Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHỦ đề TIÊU hóa SINH học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.68 KB, 20 trang )

CHỦ ĐỀ: TIÊU HÓA
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ.
1. Mô tả chủ đề.
Chủ đề này gồm các bài trong chương Tiêu Hóa thuộc phần Sinh Học lớp 8 THCS
Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày.(Mục I. Lệnh ▼ trang 87, ý 2 (Căn cứ…)– Không dạy)
Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non.(Mục I. Lệnh ▼ trang 90– Không thực hiện)
Bài 29: Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân;(Mục I. Hình 29.1 + Hình 29 – 2 và nội dung
liên quan– Không dạy)
Bài 30: Vệ sinh tiêu hoá
2. Mạch kiến thức của chủ đề:
- Thức ăn và sự tiêu hóa thức ăn
- Các cơ quan trong hệ tiêu hóa
- Tiêu hóa ở khoang miệng
- Cấu tạo dạ dày và hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
- Cấu tạo dạ dày và hoạt động tiêu hóa ở ruột non.
-Con đường hấp thụ và hoạt động thải phân
- Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa và các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa
3.Thời lượng: Số tiết học trên lớp: 3 tiết
II. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ.
1.Mục tiêu
1.1.Kiến thức.
Sau khi học xong chủ đề này HS đạt được các kiến thức sau.
- Nắm được thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, các hoạt động biến đổi thức ăn trong
quá trình tiêu hóa
- Các cơ quan trong hệ tiêu hóa
- Hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ trong khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày.
- HS nêu được cấu tạo của miệng, dạ dày, ruột non và quá trình tiêu hoá diễn ra ở miệng,
dạ dày, ruột non gồm:
+ Các hoạt động tiêu hoá


+ Cơ quan, tế bào thực hiện hoạt động tiêu hóa ở dạ dày.
+ Tác dụng của hoạt động tiêu hóa lí học và hóa học.
- So sánh quá trình tiêu hóa vật lí và hóa học ở từng phần của ống tiêu hóa.
- Con đường hấp thụ chất dinh dưỡng, hoạt động hình thành và thải bã
- Các tác nhân gậy hại cho hệ tiêu hóa và biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa
- 1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic.


- Rèn luyện kĩ năng nghiên cứu thông tin, tìm kiếm kiến thức, luyện cho HS tư duy dự
đoán kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, giải thích bằng các cơ sở khoa học .
1.3. Thái độ:
- Giúp HS có thái độ học tâp, nghiên cứu giải phẫu sinh lý người nghiêm túc và xây
dựng niềm tin khoa sinh học trong thực tiễn đời sống.
1.4. Năng lực cần phát triển:
a. Năng lực chung:
- Năng lực quan sát, mô tả, suy luận và tìm tòi kiến thức.
- Năng lực nghiên cứu tài liệu, độc lập và hợp tác trong nghiên cứu học tập.
- Năng lực tổng hợp kiến thức trong học tập.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập.
b. Năng lực chuyên biệt:
+ Quan sát thành phần cấu tạo hệ tiêu hóa, các hoạt động tiêu hoá diễn ra ở trong khoang
miệng, dạ dày, ruột non.
+ Tìm mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá trong khoang
miệng, dạ dày, ruột non.
+ Phân biệt chức năng các cơ quan trong khoang miệng, sự biến đổi thức ăn về mặt vật lí
và hoá học ở dạ dày và ruột non.
+ Đưa ra các tiên đoán, nhận định về sự hoạt động của từng cơ quan trong trong khoang
miệng, sự hoạt động tiêu hoá thức ăn trong dạ dày và trong ruột non..

+ Vận dụng kiến thức giải thích được vì sao ăn cơm nhai kỹ thấy vị ngọt và lo lâu hơn,
các hiện tượng, bệnh thường gặp trong thực tế liên quan dạ dày và tiêu hoá trong dạ dày, các
hiện tượng, bệnh thường gặp trong thực tế liên quan đến ruột non và hoạt động tiêu hoá thức
ăn ở ruột non.
+ Trình bày và xử lí số liệu: thu thập về số liệu người mắc các bệnh về tiêu hóa, đánh giá số
liệu và định hướng tìm nguyên nhân chung.
+
2. Chuẩn bị của GV và HS.
2.1: Chuẩn bị của GV.
- Máy tính cá nhân
- Máy chiếu
- Mô hình nửa người
- Tranh, ảnh bài 24, 25, 27, 28 của chương tiêu hóa .
- Phiếu học tập/ phiếu giao nhiệm vụ
2.2 Chuẩn bị của HS.
- Nghiên cứu nội dung chủ đề, sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan
3. Bảng mô tả các mức độ mục tiêu của nội dung chủ đề.


MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

NỘI
DUNG

Nhận biết
Tiêu
hoá và
các cơ
quan
tiêu hoá


Tiêu
hoá ở
khoang
miệng.

