Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG KHÁCH SẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.65 KB, 38 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG KHÁCH SẠN
2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Hàng Hải:
2.1.1. Quá trình hình thành khách sạn Hàng Hải:
Khách sạn Hàng Hải là một trong những khách sạn lớn và đẹp ở thành phố
Hải Phòng. Khách sạn được khai trương vào ngày 10/11/1990, sự kiện này đã
thể hiện thành công ý tưởng của ban lãnh đạo Liên Hiệp Hàng Hải Việt Nam về
việc xây dựng một khách sạn kinh doanh hiện đại trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.
Khách sạn Hàng Hải là một trung tâm nghỉ ngơi giải trí sang trọng cho tất cả
cán bộ công nhân viên Hàng Hải. Đồng thời sự ra đời của khách sạn Hàng Hải
còn khẳng định trách nhiệm và sự đóng góp to lớn của các công ty ngành Hàng
Hải trong cả nước.
Là khách sạn của ngành Hàng Hải nên khách sạn thiết kế mô phỏng theo hình
con tàu nằm trên một khu đất rộng 9000 m
2
tại số 282 Đà Nẵng – Ngô Quyền –
Hải Phòng.
Năm 1992 khách sạn Hàng Hải được giao nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh cùng 4 xí nghiệp thành phần trực thuộc công ty cung ứng và dịch vụ
Hàng Hải. Đến tháng 7/1998 khách sạn Hàng Hải được quyết định trực thuộc
thẳng chi nhánh Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (chi nhánh Vinalines tại Hải
Phòng) cùng với 4 công ty thành viên khách như: Gemartran (công ty liên
doanh khai thác Container Việt Pháp), Gemadept (công ty cổ phần LHNC),
Vinabrige LTD và Transiva (công ty TNHH vận tải HCNC).
Khách sạn được xây 5 tầng với tổng số 38 phòng nghỉ. Phần diện tích đất còn
lại, một phần dùng xây toà nhà để cho thuê văn phòng, một phần dùng làm sân
tennis, sân chơi thể thao.

2.1.2. Nhiệm vụ của khách sạn:
Khách sạn Hàng Hải là cơ sở phục vụ chủ yếu các dịch vụ sau:
− Dịch vụ cho thuê buồng nghỉ (chú trọng phục vụ công nhân viên trong


ngành Hàng Hải).
− Dịch vụ ăn uống chủ yếu phục vụ cho khách thuê phòng tại khách sạn,
có nhận đặt tiệc cưới, hội nghị….
− Dịch vụ cho thuê văn phòng (các công ty trong ngành).
− Dịch vụ bổ sung bao gồm: giặt là, massage, sân tennis.
2.1.3. Cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất là phần quan trọng không thể thiếu được trong việc kinh doanh
của khách sạn Hàng Hải. Cùng với tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật
góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh
doanh. Cơ sở vật chất khách sạn bao gồm các công trình phục vụ lưu trú và ăn
uống cho khách du lịch. Cụ thể là:
− Tầng đón nhận khách (quầy lễ tân, quầy thu tiền, quầy dịch vụ, quầy bán
hàng lưu niệm).
− Khu vực bổ trợ (nơi làm việc của bộ phận buồng, bãi đỗ xe, hệ thống vệ
sinh công cộng).
1. Đối với phòng nghỉ:
Khách sạn Hàng Hải được xây dựng 5 tầng với 38 phòng nghỉ, được bố trí
sắp xếp trải dài từ tẩng 2, 3 và 4 với số phòng chi tiết như sau:
Tầng 2: 14 phòng
Tầng 3: 12 phòng
Tầng 4: 12 phòng
Hệ thống 38 phòng nghỉ sang trọng với các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc
tế với phòng tắm nóng lạnh riêng biệt, mini bar, tivi màu thu qua ăng ten
pavabol, các kênh truyền hình quốc tế, điện thoại trực tiếp (IDD) gọi trực tiếp từ
phòng tới các thành phố liên tỉnh và nước ngoài được tính tiền tự động qua hệ
thống vi tính, các phòng đều được trải thảm, điều hoà không khí 2 chiều.
2. Đối với phòng họp:
Phòng họp hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế cho khách từ 150 khách đến 250
khách được bày trí sắp xếp trên tầng 5 của khách sạn (có hệ thống thang máy).
3. Đối với nhà hàng – phòng ăn:

