Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Công trình tâm lý và tư tưởng nguyễn công trứ của nguyễn bách khoa và vấn đề tiếp nhận theo phương pháp nghiên cứu xã hội học​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.67 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI THỊ THU HẰNG

CÔNG TRÌNH TÂM LÝ VÀ TƯ TƯỞNG NGUYỄN
CÔNG TRỨ CỦA NGUYỄN BÁCH KHOA VÀ VẤN ĐỀ
TIẾP NHẬN THEO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ
HỘI HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM


THÁI NGUYÊN – 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÙI THỊ THU HẰNG

CÔNG TRÌNH TÂM LÝ VÀ TƯ TƯỞNG NGUYỄN
CÔNG TRỨ CỦA NGUYỄN BÁCH KHOA VÀ VẤN ĐỀ
TIẾP NHẬN THEO PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ
HỘI HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nho Thìn



THÁI NGUYÊN – 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo GS.TS. Trần Nho Thìn – Giảng viên Khoa Văn học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích
dẫn tài liệu của luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 07 năm 2017
Tác giả

Bùi Thị Thu Hằng


ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Nho Thìn – người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn.
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, khoa Văn – Xã
hội và phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập và thực hiện công trình nghiên cứu này.

Thái Nguyên, tháng 07 năm 2017
Tác giả

Bùi Thị Thu Hằng


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa..................................................................................................................................... i
Lời cam đoan..................................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn.......................................................................................................................................... iii
Mục lục................................................................................................................................................. iv
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................................................. 2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu................................................................................... 15
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 15
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 15
6. Cấu trúc luận văn....................................................................................................................... 15
7. Đóng góp của luận văn............................................................................................................ 16
NỘI DUNG........................................................................................................................................ 17
Chương 1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC NHỮNG NĂM 30 – 40

TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC CỦA TRƯƠNG TỬU....................................................................................... 17
1.1. Bối cảnh nghiên cứu văn học những năm 30 - 40 trước Cách mạng tháng
Tám......................................................................................................................................................... 17

1.2. Sự nghiệp nghiên cứu văn học của Trương Tửu.................................................... 22
1.2.1. Trương Tửu với văn học dân gian
...................................................................................................................................................................

23
1.2.2. Trương Tửu với văn học trung đại
...................................................................................................................................................................

25
1.2.3. Trương Tửu với văn học hiện đại
...................................................................................................................................................................

28
Chương 2. CÔNG TRÌNH TÂM LÝ VÀ TƯ TƯỞNG NGUYỄN CÔNG TRỨ


VÀ VIỆC TIẾP NHẬN THEO PHƯƠNG PHÁP XÃ HỘI HỌC CỦA
TRƯƠNG TỬU.............................................................................................................................. 35
2.1. Giới thuyết về phương pháp nghiên cứu xã hội học............................................ 35


iv

2.1.1. Khái niệm xã hội học
...................................................................................................................................................................

35
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
...................................................................................................................................................................


35
2.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học trong công trình Tâm lý và tư
tưởng Nguyễn Công Trứ của Trương Tửu...................................................................... 37
2.2.1. Tuyên ngôn về phương pháp nghiên cứu mới của Trương Tửu
...................................................................................................................................................................

37
2.2.2. Đặc trưng phương pháp nghiên cứu xã hội học của Trương Tửu
trong công trình Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ
...................................................................................................................................................................

39
2.2.2.1. Phân tích hoàn cảnh gia đình và đẳng cấp của Nguyễn Công Trứ
.........................................................................................................................
39
2.2.2.2. Phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội của thời đại Nguyễn
Công Trứ............................................................................................................................................ 42
2.2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của gia đình, đẳng cấp và điều kiện kinh tế xã hội đến tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ
...................................................................................................................................................................

45
Chương 3. NHỮNG ĐÓNG GÓP, HẠN CHẾ CỦA CÔNG TRÌNH..........63
3.1. Những đóng góp của công trình..................................................................................... 63
3.1.1. Trương Tửu sử dụng phương pháp phê bình khách quan, khoa học......63
3.1.2. Nhà nghiên cứu đã nói đến vai trò của kinh tế ngoại thương, tầng lớp
phú thương đối với văn học trung đại Việt Nam
...................................................................................................................................................................

67
3.1.3. Nguyễn Bách Khoa đã khám phá ra kiểu tác giả “nhà nho tài tử”

...................................................................................................................................................................

72
3.2. Những hạn chế của công trình......................................................................................... 77


3.2.1. Nhà phê bình không chú trọng đến yếu tố nghệ thuật trong tác phẩm. .77
3.2.1.1. Không phân tích đặc điểm của thể thơ hát nói
...................................................................................................................................................................

78
3.2.1.2. Không phân tích các yếu tố dân gian trong thơ hát nói
...................................................................................................................................................................

81
3.2.2. Quan điểm của Trương Tửu về con người giai cấp đã hạ thấp vai
trò của cá nhân nhà thơ
.................................................................................................................................................................

84
3.2.3. Trương Tửu chưa nhìn thấy rõ mặt hạn chế trong con người tài tử
của Nguyễn Công Trứ
...................................................................................................................................................................