Tiêu
hoá ở
dạ dày

Tiêu
hoá ở
ruột

Thông hiểu

- Hiểu được
những chất nào
bị biến đổi trong
quá trình tiêu
hóa, và chất tạo
thành sau hoạt
động tiêu hóa
- Phân biệt các
phần của ống
tiêu hóa
- Nhận biết được - Hiểu được quá
trình biến đổi lí
các quá trình
tiêu hóa diễn ra học, hóa học của

ở khoang miệng. thức ăn trong
khoang miệng.
- Nuốt diễn ra
nhờ hoạt động
của cơ quan nào
là chủ yếu và có
tác dụng gì.
- Nắm được các
thành phần trong
thức ăn, các hoạt
động tiêu hóa
tiêu hóa thức ăn
- Nhận biết các
cơ quan trong hệ
tiêu hóa của
người

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

- Phỏng đoán
những vùng bị đau
khi bị đau bụng

- Vì sao trong khi
ăn không nên cười
đùa?
- Khi ta nhai cơm
lâu trong miệng

thấy có cảm giác
ngọt là vì sao?

- Giải thích hiện
tượng khi ăn đôi
khi có hạt cơm
chui lên mũi?
hiện tượng
nghẹn?
- Giải thích
nghĩa đen về mặt
sinh học của câu
thành ngữ” Nhai
kĩ no lâu”
- Những nguyên
- Nhận biết được - Hiểu được quá - Vì sao protein
nhân nào dẫn
quá trình tiêu
trình biến đổi lí trong thức ăn bị
đến đau dạ dày?
hóa diễn ra ở dạ học, hóa học của dịch vị phân hủy
dày.
thức ăn trong dạ nhưng prôtêin của - Khi bị triệu
lớp niêm mạc dạ
chứng thiếu axit
dày.
dày lại được bảo
trong dạ dày thì
vệ và không bị
sự tiêu hóa ở

phân hủy?
ruột non có thể
- Muốn bảo vệ dạ thế nào?
dày ta phải ăn
uống như thế nào?
- Để thức ăn
- Nhận biết được - Hiểu được quá - Nếu thức ăn ở
được biến đổi
quá trình tiêu
trình biến đổi lí ruột non không
hóa diễn ra ở
học, hóa học của được biến đổi hết được hoàn toàn


non

ruột non.

thức ăn trong
ruột non.
- Vai trò của lớp
cơ trong thành
ruột non.

Hấp
thụ
dinh
dưỡng
và thải
phân


- Nắm được nơi
hấp thụ chất dinh
dưỡng là ruột
non, chịu trách
nhiệm thải bã và
hấp thụ lại nước
là ruột già
- Con đường hấp
thụ chất dinh
dưỡng có hai con
đường

Vệ sinh -Nắm được các
tiêu hoá tác nhân gây hại
cho hệ tiêu hóa
và cơ quan chịu
tác động
- Các biện pháp
bảo vệ hệ tiêu
hóa

- Chứng minh
ruột non có cấu
tạo phù hợp với
chức năng hấp
thụ
- Phân biệt các
loại chất dinh
dưỡng được hấp

thụ trong 2 con
đường

thì sẽ như thế nào? thành chất dinh
dưỡng mà cơ thể
dễ hấp thụ tại
ruột non, trong
ăn uống ta cần
chú ý vấn đề gì ?
- Giải thích tại sao
khi trong thức ăn
chứa độc tố gây
ngộ độc cấp tính
thì người bệnh bị
tiêu chảy
- Tìm hiểu nguyên
nhân gây táo bón

- Hiểu được vai
trò của gan
- Hiểu được sơ
sở khoa học của
các biện pháp để
thực hiện cho
đúng

- Đề xuất các biện
pháp thực hiện để
bảo vệ hệ tiêu hóa
mà chưa có trong

nội dung sách giáo
khoa

Thực hiện được
những hành
động như tuyên
truyền về an toàn
thực phẩm tới
người sản xuất,
tiêu dùng tại địa
phương để có
thực phẩm an
toàn

4. Câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực
Mức 1: Nhận biết
Câu 1. Qúa trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng gồm :
a. Biến đổi lý học
b. Biến đổi hóa học
c. Nhai, đảo trộn thức ăn
d. Cả a, b
Câu 2. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là :
a. Prôtêin
b. Lipit
c. Tinh bột chín
d. Hoa quả


Câu 3: Biến đổi lí học ở dạ dày gồm:
a. Sự tiết dịch vị

c. Sự nhào trộn thức ăn
b. Sự co bóp của dạ dày
d. Cả a, b và c đều đúng
e. Chỉ a, b đúng.
Câu 4: Biến đổi hoá học ở dạ dày gồm
a. Tiết dịch vị
b. Thấm đều dịch vị với thức ăn
c. Hoạt động của enzim pepsin.
Câu 5: Sản phẩm cuối cùng của prôtêin sau khi được tiêu hóa ở ruột non là:
a. Glucô.
b. Axit amin
c. Glixêrin
d. Axit béo
Câu 6: Những loại chất nào cần tiêu hóa tiếp ở ruột non ?
a.Gluxit
b.Prôtêin
c.Lipit.
d.Cả a, b, c.
Câu 7. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:
Cột A
Cột B
1. Dịch mật
a.Có enzim tiêu hóa thức ăn
2. Dịch tụy, dịch ruột
b.Nhào trộn và đẩy thức ăn
3. Cơ dọc, cơ vòng
c.Phân nhỏ các khối lipit
4. Môn vị
d. Đóng mở cho thức ăn xuống ruột non
e.Nghiền nhuyễn thức ăn