Nhà hàng có các phòng ăn lớn nhỏ được trang bị có máy điều hoà nhiệt độ, có
quầy bán đồ giải khát, pha cocktail phục vụ tiệc ăn Âu, ăn Á, đặc sản, phục vụ
tiệc cưới, liên hoan, sinh nhật, hội họp, hội thảo.
4. Hệ thống 10 phòng vật lý trị liệu được xây dựng theo quy trình Massage
Thái tiên tiến.
5. Ngoài ra khách sạn còn có:
− Có hệ thống thang máy, điều hoà trung tâm.
− Có 2 sân chơi tennis đạt tiêu chuẩn quốc tế, sân chơi thể thao, hệ thống
làm lạnh trung tâm máy phát điện mô tơ,hệ thống tel, máy fax, máy in.

2.1.4. Tổ chức bộ máy:
2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức khách sạn Hàng Hải

Bộ phận điện
nước
Giá
m
đốc
Bộ phận bảo vệ
Bộ phận hành
chính tổng hợp
NV
buồng
Bộ phận
buồng
NV giặt là
NV sân
tennis
Tổ bàn,

bar
Bộ phận nhà
hàng
Tổ bếpBộ phận lễ tân
Bộ phận tiếp thị

2.1.4.2. Nhiệm vụ từng bộ phận:
2.1.4.2.1. Giám đốc khách sạn:
Giám đốc khách sạn là người đứng đầu khách sạn, chịu trách nhiệm lãnh đạo
cao nhất về tổ chức kinh doanh, lãnh đạo và quản lý toàn bộ các mặt hoạt động
trong khách sạn, đảm bảo cho các bộ phận hoạt động đồng bộ đạt hiệu quả sản
xuất kinh doanh cao tăng năng suất lao động.
Là người đề ra và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh, tổ chức sản xuất
kinh doanh của khách sạn và thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ quản lý hành
chính, quản lý nhân sự và quản lý tài chính.
Thay mặt khách sạn liên hệ với cá tổ chức cơ quan, ban ngành giải quyết các
công việc hành chính hàng ngày để đảm bảo cho công việc kinh doanh của
khách sạn diễn ra bình thường.
Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Chi nhánh VINALINES HAI
PHONG về hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, biện pháp quản lý, chất
lượng phục vụ khách và các dịch vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội của khách sạn một cách cao nhất
2.1.4.2.2. Bộ phận lễ tân:
Có vai trò rất quan trọng trong việc đón tiếp khách và gây ấn tượng đầu tiên
với khách do vậy người nhân viên lễ tân có ảnh hưởng rất mạnh đến hiệu quả
kinh doanh của khách sạn. Chất lượng dịch vụ của bộ phận này sẽ góp phần làm
tăng sự hài lòng của khách và có tác dụng “giữ chân” khách quay lại sử dụng
dịch vụ của khách sạn trong tương lai.
Hàng ngày nắm bắt tình hình phòng để bố trí sắp xếp phòng nghỉ cho khách
hợp lý theo quy trình phục vụ đầy đủ của nhân viên lễ tân khách sạn. Đó là:

nhận đăng ký buồng, làm thủ tục check in, phục vụ trong thời gian khách đang
lưu tại khách sạn, làm thủ tục khách thanh toán và tiễn khách.
Tiếp xúc với khách, chuyển cho các bộ phận trong khách sạn những thông tin
về nhu cầu của khách, tiếp nhận khiếu nại của khách, kịp thời phản hồi cho các
bộ phận hữu quan để khách sạn phục vụ với hiệu quả cao, chất lượng tốt nhất.
Nhân viên lễ tân luôn có thái độ ân cần và nhiệt tình. Khách đến đăng ký
buông ngủ được tiếp nhận chu đáo lịch sự. Nhân viên lễ tân chủ động thăm hỏi
khách, xếp hành lý cho khách tạo ra không khí cho khách cảm thấy “Nghỉ ở
khách sạn như nghỉ ở nhà”.
2.1.4.2.3. Bộ phận buồng:
Chức năng chính là làm tốt và đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ buồng ngủ
của khách sạn luôn ở mức cao nhằm thực hiện mục tiêu thoả mãn nhu cầu của
khách về buồng ngủ khiến khách cảm thấy thoải mái, thuận tiện, an toàn như
sống ở nhà mình sao cho có nhiều khách mới và khách quen tới ăn nghỉ tại
khách sạn và nâng cao uy tín cho khách sạn.
Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ buồng:
− Hàng ngày sắp xếp, làm vệ sinh các phòng khách theo trình tự thao tác
phục vụ buồng nghỉ.
− Khi nhận được thông tin từ lễ tân báo xếp khách, nhân viên làm buồng
đón tiếp đưa khách vào phòng và bàn giao phòng cho khách.
− Bổ sung các vật dụng, thay các đồ bằng vải, bổ sung đồ uống trong tủ
lạnh theo số lượng quy định của khách sạn.
− Nhận quần áo đưa đi giặt là và trả lại cho khách khi khách có nhu cầu về giặt
là.
− Kiểm tra tình hình các thiết bị trong phòng khách, kịp thời đề nghị bộ
phận điện nước sửa chữa khi phát hiện các phương tiện thiết bị hư hỏng.
− Thoả mãn các nhu cầu hợp lý của khách, giúp khách xử lý các trường hợp
khẩn cấp.
− Làm vệ sinh toàn bộ khu vực hành lang, cầu thang lên các tầng đảm bảo
luôn được sạch sẽ.

− Bảo quản tốt các chìa khoá trực tầng, làm tốt công tác giao ca.
Nhiệm vụ của nhân viên giặt là:
− Làm tốt công tác giặt là các đồ dùng bằng vải trong phòng nghỉ của khách
và của bộ phận nhà hàng cho kịp thời và đảm bảo chất lượng.
− Nghiêm túc chấp hành quy định về giao nhận quần áo và đảm bảo chất
lượng công tác dịch vụ giặt là cho khách.
− Hiểu biết tính năng của các chất giặt tẩy để sử dụng cho phù hợp và có hiệu
quả.
− Làm tốt công tác vệ sinh phòng giặt là và nắm được kỹ năng, quy trình sử
dụng máy giặt.
− Chấp hành quy chế, điều lệ của khách sạn, đoàn kết hợp tác với nhân viên
các bộ phận khác trong khách sạn.
2.1.4.2.4. Bộ phận nhà hàng:
* Tổ nhà bàn, bar:
Có nhiệm vụ quản lý, bảo quản tốt tài sản, trang thiết bị dụng cụ trong phòng
ăn và quầy bar. Thường xuyên làm vệ sinh, sắp xếp bảo quản dụng cụ không để
hư hỏng mất mát.
Chuẩn bị phòng ăn cho chu đáo, vệ sinh sạch sẽ thông thoáng mát mẻ, âm
thanh ánh sáng hợp lý bảo đảm sẵn sàng phục vụ cho các bữa ăn, nắm bắt được
số người ăn chính xác, thực đơn của từng bữa ăn. Chuẩn bị dụng cụ để phục vụ
bữa ăn cho đúng quy cách, phù hợp với yêu cầu của từng bữa ăn.
* Tổ nhà bếp:
− Thực hiện công việc chế biến món ăn hàng ngày tại khu vực nhà bếp.
− Kiểm tra chất lượng thực phẩm mua về nhà bếp.
− Chế biến món ăn theo trình tự và yêu cầu đã quy định, bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm.
− Làm tốt công tác vệ sinh môi trường nhà bếp, bảo dưỡng các trang thiết
bị dụng cụ trong nhà bếp.
− Tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo để không ngừng cải tiến
sáng tạo ra các món ăn mới lạ độc đáo.

