VÂN NỘI - QUÊ HƯƠNG THÂN MẪU HỒ CHỦ TỊCH
Lê Quang Chắn
Viện Sử học Việt Nam
1 - Từ những năm 1994, 1995 đến nay, họ Hoàng ở Hoàng Trù (xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã tìm đến Vân Nội (xã Hồng Tiến,
huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) để đối chiếu gia phả. Qua đối chiếu, giữa
họ Hoàng ở Hoàng Trù và họ Hoàng ở Vân Nội có chung một tổ tiên, đó là cụ
Hoàng Thế Chân
1
. Hiện nay, họ Hoàng ở Hoàng Trù cùng các con cháu họ
Hoàng ở huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), hàng năm, đều tổ
chức các đoàn về Vân Nội lo toan việc họ hàng, thắp hương tưởng nhớ tổ tiên.
Từ thực tế trên, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu gia phả (cả bản chữ
Hán lẫn bản dịch), những văn bia được dựng tại thôn Vân Nội cũng như gia
phả họ Hoàng ở Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An),
bước đầu chúng tôi đã phác thảo được phả hệ của họ Hoàng từ cụ Thuỷ tổ đến
Bà Hoàng Thị Loan, tức là từ đầu cho đến đời thứ mười sáu như sau:
Ngay từ buổi đầu, tổ tiên của dòng họ Hoàng là cụ Hoàng Thế Chân
sinh khoảng năm 1415 đến năm 1420, quê quán tại thôn Nội (xã Hoàng Vân,
tổng An Lạc, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, đạo Sơn Nam), sinh sống
bằng nghề cày cấy, chăm lo làm việc phúc đức.
Sang đời thứ hai, cụ Hoàng Thế Giai đã cùng dòng họ tham gia tích cực
vào việc xây dựng quê hương, như dựng 18 gian quán cho nhân dân đi đường
nghỉ trọ, bắc 23 chiếc cầu đi lại trong thôn xã, giúp đỡ những người hoạn nạn,
nghèo khó... Đời thứ ba là Hoàng Thế Thảng (1472 - 1533) có công Xa giá,
quản lĩnh binh sĩ, giết giặc lập công với triều đình, nên được phong tước Vân
Dương hầu. Đời thứ tư, Hoàng Thế Chiêu (1491 - 1544) là con trưởng cụ
Hoàng Thế Thảng - người có trang mạo oai nghiêm, tiết tháo cứng rắn, đối
đãi với người rất mực cung kính, chỉ huy binh sĩ nghiêm minh. Nhiều lần cầm
quân tiễu trừ bọn gian thần phản loạn, có công đánh thắng giặc Chiêm Thành,
nên Ngài được phong tặng “Đô tứ vệ chính tư quan Đô Yên hầu”.
Kể từ đời thứ năm trở đi, họ Hoàng đã trở thành một dòng dõi công
thần thế phiệt, với Hoàng Thế Ánh (1509 - 1552) là người đầu tiên được
phong tặng tước Quận công. Ông là người có tính tình trong sáng, tư chất
thông minh, giữ mình đúng đắn, đối đãi người rất ôn hoà, quản lĩnh quân cấm
vệ, hết lòng thờ chúa cứu dân, gian nan không nản. Là một võ tướng giỏi, có
nhiều công lao, nên được triều đình sắc phong “Đô tứ vệ chính tư, quan Giáo
Trung hầu”. Sau khi ông mất, lại được gia phong hàm Thái bảo, tước Giáo
Quận công. Và cũng kể từ đây, các con cháu họ Hoàng đều dốc sức phò vua
trị quốc, xông pha trận mạc, gìn giữ bờ cõi giang sơn: “…trong suốt ba trăm
năm, dưới triều đại nhà Lê (1427 - 1788), các con cháu họ Hoàng đã mười đời
1
- Có tư liệu ghi là cụ Hoàng Tích Chân.
liên tục được phong tước công, hầu. Cho đến nay, chúng ta đã biết được họ
Hoàng có mười lăm vị được phong tước Quận công, trên sáu mươi người
được phong tước hầu; trong số các vị công, hầu đó có sáu vị được phong tước
đại vương. Một số vị theo đường khoa cử, các đời đều có tú tài, cử nhân. Con
cháu họ Hoàng, trai thì công hầu, khanh tướng; nữ thì cung phi, hoàng hậu”
1
.