87
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 93


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nhắc đến những nhà lý luận phê bình tiêu biểu của Việt Nam đầu
thế kỉ XX, chúng ta không thể quên Trương Tửu (bút danh Nguyễn Bách
Khoa). Ông là một trong những người đưa phê bình văn học Việt Nam vào
thời hiện đại. Trên mảnh đất lý luận, phê bình của thế kỉ trước, ông đã tạo ra
một lối đi riêng bằng bản lĩnh khoa học, sự dũng cảm trong học thuật của một
người luôn cố gắng cập nhật, bắt nhịp với cái mới của khoa học nhân loại.
Ngay từ trước cách mạng tháng Tám 1945, Trương Tửu đã đi tiên phong trong
việc ứng dụng các lý luận, phương pháp mới để nghiên cứu văn học trung đại
Việt Nam. Nhưng tính chất tiên phong này cho đến nay chưa được đánh giá
đúng mức. Thậm chí, giá trị những công trình nghiên cứu, phê bình của ông
có lúc còn bị chôn vùi tàn nhẫn. Việc nghiên cứu, đánh giá lại về sự nghiệp
cùng những đóng góp của ông cho nền học thuật nước nhà là điều cần thiết,
để công chúng có cái nhìn công bằng, chân xác hơn về ông.
1.2. Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ là một công trình quan trọng
trong sự nghiệp nghiên cứu của Nguyễn Bách Khoa. Công trình này được
khai sinh năm 1944 khi văn học Việt Nam đang trong tiến trình hiện đại hóa,
đời sống văn học sôi nổi, những lý thuyết, phương pháp luận nghiên cứu từ
bên ngoài được vận dụng vào Việt Nam. Việc nghiên cứu công trình trên giúp
chúng ta hiểu sâu hơn về ông: ý thức tiên phong, đặc điểm tư duy khoa học,
sở trường nghiên cứu, khả năng vận dụng mô hình lý thuyết bên ngoài vào
thực tiễn văn học Việt Nam, văn phong, tinh thần làm việc và cả những hạn
chế trong cách xử lý, cách vận dụng các tri thức khoa học khi tham chiếu vào
một hiện tượng văn học cụ thể. Đồng thời chúng ta có căn cứ để đánh giá
đóng góp của ông trong lịch sử hiện đại hóa phương pháp nghiên cứu - phê
bình văn học ở Việt Nam.



2

1.3. Phương pháp nghiên cứu xã hội học là một trong những phương
pháp quan trọng và cần thiết để chiếm lĩnh, giải mã, đánh giá tác phẩm văn
học. Mỗi tác phẩm không thể là một thế giới hoàn toàn biệt lập mà bao giờ
cũng có mối liên hệ với hoàn cảnh xã hội, thời đại, chịu sự chi phối, tác động
của thời đại mà nhà văn đang sống. Việc nghiên cứu công trình của Nguyễn
Bách Khoa cho phép chúng tôi hiểu sâu hơn về phương pháp nghiên cứu xã
hội học, nhận thấy những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp này, từ
đó vận dụng một cách hợp lý, hiệu quả vào thực tiễn.
Từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài: Công trình Tâm lý và tư
tưởng Nguyễn Công Trứ của Nguyễn Bách Khoa và vấn đề tiếp nhận theo
phương pháp nghiên cứu xã hội học.
2.

Lịch sử vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ
Nguyễn Công Trứ là hiện tượng độc đáo của văn học trung đại. Có rất
nhiều bài nghiên cứu và phê bình về cuộc đời và thơ văn của ông. Nổi bật là
những bài viết của các tác giả ở thế kỉ XX.
Tác giả Lê Thước với công trình Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn
tướng công Nguyễn Công Trứ xuất bản năm 1928 đã giúp người đọc có cái nhìn
tổng quát về cuộc đời, sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Công Trứ trong nền văn
học nước nhà: “Chúng tôi đã ra công khảo sát, biên tập thành quyển sách này,
trước hết chép rõ hành trạng của Tướng công, sau lục đăng văn thơ của Tướng
công, không dám nói rằng để biểu dương cho Tướng công mà Tướng công cũng
không cần phải ai biểu dương – chỉ mong rằng giúp anh em, chị em trong nước
khỏi lãng quên mất một bậc tiền bối đáng hâm mộ, đáng tôn sùng lắm vậy” [52,
tr.73]. Công trình đi sâu nghiên cứu cuộc đời làm quan đầy thăng trầm nhưng