* Nhân viên sân tennis:
Chịu trách nhiệm trông coi, vệ sinh dọn dẹp sân tennis. Đồng thời chịu trách
nhiệm phục vụ khi có khách.
2.1.4.2.5. Bộ phận tiếp thị:
Chức năng chính của bộ phận này là chiếc cầu nối giữa người tiêu dùng với
các nguồn lực bên trong của khách sạn.
Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận:
− Tổ chức và thực hiện việc đăng lý trước về buồng ngủ, tổ chức việc nhận
các cuộc hội nghị, hội thảo, các loại tiệc.
− Xác định mức giá bán và điều chỉnh giá sao cho phù hợp với diễn biến
của thị trường.
− Đề ra và tổ chức thực hiện chiến lược Marketing của khách sạn, không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn.
2.1.4.2.6. Bộ phận hành chính tổng hợp:
* Nhân viên kế toán:
− Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc khách sạn.
− Chấp hành nghiêm túc các chính sách pháp luật của nhà nước trong việc
thực hiện kế hoạch tài chính của khách sạn.
− Kiểm soát toàn bộ chi phí hoạt động của khách sạn, theo dõi chặt chẽ tất
cả các việc thu tiền ở các bộ phận khác nhau của khách sạn, hàng ngày vào sổ
các chứng từ hoá đơn thu tiền từ khách, kiểm soát giá thành chi tiêu và giá
thành nguyên liệu đầu vào mua hàng từ nhân viên tiếp phẩm của khách sạn.
− Tìm hiểu thị trường, kiểm tra về giá cả chất lượng do nhân viên tiếp phẩm
mua về.
− Hàng tháng phải tổ chức kiểm kê thực phẩm, đồ uống, các đồ dùng vật rẻ
mau hỏng ở các bộ phận trong khách sạn xem hiện vật và sổ sách có phù hợp
với nhau hay không và làm báo cáo kiểm kê trình lên giám đốc khách sạn.
* Nhân viên vệ sinh môi trường:
− Quản lý công việc trồng, chăm sóc cây xanh, bảo đảm môi trường xanh
tươi của khách sạn.

− Kiểm tra và tìm hiểu nhu cầu thay đổi cây xanh trong khách sạn, chủ
động sắp xếp cây cảnh trong khách sạn sao cho khách luôn có cảm giác khuôn
viên mới lạ hàng ngày.
− Hàng ngày làm vệ sinh đảm bảo sạch sẽ các khu vực công cộng trước
cổng khách sạn và trong toàn bộ khách sạn, các nhà vệ sinh chung trong khách
sạn.
− Tổ chức thực hiện công tác diệt chuột, gián theo định kỳ và công tác vệ
sinh đột xuất khi có yêu cầu của lãnh đạo.
2.1.4.2.7. Bộ phận bảo vệ:
Chức năng chính là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản của khách sạn cũng
như tài sản và tính mạng của khách nhằm tạo ra bầu không khí kinh doanh tốt,
làm cho khách có cảm giác như ở nhà mình, tạo điều kiện yêu tâm công tác cho
cán bộ công nhân viên trong khách sạn.
− Làm tốt công tác trực ca, bảo vệ sự an toàn cho khách sạn và cho khách.
− Phối hợp với các bộ phận khác trong khách sạn để xử lý những trường
hợp khách trốn nợ và những người có hành vi gây rối, mất trật tự trong khách
sạn.
− Hàng ngày liên hệ với bộ phận lễ tân để kịp thời nắm được lượng khách
ăn nghỉ tại khách sạn, bố trí chỗ đỗ xe khi có tiêc, hội nghị lớn để đảm bảo xe ra
vào hợp lý và đỗ xe an toàn.
− Phải thường xuyên quan sát, ngăn chặn các vụ việc mất an ninh xảy ra
trong khách sạn. Nếu vụ việc lớn thì phải kịp thời báo cáo lãnh đạo và phải chú
ý bảo vệ nguyên trạng hiện trường.
− Phải am hiểu các phương tiện trong khách sạn để kịp thời ứng phó các
hiện tượng mất an toàn và các sự cố bất ngờ xảy ra trong khách sạn.
− Bảo đảm các đường ô tô đi trong khách sạn luôn được thông suốt, lối ra
vào khu vực cổng được thông thoáng.
− Làm tốt công tác vào sổ giao ban hàng ngày.
2.1.4.2.8. Bộ phận điện nước:
Có chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, cung cấp các