Theo Gia phả họ Hoàng, đến đời thứ sáu, Thái phó Hồng Quốc công
Hoàng Thế Kiều (1540 - 1587) đã phụng sự triều đình, nhận lệnh đem quân đi
dẹp loạn. Năm Đinh Tỵ (1557), Ngài đem theo thân mẫu cùng gia binh đi
đường tắt, xuyên rừng vượt núi vào Thanh Hoá. Khi tới phủ Vạn Lai, ông vào
yết kiến Hoàng đế Lê Anh Tông (1557 - 1573), và xin phép tập hợp anh em
nghĩa dũng cùng với nhân dân đánh dẹp sự cát cứ của nhà Mạc (phía Bắc). Lê
Anh Tông vui vẻ nhận lời, và động viên rằng: “Nhà ngươi là hào kiệt đất
Khoái Châu, công thần nhà họ Hoàng, nay bỏ nhà Ân mà thờ nhà Chu, trái
nước Sở về với nhà Hán, nên gắng sức thật lòng cùng mưu toan việc khôi
phục. Đó cũng là ngàn năm mới có một cơ hội vậy”
2
. Thời đó, nhà vua
chuyển giao quyền bính cho Thế tổ Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm
(1545 - 1569) làm nhiếp chính, nên Hoàng công (tức Hoàng Thế Kiều) được
làm Khâm sai hầu cận. Ngài thường theo đi đánh dẹp nhà Mạc, lập nhiều
chiến công, được thăng chức Thiếu phó, tước Cường Quận công. Sau đó, triều
đình còn phong tặng tước “Tiền quân Đô tứ vệ, Thiếu bảo Cường Quận công,
Tổng binh trong đô, Tổng binh sử tư, Hành tổng binh sử sự xứ Nghệ An”.
Sách Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam cũng khẳng định: “Hoàng Nghĩa Kiều
là danh tướng đời Lê Chiêu Tông
3
, quê làng Hoàng Vân, Kim Động, Hưng
Yên. Thời Lê Trung hưng, có nhiều công lao, phong Thái phó, tước Hồng
Quận công, từng phục vụ dưới thời Thái sư Trịnh Kiểm. Ông là tằng tổ của
Động Quận công Hoàng Nghĩa Giao; con cháu về sau đều là bậc tướng giỏi,
hầu hết là Quận công, nhiều khi mất được phong làm Phúc thần. Con ông là
Chiêu Quận công Nghĩa Thân, Phú Quận công Nghĩa Lãng (Lương), cháu nội
Lan Quận công Nghĩa Phì đều lỗi lạc”
4
.
Từ đời Hoàng Thế Kiều trở đi, họ Hoàng có hai sự thay đổi lớn:
Thứ nhất, Ông được vua Lê Thế Tông (1573 - 1600) ban cho chỉ dụ:
“Con cháu Ngài, con trai được mang chữ Nghĩa làm tên lót, con gái được
mang chữ Ngọc làm tên lót”
5
. Và từ đó, họ Hoàng Thế được đổi thành họ
Hoàng Nghĩa.
Thứ hai, Ông cũng là người đầu tiên đặt nền móng cho việc lập nghiệp
ở Nghệ An. Trong thời kỳ giữ chức Tổng binh trong đô, Tổng binh sử tư xứ
Nghệ An, một hôm, nhân thời tiết mùa xuân mát mẻ, Ngài cùng thầy địa lý đi
1
1, 2, 5 - Gia phả họ Hoàng, Vân Nội - Hoàng Vân, dòng cụ Hoàng Thế Giai, do cụ Hoàng
Nghĩa Lược biên soạn, 1996, tr. 2 và tr. 27 - 28.
3
- Qua đối chiếu, thì các tác giả đã có sự nhầm lẫn: Lê Chiêu Tông trị vì từ năm 1663 -
1671, trong khi đó, Hoàng Nghĩa Kiều sinh năm 1540, mất năm 1587. Vậy ở đây, ông làm
quan dưới triều vua Lê Anh Tông (1557 - 1573) và Lê Thế Tông (1573 - 1600).
4
- Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hoá, in lần thứ 4, HN, tr. 246 - 247.
5
xem phong cảnh đẹp của núi sông. Đến địa phận xã Dương Xá, thuộc huyện
Hưng Nguyên, thầy địa lý nói: “Nước non tươi đẹp như thế này, tất nhiên sản
sinh nhiều trang hào kiệt. Nếu Minh công xây dựng ngôi dương trạch ở đây
thì không khác gì hoa trên gấm, gương trong đài, càng thêm rạng rỡ”
1
. Vì thế,
Ngài đã cưới bà á thất Phan Thị Mỡ tại xã Dương Xá (huyện Hưng Nguyên,
tỉnh Nghệ An) và sinh cơ lập nghiệp tại đây.