cũng rất vinh quang của Nguyễn Công Trứ, đặc biệt ngợi ca công


3

lao quan trọng của cụ trong sự nghiệp đánh giặc và khẩn hoang. Tác giả Lê
Thước còn đề cao Nguyễn Công Trứ là người anh hùng hào kiệt, xưa nay
hiếm: “Xưa nay những kẻ anh hùng hào kiệt đã có cái tài xuất chúng thì
thường hay có cái khí “siêu nhân”. Công đâu ăn lẫn với gà, rồng đâu ở vùng
nước cạn, đã là người anh hùng hào kiệt thì quả không chịu lẩn quất trong
cái khuôn sáo người thường. Có lẽ cũng vì thế nên trong sự hành vi của cụ
Nguyễn Công Trứ, nhiều khi hình như lạ mắt trái tai mà trong văn chương
của cụ cũng lắm khi trái với cái tục kiến của người đời” [52, tr.9]. Đây chủ
yếu là công trình biên khảo tiểu sử Nguyễn Công Trứ, qua một số sự kiện tiểu
sử để đoán định, lý giải văn chương tác giả.
Bài viết Nguyễn Công Trứ, nhà thi sĩ của Nghệ Tĩnh sau một trăm năm
đăng trên tạp chí Tao đàn số 1/1939 của tác giả Lưu Trọng Lư cũng đã khẳng
định và đề cao tài năng, vị trí không thể thay thế của một bậc công thần:
“Nguyễn Công Trứ không chỉ là một thi sĩ của quốc gia mà còn là một bậc công
thần xứng đáng với nền Quân chủ, một nhà nho xứng với Thánh đạo, hơn thế
nữa, một võ tướng có tài thao lược, một nhà chính trị có tài kinh luân, một người
có tiết tháo. Cái sự nghiệp của tiên sinh ai cũng biết rõ, không cần phải nhắc lại
nữa. Ta chỉ nên ký nhận rằng trên tâm hồn của tiên sinh, trên thân thể của tiên
sinh đã hun đúc, đã tụ kết lại bao nhiêu cái hay, cái đẹp, cái hùng, cái mạnh của
một nền văn hóa cũ và nhất là của cái tinh hoa chủng tộc” [52, tr.99]. Đây là bài
viết có tính tùy bút của một nhà thơ lãng mạn.
Phạm Thế Ngũ với bài Sáng tác của Nguyễn Công Trứ in lần đầu trong
cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Nhà xuất bản Sài Gòn, năm 1961
đã đi sâu nghiên cứu về thời đại, con người và cuộc đời của tác giả Nguyễn Công
Trứ. Ông đã chỉ ra được: “Nguyễn Công Trứ thuộc về một gia đình nề nếp Tống

nho, đạo đức, tiết liệt…Song chúng ta lại phải kể đến cái thể chất của Nguyễn
Công Trứ, một thể chất mạnh, đầy nhựa sống, đầy men hăng say. Ông


4

không phải như Nguyễn Du 30 tuổi đầu đã bạc, bệnh về thể xác, bệnh về tâm
hồn, đeo vết thương của thời đại như một ám ảnh chung thân. Công Trứ trái
lại có sức khỏe bền bỉ, tinh thần tỉnh táo, tính hiếu động, thực tế, lạc quan.
Ông là con người của dục vọng mãnh liệt cũng như của ý chí phi thường” [52,
tr.217]. Để từ đó, nhà nghiên cứu đi vào khảo sát sự nghiệp thơ văn của ông
theo các thể loại như thơ luật, phú, hát nói.
Năm 1962, tác giả Nguyễn Nghiệp với bài viết Những nhân tố gì đã
tạo nên mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ được đăng trên tạp chí
Nghiên cứu văn học số 5 đã khái quát những nhận định căn bản về tư tưởng
của ông như: Nguyễn Công Trứ là một con người hành động, là một đệ tử nổi
danh của chủ nghĩa hành lạc và là một người lạc quan tin tưởng nhưng có lúc
lại bi quan tiêu cực. Tác giả đã chỉ ra được: “Tất cả những ý kiến từ trước đến
nay đều thống nhất về một nhân tố căn bản có thể nói là đã tạo thành xương
sống của tư tưởng Nguyễn Công Trứ: nhân tố đó là Nho giáo, hay nói rõ hơn,
nhân tố Tống nho. Quả vậy, Nguyễn Công Trứ là một nhà nho xuất thân từ
một gia đình có truyền thống nho học và đã có một đời làm quan dưới triều
Lê, Trịnh…Con đường xử thế lập thân của Nguyễn Công Trứ vẫn là con
đường cổ điển của những nhà nho chính thống” [52, tr.252-253]. Bên cạnh
đó, nhà nghiên cứu còn tìm hiểu nhân tố xã hội của thời Nguyễn Công Trứ để
lý giải những mâu thuẫn trong tư tưởng của nhà thơ: “Nguyễn Công Trứ đã
lớn lên giữa bản lề của hai thế kỉ, sinh ra và lớn lên ở cuối thế kỉ XVIII và
hoạt động suốt trong nửa đầu thế kỉ XIX dưới triều Nguyễn. Nguyễn Công Trứ
đã có 25 tuổi đời sống với thế kỷ đã qua trước khi Gia Long dựng lên triều
Nguyễn, một giai đoạn kỳ lạ có thể nói là có một không hai trong lịch sử chế

độ phong kiến nước ta” [52, tr.253-254]. Bài viết của Nguyễn Nghiệp đã đưa
ra những phân tích và lập luận chặt chẽ để lý giải hai nhân tố tạo nên mâu
thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Công Trứ là nhân tố Nho giáo và nhân tố xã hội.