Câu 8:Hàng ngày chúng ta ăn những loại tức ăn nào?Thức ăn đó thuộc loại chất nào?
Câu 9:Hoạt động tiêu hóa gồm những quá trình nào?Hoạt động tiêu hóa gồm những quát
trình nào?
Câu 10: Có những tác nhân nào gây hại cho hệ tiêu hóa, cơ quan bịu ảnh hưởng và mức
độ ảnh hưởng ra sao?
Mức 2: Thông hiểu
Câu 1: Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 và điền kết quả vào cột 3
Cột 1
Cột 2
Cột 3
1. Biến đổỉ lí học ở
a. Trộn đều thức ăn với các dịch tiêu hóa. Các
1.........
khoang miệng
phân tử muối mật tách lipit thành những giọt nhỏ.
2. Biến đổỉ lí học ở ở
b. Làm ướt và mềm thức ăn. Nghiền nhỏ và làm
2.........
dạ dày.
nhuyễn thức ăn. Tạo viên thức ăn vừa và dễ nuốt.
3. Biến đổỉ lí học ở
c. Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp
3.........
ruột non
tục nghiền, bóp nhuyễn.
Câu 2: Ghép nội dung ở cột 1 với cột 2 và điền kết quả vào cột 3
Cột 1
Cột 2
Cột 3



1. Biến đổỉ hóa học ở
khoang miệng

a. Biến đổi tinh bột -> đường đơn; protein->
1...........
axitamin; lipit-> axit béo + glyxerin; nucleic->
nucleotit và các thành phần của nucleotit
2. Biến đổỉ hóa học ở b. Biến đổi 1 phần tinh bột(chín) trong thức ăn -> 2...........
ở dạ dày.
thành đường mantozo.
3. Biến đổỉ hóa học ở c. Phân cắt protein chuỗi dài thành protein chuỗi
3..........
ruột non
ngắn.
Câu 3: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
Câu 4: Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non là gì?
Câu 5:Trong hoạt động tiêu hóa chất nào không bị biến đổi, chất nào được biến đổi về
mặt hóa học?
Câu 6: Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa có cơ sở khoa học là gì? Trong thực tiễn cuộc
sống em đã bị bệnh nào liên quan đến tiêu hóa chưa? Nếu có thì biện pháp xử lí là gì, có
cơ sở khoa học không? ( Sâu răng – Bắt sâu)
Mức 3: Vận dụng thấp
Câu 1: Vì sao trong khi ăn không nên cười đùa?
Câu 2: Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao?
Câu 3: Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc
dạ dày lại được bảo vệ , không bị phân hủy?
Câu 4: Theo em, muốn bảo vệ dạ dày ta phải ăn uống như thế nào?
Câu 5: Nếu thức ăn ở ruột non không được biến đổi hết thì sẽ như thế nào?
Câu 6: Bệnh về đường tiêu hóa là rất phổ biến, trong dân gian cũng có nhiều biện pháp

để khắc phục một só bệnh. Em có biết biện pháp nào không? Thử đánh giá biện pháp
đó?
Mức 4: Vận dụng cao
Câu 1: Giải thích hiện tượng khi ăn đôi khi có hạt cơm chui lên mũi? Hiện tượng nghẹn?
Câu 2: Hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ” Nhai kĩ no lâu”
Câu 3: Trong thực tế: Có rất nhiều người bị đau dạ dày (viêm loét dạ dày…). Theo em
có những nguyên nhân nào dẫn đến đau dạ dày?
Câu 4: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể
thế nào?
Câu 5. Để thức ăn được biến đổi được hoàn toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể dễ
hấp thụ tại ruột non, trong ăn uống ta cần chú ý vấn đề gì ?
Câu 6 : Trước thực tế mất an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay, em có biện pháp nào
nhằm hạn chế điều này không ?
4.Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.
Tiết 26: CHỦ ĐỀ TIÊU HÓA (TIẾT 1)
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ - TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG


I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- HS trình bày được sự biến đổi của thức ăn trong khoang miệng về mặt cơ học và sự
biến đổi hoá học do tuyến nước bọt tiết ra enzim amilaza.
- Nắm được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ trong khoang miệng qua thực quản xuống
dạ dày.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự
tiêu hóa ở khoang miệng, nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản.
- Kỹ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

3. Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức vệ sinh, giữ gìn vệ sinh răng miệng, không cười đùa trong khi ăn.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực quản lí,
giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực nghiên cứu khoa học
+ Quan sát trên tranh, các cơ quan trong khoang miệng tham gia vào tiêu hoá thức ăn.
+Tìm mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng tiêu hoá trong khoang
miệng.
+ Phân biệt rõ chức năng các cơ quan trong khoang miệng trong quá trình tiêu hoá thức
ăn.
+ Đưa ra các tiên đoán, nhận định về sự hoạt động của từng cơ quan trong trong khoang miệng.
+ Vận dụng giải thích các hiện tượng, bệnh thường gặp trong thực tế liên quan tiêu tiêu hoá
trong khoang miệng.
II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh vẽ: Tiêu hoá ở khoang miệng
- HS: Kẻ bảng tr82.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động ( 1')
- Kiểm tra sĩ số:
- VB: Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của
mỗi nhóm.
- Trình bày vai trò của tiêu hoá thức ăn?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (34')
Giới thiệu chủ đề: Hàng ngày chúng ta ăn các loại thức ăn vào trong cơ thể và những
loại thức ăn này được biến đổi ra sao? Các cơ quan trong ống tiêu hóa phải có cấu tạo
như thế nào để phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề
này.



Hoạt động 1: Tiêu hoá ở khoang miệng (24’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS quan sát H 25.1, GV giới thiệu - HS quan sát hình và ghi nhớ kiến
các bộ phận cấu tạo trong khoang miệng.
thức.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả - HS tự nghiên cứu thông tin SGK,
lời câu hỏi:
trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi.
? Khi thức ăn vào miệng, có những hoạt động + Các hoạt động như SGK.
nào xảy ra?
- GV treo H 25.1 để minh họa.
- HS quan sát H 25.1.
?Những hoạt động nào là biến đổi lí học, hoá + Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai,
học?
đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
+ Biến đổi hoá học: Hoạt động của
enzim amilaza trong nước bọt.
?Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng thấy + Do khi nhai lâu, thức ăn trong
ngọt là vì sao?
miệng được nhai nghiền nhỏ thấm

? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?
?Em hiểu như thế nào về nghĩa đen theo mặt
sinh học của câu thành ngữ “nhai kỹ no
lâu”?

đều nước bọt. Trong nước bọt có

enzim Amilaza tham gia biến đổi thức
ăn là tinh bột thành đường Mantôzơ.
Ta có cảm giác ngọt nhờ các gai vị
giác trên bề mặt lưỡi.
+ Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức
ăn thành những phần tử nhỏ, tăng
diện tích tiếp xúc với các enzim trong
dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi
thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất
tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ
nhiều hơn.No lâu là chỉ việc no sinh
lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất
tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ
được nhiều chất dinh dưỡng nên no
lâu hơn.
- HS trình bày đáp án, HS nhóm khác
nhận xét, bổ sung.

?Trong hai mặt biến đổi đó, biến đổi nào là
chủ yếu? Vì sao?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Từ những thông tin trên, yêu cầu HS hoàn
thành bảng 25.
- GV treo bảng phụ để HS tự hoàn thành.
- Đại diện nhóm thay nhau điền bảng,
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
HS khác bổ sung.
- HS tự sửa sai.
Kết luận:



Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở
Biến đổi
thức ăn ở
Các hoạt động
Các thành phần
khoang
tham gia
tham gia hoạt động
miệng
- Tiết nước bọt
- Các tuyến nước bọt
- Nhai
- Răng

khoang miệng
Tác dụng của hoạt động

- Làm ướt và mềm thức
ăn
- Làm mềm và nhuyễn
Biến đổi lí - Đảo trộn thức ăn - Răng, lưỡi, các cơ thức ăn
học
môi và má
- Làm thức ăn thấm đẫm
- Tạo viên thức ăn
- Răng, lưỡi, các cơ nước bọt
môi và má
- Tạo viên thức ăn vừa và
dễ nuốt

- Hoạt động của - Enzim amilaza
- Biến đổi 1 phần tinh bột
Biến đổi
enzim
amilaza
chín trong thức ăn thành
hoá học
trong nước bọt
đường mantozơ.
Hoạt động 2: Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản(10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát - HS tự quan sát H 25.3, đọc thông tin,
H 25.3, thảo luận và trả lời câu hỏi:
trao đổi nhóm và trả lời:
+ Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan + Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi
nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức
+ Lực đẩy viên thức ăn từ thực quản ăn từ khoang miệng tới thực quản.
xuống dạ dày được tạo ra như thế nào?
+ Lực đẩy viên thức ăn tới thực quản,
+ Thức ăn qua thực quản có được biến đổi tới dạ dày tạo ra nhờ sự co dãn phối
gì về mặt lí và hoá học không?
hợp nhịp nhàng của cơ quan thực quản.
- GV gọi một nhóm HS trả lời
+ Thời gian đi qua thực quản rất nhanh
(2- 4s) nên thức ăn không bị biến đổi về
gì về mặt lí học và hóa học.
- GV nhận xét và sửa sai nếu cần.
- HS trình bày đáp án, HS nhóm khác

