Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Hệ thống PL các nước viễn đông trung quốc nhật bản ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.84 KB, 21 trang )

LUẬT HỌC SO SÁNH
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG
TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, ẤN ĐỘ
NỘI DUNG:
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG:
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG:
3. CƠ SỞ PHÁP LUẬT:
II.HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG:
1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC:
a. Pháp luật Trung Quốc cổ đại – cơ sở của Pháp luật Viễn đông:
b. Pháp luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
c. Hệ thống tòa án và tố tụng:
d. Nguồn luật:
e. Đào tạo luật và nghề luật:
2. PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ:
a. Pháp luật Hindu:
b. Pháp luật quốc gia Ấn Độ:
3. PHÁP LUẬT NHẬT BẢN:
a. Sự hình thành hệ thống pháp luật Nhật Bản, Phương Tây hóa pháp luật Nhật
Bản và sự phát triển của pháp luật Nhật Bản sau CTTG thứ 2:
b. Hệ thống tòa án và tố tụng:
c. Nguồn luật:
d. Đào tạo luật và nghề luật
e. Các đặc điểm trong nhận thức pháp luật của người Nhật Bản – “Pháp luật
sống”:


I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG:
1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Viễn Đông là một từ dùng để chỉ các quốc gia Đông Á. Viễn Đông là các quốc gia


nằm dọc tây Thái Bình Dương và các quốc gia nằm dọc đông Ấn Độ Dương.
Một số quốc gia thuộc khu vực Viễn Đông như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Triều Tiên, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Đặc khu hành chính Ma Cao, Ấn
Độ, Philippines, Việt Nam, Thái Lan…
2.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG:
Khu vực Viễn Đông bao gồm nhiều quốc gia khác nhau: Nhật Bản, Trung Quốc,
Ân Độ, Philippin…. Và với mỗi quốc gia sẽ có các nền văn hóa, truyền thống khác
nhau mang đậm nét riêng của mỗi quốc gia. Chính vì các nước khu vực Viễn Đông rất
khác nhau về nhiều mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng….
3.CƠ SỞ PHÁP LUẬT:
Theo quan niệm truyền thống của các quốc gia này đều cho rằng trật tự xã hội cần
được bảo vệ chủ yếu bằng các phương pháp:
+ Thuyết phục
+ Kỹ thuật môi giới
+ Sự đánh giá có tính chất phê bình về hành vi ứng xử
+ Tinh thần ôn hòa và hòa giải
Có 3 trường phái tư tưởng ảnh hưởng lớn tới pháp luật cổ đại:
- Nho giáo cho rằng tế bào của xã hội là gia đình với trật tự trên dưới khắt khe và
quyền lực gần như tối cao của người gia trưởng. Yếu tố quan trọng trong Nho giáo là “
Tam cương, ngũ thường”. Nguyên tắc chính trong Nho giáo gầm có: Tình phụ tử, sự
phục tùng cấp trên, cấm đoán mọi sự thái quá và chính quyền cũng cần tránh sự
chuyên quyền trong cai trị.
- Chủ nghĩa pháp trị: Ra đời vào TK III TCN, trường phái pháp trị cho rằng chính
quyền không chỉ cần được dựa trên phẩm hạnh của nhà cầm quyền (đức trị) mà còn
cần phải dựa trên sự điều chỉnh của pháp luật (pháp trị).


- Đạo giáo.
Giai đoạn cận đại, sự xuất hiện của các bộ luật phương Tây đã làm cho pháp luật
Viễn Đông mang những màu sắc mới, ở đây phải nói đến sự du nhập của hệ thống

pháp luật Rooman-Giécmanh. Mặc dù có ảnh hưởng ít nhiều bởi hệ thống pháp luật
khác nhưng pháp luật các nước này vẫn giữ nguyên bản chất, chưa mất đi hẳn tính
truyền thống của mình. Một số nước phát triển hệ thống pháp luật theo hướng xã hội
chũ nghĩa, như Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng theo “ con đường
riêng”. Đóng vai trò quan trọng đối với sự ảnh hưởng của các nước khác cũng như có
thể hiểu một cách khái quát đối với hệ thống pháp luật này thì phải thông qua quốc gia
tiêu biểu” Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.
II.HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC VIỄN ĐÔNG:
1. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC:
a. Pháp luật Trung Quốc cổ đại – cơ sở của Pháp luật Viễn đông:
a.1) Cơ sở hình thành và phát triển cũng như các loại nguồn của pháp luật
Trung Quốc:
-Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến
trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không
ngừng. Sự hình thành và phát triển của nhà nước gắn với sự hình thành và phát triển
của pháp luật. Do đó cơ sở của sự hình thành và phát triển pháp luật cũng dựa trên cơ
sở hình thành và phát triển của nhà nước:
+ Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu ruộng đất đóng vai trò chủ đạo và sự tồn tại của
công xã nông thôn tạo nên cơ sở vật chất của nhà nước quân chủ chuyên chế.
+ Cơ sở chính trị - xã hội: Giai cấp địa chủ phong kiến hầu hết là trung và đại địa
chủ - đây là giai cấp thống trị trong xã hội.
+Cơ sở tư tưởng: Là học thuyết chính trị nho giáo.
- Các loại nguồn cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc Luật pháp phong
kiến trung Quốc có 5 nguồn chủ yếu:
+ Lệnh: Chiếu chỉ của hoàng đế ban ra.
+Luật: Quy định về chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thương nghiệp.
+Cách: Những cách thức làm việc của quan chức nhà nước.
+Thức: Thể thức có liên quan đến việc khám nghiệm, tra hỏi, xét xử.....
+ Lệ: án lệ.
a.2) Đặc trưng của pháp luật Trung Quốc:

*Pháp luật phong kiến là pháp luật nho giáo
Thể hiện tất cả các quan điểm đạo đức lễ nghi nho giáo được thể chế hóa vào trong
pháp luật là những đặc trưng quan trọng của pháp luật phong kiến Trung Quốc. Pháp


luật Trung Quốc có sự kết hợp giữa đức và pháp giữa lễ và hình. Luật công có xu
hướng phát triển hơn so với luật tư
* Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình
-Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong các
quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trọng tâm của nho giáo. Lễ giáo phong kiến xác lập và
củng cố mối quan hệ tam cương, ba mối quan hệ cơ bản trong xã hội, quan hệ vua tôi,
quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ chồng - vợ. Đó là trật tự của xã hôi phong kiến.
- Hình là hình phạt hay nói rộng ra là pháp luật.
- Từ thời Tây Chu, lễ dần dần trở thành một thể chế chính trị, hỗ trợ cho hình luật.
Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ và do sự xuất hiện các tư tưởng chính trị
khác, đặc biệt là thuyết pháp trị - phù hợp với tình hình xã hội nên việc áp dung lễ
giáo chưa giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt trong triều đại nhà Tần, Tần thủy Hoàng chủ
trương chỉ sử dụng pháp luật, không dùng lễ giáo nhân nghĩa để cai trị. Do đó, lễ giáo
trong thời kì này rất mờ nhạt
- Từ nhà Hán trở về sau, đặc biệt là từ đời Hán Vũ Đế, ông chủ trương sử dụng nho
giáo để quản lí nhà nước và biến nho giáo thành quốc giáo thì lễ- nội dung trọng tâm
của nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong kiến. Lễ kết hợp với
hình luật để chủ trương xây dựng và thực thi pháp luật. Trong mối quan hệ giữa lễ và
hình thì các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn lễ mượn sự cưỡng chế của hình để
duy trì. Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và hình, nhà nước phong kiến Trung Quốc áp
dụng các nguyên tắc: Đức chủ hình phụ, Lễ pháp tịnh dụng. Nhà nước phong kiến
Trung Quốc còn sử dụng nguyên tắc “tam cương ngũ thường” của nho gia làm chủ
đạo. Tam cương là nội dung cơ bản trong giáo lí của đạo nho và được pháp luật bảo vệ
bằng việc quy định 10 trọng tội (thập ác). Trong đó các tội trái với đạo hiếu có 6 tội
(ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn). Các tội bất trung với hoàng