Đời thứ bảy, Phú Quận công Hoàng Nghĩa Lương (1568 - 1617) là con
trai út cụ Hồng Quốc công Hoàng Nghĩa Kiều. Ông làm quan thời Thành tổ
Triết vương Trịnh Tùng (1570 - 1623), có công lớn trong việc đánh dẹp nhà
Mạc, nên được bao phong “Đô tổng binh sử tư, Hành tổng binh sử sự xứ
Nghệ An”; lại có công theo hầu Xá gia, nên được phụ sắc “Dương vũ uy
dũng, Kiệt tiết tuyên lực công thần, Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân,
Nam quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc Phú Quận công”. Trong số bảy bà vợ của
Ngài, có đến năm người thuộc vùng Dương Xá (ngày nay là xã Hưng Lĩnh và
một phần xã Hưng Long), Nghĩa Liệt (nay là xã Hưng Xuân), tổng Phù Long,
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Hơn nữa, do sự biến ở quê tổ Hoàng
Vân
2
, và cũng do chỉ dụ của chúa Trịnh rằng: “Phần con cháu của Quốc cựu
(tức Hoàng Nghĩa Lương) được tuỳ tiện tìm những nơi cảnh trí đẹp, hoặc ở
quê mẹ, hoặc ở quê vợ để lập gia cư, không nên trở về đất cũ Hoàng Vân -
Kim Động”
3
, cho nên con cháu của Ngài về sau đa phần sinh cơ lập nghiệp tại
Nghệ An. Vì thế, bắt đầu từ đời thứ bảy, dòng dõi cụ Hoàng Thế Giai được
chia thành hai dòng lớn: Dòng Chiêu Quận công Hoàng Nghĩa Thân (1561 -
1592), chủ yếu sinh sống ở ngoài Bắc; và dòng Phú Quận công Hoàng Nghĩa
Lương, chủ yếu sinh sống ở miền Trung.
Kể từ đời thứ tám “… họ Hoàng ở Nghệ An được chia thành nhiều
nhánh, cư trú ở nhiều địa phương như Hưng Lĩnh, Hưng Nguyên, Thịnh Lạc,
Đô Lương, Hoàng Trù, làng Sen, Đức Thọ…”
4
. Hoàng Nghĩa Chung
5
là con
trai thứ chín (con út) của Phú Quận công Hoàng Nghĩa Lương cũng lấy vợ
người xã Dương Xá, huyện Hưng Nguyên, và sinh được hai người con trai là
Hoàng Quát và Hoàng Niệm. Con cháu của ông phần lớn sinh sống ở Hoàng
Trù và Thịnh Lạc, huyện Nam Đàn. Vì thế, Hoàng Nghĩa Chung được xác
định là ông tổ đầu tiên của dòng họ Hoàng ở Hoàng Trù và Thịnh Lạc.
1
, 3 - Gia phả họ Hoàng, Vân Nội - Hoàng Vân, dòng cụ Hoàng Thế Giai, do cụ Hoàng
Nghĩa Lược biên soạn, 1996, tr. 29 và tr. 35.
2
- Vì nhớ quê hương, lâu ngày chưa về thăm được, nên Ngài cùng đoàn tuỳ tùng về thăm
làng quê. Khi về đến nơi, thì màn đêm buông xuống. Không rõ vì lý do gì, mà dân làng thổi
tù và, huy động nhân dân ra đánh (có lẽ là do hiểu nhầm). Tuy thoát được, nhưng cũng bị
thiệt hại ít nhiều, nên ông đã tự hứa rằng: Từ nay về sau, phàm là con cháu, dù thành đạt hay
không, cũng không bao giờ trở về vùng quê này nữa. Nếu ai trái lệnh, sẽ bị như thanh gươm
này: Ông bẻ đôi thanh gươm và ném xuống cái giếng gần đó. Và, ngày nay, giếng đó vẫn
còn, có tên là Giếng Vàng, để ghi nhớ về sự biến này.
3
4 - Bác Hồ với Hưng Yên, Hưng Yên với Bác Hồ, Nxb. CTQG, HN, 2000, tr. 19.
4
5 - Có tư liệu ghi là Hoàng Chung.