5

Bài viết về Nguyễn Công Trứ của tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn Văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII – hết thế kỉ XIX in lần đầu năm 1976 đã
tìm hiểu về cuộc đời và thơ văn của cụ Nguyễn. Về cuộc đời thi nhân, nhà
nghiên cứu đã ngợi ca: “Nguyễn Công Trứ làm việc tận tụy suốt đời. Trước kia,
nhiều lúc người ta thiên lệch khi nói đến nhân cách của Nguyễn Công Trứ. Họ
chỉ thấy ở ông một con người phóng túng, ngông nghênh, về già còn lấy vợ trẻ
mười tám đôi mươi, mà quên mất Nguyễn Công Trứ là một ông quan rất thanh
liêm, chính trực” [32, tr.496]. Về sự nghiệp thi ca, nhà nghiên cứu đưa ra những
nhận xét, đánh giá về vị trí và thơ văn Nguyễn Công Trứ. Ông cho rằng:
“Nguyễn Công Trứ là nhà thơ có vị trí đáng kể trong văn học Việt Nam giai đoạn
nửa đầu thế kỉ XIX. Đáng kể trước hết vì nửa đầu thế kỉ XIX khác với nửa đầu
thế kỉ XVIII, chữ Hán trở lại vị trí độc tôn, các giới chính thống đua nhau ca
tụng và cổ vũ văn học viết bằng chữ Hán, trong khi đó sáng tác của Nguyễn
Công Trứ hầu hết lại bằng chữ Nôm…Đáng kể hơn nữa vì sáng tác của Nguyễn
Công Trứ hình thành một khuynh hướng mới khác với tinh thần của văn học giai
đoạn trước và mang màu sắc thời đại rõ rệt. Thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm
một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại ” [32,
tr.496-497]. Từ đó, tác giả Nguyễn Lộc đã khái quát các chủ đề chính trong thơ
văn cụ như chí nam nhi, cảnh nghèo và thế thái nhân tình, triết lý hưởng lạc, từ
đó làm sáng tỏ những chủ đề này qua thơ văn của thi nhân.
Trong bài Mấy nhận xét sơ bộ về nhân vật lịch sử Nguyễn Công Trứ
(1778-1858) viết vào tháng 8 năm 1978, tác giả Vũ Huy Phúc đã đưa ra những
nhận xét về Nguyễn Công Trứ ở hai lĩnh vực chính trị và kinh tế. Ở lĩnh vực

chính trị “Nguyễn Công Trứ có những hạn chế lịch sử, không có công lao gì đối
với nhân dân cũng không thể phủ nhận ở ông một con người chống xâm lược,
hăng hái yêu nước. Cho đến cuối đời, ông thể hiện là nhân vật đứng vào hàng
ngũ những người cần thiết cho dân tộc trước kẻ thù dân tộc” [52, tr.338].


6

Về mặt kinh tế: “Nguyễn Công Trứ đã góp phần công lao nổi bật, đáng nêu
trong lịch sử dân tộc và thể hiện là người có cách nhìn sáng suốt, mạnh dạn,
thẳng thắn và tiến bộ” [52, tr.341-342]. Có thể nói, bài viết đã giúp chúng ta
một lần nữa hiểu rõ hơn những đóng góp của cụ Nguyễn trong lịch sử dân tộc.
Bài viết Xác định cái dân tộc, cái cổ điển làm cơ sở để phân kỳ lịch sử
văn học dân tộc của Trần Đình Hượu vào năm 1984, sau này được in trong cuốn
Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại đã nhận xét về thơ hát nói của
Nguyễn Công Trứ: “Hát nói ngoài nội dung dễ nhận thấy là hưởng lạc còn một
nội dung khá sâu hơn. Đó là sự vùng dậy của con người - hay của một loại
người, người có tài – không chịu khuất phục trước lễ giáo và chế độ chuyên chế.
Ta hãy lấy Nguyễn Công Trứ làm ví dụ. Nguyễn Công Trứ là người lúc còn hàn
vi cũng đã tự coi mình là “trượng phu kềnh” - một cách dịch từ “đại trượng
phu” của Mạnh Tử thật Nguyễn Công Trứ - thế rồi thi đỗ, làm quan hết trong
triều, ngoài quận, hết võ sang văn, lăn lóc trong trường danh lợi mấy chục năm,
người trượng phu kềnh trở thành “ông ngất ngưởng”. “Ông Hi Văn tài bộ đã
vào lồng” nhưng cũng không chịu được sự trói buộc. Con người như thế dầu có
lúc cúc cung tận tụy, có thề thốt trung thành (…) thì vẫn không được nhà vua
chuyên chế tin cậy. Cuối đời, Nguyễn Công Trứ trách con tạo ghen ghét” [23,
tr.514-515]. Với Nguyễn Công Trứ, việc sử dụng thể hát nói cũng là cách để thể
hiện quan điểm, tư tưởng của mình.
Tại Hội thảo khoa học năm 1994 bàn về Nguyễn Công Trứ, các nhà
nghiên cứu đã có nhiều bài viết về ông. Năm 1996, tất cả các bài này được tập

hợp và in trong cuốn sách Nguyễn Công Trứ - Con người, cuộc đời và thơ.
Trong đó phải kể đến bài Phong cách Nguyễn Công Trứ của Trương Chính. Tác
giả giúp người đọc thấy được trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Công Trứ thơ
Nôm chiếm một vị trí quan trọng. Tuy có lúc buồn vì thế thái nhân tình nhưng
ông vẫn luôn thể hiện sự lạc quan tin tưởng trước cuộc đời. Nhà thơ