+ Lưu ý: viên thức ăn vừa phải để dễ nuốt, nhận xét, bổ sung.
nếu quá lớn nuốt sẽ nghẹn.
- GV nêu câu hỏi:
?Nắp thanh quản và khẩu cái mềm có chức - HS giải thích, các HS khác bổ sung.
năng gì? nếu không có hoạt động của nó
sẽ gây ra hậu quả gì?
GV: nhận xét và giải thích rõ.
- HS rút ra kết luận.
Kết luận:
- Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản


- Sự co dãn các cơ vòng ở thực quản đẩy thức ăn xuống dạ dày
- Thời gian thức ăn qua thực quản ngắn (2- 4s) nên coi như thức ăn không bị biến đổi.
3. Hoạt động luyện tập (4’)
- Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng
1. Qúa trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng gồm :
a. Biến đổi lý học
b. Biến đổi hóa học
c. Nhai, đảo trộn thức ăn
d. Cả a, b
2. Loại thức ăn được biến đổi về mặt hóa học ở khoang miệng là :
a. Prôtêin
b. Lipit
c. Tinh bột chín
d. Hoa quả
4. Hoạt động vận dụng (5’)
- Giải thích hiện tượng khi ăn đôi khi có hạt cơm chui lên mũi? Hiện tượng nghẹn?
- Tại sao khi ăn không nên cười đùa? Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo ?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (1’)

- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK- Tr 83.
- Đọc mục “Em có biết”
----------------------------------------------------------------------------------------Tiết 27: CHỦ ĐỀ TIÊU HÓA TRONG ỐNG TIÊU HÓA (TIẾT 2)
TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- HS nắm được cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng tiêu hoá.
- Giúp học sinh nắm được quá trình tiêu hóa ở dạ dày bao gồm các hoạt động tiêu hóa,
cơ quan hay thành phần tham gia hoạt động, tác dụng của hoạt động.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu để
tìm hiểu về cấu tạo của dạ dày, và quá trình tiêu hóa ở dạ dày.
- Kỹ năng ra quyết định: không sử dụng nhiều chất không có lợi cho tieu hóa như:
thuốc lá, rượu, cà phê, … không ăn mặn vì có thể làm thủng dạ dày, ăn uống điều độ,
tránh căng thẳng thần kinh….
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực quản lí,
giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ.


- Năng lực nghiên cứu khoa học
+ Quan sát cấu tạo, các hoạt động tiêu hoá ở dạ dày trên tranh, video…
+ Tìm mối liên hệ cấu tạo phù hợp với chức năng của dạ dày.
+ Phân biệt sự biến đổi thức ăn về mặt vật lí và hoá học ở dạ dày.
+ Đưa ra các tiên đoán, nhận định về sự hoạt động tiêu hoá thức ăn trong dạ dày.
+ Vận dụng giải thích các hiện tượng, bệnh thường gặp trong thực tế liên quan dạ dày và tiêu

hoá trong dạ dày.
II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh vẽ
- HS: Kẻ trước bảng 27 vào vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động ( 1')
- Kiểm tra sĩ số:
? Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao?
? Trình bày quá trình tiêu hóa diễn ra ở khoang miệng ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (34')
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dạ dày(10’)

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, - HS tự nghiên cứu thông tin SGK,
quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả lời quan sát H 27.1, thảo luận nhóm và trả
câu hỏi:
lời:
- 1 HS đại diện nhóm trả lời
+Dạ dày có cấu tạo như thế nào?
+ Hình dạng, dung tích.
+Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo để dự đoán + Thành dạ dày
xem ở dạ dày có hoạt động tiêu hoá nào?
+ Tuyến tiêu hoá.
- GV ghi dự đoán của HS chưa đánh giá - Các HS khác nhận xét, bổ sung.
đúng sai mà sẽ giải quyết ở hoạt động sau.
- HS dự đoán khác nhau.
Kết luận:

- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít.
- Thành dạ dày có 4 lớp:
+ Ngoài là lớp màng (mô liên kết)
+ Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
+ Lớp dưới niêm mạc  Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hoá ở dạ dày (24’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS


- GV giới thiệu về Ivan Petrovich Páplôp
(1849-1936) là nhà sinh lí học vĩ đại người
Nga:
+ Sáng tạo ra học thuyết duy vật về hoạt
động thần kinh cấp cao.
+ Tìm ra các phương pháp nghiên cứu sinh
lí đặc biệt mang lại hiệu quả cao.
+ Là người Nga đầu tiên được trao tặng giải -HS nghe thông tin.
thưởng N năm 1904.
+ 1935 tại thành phố Leningrat khai mạc hội
nghị các nhà sinh lí học quốc tế lần thứ 15,
có 52 nước tham dự,tại đây ông được thế
giới suy tôn là nhà Sinh lí học vào bậc nhất
thế giới, khi đó ông 86 tuổi.
- GV giới thiệu thí nghiệm bữa ăn giả ở chó
của Paplop và H27.3 SGK.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục
II SGK và trả lời câu hỏi:
SGK và trả lời câu hỏi:
* Yêu cầu:

+ Tiêu hoá ở dạ dày gồm những hoạt động + Sự tiết dịch vị, sự co bóp của dạ dày,
nào?
hoạt động của enzim pepsin, đẩy thức
ăn tới ruột.
- HS trình bày ý kiến. HS khác nhận
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm, hoàn thành xét, bổ sung.
bảng 27 SGK.
- HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.
- GV nhận xét, đưa ra bảng kiến thức chuẩn. - Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
-Từ bảng GV thông báo dự đoán của các - HS tự sửa bảng kiến thức (nếu sai)
nhóm: nhóm nào đúng, sai, thiếu...
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+Từ tranh vẽ hình 27.3 em có nhận xét gì -> pH bằng 2-3 tức là môi trường trong
về độ pH ở trong dạ dày sau khi axit dạ dày là môi trường axit.
clohiđric được tiết ra?
+ Thức ăn được đẩy xuống ruột là nhờ hoạt + Nhờ sự co bóp của thành dạ dày phối
động của cơ quan bộ phận nào?
hợp với sự co của cơ vòng môn vị làm
thức ăn được đẩy xuống ruột từng ít
một. Cứ 15 giây lại co một lần → Điều
này sẽ tạo điều kiện cho thức ăn được
tiêu hóa ở ruột non triệt để hơn.
+ Khi thức ăn xuống tới dạ dày, lúc
đầu enzim Amilaza vẫn tiếp tục phân


+ Loại thức ăn G, L được tiêu hoá trong dạ giải một phần thức ăn là tinh bột thành
dày như thế nào?
đường Mantôzơ. Hoạt động của enzim
Amilaza chỉ ngừng lại khi thức ăn

trong dạ dày được thấm đều với dịch
vị(môi trường trong dạ dày là môi
trường axit với pH = 2 – 3.
Thức ăn L không tiêu hoá trong dạ
dày vì không có enzim tiêu hoá L trong
dịch vị.
=> L, G chỉ biến đổi lí học.
+Do ở lớp niêm mạc dạ dày có chất
nhầy do tế bào cổ tuyến tiết ra. Nhờ
+ Giải thích vì sao Pr trong thức ăn bị dịch chất nhày phủ kín toàn bộ bề mặt bên
vị phân huỷ nhưng Pr của lớp niêm mạc dạ trong của thành dạ dày đã ngắn chặn
dày lại không bị phân hủy?
tác dụng tiêu hóa của enzim Pepsin,
cũng như tác dụng ăn mòn của HCl có
trong dịch vị. Do vậy prôtêin của lớp
niêm mạc dạ dày được bảo vệ và không
bị phân hủy.
- HS kết luận
- GV nhận xét, tổng kết
Kết luận:
Bảng 27: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
Biến đổi thức Các hoạt động
Các thành phần
Tác dụng của hoạt động
ăn ở dạ dày
tham gia
tham gia hoạt động
- Sự tiết dịch vị - Tuyến vị
- Hoà loãng thức ăn
Biến đổi lí học - Sự co bóp của - Các lớp cơ của dạ - Làm nhuyễn và đảo trộn

dạ dày
dày.
thức ăn cho thấm đều dịch vị.
- Hoạt động
- En zim pepsin.
- Phân cắt Pr chuỗi dài thành
của enzim
các chuỗi ngắn gồm 3- 10 aa.
pepsin.
- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ dạ dày phối hợp với cơ vòng hạ vị.
- Thời gian lưu thức ăn trong dạ dày từ 3 – 6 giờ tuỳ loại thức ăn.
-G,L… chỉ được biến đổi về mặt lí học.
3. Hoạt động luyện tập (4’)
Biến đổi hoá
học

Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
1: Biến đổi lí học ở dạ dày gồm:


a. Sự tiết dịch vị
b. Sự co bóp của dạ dày
e. Chỉ a, b đúng.
2: Biến đổi hoá học ở dạ dày gồm
a. Tiết dịch vị
b. Thấm đều dịch vị với thức ăn
c. Hoạt động của enzim pepsin.
4. Hoạt động vận dụng (5’)

c. Sự nhào trộn thức ăn

d. Cả a, b và c đều đúng

- Trong thực tế: Có rất nhiều người bị đau dạ dày (viêm loét dạ dày…). Theo em có
những nguyên nhân nào dẫn đến đau dạ dày?
- Theo em, muốn bảo vệ dạ dày ta phải ăn uống như thế nào?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước nội dung bài “Tiêu hóa ở ruột non”
----------------------------------------------------------------------------------------------Tiết 28: CHỦ ĐỀ TIÊU HÓA TRONG ỐNG TIÊU HÓA (TIẾT 3)
TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON - TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- HS trình bày được cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng tiêu hóa.
- Nắm được quá trình tiêu hóa diễn ra ở ruột non gồm tiêu hóa lí học và hóa học.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, và các tài liệu quan sát tranh ảnh để
tìm hiểu cấu tạo của ruột non và quá trình tiêu hóa ở ruột non.
- Kỹ năng ra quyết định: không lạm dụng rượu, bia làm ảnh hưởng tới gan (có vai trò
tiết dịch mật)
- Kĩ năng hợp tác, lăng nghe tích cực
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan tiêu hoá khỏi các nhân có hại.
- Giáo dục ý thức vệ sinh ăn uống và bảo vệ môi truờng nước, đất.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, năng lực quản lí,
giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Quan sát cấu tạo, các hoạt động tiêu hoá ở ruột non trên tranh.

