân của tác giả
Trần Việt Ngữ cũng tương đối phù hợp với hát trống quân ở xã Dạ Trạch. Và
trong lời hát trống quân cũng có câu:
Tháng bảy anh cắm cành đa
Hẹn nàng tháng tám nàng ra nơi này
Hay có câu:
Tháng tám anh đi chơi xuân
Đến đây gặp hội trống quân anh vào
Qua lời ca thấy rõ thời điểm tổ chức chính của các hội thi hát là vào mùa
xuân và ấn định đó là vào tháng 8. Trung Thu Không chỉ là ngày hội thiếu nhi
hàng năm mà cứ mỗi mùa trăng rằm người dân lại tạm gác công việc mở hội.
Đây cũng là cơ hội để cho các chàng trai cô gái thể hiện sự thông minh cũng như
tài ứng đối tinh tế của mình để tìm bạn đời cho mình


2.3.1.2.


Trong các đám khao
Hát trong đám khao: Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mang

tính gia đình. Dưới thời phong kiến, ở làng quê Việt Nam, khi có người được
phong chức, phong sắc, lên lão… thường tổ chức đám khao. Đó là dịp để người
ta tổ chức vui chơi, sinh hoạt văn nghệ. Và, hát trống quân là một trong những
sự lựa chọn ở vùng quê có nhiều nghệ nhân tài ba. Người ta tổ chức đám hát ở
ngay tại sân nhà chủ. Những người hát hay, ứng đối giỏi trong vùng được mời
đến hát, gia chủ và dân làng cũng có thể tham gia. Tuy nhiên, đây thường được
coi là sân chơi của những người được xếp vào hàng nghệ nhân nên giới bình dân
ít khi dám tham dự.
Trước khi vào cuộc ăn khao thì phải thực hiện đầy đủ các nghi lễ như tế
Thành Hoàng làng, lễ tế Thiên và các nghi lễ khác rồi mới tổ chức ăn khao.
Ngoài các nghi thức trên thì mỗi lần tổ chức lễ khao ở Dạ Trạch còn có một đội
hát trống quân phục vụ từ đầu đến dã đám khao mới thôi. Bởi thế mà trong lời
hát trống quân có các câu hát chào:
Chào ông Tiên chỉ ngồi chơi
Chào ông thứ chỉ soạn bài cờ binh
Chào ông Chánh hội đàn anh
Chào ông thư ký thấu tình cho tôi...
Hát trống quân trong đám khao chính là hình thức hát phổ biến dưới thời
kỳ phong kiến xưa ở Dạ Trạch nó mang đậm tính trình diễn, tính nghi lễ và
mang tính nghệ thuật cao. Và, gia chủ bao giờ cũng treo thưởng cho những
người ứng đối tài giỏi nhất, hát hay nhất.
2.3.1.3.

Khi hát trên đồng
Hát trên đồng là hình thức hát trong sản xuất lao động, những người


nông dân khi tay cày tay cuốc tăng gia sản xuất trên những cánh đồng trong lúc
mệt, họ tìm đến những câu hát để giải trí. Ở đây không còn tính nghi lễ hay hát


đối đáp thi tài mà gần gũi quen thuộc với nhiều chủ đề khác nhau như hát ghẹo
hát đố và đôi khi còn có hát mỉa. Đây là không gian quen thuộc của hát trống
quân Dạ Trạch Bởi vậy trình tự nội dung của các câu hát không được chú trọng
nhiều bằng tình cảm của con người trong cuộc sống lao động sau những lũy tre
làng bình dị và thân thương.
2.3.1.4.

Hát lúc nông nhàn
Xuân thu nhị kỳ, vào những dịp nhàn rỗi sau vụ mùa thu hoạch, bà con

nông dân thường tổ chức hát trống quân ở trong làng. Các đám hát chọn những
địa điểm rộng rãi, thuận lợi như bãi đất trống dưới bóng cây đa đầu làng, ở ngã
ba đường làng, bên điếm canh đê hay sân đình, sân chùa… Những đêm trăng
sáng, họ có thể tổ chức nhiều đám hát cùng lúc. Các làng lân cận có thể đến
tham gia. Đây là một hình thức sinh hoạt mang tính thời vụ bởi nó phụ thuộc
vào chu kỳ cây trồng nông nghiệp.
2.3.1.5.

Hát trong hội làng
Dạ Trạch là địa danh từ lâu đã nổi tiếng với truyền thuyết Chử Đồng Tử -

Tiên Dung. Nhằm tưởng nhớ sự kiện này xã Dạ Trạch đã tổ chức lễ hội kỷ niệm
ngày Chử Đồng Tử và Tiên Dung về trời tại đền Hóa. Trong những ngày diễn ra
lễ hội ngoài các trò chơi dân gian hát trống quân đã tồn tại như một thành tố
không thể thiếu trong tổng thể lễ hội dân gian truyền thống này.
2.3.2.