5
Đời thứ chín, Hoàng Niệm lấy vợ người xã Nghĩa Liệt, huyện Hưng
Nguyên. Hai ông bà di chuyển nhiều nơi, nhưng cuối cùng nhập tịch và định
cư tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.
Đời thứ mười, Hoàng Nghĩa Mạnh (hay Hoàng Mạnh) là con thứ hai
của cụ Hoàng Niệm. Ông là người học rộng, tài cao, có năng khiếu về văn
học, viết chữ rất đẹp, nên nhân dân thường gọi là ông Viết. Ông không ra làm
quan, chỉ thích ngao du phong cảnh, mở lớp dạy học; lấy bà thứ thất tại làng
Hoàng Trù và sinh cơ lập nghiệp tại đây. Mộ của ông, tục gọi là mộ ông Viết
hay Dăm ông Mạnh
1
, được coi là mộ tổ họ Hoàng ở Hoàng Trù và Thịnh Lạc.
Ngày xưa, họ đại tôn chung ở Hoàng Trù và Thịnh Lạc, cứ ba năm một lần
đến khu mộ này tế lễ dâng hương vào dịp tết Thanh minh, cầu mong cho con
cháu thành đạt trong các khoa thi hương, thi hội. Vì vậy, “Hoàng Nghĩa Mạnh
là người sáng lập dòng họ Hoàng ở Hoàng Trù và Thịnh Lạc”
2
.
Trong số ba người con của cụ Hoàng Nghĩa Mạnh có ông Hoàng Bá
Câu, Hoàng Bá Chất
3
sinh cơ lập nghiệp tại Hoàng Trù, còn ông Hoàng Bá
Đô - con thứ ba, lấy bà Nguyễn Thị Nhiên, người làng Kim Liên, huyện Nam
Đàn. Hai con của Hoàng Bá Đô là Hoàng Bá Triều và Hoàng Bá Quận lại lập
nghiệp ở làng Hoàng Trù.
Đời thứ mười hai, Hoàng Bá Đô lấy vợ tại làng. Ông theo Thịnh Quận
công Nguyễn Cảnh đánh giặc, có công lớn nên được thăng chức Vệ uý. Sau
đó, ông bị chết trận tại Nam Hoa
4
. Hơn một năm sau, không thấy cha về, các
con ông là Hoàng Bá Quyên, Hoàng Bá Cận và Hoàng Bá Tộ làm lễ chiêu
hồn, và đưa hài cốt về táng ở phía Đông Nam, bên cạnh mộ tổ họ Hoàng ở
làng Hoàng Trù.
Đời thứ mười ba, cụ Hoàng Bá Tộ là con thứ ba cụ Hoàng Bá Quận.
Đời thứ mười bốn, cụ Hoàng Bá Cần
5
, còn gọi là Hoàng Cương hay
Hoàng Xuân Lý, là con cụ Hoàng Bá Tộ.
Đời thứ mười năm, Hoàng Bá Cần sinh được năm người con, nhưng gia
phả chỉ ghi chép được một người là cụ Hoàng Xuân Đường. Ông làm nghề
dạy học ở Hoàng Trù, nên nhân dân vẫn thường gọi là ông Đồ An. Hoàng
Xuân Đường chính là thân sinh của bà Hoàng Thị Loan, và cũng chính là
người thầy đã cưu mang, dạy dỗ ông Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929) thành
danh
6
.
1
- Vì mộ chôn dưới chân núi Dăm, nên được gọi như vậy.
2
- Theo nhận xét của ông Hoàng Nghĩa Hanh, trưởng tộc chi họ Hoàng ở thôn Vân Nội, xã
Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
3
- Không rõ vì lý do gì mà các con của Hoàng Nghĩa Mạnh lại đổi thành Hoàng Bá. Vấn đề
này cần được tìm hiểu rõ. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này vào một dịp khác.
4
- Nay là xã Nam Hoa, huyện Nam Đàn, Nghệ An.
5
- Có tư liệu ghi là Hoàng Phác Cẩn. Sách “Nam Đàn - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh”
của Ninh Viết Giao và Trần Thanh Tâm (Nxb. KHXH, HN, 1989) lại ghi: Thân phụ ông
Hoàng Xuân Đường là cụ Hoàng Xuân Cẩn.
6
- Người làng Kim Liên (tên Nôm là làng Sen). Ông đỗ Phó bảng khoa thi năm 1901.