+ Tìm mối liên hệ cấu tạo phù hợp với chức năng của ruột non.


+ Phân biệt sự biến đổi thức ăn về mặt vật lí và hoá học ở ruột non.
+ Đưa ra các tiên đoán, nhận định về sự hoạt động tiêu hoá thức ăn trong ruột non..
+ Vận dụng giải thích các hiện tượng, bệnh thường gặp trong thực tế liên ruột non và hoạt
động tiêu hoá thức ăn ở ruột non.
II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh vẽ, Bảng phụ
- HS: Kẻ bảng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động ( 1')
- Kiểm tra sĩ số:
- Nêu đặc điểm cấu tạo của dạ dày? Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày diễn ra như thế nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35')
Hoạt động 1 Tìm hiểu cấu tạo ruột non (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK - Nghiên cứu thông tin  thảo luận 
và trả lời câu hỏi.
trả lời câu hỏi.
+ Ruột non có cấu tạo như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày  nhóm
+ Dự đoán xem ở ruột non có những hoạt khác NX, BS.
động tiêu hoá nào? Tại sao nhóm lại dự
đoán như vậy?
GV nhận xét
- HS rút ra kết luận.

Kết luận:
- Thành ruột có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn.
+ Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
+ Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và tế bào tiết dịch nhày.
- Tá tràng (đầu ruột non) có ống dẫn của dịch tuỵ và dịch mật đổ vào.
Hoạt động 2: Tiêu hoá ở ruột non (21’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK -Cá nhân đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
ghi nhớ thông tin và trả lời câu hỏi :
* Yêu cầu:
? Sự tiết dịch tiêu hóa của các tuyến tiêu - Khi không có thức ăn kích thích: gan
hóa như thế nào?
vẫn tiết mật đều đều và tích trữ trong túi
mật. Tuyến tụy tiết rất ít dịch. Tuyến ruột
hoàn toàn không tiết dịch.
- Khi thức ăn chạm vào lưỡi, niêm mạc
dạ dày:
+ Dịch mật và dịch tụy tiết ra mạnh mẽ.
+ Dịch ruột chỉ tiết ra khi có thức ăn
chạm vào niêm mạc ruột.


? Thức ăn được chuyển từ dạ dày xuống - Thức ăn được chuyển xuống ruột non
ruột non như thế nào ?
tùy theo sự đóng mở của môn vị:
+ Khi độ axit cao của thức ăn xuống tá
tràng là tín hiệu đóng môn vị.
+ Khi lượng thức ăn được thấm đẫm dịch
mật, dịch tụy → độ axit của thức ăn được

trung hòa bởi các muối mật và dịch tụy
có tính kiềm → môn vị lại mở ra để thức
ăn xuống ruột non.
- GVNX, bổ sung
 thức ăn được chuyển xuống ruột non
theo từng đợt.
-Cá nhân trình bày, HS khác nhận xét, bổ
sung.
-Yêu cầu HS thảo luận theo mục  tr.91 : - HS thảo luận nhóm.
1. Thức ăn xuống ruột non có còn chịu tác * Yêu cầu:
dụng của sự biến đổi lí học không? Nếu 1.Thức ăn xuống ruột non tiếp tục được
biến đổi thức ăn về mặt lí học
có thì biểu hiện như thế nào?
- Biểu hiện:
+ Thức ăn được hòa loãng và trộn đều
với dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch
ruột).
+ Các khối lipit được các muối mật len
lỏi vào và tách chúng thành những giọt
lipit nhỏ biệt lập với nhau tạo dạng nhũ
tương hóa
2. Sự biến đổi hóa học ở ruột non được 2. Những loại thức ăn như G, L, Pr tiếp
thực hiện với những loại chất nào trong tục chịu tác dụng của dịch tiêu hoá do
dịch tuỵ, dịch ruột và sự hỗ trợ của dịch
thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
mật trong sự tăng cường hoạt động của
men tiêu hoá.(H28.3)
3. Vai trò của lớp cơ trong thành ruột non 3. Ruột non co thắt nhờ cơ vòng và cơ
là gì?
dọc, nhào trộn thức ăn cho ngấm đều

dịch tiêu hóa. Tạo lực đẩy thức ăn xuống
các phần tiếp theo của ruột.
- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết - Đại diện 1 nhóm trình bày  nhóm
quả, nhận xét,bổ sung  GV đưa ra đáp án khác nhận xét bổ sung.
đúng
- HS so sánh với điều dự đoán ở mục 1
- GV cho HS rút ra kết luận về các hoạt
- HS trao đổi nhóm trả lời:


động tiêu hóa tại ruột non
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Nếu thức ăn không được tiêu hoá hết ở
ruột non sẽ như thế nào?
?Tại ruột non biến đổi thức ăn về mặt nào
là chủ yếu? Vì sao?
? Nếu 1 người bị triệu chứng thiếu axit
trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có
thể thế nào?