Quy trình diễn xướng
Trong một đám hát trống quân trước đây, người hát thường được chia

làm hai nhóm: nam và nữ, đứng ở hai bên dây của trống quân. Mỗi nhóm thường
có từ 4 đến 5 người, là những người hát hay, ứng đối lời thơ nhanh. Đại
diện mỗi nhóm ngồi hát ở hai bên. Hát trống quân được trình bày theo hình thức
từng người hát một, do đó, đầu tiên bên nam (hoặc nữ) cử một người vào hát
trước để chèo kéo bên kia vào cuộc, khi người hát gần xong khổ thơ của mình
thì bên nữ (hoặc nam) cử người của bên mình vào. Người hát vừa hát, vừa dùng


một que tre nhỏ gõ vào sợi dây mây đệm cho giọng hát của mình, đồng thời, giữ
nhịp mỗi khi hết một câu hát. Khi cặp nam nữ đối đáp so tài, tất có kẻ thắng,
người thua. Và, bên nào thua sẽ thay người khác vào hát tiếp.
Về cấu trúc, mỗi lượt hát đối (hay đáp) được coi như một trổ. Mỗi trổ hát
gồm ít nhất 2 cặp thơ lục bát. Những trổ hát dài nhất thường không quá 12 đến
14 cặp thơ.
Các hình thức diễn xướng có tổ chức với những chủ đề, nội dung đặc
trưng, một đám hát trống quân bao giờ cũng được chia thành nhiều chặng. Quy
trình diễn xướng trống quân thường biểu hiện cấu trúc kiểu mở đầu – tiếp diễn –
kết thúc với tính lề luật khá cao. Có thể thấy ở trình tự: hát lập đám (hát chào),
hát vận, hát giao hẹn, hát mời nước, hát mời trầu, hát huê tình, hát họa, hát đố,
hát thách cưới, hát kể chuyện.., kết thúc bằng hát chia tay.
Tại Dạ Trạch, các nghệ nhân cho biết, mỗi đám hát phải có đủ bốn đôi
nam nữ, trải qua các chặng, một đôi có thể hát suốt đêm, có khi một vài đêm.
Ngày nay, những người yêu thích trống quân cổ đã biên soạn và dựng lại được
bốn đôi đặc trưng của trống quân xưa.
Mở đầu, xen giữa hay kết thúc các trổ, các phần, người hát thường sử
dụng những làn điệu dân ca khác của người Việt như hát ví, cò lả, sa mạc… làm

phần kết nối. Chúng có tác dụng như những đoạn chen, khiến cho tính nghệ
thuật của đám hát thêm phong phú, làm cuộc chơi thêm hấp dẫn. Mặt khác, đặc
điểm đó cũng đòi hỏi người trình diễn buộc phải có khả năng bẻ làn, nắn điệu,
phải được rèn luyện theo thời gian.

3. Vai trò, giá trị của điệu hát trống quân
3.1.

Đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân
Hát trống quân đã hình thành và tồn tại từ rất lâu trong đời sống tinh thần

của người dân xã Dạ Trạch. Di sản dân ca cổ này từ lâu đã ăn sâu trong tâm trí
người dân nơi đây góp phần làm phong phú phong tục tập quán cũng như đời
sống tinh thần của người dân. Bởi lẽ từ lâu trong tâm thức người dân xã Dạ


Trạch làn điệu hát trống quân đã vô cùng gần gũi quen thuộc thậm chí trở nên
linh thiêng. Nó linh thiêng Bởi lẽ ở nơi đây vẫn luôn toàn tay niềm tin về truyền
thuyết về Chử Đồng Tử và nhi vị phu nhân.
3.2.

Đối với giá trị trong phát triển du lịch

4. Phương án bảo tồn điệu hát trống quân
Hát trống quân phổ biến rộng rãi khắp vùng trong tỉnh Hưng Yên tập
trung nhiều nhất phải kể đến các huyện như: Khoái Châu Ân Thi, Kim Động,
Văn Giang. Và để bảo tồn cũng như gìn giữ và phát huy những giá trị của môn
nghệ thuật này trong những năm gần đây xã Dạ Trạch đã có cách làm vô cùng
sáng tạo đó là đưa hát trống quân vào môi trường học đường. Cụ thể, Được sự
chỉ đạo của Phòng Giáo dục - Đào tạo, Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch

huyện Khoái Châu, bắt đầu từ năm học 2011- 2012, xã Dạ Trạch đã phối hợp với
các trường tiểu học và trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn xã đưa hát Trống
quân vào dạy chính khóa. Những thành viên trong câu lạc bộ (CLB) Trống quân
Dạ Trạch do ông Nguyễn Hữu Bổn làm chủ nhiệm chính là những “hạt nhân”
truyền dạy môn nghệ thuật này cho thế hệ trẻ. Ngoài những tiết học văn hóa
bình thường, các trường bố trí mỗi tuần 2 tiết để các thành viên trong CLB
(trong đó có 7 nghệ nhân hát Trống quân) thay nhau đến dạy các bài hát Trống
quân cho khoảng 400 học sinh từ lớp 4 đến lớp 9 của trường tiểu học và THCS
Dạ Trạch. Đến nay, các thành viên trong CLB đã dạy được khoảng 100 bài hát
Trống quân cho học sinh của hai trường. Vì hát Trống quân chủ yếu là hát giao
duyên nên khi đưa vào trường học ông Bổn đã sáng tác, biên soạn hẳn một giáo
án có nhiều canh hát với các tựa đề: “Hát về Hưng Yên”, “Họa Trời”, “Họa
Đất”, “Họa hoa”, “Họa quả”, “Hát chào”, “Đố Kiều”… có lời hát gần gũi, trong
sáng, phù hợp với lứa tuổi học trò. Nội dung các bài hát về tình cảm gia đình,
tình bạn, tình thầy trò, vẻ đẹp quê hương, đất nước, khuyên răn các em học tập


tốt… Đặc biệt, còn có những bài hát kể lại truyền thuyết, ca ngợi thiên tình sử và
những giá trị nhân văn cao đẹp của Chử Đồng Tử- Tiên Dung – gắn liền với khu
di tích đền Hóa Dạ Trạch có tại địa phương. Các nhà trường từ bậc tiểu học đến
THCS ở xã đã gắn việc gìn giữ hát Trống quân với phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, hoạt động giáo dục truyền thống và
hoạt động ngoại khóa hàng tuần, hàng tháng. Khi đưa hát Trống quân vào trường
học, đa số học sinh thấy gần gũi và nhanh chóng hiểu được giá trị cũng như ý
nghĩa của hát Trống quân trong đời sống nông nghiệp của cha ông từ bao đời
nay. Không những thế, vào những ngày lễ lớn, địa phương và các nhà trường
thường tổ chức cho học sinh tập luyện và biểu diễn những làn điệu hát Trống
quân, mang đến cho không gian học đường màu sắc vui tươi, ấm áp và giàu
truyền thống. Nhờ đó, khi học ở trường, các em học sinh đã có những “vốn
liếng” nhất định về hát Trống quân.

Tại trường Tiểu học Dạ Trạch, cứ một tuần hai buổi, cô và trò lại say sưa
với các làn điệu Trống quân. Các “nghệ sĩ nhí” mới chỉ học đến lớp 4, lớp 5 của
trường với trống con trên tay, và giọng ca mượt mà, mê đắm lòng người được
các em học sinh hát trong giờ học âm nhạc có thể khiến khán giả bất ngờ thú vị
như đang xem một buổi biểu diễn nghệ thuật Trống quân chuyên nghiệp.
“…Dưới đất có núi, có sông
Chứa chất trong lòng vàng, bạc, kim cương
Có người sinh sống muôn phương
Kinh, Tày, Nùng, Mán, Thổ, Mường, Thái, Dao
Bán buôn, thêu, dệt, vó, câu
Gieo trồng ngô lúa muôn màu tốt tươi…”
(Trích trong bài hát Trống quân “Họa Đất”)
Cô Nguyễn Thị Định, Hiệu trưởng trường THCS Dạ Trạch cho biết: “Từ
năm học 2010- 2011 nhà trường đã phối hợp với UBND xã và CLB Trống quân


Dạ Trạch để sắp xếp, đưa vào truyền dạy cho các em học sinh trong trường
nghệ thuật hát Trống quân trong những tiết học chính khóa, ngoại khóa. Những
tiết học âm nhạc với làn điệu sôi nổi, ấm áp này không chỉ là thời gian để các
em giải trí sau những giờ học văn hóa mà còn giúp các em thêm hiểu, thêm yêu
nét văn hóa truyền thống của quê hương. Bằng tâm huyết, lòng say mê với nghệ
thuật của quê hương, chúng tôi mong muốn Trống quân sẽ như sợi dây nối gần
nghệ thuật truyền thống với tâm hồn các em”.
Ông Nguyễn Hữu Bổn, nghệ nhân hát Trống quân, Chủ nhiệm CLB
Trống quân Dạ Trạch cho biết: "Trước nguy cơ nghệ thuật truyền thống hát
Trống quân có thể bị mai một do những người biết hát đều ở độ tuổi thất thập
cổ lai hy, chúng tôi chọn cách bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa này bằng việc đưa
vào các nhà trường để truyền dạy cho giáo viên và học sinh. Việc tổ chức dạy
hát Trống quân trong nhà trường đã nhận được sự ủng hộ và quan tâm của
ngành giáo dục, phụ huynh học sinh và các tổ chức khác trên địa bàn. Tuy nhiên