7

được đánh giá là con người chuẩn mực với lý tưởng “trí quân, trạch dân”. Tuy
nhiên, những người có trách nhiệm với đời thường không tránh khỏi những
ngang trái do cuộc đời mang lại và cụ Nguyễn cũng thuộc vào số đó. Cuộc đời
Nguyễn Công Trứ đầy những thăng trầm, có lúc được lên đỉnh vinh quang
nhưng cũng có khi xuống đáy của xã hội. Khi nhà thơ cáo quan về quê, người
ta thấy ông có thái độ sống “ngất ngưởng”.
Phạm Vĩnh Cư trong bài viết Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với
dòng thơ “an lạc” của thế giới đăng trên Tạp chí văn học số 7 năm 1995 đã
khẳng định: “Tinh thần thao lược, tinh thần thi tài đua sức, tinh thần thượng
võ, mã thượng tiềm ẩn rất phong phú trong thơ Nguyễn Công Trứ (…).Triết lý
hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ, xét về cốt lõi, đồng nghĩa với một triết
lý nhân sinh sâu rộng hơn đã nảy sinh và tồn tại hàng ngàn năm ở phương
Đông cũng như phương Tây – triết lý “an lạc”, trong đó chữ “an” có ý nghĩa
tinh thần, ý chí chủ quan nặng hơn ý nghĩa vật thể khách quan” [52, tr.443].
Với Nguyễn Công Trứ, cả hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui lẫn việc
thực hiện sứ mệnh của người anh hùng trên đời đều là sự chơi, cuộc chơi. Tác
giả khẳng định rằng: Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện cái khí phách cứng cỏi,
bản lĩnh cao cường của mình trong thơ. Có thể thấy, với bài viết này nhà
nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về triết lý hành lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ.
Trong công trình nghiên cứu Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tài
tử và văn học Việt Nam, tác giả Trần Ngọc Vương đã đánh giá về vai trò và khát

vọng “kinh bang tế thế” [61, tr.113] của Nguyễn Công Trứ. Theo nhà nghiên cứu,
tuy Nguyễn Công Trứ đỗ đạt muộn, làm quan đến ba mươi năm, giữ nhiều chức
vụ khác nhau, đặc biệt con đường hoạn lộ nhiều sóng gió nhưng

ở cương vị nào ông cũng để lại những thành tựu không chỉ với triều đình mà
còn với lịch sử xã hội của đất nước. Trần Ngọc Vương còn nhấn mạnh về khát
vọng, hoài bão của cụ Nguyễn: “Có lẽ trong văn học Việt Nam, trước Nguyễn


8

Công Trứ, không ai nói nhiều đến “tài trai”, “chí tang bồng”, “chí nam nhi”,
“chí trượng phu” đến khát vọng làm người anh hùng đến vậy” [61, tr.113].

Bài viết Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta của tác giả Trần Nho
Thìn được in trong cuốn Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, xuất bản
năm 2003 đã giúp người đọc có một cái nhìn toàn diện về lịch sử nghiên cứu
Nguyễn Công Trứ, đặc điểm con người và thơ văn của ông. Đặc biệt, tác giả
đã nêu một vấn đề nổi bật mà giới nghiên cứu trong một thời gian dài băn
khoăn khi đánh giá về ông là việc “đàn áp khởi nghĩa nông dân” [52, tr.20].
Nhà nghiên cứu đưa ra những dẫn chứng để giúp người đọc thấy được cách
nhìn của giới sử học về Nguyễn Công Trứ đã có những thay đổi: “Theo Hà
Văn Tấn, chúng ta phải thận trọng khi xét thái độ của kẻ sĩ thời xưa với các
cuộc nổi dậy của nông dân, không thể xuất phát từ quan điểm chính tà hết
sức chủ quan của chúng ta ngày nay, không được quên chủ nghĩa lịch sử khi
đánh giá các nhân vật lịch sử” [52, tr.20]. Ngoài ra, nhà nghiên cứu Trần Nho
Thìn còn nhận xét: “Có thời, chúng ta quá nghiêm khắc phán xét chí nam nhi
của Nguyễn Công Trứ, xem đó là chủ nghĩa anh hùng cá nhân thời phong
kiến, là tư tưởng chạy theo công danh, địa vị. Ngày nay, cách nhìn đã đổi
khác, nhiều nhà nghiên cứu thấy đây là một quan niệm sống tích cực, sống có

hoài bão, nhất là trong bối cảnh lối sống của thế hệ thanh niên nước ta hiện
nay không phải là không có vấn đề về hướng phấn đấu, về hoài bão lập thân,
lập nghiệp” [52, tr.23]. Có thể nói, nhà nghiên cứu đã giúp độc giả có cái nhìn
khách quan hơn về một tác giả văn học có tài năng, bản lĩnh, sống trách nhiệm
trước những nhận xét trái chiều về ông.
Trong công trình Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến thế kỷ
XIX của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, tác giả Lại Nguyên
Ân phát hiện ở Nguyễn Công Trứ có những ý chí, khát vọng của kiểu anh hùng
thời loạn, cái cốt cách tài tử, phong lưu. Nhà nghiên cứu còn cho rằng chính nền