điều kiện kỹ thuật cần thiết để khách sạn hoạt động bình thường và đảm bảo
chất lượng dịch vụ của khách sạn.
− Tổ chức thực hiện mọi công tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ,
cải tạo, thay mới các trang thiết bị điện dân dụng, điện tử, cấp thoát nước, cơ
khí, các phương tiện và đồ dùng, dụng cụ gia dụng của toàn bộ khách sạn.
− Thực hiện sửa chữa, thay thế mới đột xuất khi có thông báo từ các bộ
phận khác trong khách sạn.
Sản phẩm của khách sạn chủ yếu mang tính chất phục vụ, mà sự phục vụ này
không thể cơ giới hoá được mà chỉ phục vụ bởi những nhân viên trong khách
sạn. Mặt khác lao động trong khách sạn có tính chuyên môn hoá cao, thời gian
lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách thường kéo dài 24/24h
trong ngày. Do vậy cần phải sử dụng một số lượng lao động phục vụ trực tiếp
trong khách sạn
Mặt khác, kinh doanh nhà hàng thường theo mùa vụ, vì vậy lựa chọn và phân
công bố trí nguồn lực sao cho phù hợp và hợp lý.
2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh tại khách sạn:
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch
vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu
cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.
Để tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Hàng Hải khái
niệm đầu tiên cần tìm hiểu đó là hiệu quả kinh doanh. Vậy hiệu quả kinh doanh
là một phạm trù kinh tế sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được
kết quả cao trong kinh doanh với chi phí bỏ ra là thấp nhất.
Về cơ bản hiệu quả kinh doanh được phản ánh trên 2 mặt đó là: hiệu quả kinh
tế và hiệu quả xã hội. Trong đó hiệu quả kinh tế được quan tâm nhiều hơn và có
ý nghĩa quyết định đến hiệu quả xã hội.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn Hàng Hải:

2.2.1. Doanh thu:
Sau đây là bảng thống kê doanh thu qua 3 năm gần đây:

Bảng 1: Cơ cấu doanh thu
(ĐVT: VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Doanh thu từ dịch vụ lưu
trú
(A)
số tiền 1.422.049.964 1.606.916.461 1.687.262.283
tỉ lệ A/E 26% 27% 27%
Doanh thu từ dịch vụ ăn
uống
(B)
số tiền 1.850.275.420 2.015.272.000 2.317.562.800
tỉ lệ B/E 33% 34% 36%
Doanh thu từ dịch vụ cho
thuê văn phòng (C)
số tiền 1.691.081.640 1.700.027.000 1.717.027.896
tỉ lệ C/E 31% 29% 27%
Doanh thu từ dịch vụ bổ
sung (D)
số tiền 548.512.024 591.700.380 641.994.912
tỉ lệ D/E 10% 10% 10%
Tổng doanh thu (E) 5.531.919.048 5.913.916.461 6.363.847.891
(Nguồn: khách sạn Hàng Hải)
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu từ các dịch vụ qua các năm đều tăng
lên.
Doanh thu từ dịch vụ lưu trú: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 184.866.497
VNĐ, tương ứng với tỉ lệ tăng là: 13%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là:
80.345.822 VNĐ, nghĩa là tăng lên 5%. Nhìn vào con số tính toán trên ta thấy

doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2008 có tăng lên so với năm 2007 nhưng tốc
độ tăng lại thấp hơn so với năm trước. Do giá cả thuê phòng của khách sạn khá
cao, chưa mang tính cạnh tranh nên khách vãng lai đến thuê phòng cũng ít dần,
khách đến lưu trú tại khách sạn chủ yếu vẫn là công nhân viên ngành Hàng Hải.
Vì vậy, doanh thu bộ phận lưu trú năm 2008 không tăng lên là mấy, phần tăng
chủ yếu vẫn là do lạm phát.
Doanh thu từ dịch vụ ăn uống: năm 2007 thu được nhiều hơn so với năm
2006 là: 164.996.580 VNĐ, tức tăng lên 8,9%. Năm 2008 tăng so với năm
2007: 302.290.800 VNĐ, tăng 15%. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống lại trái
ngược với dịch vụ lưu trú tốc độ tăng doanh thu năm sau lại cao hơn năm trước
là: 6.1%. Tuy dịch vụ ăn uống vẫn chưa thu hút được thêm thị trường khách
mới, nhưng nhờ chính sách quảng cáo, khuyến mãi mà người dân biết đến
khách sạn nhiều hơn, nhiều người đặt tiệc cưới hơn, vì vậy doanh thu của bộ
phận ăn uống tăng lên.
Doanh thu từ dịch vụ cho thuê văn phòng: năm 2007 tăng so với năm 2006:
8.945.980 VNĐ, tăng 05%. Năm 2008 thu được hơn năm 2007 số tiền:
17.000.276 VNĐ, tăng 1%. Doanh thu từ dịch vụ cho thuê văn phòng tăng rất
chậm và rất ít vì, cho thuê văn phòng chủ yếu kí hợp đồng dài hạn nên doanh
thu thu được không tăng là mấy.
Doanh thu từ dịch vụ bổ sung: năm 2007 tăng so với năm 2006 là:
43.188.356 VNĐ, tăng 7,9%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là: 50.294.532
VNĐ, tăng 8,5%. Doanh thu từ dịch vụ bổ sung tuy rằng có tăng đều hàng năm
nhưng so với doanh thu từ các bộ phận khác thì nó chiếm một tỉ lệ khá ít (10%
trong tổng doanh thu của khách sạn).

Biểu đồ 1: So sánh cơ cấu doanh thu
Ta thấy qua 3 năm doanh thu từ dịch vụ ăn uống luôn chiếm một tỉ lệ cao nhất
trong tổng doanh thu năm 2006 là: 33%, năm 2007: 34%, năm 2008: 36%.
Chiếm tỉ lệ thấp nhất là doanh thu từ dịch vụ bổ sung cả 3 năm vẫn giữ nguyên
tỉ lệ chiếm 10% trong tổng số doanh thu của khách sạn. Doanh thu đứng thứ hai

là thu từ dịch vụ cho thuê văn phòng năm 2006: 31%, năm 2007: 29%, năm
2007: 27%. Xếp thứ 3 là doanh thu từ dịch vụ lưu trú năm 2006: 26%, năm
2007: 27%, năm 2008: 27%.
2.2.2. Lợi nhuận:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của
doanh nghiệp.
Từ góc độ của doanh nghiệp, có thể thấy rằng lợi nhuận của doanh nghiệp là
khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt
được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
Bảng 2: Cơ cấu lợi nhuận
(ĐVT: VNĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú
(A)
số tiền 340.849.737 385.160.204 404.418.213
tỉ lệ A/E 11% 11,5% 11,2%
Lợi nhuận từ dịch vụ ăn
uống (B)
số tiền 650.189.243 745.220.799 966.228.330
tỉ lệ B/E 20,6% 22,3% 26,7%
Lợi nhuận từ dịch vụ cho
thuê văn phòng (C)
số tiền 1.635.879.937 1.638.825.917 1.644.826.193
tỉ lệ C/E 51,8% 49,1% 45,4%
Lợi nhuận từ dịch vụ bổ sung
(D)
số tiền 530.520.553 567.735.617 610.056.857