quyền phong kiến có 4 tội (mưu phản quốc, mưu đại nghịch, mưu phản loạn, đại bất
kính). Trong quan hệ hôn nhân theo giáo lí đạo Nho và cũng là theo luật pháp quy
định, người chồng có quyền li dị vợ nếu người vợ chỉ cần phạm một trong 7 điều sơ
suất (thất suất): không con, dâm dật, không phụng sự cha mẹ chồng, miệng lưỡi nói
năng lung tung, trộm cắp, ghen tuông, ác tật. Luât pháp từ Hán đến Đường, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh đều “nhất chuẩn hồ lễ” (chỉ lấy lễ làm chuẩn). Hay nói cách
khác luật pháp luôn luôn củng cố và bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự của đẳng cấp
của xã hội phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến. Tuy nhiên, việc
dùng lễ đã gây ra việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Xuất hiện hiện tượng “tội
đồng luận dị” (tội giống nhau nhưng lí luận khác đi dẫn đến hình phạt cũng khác
nhau) Và do vậy, tệ quan lại xét xử một cách võ đoán hoành hành. Các quan lại tùy


tiện trong cách xét xử, có điều kiện phát sinh tiêu cực. Điển hình là Đổng Trọng Thư
chủ trương dùng sách “Xuân Thu” của Khổng tử để làm cơ sở cho việc xử án.
*Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, giữa
quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức
- Để cai trị dân giai cấp thống trị có trăm ngàn biện pháp. Trong xã hội phong kiến
Trung Quốc đã tồn tại hai quan điểm đối lập nhau đó là: Quan điểm của Pháp gia và
quan điểm của Nho gia. Hai quan điểm này như hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình
tồn tại và phát triển của xã hội phong kiến Trung Quốc. Từ đó đặt ra câu hỏi nên dùng
pháp luật mà trừng trị? Hay nên dùng đạo đức mà giáo dục. Quan điểm của hai trường
phái này được thể hiện tương ứng qua hai học thuyết pháp trị và đức trị.
- Nội dung của học thuyết pháp trị: Học thuyết Pháp trị là học thuyết của phái Pháp
gia, phái Pháp gia có nguồn gốc từ thời Xuân Thu, người khởi xướng là Quản Trọng.
Sau này có một nhà tư tưởng xuất sắc đó là Hàn Phi. Hàn phi đã lập ra trường phái
Pháp trị muốn cai trị đất nước phải có ba yếu tố: Pháp, Thuật, Thế. Pháp: Phải là pháp
luật thành văn, phải có hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, hợp lí, ổn định, ban
hành cho khắp dân chúng biết; phải thi hành pháp luật nghiêm chỉnh, triệt để, chí công
vô tư” không khoan dung người mình yêu, không khắc nghiệt người mình ghét. Thế:

Quyền lực uy lực của nhà vua đảm bảo cho nhà vua có thể thực hiện được. Ở đây
thuyết pháp trị sử dụng nội dung “chính danh” của nho giáo, theo đó vua phải làm tròn
phận sự của mình, các quan lại, dân chúng tùy theo danh phận của mình mà làm tròn
công việc của mình. Trong đó chỉ có vua mới là người có thể cai trị thiên hạ. Thuật:
phương pháp, thủ đoạn cai trị của người cầm quyền kiểm soát được bề tôi, nó bao
gồm hai nội dung: bổ nhiệm và khảo thạch “kiểm tra, thưởng phạt”.
-Ở Trung Quốc, tư tưởng pháp trị được biểu hiện đầu tiên trong một câu nói của
Quản Trọng - tướng quốc của Tề Hoàn Công vào khoảng đầu thời Xuân Thu: “vua tôi, trên - dưới, sang - hèn đều tuân theo pháp luật cả, thế gọi là đại trị”. Sau những
nguyên lí đức trị của Khổng Tử được đề ra, đã xuất hiện từng bước những bất đồng về
chính trị giữa “đức trị” và “pháp trị”.
- Nội dung của học thuyết đức trị: (là nội dung chủ yếu của nho giáo)Là học thuyết
chính trị của phái Nho gia ra đời ở thời Xuân thu do khổng tử khởi xướng. là học
thuyết chính trị đạo đức quan điểm của nho giáo thể hiện trên hai phương diện: Quan
điểm đạo đức: cơ sở để duy trì trật tự xã hội nêu ra 5 tiêu chuẩn đạo đức của người
quân tử: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín ông đặc biệt nhấn mạnh nhân và lễ. Nhân là
điều tốt đẹp con người luôn hướng tới, cung kính, khoan dung, luôn luôn giữ chữ tín,
luôn luôn làm lợi cho người khác. Lễ theo quan niệm của Khổng Tử: là các tiêu chuẩn
đạo đức của con người, lễ hướng con người ta có cách xử sự đúng đắn trong mối quan


hệ giữa người với người trong xã hội: vua – Tôi, bề trên – người dưới, trong quan hệ
vợ chồng. Nêu lên mối quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, bằng hữu.
-Theo Khổng Tử, pháp luật chỉ làm người ta sợ mà không dám làm điều ác, khi có
thể dấu đươc hành vi phạm tội, khi có thể tránh được sự trừng phạt thì kẻ xấu vẫn làm
điều ác. Nếu dùng đức trị mà cai trị dân, khi biến quyền lợi của giai cấp phong kiến
thành quyền lợi của dân, thì họ sẽ không vì sợ pháp luật nhưng vì sợ xấu hổ trước
người khác, sợ lương tâm cắn rứt mà không làm điều ác nữa. Thực hành đức trị, giai
cấp phong kiến đưa ra những lợi ích, những trật tự xã hội trở thành quy tắc xử xự hàng
ngày của moi người, thành nghĩa vụ của người dân. Do đó, nó là phương tiện lừa bịp
của giai cấp thống trị: nó khiến cho kẻ áp bức bóc lột dân lại trở thành ân nhân của

người dân. Cũng theo Khổng Tử, đức trị muốn đạt hiệu quả cao phải đi đôi với lễ trị.
Nghĩa là đạo đức sẽ được củng cố bằng những lễ nghi, cách nói năng, ăn mặc, cư xử
trong cuộc sống. Từ đời Hán trở đi, Đức trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống xã hội
cũng như trong chính sách cai trị của nhà nước. Đến thời Đường, Đức trị của nho giáo
còn được bổ sung thêm thuyêt Nhân trị của phật giáo. Nhân trị ở đây là lòng từ bi, cứu
nhân độ thế. Đến đời Tống, Minh sự suy yếu của đạo đức nho giáo được biểu hiện qua
sự suy thoái của triều đại, một số học giả khôi phục lại học thuyết pháp trị nhưng
không thành. Đến cuối đời Thanh, nho giáo và tư tưởng đức trị cũng bị phê phán kịch
liệt.
=>Tóm lại, trong suốt thời kì phong kiến Trung Quốc đức trị và pháp trị đã cùng
tồn tại với nhau, tương hỗ nhau. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì mức độ ảnh
hưởng của hai học thuyết này có khác nhau. Nhìn chung thì nho giáo giữ vị trí thượng
tôn, pháp trị vẫn được áp dụng nhưng không thể hiện một cách công khai. Pháp trị là
tư tưởng chủ đạo và thực hành ở thời kì chiếm hữu nô lệ (cụ thể là thời xuân thu chiến
quốc) và ở buổi ban đầu của chế độ phong kiến trung Quốc (malan) còn chức vụ (của
nho giáo) là tư tưởng chủ đạo thịnh hành gần như suốt trong chế độ phong kiến (từ
Hán đến Thanh). Và đương nhiên trong suốt quá trình đó tư tưởng pháp trị trong một
chừng mực nhất định đã được 6 lồng ghép và hòa trộn vào đức trị. Pháp trị hay đức trị
đều cùng một bản chất, đó chỉ là những biện pháp cai trị khác nhau, chỉ là sự khác
nhau về việc áp dụng pháp luật.
b. Pháp luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
*Lịch sử hình thành :
-Từ 01/10/1949 Trung Quốc tổ chức theo chính thể dân chủ nhân dân, theo đó hệ
thống pháp luật mới đã được thiết lập.
+ Những năm đầu tiên: dưới chính quyền mới mọi đạo luật được ban hành trước
đây đều bị hủy bỏ, hệ thống tòa án bị xóa bỏ và thay vào đó những đạo luật mới:đạo