9

quân chủ chuyên chế với quy phạm khắc nghiệt đã khiến người tài tử (Nguyễn
Công Trứ) càng về cuối càng tự khẳng định mình qua các hành vi ngông ngạo,
trái khoáy, đem những hành lạc buông thả, những vi phạm về chuẩn mực hạnh
kiểm làm phương thức để tự khẳng định cá tính mình.
Trên đây, chúng tôi điểm lại một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về
Nguyễn Công Trứ. Ngoài ra, còn có nhiều bài viết, chuyên luận khác về thơ
ông. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã nêu được những đóng góp của
Nguyễn Công Trứ và phát hiện những nét độc đáo về tư tưởng trong sáng tác
của ông.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về Trương Tửu
Trương Tửu đã để lại một sự nghiệp nghiên cứu, phê bình đồ sộ. Các tác
phẩm của ông khi ra đời đã được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm ở cả miền
Nam và miền Bắc. Nhưng ông lại “dính” vào vụ Nhân văn Giai phẩm nên “giậu
đổ bìm leo”, phương pháp nghiên cứu của ông bị không ít người phê phán gay
gắt, gắn phương pháp nghiên cứu với lập trường tư tưởng, chính trị.




miền Bắc, trước năm 1986, nhiều bài viết tập trung vào việc phê

phán phương pháp phê bình của Trương Tửu.
Năm 1958, tác giả Phan Cự Đệ có bài viết Thái độ và phương pháp
giảng dạy của Trương Tửu trên báo Độc lập. Ông cho rằng: “Trương Tửu luôn
luôn tìm cách đả kích vào lãnh đạo, gây bè phái để chia rẽ hàng ngũ giáo sư,
sinh viên (…).Trương Tửu xuyên tạc văn hóa sử dụng theo phương pháp suy
luận duy tâm để bênh vực cho lập trường văn nghệ phản động của mình”
[13]. Không chỉ vậy, ông còn nhận xét: “Trương Tửu là người hay nói bừa bãi,
xuyên tạc trắng trợn, sợ phải chịu trách nhiệm trước giấy trắng mực đen nên
không dám viết giáo trình cho sinh viên” [13]. Từ đó, Phan Cự Đệ có một kết
luận gay gắt: “Trong mấy năm qua, Trương Tửu đã tỏ ra không xứng đáng với


10

giáo sư một trường đại học của chế độ ta, chế độ tốt đẹp đang tiến lên xã hội
chủ nghĩa” [13].
Cũng vào năm 1958, trên tạp chí Văn nghệ số 11, tác giả Hoài Thanh
có bài Thực chất của Trương Tửu đã viết “Trương Tửu nhắc đi nhắc lại lời
Gide khuyên các nhà văn nhà nghệ sĩ hãy gieo rắc vào tâm trí mọi người chất
men bất phục tùng và phản kháng (…). Trương Tửu chủ trương thành lập một
đoàn Tân văn nghệ, không chịu sự lãnh đạo của một Đảng nào hết mà chỉ có
thể hợp tác với đảng chính trị một cách hãn hữu” [48].
Năm 1959, Tố Hữu đã có những lời lẽ rất gay gắt trong bài Bọn Nhân
văn Giai phẩm trước tòa án dư luận: “Chúng – tức là Trương Tửu và Trần
Đức Thảo – muốn biến đại học thành một pháo đài phản cách mạng như bọn
chúng thú nhận và thật sự từ vị trí ấy, chúng đã tung ra trong giới văn nghệ sĩ
những sách báo phản động nhất, những tác phẩm của Trốt-kít phương Tây,

cùng những tài liệu của bọn phản cách mạng, bọn xét lại đế quốc” [29].
Nếu ở miền Bắc, Trương Tửu đã bị những nhà phê bình có tiếng cùng thời
phê phán rất dữ dội thì ở miền Nam giới nghiên cứu lại khen ngợi ông. Tác giả
Nguyễn Văn Trung trong bộ Lược khảo văn học có viết “Nguyễn Bách Khoa là
người đầu tiên và độc nhất đã đưa ra một quan niệm phê bình rõ rệt và áp dụng
nó một cách có hệ thống với một lối văn lôi cuốn. Chưa xét quan niệm phê bình
mác-xít đúng hay không đúng. Chỉ xét về phương diện chủ thuyết và viết thành
hệ thống thì phải thừa nhận là Nguyễn Bách Khoa thành công hơn tất cả những
nhà phê bình trước ông và hiện nay (năm 1968)” [29].

Tác giả Thanh Lãng nhận định: “Mấy cuốn phê bình của Nguyễn Bách
Khoa, nhất là từ sau 1947 trở đi đã hầu như biến thành sách gối đầu giường
cho thế hệ trẻ. Ở nhà trường, từ giáo sư cho đến học sinh tất cả đều phê bình
theo Nguyễn Bách Khoa. Một phong trào rộng lớn lan tràn” [14].


11

Sau năm 1986, trong bối cảnh đất nước bước vào công cuộc đổi mới
toàn diện, nhiều tác giả trước đây từng bị phê phán gay gắt thì nay đã được
xem xét lại và đánh giá khách quan, công bằng hơn. Nhà nghiên cứu, phê bình
Trương Tửu là một trường hợp điển hình trong số đó.
Bài viết Nguyễn Du và Truyện Kiều dưới cái nhìn của Trương Tửu
của tác giả Đỗ Lai Thúy đã giúp người đọc thấy được những đóng góp quan
trọng của Nguyễn Bách Khoa: “Có thể nói, trước Trương Tửu các nhà phê
bình mới chỉ đọc Nguyễn Du theo cách đọc tiểu sử học. Nghĩa là họ tìm thấy
ở Truyện Kiều cái điều mà họ muốn thấy là tâm sự của tác giả. Với khái niệm
chìa khóa cá tính Nguyễn Du, một mặt, nhà phê bình Trương Tửu đã lý giải
được những động lực sáng tác, một thứ tâm lý học sáng tạo ở nhà thơ, mặt
khác phát hiện soi sáng một cách khoa học, khách quan những đặc sắc nghệ