tỉ lệ D/E 16,6% 17,1% 16,7%
Tổng lợi nhuận (E) 3.157.439.470 3.336.942.537 3.625.529.593
(Nguồn: khách sạn Hàng Hải)
Lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú: năm 2006 thu được lợi nhuận bằng
340.849.737 VNĐ, sang năm 2007 thu được 385.160.204 VNĐ, tức là năm
2007 thu được nhiều hơn so với năm 2006 số tiền: 44.310.467 VNĐ, tương ứng
tỉ lệ tăng 13%. Năm 2008 thu được 404.418.213 VNĐ tăng so với năm 2007 số
tiền: 19.258.009 VNĐ, tỉ lệ tăng 5%. Tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2008 so
với năm 2007 chậm hơn hẳn. Như ở phần doanh thu đã nói giá thuê phòng tại
khách sạn khá cao, chưa mang tính cạnh tranh nên khách vãng lai đến với khách
sạn cũng giảm dần. Khách sạn hiện tại chủ yếu chỉ có nhân viên ngành Hàng
Hải đến nghỉ khi đi công tác. Vì vậy mặc dù lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ
tăng chậm hơn so với các năm trước.
Lợi nhuận từ dịch vụ ăn uống: năm 2006 dịch vụ ăn uống thu được số tiền lợi
nhuận là: 650.189.243 VNĐ, năm 2007 thu được: 745.220.799 VNĐ, nhận thấy
năm 2007 tăng so với năm 2006: 95.031.556 VNĐ, tăng 14,6%. Năm 2008 thu
được: 966.228.330 VNĐ tăng so với năm 2007: 221.007.531 VNĐ, tăng 29,7%.
Ngược lại với bộ phận lưu trú tốc độ tăng lợi nhuận của bộ phận ăn uống năm
2008 tăng nhanh hơn so với năm 2007. Lý do tăng cũng giống như ở phần
doanh thu do chính sách quảng cáo, khuyến mại của khách sạn đã thu hút được
khối lượng khách đến thuê địa điểm làm đám cưới, tổ chức tiệc nhiều hơn các
năm trước.
Lợi nhuận từ dịch vụ cho thuê văn phòng: năm 2006 thu được
1.635.879.937 VNĐ, năm 2007 thu được: 1.638.825.917 VNĐ, năm 2007 tăng
so với năm 2006 số tiền: 2.945.980 VNĐ, tăng 0,2%. Năm 2008 thu được:
1.644.826.193 VNĐ tăng so với năm 2007 số tiền: 6.000276 VNĐ, tăng 0,4 %.
Dịch vụ cho thuê văn phòng tuy thu được lợi nhuận chiếm một tỉ lệ cao nhất
nhưng tốc độ tăng lại rất chậm, do dịch vụ này thường được ký hợp đồng dài
hạn khoảng 3 năm.
Lợi nhuận từ dịch vụ bổ sung: năm 2006 thu được: 530.520.553 VNĐ, năm

2007 thu được: 567.735.617 VNĐ, tức năm 2007 tăng so với năm 2006 số tiền:
37.215.064 VNĐ, tăng 7%. Năm 2008 thu được: 610.056.857 VNĐ, tăng so với
năm 2007 số tiền: 42.321.240 VNĐ, tăng 7,5%.
Biểu đồ 2: So sánh cơ cấu lợi nhuận

×