luật về hôn nhân,công đoàn,cải cách ruộng đất,...song song với nó hệ thống cơ quan tư
pháp mới được thiết lập,gồm có Tòa án và Viện kiểm sát.

=>Vận hành hệ thống pháp luật mới gặp nhiều trở ngại do chưa có đội ngũ luật gia
có kinh nghiệm,thiếu các quy định của luật thực định lẫn một cơ chế vận hành hiệu
quả,...
+Giai đoạn thập kỉ 60,70 của thế kỉ 20:Tiến hành cải tổ xã hội cách mạng văn
hóa.Củng cố chế độ và vai trò của nhà nước trong các bản Hiến pháp năm 1954, 1975,
1979.
Nhiệm vụ trọng tâm là đấu tranh giai
cấp,chống lại hiểm họa bành trướng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc.
+Từ cuối những năm 80 của thế kỉ 20: Nhiệm vụ trọng tâm là tăng trưởng kinh tế
mặc dù vẫn giữ lại các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa,vai trò của Đảng cộng sản,sự quản
lý tập trung của nhà nước...
Ban hành bản Hiến pháp thứ 4 của Trung Quốc- Hiến pháp năm 1982, kéo theo
một loạt các đạo luật khác: Bộ luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các văn bản quy
phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự, luật về quốc tịch, về phát minh, sáng chế, về xí
nghiệp hợp doanh và đặc biệt là sự “nội hóa” pháp luật quốc tế vào pháp luật trong
nước.
*Một số đặc điểm pháp luật Trung Quốc:
Sự đan chặt chẽ giữa pháp luật và đạo đức trong cơ chế điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội:
+Mặc dù hệ thống pháp luật hiện nay của Trung Quốc được xây dựng trên cơ sở
của nền kinh tế đang phát triển theo xu hướng hòa nhập với thế giới bên ngoài,tuy
nhiên vẫn còn mang trong mình những dấu ấn của một số hình thức và ý thức pháp
luật thời kỳ phong kiến . Điều này được thể hiện ở việc sử dụng thông lệ, việc hành
quyết công khai, việc áp dụng hình thức tra tấn trong quá trình hỏi cung, v.v.. Ở nông
thôn, tệ gia trưởng, nạn tham nhũng, lộng quyền của các cơ quan Nhà nước còn phổ
biến.
+Nguyên nhân của đặc điểm này là do Nhà nước Trung Quốc được thoát thai từ
một nước nửa phong kiến thuộc địa”. Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền
thống lễ giáo phong kiến hàng ngàn năm. Những truyền thống lễ giáo, những giá trị
nhận thức phong kiến đã in sâu vào nền văn hoá Trung Quốc, lối tư duy phong kiến đã

ăn sâu vào ý thức con người”. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta quá đề cao ảnh
hưởng của tàn dư phong kiến đối với xã hội nói chung và hệ thống pháp luật nói riêng
hiện nay của Trung Quốc. Ngay từ đầu thế kỷ XX, sự phân hoá giai cấp trong xã hội
Trung Quốc đã làm suy giảm vai trò của thông lệ như là một công cụ chính để giải
quyết các mâu thuẩn. Sự phát triễn nhanh chóng của xã hội Trung Quốc trên mọi lĩnh
vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế trong nửa cuối thế kỷ XX đã dẫn đến đòi hỏi khác
quan coi pháp luật như là công cụ cần thiết để lập lại trật tự xã hội, giải quyết các


xung đột, mâu thuẫn. Sự thay thế các quy phạm xã hội bằng quy phạm pháp luật trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đã đem lại cho hệ thống pháp luật Trung Quốc một
nội dung mới. Quy phạm pháp luật không chỉ đóng vai trò điều chỉnh các quan hệ xã
hội, mà còn có nhiệm vụ bảo vệ một số quan hệ truyền thống mà trước đây những
quan hệ này là đối tượng tác động của quy phạm xã hội, quy phạm đạo đức.
+Sự phổ biến phương pháp thử nghiệm trong quá trình xây dựng pháp luật.
Đặc điểm này không những là hệ quả tất yếu của sự thiếu kinh nghiệm trong quá trình
xây dựng cơ chế điều chỉnh pháp luật, mà còn bởi tính đa dạng, phức tạp của những
quan hệ xã hội đang và sẽ được pháp luật điều chỉnh. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi
từ hình thức quản lý xã hội trên cơ sở chính trị sang hình thức quản lý bằng pháp luật,
bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân cũng tác động mạnh mẽ đến nội dung
của hệ thống pháp luật Trung Quốc. Hệ thống pháp luật của Trung Quốc đang ở trong
giai đoạn vừa xây dựng vừa hoàn thiện. Bởi vậy có những quan hệ xã hội được điều
chỉnh không phải bởi luật, mà bởi các văn bản dưới luật. Việc soạn thảo các văn bản
pháp luật đôi khi mang tính chất đối phó, vì thể hiện sự sửa đổi, bổ sung luật ban hành
còn diễn ra phổ biến. Luật ban hành thường không cụ thể, do đó để áp dụng luật đòi
hỏi phải ban hành văn bản dưới luật kèm theo để cụ thể hoá, chi tiết hoá.
Bên cạnh hoạt động lập pháp tích cực, ở Trung Quốc hiện nay đang diễn ra quá
trình hoàn thiện hệ thống các thiết chế pháp luật, hợp lý hoá hoạt động áp dụng pháp
luật, tăng cường pháp chế.
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Trung

Quốc chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: yêu cầu cải cách thể chế chính trị của Nhà
nước Trung Quốc; yêu cầu tiếp tục cải cách và hoàn thiện chế độ kinh tế, thiết lập nền
kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; sự phân hoá trong xã hội
đang diễn ra ngày càng gay gắt, tình trạng thất nghiệp gia tăng; quan hệ kinh tế đối
ngoại phát triễn với quy mô ngày càng lớn, làm tăng cường ảnh hưởng của những
nguyên tắc, thiết chế của pháp luật quốc tế đối với hệ thống pháp luật Trung Quốc.
+Một số quan hệ xã hội nhạy cảm không được điều chỉnh bằng pháp luật mà bằng
chính sách. Đối với một số quan hệ nhạy cảm, người ta thường hay điều chỉnh bằng
chính sách của Nhà nước và Đảng cộng sản. Chẳng hạn, ở Trung Quốc có chính sách
kế hoạch hoá gia đình, theo đó mỗi cặp vợ chồng chỉ có một con. Luật hôn nhân cũng
quy định các cặp vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nhưng không
có văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng là mỗi cặp vợ chồng chỉ được có một con.
c) Hệ thống tóa án và tố tụng:
c.1) Hệ thống tóa án:


Hệ thống tóa án nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập theo Điều 123
– 135 của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Bao gồm các tòa án nhân
dân, đứng đầu là tòa án nhân dân tối cao, tiếp đến là các tòa án nhân dân các cấp cao ,
tòa án nhân dân cấp trung và tòa án nhân dân cấp cơ sở. Tòa án nhân dân cấp cơ sở có
tới hơn 3000 tòa án đặt ở khắp các tỉnh và lại được tiếp tục chia thành 20.000 đơn vị
nhỏ hơn gọi là các cơ quan tài phán địa phương đặt tại các thành phố và làng xã. Có
khoảng 376 tòa án nhân dân cấp trung và 31 tòa án nhân dân cấp cao đặt tài các tỉnh.
Đây là kiểu tổ chức hệ thống tóa án khá phổ biến tại các nước xã hội chủ nghĩa.
Tòa án nhân dân tối cao là cấp xét xử cao nhất trong hệ thống xét xử của Trung
Quốc với ba tòa án chuyên trách là: Hình sự, dân sự và kinh tế. Tòa có quyền thành
lập các tòa chuyên trách khi cần, tòa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các vụ viêc
theo quy định của pháp luật hoặc đối với những việc tòa thấy rằng tòa cần phải trực
tiếp xét xử sơ thẩm. Tòa án nhân dân tối cao còn có quyền giám sát hoạt động xét xử
của các tòa án nhân dân cấp dưới và tòa án nhân dân đặc biệt. Tòa cũng có thẩm

quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc đã được xét xử bới tòa án nhân dân cấp
cao và tòa án nhân đặt biệt khi có kháng cáo hoặc kháng nghị từ Viện kiểm sát nhân
dân tối cao. Tòa cũng có quyền giải thích những vấn đề có liên quan tới việc áp dụng
pháp luật trong công tác xét xử.
Tòa án nhân nhân cấp cao là các tòa án cấp tỉnh, cấp vùng tự trị và các thành
phố trực thuộc trung ương. Cơ cấu tổ chưc tòa án nhân dân cấp cao gần giống với với
cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân tối cao. Tòa có quyền xét xử sơ thẩm đối với
những vụ việc luật định, những vụ việc được tòa án cấp dưới trực tiếp chuyển lên và
những vụ án hình sự lớn có ảnh hưởng tới toàn tỉnh. Tòa cũng có quyền xét sử phúc
thẩm đối với những vụ án đã được tòa án cấp dưới xét xử khi có kháng cáo, kháng
nghị.
Tòa án nhân dân cấp trung có thẩm quyền xét xử sơ thẩm trong một số vụ việc
như vụ việc được chuyển lên từ tòa án nhân dân cấp cơ sở, hầu hết các vụ việc có
đương sự là người nước ngoài, cac vụ việc phản cách mạng, các vụ án hình sự có mức
án tù chung thân hoặc tử hình, các vụ án hình sự mà người phạm tội là người nước
ngoài, hoặc các vụ án đã được xét xử tại tòa án nhân dân cấp cơ sở khi có kháng cáo,
kháng nghị.
Tòa án nhân dân cấp cơ sở là tòa án ở cấp địa phương, có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm đối với các vụ việc hình sự có mức án thấp hơn án chung thân và án tử hình; xét
xử vụ dân sự không có yếu tố nước ngoài. Tòa có quyền chuyển cac vụ án có tính chất
nghiêm trọng tới tòa án nhân nhân cấp trên để giải quyết.
Ngoài ra, trong hệ thống tòa án Trung Quốc còn có các tòa án chuyên biệt như:
Tòa án quân sự, Tòa án hàng hải; Tòa án vận tải và đường sắt, Tòa án lâm nghiệp.


*SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TÒA ÁN TRUNG QUỐC

c.2) Thủ tục tố tụng:
* Thủ tục tố tụng dân sự:
Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo Luật tố tụng dân sự năm 1991 theo

đó, một vụ việc bắt đầu từ tòa án sơ thẩm theo một trong hai hình thức: tố tụng thông
thường và tố tụng rút gọn.
+ Tố tụng thông thường là hình thức tố tụng theo đó vụ kiện được bắt đầu bằng
đơn khiếu kiện tới tòa, tại đó tòa sẽ xem xét liệu đơn có đáp ứng yêu cầu để có thể thụ
lí. Khi đơn khiếu kiện hợp lệ tòa án sẽ tiếp nhận đơn và giải quyết vụ kiện. Thủ tục tố
tụng thông thường gồm ba giai đoạn: (1) Giai đoạn điều tra do tòa tiến hành: tòa sẽ
triệu tập các bên tranh chấp vad chứng cứ để chất vấn và đưa ra các chứng cứ viết
cũng như tang vật; (2) Giai đoạn tranh luân tại tòa: là khi luật sư của các bên đương sự
tranh cãi, đưa ra lý lẽ để bảo vệ cho thân chủ chủa mình; (3) Giai đoạn ra phán quyết.
+ Tố tụng rút gọn là hình thức tố tụng được sử dụng tại tòa án cấp cơ sở để giải
quyết các vụ án dân sự đơn giản, theo cách thức không nghi thức. Khiếu kiện của bên
nguyên có thể được trình bày bằng miệng hoặc các bên tranh chấp có thể cùng nhau
trực tiếp tới tòa và yêu cầu tòa ngay lập tức ra phán quyết.
*Thủ tục tố tụng hình sự:
Thủ tục tố tụng hình sự được áp dụng tài tòa án nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa theo Luật tố tụng hình sự năm 1979 và Luật sửa đổi Luật tố tụng hình sự năm
1996, gồm năm bước: Tố tụng, điều tra, khởi tố, xét xử và thi hành án. Việc tố cáo
hoặc điều tra có thể được tiến hành bởi cơ quan công an hoặc viện kiểm sát. Việc khởi
tố sẽ do viện kiểm sát tiến hành nếu có kết luân điều tra rằng thực sự tội ác đã được
thực hiện. Sau khi VKS ra quyết định khởi tố, vụ việc sẽ được chuyển tới tòa án sơ
thẩm, thường là tòa án nhân dân cấp cơ sở, tùy theo bản chất của hành vi phạm tội.


Sau khi tòa án sơ thẩm tuyên án, vụ việc vẫn có thể được xét xử phúc thẩm bởi tòa án
cấp trên nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị. Phán quyết phúc thẩm có giá trị ràng buộc
các bên, tuy nhiên cũng có thể bị bãi bỏ thông qua thủ tục xét xử giám đốc thẩm.
d) Nguồn luật:
Nguồn luật trong hệ thống pháp luật Trung Quốc ngày nay vẫn duy trì nhiều đặc
điểm cơ bản của nguồn luật hệ thống háp luật thuộc dòng họ pháp luật xã hội chủ
nghĩa, trong đó nguồn luật chính là pháp luật thành văn. Pháp luật thành văn bao gồm

Hiến pháp, luật, các văn bản dưới luật do Chính phủ trung ương và các cơ quan chính
quyền địa phương ban hành. Ngoài ra còn còn có các điều ước quốc tế và phán quyết
của tòa.
e) Đào tạo luật và nghề luật ở Trung Quốc:
e.1) Đào tạo luật:
Để lấy bằng cử nhân luật, sinh viên phải theo học ba năm tại trường đại học. Sau
khi có bằng cử nhân luật, cử nhân có thể học tiếp để lấy bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ luật
học, hay có thể dành ra hai năm thực tập nghề luật, tích lũy kinh nghiệm tham gia kì
thi do đoàn luật sư tổ chức hai lần một năm. Nếu vượt qua thí sinh có thể nộp đơn xin
cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.