thuật ở Truyện Kiều” [55].
Nhà thơ Nguyễn Vỹ, bạn thân cùng thời của Trương Tửu đã có những
nhận xét khá độc đáo về bạn mình: “Trương Tửu có khiếu ngôn ngữ và lý
luận. Lời nói của anh là một sản phẩm của máy móc, lý luận của anh là một
dây chuyền ngôn ngữ phối trí chặt chẽ, liên kết mạch lạc và rèn giũa với một
nghệ thuật tinh vi tế nhị. Anh là một nhà hùng biện bẩm sinh…” [45].
Nguyễn Đình Chú – học trò của Trương Tửu trong lễ truy điệu người thầy
của mình đã có bài điếu văn đầy xúc động: “Thầy ơi, cái vinh quang của Thầy
còn là ở ngay trong cảnh ngộ vất vả, nhọc nhằn. Bởi dù cảnh ngộ có nhọc nhằn,
Thầy bằng bản lĩnh và tài năng vốn có của mình đã giữ lấy sự thanh thản, yên
bình trong tâm hồn, để từ đó, vẫn tiếp tục sống có ích cho gia đình, cho nhân
quần, cho cuộc đời” [7]. Một học trò khác của Trương Tửu là Đặng Thanh Lê
cũng đã minh oan cho thầy mình: “Trương Tửu đôi chỗ có những kết luận cực
đoan máy móc do bản tính nghệ sĩ chi phối, nhưng ông vẫn là người có tư


12

duy tỉnh táo và nhất định không phải là người phản bội dân tộc như cái án
ông bị lịch sử quy kết” [47].
Đến năm 2007, hai nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh
khi viết lời giới thiệu cho cuốn sách Trương Tửu – tuyển tập nghiên cứu phê
bình đã bộc lộ sự nuối tiếc về một cây bút đầy tài năng nhưng đã sớm phải
buông bút sau vụ án văn nghệ.
Năm 2008, nhân kỉ niệm 95 năm ngày sinh của Trương Tửu, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức cuộc hội thảo về Trương Tửu. Có nhiều
bài viết về ông, trong đó tác giả Nguyễn Thị Bình đã bày tỏ niềm thán phục
của mình: “Đọc nhiều bài ông viết cách nay hơn nửa thế kỉ, chúng tôi thực sự
thán phục một trí tuệ uyên bác, chủ yếu bằng con đường tự học mà có thể tiếp
cận được những lý thuyết hiện đại và cũng rất phức tạp về văn hóa, văn học

để rồi từ đó đề xuất được không ít ý kiến có giá trị dẫn đường cho khoa học
nghiên cứu phê bình văn học Việt Nam trước 1945” [3].
Cũng vào năm 2008, Thụy Khuê có bài viết Thân thế và sự nghiệp
nhà phê bình Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa. Bà đã ngợi ca nhân cách
của ông: “Là một trong những nhà phê bình tiên phong của thế kỉ XX nhưng
vì dám lên tiếng, dám nói lên những điều phải nói của người trí thức trước
thời cuộc, Trương Tửu đã phải im lặng trong 40 năm. Sự trừng phạt đau đớn
cho một giáo sư, một nhà phê bình, một nhà tư tưởng. Nhưng sự im lặng ấy
cũng là thái độ đẹp nhất của một nhà văn: không viết vì không thể viết những
điều trái với sự thật” [29].
Ngoài các bài nghiên cứu, phê bình trên sách, tạp chí, cũng có một số luận
văn nghiên cứu về Trương Tửu, tiêu biểu là luận văn Sự nghiệp nghiên cứu phê
bình văn học của nhà văn Trương Tửu của tác giả Nguyễn Thị Bình bảo vệ
năm 2013 tại hội đồng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Công trình đã phân loại và tìm hiểu sự nghiệp nghiên


13

cứu, phê bình của Trương Tửu theo các lĩnh vực như: văn học dân gian, văn
học trung đại, văn học hiện đại và một số vấn đề lý luận văn học. Tác giả luận
văn đã tiếp thu, tổng hợp những đánh giá của người đi trước và đưa ra ý kiến
riêng của mình, nêu lên kết luận về phong cách nghiên cứu, phê bình của
Trương Tửu: phương pháp nghiên cứu khách quan, khoa học; lối văn gân
guốc sắc sảo, mang tính tranh luận; cá tính độc đáo và bản lĩnh cứng cỏi.
Về công trình Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ của Nguyễn
Bách Khoa, giới nghiên cứu, phê bình cũng đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá.
Đáng chú ý là bài viết của tác giả Trịnh Bá Đĩnh trong cuốn sách Lịch sử lí
luận phê bình văn học Việt Nam đã cho chúng ta thấy công trình trên của
Nguyễn Bách Khoa về cơ bản được viết theo quan niệm mác-xít. Tác giả nêu