- GV yêu cầu các nhóm trình bày, GVNX
bổ sung.
? Để thức ăn được biến đổi được hoàn
toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể dễ
hấp thụ tại ruột non, trong ăn uống ta cần
chú ý vấn đề gì ?

- GV tổng kết và yêu cầu HS rút ra kết luận

+ Thức ăn không được tiêu hoá hết sẽ

thải ra ngoài.
+ Biến đổi lí học không đáng kể, biến đổi
hóa học là chủ yếu vì tại ruột non có đủ
các enzim tham gia biến đổi tất cả các
thành phần có trong thức ăn thành các
chất đơn giản cơ thể có thể hấp thụ được.
+ Độ axit cao trong thức ăn xuống tá
tràng là tín hiệu đóng môn vị, nếu thiếu
axit trong dạ dày môn vị thiếu tín hiệu
đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị tới ruột
non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ
không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu
hoá ở ruột non dẫn tới hiệu quả tiêu hoá
thấp.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
-HS vận dụng kiến thức trả lời: Nhai kĩ
để tạo điều kiện cho tiêu hoá ở dạ dày,
dạ dày không phải làm việc nhiều, thức
ăn được nghiền nhuyễn thấm đều với
dịch tiêu hoá, thuận lợi cho sự tiêu hoá
hoá học ở ruột non.
- HS rút ra kết luận

Kết luận:
* Biến đổi lí học
+ Sự tiết dịch tiêu hoá do tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột tiết ra để hoà loãng thức ăn và
trộn đều dịch tiêu hoá.
+ Muối mật (dịch mật) tách khối L thành giọt nhỏ, biệt lập với nhau, tạo dạng nhũ tương
hoá.

+ Các cơ trên thành ruột co bóp nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch tiêu hoá và tạo lực đẩy
thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột.
* Biến đổi hoá học : Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ (gan, tụy, tuyến ruột) nên ở ruột
non có đủ các loại enzim phân giải các phần tử thức ăn phức tạp (gluxit, lipit, protein)
thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, axit amin, glixêrin và axit
béo) :
- Tác dụng của dịch mật : Dịch mật không có men tiêu hóa nhưng có vai trò trung hòa
HCI do dạ dày tiết ra, tạo môi trường kiềm, tăng cường hoạt động của men tiêu hóa
(dịch ruột , dịch tụy); hỗ trợ việc tiêu hóa hấp thụ L.


- Tác dụng của dịch ruột và dịch tụy: Có đủ các loại enzim:
+ Amilaza : biến đổi tinh bột chín  đường đôi (mantozơ)
+ Mantaza :biến đổi mantozơ  glucozơ.
+ Pepsin : biến đổi prôtêin thành peptit ( 3-10 axit amin) Tripsin
+ Lipaza: biến đổi các giọt lipit nhỏ  glixerin và axit béo.
Hoạt động 3:Tổng kết chủ đề (4’)

a.a

CHỦ ĐỀ:
Tiêu hóa trong
ống tiêu hóa

Tiêu hóa ở
khoang miệng

3.

Tiêu hóa ở

khoang động
miệng
Hoạt

Nuốt và đẩy
thức ăn qua
luyệnthực
tập
(3’)
quản

Tiêu hóa ở dạ
dày

Cấu tạo dạ dày

Tiêu hóa ở dạ
dày

Tiêu hóa ở ruột
non

Cấu tạo ruột
non

Tiêu hóa ở ruột
non

Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
1: Sản phẩm cuối cùng của prôtêin sau khi được tiêu hóa ở ruột non là:

a. Glucô.
b. Axit amin
c. Glixêrin
d. Axit béo
2: Những loại chất nào cần tiêu hóa tiếp ở ruột non ?
a.Gluxit
b.Prôtêin
c.Lipit.
d.Cả a, b, c.
4. Hoạt động vận dụng (5’)
- Nếu 1 người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể thế
nào?
- Để thức ăn được biến đổi được hoàn toàn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể dễ hấp thụ
tại ruột non, trong ăn uống ta cần chú ý vấn đề gì ?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng sáng tạo (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục em có biết.
- Sưu tầm tranh ảnh về bệnh răng miệng và dạ dày
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Hấp thụ dinh dưỡng và thải phân, vệ sinh hệ tiêu hóa.
- Kẻ bảng 29 và 30.1 vào vở
-------------------------------------------------------------------------------------------Hết chủ đề





×