e.2) Nghề luật:
Theo Luật luật sư của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996, để trở thành luật
sư ứng cử viên phải có được phẩm chất nghề nghiệp bằng hai cách: vượt qua kì thi
luật quốc gia hoặc được các cơ quan có thẩm quyền của ngành tư pháp công nhận.
Chính phủ sẽ tổ chức kì thi luật quốc gia để đảm bảo thí sinh có đủ phẩm chất của luật
sư hay không. Sau kì thi nói trên, ứng cử viên phải thực tập một năm tại văn phòng
hay công ty luật. Chỉ sau khi hoàn thành thời gian thực tập ứng cử viên mới được cấp
chứng chỉ hành nghề luật sư.
Giấy phép hành nghề luật sư cần được đăng kí lại hằng năm tại văn phòng tư pháp
toàn tỉnh, thành phố hoặc khu tự trị. Những luật sư không tuân thủ quy định này giấy
phép hành nghề sẽ bị vô hiệu hóa. Các luật sư bắt buộc phải tham gia vào đoàn luật sư
địa phương. Thành viên của đoàn luật sư địa phương cũng đồng thời là thành viên của
đoàn luật sư quốc gia.
2. PHÁP LUẬT ẤN ĐỘ: (đọc thêm)
a. Pháp luật Hindu:
 Pháp luật hindu là một trong những hệ thống pháp luật truyền thống được công
nhận và coi trọng . Pháp luật Hindu không phải là pháp luật Ấn Độ , nó chỉ là pháp
luật cộng đồng theo đạo Hindu ở Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á



 Bắt buộc môn đồ của mình phải có niềm tin vào giáo điều và cách nhìn nhận
thế giới
Pháp luật đạo Hindu được hợp thành :
a.1) SASTRA :
Nói về cách ứng xử của con người , được xác định bởi 3 động lực :
+ Đức hạnh
+ Sự ham muốn
+ Nỗi khoái cảm
 Sastra dạy cách xử sự phù hợp với ý trời , dạy làm giàu và chỉ huy người khác
a.2) Dharma :
Dựa trên niềm tin về một trật tự thế giới xuất phát từ bản chất của sự việc , nói về
cách xử sự của con người mà không phân biệt được những nghĩa vụ, bổn phận tôn
giáo và pháp lý.
VD: Quy định khi phạm lỗi phải gánh chịu những chế tài, xác định trong trường
hợp nào cần phải bố thí, những quy tắc nào khi tiếp khách, cốt lỗi là những bổn phận
phải tuân theo.
a.3) Dharmasastra nibandhaara :
Được trình bày trong những bàn luận có tên Dhamastra, các bản này tạo nên tổng
thể lớn nhất mà không phụ thuộc vào thời gian ra đời của mỗi bản.
a.4) Mối quan hệ giữa dharma và tập quán :
+ Dharma liên quan chặt chẽ đến tập quán, các quy phạm của luật tập quán bắt
nguồn từ những hoan cảnh cụ thể về thời gian, địa điểm nên không liên quan đến ý
trời.
+ Luật thực định Hindu là luật tập quán, có vai trò nhất định, quy định những quy
phạm ứng xử, tập quán thay đổi và được giải thích theo đó.
+ Các tập quán có nhiều dạng, mỗi đẳng cấp đều tuân theo tập quán của mình và
giải quyết tranh chấp dựa trên dư luận xã hội.
a.5) Pháp luật thành văn và thực tiễn xét xử của tòa án :
+Án lệ và pháp luật thành văn đều không được Dhama cho là những nguồn pháp

luật.
+Nghệ thuật quản lý và những chế định của luật công không thuộc lĩnh vực
Dharma mà thuộc Artha.
+Pháp luật Hindu qua các giai đoạn pháp triển của hồi giáo, và sự thống trị của
người Anh đã có những sự biến dạng đáng kể, vì vậy đã làm phai nhạt đi giá trị truyền
thống.
+Sau khi tuyên bố độc lập 1947, phong trào vì sự cải cách, pháp luật Hindu đã có
sự phát triển mà không gặp một rào cản nào. Tuy nhiên những quy định của luật
Hindu không phù hợp với xã hội mới cũng được xem xét.
+Toàn bộ tòa án do một cơ quan mới thành lập đứng đầu – Tòa án tối cao Ấn Độ.


+Tòa này có quyền phê chuẩn những quyết định được đưa ra trong thời kì thống trị
của người Anh, công việc lập lại trật tự và hệ thống pháp luật Hindu đã được tiến
hành.
+Về mặt lập pháp: một ủy ban đặc biệt đã được lập ra để nghiên cứu vấn đề “
những cuộc cải cách nào cần được tiến hành trong pháp luật Ấn Độ, trong đó có pháp
luật HinDu.
+Hiến pháp Ấn Độ đã hủy bỏ chế độ bình đẳng trong pháp luật Hindu.
+Các vấn đề trong hôn nhân và ly hôn được cải tổ cơ bản trong luật hôn nhân
1955.
+Theo quan điểm của đạo Hindu, hôn nhân là một liên minh thiêng liêng, coi đó là
một món quà tặng mà nhà gái trao cho nhà trai, người phụ nữ không được hỏi ý kiến
về việc đồng ý hay không đồng ý với cuộc hôn nhân, hôn nhân không được hủy bỏ,
chế độ đa thê được công nhận.
+Pháp luật cho phép ly hôn, hôn nhân được xác lập trên cơ sở tự nguyện, quy định
tuổi tối thiểu để kết hôn. Tuy nhiên luật này chỉ áp dụng cho cộng đồng HinDu.
b. Pháp luật quốc gia Ấn Độ:
b.1) Pháp luật Ấn Độ hiện đại.
• Luật Ấn ĐỘ hiện đại là là hệ thống pháp luật đang có hiệu lực ở Ấn Độ.

• Dựa trên tư duy pháp lý của luật Anh.
• Quá trình soạn thảo hiến pháp ở Ấn Độ lấy kinh nghiệm từ Ai-len, Anh, Pháp.
• Ngoài ra các điều ước quốc tế, sở hữ trí tuệ cũng được thi hành tại Ấn Độ .
• Pháp luật Ấn Độ gắn với thông luật bởi kĩ thuật pháp lý và quan niệm về quy
phạm pháp luật, người Ấn Độ dùng kĩ thuật pháp điển hóa để cải cách pháp luật của
mình.
• 194, Ấn Độ giành độc lập, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng tư duy pháp lý của
người Anh, mặc dù vậy sự ảnh hưởng đó cũng dần giảm bớt mức độ.
• Trong các lĩnh vực về pháp luật thì có lĩnh vực pháp luật về hôn nhân và gia
đình là phức tạp trong hệ thống pháp luật Ấn Độ.
• Trong các tiểu bang , đăng kí đăng kí kết hôn và ly dị là không bắt buộc.
• Pháp luật Ấn Độ hiện nay được sử dụng trực tiếp để điều chỉnh các lĩnh vực sau
:
* Pháp luật về hôn nhân & gia đình :
 Tính hợp pháp của trẻ em, chế độ đỡ đầu, việc nhận làm con nuôi, hôn nhân gia
đình từ 3 hoặc hơn 3 thế hệ trở lên và việc phân chia tài sản, việc thừa kế tài sản của
người đã chết, bao gồm tài sản không được phân chia bởi những người thân thích ruột
thịt đang sống của người đã chết.
* Những vấn đề xã hội của gia đình:


 Sự quyên góp tôn giáo và từ thiện.
* Những vấn đề mang tính chất xã hội thuần túy:
 Quyền chiếm hữu ưu thế đối với việc mua sắm, các lời thề nguyện chuyển giao
tài sản bằng di chúc hoặc bằng tài sản khác.
* Pháp luật đẳng cấp và rút đẳng cấp:
 Các tư tưởng của Ấn Độ cũng được duy trì cả ở quan điểm về chế độ chiếm hữu
ruộng đất ở nhà nước.
b.2) Hiến pháp.
• Tính chất đặc thù của pháp luật Ấn Độ bắt đầu từ hiến pháp, hiến pháp Ấn Độ