ra “Trong lời Tựa, Nguyễn Bách Khoa cho rằng việc khảo cứu văn tài Nguyễn
Công Trứ phải theo phương pháp khoa học cao nhất, hiệu nghiệm nhất trong
tư tưởng giới hiện đại của loài người đó là phương pháp duy vật biện chứng.
Từ đây ông đã bắt đầu phê phán lý thuyết của H.Taine như một lý thuyết duy
vật dung tục và máy móc. Nguyên lý căn bản để giải thích những cá nhân đặc
biệt theo ông là luận điểm của C.Mác: “Con người là sản phẩm kết tinh của
những tương quan xã hội”” [15, tr.138]. Từ quan niệm trên của Trương Tửu,
nhà nghiên cứu Trịnh Bá Đĩnh đã khái quát: “hoàn cảnh xã hội Việt Nam cuối
thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX và số phận đẳng cấp sĩ phiệt Nho giáo mà Nguyễn
Công Trứ là một phần tử là cơ sở để Nguyễn Bách Khoa giải thích hầu như
mọi vấn đề của hiện tượng Nguyễn Công Trứ: thái độ với cái nghèo, sự hành
lạc, cái ngông, chí nam nhi” [15, tr.139]. Cuối cùng, tác giả đi đến kết luận:
“Tinh thần chung của công trình Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ là
nhìn các hiện tượng theo quan niệm xã hội học và đấu tranh đẳng cấp” [15,
tr.140]. Có thể nói, bài viết đã đưa ra những nhận xét quan trọng giúp người
đọc hiểu rõ hơn phương pháp phê bình khoa học của Trương Tửu.


14

Liên quan đến công trình Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, tác giả
Nguyễn Thành trong bài viết Đặc điểm phê bình văn học của Trương Tửu cũng
đã nhận xét về phương pháp nghiên cứu Nguyễn Công Trứ của Trương Tửu là
“đặt nhà văn trong hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam thời kỳ nhà Tây Sơn đi
xuống và nhà Nguyễn ngày càng giành được ưu thế dẫn đến sự kiện vua Gia
Long lên ngôi hoàng đế; từ đó, khảo sát tâm lý, tư tưởng của nhà văn, xem xét
sự tác động của xã hội và của “đẳng cấp” đối với nhà văn và ngược lại”

[50].
Tác giả còn đưa ra kết luận quan trọng: “Có thể nói rằng, đến

Tâm lý và
tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Trương Tửu đã chứng minh được khả năng vận
dụng phương pháp phê bình mác-xít. Nhiều luận điểm của ông về Nguyễn
Công Trứ sau này được các học giả kế thừa. Điều đó chứng tỏ giá trị khoa
học của công trình. Tuy nhiên, cũng như một số công trình khác, Trương Tửu
ít chú trọng đến bình diện nghệ thuật của tác phẩm văn học” [50]. Bài viết
của tác giả Nguyễn Thành đã giúp chúng ta hiểu hơn về những đóng góp và
hạn chế của nhà phê bình Trương Tửu.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đây đã đưa ra những nhận
xét, đánh giá về sự nghiệp nghiên cứu phê bình của Trương Tửu ở những góc
nhìn khác nhau. Tuy nhiên chưa có bài viết hay chuyên luận nào nghiên cứu
sâu về công trình Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ và vấn đề tiếp nhận
theo phương pháp nghiên cứu xã hội học của Trương Tửu. Chính vì vậy luận
văn này sẽ đi sâu tìm hiểu, từ đó thấy được rõ hơn những đóng góp và cả
những hạn chế của ông qua công trình với phương pháp nghiên cứu nói trên.
3.

Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công trình Tâm lý và tư tưởng
Nguyễn Công Trứ của Nguyễn Bách Khoa, cùng với đó là tìm hiểu về
phương pháp xã hội học được tác giả sử dụng trong công trình này.


15

3.2. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi muốn thông qua tìm hiểu công trình Tâm lý và tư tưởng
Nguyễn Công Trứ để thấy được việc vận dụng phương pháp nghiên cứu xã hội
học của Trương Tửu. Từ đó, người viết muốn đánh giá về những đóng góp, hạn
chế của công trình và rút ra đặc điểm, phương pháp phê bình của ông.

4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung tìm hiểu và nghiên cứu công trình Tâm lý và tư
tưởng Nguyễn Công Trứ của Trương Tửu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp sau đây:
Phương pháp so sánh
Phương pháp xã hội học
Phương pháp hệ thống
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh nghiên cứu văn học những năm 30 – 40 trước
Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp nghiên cứu văn học của Trương Tửu
Chương 2: Công trình Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ và việc
tiếp nhận theo phương pháp xã hội học của Trương Tửu
Chương 3: Những đóng góp, hạn chế của công trình
7. Đóng góp của luận văn
Qua luận văn này, người viết mong muốn giúp người đọc hiểu rõ hơn về
phương pháp nghiên cứu xã hội học được Trương Tửu – Nguyễn Bách Khoa sử
dụng trước năm 1945, để từ đó thấy được những đóng góp của ông đối với


16

nền lý luận, phê bình của nước nhà. Ngoài ra, luận văn cũng chỉ ra những hạn

chế về phương pháp nghiên cứu mà Trương Tửu đã sử dụng.

NỘI DUNG
Chương 1
BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC NHỮNG NĂM 30 – 40
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU
VĂN HỌC CỦA TRƯƠNG TỬU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu văn học những năm 30 - 40 trước Cách mạng
tháng Tám
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta đã khiến cho tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi sâu sắc. Những


×