Bà Hoàng Thị Loan
7
, thuộc đời thứ mười sáu, sinh năm 1868, và đến
năm 1883 đã xây dựng gia đình với ông Nguyễn Sinh Sắc. Ông bà sinh được
bốn người con:
Nguyễn Thị Thanh, hiệu là Bạch Liên, sinh năm 1884;
Nguyễn Sinh Khiêm, hiệu Tất Đạt, sinh năm 1888;
Nguyễn Sinh Cung, hiệu Tất Thành, sinh năm 1890;
Nguyễn Sinh Xin
1
, sinh năm 1900.
Nguyễn Sinh Cung sinh ra trên mảnh vườn quê mẹ, làng Hoàng Trù
(tức là làng Sen), xã Chung Cự
2
, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Nguyễn Sinh Cung
chính là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, là Bác Hồ kính yêu của chúng
ta.
2 - Từ những phân tích trên đây, chúng tôi có một số nhận xét như sau:
2.1 - Gốc tổ gần của dòng họ Hoàng ở làng Hoàng Trù và Thịnh Lạc là
xóm Hoàng Nghĩa, xã Dương Xá (nay là xã Hưng Lĩnh), huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An. Hoàng Nghĩa Mạnh là ông tổ cho họ Hoàng ở Hoàng
Trù và Thịnh Lạc cũng di cư từ xã Dương Xá đến. Trong những thập niên 70
- 80 của thế kỷ XX, bà con họ Hoàng Nghĩa ở huyện Hưng Nguyên đã phần
nào nhận ra rằng, có các chi họ Hoàng cùng gốc tổ biệt phái đến Hoàng Trù
và Thịnh Lạc; ngược lại, bà con họ Hoàng các chi phái ở Hoàng Trù, Thịnh
Lạc theo văn bia, câu đối thờ còn lại, cũng như phả tích truyền khẩu từ đời nọ
sang đời kia biết rằng, tổ tiên của mình ở làng Hoàng Nghĩa, xã Dương Xá.
Cho nên, các chi ở Hoàng Trù, Thịnh Lạc, Nam Cương, Nam Tân huyện Nam
Đàn; chi Hưng Xuân, Hưng Tiến, Hưng Châu huyện Hưng Nguyên… đã khôi
phục lễ hành hương bái tổ tại nhà thờ tổ ở xã Dương Xá (Hưng Lĩnh)
3
. Mặc
dù gia phả cũ của họ Hoàng ở Hoàng Trù và Thịnh Lạc bị cháy hết vào đầu
thế kỷ XVIII
4
, nhưng các cụ vẫn còn ghi nhớ được gốc tổ xa của mình là ở
Hoàng Vân, huyện Khoái Châu (thông qua văn tự) và gốc tổ gần là ở xã
Dương Xá và xã Nghĩa Liệt, huyện Hưng Nguyên (qua truyền khẩu). Vì thế,
việc xác định rõ ràng được gốc tổ của mình tại xã Dương Xá và xã Nghĩa Liệt
(huyện Hưng Nguyên) là cơ sở để tiến tới việc tìm ra gốc tổ xa đời của dòng
họ mình.
7
- Bà Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình Nho học. Ông ngoại của bà là cụ Nguyễn
Văn Giáp ở làng Kẻ Sía thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, đỗ 4 lần tú tài. Ông nội
của bà là cụ Hoàng Xuân Cẩn, ba lần đi thi đều đậu tú tài. Thân phụ của bà, ông Hoàng
Xuân Đường là một nhà Nho hay chữ. Thân mẫu của bà, bà Nguyễn Thị Kép, là một người
phụ nữ cần cù, nhân hậu, thuộc nhiều ca dao, tục ngữ. Nhân dân trong vùng rất kính trọng,
yêu mến hai ông bà vì tính tình hiền lành, trung thực hay giúp người khác.
1
- Khi sinh, cụ Sắc chưa kịp đặt tên. Mẹ mất, con thơ, đói sữa phải đi xin sữa bú chực, nên
bà con gọi đùa là Xin.
2
2 - Chung Cự là tên ghép của Chung Sơn - núi Chung với Cự Thuỷ - bàu Của.
3
3 - Lịch sử Đảng bộ huyện Khoái Châu (Hưng Yên), Nxb. CTQG, HN, 2005, tr. 24.
4
- Gia phả họ Hoàng ở Hoàng Trù và Thịnh Lạc ngày nay được phục dựng lại theo trí nhớ
của con cháu trong họ.