được thông qua 1950 bao gồm 395 điều, và 8 phụ lục. Đây là điểm khác biệt giữa Ấn
Độ và nước Anh không có hiến pháp thành văn .
• Hiến pháp Ấn Độ quy định các lĩnh vực thuộc thẩm quyền liêng bang (97 điều),
lĩnh vực thuộc thẩm quyền bang (66 điều), và những lĩnh vực thuộc thẩm quyền của
liên bang và bang (44 điều) những vấn đề này không nhất thiết phải giải quyết thống
nhất với nhau.
• Theo quy định trong hiến pháp chính quyền liên bang có quyền can thiệp vào
công việc của tiểu bang trong những tình huống khẩn cấp để giữ gìn hòa bình, trật tự .
b.3) Hệ thống tòa án.
• Mặc dù nhà nước có cấu trúc liên bang nhưng Ấn Độ không có hệ thống tòa án
và tòa dân sự, cấp tiếp theo là tòa thượng thẩm , trong đó có những tòa bao gồm nhiều
bang và vùng lãnh thổ tiếp giáp nhau ,tòa án tối cao đóng ở New Dehli.
• Thành phần gồm có chánh án và 13 thành viên.
• Các thẩm phán tối cao do tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến
nhưng không cần có sự đồng ý của Quốc Hội.
• Chức năng chính của tòa tối cao: giám sát việc tuân theo hiến pháp , tòa án xác
định hiệu lực của đạo luật liên bang vè tính hợp hiến của các đạo luật này , ngoài ra
cũng có thể khởi kiện lên tòa án trong mọi trường hợp khi có cơ sở để cho rằng một
trong những “ quyền cơ bản “ được hiến pháp bảo đảm bị vi phạm.
• Những tòa án khác phải tuân theo án lệ do Tòa án tối cao đưa ra (Điều 141).
3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT NHẬT BẢN:
a. Sự hình thành hệ thống pháp luật Nhật Bản, Phương Tây hóa pháp luật Nhật
Bản và sự phát triển của pháp luật Nhật Bản sau CTTG thứ 2 :
a.1) Sự hình thành hệ thống pháp luật Nhật Bản, Phương Tây hóa pháp luật
Nhật Bản:
Pháp luật và các thiết chế chính quyền của Nhật Bản ở thời kì tiền cổ đại (khoảng
từ năm 250 TCN đến năm 603) mang tính “thuần Nhật”, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của


tư tưởng, triết lí tôn giáo và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai. Pháp luật

Nhật Bản thời này hầu như không có sự phân biệt rạch ròi giữa quy phạm pháp luật
với quy phạm xã hội và các quy phạm tôn giáo khác.
Cách mạng Minh Trị (1868), nước Nhật với chính sách “Bế quan – tỏa cảng” chủ
yếu chỉ tiếp thu pháp luật Trung Quốc. Sau cách mạng Minh Trị, Nhật Bản phát triển
theo con đường tư bản chủ nghĩa, việc phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa đòi
hỏi phải có một hệ thống pháp luật hiện đại. Đáp ứng như cầu này, pháp luật Nhật Bản
đã nhanh chóng tiếp thu các yếu tố của pháp luật châu Âu (chủ yếu là pháp luật Pháp
và pháp luật đế chế Phổ).
Trong giai đoạn từ những năm 80 của thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20, chính quyền
Nhật Bản đã ban hành các văn bản quan trọng theo mô hình của các bộ luật của Pháp
và Đức. Cụ thể: Hiến pháp Nhật Bản năm 1889 xây dựng dựa trên Hiến pháp của Phổ
năm 1850.
Mặc dù ở giai đoạn đầu pháp luật Nhật Bản chủ yếu tiếp thu pháp luật Pháp và
Đức, nhưng do đặc thù của chính thể Quân chủ nhị nguyên vì thế mô hình của đế chế
Đức phù hợp với Nhật Bản hơn. Các Bộ luật Dân sự năm 1898, Bộ luật Thương mại
năm 1899, Bộ luật Hình sự năm 1907, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 1890, Bộ luật Tố
tụng Hình sự năm 1922 đều dựa trên cơ sở mô hình pháp luật Đức.
Sau chiến tranh Thế Giới thứ lần thứ 2, các mô hình pháp luật của Mỹ ảnh hưởng
mạnh đến Pháp luật Nhật Bản ( Hiến pháp năm 1946, cải cách Bộ luật tố tụng Hình sự
năm 1948, Bộ luật Tố tụng Dân sự được sửa đổi theo hướng mở rộng nguyên tắc tranh
tụng). Hệ thống pháp luật kinh tế của Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ luật
Mỹ ( luật về công ty, pháp luật chống độc quyền).
a.2) Sự phát triển của pháp luật Nhật Bản sau CTTG thứ 2:
Chiến tranh thế giới thứ II kết thức với sự thắng lời thuộc về phe đồng minh, Nhật
Bản là nước bại trận, chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh tàn phá. 30% dân số không
có nhà ở, 6 triệu người lính và dân thường từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình
Dương quay trở về Nhật. 66 thành phố chính bị tàn phá nặng nề, cuộc sống ở khu vực
nông thôn chỉ còn tương đương 65% so với trước chiến tranh. Tại Tokyo, 65% các
khu vực dân cư bị phá hủy hoàn toàn, con số này tại các thành phố Osaka, Nagoya
(thành phố lớn thứ 2 và thứ 3 tại Nhật ở thời điểm đó) lên đến 57% và 89%.

Sự việc Nhật Bản đầu hàng đồng minh vô điều kiện, đã ảnh hưởng đến đời sống
chính trị-pháp lý của Nhật Bản.
Tại hội nghị Potsdam, Douglas MacArthur-người được chọn làm Tư lệnh Tối cao
lực lượng đồng minh tại Nhật Bản đã nêu ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp Minh Trị
được ban hành năm 1889. Vào năm 1946, cùng với việc sửa đổi lại hiến pháp 1889,


dưới áp lực của quân đội mỹ, Hiến pháp năm 1946 ra đời đặt nền móng vững chắc của
những nguyên tắc dân chủ-tư sản. Trên cơ sở của Hiến pháp năm 1946, các lĩnh vực:
pháp luật dân sự, pháp luật hôn nhân-gia đình, pháp luật lao động, pháp luật hình sự
của Nhật Bản đã được xem xét lại và đổi mới.
Hiến pháp năm 1946, chuyển hình thức chính thể của Nhật bản từ chính thể Quân
chủ nhị nguyên sang hình thức chính thể Quân chỉ đại nghị. Trong bản hiến pháp này,
Nhật hoàng được coi là biểu tượng của nhà nước và sự đoàn kết toàn dân, song bị tước
bỏ mọi thực quyền. Mọi phát ngôn, hành động của Nhật hoàng liên quan tới nhà nước
phải được sự chấp thuận của nội các chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Một cấu trúc
lập pháp quốc hội lưỡng viện được thành lập, đặc biệt nhất là chương II chỉ vỏn vẹn
có một điều khoản, Điều 9:
 Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hòa bình quốc tế dựa trên
chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh như là một
phương tiện giải quyết xung đột quốc tế bao gồm chiến tranh xâm phạm chủ quyền
dân tộc và các hành vi vũ lực hoặc các hành vi đe dọa bằng vũ lực.
 Để thực hiện các mục tiêu của Khoản trước, lục quân, hải quân và không quân
cũng như các tiềm lực chiến tranh khác sẽ không bao giờ được duy trì. Quyền tham
chiến của đất nước sẽ không được công nhận.
Theo đó, quyền lực tư pháp được tăng cường, các quyền tự do cơ bản của công dân
(quy định tại chương III hiến pháp năm 1946) được đảm bảo bằng Tòa án. Đồng thời
Hiến pháp ghi nhận thành nguyên tắc Hiến định về tính bất khả xâm phạm các quyền
cơ bản của con người:
Bộ luật dân sự cũng có những thay đổi trên cơ sở của Hiến pháp:

- Năm 1947, bãi bỏ chế định gia đình theo chế độ phụ quyền.
- Đạo luật cải cách nông nghiệp và đất đai chuyển chế độ sở hữu ruộng đất của địa
chủ thành sở hữu của những người nông dân.
Ngoài ra, còn tiếp thu chế định giám sát hiến pháp từ Hệ thống pháp luật Mỹ.
Mặc dù có sự tiếp nhân mạnh mẽ pháp luật Mỹ nhưng nhìn chung các lĩnh vực dân
sự, thương mại, luật hình sự, tố tụng dân sự vẫn chủ yếu trên nền tảng của pháp luật
Rôman-giécmanh.