việc đưa vào truyền dạy trong trường học cũng gặp không ít khó khăn do hiện
tại, một bộ phận không nhỏ học sinh hầu như chỉ quan tâm đến nhạc trẻ mà ít
quan tâm đến các làn điệu truyền thống; trình độ, khả năng sư phạm của một số
thành viên trong CLB còn hạn chế vì chưa qua bất cứ một trường lớp đào tạo
chính quy nào; cơ sở vật chất, nhạc cụ, thiết bị âm thanh chưa đáp ứng được
các hoạt động truyền dạy và tổ chức biểu diễn; kinh phí để tổ chức các lớp học,
trả công cho người truyền dạy hát Trống quân không có mà chủ yếu các thành
viên trong CLB dạy bằng tâm huyết, lòng yêu nghề, mến trẻ...”.
Không chỉ đưa hát Trống quân vào trường học, CLB Trống quân Dạ
Trạch còn truyền dạy cho học sinh, giáo viên trường Phục hồi chức năng Khoái
Châu, phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện Khoái Châu mở lớp tập huấn hạt
nhân hát Trống quân cho 20 người trong huyện. Ngoài ra, câu lạc bộ còn đi
truyền dạy cho một số CLB khác như: CLB người cao tuổi thôn Phủ Đình, xã


Thắng Lợi, CLB văn nghệ xã Liên Nghĩa (Văn Giang); CLB văn nghệ thôn Bãi
Sậy, xã Tân Dân, đội văn nghệ thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch, đội văn nghệ thôn
Xuân Đình, xã Hàm Tử (Khoái Châu)…
Ông Lê Quang Thế, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du
lịch huyện Khoái Châu cho biết: “Hiện nay, lớp người biết hát Trống quân ngày
càng ít nên việc khôi phục nét văn hóa truyền thống này gặp nhiều khó khăn. Do
vậy, việc truyền dạy hát Trống quân vào các trường học ở xã Dạ Trạch mang lại
những đổi mới nhất định trong phương pháp dạy và học, khuyến khích học sinh
hiểu và trải nghiệm các giá trị văn hóa trước hết là các nét văn hóa xung quanh
nhà trường, địa phương. Và không chỉ có môn nghệ thuật hát Trống quân mà
trong tháng 9.2013 vừa qua, UBND huyện cũng đã có văn bản gửi tới Trung
tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch huyện, Phòng Giáo dục - Đào tạo, UBND xã
Dạ Trạch về việc bảo tồn các loại hình nghệ thuật hát Trống quân, Ca trù, hát
Ru, hát Xẩm. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao
nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân về sự cần thiết bảo tồn,

gìn giữ và phát triển các làn điệu truyền thống (trong đó có Trống quân), xây
dựng đội ngũ truyền dạy hát, tổ chức các cuộc liên hoan văn nghệ, giao lưu, tập
huấn… tạo sân chơi cho các CLB ca cổ, giúp cho văn hóa truyền thống đến gần
hơn, thấm sâu vào tâm hồn thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá
trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc”.
C.

Kết luận
Đây là một hiện tượng văn hóa dân gian cần được lưu giữ và phát triển

bởi tính độc đáo của nó trong sự so sánh với các loại hình âm nhạc dân gian
khác nói chung, và với ngay chính hát trống quân ở các vùng khác nói riêng.
Theo sự phân loại các hiện tượng âm nhạc dân gian, hát trống quân Dạ Trạch
thuộc cấp độ đầu, thang âm sử dụng chủ yếu gồm 3 âm chính tạo thành một


quãng 4 đúng và một quãng khoảng ba thứ. Điều đó có nghĩa là, Hát trống
quân Dạ Trạch còn mang trong mình giai điệu gần với âm điệu của ngôn ngữ.
Việc Hát trống quân tham gia vào sinh hoạt Lễ hội Chử Đồng Tử là một
việc làm tự nhiên của cư dân xã Dạ Trạch, được coi như một thành phần mang
tính bản chất của nhiều hiện tượng văn hóa dân gian khác. Trống quân Dạ Trạch
sinh ra/hiện hữu dưới bầu trời và không gian của địa linh Dạ Trạch như một yếu
tố trong tổng thể văn hóa dân gian vùng đất này. Do đó, trống quân Dạ Trạch là
một phần không thể thiếu được trong kho tàng văn hoá phi vật thể nơi đây.
Hiện nay, những người hát được trống quân theo cách truyền thống ở Dạ
Trạch không nhiều mặc dù lãnh đạo xã đã chú ý, quan tâm đến việc truyền
dạy hát trống quân cho thế hệ trẻ.



×