Nguồn luật của pháp luật Nhật Bản chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật bởi sự
ảnh hưởng lâu dài của hệ thống pháp luật Rô man- giéc manh và trong pháp luật Nhật
Bản, các yếu tố dân tộc, quốc gia được đề cao.
Kết luận: pháp luật Nhật Bản sau khi chiến tranh thế giới thứ hai đã trải qua một
cuộc cải cách pháp lý lớn. Hiến pháp và pháp luật tố tụng hình sự đã được sửa đổi
theo mô hình của pháp luật Mỹ. Mặc khác, pháp luật Nhật Bản vẫn coi án lệ là nguồn
của luật, dù về mặt tư duy không hoàn toàn giống nguyên tắc án lệ của Anh hay Hòa
Kì. Vì vậy có thể nói pháp luật Nhật Bản là sự pha trộn của hệ thống pháp luật lục địa
và hệ thống pháp luật Anh-Mỹ.
b. Hệ thống tòa án và tố tụng:
b.1) Hệ thống tòa án:
Hệ thống tòa án Nhật Bản được xây dựng dựa trên mô hình hệ thống tòa án của các
nước Châu Âu lục địa mà chủ yếu là của Đức và Pháp và chịu sự giám sát của cơ quan
hành pháp. Hiện nay, hệ thống tòa án Nhật gồm 4 cấp:
+Tòa án tối cao;
+Tòa án cấp cao;
+Tòa án quận;
(hai tòa đồng cấp)
+Toàn án gia đình;
+Tòa án rót gọn.
Tòa án là cơ quan xét xử cuối cùng đối với tất cả các tranh chấp, kể cả những tranh

chấp giữa các công dân và Nhà nước nảy sinh từ các quyết định hành chính.
Tòa án tối cao là tòa án cao nhất có thẩm quyền xét xử trên phạm vi cả nước là cấp
xét xử phúc thẩm cuối cùng đối với những bản án đã được xét xử bởi tòa án cấp cao.
Tòa có một chánh án và 14 thẩm phán và các tòa chuyên trách gồm: một Thượng tòa
chuyên trách và ba Hạ tòa chuyên trách. Thượng tòa chuyên trách có 15 thẩm phán
còn ba hạ tòa chuyên trách mỗi tòa có 5 thẩm phán. Chánh án tòa án tối cao do Nhật
Hoàng bổ nhiệm theo sự tư vấn của Nội các. Các thẩm phán Tòa án tối cao được Nội
các bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Nhật Hoàng. Chánh án Tòa án tối cao có vị trí
tương đương với Thủ tướng Chính phủ và ác thẩm phán Tòa án tối cao có vị trí tương
đương với các Bộ trưởng.
Tòa án cấp cao giải quyết phúc thẩm những vụ việc đã được xét xử bới tòa án cấp
quận, tòa án gia đình và tòa án rút gọn. Mỗi tòa án cấp cao có thẩm quyền xét xử trong
phạm vi thành phố mà mình quản lý. Mỗi tòa án cấp cao có một chánh án và các thẩm
phán. Chánh án được Nội các chỉ định và được Nhật Hoàng phê chuẩn, Thẩm phán
của Tòa án cấp cao cũng như các tòa án cấp dưới do Tòa án tối cao đề cư và Nội các
bổ nhiệm. Tòa án cấp cao vừa có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vừa có thẩm quyền xét
xử phúc thẩm. Tòa xét xử sơ thẩm đối với các vụ việc liên quan đến vụ việc hành


chính về bầu cử và vụ việc liên quan đến biểu tình. Tòa xét xử phúc thẩm những phán
quyết của các tòa án cấp quận bà tòa án gia đình. Các vụ việc hình sự do tòa án rút
gọn xét xử cũng có thể bị kháng cáo trực tiếp tới tòa án cấp cao.
Tòa án gia đình được thành lập để chuyên xét xử và hòa giải các vụ việc về gia
đình, kể cả các vụ việc có liên quan đến trẻ vị thành niên. Tòa án này được bố trí cùng
điah bàn nơi có tòa án cấp quận hoặc nơi có các chi nhánh của các tòa án cấp quận.
Tòa án gia đình có thẩm quyền xét xử đối với tất cả những tranh chấp và mâu thuẩn
giữa cac thành viên trong gia đình cũng như những vấn đề liên quan tới luật gia đình.
Tòa còn giải quyết những vụ án vị thành niên và những vụ án mà người phạm tội đã
trưởng thành nhưng có hành vi xâm hại tới sức khỏe của vị thành niên.
Tòa án cấp quận giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ việc liên quan tới hình sự và

dân sự, trừ những vụ việc đặc biệt do các tòa án đặc biệt chuyển tới. Tòa cũng có thẩm
quyền xét xử phúc thẩm đối với những vụ việc dân sự được đã được xét xử bới tòa án
rút gọn.
Tòa án rút gọn, về nguyên tác chỉ giải quyết những vụ việc dân sự có tranh chấp
không quá 900.000 yên; những vụ việc hình sự có chế tài dừng lại ở hình thức phạt
tiền hoặc những hình phạt nhẹ và những vụ hình sự nhỏ khác như trộm cắp, biển thủ
lặt vặc,...
*SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TÒA ÁN NHẬT BẢN:

b.2) Thủ tục tố tụng:
Thủ tục tố tụng của Nhật Bản có thể nói là hỗn hợp đối kháng và tố tụng xét hỏi
dựa trên truyền thống và văn hóa Nhật Bản. Trong sự vắng bóng của bồi thẩm trong
phiên tòa, các thẩm phán có quyền tự do quyế định cả về các tình tiết và pháp luật. Kĩ
năng biện luận miệng của các luật sư trước phiên tòa ở Nhật Bản dường như cũng
không cần thiết vì hiếm khi luất sư thảo luận vấn đề gì đó trước tòa. Vì vậy ít khi


người tham dự phiên tòa được chứng kiến một cuộc tranh luận thực sự giữa giữa các
luật sư. Các luật sư Nhật Bản vì vậy không cần phải có tài năng hùng biện, tranh cãi
và đây và một yếu kém của giới luật sư Nhật Bản so với nhiều nước trên thế giới.
 Thủ tục tố tụng dân sự:
Thủ tục tố tụng dân sự bắt đầu bằng việc bên nguyên đệ đơn khiếu kiện tới tòa,
trong đơn phải chứa đựng thông tin về các bên có liên quan và phải tóm tắt sự việc và
nguyên nhân khiếu kiện. Đơn khiếu kiện phải được gửi kèm theo các giấy tờ cần thiết
làm bằng chứng. Sau khi nhận đơn, tòa án sẽ bố trí ngày triệu tập cả hai bên đương sự.
Trên tòa cả hai bên đương sự đều có mặt và tiến hành tranh tụng miệng công khai
trước tòa. Trong thủ tục tố tụng dân sự, việc đòi hỏi bằng đưa ra chứng cứ yêu cầu
hoặc đưa ra tình tiết, chứng cứ ... được thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của ác bên
đương sự. Khi các tình tiết thể hiện bản chất của vụ việc đã được xác nhận trong quá
trình rà soát lại vấn đề, tòa án sẽ tiến hành xét hỏi nhân chứng và các bên đương sự

nhằm đi đến kết luận liệu bản chất của vụ việc có thể được chứng minh hay không.
Tòa án cũng có thể kiến nghị các bên giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán
ở bất cứ giai đoạn nào. Sau những thủ tục này, tòa sẽ chấm dứt tố tụng xét hỏi và đưa
ra phán quyết. Đương sự nếu không đồng ý với phán quyết của tòa có quyền kháng
cáo lên tòa án cấp trên.
 Thủ tục tố tụng hình sự:
Khi hành vi phạm tội xảy ra, cảnh sát sẽ thu thập chứng cứ bằng cách tiềm kiếm,
tịch thu và thanh tra, rồi phỏng vấn nghi can và các nhân chứng. Trong trường hợp
nhất định, cacnhr sát có thể bắt giữ bị can, tiến hành điều tra và gửi vụ việc tới cơ
quan công tố. Cơ quan công tố hoặc sẽ hướng dẫn cảnh sát điều tra thêm hoặc tự tiến
hành điều tra vu việc do cảnh sát chuyển tới.
Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan công tố sẽ xem xét chứng cứ quyết định có nên
khởi tố. Công tố viên có thể quyết định không khởi tố ngay cả khi lời buộc tội nghi
can rõ ràng đã được chững thực, dựa vào nhân cách nghi can, tuổi, hoàn cảnh cá nhân,
mức độ nghiêm trọng, hoàn cảnh phạm tội và trạng thái của người phạm tội sau khi
thực hiện hành vi phạm tội. Nếu quyết định khởi tố, công tố viên sẽ gửi quyết định
khởi tố bằng văn bản sang cho tòa án.
Khi nhận được quyết định khởi tố với yêu cầu xét xử theo nghi thức từ cơ quan
công tố, tòa án sẽ gửi quyết định khởi tố bằng văn bản cho bị cáo và triệu tập bị cáo
tới tòa vào phiên tòa xét xử công khai đầu tiên. Nếu được yêu cầu, tòa sẽ chỉ định luật
sư biện hộ chính thức cho bị cáo.


Thủ tục tố tụng bắt đầu bằng việc khai mạc phiên tòa, trong đó tòa yêu cầu các bên
làm rõ nhân thân; công tố viên đọc bản cáo trạng; bị đơn có quyền im lặng hoặc đưa ra
ý kiến của mình về lười buộc tội của cơ quan công tố. Thứ hai là bước xem xét chứng
cứ, công tố viên đưa ra lời buộc tội kèm theo chứng cứ chứng minh cho lời buộc tội và
yêu cầu tòa xem xét chi tiết của chứng cứ. Thứ ba là tòa án chất vấn bên bị buộc tội và
luật sư biện hộ về chứng cứ để xá định tính đúng đắng của lời buộc tội; sau đó tòa
xem xét chứng cứ. Khi chứng cứ được xem xét cũng là lúc bước sang giai đoạn phát

biểu lần cuối, công tố viên sẽ phát biểu và kiến nghị hình phạt, lời phát biểu cuối cùng
của luật sư biện hộ và của bị cáo. Cuối cùng tòa sẽ tuyên án là bị cáo có tôi hoặc vô
tội và lý do cho kết luân đó của tòa; quyền kháng án của bị cáo trong trường hợp tòa
tuyên bị cáo có tội cũng phải được tòa án công bố.
c. Nguồn luật:
Nguồn luật ở Nhật Bản gồm pháp luật thành văn, phán quyết của tòa, tập quán
pháp, nguyên tắc chung của pháp luật hay lẽ phải và ý kiến của các học giả pháp lý.
Hệ thống pháp luật Nhật Bản chủ yếu dựa trên luật pháp điển hóa tuy nhiên điều đó
không có nghĩa là các phán quyết của tòa không quan trọng. Ngược lại, phán quyết
của tòa đặc biệt là Tòa án tối cao được tôn trọng và tuân theo như một nguồn luật chủ
yếu.
d. Đào tạo luật và nghề luật ở Nhật Bản:
 Đào tạo luật:
Nhìn chung, phương pháp đào tạo luật ở Nhật Bản cũng tương tự như đào tạo luật
ở các nước có hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law, đặc biệt gần gũi với mô
hình đào tạo của Pháp và Đức.
Để trở thành sinh viên luât, thí sinh phải dự thi đầu vào với cac môn khoa học xã
hội như: Tiếng Nhật, Lịch sử thể giới, Lịch sử Nhật Bản, Nghiên cứu xã hội, Địa lý và
Ngoại ngữ. Đào tạo luật ở Nhật được định hướng bởi thi cử hơn là đào tạo chính thức.
Chương trình được thiết kế để cung cấp kiến thức chung hơn là kiến thức chuyên sâu
cần thiết cho đào tạo luật sư và được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn một dành cho
việc giảng dạy khoa học nhân văn; giai đoạn hai dành cho việc giảng dạy những môn
chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp người có bằng cử nhân luật có thể mở mang kiến
thức bằng con đường học tiếp chương trình sau đại học. Vì chương trình giảng dạy
luật ở các trường đại học đủ trang bị kiến thức cho cac cử nhân luật hành nghề luật sư,
một số tổ chức chuyên biệt được thành lập để đào tạo luật sư như Viện nghiên cứu và
đào tạo luật. Tốt nghiệp sinh của các cơ sở này có thể thực hành mọi nghề luật.


 Nghề luật:

Nghề luật ở Nhật Bản được hiểu là nghề thẩm phán, công tố viên hoặc luật sư. Việc
tốt nghiệp khoa luật không có nghĩa là tốt nghiệp sinh có đủ phẩm chất để trở thành
thẩm phán, công tố viên hay luật sư. Những người muốn hành nghề luật phải vượt qua
kì thi quốc gia với độ khó rất cao và tỷ lệ đỗ rất thấp. Sau khi vượt qua kì thi quốc gia
thí sinh sẽ vào học tại Viện nghiên cứu và đào tạo luật do Tòa án tối cao tổ chức. Vì
tất cả các học viên đều có bằng cử nhân luật nên chương trình dạy được thiết kế theo
hướng thiên về kiến thức thực tiễn hành nghề luật. Kết thúc khóa học, sinh viên sẽ
phải tham dự kì thi tốt nghiệp. Tốt nghiệp sinh sẽ được công nhận có đủ phẩm chất để
hành nghề luật.
e. Các đặc điểm trong nhận thức pháp luật của người Nhật Bản – “Pháp luật
sống”:
- Pháp luật Nhật Bản thể hiện tính nhị nguyên rất rõ nét ở sự kết hợp và cùng có
hiệu lực giữa các quy phạm truyền thống và các quy phạm được tiếp nhận từ hệ thống
Rô man- giéc manh.
- Ngoài ra, môt đặc trưng cơ bản của pháp luật Nhật Bản là quan niêm “pháp luật
sống”. các quy phạm của lối sống người Nhật Bản được hình thành dưới sự ảnh hưởng
của thần quyền “sintioizn”, của phât giáo và nho giáo, quy phạm truyền thống của
hành vi xã hội ở Nhật Bản- “giri”.
- Mặt khác, người Nhật coi trọng truyền thống gia đình, và vì vậy, người Nhật
thường giải quyết các xung đột mà không thông qua thủ tục tòa án.
HẾT



×